Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
 
 


Chương 2

Đoạn Dục Tuyệt Cầu

(Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Xuất gia Sa-môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyên, đạt Phật thâm lý, ngộ Vô-vi pháp. Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm bất hệ Đạo, diệc bất kết nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng, bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối. Danh chi vi Đạo."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khử ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi. Họ trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không ràng buộc nơi Đạo, và cũng chẳng kết nên nghiệp. Họ không nghĩ họ làm, chẳng tu chẳng chứng, không trải qua các quả-vị mà tự nhiên lại cao tột bực. Đó gọi là Đạo!"

 

Lược giảng:

Đây là chương thứ hai. Chương này nói rằng các quả-vị mà bậc Sa-môn chứng đắc đều là "vô tu, vô chứng."

Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn, đoạn dục khứ ái!" Những người muốn thoát khỏi ngôi nhà Tam-giới và trở thành bậc Sa-môn, cần phải làm gì? Cần phải bỏ lòng tham dục! Trong chương trước có nói rằng: "Đoạn trừ ái dục thì cũng như chặt đứt tứ chi, không còn dùng lại nữa."

Bấy giờ, khi lòng ham mê ái dục không còn nữa, các bậc Sa-môn sẽ "nhận biết nguồn tâm của mình," thấu rõ được bản-thể của tự tâm.

"Thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật, và tỏ ngộ Pháp Vô-vi." Các bậc Sa-môn hiểu thấu đáo những đạo lý thâm áo nhất của Phật; và đó chính là Pháp Vô-vi - không làm mà chẳng phải là không làm (vô vi nhi vô bất vi).

"Họ trong không sở đắc." Về mặt nội tâm, các bậc Sa-môn không thấy có cái gì để đạt được - "vô trí diệc vô đắc" (cái "trí" cũng không có và cái "đạt được" cũng không hiện hữu). "Ngoài không sở cầu." Đối với ngoại cảnh, ngoại vật, thì các ngài chẳng có mong cầu gì cả. "Trong không sở đắc" tức là Pháp Vô-vi, mà "ngoài không sở cầu" cũng là Vô-vi Pháp! Có câu:

Tri sự thiểu thời phiền não thiểu,

Đáo vô cầu xứ tiện vô ưu!

(Sự đời biết ít, phiền não ít,

Đạt đến "không cầu" tất hết lo!)

Đạt đến cảnh giới "trong không sở đắc, ngoài không sở cầu," thì "tâm không ràng buộc nơi Đạo" nữa. Bấy giờ, các ngài không nhất thiết phải luôn luôn tự nhủ là mình cần phải tu Đạo; song lúc nào các ngài cũng dụng công tu hành và "cũng chẳng kết nên nghiệp." Các ngài không hề tạo nghiệp, tuyệt đối không hề tạo nghiệp, tuyệt đối không hề gây ra các nghiệp dữ.

"Họ không nghĩ, không làm." Lúc này, bậc Sa-môn không còn bất cứ vọng niệm nào cả, mà chỉ có thuần một thứ chánh niệm mà thôi. Bởi ngay cả một vọng niệm cũng không còn, nên gọi là "không nghĩ", và vì một hành vi giả dối là nhỏ nhặt cũng chẳng có, nên gọi là "không làm."

"Chẳng tu, chẳng chứng." Bấy giờ, những việc cần làm các ngài đều đã làm xong, mức độ tu hành của các ngài đã đến cực điểm; cho nên, các ngài không còn gì để tu học nữa, do đó gọi là "chẳng tu." Các ngài đã đạt được bổn-thể của Đạo, đã chứng đắc quả-vị, nên không cần phải chứng đắc lại nữa; vì thế gọi là "chẳng chứng."

"Không trải qua các quả-vị mà tự nhiên lại được tôn sùng tột bực." Các bậc Sa-môn không nhất thiết phải tuần tự trải qua những quả vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa. Các ngài hoát nhiên vượt qua hết thảy, và quả-vị họ đạt được lại cao cả nhất.

Đó gọi là gì? "Đó gọi là Đạo." Một vị Sa-môn đắc Đạo là như thế!

 

Chương 3

Cắt Ái Khứ Tham

(Cắt Đứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Thế trừ tu phát, nhi vi Sa-môn, thọ Đạo Pháp giả, khử thế tư tài, khất cầu thủ túc, nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc, thận vật tái hỷ! Sử nhân ngu tế giả, ái dữ dục dã."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Những vị cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, thọ nhận Đạo Pháp, từ bỏ của cải thế gian, khất thực chỉ nhận đủ dùng, giữa ngày ăn một bữa, dưới cội cây nghỉ một đêm, và thận trọng, không cầu mong nhiều hơn. Chính ái dục làm cho con người bị ngu tế vậy!"

Lược giảng:

Đây là chương thứ ba trong số bốn mươi hai chương; đại ý ca ngợi hạnh Đầu-đà thù thắng. Nếu quý vị có thể thực hành hạnh Đầu-đà thù thắng này, thì quý vị có thể chứng được Đạo-quả.

Đức Phật dạy: Đây là lời Phật nói; Phật nói những gì? Ngài nói rằng: "Những vị cạo bỏ râu tóc, những người đi tu cạo bỏ cả râu lẫn tóc, để làm bậc Sa-môn, tức là người xuất gia, thọ nhận Đạo Pháp." "Thọ nhận Đạo Pháp" có nghĩa là người tu Đạo cần phải dụng tâm thọ trì Đạo và phải tu hành đúng theo Đạo Pháp.

Người tu học Đạo Pháp cần phải "từ bỏ của cải thế gian," không ham muốn sự giàu sang của thế tục. Ở đây có một số người xuất gia thọ trì Ngân-tiền Giới (giới không đụng tới tiền bạc). Đó là điều rất tốt; và như thế là "từ bỏ của cải thế gian" vậy. Mọi sự tranh chấp xảy ra trên thế gian này đều là vì tiền bạc, của cải. Quý vị hãy nhìn xem: Nước này gây chiến với nước khác, nhà nọ tranh chấp với nhà kia, người này gây hấn với người nọ - tất cả chỉ vì lợi lộc riêng tư.

Các bậc Sa-môn có thể từ bỏ mọi tài sản ở đời, không ham muốn bất cứ đồ vật quý giá nào của thế gian, và "khất thực chỉ nhận đủ dùng." Hằng ngày, họ mang bình bát đi khất thực và chỉ cần vừa đủ no là được. "Khất thực" tức là cầm bình bát đi xin thức ăn. "Chỉ nhận đủ dùng" có nghĩa là no bụng là đủ, và xong bữa rồi thì thôi, không tham lam, cũng chẳng ăn nhiều.

"Giữa ngày ăn một bữa, dưới cội cây nghỉ một đêm." Mỗi ngày bậc Sa-môn chỉ ăn một bữa vào buổi trưa mà thôi; và tối đến thì nghỉ ngơi dưới gốc cây, song không được ở quá ba đêm dưới cùng một gốc cây.

"Và thận trọng, không cầu mong nhiều hơn." Các ông phải cẩn thận, dè dặt, chớ nên cầu xin thêm nữa. Ngoài những thứ này ra, đừng cầu xin cái gì khác nữa.

"Chính ái dục làm cho con người bị ngu tế vậy." Sự ngu si của con người ví như bụi cỏ dại mọc trong tâm, che lấp lý trí. "Tế" có nghĩa là che đậy; và "ngu tế" tức là ngu si mông tế - nghĩa là con người bị bức màn ngu si bao bọc, phủ vây, tương tự như ánh mặt trời bị mây che khuất vậy. Thế thì, cái gì làm cho con người trở nên ngu si tăm tối, không hiểu được sự việc? Đó là ái dục! Chính lòng tham ái và tham dục làm cho đầu óc con người trở nên ngu si, mê muội!

Quý vị nói là quý vị không ngu si ư? Nếu không ngu si thì tại sao thọ giới rồi mà còn phạm giới! Nếu không ngu si, thì tại sao cứ làm toàn chuyện không nên làm? Tất cả chẳng qua là vì bị lòng ham mê ái dục làm mờ lý trí! Vì quý vị không có cái nhìn thấu suốt về tham ái, chẳng thể buông bỏ dục vọng, cho nên quý vị không được tự tại. Quý vị có được cái nhìn thấu suốt, tường tận, và có thể buông bỏ mọi thứ, tất quý vị sẽ đạt được sự tự tại (kiến phá, phóng hạ, tự tại). Bấy giờ, một khi đã đạt được tự tại, quý vị sẽ thấy không buồn không lo, chẳng phiền chẳng não, và mọi sự đều tốt đẹp, mọi việc đều suông sẻ - nói chung là "Everything's okay!" (mọi sự đều êm đẹp cả!).

 

Chương 4

Thiện Ác Tinh Minh

(Thiện, Ác Phân Minh)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Chúng sanh dĩ thập sự vi thiện, diệc dĩ thập sự vi ác. Hà đẳng vi thập? Thân tam, khẩu tứ, ý tam. Thân tam giả: Sát, đạo, dâm. Khẩu tứ giả: Lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ. Ý tam giả: Tật, nhuế (khuể), si. Như thị thập sự, bất thuận Thánh Đạo, danh Thập Aịc Hạnh. Thị ác nhược chỉ, danh Thập Thiện Hạnh nhĩ."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Chúng sanh lấy mười việc làm điều thiện, cũng lấy mười việc làm điều ác. Những gì là mười? Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Thân có ba là sát, đạo, dâm. Miệng có bốn là nói hai lưỡi, nói lời ác, nói dối và nói thêu dệt. Ý có ba là đố kỵ, sân hận và ngu si. Mười việc này không thuận với Thánh Đạo, gọi là Thập Aịc Hạnh. Nếu dứt được những việc ấy thì gọi là Thập Thiện Hạnh vậy."

Lược giảng:

Chương thứ tư giảng về "thiện ác vô tánh." Sự khác biệt giữa việc làm điều thiện và làm điều ác vốn đơn giản như việc trở bàn tay - tất cả đều là tùy thuộc ở sự quyết định của quý vị.

Đức Phật dạy: "Chúng sanh lấy mười việc làm điều thiện, cũng lấy mười việc làm điều ác." Có mười việc thiện mà chúng sanh có thể thực hiện được. Tuy rằng có thể làm nên việc thiện, nhưng nếu làm không đúng thì những việc ấy sẽ trở thành việc ác; phải làm sao cho đúng thì mới là việc thiện.

ỀNhững gì là mười?Ể Mười việc ấy là những việc gì? ỀThân có ba, miệng có bốn, ý có ba.Ể Mười việc ấy gồm có ba việc phát khởi từ thân, bốn việc phát khởi từ miệng và ba việc phát khởi từ ý.

ỀThân có ba là sát, đạo, dâm.Ể Ba việc về thân là những việc gì? Đó là sát sanh, trộm cắp và dâm dục. Thế nào là ỀsátỂ? Là giết chết, chấm dứt sự sống của sinh vật, kết thúc tánh mạng của chúng sanh. Thế nào là ỀđạoỂ? ỀBất dư nhi thủ, danh vi đạo,Ể nghĩa là không cho mà lấy, đó gọi là ăn cắp. Nếu chưa được sự cho phép của chủ nhân mà quý vị đã tự ý lấy đồ đạc của họ, như thế là trộm cắp. ỀDâmỂ tức là những hành vi dâm ô giữa nam và nữ.

ỀMiệng có bốn.Ể Bốn việc về miệng là những việc gì? ỀLà nói hai lưỡi, nói lời ác, nói dối và nói thêu dệt.Ể Người Ềnói hai lưỡiỂ hoặc Ềnói lưỡi hai chiềuỂ không phải là người có hai cái lưỡi, mà có nghĩa là người nói hai lời trái ngược nhau Ồ như gặp Trương Tam thì người ấy nói về Lý Tứ, gặp Lý Tứ thì người ấy lại mách chuyện của Trương Tam Ồ giống như con rắn hai đầu vậy. ỀNói lời ácỂ tức là mắng chửi, nguyền rủa, hoặc nói xấu, bôi nhọ người khác. ỀNói dốiỂ tức là nói láo, nói không đúng sự thật. ỀNói lời thêu dệtỂ tức là nói những lời vô nghĩa. Những lời lẽ đượm vẻ khinh bạc, đầy dẫy tà tri tà kiến, không đúng đắn, bậy bạ dơ bẩn, đều gọi là lời thêu dệt.

ỀÝ có ba.Ể Ba việc về ý là những việc gì? ỀLà đố kỵ, sân hận và ngu si.Ể ỀĐố kỵỂ tức là ganh ghét. Kẻ có tâm đố kỵ, thường không muốn cho người khác được sự tốt lành, hễ thấy chuyện gì tốt đẹp xảy đến cho người khác thì liền sanh lòng ganh tỵ, ghen ghét. ỀSân hậnỂ bao gồm cả kiêu căng ngã mạn, thù hận, hiểm độc, tàn nhẫn, hung bạo. ỀNgu siỂ tức là si mê, ngu muội, không phân biệt được sự lý một cách rõ ràng.

ỀMười việc này, những việc vừa nêu trên, không thuận với Thánh Đạo, chẳng dẫn tới thiện đạo, gọi là Thập Aịc Hạnh hay Mười Điều Aịc.Ể

ỀNếu dứt được những điều ấy, nếu ngăn chặn, đình chỉ được mười việc ác kể trên, thì gọi là Thập Thiện Hạnh hay Mười Điều Thiện vậy.Ể Như thế, Mười Điều Thiện chính là: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không đố kỵ, không sân hận, không ngu si, không nói lời ác, không nói hai lưỡi, không nói lời thêu dệt và không nói dối.

 

Chương 5

Chuyển Trọng Linh Khinh

(Chuyển Nặng Thành Nhẹ)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Nhân hữu chúng quá, nhi bất tự hối, đốn tức kỳ tâm, tội lai phó thân, như thủy quy hải, tiệm thành thâm quảng. Nhược nhân hữu quá, tự giải tri phi, cải ác hành thiện, tội tự tiêu diệt, như bịnh đắc hãn, tiệm hữu thuyên quyên nhĩ!"

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Người có nhiều điều lỗi mà không tự hối, lại khiến tâm kia chợt dứt, thì tội lại dấn vào thân, như nước đổ về biển, lâu dần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi tự biết nhận lỗi, đổi ác làm lành, thì tội sẽ tự nhiên tiêu diệt, như bệnh mà được ra mồ hôi, bệnh dần dần thuyên giảm vậy!"

Lược giảng:

Đoạn kinh văn này là chương thứ năm. Đại ý chương này khuyên rằng nếu chúng ta trót phạm sai lầm, thì chúng ta có thể tự sửa đổi để trở thành con người mới hoàn thiện hơn. Có lỗi mà không chịu sửa, thì những tội lỗi kia sẽ mãi mãi tồn tại; trái lại, nếu biết tu tỉnh, sửa chữa lỗi lầm, thì tội sẽ tiêu tan, không còn nữa.

Đức Phật dạy: ỀNgười có nhiều điều lỗi mà không tự hối...Ể ỀNhiều điều lỗiỂ tức là bao gồm tất cả mọi lỗi lầm, sai quấy. Nếu quý vị phạm lỗi mà không tự ăn năn sửa đổi, lại cố ý che dấu để người khác không trông thấy hoặc không hay biết gì cả, thì đó gọi là Ềbất tri nhi bất tự hốiỂ Ồ chẳng biết tự sám hối.

ỀLại khiến tâm kia chợt dứt.Ể Quý vị không biết là quý vị cần phải ăn năn, sám hối. Quý vị làm cho tâm hối cải của mình bị đình chỉ một cách đột ngột; như thế, tức là quý vị không có thiện chí sửa đổi sai lầm.

ỀThì tội lại dấn vào thân, như nước đổ về biển lâu dần thành sâu rộng.Ể Nếu quý vị ngăn dứt tâm hối cải của mình, thì khi tội lỗi dồn đến thân quý vị, chúng sẽ giống như những dòng nước nhỏ chảy xuôi về biển cả Ồ dần dần, lỗi nhỏ sẽ thành lỗi lớn, tội nhẹ biến thành tội nặng, nghiệp nhẹ cũng thành nghiệp nặng; cho nên gọi là Ềlâu dần thành sâu rộng.Ể

ỀNếu người có lỗi tự biết nhận lỗi, đổi ác làm lành.Ể Giả sử có người phạm tội tày trời, nếu người ấy biết sám hối, phục thiện, thì tội liền tiêu tan. Tội lỗi nghiêm trọng to lớn như trời, gọi là Ềdi thiên đại tội.Ể Tội lỗi của quý vị tuy lớn bằng trời, nhưng nếu quý vị có thể sám hối thì tội sẽ tiêu tan, không còn nữa. Quý vị cần phải sám hối, phải tự tháo gỡ mối kết buộc của nghiệp tội và phải nhận biết được những sai lầm của mình. Sau đó, quý vị phải sửa đổi những hạnh ác thành hạnh lành và chăm chỉ làm thiện sự. Được như thế, Ềthì tội sẽ tự nhiên tiêu diệt.Ể Nếu quý vị có thể tự sửa chữa những sai lầm của mình để trở thành con người mới, thì mọi tội nghiệp của quý vị sẽ tiêu tan, cũng giống Ềnhư bệnh mà được ra mồ hôi, bệnh dần dần thuyên giảm vậy.Ể Điều ấy cũng tương tự như khi quý vị đau ốm nóng sốt mà cả người được ra mồ hôi, bệnh từ từ nhẹ bớt và quý vị được bình phục vậy!

 

Chương 6

Nhẫn Aịc Vô Sân

(Nhịn Kẻ Aịc Và Không Oán Hận)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀAịc nhân văn thiện, cố lai nhiễu loạn giả, nhữ tự cấm tức, đương vô sân trách, bỉ lai ác giả, nhi tự ác chi.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀKhi kẻ ác nghe các ông làm việc thiện và cố ý đến nhiễu loạn, các ông hãy tự ngăn dứt chứ không nên giận trách. Kẻ mang điều ác đến sẽ phải tự nhận lấy điều ác.Ể

Lược giảng:

Đây là chương thứ sáu; đại ý nói rằng thiện có thể thắng ác, còn ác thì không thể nào thắng được thiện. Trong chương trước, Đức Phật khuyên mọi người hãy dứt bỏ điều ác, chăm làm điều lành, và sửa đổi các thói hư tật xấu để trở thành con người mới hoàn thiện hơn. Song le, vì e rằng có nhiều người lo ngại là nếu họ làm việc thiện thì sẽ bị kẻ ác đến quấy nhiễu; cho nên Đức Phật đã thuyết giảng chương kinh này.

Đức Phật dạy: ỀKhi kẻ ác nghe các ông làm việc thiện và có ý đến nhiễu loạn.Ể Giả sử có kẻ lòng dạ ác độc nghe tin quý vị đang làm việc thiện, và hắn rắp tâm tìm tới để gây rắc rối cho quý vị. ỀNhiễu loạnỂ tức là gây phiền phức, tạo sự rắc rối. Kẻ ác tâm ấy đến sinh sự để phá hoại việc thực hành thiện sự của quý vị.

ỀCác ông hãy tự ngăn dứt.Ể Bấy giờ, quý vị cần phải tự trấn tĩnh, kiềm chế chính mình, phải giữ bình tĩnh, chớ nên hốt hoảng, cũng đừng nervous. ỀChứ không nên giận trách.Ể Quý vị không nên sanh lòng oán hận, cũng đừng trách mắng, đừng nói về những sai lầm của kẻ ác ấy.

ỀKẻ mang điều ác đến sẽ phải tự nhận lấy điều ác.Ể Những kẻ đến để quấy nhiễu, phá hoại, gây phiền phức cho quý vị sẽ chỉ tự chuốc lấy rắc rối, và tự hủy hoại, tự gây khó khăn cho chính bản thân họ mà thôi.

Ví như có tấm gương soi và trong gương hiện ra một khuôn mặt rất xấu xí; thì diện mạo rất xấu xí kia đơn thuần là hình ảnh phản chiếu của kẻ soi gương, chứ không phải bản chất tấm gương là xấu xí. Thí dụ này cho thấy rằng những kẻ ác dù có xấu xa, tồi tệ đến thế nào đi nữa, thì cái ác cũng thuộc về họ và sẽ hủy hoại chính họ. Nếu quý vị không để ý đến họ, thì sẽ không có chuyện gì cả. Nhưng nếu quý vị bắt đầu quan tâm tới họ, thì thế nào? Thì quý vị sẽ trở thành kẻ đồng lõa, cùng một phe với họ, và cũng sẽ biến thành những người độc ác y hệt như họ vậy!

 

Chương 7

Ác Hoàn Bản Thân

(Ở Ác Gặp Ác )

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀHữu nhân văn ngô thủ Đạo, hành đại nhân từ, cố trí mạ Phật. Phật mặc bất đối. Mạ chỉ, vấn viết: ỀTử dĩ lễ tòng nhân, kỳ nhân bất nạp, lễ quy tử hồ?Ể Đối viết: ỀQuy hỷ.Ể

Phật ngôn: ỀKim tử mạ ngã, ngã kim bất nạp; tử tự trì họa quy tử thân hỷ. Du hưởng ứng thanh, ảnh chi tùy hình, chung vô miễn ly, thận vật vi ác!'Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: Có người nghe tiếng Phật giữ Đạo và thực hành hạnh đại nhân từ, bèn cố ý đến mắng Phật. Phật làm thinh, chẳng đáp.

Khi người kia mắng xong, Phật hỏi: ỀÔng lấy lễ đãi người, người kia không nhận; lễ ấy có về lại ông chăng?Ể

Đáp rằng: ỀVề lại!Ể

Phật bảo: ỀNay ông mắng Ta nhưng Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông vậy Ồ như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện theo hình, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ làm điều ác!Ể

Lược giảng:

Đây là chương thứ bảy. Trong chương trước có nói rằng mang điều ác đến cho người khác tức là tự chuốc họa vào thân, cho nên bây giờ Đức Phật viện dẫn mọi tỷ dụ để chứng minh điều ấy.

Đức Phật dạy: ỀCó người nghe tiếng Phật giữ Đạo và thực hành hạnh đại nhân từ, bèn cố ý đến mắng Phật.Ể Có kẻ nghe nói rằng Đức Phật là một người tu Đạo và gìn giữ Đạo, lại còn tu hành hạnh đại nhân từ, nên cố ý tới trước mặt Ngài mà nhục mạ.

ỀPhật làm thinh, chẳng đáp.Ể Mặc dầu nghe thấy người kia hủy báng mình, Đức Phật chỉ im lặng, không lên tiếng, không nói năng gì cả.

ỀKhi người kia mắng xong, đợi tới khi người ấy thôi, không mắng nữa, Phật hỏi: 'Ông lấy lễ đãi người, người kia không nhận; lễ ấy có về lại ông chăng?' Ể Ông đối đãi mọi người với thái độ lễ phép, lịch sự, nhưng nếu họ không đón nhận sự lễ phép của ông thì sự lễ phép ấy có về lại nơi thân ông không?

ỀĐáp rằng: 'Về lại!' Ể Kẻ nhục mạ Phật trả lời: ỀĐúng thế! Tất nhiên là phải về lại với tôi. Nếu đối phương không nhận sự lễ độ và cung kính của tôi, thì tôi thu hồi lại.Ể

ỀPhật bảo: 'Nay ông mắng Ta, nhưng Ta không nhận.' Bây giờ ông đến mắng Ta, song ta không nhận sự trách mắng của ông. Ông nhục mạ Ta, Ta vẫn 'như như bất động '; ông chẳng nhục mạ Ta, Ta cũng bình thản như không. Ta hoàn toàn không bị dao động bởi sự nhục mạ của ông. Ta không nhận sự nhục mạ ấy, vậy ông hãy mang nó về đi. Và, như thế tức là ông tự đem họa về thân ông vậy. Việc ông hủy báng Ta là không đúng. Họa do ông gây ra tất phải về lại thân ông. Ông ắt sẽ gặp chuyện chẳng lành, và đó là do ông tự chuốc lấy!

Cái họa ấy sẽ theo ông như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện theo hình, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Tiếng vang thì dội lại ứng theo tiếng động, bóng thì luôn luôn theo sát bên hình, mối họa ấy cũng như thế Ồ nhất định sẽ đeo đẳng theo ông cho tới cùng. Ông không có cách nào lẩn tránh được hậu quả của việc hủy báng Ta. Vì thế, hãy thận trọng, chớ làm điều ác! Ta hy vọng rằng tất cả mọi người đều không làm việc ác!Ể

 

Chương 8

Trần Thóa Tự Ô

(Gieo Gió Gặp Bão)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀAịc nhân hại hiền giả, du ngưỡng thiên nhi thóa, thóa bất chí thiên hoàn tòng kỷ đọa; nghịch phong dương trần, trần bất chí bỉ hoàn bộn kỷ thân; hiền bất khả hủy, họa tất diệt kỷ.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀKẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình; hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình Ồ người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình.Ể

Lược giảng:

Đây là chương thứ tám. Trong chương này, Đức Phật dạy chúng ta không được làm điều ác, không được hãm hại người khác. Bởi vì, hại người tức là hại mình, khinh thường người khác tức là khinh thường chính mình, và xử tệ người khác tức là xử tệ chính mình vậy.

Đức Phật dạy: ỀKẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước miếng.Ể ỀKẻ ácỂ tức là người làm nhiều việc xấu xa, tồi tệ. ỀNgười hiềnỂ là người hiền từ và có đức độ. Khi kẻ ác độc không có đạo đức muốn hãm hại bậc hiền nhân có đạo đức, thì chẳng khác nào tự ngửa mặt lên trời mà phun nước miếng vậy. ỀNước miếng không tới trời.Ể Nước miếng phun ra hẳn nhiên là không thể nào văng lên tới trời được cả. Điều này ngụ ý rằng kẻ ác không thể nào hại được bậc hiền nhân. ỀMà trở lại rơi nhằm mình.Ể Nước miếng vừa phun ra ấy lại từ từ rơi xuống trúng ngay mặt của người phun. Kẻ ác tìm trăm phương ngàn kế để ám hại người hiền, thế nhưng, rốt cuộc lại thành ra là mình tự hại mình. Trên thế gian này, trước sau đều có sự hiện hữu của công lý và chân lý, của công bằng và lẽ phải, do đó, hãm hại người khác là không thể được!

ỀHoặc như người ngược gió tung bụi.Ể ỀNgược gióỂ tức là ngược chiều gió, trái với hướng gió thổi. Nếu đứng day mặt về hướng gió thổi mà ném bụi, thì Ềbụi chẳng đến nơi khác, không bay tới phía trước, mà trở lại làm dơ mình.Ể Nắm bụi kia tất bị gió thổi tạt về và dính đầy mình mẩy người ném.

ỀNgười hiền không hại được, mà họa tất diệt mình.Ể Chúng ta không được hủy báng hoặc ám hại bậc hiền nhân. Quý vị hãm hại người hiền nhưng rốt cuộc thành ra tự hại mình, gieo họa cho người khác cũng là tự gieo họa cho mình; trong tương lai, chính quý vị sẽ phải chịu quả báo!

 

Chương 9

Phản Bổn Hội Đạo

(Về Nguồn Gặp Đạo)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀBác văn, ái Đạo, Đạo tất nan hội. Thủ chí phụng Đạo, kỳ Đạo thậm đại.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀHọc rộng, mến Đạo, thì Đạo ắt khó gặp. Giữ chí, thờ Đạo, thì Đạo kia rất lớn.Ể

Lược giảng:

Trong chương thứ chín này, Đức Phật dạy những người tu hành rằng họ cần phải Ềvăn nhi tư, tư nhi tu, nhi chứngỂ; nghĩa là phàm nghe rồi thì phải suy gẫm, suy gẫm kỹ rồi thì tu tập theo, và tu tập xong thì chứng đắc. Chớ nên chỉ biết nói suông hoặc chỉ lắng nghe Phật Pháp, mà chẳng áp dụng vào thân. Phải thực hành, ứng dụng thực tiễn thì mới đáng kể!

Cho nên, Đức Phật dạy: ỀHọc rộng, mến Đạo.Ể Thế nào gọi là Ềhọc rộngỂ? ỀHọc rộngỂ tức là biết nhiều hiểu rộng. Tôn-giả A-Nan là bậc Ềđa văn đệ nhất,Ể tức là người đứng đầu về khả năng Ềnghe nhiều hiểu rộng,Ể và cũng có thể gọi là bậc Ềbác vănỂ (học rộng). Tuy nhiên, nếu chỉ học một cách thuần túy, chứ không quán xét những điều đã học, thì chẳng thể nào lãnh hội được những đạo lý tiềm tàng bên trong. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào sức nhớ dai, trí nhớ tốt, có thể thuộc làu kinh điển, mà chẳng suy xét cặn kẽ và chẳng tu hành theo những điều đã học, thì cũng thành vô dụng!

ỀMến ĐạoỂ tức là nói về những người tu Đạo, nhận biết rằng Đạo thật là cao quý, nhưng lại không hiểu được rằng Đạo vốn là tự tâm và chẳng hề xa rời tự tâm, cho nên cứ hướng ra ngoài tâm để tìm Đạo. Tuy rằng họ có lòng mộ Đạo, nhưng cứ truy tìm ở ngoài là không đúng, và như thế Ềthì Đạo ắt khó gặp.Ể Họ cứ tìm kiếm ở ngoài tâm như thế thì chắc chắn sẽ không hiểu Đạo và nhất định sẽ không gặp được Đạo. Không gặp được Đạo thì họ cũng sẽ không hiểu được Đạo, bởi đã lạc hướng thì càng chạy chỉ càng cách xa thêm mà thôi!

ỀGiữ chí, thờ Đạo.Ể Thế nào gọi là Ềgiữ chíỂ? ỀGiữ chíỂ tức là không khởi vọng tưởng, không truy tìm bên ngoài. Có câu:

Cầu chư kỷ, bất cầu chư nhân;

Cầu nội, bất cầu ngoại.

(Cầu ở mình, chớ cầu ở người;

Tìm ở trong, chớ tìm ở ngoài.)

Bên trong, niệm niệm phải tỏ ngộ, niệm niệm phải sáng suốt, niệm niệm phải hướng về tâm Bồ-đề, không cầu danh cũng không cầu lợi. Không có tâm cầu danh cầu lợi tức là Ềgiữ chíỂ vậy.

Thế nào gọi là Ềthờ ĐạoỂ? Ềthờ ĐạoỂ tức là tôn kính và duy trì Đạo. Như vậy, Ềgiữ chí, thờ ĐạoỂ có nghĩa là niệm niệm không xa rời tự tâm, niệm niệm đều thể hội nguồn tâm của mình, đều biết rõ bản thể của tự tâm; và tuyệt nhiên không truy cầu, tìm kiếm bên ngoài.

Thì Đạo kia rất lớn.Ể Nếu quý vị có thể tu hành như thế, thì tự nhiên sẽ đạt được thành quả rất lớn lao!

 

Chương 10

Hỷ Thí Hoạch Phúc

(Hoan Hỷ Bố Thí Tất Được Phước)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀĐổ nhân thí đạo, trợ chi hoan hỷ, đắc phúc thậm đại.

Sa-môn vấn viết: ỀThử phúc tận hồ?Ể

Phật ngôn: ỀThí như nhất cự chi hỏa, số thiên bách nhân, các dĩ cự lai phân thủ, thục thực, trừ minh; thử cự như cố. Phúc diệc như chi.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀThấy người tu đạo bố thí mà hoan hỷ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn.Ể

Có thầy Sa-môn hỏi rằng: ỀPhước ấy hết chăng?Ể

Đức Phật đáp: ỀVí như lửa của một cây đuốc, dù có vài trăm ngàn người ai nấy đều mang đuốc đến chia nhau mồi lấy lửa để về nấu ăn và xua tan bóng tối, thì ngọn đuốc kia vẫn y như cũ. Phước báo cũng như thế!Ể

Lược giảng:

Chương thứ mười là giảng về công đức của sự tùy hỷ. Biết tùy hỷ thì mình và người đều được lợi lạc, và phước báo sẽ vô cùng vô tận.

Đức Phật dạy: ỀThấy người tu đạo bố thí, nếu trông thấy người khác thực hành hạnh bố thí, mà hoan hỷ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn.Ể Có ba loại bố thí là tài thí, pháp thí và vô-úy thí:

1) Tài thí là bố thí tài sản. ỀTài thíỂ còn được gọi là Ềtư-sanh-thí.Ể Thế nào gọi là Ềtư-sanh-thíỂ? Đó là sự bố thí vật chất nhằm giúp người khác được đủ sống. Về tài sản thì có nội tài và ngoại tài. Nội tài là tài sản bên trong bao gồm những cơ phận trong thân thể như đầu, mắt, não, tủy, da, máu, thịt, gân, xương...; và sự bố thí nội tài được gọi là Ềnội thí.Ể Ngoại thí là tài sản bên ngoài tức là vàng, bạc, châu báu, quốc gia, thành trì, vợ chồng, con cái...; và sự bố thí ngoại tài được gọi là Ềngoại thí.Ể

Nếu quý vị có vàng thì có thể bố thí vàng; có bạc thì có thể bố thí bạc; có châu báu thì có thể bố thí châu báu; có quốc gia thì có thể nhường quốc gia cho người khác; có thành trì thì có thể bố thí thành trì cho người khác; có vợ hay chồng thì có thể bố thí vợ hay chồng mình cho người khác; và có con cái thì cũng có thể bố thí con cái của mình cho người khác. Đó đều là ngoại thí. Nếu quý vị có thể cho kẻ khác đầu, mắt, não, xương tủy, da, máu, thịt, gân, xương... của bản thân mình, thì đó là nội thí vậy.

Trên đây là nói về tài thí.

2) Pháp thí là bố thí Pháp. ỀPháp thíỂ tức là giảng giải ba môn học Giới-Định-Huệ, mang những giáo pháp này ra bố thí, khiến cho người khác được vô số lợi ích.

3) Vô-úy thí là bố thí sự không sợ hãi. Khi có người gặp cơn hoạn nạn hoặc có điều gì lo sợ, mà quý vị có thể làm vơi bớt nỗi thống khổ vì sợ hãi cho họ, thì đó là vô-úy thí.

Khi thấy người khác thực hành hạnh bố thí mà quý vị có thể vui mừng theo và khen ngợi, khuyến khích họ, thì quý vị sẽ được phước báo vô cùng lớn lao. Những kẻ ngu si có thể sẽ nói rằng: Ềồ! Tôi đứng ra bố thí, còn người khác chỉ tùy hỷ, ủng hộ thôi mà cũng được phước báo to lớn, vậy thì phước báo của tôi hết mất sao?Ể Vì e rằng có kẻ ngu si nghĩ ngợi lẩn thẩn như thế nên mới có cuộc vấn đáp sau đây:

Có thầy Sa-môn hỏi rằng: ỀBạch Đức Thế Tôn! Phước ấy hết chăng? Phước ấy có thể bị mất không?Ể Ý nói là người đứng ra bố thí thì được phước, kẻ có lòng tùy hỷ cũng được phước rất lớn; như thế thì phước của người bố thí vẫn còn đó hay là bị kẻ kia đoạt mất rồi?

Đức Phật đáp: ỀVí như lửa của một cây đuốc, dù có vài trăm ngàn người ai nấy đều mang đuốc đến chia nhau mồi lấy lửa. Thí dụ chỉ có độc nhất một mồi lửa, mà lại có tới cả trăm ngàn người dùng chung, cùng chia nhau mồi lấy lửa để về nấu ăn và xua tan bóng tối.Ể ỀNấu ănỂ tức là dùng lửa này để nhóm bếp mà nấu thức ăn. ỀXua tan bống tốiỂ tức là lấy lửa này làm đèn để soi sáng chỗ tối tăm u ám.

ỀThì ngọn đuốc kia vẫn y như cũ. Ngọn lửa của cây đuốc chính vẫn nguyên vẹn như lúc ban đầu, tuyệt nhiên không bị lu mờ hoặc dập tắt. Phước báo cũng như thế, không khác!Ể

Thí dụ này ngụ ý rằng những người tu Đạo bằng cách thực hành hạnh bố thí, thì trong tương lai vẫn có thể chứng đắc quả vị. ỀNấu ănỂ là một tỷ dụ, ám chỉ sự chứng đắc quả vị. ỀXua tan bóng tốiỂ tức là quét sạch mọi mê hoặc do tam chướng Ồ nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng Ồ gây ra.

Vậy, nhờ công đức tu hạnh bố thí mà quý vị có thể chứng được quả vị, dứt trừ tam-chướng, và đồng thời những người có lòng tùy hỷ, ủng hộ quý vị cũng chứng được quả vị, dứt trừ được tam-chướng Ồ không ai là không có phần trong công đức này cả.

 

Chương 11

Thí Phạn Chuyển Thắng

(Sự Gia Tăng Của Công Đức Trong Việc Bố Thí Thức Ắn)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀPhạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn trì Ngũ-giới giả. Phạn Ngữ-giới giả, vạn bất như phạn nhất Tu-đà-hoàn. Phạn bách vạn Tu-đà-hoàn, bất như phạn nhất Tư-đà-hàm. Phạn thiên vạn Tư-đà-hàm, bất như phạn nhất A-na-hàm. Phạn nhất ức A-na-hàm, bất như phạn nhất A-la-hán. Phạn thập ức A-la-hán, bất như phạn nhất Bích-chi-Phật. Phạn bách ức Bích-chi-Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng chi giả.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy:

ỀĐãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi một ngàn người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Đãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn.Ể

Lược giảng:

Đây là chương thứ mười một của bộ kinh này; đại ý so sánh sự hơn kém của ruộng phước (phước điền) để người đời biết được sự hơn kém của việc cúng dường (cũng như bố thí).

Đức Phật dạy: ỀĐãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn.Ể

Trong chương trước, chúng ta đã được biết qua về hạnh bố thí. Muốn thực hành hạnh bố thí, thì điều quan trọng là phải biết cách bố thí. Bởi vì nếu trồng phước mà không biết cách, trồng không đúng phương pháp, hoặc không hiểu gì về pháp trồng phước, thì e rằng có trồng cũng chẳng được phước!

Cho nên nói rằng nếu quý vị bố thí vật thực cho một người tốt thì sẽ được phước điền lớn hơn phước điền của việc bố thí cho một trăm người xấu.

Vì sao vậy? Bởi vì nếu quý vị đãi một trăm người ác ăn, sau khi ăn uống no nê rồi thì họ cũng chỉ biết đi làm chuyện ác mà thôi. Như thế, hóa ra những việc ác mà họ gây ra đều có sự trợ giúp của quý vị, và quý vị mặc nhiên trở thành kẻ đồng lõa, giúp cho họ làm chuyện bất lương. Tuy nhiên, nếu quý vị đãi một người thiện ăn, bố thí cơm nước cho người ấy, sau khi no bụng rồi thì người ấy lại đi làm việc tốt. Những thiện sự mà người ấy thực hiện được, có thể nói là nhờ sự giúp đỡ của quý vị mà thành tựu. Do đó, Ềđãi một trăm người ác ăn không bằng đãi một người thiện ănỂ!

ỀĐãi một ngàn người thiện ăn không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn.Ể Ở đây, Ềđãi ănỂ bao gồm tất cả duyên bố thí Ồ đồ ăn, thức uống, châu báu, tiền bạc, và luôn cả đầu, mắt, não, tủy. Nếu quý vị đem cả sanh mạng của mình ra bố thí để giúp người khác làm việc thiện, thì những việc thiện mà họ thực hiện được đều là nhờ quý vị mà thành tựu. Trái lại, nếu quý vị bố thí tánh mạng mình để giúp đỡ kẻ ác làm việc xấu, thì quý vị chỉ tạo nên tội lỗi mà thôi. Vậy, quý vị đãi một ngàn người thiện ăn (người thiện tức là người tốt, không hề làm điều ác), thì công đức tạo được sẽ không lớn bằng công đức bố thí cho một người trì Ngũ-giới.

ỀĐãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn.Ể Ở đây, Ềngười trì Ngũ-giớiỂ tức là những người đã quy y Tam-Bảo, thọ trì Ngũ-giới, và tu hành Thập Thiện Hạnh. Công đức bố thí thức ăn cho mười ngàn người trì Ngũ-giới thì không lớn bằng công đức cúng dường vật thực cho một vị Thánh nhân đã chứng Sơ-quả Tu-đà-hoàn.

ỀCúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn.Ể Quý vị cúng dường thức ăn cho một triệu vị Thánh nhân Sơ-quả Tu-đà-hoàn thì không bằng cúng dường cho một vị Thánh nhân Nhị-quả Tư-đà-hàm, bởi vì Thánh nhân thuộc hàng Sơ-quả thì không biết được cảnh giới của các bậc ở hàng Nhị-quả. Các bậc Sơ-quả đã phá được kiến-hoặc, còn các bậc Nhị-quả thì đã phá được sáu phẩm tư-hoặc của Dục-giới (những điều này đã được đề cập đến trong chương đầu). Cho nên, cúng dường vật thực cho vị Nhị-quả Tư-đà-hàm thì được nhiều công đức hơn là cúng dường cho vị Sơ-quả Tu-đà-hoàn.

ỀCúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn.Ể Cúng dường thức ăn cho mười triệu vị Nhị-quả Tư-đà-hàm, những bậc Thánh nhân đã đoạn trừ xong sáu phẩm tư-hoặc của Dục-giới, thì không bằng cúng dường cho một vị Thánh nhân Tam-quả A-na-hàm. Bậc Tam-quả A-na-hàm là bậc Thánh nhân đã đoạn trừ hết cả chín phẩm tư-hoặc của Dục-giới, chứng đắc quả vị thứ ba trong hàng A-la-hán.

ỀCúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn.Ể Cúng dường thức ăn cho một trăm triệu vị Thánh nhân đắc Tam-quả A-na-hàm thì công đức tạo được sẽ không bằng công đức cúng dường cho một bậc A-la-hán.

ỀCúng dường mười ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn.Ể A-la-hán còn được gọi là Thanh-Văn, tức là bậc Thánh nhân nhờ được nghe thanh âm, tiếng nói của Phật mà ngộ Đạo. Bích-Chi-Phật còn được gọi là Duyên-Giác hay Độc-Giác. Duyên-Giác là bậc Thánh nhân nhờ tu Thập Nhị Nhân Duyên trong thời có Phật trụ thế mà được ngộ Đạo. Vào đời không có Phật xuất thế, bậc Thánh nhân nhờ quán tưởng mọi cảnh giới của vạn vật đều là huyễn hóa, vô thường mà ngộ Đạo, được gọi là Độc-Giác. Như vậy, nếu quý vị cúng dường vật thực cho một tỷ vị A-la-hán, thì sẽ không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật.

ỀCúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn.Ể ỀTam Thế Chư PhậtỂ tức là những đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Nếu quý vị cúng dường cho bất cứ một đức Phật nào thì công đức cũng đều lớn hơn công đức cúng dường cho cả mười tỷ vị Bích-Chi-Phật.

Thế nhưng Ềcúng dường một ngàn ức đức Tam-Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn.Ể Quý vị cúng dường thực vật cho một trăm tỷ đức Tam Thế Chư Phật, thì cũng không bằng cúng dường cho một Thánh giả đã đạt tới cảnh giới Ềkhông nghĩ, không trụ, không tu, không chứng.Ể

ỀVô niệmỂ nghĩa là nghĩ mà không nghĩ; Ềvô trụỂ nghĩa là ở mà không ở; Ềvô tuỂ nghĩa là tu mà không tu; Ềvô chứngỂ nghĩa là chứng mà không chứng. Đó là cảnh giới ở quả vị Viên-Giáo Sơ-địa. Các Thánh giả ỀVô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô ChứngỂ này cũng chính là Pháp-thân Đại-sĩ; các ngài đều có thể thị hiện Bát Tướng Thành Đạo, và đều có năng lực Ềbách giới tác PhậtỂ Ồ làm Phật trong một trăm thế giới.

Chúng ta cúng dường thì cần phải biết về các đạo lý cúng dường cũng như những lợi ích đạt được từ sự cúng dường cho mỗi thành phần. Do đó, chúng ta nên gần gũi các bậc Thiện-tri-thức để học hỏi. Quý vị thân cận Aịc-tri-thức thì sẽ bị tiêm nhiễm tà tri tà kiến, còn gần gũi Thiện-tri-thức thì sẽ học được chánh tri chánh kiến. Nếu quý vị cúng dường cho kẻ ác thì sẽ gây nên tội lỗi, còn cúng dường cho người tốt thì sẽ được công đức. Đó là những điều chúng ta cần phải biết!

Chú thích:

Bát Tướng Thành Đạo (Tám Tướng Trạng Thành Đạo). Đây là tám tướng trạng thị hiện từ khi Đức Phật giáng sanh cho đến khi nhập diệt; và Thành Đạo là một trong số tám tướng trạng này.

Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, Bát Tướng Thành Đạo là: 1) Đản sanh từ cõi trời Đâu-suất; 2) Nhập thai; 3) Trụ thai; 4) Xuất thai; 5) Xuất gia; 6) Thành Đạo; 7) Chuyển Pháp luân; 8) Nhập Niết-bàn.

Theo Thiên-Thai tông, Bát Tướng Thành Đạo là: 1) Giáng Đâu-suất thiên; 2) Thác thai; 3) Xuất sanh; 4) Xuất gia; 5) Hàng ma; 6) Thành Đạo; 7) Chuyển Pháp luân; 8) Nhập Niết-bàn.

Chương 12

Cử Nan Khuyến Tu

(Nêu Ra Sự Khó Để Khuyên Tu)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀNhân hữu nhị thập nan: 1) Bần cùng bố thí nan; 2) Hào quý học Đạo nan; 3) Khí mạng tất tử nan; 4) Đắc đỗ Phật kinh nan; 5) Sanh trị Phật thế nan; 6) Nhẫn sắc, nhẫn dục nan; 7) Kiến hảo bất cầu nan; 8) Bị nhục bất sân nan; 9) Hữu thế bất lâm nan; 10) Xúc sự tâm nan; 11) Quảng học bác cứu nan; 12) Trừ diệt ngã mạn nan; 13) Bất khinh vị học nan; 14) Tâm hành bình đẳng nan; 15) Bất thuyết thị phi nan; 16) Hội Thiện-tri-thức nan; 17) Kiến tánh học Đạo nan; 18) Tùy hóa độ nhân nan; 19) Đỗ cảnh bất động nan; 20) Thiện giải phương tiện nan.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀNgười ta có hai mươi sự khó: 1) Bần cùng mà bố thí là khó; 2) Hào quý mà học Đạo là khó; 3) Bỏ thân mạng ắt chết là khó; 4) Được thấy kinh Phật là khó; 5) Sanh gặp đời có Phật là khó; 6) Nhịn sắc, nhịn dục là khó; 7) Thấy tốt mà chẳng mong cầu là khó; 8) Bị sỉ nhục mà chẳng tức giận là khó; 9) Có thế lực mà không lạm dụng là khó; 10) Gặp việc mà vô tâm là khó; 11) Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó; 12) Dẹp trừ tánh ngã mạn là khó; 13) Chẳng khinh người chưa học là khó; 14) Thực hành tâm bình đẳng là khó; 15) Chẳng nói thị phi là khó; 16) Gặp được Thiện-tri-thức là khó; 17) Học Đạo, thấy được tánh là khó; 18) Tùy duyên hóa độ người là khó; 19) Thấy cảnh mà không động là khó; 20) Khéo biết phương tiện là khó.Ể

Lược giảng:

Trong chương thứ mười hai này, Đức Phật dạy: ỀNgười ta có hai mươi sự khó.Ể Tất cả mọi người đều gặp phải hai mươi sự khó khăn. Thế nào gọi là ỀkhóỂ? ỀKhóỂ nghĩa là không được dễ dàng. Việc dễ là việc không khó. Việc không dễ tức là việc khó khăn, nghịch ý. Nghịch cảnh là hoàn cảnh ngang trái, khó hiểu, và cũng không dễ nhận ra. Dễ dàng tức là suông sẻ, thuận lợi. Sự thuận lợi đem lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu. thoải mái. Vậy, hai mươi sự khó này chính là những việc mà con người không dễ gì thực hiện được.

1) Thứ nhất, Ềbần cùng mà bố thí là khó.Ể

Nếu quý vị giàu có sung túc thì việc thực hành hạnh bố thí là chuyện dễ dàng, bởi vì quý vị có tiêu dùng bớt đôi chút cũng chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, nếu quý vị không có tiền của mà vẫn có thể bố thí, thì đó mới là sự bố thí chân chánh. Làm được những việc mà ai ai cũng có thể làm được, thì chẳng có gì lạ thường, đặc biệt cả. Cho nên, nếu quý vị có thể làm những việc mà kẻ khác không làm được, thì quý vị là những người xuất chúng. ỀXuất chúngỂ có nghĩa là vượt hơn, trội hơn mọi người.

Nói về nỗi khó khăn Ềbần cùng mà bố thíỂ này, chúng ta có thể nhắc đến một công án: Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một người nọ gia cảnh hết sức nghèo nàn. Tuy nghèo, người ấy cũng có được một người vợ. Gia đình vỏn vẹn có hai vợ chồng và đời sống của họ vô cùng khó khăn, chật vật. Họ chỉ có một túp lều nhỏ đã xiêu vẹo để trú ngụ; ngoài ra, họ không có cơm ăn, cũng chẳng có áo mặc. Vì quá nghèo túng, họ đành phải ngày ngày đi xin ăn kiếm sống.

Đi xin ăn không phải là một việc khó khăn cho lắm; nhưng vấn đề nan giải của hai vợ chồng này là họ không có áo quần để mặc! Họ chỉ có độc nhất một tấm vải dùng quấn quanh người như cái khố để che thân mà thôi. Hai người dùng chung một cái khố, quý vị thử nghĩ xem, làm sao mà mặc kia chứ? Họ phải thay phiên nhau Ồ bửa nay chồng ra ngoài xin ăn thì chồng khoác tấm vải ấy mà đi, thức ăn xin được thì mang về rồi vợ chồng chia xẻ với nhau; hôm sau đến lượt vợ đi xin ăn thì vợ cũng khoác tấm vải ấy vào mà đi. Người ở nhà thì không có gì để mặc; chỉ có người ra ngoài xin ăn mới khoác tấm vải ấy để che thân, và xin được thức gì thì đem về rồi hai vợ chồng cùng ăn với nhau. Họ cứ thế mà tạm sống qua ngày. Quý vị xem, nghèo đến mức ấy thì có thể nói là nghèo nhất rồi chứ gì nữa?!

Thuở ấy có một vị Bích-Chi Phật, và như đã đề cập trong các chương trước, các vị Bích-Chi Phật đều có Túc-mạng-thông, biết được chuyện đời quá khứ. Sau khi quán sát nhân duyên của hai vợ chồng nghèo nọ, và biết được rằng sở dĩ đời này họ nghèo khổ đến nỗi phải dùng chung một cái khố như thế là vì trong những kiếp ở quá khứ họ không chịu bố thí, vị Bích-Chi Phật nghĩ: ỀTa phải độ hai vợ chồng người này!Ể Ngài phát nguyện cứu độ hai người ấy bằng cách giúp cho họ có cơ hội trồng phước. Thế là, với dáng mạo một thầy Tỳ-khưu, Ngài ôm bình bát đến trước nhà của hai vợ chồng nghèo ấy để hóa duyên.

Hai vợ chồng nọ trông thấy vị Sư đến hóa duyên, khổ nỗi họ chẳng có gì cả Ồ đồ ăn thức uống không còn, y phục cũng chẳng có, trong nhà chỉ có mỗi một tấm vải dùng làm khố kia mà thôi! Chồng bèn bảo vợ: ỀChúng ta nên phát chút tâm bố thí để cầu phước. Tại sao vợ chồng mình lại nghèo khổ thế này? Tôi nghĩ là bởi xưa kia mình không chịu bố thí, cho nên bây giờ mới chịu cảnh nghèo nàn như vầy. Chúng ta nên tập bố thí, mình ạ!Ể

Vợ ngạc nhiên hỏi lại: ỀBố thí? Chúng ta có gì để bố thí đâu?Ể

Chồng đáp: ỀChúng ta vẫn còn một tấm vải. Mình có thể cúng dường tấm vải ấy cho vị Sư này.Ể

Vợ nổi nóng gắt lên: ỀÔng rõ là ngớ ngẩn! Chúng ta chỉ còn có tấm vải ấy, nếu đem cho ông Tỳ-khưu kia thì mình kể như cùng đường, làm sao mà đi hành khất được? Có tấm vải ấy thì còn có thể thay phiên nhau che thân mà đi, nếu đem cho rồi thì làm sao mà sống?Ể

Người chồng từ tốn khuyên vợ: ỀĐúng thế, việc này không phải dễ. Nhưng thôi chúng ta đừng lo nghĩ cho mình nữa; cứ bố thí tấm vải ấy cho thầy Tỳ-khưu này đi. Nếu không ra ngoài xin ăn được thì ở đây chịu chết đói thôi; có gì đâu mà nghĩ ngợi cho nhiều? Mình coi, thầy Tỳ-khưu vẫn còn đứng chờ ở ngoài kia kìa.Ể

Chị vợ nghe chồng nói cũng phải, thở dài bảo: ỀThôi được, mình muốn bố thí thì bố thí vậy!Ể

Quyết định rồi, họ bèn chuyền tấm vải qua cửa sổ để cúng dường cho thầy Tỳ-khưu. Thầy Tỳ-khưu, vốn là vị Bích-Chi Phật đã chứng quả, đón lấy tấm vải ấy và mang đến chỗ Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni, triển chuyển cúng dường cho Đức Phật, rồi bạch rằng: ỀKính bạch Đức Thế Tôn! Con vừa hóa duyên được tấm vải này từ một gia đình rất nghèo khổ. Đây là tài sản duy nhất của họ, nhưng họ đã đem bố thí cho con.Ể

Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni tiếp nhận tấm vải ấy và nói với đại chúng: ỀQuý quá thay! Công đức này rất to lớn. Trong nhà chỉ vỏn vẹn có được một tấm vải, thế mà họ lại đem cúng dường cho thầy Tỳ-khưu này, vốn là một vị Bích-Chi Phật! Họ sẽ được hưởng vô lượng phước báo, tương lai sẽ được phước rất lớn.Ể Đương thời, vị Quốc-vương của nước ấy cũng có mặt trong Pháp-hội của Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni. Nghe qua tự sự, Quốc-vương thầm nghĩ: ỀTrong nước ta có người nghèo khổ đến nỗi không có cơm ăn, áo mặc; còn riêng ta thì ở hoàng cung ăn ngon mặc đẹp, như thế thì làm sao mà xứng đáng để trị vì muôn dân?Ể Quốc-vương tự thấy hổ thẹn, bèn phái người mang tới cho hai vợ chồng nọ thật nhiều gạo, bột, thức ăn và y phục.

Thế là đôi vợ chồng nghèo được hưởng phước báo ngay tức khắc Ồ vừa mới bố thí tài sản duy nhất của mình thì liền có được đầy đủ mọi thứ. Sau đó, hai vợ chồng nọ đến bái kiến Đức Phật. Đức Phật thuyết Pháp cho họ nghe; và Ngài vừa nói xong thì cả hai người đều lập tức chứng được Sơ-quả A-la-hán.

Cho nên, nghèo hèn mà có thể bố-thí là khó. Nếu đương lúc gặp khó khăn mà quý vị có thể bố-thí được, thì đó mới là thật sự có tâm bố-thí. Và nếu càng khó khăn quý vị càng cố gắng để làm cho được, thì lại càng có giá trị hơn nữa. Chẳng hạn như chúng ta không thể chịu đựng sự mắng chửi, nhưng nếu bị người khác chửi mắng mà quý vị có thể nhẫn nhịn được, thì quý vị là người có đức hạnh. Cho nên, mặc dù chúng ta không thể chịu đựng sự đánh đập, nhưng khi bị kẻ khác đánh, quý vị nên nhẫn chịu và nghĩ rằng: Ềừ! Đây là một vị Thiện-tri-thức tới làm tiêu bớt nghiệp chướng giùm mình, giúp mình thoát khỏi bể khổ. Đây là một vị Thiện-tri-thức hiếm có nhất!Ể Bất cứ cảnh giới nào xảy đến, quý vị cũng phải nhận diện cho được. Những người chỉ trích, không nói tốt về quý vị, chính là Thiện-tri-thức của quý vị đấy. Chớ nên mới nghe người ta khen mình một tiếng là mừng rỡ rối rít như trẻ con được cho kẹo; còn bị chê bai, chỉ trích một câu thì lại thấy cay đắng, khổ sở còn hơn là bị ăn hoàng liên1 nữa. Đừng nên có thái độ như vậy!

Đức Phật kể ra hai mươi sự khó, song nhân sinh nào phải chỉ có hai mươi sự khó ấy thôi đâu; hẳn nhiên là nhiều hơn thế nữa. Khi những sự khó khăn xảy đến, nếu quý vị có thể giải quyết một cách dễ dàng tức là quý vị đã thực sự hiểu Phật Pháp vậy.

2) ỀHào quý mà học Đạo là khó. ỀHào tức là phú hào, nghĩa là giàu có, lắm tiền lắm của. ỀQuýỂ là tôn quý, nghĩa là có địa vị cao, có thế lực lớn. Những người đã có tiền lại có thế lực nữa, thì đương nhiên đời sống của họ rất sung sướng, chứ không khổ sở như đôi vợ chồng nghèo chỉ có độc nhất một cái khố vừa kể nọ.

Những người giàu sang quyền quý thường có rất nhiều áo quần để thay đổi, rất nhiều tiền bạc để chi tiêu, đồng thời cũng có rất nhiều bà con giàu sang và bạn bè nổi tiếng. Như thế mà quý vị bảo họ dụng công tu hành, xuất gia học Đạo, thì thật là quá khó! Vì sao? Bởi vì họ đang hưởng một cuộc sống sung túc và cảm thấy rất thoải mái, rất tự do. Họ quen sống trong những tòa nhà lộng lẫy như lâu đài của vua chúa, và ăn toàn các thứ cao lương mỹ vị, những thực phẩm sang trọng nhất, đắt tiền nhất mà đa số mọi người không mua nổi. Cho nên, muốn cho họ chịu tu Đạo không phải là chuyện dễ.

3) ỀBỏ thân mạng ắt chết là khó.Ể ỀBỏ thân mạngỂ tức là không muốn sống nữa. Tuy nhiên, cho dù quý vị không muốn sống nữa, cũng chưa chắc là quý vị có thể chết được ngay. Chẳng hạn như có nhiều người muốn chết nên uống thuốc ngủ để tự tử, nhưng vì uống chưa đủ liều lượng nên vẫn còn sống. Đó là trường hợp muốn chết nhưng lại chưa thể chết được. Nếu quý vị muốn bỏ thân mạng là có thể bỏ được ngay, muốn chết là chắc chắn chết được liền, thì không gọi là khó.

Sự khó khăn này cũng có thể được giải thích theo cách khác. Nếu quý vị muốn chết thì đương nhiên rồi cũng được toại nguyện, cũng có lúc sẽ chết thôi. Thế nhưng, cho dẫu quý vị ham sống sợ chết, dùng đủ mọi cách để giữ gìn cái thân này hầu kéo dài tuổi thọ, tránh khỏi cái chết, thì cũng không thể nào thực hiện được! Con người, ai ai rồi cũng phải chết; chẳng có người nào có thể Ềtrẻ mãi không giàỂ hoặc Ềsống hoài không chếtỂ cả. Tuyệt nhiên không thể có chuyện đó, cho nên Đức Phật mới dạy là Ềbỏ thân mạng ắt chết là khó.Ể

4) ỀĐược thấy kinh Phật là khó.Ể Quý vị chớ nên cho rằng được nghe giảng Kinh và được xem kinh sách như hiện tại là chuyện đơn giản, dễ dàng. Đó quả thật không phải là chuyện dễ. Có bài kệ rằng:

Vô lượng thậm thâm vi diệu Pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.

Nguyện giải Như-Lai chân thực nghĩa.

(Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu.

Trăm nghìn muôn kiếp khó gặp được,

Con nay nghe, thấy được thọ trì,

Nguyện hiểu Như-Lai chân thật nghĩa.)

Quý vị hãy nghĩ xem, được nhìn thấy kinh sách của Phật không phải là dễ, được mang thân người lại cũng rất khó. Thế mà, đời này chúng ta đã có được thân người, lại còn được gặp kinh Phật và được nghe giảng kinh Phật Ồ thật không phải là chuyện dễ! Ấu cũng là nhờ vô lượng kiếp về trước chúng ta đã trồng được đại thiện căn vậy!

5) ỀSanh gặp đời có Phật là khó.Ể Được sanh ra vào thời có Phật xuất thế cũng không phải dễ. Mặc dầu hiện tại Đức Phật đã nhập Niết-bàn, nhưng Phật Pháp vẫn còn tồn tại, cho nên chúng ta vẫn có thể học Phật và vẫn có thể tu hành. Thật may mắn thay cho chúng ta.

6) ỀNhịn sắc, nhịn dục là khó.Ể Ở đây, sắc dục tức là thứ tình cảm và dục vọng giữa nam nữ. Không dễ gì mà kiềm chế được lòng sắc dục, bởi vì thông thường, người đời đều cho rằng nam nữ kết hôn là lẽ tự nhiên. Nhịn được sắc, nhịn được dục, gặp cảnh giới mà không bị động tâm, có được sức nhẫn nhịn Ồ đó là những việc rất khó khăn. Quý vị có thể kiềm chế một vài lần, nhưng rồi quý vị không thể kiềm chế nổi nữa và trở nên điên đảo. Vì thế, nhịn được sắc dục, bỏ được lòng ham muốn, không phải là dễ.

7) ỀThấy tốt mà chẳng mong cầu là khó.Ể Trông thấy sự việc rất tốt đẹp mà không tham cầu, không ao ước, thì không phải dễ. Thói thường hễ thấy cái gì đẹp là ai nấy đều sanh lòng tham, muốn chiếm hữu; cho nên thấy thứ tốt mà không tham cầu là khó.

8) ỀBị sỉ nhục mà chẳng tức giận là khó.Ể Thí dụ có người bỗng dưng đánh đập, chửi mắng, hoặc vô cớ làm nhục quý vị. Khi ấy, quý vị khó mà dằn lòng, không sanh tâm sân hận, hoặc xem như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tuy rằng không dễ bỏ qua, nhưng nếu quý vị làm được, tức là quý vị đã vượt qua được sự thử thách vậy.

9) ỀCó thế lực mà không lạm dụng là khó.Ể ỀCó thế lựcỂ tức là có quyền hành. Thí dụ có những kẻ làm quan mà muốn giết người là giết, thậm chí dùng quyền thế để sát hại người vô tội; đó gọi là Ềỷ thế hiếp người.Ể Cậy có quyền lực trong tay rồi giết người bừa bãi, tức là lạm dụng quyền lực. Kẻ không lạm dụng quyền là không dựa vào quyền lực để chèn ép, ức hiếp người khác. Có quyền lực mà không cậy quyền ỷ thế Ồ không hống hách, vẫn tôn trọng mọi người, chẳng đàn áp hoặc sát hại người khác một cách bừa bãi Ồ là một việc rất khó thực hiện. Tuy nhiên, khó làm mà làm được, thì không gì quý bằng!

10) ỀGặp việc mà vô tâm là khó.Ể Bất luận gặp phải chuyện gì, quý vị đều nên Ềvô tâmỂ mà ứng xử, đối phó. Khi có việc gì xảy ra, quý vị chớ nên bối rối, hoảng hốt; mà hãy tùy cơ ứng biến, tùy duyên đối phó. Chuyện đã qua rồi, giải quyết xong rồi, thì không nên nghĩ tới nữa; đó là:

Sự lai tắc ứng, sự khứ tắc tĩnh.

(Việc tới thì ứng phó, việc đi thì điềm tĩnh.)

Như thế gọi là Ềvô tâmỂ Ồ không có tâm chấp trước, cũng chẳng có tâm vọng tưởng.

11) ỀHọc rộng, nghiên cứu nhiều là khó.Ể ỀHọc rộngỂ tức là học nhiều hiểu rộng; và Ềnghiên cứu nhiềuỂ tức là tìm tòi, tra cứu cặn kẽ. Điều này cũng không dễ thực hiện.

12) ỀDẹp trừ tánh ngã mạn là khó.Ể Mọi người đều có tâm ngã mạn Ồ thói kiêu ngạo, tự mãn về Ềcái tôi.Ể Trừ diệt lòng ngã mạn, dứt bỏ thói kiêu căng, cũng không phải là chuyện dễ làm.

13) ỀChẳng khinh người chưa học là khó.Ể Đây là điều mà người xuất gia cần phải biết hơn hết: Không được khinh thường người chưa học Phật Pháp. Nếu khinh thường họ, tức là phạm tội Ềkhinh thường người chưa học.Ể Đối với những người không am hiểu Phật Pháp, quý vị nên vận dụng các pháp môn phương tiện để giảng giải và cảm hóa, chứ không nên có lòng khinh khi hoặc có thái độ bất nhã với họ.

Trong giáo pháp của Phật có nêu ra bốn điều không được khinh xuất, coi thường. Đức Phật vẫn thường nhắc đến những điều này; vậy đó là những điều gì? Đó là:

a) Lửa dù nhỏ, chớ coi thường (hỏa tuy tiểu, bất khả hốt). Đối với đốm lửa nhỏ, quý vị không được coi thường, không được lơ đễnh. Tuy rằng chỉ là một đốm lửa nhỏ, quý vị cũng phải hết sức cẩn thận; bởi vì hễ quý vị sơ ý, tất cả mọi thứ đều có thể bị thiêu hủy bất cứ lúc nào!

b) Rồng dù nhỏ, chớ coi thường (long tuy tiểu, bất khả hốt). Cho dù rồng rất nhỏ, quý vị cũng không được coi thường, bởi rồng có phép thần thông biến hóa, có khả năng biến nhỏ biến lớn.

c) Con vua dù nhỏ, chớ coi thường (vương tử tuy tiểu, bất khả hốt). Vương tử là con vua, là Thái-tử của Quốc-vương. Mặc dù vị vương-tử còn nhỏ tuổi, quý vị cũng không được coi thường, bởi trong tương lai, vương-tử sẽ được kế vị làm Hoàng-đế.

d) Sa-môn dù nhỏ, chớ coi thường (Sa-môn tuy tiểu, bất khả hốt). Mặc dù vị Sa-môn còn nhỏ tuổi, quý vị cũng không được coi thường, bởi vì tương lai vị Sa-môn ấy sẽ thành Phật.

Vậy, Ềchẳng khinh người chưa họcỂ tức là không được khinh khi, xem thường những kẻ chưa học Phật Pháp; và tất nhiên, đó là điều rất khó thực hiện.

14) ỀThực hành tâm bình đẳng là khó.Ể Muốn cho tâm mình thực hành lẽ từ bi và bình đẳng thì không dễ, nhưng quý vị vẫn nên cố gắng tiến hành.

15) ỀChẳng nói thị phi là khó.Ể Đa số người đời đều thích nói chuyện thị phi, bàn tán chuyện phải quấy của kẻ khác; cho nên, không nói chuyện thị phi là một việc rất khó.

Một đệ tử của tôi nói rằng trước khi xuất gia thì anh ta không hề nói chuyện thị phi, thế nhưng sau khi xuất gia thì lại tiêm nhiễm thói xấu đó. Tuy nhiên, anh ta đã tỉnh ngộ rất chóng, nên tôi tin rằng bây giờ anh ta không còn nói chuyện thị phi nữa!

16) ỀGặp được Thiện-tri-thức là khó.Ể Được gặp gỡ bậc Thiện-tri-thức không phải là chuyện dễ. Quý vị hãy nhìn những vị học Đạo mà xem: Đa số những người mà quý vị gặp đều hồ đồ, ương ương dở dở cả. Bậc Thiện-tri-thức thì không hồ đồ, không gàn dở, không để cho quý vị phải lầm đường lạc lối.

Người tu Đạo nhất định phải nghe lời bậc Thiện-tri-thức. Nếu trong lúc chưa chứng được quả vị mà quý vị lại không chịu nghe lời hướng dẫn của bậc Thiện-tri-thức, chỉ muốn làm theo tánh ý của riêng mình, tức là quý vị đã phạm sai lầm và thế nào cũng bị đọa lạc, gặp ma chướng. Do đó, quý vị nhất định phải gần gũi các bậc Thiện-tri-thức và nghe theo sự giáo hóa của họ. Tuy nhiên, khó mà gặp được bậc Thiện-tri-thức.

17) ỀHọc Đạo, thấy được tánh là khó.Ể Học Đạo mà có thể Ềminh tâm kiến tánhỂ (hiểu tâm, thấy tánh) thì không phải dễ. Cho nên, nếu người học Đạo mà có thể hiểu được tâm và thấy được tánh của chính mình tức là đã làm được việc rất khó làm vậy.

18) ỀTùy duyên hóa độ người là khó.Ể Biết tùy duyên tùy phận mà uyển chuyển giáo hóa, cứu độ chúng sanh không phải là chuyện dễ.

19) ỀThấy cảnh mà không động là khó.Ể Nếu gặp bất cứ cảnh giới nào quý vị cũng không bị cảnh giới ấy lay chuyển, mà trái lại, còn có thể chuyển được cảnh giới, tức là quý vị đã làm được một việc rất khó.

20) ỀKhéo biết phương tiện là khó.Ể Nhận biết được pháp môn phương tiện nào thích hợp để giáo hóa chúng sanh không phải là chuyện dễ.

 

Chương 13

Vấn Đạo Túc Mạng

(Hỏi Về Đạo & Túc Mạng)

Kinh Văn:

Hán Văn: Sa-môn vấn Phật: ỀDĩ hà nhân duyên đắc Tri-túc-mạng, hội kỳ chí Đạo?Ể

Phật ngôn: ỀTịnh tâm, thủ chí, khả hội chí Đạo. Thí như ma cảnh, cấu khứ minh tồn; đoạn dục, vô cầu, đương đắc Túc-mạng.Ể

Dịch Nghĩa: Một vị Sa-môn hỏi Phật: ỀDo nhân duyên gì mà được Tri-túc-mạng và hiểu thấu Đạo cao tột?Ể

Đức Phật dạy: ỀTịnh tâm, thủ chí, thì có thể hiểu thấu Đạo cao tột. Ví như lau gương, chùi hết cấu bẩn thì còn lại vẻ sáng; dứt lòng tham dục, không còn mong cầu, tất sẽ đắc Túc-mạng.Ể

 

Lược giảng:

Chương thứ mười ba nói về con người làm thế nào để đắc Tri-túc-mạng tức là khả năng biết được mạng sống trong nhiều kiếp về trước. Đức Phật dạy chúng ta nếu muốn có được phép túc-mạng thì phải thế nào? Phải thể hội Đạo, phải hiểu Đạo một cách thấu suốt!

Có một vị Sa-môn hỏi Phật. ỀBạch Đức Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà được Tri-túc-mạng và hiểu thấu Đạo cao tột? Nhờ nhân duyên gì, phải tu hành ra sao, và nên tu theo pháp môn nào để đắc được Túc-mạng-thông? Đồng thời, chúng con phải làm thế nào để thấu triệt được đạo lý chân chánh?Ể

Đức Phật dạy: ỀTịnh tâm, thủ chí, thì có thể hiểu thấu Đạo cao tột.Ể Đức Phật trả lời thầy Sa-môn ấy rằng: ỀCác ông cần phải làm cho tâm mình trở nên thanh tịnh và phải giữ vững chí nguyện của mình. Hễ lập thệ nguyện gì thì phải giữ lời thệ nguyện ấy. Không nên mới phát nguyện được mấy hôm là đã nuốt lời, xem như chẳng đáng kể: ỀTôi rút lời nguyện ấy lại rồi!Ể Hành động như thế tức là không 'thủ chí,' không giữ vững chí nguyện của mình. Nếu các ông có thể tịnh tâm, lóng sạch tâm trí, trừ khử mọi hắc ám trong lòng Ồ vọng tưởng, tham, sân, si Ồ và có thể kiên quyết giữ vững chí nguyện của mình, thì tự nhiên các ông sẽ hiểu thấu được Đạo chân chánh.Ể Đạo chân chánh và tối cao kia tương tự cái gì? Bây giờ Đức Phật đưa ra một tỷ dụ.

ỀVí như lau gương, chùi hết cấu bẩn thì còn lại vẻ sáng.Ể Khi quý vị lau chùi tấm gương, hễ lau sạch bụi bặm trên mặt gương thì vẻ sáng của gương hiện ra. Vẻ sáng hiện ra ấy chính là Túc-mạng thông Ồ khả năng biết được việc đời trước.

Tương tự như thế, một khi quý vị Ềdứt lòng tham dục, không còn mong cầu, tất sẽ đắc Túc-mạng.Ể Nếu quý vị có thể dứt bỏ dục niệm và không còn tham cầu Ồ đạt tới cảnh giới Ềvô sở cầuỂ Ồ thì quý vị sẽ đắc được Túc-mạng thông.

Cho nên chúng ta, những người tu Đạo, dứt khoát phải không còn tạp niệm, không còn vọng tưởng. Nếu quý vị có thể dứt sạch mọi vọng tưởng, tạp niệm, thì tu pháp môn nào cũng thành công rất nhanh chóng. Nhưng nếu đầu óc chỉ toàn là vọng tưởng, tạp niệm, trong lòng vẫn đầy dẫy tham, sân, si, thì đương nhiên quý vị tu pháp môn nào cũng chẳng tương ưng cả.

Chúng ta tu học Phật pháp thì trước hết là phải dứt bỏ lòng ái dục, đoạn trừ mọi dục niệm. Rồi phải dứt tuyệt lòng tham cầu Ồ không cầu mong bất cứ cái gì cả. Có mong cầu là khổ. Bất luận quý vị mong cầu điều gì, nếu không được toại nguyện tức là quý vị sẽ chịu đựng nỗi khổ Ềcầu bất đắcỂ nghĩa là khổ vì cầu mà không được. Cho nên, mọi người cần phải chú ý điểm này.

Tu hành là tu cái gì? Tu hành tức là dứt bỏ mọi vọng tưởng và dục niệm của chính mình. Làm được như thế tức là có công phu thực sự. Một khi tánh đố kỵ, chướng ngại, tham, sân, si của quý vị đã được quét sạch, thì quý vị sẽ đắc Túc-mạng-thông.

 

Chương 14

Thỉnh Vấn Thiện Đại

(Hỏi Về Tánh Thiện Và Đại)

Kinh Văn:

Hán Văn: Sa-môn vấn Phật: ỀHà giả vi thiện? Hà giả tối đại?Ể

Phật ngôn: ỀHành Đạo, thủ chân giả thiện. Chí dữ Đạo hợp giả đại.Ể

Dịch Nghĩa: Một vị Sa-môn hỏi Phật: ỀĐiều gì là thiện? Điều gì là tối đại?Ể

Đức Phật dạy: ỀThực hành Đạo và giữ bề chân thật, là thiện. Chí và Đạo hợp nhau, là đại.Ể

Lược giảng:

Chương thứ mười bốn giảng rõ rằng không có gì tốt hơn sự tu hành chân chánh, và đó là điều tối thiện (lành nhất). ỀĐạiỂ tức là sự chứng đắc đạo lý chân thật. Đây chính là điều tối đại (lớn nhất) vậy.

Một vị Sa-môn hỏi Phật: ỀĐiều gì là thiện? Điều gì là tối đại?Ể Có một thầy Sa-môn thỉnh vấn Đức Phật rằng: ỀBạch Đức Thế-Tôn! Việc gì là tốt nhất, đáng làm hơn hết? Việc gì là vĩ đại nhất, quan trọng nhất và nên làm nhất?Ể

Đức Phật dạy: ỀThực hành Đạo và giữ bề chân thật, là thiện.Ể Đức Phật trả lời thầy Sa-môn ấy rằng: ỀNếu ông có thể tu hành theo Phật pháp chân chánh thì đó là điều tốt nhất. Đừng nên tu theo bàng môn ngoại đạo. Thế nào là Phật pháp chân chánh? Đó là không ích kỷ, chí công vô tư, không thiên vị, không phân biệt mình với người. Chúng ta không nên có lòng vị kỷ và cũng đừng mưu cầu lợi lộc riêng tư. Nhất cử nhất động, chúng ta đều nên thực hành Bồ-tát Đạo, làm lợi ích cho chúng sanh. Hễ mình hiểu được điều gì cũng muốn giảng giải cho người khác cùng hiểu, và nếu mình được lợi lạc thì cũng mong cho người khác được như mình. Không ích kỷ và không mưu cầu lợi lạc cho riêng bản thân mình Ồ đó là tối thiện, là điều tốt lành nhất vậy.

ỀThực hành Đạo, giữ bề chân thậtỂ tức là giữ gìn chân lý, chứ không giữ cái pháp hư vọng, không thật. Tu hành thì phải hiểu rõ chân lý. Không hiểu chân lý thì không phải là Ềgiữ bề chân thật.Ể Giữ được sự chân thật là điều tốt đẹp nhất.

ỀChí và Đạo hợp nhau, là đại.Ể Khi chí nguyện của quý vị và đường Đạo mà quý vị đang tu hành có thể hợp lại thành một, thì quý vị sẽ chứng được quả vị thánh nhân. Quý vị có thể chứng quả A-la-hán hoặc thực hành Bồ-tát Đạo. Đó là tối đại vậy!

 

Chương 15

Thỉnh Vấn Lực Minh

(Hỏi Về Sức Mạnh & Sáng)

Kinh Văn:

Hán Văn: Sa-môn vấn Phật: ỀHà giả đa lực? Hà giả tối minh?Ể

Phật ngôn: ỀNhẫn nhục đa lực, bất hoài ác cố, kiêm gia an kiện. Nhẫn giả vô ác, tất vi nhân tôn. Tâm cấu diệt tận, tịnh vô hà uế, thị vi tối minh. Vị hữu thiên địa, đãi ư kim nhật, thập phương sở hữu, vô hữu bất kiến, vô hữu bất tri, vô hữu bất văn. Đắc Nhất-thiết Trí, khả vị minh hỷ.Ể

Dịch Nghĩa: Sa-môn hỏi Phật: ỀCái gì mạnh nhất? Cái gì sáng nhất?Ể

Đức Phật dạy: ỀNhẫn nhục mạnh nhất, vì chẳng mang lòng ác, lại được thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không ác, tất được người đời tôn kính. Cấu bẩn trong tâm diệt hết, sạch không còn vết dơ, đó là sáng nhất. Từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự vật trong mười phương, không có gì là chẳng thấy, không có gì là chẳng biết, không có gì là chẳng nghe. Được Nhất-thiết Trí có thể gọi là sáng vậy.Ể

Lược giảng:

Đây là chương thứ mười lăm. Chương này cho chúng ta biết rằng nhẫn nhục là mạnh nhất. Nhẫn nhục có thể trừ diệt hết mọi cấu nhiễm và giúp cho sự hiểu biết của chúng ta được thấu đáo hơn.

Một vị Sa-môn hỏi Phật: ỀCái gì mạnh nhất? Cái gì sáng nhất?Ể Lại có một thầy Sa-môn thỉnh vấn Đức Phật: ỀBạch Đức Thế Tôn! Cái gì nhiều nhất, mạnh mẽ nhất trong tất cả? Và, cái gì sáng nhất, có trí huệ nhất?Ể

Để giải đáp thắc mắc ấy, Đức Phật dạy: ỀNhẫn nhục mạnh nhất.Ể Nếu quý vị có thể chịu đựng sự nhục mạ thì quý vị là người mạnh nhất; nếu không nhịn nhục được thì không có sức mạnh. Sức mạnh của sự nhẫn nhục thì vô biên, bất tận; vì sao? ỀVì chẳng mang lòng ác.Ể Sức mạnh của sự nhẫn nhục là một thứ thiện lực, chẳng xen lẫn mảy may ác lực. Bởi đó là thứ sức mạnh toàn thiện, không chứa chất cái ác, nên không bao giờ cùng tận.

Có câu:

Nhu năng khắc cương, nhược năng thắng cường.

(Mềm có thể hơn cứng, yếu có thể thắng mạnh.)

Mềm dẻo có thể khắc chế cứng rắn; và dịu dàng, nhường nhịn có thể thắng được ương ngạnh. Tôi thường hỏi quý vị: Tại sao răng rụng? Câu trả lời là: Vì răng cứng! Thế thì, tại sao lưỡi không rụng? Vì lưỡi mềm! Cho dù quý vị có sống tới vài trăm tuổi đi nữa, thì quý vị cũng chỉ gặp toàn là người rụng răng, chứ chẳng thấy có ai rụng lưỡi cả. Đó là vì lưỡi vốn mềm mại, biết nhẫn nhục. Cho nên, nhẫn nhục là mạnh nhất!

ỀLại được thêm an kiện.Ể Hơn nữa, nhờ có tánh nhẫn nhục nên được bình yên, khỏe mạnh và sáng suốt.

ỀKẻ nhẫn nhục không ác. Người có đức tánh nhẫn nại thì chắc chắn không làm điều ác; do đó, tất được người đời tôn kính.Ể Nếu quý vị không làm điều ác thì nhất định quý vị sẽ được mọi người kính trọng.

Một khi Ềcấu bẩn trong tâm diệt hết, các thói ích kỷ, tự lợi, tham, sân, si, các ý nghĩ nhiễm ô, dục niệm đều không còn, bấy giờ tâm trí sẽ sạch không còn vết dơ.Ể Bấy giờ, quý vị trở nên trong sạch đến nỗi một chút sai lầm, tỳ vết, hoặc ý nghĩ cấu nhiễm cũng không còn nữa. Chỉ độc nhất một cái tâm thanh tịnh tồn tại Ồ và, Ềđó là sáng nhất.Ể Nếu quý vị có thể tẩy trừ mọi hắc ám trong tâm, thì đó là sáng suốt nhất, có trí huệ nhất.

ỀTừ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự vật trong mười phương, không có gì là chẳng thấy, không có gì là chẳng biết, không có gì là chẳng nghe.Ể Từ thuở chưa khai thiên lập địa cho tới hiện tại, đối với mọi sự mọi vật trong mười phương, thì quý vị không có vật gì mà chẳng thấy, không có việc gì mà chẳng biết. Như thế là kể từ vô thủy kiếp đến nay, mọi việc xảy ra quý vị đều biết rõ, và không có chuyện gì mà quý vị chưa từng nghe qua cả.

ỀĐược Nhất-thiết Trí có thể gọi là sáng vậy.Ể Vì sao lại có thể như thế được? Vì quý vị đã đạt được Nhất-thiết Trí. Đây mới được xem là sự hiểu biết chân chánh, sự thấu triệt chân chánh và trí huệ chân chánh vậy!

 

Chương 16

Xả ái Đắc Đạo

(Bỏ ái Dục Tất Đắc Đạo)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀNhân hoài ái dục, bất kiến Đạo giả; thí như trừng thủy trí thủ giáo chi, chúng nhân cộng lâm, vô hữu đổ kỳ ảnh giả. Nhân dĩ ái dục giao thố, tâm trung trọc hưng, cố bất kiến Đạo. Nhữ đẳng Sa-môn đương xả ái dục; ái dục cấu tận, Đạo khả kiến hỷ.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀNgười ôm giữ lòng ái dục chẳng thấy được Đạo, ví như nước đã lóng trong lại lấy tay khuấy lên, khiến những người đến xem đều không thấy được bóng của họ. Người đời vì bị ái dục xáo trộn, làm cho cấu trược trong tâm nổi dậy, nên chẳng thấy được Đạo. Sa-môn các ông phải xả bỏ ái dục, cấu bẩn ái dục hết sạch thì có thể thấy được Đạo!Ể

Lược giảng:

Chương thứ mười sáu nói về tâm của người đời chúng ta. ỀNước tâmỂ (tâm thủy) vốn lóng trong, nhưng nếu quý vị khuấy lên thì nước ấy sẽ không còn trong nữa. Như vậy, sự lóng trong là gì? Là Đạo! Còn không lóng trong là gì? Là ái dục! Chính lòng tham ái và tham dục gây chướng ngại, khiến chúng ta không thể minh tâm kiến tánh, không thấy được Đạo, không chứng được quả vị. Chứng được Sơ-quả A-la-hán là đạt đến ngôi vị Kiến Đạo, tức là đã thấy được Đạo vậy.

Đức Phật dạy: ỀNgười ôm giữ lòng ái dục...Ể Giảng cái pháp này cho người Tây phương nghe thì thật khó mà giảng cho thông, vì đa số người Tây phương bất luận chuyện gì cũng đều nhắc tới ái (love), nói tới dục. Đặc biệt là có những tín đồ của nhiều giáo phái còn nói: ỀGiáo-chủ yêu tôi và tôi yêu giáo-chủ!Ể Giữa họ và Ềgiáo-chủỂ của họ có mối quan hệ luyến ái như giữa nam và nữ vậy. Thậm chí, có nhiều nữ tín đồ còn dám nói là họ đã married, đã kết hôn với Ềgiáo-chủỂ của họ nữa. Thật là những kẻ chẳng hiểu gì về Đạo cả!

Những người cứ ôm giữ lòng ái dục, thâm tâm chỉ toàn nhớ tưởng tới ái tình và dục vọng, thì Ềchẳng thấy được Đạo.Ể Nếu quý vị tu Đạo nhưng lại không hiểu Đạo, thì sẽ một mặt tu hành, một mặt hủy hoại sự tu hành của mình Ồ khuyên quý vị phải dứt bỏ lòng ái dục thì lòng ái dục của quý vị lại càng gia tăng!

ỀVí như nước đã lóng trong lại lấy tay khuấy lên.Ể Khi bị lòng tham ái và tham dục xâm chiếm thì quý vị không thể thấy được Đạo; giống như việc gì? Giống như nước đã lóng trong mà quý vị lại lấy tay khuấy lên, làm cho đục vậy. Sở dĩ như thế là vì trong nước ấy có đất cát, bùn, bụi bặm. Nếu trong nước hoàn toàn không có cát và bùn, thì quý vị có khuấy thế nào đi nữa, nước cũng chẳng bị đục! Cát và bùn ở đây tượng trưng cho cái gì? Tượng trưng cho ái và dục Ồ ái tình và dục vọng ví như bụi bặm, bùn đất trong nước. Khi lòng tham ái và tham dục của quý vị dấy khởi, thì cũng giống như quý vị lấy tay khuấy đục nước, Ềkhiến những người đến xem đều không thấy được bóng của họỂ vậy. Tất cả những người đứng cạnh bờ nước đều không thấy có bóng mình phản chiếu trên mặt nước; vì sao? Vì nước đã bị khuấy đục! Vì sao quý vị không thấy được Đạo? Vì lòng tham ái và tham dục làm cho quý vị trở thành u mê tăm tối!

ỀNgười đời vì bị ái dục xáo trộn, làm cho cấu trược trong tâm nổi dậy, nên chẳng thấy được Đạo.Ể Từ sáng đến tối, họ chỉ nghĩ đến ái tình và dục vọng Ồ những ý tưởng bất tịnh, không trong sạch. Vì bị lòng tham ái và tham dục xáo trộn, chi phối, nên họ không nghĩ tới điều gì khác ngoại trừ ái và dục. Trong tâm họ, cấu trược dấy lên làm đục Ềnước trí huệỂ (trí huệ thủy) Ồ họ không còn sáng suốt, không còn trí huệ nữa; và do đó, họ chẳng hiểu được Đạo. Quý vị ngày ngày miệt mài tu hành mà vẫn không chứng được quả vị, chẳng thấy được Đạo, là vì sao? Vì quý vị vẫn còn lòng tham ái và tham dục! Nếu không có tâm ái dục thì quý vị sẽ thấy được Đạo rất mau chóng.

Vì thế Đức Phật căn dặn: ỀSa-môn các ông phải xả bỏ ái dục.Ể Ở đây Sa-môn là bao gồm tất cả các Tỳ-khưu và Tỳ-khưu ni chúng ta hiện nay. Tất cả chúng ta đều nên dứt bỏ lòng tham ái và tham dục. Dứt bỏ ái dục không có nghĩa là phải tuyên bố: ỀTôi rất ghét phái nữ. Hễ gặp họ là tôi nổi nóng, đuổi họ đi ngay!Ể Không phải như thế! Vậy thì phải như thế nào? Phải Ềnhìn mà như không thấy, nghe mà như chẳng nghe!Ể Quý vị không nhất thiết phải căm ghét họ; tuy nhiên, cũng chớ vì họ mà xao xuyến, khởi tâm động niệm, hoặc bị họ chi phối.

Trong câu Ềxả bỏ ái dục,Ể thì Ềxả bỏỂ có nghĩa là bố thí, đem cho. Thí dụ quý vị bố thí tiền bạc, thì một khi đã cho người ta rồi tức là quý vị không có số tiền đó nữa Ồ quý vị đã xả bỏ số tiền ấy. ỀCấu bẩn ái dục hết sạch thì có thể thấy được Đạo!Ể Khi lòng tham ái và dục niệm Ồ những rác rưởi dơ bẩn Ồ đều không còn nữa, thì quý vị có thể thấy được Đạo, chứng được quả vị.

 

Chương 17

Minh Lai ám Tạ

(ánh Sáng Đến, Bóng Tối Tan)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀPhù kiến Đạo giả, thí như trì cự nhập minh thất trung; kỳ minh tức diệt, nhi minh độc tồn. Học Đạo kiến đế, vô minh tức diệt, nhi minh thường tồn hỷ.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀNgười thấy được Đạo ví như kẻ cầm đuốc đi vào phòng tối, bóng tối lập tức tan biến, chỉ còn lại ánh sáng. Học Đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền dứt, ánh sáng sẽ thường còn.Ể

Lược giảng:

Chương thứ mười bảy cho thấy rằng vô minh vốn không có thể tánh. Chính vì không có thể-tánh cho nên hễ vô minh biến mất là biến mất hẳn. Một khi quý vị thấy được Đạo thì vô-minh sẽ tiêu tan.

Đức Phật dạy: ỀNgười thấy được Đạo ví như kẻ cầm đuốc đi vào phòng tối.Ể Những người thấy được Đạo thì chẳng khác nào kẻ cầm bó đuốc đang cháy trên tay mà đi vào một căn phòng tối tăm, u ám; khiến cho Ềbóng tối lập tức tan biến, chỉ còn lại ánh sáng.Ể Sự sáng sủa tồn tại là nhờ ánh lửa tỏa ra từ bó đuốc. Bó đuốc tượng trưng cho trí huệ của con người, và ngụ ý rằng nếu chúng ta có trí huệ thì sẽ phá tan được vô-minh. Vô-minh tức là căn phòng tối tăm, hắc ám. Nếu quý vị có trí huệ thì căn phòng tối tăm ấy sẽ trở thành sáng sủa; cho nên nói rằng Ềchỉ còn lại ánh sáng.Ể

ỀHọc Đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền dứt, ánh sáng sẽ thường còn.Ể Những người học Đạo mà có thể thấy được chân lý, thì sự vô-minh của họ lập tức biến mất. Hễ vô-minh biến mất thì trí huệ sẽ mãi mãi tồn tại vậy!

 

Chương 18

Niệm Đẳng Bổn Không

(Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỂNgô Pháp, niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu, sai chi hào ly, thất chi tu du.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: Ề Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ; là làm, làm mà không làm; là nói, nói mà không nói; là tu, tu mà không tu. Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc.Ể

GIẢNG NGHĩA:

Chương thứ mười tám nói về mối tương quan giữa sự hiện hữu với sự không hiện hữu của ý niệm và tu hành.

Đức Phật dạy: ỀPháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ.Ể Đức Phật dạy rằng: ỀGiáo pháp của Ta, về mặt ý nghĩ thì cần phải không có một ý nghĩ nào cả, ngay cả cái ý nghĩ 'không nghĩ' cũng chẳng tồn tại nữa. Do đó, Pháp của Ta được gọi là 'nghĩ, nghĩ mà không nghĩ' vậy.Ể

ỀLà làm, làm mà không làm.Ể Trong giáo pháp của Ta, tu hành cũng là dùng 'vô công dụng Đạo'1. Tu hành thì đừng nên có sự chấp trước. Phải tu hành như không tu hành vậy; thậm chí cả chữ 'hành' trong 'không tu hành' cũng chẳng còn nữa.Ể

ỀLà nói, nói mà không nói.Ể Nói tức là lời ăn tiếng nói. Chớ nên chấp trước vào ngôn ngữ, văn tự. Lại nữa, phải từ bỏ luôn cả những tư tưởng và ý niệm về sự không chấp trước vào ngôn từ.

ỀLà tu, tu mà không tu.Ề Khi tu thì cũng là cái tu của 'vô công dụng Đạo' Ồ tu mà chẳng tu, chứng mà chẳng chứng. Tu Đạo, song không có một ý tưởng gì về 'tu Đạo' cả. Những thứ này đều không nên có! Như thế tức là chẳng có bất cứ sự chấp trước nào cả; mọi chấp trước đều trở thành 'không', và ngay cả cái 'không' ấy cũng phải làm cho thành không luôn!

ỀKẻ biết thì gần.Ể Nếu quý vị thấu hiểu được đạo lý này, tức là quý vị đang ở gần với Đạo, chẳng còn cách Đạo bao xa nữa.

ỀNgười mê thì xa.Ể Nếu quý vị chưa hiểu rõ và vẫn còn mê muội về Đạo lý này, thì quý vị còn ở cách Đạo rất xa.

Như vậy, xét cho cùng thì Đạo là như thế nào? Để tôi bảo cho quý vị biết, đó là Ềđường ngôn ngữ đứt hết.Ể Có nói cũng không diễn đạt bằng lời được, mà có nghĩ cũng chẳng đúc kết thành ý đặng! ỀĐường ngôn ngữ đứt hếtỂ tức là không thể dùng lời nói để diễn tả sự kỳ diệu này; nên nói rằng:

Ngôn ngữ đạo đoạn,

Tâm hành xứ diệt.

(Dứt đường ngôn ngữ,

Diệt chốn tâm hành.)

Đường nói năng bị cắt đứt và chỗ hành sự của tâm bị đình chỉ. Những gì mà cái tâm muốn nghĩ tưởng tới cũng không còn, hết thảy mọi thứ đều trống rỗng.

ỀChẳng bị vật gì ràng buộc, bởi sự vật cũng là bổn thể của Chân-như.Ể Nếu quý vị đạt được cảnh giới này, thì quý vị sẽ thấy rằng sông, núi, đất đai, và tất cả vạn vật với muôn hình vạn trạng đều là bổn thể của Chân-như. Bấy giờ, quý vị sẽ không còn bị ràng buộc bởi sự vật nữa.

ỀSai đi một ly, ắt mất trong khoảnh khắc.Ể Đối với phương pháp tu hành này, nếu quý vị sơ hở hoặc sai lệch dù chỉ một đường tơ kẽ tóc, thì nội trong một thời gian rất ngắn ngủi, lập tức bị lạc đường ngay, tìm không thấy nữa. Cho nên, cần phải tự mình phá tan mọi chấp trước thì mới có thể đạt được cảnh giới này!

 

Chương 19

Chân Giả Tinh Quán

(Quán Xét Cả Thật Lẫn Giả)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: ỀQuán thiên địa, niệm phi thường; quán thế giới, niệm phi thường; quán linh giác, tức Bồ-đề; như thị tri thức, đắc Đạo tật hỷ.Ể

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: ỀQuán trời đất, nghĩ là chẳng phải thường; quán thế giới, nghĩ là chẳng phải thường; quán linh-giác tức là Bồ-đề; hiểu được như thế thời đắc Đạo rất chóng vậy.Ể

Lược giảng:

Trong chương thứ mười chín này, Đức Phật dạy chúng ta nên quán tưởng đạo lý Ềnhất thiết duy tâm tạo (tất cả đều do tâm),Ể đồng thời cần phải gạt bỏ mọi sự giả dối, chỉ giữ gìn chân thật. Trời thì ở trên bao trùm lấy chúng ta, đất thì ở dưới nâng đỡ chúng ta. Đối với kẻ phàm phu thì trời và đất đều Ềthường trụ, bất hoại.Ể Thật ra, trời và đất cũng có sự Ềthay cũ đổi mới,Ể chứ không phải là hằng thường, bất biến.

Đức Phật dạy: ỀQuán trời đất, nghĩ là chẳng phải thường.Ể Quán sát trời và đất, quý vị sẽ thấy rằng trong trời đất có khi lạnh, khi nóng Ồ lạnh đến, nóng đi Ồ và có sự tuần hoàn của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trên mặt đất thì có núi, có sông; và cả núi lẫn sông cũng đều hỗ tương biến thiên, dời đổi, chứ không phải là cố định. Những hiện tượng ấy nói lên pháp sanh diệt, chứ không phải pháp bất sanh diệt trong tâm. Do đó, Đức Phật dạy chúng ta hãy nên nghĩ tới sự vô thường của trời và đất.

ỀQuán thế giới, nghĩ là chẳng phải thường.Ể ỀThếỂ có nghĩa là Ềthiên lưu,Ể tức là biến thiên, đổi dời. ỀGiớiỂ có nghĩa là Ềphương vị,Ể tức là phương hướng và vị trí. Thế và giới Ồ thời gian và nơi chốn Ồ cũng có sanh có diệt, và cũng không phải là thường trụ, bất hoại. Cho nên, Đức Phật dạy chúng ta hãy nghĩ đến sự vô thường của thế giới.

ỀQuán linh-giác là Bồ-đề.Ể Quý vị hãy quán tưởng cái linh tánh giác ngộ, sáng láng Ồ linh minh giác tánh Ồ của chính mình là tánh Bồ-đề.

ỀHiểu được như thế thời đắc Đạo rất chóng vậy.Ể Nếu quý vị có thể nghiên cứu như thế, nhận thức được như thế, biết rõ được như thế, thì sẽ đắc Đạo rất nhanh. Vì quý vị hiểu được đạo lý này nên quý vị sẽ đắc đạo. Nếu không lãnh hội được đạo lý này thì chẳng thể nào đắc Đạo được!


 Tải về xem