Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
30 THÁNG 4  -  QUÊ HƯƠNG
NỖI ĐAU CHIA LÌA...
 
 


(Viết để thân tặng Quý đồng hương và chiến hữu đã một lần biết đến Nha trang)

 
 
Núi Cô Tiên ở Nha Trang


Núi Cô Tiên ở Nha Trang

 
1.- Nhà tôi nằm dưới cánh rừng dừa xanh bát ngát.Phía bắc là ngọn núi Cô Tiên, một địa danh nổi tiếng xinh đẹp của cố thổ Chiêm Thành.
 
Từ thành phố Nha Trang thơ mộng nhìn lên. Chóp núi kỳ ảo, tự bao đời,mang hình hài một người con gái đang nằm ngửa. Khuôn mặt trái xoan đẹp dịu dàng. Mái tóc xoã dài buông lơi xuống tận bờ biển đông. Với bộ ngực thanh tân. Đôi chân dài ý tứ co lên. Đôi mắt mơ màng ngước nhìn bầu trời xanh thăm thẳm. Buổi sáng, ánh nắng ban mai, khoác cho nàng
chiếc áo dài mỏng manh, đầy sắc màu óng ả. Những chiều mưa. Đằng sau tấm khăn voan màu trắng bạc buông thõng từ trời cao, nàng một mình lặng lẽ u buồn trong tà áo tím thướt tha. Đẹp nhất là những đêm trăng rằm. Dưới bầu trời trong vắt.  Trông nàng mượt mà với chiếc áo the vàng tươi mát; sắc màu nõn nà, tơ vương phơi phới. Không tìm đâu ra
trên thân mình những người gái đẹp giữa chốn trần gian mờ đục này. Ôi! thiên nhiên ở ngay bên cạnh nàng, trân quý, yêu thương nàng quá đỗi…

Xa xa, bên trái nàng, là bức tượng màu trắng sữa, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao, hiện lên vẻ uy dũng của người lính chiến Việt Nam Cộng Hoà. Và ngay sát dưới chân núi là quân trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Nơi đã sản sinh ra những chiến sĩ hùng anh trong công cuộc chống cộng cứu nước.
 
Trong bối cảnh lịch sử của một cuộc chém giết dã man giữa những người cùng chung tiên tổ. Nhà cầm quyền phương Bắc, vì lòng tham lam hiểm ác vô song, đã nhẫn tâm xua quân một phen sống mái, gây cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, Sinh Bắc Tử Nam tồi tệ bậc nhất trong dòng lịch sử nước nhà cận đại. Bao nhiêu thanh niên trai tráng miền Nam đã lên đường tòng quân cứu nước. Quyết một đi, không bao giờ trở lại.
 
Núi Cô Tiên ở Nha Trang


Núi Cô Tiên ở Nha Trang

 
Núi Cô Tiên, với cảnh sắc gợi hình đầy cảm động của một cô gái xinh đẹp, đang nằm im lìm, quyết tâm xa lánh thế nhân. Bên cạnh là hình tượng chàng lính chiến phong sương đang đứng lặng yên. Đôi mắt đăm đăm nhìn ra biển cả. Một thi nhân vô danh nào đó, tức cảnh sinh tình, đã để lại cho đời hai câu thơ bất hủ:
 
Anh đứng… muôn đời thao diễn nghỉ
 
Em nằm xoã tóc đợi nghìn thu….
 
(Có người đọc là … đợi chờ anh…)
 
Sau năm 75, tượng lính ngày xưa, qua thời mạt vận đã bị đối phương mang cờ máu tới, giật đổ tan tành. Còn cô gái nằm cô đơn, càng thêm lạnh lùng, xa lánh nhân gian. Cả hai, chưa bao giờ gặp nhau hay nói với nhau một lời ân ái nào trong cõi đời ô trọc này.
 
2.-
 
Nhưng trong khoảng không gian huyền bí đó, tôi đã gặp Xứng, một người bạn quý, phải nói là quá hiếm hoi mà Trời đã ban cho giữa thời niên thiếu.
 
Xứng hơn tôi vài tuổi. Tánh tình hiền hoà. Dáng vóc cao lớn.
 
Tôi không bao giờ quên hình ảnh người cha già của Xứng.Ông cụ quê quán Nghệ Tĩnh. Đặc biệt khuôn mặt hao gầy, trông giống lão Hồ tịch vô thần phương Bắc thời còn trong hang Pắc Pó. Trái hẳn với kẻ được sinh ra để mang tới  biết bao nhiêu nỗi thống khổ, bi luỵ cho đời; cha của Xứng lại hiền lành, đầy niềm tin bao la nơi Trời Đất.Với tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng yêu thương giúp đở mọi người. Nghe đâu, ông chỉ quen một cô gái người đồng hương. Về sau nên vợ thành chồng. Trải qua bao khó khăn, gian khổ vẫn một lòng chung thuỷ, yêu thương nhau không lìa xa.

Tuổi già, ông phụ giúp Cô Nhi Viện Tin lành Hòn Chồng Nha trang, trồngrau, chăn nuôi, để thêm món ăn ngon cho hằng trăm trẻ mồ côi, mất cha mất mẹ, nạn nhân của chiến cuộc bạo tàn.
 
Những ngày nghỉ học, Xứng thường rủ tôi leo lên núi đá, phía bên kia nhà thờ Cô Nhi Viện, để vui chơi, ngắm cảnh. Thưởng thức trái cây hoang dã ngon ngọt. Xứng bơi lội rất giỏi lại có biệt tài bắn ná, trăm phát trăm trúng. Chúng tôi thường thưởng thức những miếng thịt chim nướng thơm ngon. Những chiều hè, hai đứa cùng hăm hở  xuống Hòn Chồng, tắm biển, bắt cá, vui đùa thoả thuê. Cuộc sống êm đềm, đẹp đẽ như mộtgiấc mơ khiến  chúng tôi gần gũi thân thiết nhau thêm. Nhưng tai ác thay, bọn giặc cộng khốn kiếp kia, như những đàn quạ đen, những lũ kênh kênh, mang tai ương chết chóc đến làm vẩn đục bầu trời êm ấm của tuổi ấu thơ. Việt cộng lén lút xuất hiện với mối hận thù không đâu. Tự dưng nỗi cơn điên loạn. Ra sức quậy phá, chém giết đồng bào ruột thịt vô tội vạ. Chiến cuộc dữ dội lan tràn khắp nơi trên lảnh thổ miền Nam hiền hoà thân yêu. Vận nước ngả nghiêng. Tàn cơn chinh chiến mới vỡ lẽ ra, những đứa con hoang hung hản, nghèo đói này dám bạo gan, cướp đoạt đất đai, biển cả, hải đảo của tổ tiên để lại. Bằng mọi giá, đem dâng cho ngoại bang. Đổi chác súng đạn, xe pháo về bày mưu dối trá, giết hại những người anh em cùng chung huyết thống. Gây nên cuộc chiến chinh phân ly thống khổ, kéo dài trên ba chục năm đằng đẵng. Thực hiện cho được mưu đồ ngang ngược, dành quyền thống trị độc tôn trên cả một dân tộc hơn chín chục triệu con người.
 
Tôi không bao giờ quên ngày Xứng đến bắt tay từ giã tôi và gia đình để lên đường nhập ngũ. Chúng tôi ôm nhau giây lâu. Lòng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu.
 
Kề bên tai tôi Xứng nói khẻ, giọng chùng hẳn xuống:
 
- Quả đất tròn… cố lên mà sống….
 
Rồi Xứng đầu quân vào trường Đồng Đế. Những ngày về phép, Xứng thường hay đến thăm tôi. Hào hứng kể cho tôi nghe những gian khổ đã qua trên những bải tập trong quân trường. Những đêm di hành dã trại, vượt đèo lội suối. Những buổi đu dây tử thần thật khiếp đảm… Xứng không quên nhắc lại chuyện tình vừa chớm nở với cô gái xinh đẹp làm thâu ngân trong Câu Lạc Bộ. Cũng không quên khoe với tôi về những nụ hôn thơm hương đầu đời với cô gái trong khu nhà nhỏ, mà nhiều lần quả quyết với tôi rằng Lâu Đài Tình Ái quả có thật trên trần gian này. Lúc bấy giờ mọi thứ đối với tôi vẫn còn lạ lẫm lắm. Xứng thường hay than thở và trách móc những người tin theo cộng sản kia sao quá sức là hoang tưởng đến độ mù loà. Xứng thường cho rằng chủ thuyết tàn độc kia không bao giờ có chỗ đứng trong lòng người Việt chân chính, những người suốt đời tận tụỵ thờ cúng tổ tiên, tôn trọng đạo lý của đất trời.
 
Sau đó, Xứng tình nguyện vào Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt để trực tiếp đương đầu với cộng quân tại các tiền đồn trong vùng biên cương hẻo lánh. Theo Xứng suy nghĩ, không thể hiền với những kẻ hung bạo, dã man, mất hẳn tính người.
 
Một lần duy nhất được gặp Xứng. Tôi hãnh diện nhìn chàng thanh niên đẹp trai. Tướng tá oai phong lẫm liệt trong bộ quân phục rằn ri ôm bó lấy tấm thân lực lưỡng. Da mặt sạm nắng, trông uy nghi như một pho tượng đồng. Nhìn theo dáng Xứng xăm xăm hùng dũng bước đi, tôi lâm râm cầu nguyện xin Ơn trên phù hộ gìn giữ chàng trai trẻ nầy yên bình trong cơn chiến trận. Lần đi phép sau đó, chàng đã xin cha mẹ cưới người con gái mà chàng đã gặp và đem lòng yêu thương từ trong quân trường .
 
 
3.
 
Chiến tranh quái đản làm lỡ dở chuyện học hành. Tôi đã ghi danh vào quân trường Hải Quân Nha Trang. Nhưng rốt cuộc vận mệnh đẩy đưa, khiến tôi được thu nhận vào Quân  Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Năm tháng qua mau.Tôi và Xứng chẳng hề có dịp  gặp nhau một lần nào nữa. Tôi ra trường, phục vụ tại các đơn vị đồn trú tại Ban Mê
Thuộc, Plei Ku, Kon Tum. Ngày ngày quen sống với không khí hừng hực khói lửa chiến tranh trong vùng rừng núi.
 
Khúc quanh gãy gục của ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã kéo chúng tôi, những người lính chiến miền Nam, cùng vận mệnh cả nước xuống hố thẳm của gông cùm, bệnh tật và đói khổ.
 
Một hôm, cuối mùa thu 1975. Tại trại tù Kà tum Tây Ninh, trong lúc đang cùng với anh em đốn cây làm nhà, tôi kinh ngạc gặp lại Xứng. Tôi còn nhớ như in hình dáng của Xứng quá sức tiều tuỵ trong bộ áo quần tù xộc xệch, sọc đen sọc đỏ. Anh cho tôi biết đã bị bắt làm tù binh trong vài năm trước. Buổi gặp gỡ đường đột, cả hai mừng mừng tủi tủi. Trao nhau vài câu hỏi bâng quơ trước mặt tên cán binh Việt cộng đang đứng canh gác. Đôi mắt hắn ta long lên sòng sọc. Mặt móp cong, đanh lại dưới chiếc nón cối đội chùm hum trên đầu. Tay lăm lăm khẩu súng AK của Tàu cộng. Nòng hướng về phía chúng tôi như muốn chực nhả đạn bất cứ lúc nào. Chỉ có thế. Rồi đường ai nấy đi.
 
Nhiều năm tháng ròng rã trôi qua. Tôi bị giam cầm trong các trại tù ở cả hai miền Nam Bắc. Nhiều đêm nằm trên sạp gỗ mục, lạnh lẽo cả thể xác lẫn tâm hồn. Miệng lâm râm cầu xin cho mau qua cơn tai trời ách nước.
 
4.-
 
Trời cho sống sót. Tôi lại một mình trở về quê xưa. Không gặp một bóng người thân quen nào lúc chuyến xe lửa đậu tại ga Nha Trang trong buổi sáng sớm. Thả bộ ra tới bờ biển vắng tanh. Tôi nhanh tay cởi chiếc áo tù vất đi, mặc cho sóng gió bềnh bồng xô dạt ra khơi. Rồi một mình cuống cuồng lặn hụp trong vùng nước mặn. Vùng nước của kỷ niệm đau thương, của ký ức dày vò. Tôi say mê hít thở mùi hương quen thuộc của tình yêu trong vắt. Bỗng dưng trong không gian xôn xao bát ngát đó, lòng tôi chợt chùng xuống với tâm trạng não nề của gã thanh niên Chiêm Thành mất nước từ thuở xa xưa, khi nhớ lại quê hương này chẳng còn là của mình… Trí óc trống rỗng. Thần trí buồn thiu. Xế trưa, tôi mỏi mệt lang thang về tới Hòn Chồng.
 
Người đầu tiên đón tôi chính là người cha già tội nghiệp. Về sau này, người em út của tôi thường hay nhắc lại lúc nào ông cũng thường ra đầu ngõ đứng ngóng đợi tôi.Nghe tiếng cha tôi gọi lớn thằng Tâm về, thế là tất cả mọi người trong gia đình đều chạy ào ra vây lấy tôi mừng rỡ. Mẹ tôi với đôi mắt lờ đờ, nhìn tôi như nhìn vào chỗ không người. Tôi nhào sang, ôm lấy bà, hôn vào trán, đánh thức bà ra khỏi cơn mơ ban ngày…

Nghe tôi kể chuyện đời đã qua, cả gia đình mừng vui trong nước mắt. Mẹ tôi luôn luôn cảm tạ ơn Trời đã cứu tôi. Em tôi bắt đầu thuật lại cho tôi nghe những biến cố đau thương xảy ra trong gia đình, ngoài xã hội sau cuộc đổi đời toàn diện. Quá nhiều khổ luỵ trong thời đại nhiễu nhương. Nhưng câu chuyện của gia đình Xứng, từ bao lâu rồi, mỗi khi hồi tưởng lại, như một mũi dao nhọn, xé rách tâm can.
 
 
Núi cô Tiên thơ mộng là một địa danh lãng mạn để ngắm toàn cảnh bãi biển tinh khiết, ôm trọn thành phố biển Nha Trang.
 
5.-
Một thời gian ngắn sau năm 1975. Cha già của Xứng theo người cháu về thăm quê hương thuộc một làng nghèo ở Nghệ Tỉnh,đã qua đời vì cơn bạo bệnh không thuốc chữa.
 
Những năm sau đó, Xứng bị chuyển về trại tù Củng Sơn Tuy Hoà. Một trại giam với những cai ngục khét tiếng tàn ác.
 
Trong một buổi chiều, đứa con gái nhỏ của Xứng trốn bà nội sang chơi với con của tên cán bộ cộng sản mới từ Bắc vào Nam lập nghiệp. Sau khi trở về nhà, cha của con bạn dẫn theo tên công an phường, mặt mày hung ác. Chúng đường đột xông vào nhà khám xét vì nghi ngờ em đánh cắp chiếc đồng hồ đeo tay hai cửa sổ không người lái của y. Đứa con gái hốt hoảng lớn tiếng thề nguyền không bao giờ lấy cắp bất cứ vật gì của ai. Mặc cho những lời kêu rêu, bênh vực đứa con, đứa cháu của mẹ và bà nội. Mặc cho những tiếng la khóc đau thương tức tưởi của mọi người trong gia đình quá thấu rõ về tâm tính ngay lành của con, cháu mình.

Đau đớn thay, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, chẳng còn ai có thể bênh vực cho người bị tai bay vạ gió. Em bé gái bị trói quặt đôi tay, sụt sùi khóc lóc, run sợ lủi thủi bước theo tên công an về đồn .
 
Trước mặt mẹ và bà nội, chúng thay nhau lớn tiếng hù doạ uy hiếp em. Chúng trói tay em vào khung cửa sổ. Chửi mắng, sỉ vả em. Đang tâm tát vào khuôn mặt trái xoan tươi non, xinh đẹp của em. Một mực bắt em phải trả lại chiếc đồng hồ đã lấy. Chúng nhục mạ gọi cha em là một tên lính nguỵ gian ác, ăn gan uống máu người. Không thể nào khuất phục đứa bé gái, lại còn nghe em lớn tiếng bênh vực cho cha mình là một người tốt, thương yêu, dạy bảo em nên người. Chúng điên tiết nhào tới siết cổ, đạp đôi dép lốp nghèo nàn ghê tởm vào mặt em.
 
Hành hạ đứa con gái nhỏ miền Nam hiền lành, tội nghiệp không xong; chúng buộc bà nội và mẹ em làm giấy cam kết tìm cho ra chiếc đồng hồ đã mất. Gia đình có linh tính một cơn đại nạn, một thảm hoạ vô cùng lớn, như trận cuồng phong dữ dội đang ào ào ập tới, sắp quét sạch mọi thứ trong đời. Ai nấy đã tranh nhau bò lết, lạy lục van xin, hết lời kêu oan cho đứa bé. Than ôi! những kẻ mất hết tính người , giết đồng loại không gớm máu kia, giữa đêm khuya, vẫn lạnh lùng xua tay đuổi thẳng những kẻ khốn cùng ra ngoài đường.
 
Đứa bé gái miền Nam mới lớn. Ngày ngày chỉ biết vui chơi với bạn bè hiền ngoan cùng trang lứa trong trường học. Ham thích vui đùa, bơi lội trên bãi biển Hòn Chồng. Ưa nghe chuyện cổ tích. Tâm hồn đẹp tựa trang giấy trắng, nhưng lòng tràn đầy quả cảm. Không chịu đựng được mối nhục xảy đến quá sức đột ngột và kinh hoàng kia. Gần tối, em quỳ mọp xuống sàn nhà, ôm chân mẹ và bà nội. Bình tỉnh nói là chẳng bao giờ làm điều gì sai trái. Hết lời xin tha lỗi, vì đã không nghe theo lời khuyên dạy mà dại dột kết thân với đứa con gái của người cán bộ miền Bắc mới vào.
 
Sáng hôm sau, bà nội đánh thức đứa cháu gái dậy, mới hay nó đang nằm mê man, bất tỉnh. Bên cạnh là lọ thuốc sốt rét, bà nó đã mua sẵn cho cha đang bị bệnh trong tù. Cả nhà hốt hoảng tri la kêu cứu. Thằng em út của tôi vội vã mang xe đạp, cùng với người bạn chạy ngay xuống. Ôm xốc lấy em chở vào nhà thương Nha Trang xin cấp cứu. Nhân viên bệnh viện mới nghe qua lời tường thuật sự việc đã lặng lẽ bỏ đi hết. Một cô y tá trẻ còn quay đầu lại cay cú : Nó muốn chết thì cho chết.
 
Mẹ em gái buồn giận hoá điên. Đôi ba tháng, được người bà con dẫn theoghe vượt biên; từ lâu rồi vắng bặt tin tức.Vài năm sau đó, Xứng mãn hạn tù. Tìm tòi, hỏi han mãi mới có người cho biết : ngay tối hôm người con gái nhỏ gặp đại nạn, tên cán bộ sau khi từ đồn công an trở về nhà chợt nhớ ra, khi tắm cho mấy con heo nái, y cởi chiếc đồng hồ cũ rích, mới thu mua đâu đó, báu vật của đời y, treo trên đầu cột tre trong chuồng, đãng trí, quên biến đi. Rồi tri hô, la lối, nghi ngờ tứ tung.
 
Được tin Xứng đã trở về. Tên cán bộ hốt hoảng, nghĩ tới việc chẳng lành sẽ xảy đến, liền trốn biệt ra Bắc, nói là đi công tác.
 
Vài tháng sau khi cơn giông tố não nề phủ chụp xuống gia đình tội nghiệp kia, mẹ Xứng kiệt lực, cảm nhẹ rồi qua đời. Nhà nghèo tận mạt. Chỉ còn con chó ốm đói là trung thành với chủ,yên phận lẩn quẩn vào ra. Một buổi chiều cuối đông. Trời mây đen vần vũ. Biển động mạnh. Từng lớp sóng hung hăng tràn tuôn lên bờ. Những người hàng xóm thấy Xứng
mặc chiếc áo rằn ri. Đem khoe hình con gái dễ thương. Rồi lẳng lặng bỏ vào túi. Nhờ bạn đưa ra nghĩa trang Đồng Đế, bên cánh đồng khô, dưới chân núi Cô Tiên, để thăm mộ mẹ cùng đứa con gái nhỏ. Hai ngôi mộ bà, cháu nằm kề sát bên nhau dưới rặng tre già đang run rẩy trước gió. Chỉ có hai cây thánh giá bằng gỗ mục thay cho những tấm bia. Chiếc thánh giá đặt ở đầu ngôi mộ mẹ hơi lớn hơn so với chiếc thánh giá trên phần mộ của người con gái. Xứng vừa khóc vừa nắn nót khắc vào đó dòng chữ nghiêng nghiêng:
 
 
TIẾC THƯƠNG CON GÁI - HÀ -12 tuổi

Sau đó ít lâu, cùng với tiếng chó buồn bã tru gọi chủ mỗi đêm trong ngôi nhà tranh trống vắng, là lời hàng xóm thỏ thẻ với nhau : Thăm mộ mẹ và con về, Xứng điềm nhiên đi ra phía mé biển; ngồi trên phiến đá Hòn Chồng, chờ cho trời sẫm tối, phóng xuống biển, bơi một mạch ra khơi, không bao giờ trở lại.

6.-
Mùa hè năm 1992. Tôi từ Sài Gòn trở về thăm cha mẹ lần cuối để cùng gia đình lên đường sang Mỹ tỵ nạn cộng sản. Bọn người cực ác, ngày nào gieo rắc bao đau thương, oan trái. Lạm dụng chức quyền, đảng viên quen thói bè phái, trấn áp, bốc lột những người cô thế phương Nam. Lúc mới vào, chúng nhanh tay cướp giật đất đai, ruộng vườn, nhà cửa. Dẹp bỏ Cô Nhi Viện. Đám trẻ mồ côi tội nghiệp, bị xô đuổi ra đường, sống cù bơ cù bấc. Một thời gian dài theo đường lối xã hội chủ nghĩa ảo tưởng, khiến cuộc sống lụn bại. Chúng quay sang giao thương với các nước tư bản. Chủ nghĩa mà mới ngày nào chúng không tiếc lời mạt sát thậm tệ.

Nhiều người trở nên giàu có. Bắt đầu xây dựng nhà cao cửa rộng. Mua sắm xe cộ. Tha hồ ăn ngon mặc đẹp. Đổi đời. Khác xa một trời một vực với những ngày đói khổ,chen chúc, dắt díu nhau vào Nam kiếm sống.
 
Cái gì chúng cũng muốn vơ vét. Cả con chó vện hết mực yêu thương Xứng và gia đình chủ ngày xưa,không còn ai chăm sóc. Nghe đâu, cũng đã bị những kẻ lạ mặt, tóm cổ xơi thịt từ lúc nào. Em út tôi, cùng người bạn, có lần hốt hoảng tìm phương cứu giúp con gái Xứng, thường đau lòng khi nhắc lại chuyện xưa. Hiện nay cả hai gia đình, cùng với hằng triệu người đồng hương đã bỏ nước ra đi,  đang định cư tại tiểu bang California Hoa Kỳ.
 
7.-
Ngày lại qua ngày. Núi Cô Tiên vẫn buồn bã cô đơn nằm lặng yên trong gió. Mặc cho bao cảnh đời đã hoàn toàn đổi thay.
 
Từ phương trời tự do nhìn về quê cha. Xa xa hình ảnh non sông chập chờn. Đêm đêm mắt tôi mơ hồ nhìn thấy bức tượng đá vôi màu trắng sửa, vẫn ngạo nghễ đứng vươn mình trên đồi cao. Đôi mắt người lính chiến đăm đăm nhìn về phía chân trời vô định. Dưới chân núi bạc, mấy lá cờ máu gớm ghiếc, có cả vàng sao lạc lõng, có cả liềm búa kiêu căn rỉ sét. Tai tôi vẳng nghe trong tiếng gió chiều hiu hắt giai điệu trầm buồn ma quái, đầy mai mỉa của bản Quốc Tế Ca ”vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…”
 
Rồi : “ … cờ in máu chiến thắng mang hồn nước… đường vinh quang xây xác quân thù…”
 
Nô lệ là những ai? Nô lệ cho ai? Và tất cả đang ở đâu trong lòng dân tộc? Máu ! Máu  chiến thắng đã bao lần tuôn trào trên xác quân thù ! là những người anh em miền Nam ruột thịt. Là hàng triệu triệu đồng bào vô tội cùng chung giống nòi. Mới đây {Tháng 4/2021), tôi nghe rõ có người VN lên tiếng, đất nước đã được “ giải phóng”, đã thống nhất, bài ca nên đổi cho hợp thời hợp thế. Nhưng biết thế nào là hơp thế hợp thời. Và chỉ đòi đổi lời một bài ca để làm cái gì?
 
Xin mở một dấu ngoặc nhỏ ở đây để được thưa thêm.
 
Thời gian trôi nhanh. Tính đến nay, đã 46 năm, nghĩa là gần một nửa thế kỹ. Người viết lại câu chuyện đau thương trên đây, (như trong cổ tích?), đã nhiều lần định thôi, không bao giờ muốn nhắc lại khoảng thời gian vô cùng tồi tệ đã qua đi  trong tuổi hoa niên.
 
Cuộc đời cũng đã về chiều. Nhưng mỗi lần nhớ lại những ngày thương đau đã từng đương đầu trong cuộc sống, là bao nhiêu nỗi cay đắng xót xa lại kéo nhau về dày vò  trong tâm  tưởng. Tại sao đất nước mình phải chịu đựng một khoảng thời gian chia cách, giết hại nhau, đau thương phi lý như thế?... Để đến bây giờ, những kẻ dấy lên cuộc chiến tranh tàn hại, lại đang mừng rỡ  kéo nhau về  trên lối  xưa của những người miền Nam đã từng đi qua. Ngày nay, có người cũng đã vội vã lên tiếng cho  rằng  họ đã kịp thời quay lại đúng đường.  Nhưng tai ác thay!  Vô số bóng dáng của những ông chủ tư bản đầy quyền uy Âu, Á, Mỹ, Nam hàn, Nhật bản… lại lừng lững hiện về  trên mọi ngỏ ngách của quê hương….Và nhất là bọn Tàu phù, đang lợi dụng những kẻ cầm quyền  yếu hèn mà  ra tay cướp phá đất đai, biển cả cùng hải đảo  giàu tài nguyên của tổ tiên để lại…
 
Phải chăng vì vận nước ? Vì nghiệp dĩ do ông cha gây ra. Vì lòng người VN, nói chung quá tự tôn, chia cách…
 
Mặc dầu gian nan đau đớn đến bao lâu. Tất cả vẫn còn trơ ra đó. Như những dấu ấn ngàn năm không phai mờ trên tấm thân mẹ Việt Nam gầy còm, mang đầy thương tích, ngập ngụa trong đau thương và nước mắt…
 

TÂM NGUYÊN  NT1
 

Đỗ Hứng gởi