Thông tin
Các bài mới
Đời vua Đường Ý Tông, ở Trường An có một thầy tăng mắc bệnh ghẻ lở, hằng ngày luôn thất tha thất thiểu trong bộ áo quần rách mướp, mặt mày khô đét, thân hình gầy còm, tay chân lở loét, ai trông thấy cũng nhờm gớm. Thỉnh thoảng một vài người vì động lòng trắc ẩn, biếu cho chút ít thức ăn, ngoài ra không ai dám đến gần hoặc hỏi han điều gì cả, cho nên cũng chẳng ai biết thầy từ đâu đến và bệnh tật ra sao.
Thiền sư Nguyên Khê, kết am tại Nhạc Bàng Ô, đã từng truyền giới cho thần núi. Trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, viết: "Ngày nọ, có một dị nhân, đầu đội mão rộng, thân mặc cân đai, dẫn rất nhiều người, thư thả đi vào am, bảo rằng muốn yết kiến Đại Sư. Thấy hình mạo kỳ lạ phi thường, Đại Sư hỏi: - Lành thay! Nhân giả vì cớ gì mà đến đây? Thần đáp: - Đại Sư nhận ra con không? - Ta chỉ dùng mắt bình đẳng mà quán chư Phật cùng tất cả chúng sanh, sao lại có phân biệt! - Con vốn là thần trụ núi này, và cầm nắm sanh tử con người trong vùng. Đại Sư có nhận biết không?
1. Nội Khảo: - Có người trong lúc tu tập, bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam, giận hờn, dục nhiễm, ganh ghét, khinh mạn, nghi ngờ, hoặc si mê dễ hôn trầm buồn ngủ. Những tâm niệm ấy đôi khi phát hiện rất mãnh liệt, gặp duyên sự nhỏ cũng dễ sanh cau có bực mình. Nhiều lúc trong giấc mơ, lại thấy các tướng thiện ác biến chuyển. Trong đây những tình tiết chi ly không thể tả hết được. Gặp cảnh này, hành giả phải ý thức đó là do công năng tu hành nên nghiệp tướng phát hiện. 
Cách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chị bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.” Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. 
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này. 1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ. Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.
Ông bạn tôi quả quyết: “Muốn hỏi thăm về người Việt tại một địa phương nào, cứ vào bất cứ tiệm nail nào mà hỏi. Bảo đảm 90% tiệm là của người Việt”. Tôi nghĩ ông bạn tôi nói không ngoa. Có lần tôi qua chơi Plattsburg, một thị trấn nho nhỏ nằm gần biên giới Canada, thuộc tiểu bang New York, thấy một tiệm nail, vào hỏi thăm, y chang là Mít ta. Ngay tại Montreal, tiệm nail hầu như đều do con rồng cháu tiên cầm trịch. Tôi có một ông bạn già, rất nhạy bén với thương trường, từ Việt Nam qua Canada, ông xoay nhiều nghề, nghề nào cũng thành công. 
Pháp âm
Pháp thoại
TÌM KIẾM
- Thiên tai không có nghĩa là tai ương của trời vì trời không có tai ương mà chính là loài người chúng ta chịu tai ương. Nhân họa là việc mình tự làm tự thọ.
- Khi tu hành không nên đi tìm đạo ở Nam Sơn, Bắc Hải hoặc ở Tây Thiên, ở Ðông Ðộ. Ðạo thì ở ngay nơi thân mình, do vậy chẳng nên hướng ngoại tìm cầu. Song le con người thì lúc nào cũng thích tìm kiếm nơi chốn xa xăm, cao siêu.
- Tánh tình người ta thì ích kỷ lắm. Biết rằng chuyện này không đúng, nhưng có lợi cho mình thì cứ cắm đầu mà làm. Do đó:
- Khuyến quân vi thiện, viết vô tiền: hữu dã vô.
Họa đáo lâm đầu, dụng vạn thiên: vô dã hữu.
Nhược yếu dữ quân đàm thiện sự: khứ dã mang.
Nhất triều mệnh tận, tán hoàng tuyền: mang dã khứ.
Nghĩa là:
- Khuyên ngài làm lành, (ngài nói rằng:) chẳng có tiền: có tiền cũng nói không.
Họa rớt xuống đầu, dùng trăm ngàn: không tiền cũng phải có.
Nếu muốn cùng ngài bàn việc lành: đi cũng mắc bận.
Ngày kia mạng hết xuống hoàng tuyền: bận rộn cũng phải đi.
- Người học Phật nên trước tiên học chịu bị thua thiệt, không tham chiếm tiện nghi. Chuyện gì cũng phải biết buông xả. Có buông bỏ mới có chứng đắc.
- Mọi pháp đều là Phật pháp, đều không thể nắm bắt. Nhưng ta cũng có thể nói rằng mọi pháp đều chẳng phải là Phật pháp. Nói tóm: Khi học Phật, ta cần buông xả tất cả mọi chấp trước. Quét sạch hết mọi pháp, rời bỏ mọi hình tướng. Cái gì có hình tướng, đều là hư vọng, chẳng thể nắm bắt. Nếu thấy mọi sắc tướng là không có tướng, thì tức là thấy đặng Như Lai.
- Ðiều tối kỵ của người học Phật là có chấp trước. Khi chưa học Phật thì chẳng có mấy chấp trước; sau khi học Phật rồi lại có nhiều chấp trước hơn! Thật ra vạn sự vạn vật lúc nào cũng diễn bày chân lý. Nếu bạn giác ngộ thì tự nhiên quán thông mọi sự. Nếu bạn chẳng giác ngộ thì càng chấp trước thì càng lún sâu, càng mê muội.
- Mỗi người tín đồ Phật giáo đều phải gánh trách nhiệm làm Phật giáo hưng thạnh.
- Nghiệp lực mạnh nhất trong thế giới là nghiệp sát sinh. Quả báo của nghiệp sát sinh thì nặng hơn các nghiệp khác. Chúng sinh cứ hỗ tương tàn sát lẫn nhau, hỗ tương báo thù nhau, thật là việc tối bi thảm trong thế giới này vậy.
- Người tu phải luyện công phu nhẫn nhục. Nhẫn lạnh, nhẫn nóng, nhẫn gió, nhẫn mưa, nhịn đói, nhịn khát, chịu chửi, chịu đánh. Mình nên học tinh thần của Bồ Tát Thường Bất Khinh: Bất luận ai đối với tôi không tốt, tôi cũng chẳng sinh lòng giận dữ, tôi chỉ đem tâm thành đối xử với họ, khiến họ tự nhiên cảm hóa, biến vũ khí thành lụa là.
- Vì sao cần tu hành? Vì ta ngu si, chỉ làm toàn chuyện điên đảo, chịu khổ trong luân hồi, không được tự tại.
- Mệnh vận của nhân sinh là do nghiệp lực chiêu cảm mà ra. Chúng ta không nên để bẩm chất, thói quen dắt dẫn mình, cũng đừng để dục vọng, vật chất làm mê mờ. Mình cần phải sáng tạo vận mệnh, lèo lái vận mạng. Muốn sửa đổi vận mạng thì phải làm cho nhiều việc công đức. Lúc ấy, khi bạn gặp nạn tự nhiên điều lành sẽ tới. Ðiều dữ sẽ biến thành điều kiết tường. Rằng: Hãy làm việc tốt, chớ hỏi sẽ được kết quả gì trong tương lai.
- Ai ai cũng biết nhẫn nhục thì đưa mình tới bờ giải thoát. Nhưng khi gặp phải cảnh giới (chuyện nghịch với lòng mình) thì không thể nhẫn nhịn nổi. Lửa vô minh cao ba thước chỉ trong thoáng chốc đốt sạch hết mọi công đức tích lũy trong bao năm tháng.
- Hễ quán sát mà được tự tại thì thành Bồ Tát. Quán sát mà không được tự tại thì là phàm phu.
- Phải đối xử tốt với mọi người: Dùng lòng từ bi hỉ xả mà đối đãi họ. Với ai mình cũng phải có lòng từ bi. Dù cho y là kẻ xấu xa nhất đi nữa, mình cũng phải tỏ lòng từ bi, để cảm hóa họ. Nếu lần này cảm hóa chẳng đặng thì chờ lần sau sẽ cảm hóa nữa. Ðời này chẳng thể cảm hóa thì mình phát nguyện đời sau nhất định mình sẽ cảm hóa được y, khiến y sửa ác, làm lành. trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát vì muốn độ một chúng sinh mà đi theo kẻ ấy không biết mấy đại kiếp. Bất kể là gian nan khốn khổ, nghịch cảnh gì ngài cũng chẳng thối tâm, một lòng mong muốn cảm hóa kẻ kia mà thôi.
- Muốn thành Phật mình nhất định phải đoạn trừ dục vọng , cắt đứt ái tình, thanh tâm, ít dục thì mới khai đại trí huệ được.
- Tu hành là tu cái gì? Chính là tu cái tâm. Tâm phải ra sao? Phải chuyên nhất. Rằng: Ðược M"T, vạn sự đều xong. Phải chuyên nhất ý chí tu hành. Ý niệm chuyên nhất rồi thì trí huệ mới khai mở. Ý niệm không chuyên nhất thì tâm sẽ hướng ngoại truy đuổi.
- Người tu đạo cần phải đừng nổi nóng. Ai chẳng có tánh nóng nảy thì hợp nhất với đạo, hợp nhất với pháp. Khi bạn không nóng nảy thì lòng sân hận sẽ chẳng có; khi lòng sân hận chẳng có thì bạn chẳng còn ngu si nữa. Vì sao mình ngu si? Bởi vì lòng sân hận của mình quá lớn. Một khi nổi nóng thì chuyện gì cũng không sợ cả: chẳng sợ trời, chẳng sợ đất. Lúc ấy mình bài bác lý nhân quả, điên đảo chuyện trắng đen, làm việc gì cũng không hợp với giới luật, không hợp với pháp luật, không hợp với nhân tình đạo lý.
- Người học Phật chúng ta trước hết siêng năng tu giới định huệ, trừ diệt tham sân si. Ðây là việc mỗi người cá nhân mình phải thực hành, áp dụng nơi thể xác này, thật sự dụng công. Không phải rằng mình kêu kẻ khác siêng năng tu giới định huệ, trừ diệt tham sân si, mà là phải tự mình chân thật tu hành.
- Không nên có tâm cuồng vọng, dã tâm, ngu si vọng tưởng nhiều như vậy. Cứ suy nghĩ loạn xạ là việc chẳng giúp ích gì trong chuyện tu hành.
- Muốn hiểu thấu cái mê muội của chính mình thì phải biết phản văn, văn tự tánh - xoay cái nghe lại để lắng nghe tự tánh.
- Tu thì phải biết từ tâm hạ khí. Từ tâm nghĩa là đối với ai mình cũng hiền từ, từ bi. Hạ khí nghĩa là không có cống cao ngã mạn, không có chấp trước vào bốn tướng. Phá trừ hết tất cả chấp trước đó thì mới tu Bồ Tát đạo được.
- Bạn hãy đọc kinh Không Nổi Nóng, đọc kinh Không Chửi Bới, đọc kinh Không Sân Giận. Ðọc được ba bộ kinh này rồi thì rất mau sẽ thành Phật.
- Người chân chính tu đạo thì: Cử động hành vi tự kiểm thúc, đi đứng nằm ngồi chẳng rời nhà. Ðừng nên làm cái gương, chỉ chuyên môn phản chiếu ảnh người ta (hiện lên trên gương) nhưng không tự phản chiếu chính mình.
- Người tu tập thiền định thì nơi nào lúc nào cũng phải tu tập thiền định. Nghĩa là cần phải thu nhiếp thân tâm, không buông lung, không tán loạn.
- Người xuất gia là gương tốt cho kẻ tại gia. Nếu bạn không làm gương tốt thì người tại gia sẽ không tin tưởng. Lúc ấy sức ảnh hưởng của bạn sẽ chẳng còn. Do đó người xuất gia cần phải làm gương tốt cho người tại gia.
- Người tu chúng ta nên ăn đồ đạm bạc, chẳng có mùi vị gì cả. Vậy thì mới phá được chấp trước, trừ được tật xấu của mình.
- Nếu mình không hao tán tinh khí thần thì có hay không có ăn uống không thành vấn đề nữa. Chính bởi vì mình ngày ngày cứ xoay chuyển trong cảnh giới hữu lậu nên mới cần phải ăn uống.
- Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật tông. Người tu trì chú thì phải chuyên tâm học Mật tông. Người tu niệm phật thì cũng phải chuyên tâm niệm Phật. Khi niệm tới chỗ nhất tâm không tạp loạn thì tuyệt đối bạn sẽ vãng sinh thế giới Cực Lạc. Bạn chớ nên vừa học thiền, lại muốn học giáo, lại muốn học luật, lại muốn học mật, lại muốn học tịnh. Khi bạn tham nhiều món thì khó mà nhai cho kỹ. Mình phải chuyên nhất tâm chí, dụng công tu hành thì mới thành tựu. Giống như bạn chỉ có một cái miệng, ngậm đầy mồm thức ăn, thì không làm sao nhai cho nát được. Miệng quá đầy, muốn ăn cơm cũng nuốt không vô. Học Phật cũng vậy: Bạn phải từ từ từng bước từng bước tuần tự, chầm chậm tiến lên. Ðừng ham mau ham lẹ. Rằng: Dục tốc, bất đạt - Muốn mau thì chẳng tới nơi.
- Chân chính nhẫn nại là sao? Ðối với những người không như bạn, địa vị của họ thấp hơn bạn, trí huệ của họ cũng kém bạn, học vấn cũng chẳng bằng: Thứ gì họ cũng thua bạn. Khi họ chẳng lịch sự, nhã nhặn tử tế đối xử với bạn, bạn có thể nhẫn nại thì đó chính là sự nhẫn nhục chân chính. Sự nhẫn nhục này không phải là sự nhẫn nhục đối với kẻ địa vị cao hơn bạn. Ðối với kẻ địa vị cao hơn: Bạn gọi là bị khuất phục, không phải nhẫn nại.
- Nổi nóng là ác. Không nổi nóng là thiện.
- Người học Phật không nên hướng ngoại: Ðông tây nam bắc, chỗ nào cũng đi đây đi đó, lãng phí hết thời gian.
- Vì sao người ta có bịnh? Vì lúc bình thường không chú trọng đến sức khỏe. Người tại gia nên bớt làm việc dâm dục, tăng cường việc thể dục, vận động. Ðó là căn bản của sức khỏe. Nếu bạn cứ suốt ngày hành dâm, không giữ phép tắc quy củ thì thân thể vĩnh viễn không thể khỏe khoắn được.
- Vật cực tất phản, bỉ cực thái lai - việc phát triển tới cực điểm thì sẽ quay ngược hướng, bế tắc đến cực điểm thì sẽ hanh thông. Phản giả: Ðạo chi động, nhược giả đạo chi dụng - Có việc tương phản thì (đạo) mới có chuyển động, cái hữu dụng (của đạo) nằm trong sự mềm yếu. Nếu bạn có thể nhìn bề trái của mọi chuyện để tìm điều hay điều tốt thì mọi sự sẽ OK, không có gì rắc rối.
- Lúc ăn uống, bất luận là đồ chín đồ sượng, đồ ngon đồ dở, không nên chấp trước vào mùi vị của nó.
- Người tu đạo ở nơi nào cũng phải biết tiết kiệm giữ phước, không nên lãng phí tiền bạc của cải. Làm như vậy lâu ngày chày tháng thì sẽ tích lũy đức hạnh cho chính mình. Do hạt giống tiết kiệm như vậy, sẽ sinh ra cây lá sum sê, quả trái cũng tràn đầy. Nếu không phân bón, tưới nước chăm sóc thì cây lá rất dễ khô héo rồi chết mất. Do đó người tu đạo phải chú trọng đến đức hạnh, là giới điều căn bản đệ nhất.
- Ở đời này, kẻ muốn cái giả thì vất bỏ cái thật đi. Bạn muốn tìm cái thật thì phải buông bỏ cái giả. Chẳng thể muốn tu pháp xuất thế mà chẳng buông bỏ pháp thế gian.
- Phật pháp là tôn giáo đề xướng lý vô ngã, không tán thành việc xem tướng, coi tử vi, bói toán, càng không tin vào phong thủy. Bởi vì những thứ ấy đi ngược lại với Phật pháp, ngược với đạo. Do đó mới cấm chỉ không phổ biến trong đạo. Khi mình tin vào những thứ ấy thì sẽ tồn tại cái ngã. Từ đó tất mọi chuyện đều từ cái ngã này có, đều vì cái ngã này mà tính toán. Có ngã, không có người, là lý chẳng phù hợp với Phật pháp.
- Pháp mà tôi thuyết thì giản dị nông cạn lắm. Pháp gì? Là pháp ăn uống, mặc áo quần, ngủ nghỉ. Do đó có người tới cầu pháp, tôi liền dạy họ nên ăn ít một chút, mặc ít một chút, ngủ ít một chút. Bởi vì: Bớt mặc thì tăng phước, bớt ăn thì tăng thọ, bớt ngủ thì tăng lộc. Nếu ba ngôi sao này (phước lộc thọ) cùng chiếu vào, chẳng phải đó cũng là Phật pháp sao?
- Trong gan nếu không lửa, (không nổi giận)
Bịnh gì cũng tránh thoát.
Ðây là thuốc nhiệm mầu,
Lại bị cất một xó. (không chịu dùng)
Ta bà ha!
- Chấp trước nghĩa là gì? Khi không tin vào nhân quả bạn sẽ sinh lòng chấp trước sâu dày. Thứ chấp trước này đưa tới việc hủy báng, cho rằng chẳng có lý nhân quả. Do vậy người Phật tử phải nhận diện rõ lý nhân quả. Vì sao cần tin sâu nhân quả? Không tin nhân quả, bạn khó làm người Phật tử. Không đọc tụng đại thừa kinh điển, thì sẽ không khai trí huệ.
- Thế nào là vọng tưởng? Tức là dục vọng tràn ngập.
- Siêng năng trì giới cần thực hành ở chỗ người ta không thể thấy. Không phải là siêng năng trước mặt kẻ khác, giữ giới trước mặt người ta. Phải tại nơi một mình bạn đơn độc, mà siêng năng trì giới.
- Hôm nay tu, nghĩ rằng mai thành Phật! Vừa cuốc đất đã tưởng đào xong giếng! Không có việc đó đâu! Tu hành thì như mài sắt thành kim, công phu đầy đủ thì tự nhiên thành tựu.
- Tôi sửa chữ Phật giáo thành Tâm giáo vì rằng ai ai cũng có tâm. Tu hành là bỏ vọng tâm, tồn chân tâm. Còn vọng tâm thì còn là phàm phu, có chân tâm thì là Phật.
- Khi tham thiền tới chỗ chín mùi thì chẳng những không còn vọng tượng mà tánh nóng cũng tiêu tan, phiền não giảm bớt, nhân phẩm sẽ cao vút, khí độ cũng thêm vĩ đại.
- Tông chỉ của Phật giáo là ai cũng có thể thành Phật. Những chúng sinh trong hiện tại là cha mẹ của mình trong quá khứ, đồng thời cũng là chư Phật trong tương lai. Nếu mình sinh lòng sân hận với chúng sinh thì cũng chính là sinh lòng sân hận cha mẹ và chư Phật vậy. Mình sẽ trở thành kẻ đại bất hiếu.
- Khi mình đang ở trong thời tai nạn bịnh hoạn nhiễu nhương, mình nên chân thật, thành khẩn dụng công tu hành thì mới biến khí xấu xa thành kiết tường, tai kiếp hóa ra bình an.
- Khi ở trong vòng sinh tử, mình muốn thoát sinh tử thì phải bỏ ra chút sức lực. Chẳng dễ dàng thoát sinh tử đâu. Dùng sức lực nghĩa là sao? Tức là làm bất kỳ chuyện gì mình phải chân thật làm nó. Gặp phải nghịch cảnh, càng khó khăn trắc trở, càng phải không động tâm, không nổi giận nóng nảy. Ðó tức là chăm sóc miếng đất trong tâm mình, hàm dưỡng bầu trời của tự tánh. Làm như vậy thì mình thêm vào chính khí giữa trời đất. Mình mới đúng là người chân chính tu đạo, thật sự tin Phật.
nh điển hình
Kinh sách mới
Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương : 1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Ðông, Ðức Phật A Súc là chủ. 2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Đức Phật Bảo Sinh là chủ. 3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ. 4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Đức Phật A Di Ðà là chủ. 5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Đức Phật Thành Tựu là chủ.
Nếu người không có căn lành, thì đừng nói đến tụng niệm, dù ba chữ « Chú Lăng Nghiêm » cũng không nghe được, cũng không có cơ hội nghe được. Các vị bây giờ dùng máy vi tính tính thử xem, dùng thần não của bạn tính thử xem, hiện tại trên thế giới nầy, người tụng Chú Lăng Nghiêm nhiều, hay là người không biết tụng Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Người nghe được tên Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Hay là người không nghe được tên Chú Lăng Nghiêm nhiều ? Cho nên các vị đừng xem mình là người rất bình thường, bạn đã nghe được Phật pháp, đây đều là trong vô lượng kiếp về trước đã từng gieo trồng căn lành, đắc được diệu pháp thâm sâu vô thượng, các vị đừng để pháp môn nầy trôi qua.
Bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy còn gọi là Kinh Pháp Giới, cũng gọi là Kinh Hư Không, tận hư không khắp pháp giới, chẳng có một nơi nào mà chẳng có Kinh Hoa Nghiêm ở đó. Chỗ ở của Kinh Hoa Nghiêm tức cũng là chỗ ở của Phật, cũng là chỗ ở của Pháp, cũng là chỗ ở của Hiền Thánh Tăng. Cho nên khi Phật vừa mới thành chánh giác, thì nói bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy, để giáo hoá tất cả pháp thân Ðại Sĩ . Vì bộ Kinh nầy là Kinh vi diệu không thể nghĩ bàn, do đó bộ Kinh nầy được bảo tồn ở dưới Long cung, do Long Vương bảo hộ giữ gìn. Về sau do Ngài Bồ Tát Long Thọ, xuống dưới Long cung đọc thuộc lòng và ghi nhớ bộ Kinh nầy, sau đó lưu truyền trên thế gian.
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử ở chỗ Dạ Thần Hỉ Mục Quán Sát Chúng Sinh, nghe môn giải thoát Phổ hỉ tràng, tin hiểu hướng vào, biết rõ tuỳ thuận, suy gẫm tu tập. Nhớ hết những lời dạy của thiện tri thức, tâm không tạm xả, các căn chẳng tán, một lòng muốn gặp được thiện tri thức. Siêng cầu khắp mười phương không giải đãi. Muốn thường gần gũi sinh các công đức, đồng một căn lành với thiện tri thức. Đắc được hạnh phương tiện thiện xảo của thiện tri thức. Nương thiện tri thức vào biển tinh tấn, trong vô lượng kiếp thường chẳng xa lìa. Nguyện như vậy rồi, bèn đi đến chỗ Dạ Thần Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức.
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử một lòng muốn đi đến chỗ Ma Gia phu nhân, tức thời đắc được trí huệ quán cảnh giới Phật.Bèn nghĩ như vầy: Thiện tri thức nầy xa lìa thế gian. Trụ nơi không chỗ trụ, vượt qua sáu xứ. Lìa tất cả chấp trước. Biết đạo vô ngại, đủ tịnh pháp thân. Dùng nghiệp như huyễn mà hiện hoá thân. Dùng trí như huyễn mà quán thế gian. Dùng nguyện như huyễn mà giữ thân Phật. Thân tuỳ ý sinh, thân không sinh diệt, thân không đến đi, thân chẳng hư thật, thân chẳng biến hoại, thân không khởi tận, thân hết thảy tướng đều một tướng, thân lìa hai bên, thân không y xứ, thân vô cùng tận, ...
Tôi tin rằng bộ Kinh nầy được giảng lần đầu tiên tại nước Mỹ, các vị cũng là những người đầu tiên được nghe. Bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy, là vua trong các Kinh Phật, cũng là vua trong vua. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng là vua trong các Kinh, nhưng không thể gọi là vua trong vua. Bộ Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật nầy, là vua trong vua, là bộ Kinh dài nhất trong Kinh điển đại thừa mà đức Phật nói, nhưng thời gian nói không dài quá, chỉ trong hai mươi mốt ngày, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói xong bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ở trong năm tầng nghĩa lý huyền diệu, thì huyền nghĩa thứ nhất là giải thích tên Kinh. Bộ Kinh nầy dùng Diệu Pháp Liên Hoa làm tên. Diệu Pháp là pháp, Liên Hoa là ví dụ, vì Phật Pháp vi diệu thâm sâu, một số người không dễ gì hiểu nổi, cho nên dùng liên hoa (hoa sen) để ví dụ, do đó bộ Kinh nầy lấy pháp và dụ làm tên. Cứu kính thì diệu pháp là gì ? diệu đến cỡ nào ? tốt đến cỡ nào ? Nay tôi nói cho bạn biết, sự diệu nầy không thể dùng tâm suy nghĩ, không thể dùng lời bàn luận, không thể dùng tâm để dò, nghĩ cũng nghĩ không hiểu nổi; nghĩ muốn hiểu biết thì nói không đến được sự diệu của nó.
Bấy giờ, Ngài Xá Lợi Phất hớn hở vui mừng, bèn đứng dậy chắp tay chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, mà bạch Phật rằng : Hôm nay nghe đức Thế Tôn nói pháp nầy, tâm con rất hớn hở được chưa từng có. Tại sao ? Vì xưa kia con theo Phật nghe pháp như vầy : Thấy các vị Bồ Tát được thọ ký sẽ thành Phật, mà chúng con chẳng được dự vào việc đó, rất tự cảm thương, mất đi vô lượng tri kiến của Như Lai. Ðức Thế Tôn ! Con thường một mình ở dưới gốc cây nơi rừng núi, hoặc ngồi hoặc đi kinh hành, bèn nghĩ thế nầy : Chúng con đồng vào pháp tánh, tại sao đức Như Lai dùng pháp tiểu thừa mà tế độ ? Ðó là lỗi của chúng con, chứ chẳng phải đức Thế Tôn vậy.
Quyển Ý Nghĩa Đời Người này rất thâm thuý, tuy cố H.T Tuyên Hoá thuyết giảng lời lẽ giản dị, mộc mạc, nhưng nghĩa lý rất cao thâm huyền diệu, đi vào tâm người. Nếu người tu học, đọc hết quyển sách này, y theo trong đó mà thực hành, thì sẽ giác ngộ được ít nhiều ngay trong đời này, không cần phải tìm cầu đâu xa vời. Đặc biệt cố Hoà Thượng nhấn mạnh về Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành đó là : Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối. Sáu đại tông chỉ này cũng có thể nói là kim chỉ nam của người tu hành, dù xuất gia, hay tại gia, đều lợi lạc vô cùng, nhất là thời đại ngày nay.