Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Trở về
Cẩm nang 2011 - Life handbook2011
Trung Nguyen gởi
 

LIFE HANDBOOK for 2011 / CẨM NANG 2011

 

Health / Sức khỏe:

1. Drink plenty of water. Uống nhiều nước.

2. Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar. - Ăn sáng giống như vua, ăn trưa giống như ông hoàng và ăn tối giống như kẻ ăn xin.

3. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that s manufactured in plants. - Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.

4. Live with the 3 E's -- Energy, Enthusiasm and Empathy. - Sống với 3 N – Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái

5. Make time to pray.. Tìm ra thì giờ mà cầu nguyện.

6. Play more games. Chơi trò chơi nhiều hơn.

7. Read more books than you did in 2009. - Đọc nhiều sách hơn năm 2008.

8. Sit in silence for at least 10 minutes each day. - Ngồi yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.

9. Sleep for 7 hours. Ngủ 7 giờ.

10. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile. - Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.

 

Personality / Nhân cách:

11. Don't compare your life to others'. You have no idea what their journey is all about. - Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu.

12. Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment. - Đừng có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào khoảnh khắc hiện tại tích cực.

13. Don't over do. Keep your limits. - Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn.

14. Don't take yourself so seriously. No one else does. - Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai để ý bạn ‎đâu.

15. Don't waste your precious energy on gossip. - Đừng phí năng lực quý ‎ báu vào chuyện ngồi lê đôi mách.

16. Dream more while you are awake. - Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức.

17. Envy is a waste of time. You already have all you need.. - Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.

18. Forget issues of the past. Don't remind your partner with His/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness. - Hãy quên đi những chuyện quá khứ. Đừng nhắc cho vợ/chồng của bạn nhớ lại những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm hỏng hạnh phúc hiện tại của bạn.

19.. Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others. - Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào. Đừng ghét những người khác.

20. Make peace with your past so it won't spoil the present. - Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện tại.

21. No one is in charge of your happiness except you. - Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn.

22... Realize that life is a school and you are here to learn. - Problems are simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra class but the lessons you learn will last a lifetime.. - Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...

23. Smile and laugh more.. - Mỉm cười và cười nhiều hơn.

24. You don't have to win every argument. Agree to disagree. - Bạn không buộc phải thắng mọi đểm đâu. Hãy đồng ‎ ý với việc không đồng ý.

 

Society / Xã hội:

25. Call your family often. - Hãy thăm viếng gia đình bạn thường xuyên.

26. Each day give something good to others. - Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác..

27. Forgive everyone for everything. - Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự..

28. Spend time with people over the age of 70 & under the age of 6. - Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi.

29. Try to make at least three people smile each day. - Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày.

30. What other people think of you is none of your business. - Không cần biết những điều người khác nghĩ về bạn.

31. Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch. - Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn.

 

Life / Đời sống:

32. Do the right thing! - Hãy làm chuyện đúng!

33. Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful. - Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui.

34. GOD heals everything... - TRỜI chữa lành mọi sự…

35. However good or bad a situation is, it will change. - Cho dù một hoàn cảnh tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi.

36. No matter how you feel, get up, dress up and show up. - Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy ra khỏi giường, chưng diện lên và khoe thiên hạ.

37. The best is yet to come. - Điều tốt nhất sẽ đến.

38. When you awake alive in the morning, thank GOD for it. - Mỗi sáng thức dậy mà còn sống, hãy cám ơn TRỜI về điều ấy.

39. Your Inner most is always happy. So, be happy. - Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi...

Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:

40. Please Forward this to everyone you care about. - Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm

16 bí quyết bảo vệ khớp

 

 

Nước đá là một loại thuốc giúp giảm đau không tốn tiền

 Có rất nhiều cách đơn giản có thể giúp bạn bảo vệ khớp khỏe mạnh.

Hãy tham khảo 16 bí quyết dưới đây:

1. Vận động giúp ngăn ngừa đau khớp: Thường xuyên vận động sẽ giữ khớp luôn khỏe mạnh vì khi bạn vận động càng nhiều, càng giúp giảm hiện tượng bị cứng khớp. Hãy thường xuyên thay đổi tư thế bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đang đọc sách, làm việc, xem tivi… Bên cạnh đó, dành ít phút nghỉ ngơi và di chuyển vài vòng quanh bàn sau mỗi giờ, ngay trong phòng làm việc.

2. Tránh vận động quá sức: Khi bạn vận động gắng sức hoặc bị chấn thương, phần sụn ở cuối các khớp có thể bị vỡ, gây nên tình trạng co hẹp không gian hoạt động của khớp và xương sẽ bị cọ xát với nhau. Lúc ấy, chứng đau xương sẽ phát triển và có thể dẫn đến tình trạng viêm, sưng, cứng ở khớp, đồng thời có nhiều khả năng gây nên chứng viêm khớp xương mạn tính - một thể thông thường nhất của chứng viêm khớp. Một dạng khác của chứng viêm khớp là viêm khớp mạn tính tăng dần - tình trạng viêm nghiêm trọng xảy ra ở các khớp cổ tay, bàn tay, đầu gối và bàn chân.

3. Bảo vệ cơ thể và các khớp xương: Khi bạn bị chấn thương có thể gây nên tình trạng tổn hại các khớp. Vì thế, bảo vệ các khớp xương trong các hoạt động hàng ngày là việc hết sức quan trọng. Bạn nên trang bị những tấm đệm lót ở khuỷu tay và đầu gối khi tham gia vào các hoạt động có nguy cơ chấn thương cao như trượt băng, đá bóng… Trong trường hợp cảm thấy khớp cổ tay bị đau, hãy nghĩ tới việc ổn định khớp bằng cách mang dây đai quanh cổ tay khi chơi tennis hoặc chơi golf…

4. Duy trì trọng lượng lý tưởng giúp các khớp khỏe mạnh: Bạn đang bị đau khớp? Hãy cố gắng giảm đi chừng vài cân, bạn sẽ cảm nhận được vùng hông, đầu gối, cổ và lưng của bạn giảm căng thẳng đi trông thấy. Khi bạn tăng cân sẽ khiến “trọng tải” bị tăng lên ở các khớp, làm gia tăng nguy cơ bị vỡ sụn. Theo các chuyên gia, những người béo phì có thể mang trong người một lượng cao các chất gây viêm. Ngay cả trong trường hợp chỉ giảm một ít trọng lượng cũng rất có lợi cho các khớp của bạn. Bạn nên biết rằng, mỗi một cân bạn giảm đi có thể giúp giảm một áp lực bằng 4 cân lên đầu gối.

5. Đừng duỗi cơ trước khi luyện tập: Các chuyên gia cho biết, việc duỗi cơ trước khi luyện tập thể lực có thể gây ra tình trạng căng cơ, làm gia tăng nguy cơ bị “chuột rút” hoặc rách cơ. Ngoài ra, khi duỗi các khớp quá mức rất dễ bị chấn thương, đặc biệt đối với những người bị chứng viêm khớp. Thay vì khởi động mạnh, bạn chỉ nên thực hiện những thao tác như đá chân chậm vài lần trước lúc bơi. Việc “làm nóng” nhẹ nhàng này không chỉ có lợi cho cơ, mà còn làm nới lỏng các khớp, dây chằng và gân xung quanh khớp.

6. Luyện tập những bài tập ít ảnh hưởng đến khớp: Theo các chuyên gia, để bảo vệ các khớp của bạn, tốt nhất nên chọn những bài tập tác động ít đến các khớp, như chạy xe đạp và bơi lội. Bởi vì những bài tập ảnh hưởng nhiều đến các khớp, như đấm đá bao cát… có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khớp và làm tổn hại sụn. Những bài tập nâng tạ nhẹ cũng là sự lựa chọn tốt cho các khớp. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị chứng viêm khớp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các môn luyện tập phù hợp với bạn.

7. Tăng cường độ khỏe của các cơ quanh khớp: Các cơ mạnh khỏe quanh khớp có thể giúp làm giảm áp lực lên các khớp ở đó. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, khi các cơ ở bắp đùi của bạn bị yếu đi có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp xương mạn tính ở đầu gối. Bạn chỉ cần luyện tập sao cho sức mạnh của các cơ bắp tăng lên một ít là có thể kéo giảm được nguy cơ này. Ngoài ra, bạn cần tránh vận động nhanh, mạnh hoặc lặp lại các thao tác khi khớp của bạn đã có triệu chứng đau.

8. Thực hiện thao tác vận động đúng, giúp khớp khỏe: Vận động khớp quanh phạm vi di chuyển của khớp có thể giúp giảm tình trạng cứng và tăng cường tính uyển chuyển của khớp. Phạm vi di chuyển của khớp ám chỉ đến sự vận động hết mức của khớp theo những hướng nhất định. Nếu bạn bị chứng viêm khớp, bác sĩ hoặc các nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị bạn thực hiện các bài tập nhằm tăng cường khả năng vận động các khớp quanh phạm vi hoạt động của chúng mỗi ngày.

9. Tạo độ khỏe khoắn ở các cơ trung tâm: Các cơ vùng bụng và cơ lưng khỏe sẽ giúp duy trì mức độ thăng bằng của cơ thể. Việc giữ thăng bằng cơ thể càng tốt thì khả năng bị tổn hại các cơ càng ít (do bị té ngã hoặc các chấn thương khác). Vì thế, việc luyện tập để tạo độ khỏe khoắn cho các cơ trung tâm là hết sức cần thiết.

10. Biết mức giới hạn hoạt động của khớp: Bạn có triệu chứng các cơ bị đau sau khi luyện tập thể chất là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu hiện tượng đau kéo dài hơn 48 giờ, có thể do bạn đã tạo quá nhiều áp lực lên các khớp. Đừng nên luyện tập quá sức như thế, nếu không, bạn sẽ bị chấn thương hoặc gây tổn hại khớp.

11. Ăn cá để giảm tình trạng viêm: Nếu bạn bị đau khớp do chứng viêm khớp tăng dần gây nên, hãy ăn nhiều cá. Các loại cá nước lạnh, giàu chất béo như cá hồi, cá thu là các nguồn giàu acid béo omega-3. Acid béo omega-3 ở cá được biết có tác dụng duy trì độ khỏe của khớp, cũng như giúp giảm viêm - một nguyên nhân gây nên đau khớp và dễ dẫn đến vỡ khớp ở những người bị viêm khớp mãn tính tăng dần. Nếu bạn không thích ăn cá, hãy uống các viên thuốc bổ sung có chứa dầu cá.

12. Uống sữa để giữ xương khỏe: Calcium và vitamin D là hai chất đã được chứng minh giúp xương duy trì độ khỏe khoắn. Khi các xương khỏe mạnh có thể giúp bạn đứng vững, ngăn ngừa tình trạng bị té dẫn đến gây tổn hại các khớp. Các sản phẩm chế biến từ bơ sữa và các loại rau lá xanh, như bông cải xanh và cải xoăn đều là những nguồn dồi dào calci. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ calci trong chế độ ăn hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nguồn thuốc viên bổ sung.

13. Bảo vệ khớp bằng các tư thế thích hợp: Bạn cần nhớ hãy luôn giữ tư thế ngồi và đứng thẳng. Việc duy trì các tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp từ cổ cho tới đầu gối. Một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để cải thiện tư thế của bạn là đi bộ. Bạn càng đi nhanh chừng nào, các cơ của bạn sẽ làm việc mạnh chừng ấy, để giữ thăng bằng, giúp bạn đứng thẳng. Một môn tập khác là bơi lội cũng giúp cải thiện tư thế của bạn.

14. Cẩn thận khi nâng nhấc hoặc mang vác đồ vật: Hãy cân nhắc tới các khớp khi bạn phải nâng hoặc mang vác đồ vật. Việc mang túi xách trên cánh tay tốt hơn là bằng bàn tay của bạn, vì các cơ và các khớp lớn của cánh tay sẽ giúp nâng nhấc trọng lượng dễ dàng hơn.

15. Sử dụng nước đá để chườm khớp bị đau: Nước đá là một loại thuốc giúp giảm đau không tốn tiền. Nó có tác dụng làm tê các khớp và giúp làm dịu chỗ viêm sưng. Nếu bạn bị cơn đau khớp dữ dội, hãy dùng một cái khăn tắm bọc nước đá bên trong và chườm quanh các khớp bị đau khoảng chừng 20 phút. Nhưng bạn cần nhớ là đừng bao giờ để đá tiếp xúc trực tiếp với da.

16. Phương pháp điều trị khớp bị tổn thương: Chấn thương thể chất có thể làm sụn bị vỡ và phát triển chứng viêm khớp. Trong trường hợp bạn bị chấn thương khớp, hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị ngay. Đồng thời, bạn phải thực hiện các bước ban đầu để tránh gây tổn hại khớp như tránh các hoạt động tạo áp lực quá lớn lên khớp hoặc sử dụng các nẹp treo tay để ổn định khớp khi bị đau...

 

 

NGỨA MÙA ĐÔNG (Winter itch)

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

8748 E. Valley Blvd., Ste H

Rosemead, CA 91770

(626) 288-3306

 

Ái chà, mấy hôm nay trời trở lạnh quá, dù còn trong thu, đã vào đông đâu. Hay là đông năm nay đến sớm? Nhiều vị có tuổi bắt đầu than ngứa chịu không nổi.

Không để ý, chúng ta ai cũng có thể bị “ngứa mùa đông”. Vào mùa lạnh, độ ẩm trong không khí (air humidity) xuống thấp, làm da khô, khiến ta dễ cảm thấy ngứa. Rồi vì lạnh, nhiều người chúng ta thích tắm nước nóng.

Vào những ngày lạnh quá, sưởi được bật lên để tạo hơi ấm. Nước nóng, sưởi (củi, điện hay gas) khiến da càng thêm khô và ngứa. Gãi mới đã ngứa (những chỗ ở lưng xa quá tầm tay, thì dùng bàn tay giả bằng gỗ gãi cho bằng được!). Có người còn đổ cả rượu, chanh, dầu xanh, dầu đỏ, dầu cù là, dầu con hổ, ... lên da, chà xát, hi vọng bớt ngứa. Những chỗ do gãi và chà xát, trở thành sần sùi, dộp lên. Da chỗ dộp lên ấy càng ngứa tợn. Lại gãi nhiều hơn. Tất cả những yếu tố kể trên gộp lại khiến da ngứa thêm mãi trong mùa lạnh, tạo một vòng lẩn quẩn: ngứa, gãi, gãi, ngứa.

Người da khô sẵn dễ bị ngứa hơn người khác. Trong da, có một chất nhờn gọi là “sebum”, giữ cho da khỏi khô. Khi cao tuổi, da khô hơn do có ít chất sebum, vì sự tiết chất sebum giảm dần theo thời gian (nên da trông không còn tươi mát như lúc trẻ). Bởi thế, các vị có tuổi rất hay ngứa vào mùa lạnh.

Da người “ngứa mùa đông”, nhất là ở dưới chân, trông khô, mốc meo, lấm tấm trắng (scaling). Khi da ngày càng khô hơn do trời thêm lạnh, và người bị ngứa gãi nhiều, trên da sẽ xuất hiện những vùng đỏ trong có những đường nứt ngang (horizontal fissuring). Nặng hơn nữa, những đường nứt dọc cũng xuất hiện. Các đường nứt ngang và dọc trên những vùng da đỏ, cùng nhau, tạo thành hình ảnh trông như một bình sứ rạn nứt, nên loại bệnh da này được đặt tên “eczema craquelé”. Ở thể nặng nhất của chứng “ngứa mùa đông”, với gãi, với đủ những thứ được thoa, trét lên như an-côn, chanh, dầu xanh, bột “Ampi”, thuốc bắc, ..., những đường ngang dọc ấy sâu xuống, toác ra, ứa nước vàng hoặc mủ. Lúc ấy, ta vừa ngứa lại vừa đau.

Tốt hơn hết là đừng để xảy ra cảnh đau lòng, và tốn tiền ấy. Vào mùa lạnh, ta nên tắm với nước vừa đủ ấm thôi, tránh dùng những xà-bông mạnh như Ivory, những loại xà-bông ít làm mất chất nhờn của da như Dove, Keri tốt hơn. Không dùng xà-bông càng tốt, hoặc chỉ dùng nó ở những vùng nhiều mồ hôi như nách, háng, khuỷu tay, khuỷu chân. Không nên tắm ngày nhiều lần, một lần là tối đa. Với những vị da quá khô, có khi chỉ nên tắm ba, bốn lần mỗi tuần. Nằm ngâm trong bồn tắm với nước ấm và không kỳ cọ gì cả có khi cũng tốt; nguyên tắc là chúng ta tránh kỳ cọ, chà xát da.

Sau khi tắm, không nên dùng khăn lau da mạnh quá, chỉ nên nhẹ nhàng lau sơ cho ráo nước, rồi thoa da bằng những loại lotion làm da bớt khô như Keri lotion, Vaseline lotion (mua không cần toa), ... Những lotion này thoa ngày mấy lần cũng được, song chúng thấm vào da, giúp da khỏi khô mạnh nhất khi được dùng ngay lúc tắm xong, da ta còn đang ẩm nước. Các loại kem thuốc Kenalog, Elocon, Lidex, ... đựng trong những ống be bé, xài kiểu ngứa đâu quẹt đó, không ăn thua. Thuốc chỉ nên thoa trên những vùng da đã sần lên do ta lỡ gãi.

Xin... cố đừng gãi, hoặc chà xát da. Và cũng không mặc đồ len trực tiếp trên da. Đồ len chúng sần sùi, cứ chọc chọc vào da, thêm ngứa.

Về thuốc dùng, ta có thể thử dùng những thuốc chữa ngứa như Zyrtec, Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, ... mua không cần toa. Có điều, uống những thuốc này, khi lái xe, hoặc điều khiển những máy móc nguy hiểm, ta nên cẩn thận, vì thuốc có thể làm người ngầy ngật, buồn ngủ. Thuốc Claritin không gây buồn ngủ.

Nếu mãi vẫn không bớt ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ cho chắc ăn, vì ngoài chứng “ngứa mùa đông”, nhiều bệnh da khác, hoặc các vấn đề bên trong cơ thể như bệnh thận, bệnh gan, ung thư, ... cũng gây ngứa.

Viêm da do tiếp xúc

“Viêm da do tiếp xúc” (contact dermatitis) là bệnh da gây do sự tiếp xúc trực tiếp với nhiều chất bên ngoài cơ thể.

Viêm da do tiếp xúc rất hay xảy ra, nhất là vào mùa lạnh, như một hình thức của “ngứa mùa đông”. Xin lấy vài thí dụ dễ hiểu. Ngày nào chúng ta cũng có dịp cần rửa tay với nước và xà-bông. Nhưng nếu cả ngày nhúng tay vào nước, xà-bông, lâu ngày chày tháng, tay ta có thể sẽ khô, ngứa, lấm tấm trắng, sần lên ở nhiều chỗ, nhiều khi còn nứt nẻ. Vì xà-bông có chất kiềm mạnh (strong alkaline soap), làm tổn thương lớp ngoài cùng của da và gây viêm da.

Nhiều người làm việc trong kỹ nghệ, tay ngày nào cũng phải tiếp xúc với những chất hóa học độc hại cho da, hoặc rửa tay với những nước rửa đặc biệt (organic solvents), khiến da sần lên, ngứa ngáy.

Lớp ngoài cùng của da ta là một lớp tế bào rất mỏng. Bất cứ chất nào làm tổn thương lớp tế bào này đều tạo phản ứng viêm da. Vào mùa lạnh, khí lạnh khiến da khô, và khi khô, lớp tế bào ngoài cùng của da dễ bị các chất hóa học làm tổn thương. Thế nên, rửa nước và xà-bông nhiều lần trong ngày vào mùa lạnh dễ bị viêm da do tiếp xúc hơn các mùa khác. Cùng một cơ chế, vào mùa lạnh, những người làm việc trong các kỹ nghệ, tay dính những chất hóa học hoặc nước rửa hàng ngày, cũng dễ bị viêm da do tiếp xúc.

Mùa lạnh, chúng ta cẩn thận cố tránh tiếp xúc nhiều với nước nóng và xà-bông, đồng thời thường xuyên dùng lotion chống khô da. “Ngứa mùa đông” hay xảy ra. Không khéo, chúng ta còn bị cả “viêm da do tiếp xúc” ở bàn tay, các ngón tay, nếu mải chăm việc nhà, cả ngày nhúng tay vào nước nóng, xà-bông.




Tải về xem
Trở về