Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Trở về
 
 
 

chân linh dung hội giáo chủ

Ngày 11/08/1987

Bài này giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo hỗ tương vấn đáp. Hoà thượng Tuyên Hoá Vạn Phật Thành và Ðại Vệ Thần Phụ Thiên Chúa giáo.
Giảng tại Gia Châu Bách Gia Lai Tông Giáo và học giả liên nghị hội.

1. Thiên Chúa giáo Ðại Vệ Thần Phụ :
Mục đích hôm nay thảo luận là cầu nguyện. Cầu nguyện là một thứ cảm kích gốc ở trong thân tâm. Tuy tôi đứng về lập trường Cơ Ðốc giáo để thảo luận cầu nguyện, nhưng những lời nói và bản thân kinh nghiệm thể hội, hy vọng với thánh chúng trong hội, bao quát hết thảy các tông giáo đồ đều sản sinh tác dụng. Cầu nguyện là tự nhiên nhất trong tâm con người, là một thứ phản ứng thành thực nhất, thấu qua sự cầu nguyện tiếp cận với thần chân linh. Ta, người cầu nguyện phải dùng hết thần lực, không thể bán tín bán nghi, phô trương bề ngoài, mà phải đạt thẳng nguồn gốc của tâm thì có thể đồng gốc với thiên hạ, đồng thể với vạn vật.

Trong quá trình nhân sinh trong linh tính, hay phát sinh một số thể hội siêu thường, khiến chúng ta tất sinh khó quên. Nhà tâm lý học có nói : "Ðiên phong kinh lịch". Những năm gần đây giới khoa học và nhà tâm lý học tây phương, nỗ lực phát quật lĩnh vực tính linh nhân loại, mới nhảy vào lĩnh vực tôn giáo linh tính. Thứ "Ðiên phong kinh lịch" này có thể đề thẳng tâm linh và hào quang Thượng đế là tâm thái hoạt động rất sùng cao. Trong khoảng sát na khiến chúng ta đối với vấn đề nhân sinh suốt nhiên quán thông ! Lúc này không ta, không người, nhìn thấy hết thảy sự tướng bản thể, không điều kiện tiếp nạp chân lý bản lai diện mục, liền có thể tiếp linh quang với Thượng đế. Nếu không cầu nguyện, tôi dám đoạn định, không thể biết Thượng đế. Do đó, cầu nguyện là hướng chân lý giác tính, không đoạn thâm nhập tìm tới một quá trình. Một vị Thiền sư có nói : "Các tôn giáo hỗ tương học tập, mục đích không phải là so sánh chỗ tương đồng của hết thảy tôn giáo, mà là tìm đến một cảnh địa thật cứu kính, nguyện hết thảy tôn giáo bắt tay hợp tác, trở về cội nguồn đạt đến nguồn gốc tự tính chân tâm của chúng ta".

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng : "Các vị thiện tri thức ! Vị Thần phụ này vừa mới nói đạo lý cầu nguyện tận thiện tận mỹ, là trên vấn đề tiếp linh với Thượng đế, khiến tôi nghe rồi tâm tính sung mãn hoan hỉ, mà tôi biết các bạn cũng rất vui vẻ, cho nên hiện tại phải giảng vài câu khiến các vị trong tâm không được cao hứng. Vì quá cao hứng mới không hợp với đạo lý cầu nguyện. Cầu nguyện thì phải trang nghiêm yên tĩnh, tất cung tất kính, như vị bạn hữu này nói phải đem ra vạn phần khẩn thiết chí thành, như đối với Phật Trời, như Lâm sư bảo.

Cầu nguyện tức cũng là hối cải, sửa lỗi làm mới. Trước khi chưa cầu nguyện thì trong tâm phải quét cho thật sạch tham sân si. Nếu dùng tâm tham để cầu nguyện thì không thể có cảm ứng đạo giao. Nếu dùng tâm sân để cầu nguyện cũng không có cảm ứng. Nếu dùng tâm si để cầu nguyện thì đừng nói đến cảm ứng. Cho nên trước khi chưa cầu nguyện phải trừ khử tâm kiêu ngạo, tâm đố kỵ .v.v. Giống như lòng bác ái của Gia Tô, "ái địch", quét sạch hết thảy niệm ác, sau đó bạn mới tiếp quang với Gia Tô. Lúc này bạn nói cái gì Thượng đế cũng tiếp nạp (thính chúng vỗ tay). Nếu người dùng tâm đố kỵ chướng ngại và tổn người lợi mình để cầu nguyện thì dù hết hơi mỏi cổ cũng không có thể cảm ứng ! Duy chỉ có phương pháp cải ác hướng thiện, mới có thể tiếp cận với chân thần (với Phật). Người nếu muốn thấy chân thần, chân Phật, hoặc chân Thánh nhân, thì trước phải khử trừ nội tâm đen tối, báo ân các vị Thánh Hiền dạy dỗ chúng ta. Cho nên các đệ tử tốt, các môn đồ tốt của các giáo chủ phải cung kính và làm lợi ích cho kẻ khác mà chẳng lợi ích cho chính mình. Quan trọng nhất là "Thôi công lãm tội", không tự mãn, đừng cho rằng mình làm những việc tốt đó mà sinh tâm kiêu ngạo, cho đến luôn luôn đừng có tâm tự mãn hoặc tâm kiêu ngạo.

Không luận là bạn tin Thiên Chúa, Gia Tô, tin Phật hoặc tin Hồi giáo, đều phải hiểu rõ tinh thần phán giáo của đức giáo chủ, nếu hiểu rõ mới là chân chánh cầu nguyện. Nếu bạn có thể "Thôi công lãm tội" tức là hóa thân của giáo chủ, là người đại biểu. Thế nào là "Thôi công lãm tội ? Trong lúc cầu nguyện hoặc đối với Phật hoặc đối với Thánh nhân khác thệ rằng :"Tội của hết thảy chúng sinh, tôi nguyện ý lãnh chịu, ngược lại tôi có bao nhiêu lợi ích và công đức, tôi đều hoàn toàn hồi hướng cho hết thảy chúng sinh, khiến cho họ lìa khổ được vui, liễu sinh thoát tử, đắc đại an lạc, đại thọ mạng, đại trí huệ". Phải quên mình mà vì chúng sinh cầu nguyện. Không những chỉ vì chúng sinh ở thế giới này mà cho đến chúng sinh tận hư không biến pháp giới đều bao quát ở trong đó. Nếu cầu nguyện như thế thì tôi tin rằng, không những Gia Tô Thiên Chúa, mà cho đến Phật hoặc Mặc Hãn Mạc Ðức (Hồi giáo) cũng đều hoan hỉ (thính chúng vỗ tay).

Các vị hân hoan mà vỗ tay như thế cũng vì linh quang các giáo chủ phổ chiếu, khiến cho các vị đều đại hoan hỉ, nhưng các vị nên nhớ từ bi của Phật, bác ái của Gia Tô, thanh chân nhân chủ của Mặc Hãn Mạc Ðức, không luận bạn là tôn giáo đồ nào, đều phải làm con cho tốt của giáo chủ ấy, đừng khiến cho giáo chủ vì chúng ta mà tháo tâm, đừng quên sự khốn khổ gian nan của vị giáo chủ đương thời phán giáo, phải nhớ báo ân. Bất luận tin phụng một tôn giáo nào, đều phải làm theo giáo chủ, y giáo phụng hành.

Trước kia Vu-Bân Xu-Cơ, chủ tịch hội Thiên Chúa giáo của Trung Quốc, viếng thăm Chùa Kim Sơn ở San Francisco, lần đầu gặp mặt, tôi nói : "Vu-Bân Xu-Cơ, bạn có thể làm một vị Phật giáo đồ trong Thiên Chúa giáo chăng !" Ông ta nghe rồi rất kinh dị. Sau đó tôi lại nói : "Vu-Bân Xu-Cơ, bạn đừng kinh dị, tôi nguyện ý làm một vị Thiên Chúa giáo đồ trong Phật giáo (thính chúng vỗ tay). Chúng ta hai người hỗ tương liễu giải, minh bạch mục đích phán giáo của giáo chủ chúng ta, không phải vì tranh chấp với tôn giáo khác mới thành lập. Chúng ta hai tôn giáo không tranh, thì nhân loại thế gian sẽ không có chiến tranh, thì thế giới sẽ có hòa bình, bạn nói như vậy tốt hay chăng ?".

Vu-Bân Xu-Cơ nghĩ một lát rồi nói : "Tốt ! Chúng ta hãy làm như thế ". Vốn ông ta ngước lên chẳng thấy có cửa nẻo, do đó về sau liền mở cửa, đến Vạn Phật Thành ở một tuần.

Tôi nói với Vu-Bân Xu-Cơ ! Tương lai Vạn Phật Thành sẽ thành lập một viện nghiên cứu tôn giáo thế giới, chỉ là tính chất nghiên cứu, mà chẳng phải là so sánh các sở trường của tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có sở đoạn của nó. Chúng ta phải thủ trường bổ đoạn (giữ cái hay, sửa cái dở), hỗ tương cung kính thương nhau, đó đây khuyên gắng. Lại mời ông ta làm viện trưởng viện nghiên cứu tôn giáo, không biết ông ta là ép nói thật hay là cười chơi, ông ta đáp :"Ở đây vốn là chỗ của bạn, nay lại đem ra làm viện tôn giáo thế giới. Tốt ! Những viện khác có thể có như Thiên Chúa, Gia Tô, Do Thái giáo ..., đều có thể thành lập, duy độc không cho bạn làm Phật đường, ngài cảm thấy thế nào ?". Tôi nói :"Tôi tuyệt đối y giáo phụng hành ! Không có Phật giáo trong đạo tràng Phật giáo, tốt !" Ông ta kình kỳ nói :"Bạn là Phật giáo đồ, tại sao không vì Phật giáo mà tranh địa vị ?" Tôi nói :"Ðịa vị tôi không cần tranh, có địa vị hay không đối với tôi mà nói đều giống nhau !" Ðây tức là đương thời tôi và Vu-Bân Xu-Cơ một phen đối thoại, hôm nay mượn cơ hội này, hướng mọi người báo cáo (thính chúng vỗ tay).
Sau đây là hai vị chủ giảng hỗ tương đối đáp.

Ðại Vệ Thần Phụ : Tôi rất cảm kích Hoà Thượng ban cho một thời pháp. Hoà Thượng vì chúng sinh mà thọ khổ, thứ tâm này thật là quảng đại không thể so sánh được ! Tôi nhớ một vị Thầy Do Thái nói :"Ai cách ly Thượng đế gần hơn tôi, hy vọng họ mau đến chỗ Thượng đế. Ai cách ly Thượng đế xa hơn tôi, cũng hy vọng họ sớm đến chỗ Thượng đế ". Lời Hòa Thượng nói phải chăng đồng với lý này ? Thứ cầu nguyện này so với sự cảm kích thù thắng hơn, tâm lượng rộng lớn hơn !

Hòa Thượng Tuyên Hóa : Ông ta là người Do Thái, tôi là người Trung Quốc, rõ ràng chúng ta đều ở trong hư không, tôi cũng không nhất định phải phúc đáp ông ta phải hoặc không phải.

Thần phụ : Hòa Thượng nói chịu khổ thế cho hết thảy chúng sinh, đem tội khổ của kẻ khác làm tội khổ của chính mình, tức là dùng lực lượng một người đề cao hết thảy mọi người. Ðây mới là vì người mà phục vụ trách nhiệm, khiến tôi thâm cảm bái phục, đây là thái độ thương người như mình, vì thương mình mà thương người khác. Hiện tại tôi muốn biết ngoài việc cầu nguyện của Phật giáo đồ, phải chăng còn làm lợi ích chúng sinh bên ngoài, vì dân phục vụ ? Có tư tuởng như thế hay chăng ?

Hoà thượng Tuyên Hóa : Không những có tư tưởng này, còn phải chân chánh thực hành ! Cho nên tại Vạn Phật Thành, những người xuất gia và đa số các người tại gia cư sĩ đều ăn ngày một bữa, còn lại hai bữa ăn bố thí cho những kẻ đói trên thế gian.

Thần phụ rất cảm kích, Ngài trả lời: Nhưng vì thời gian không đủ, tôi chỉ còn một câu hỏi nữa sẽ hỏi sau.

Hoà Thượng Tuyên Hóa : Tôi hy vọng ông đừng hỏi nữa, vì tôi không hiểu tiếng Anh, giống như kẻ câm. Nếu hỏi một vị hiểu tiếng Anh so với hỏi tôi còn nhiều thời gian.

(Có một người hỏi Hoà Thượng, có vấn đề gì nữa hỏi Thần phụ chăng ?).
H.T. Tuyên Hóa : Nếu như tôi muốn làm đồ đệ hoặc giáo đồ của bạn, bạn muốn chăng ?

Thần phụ : Tôi đáp rất đơn giản, xin lỗi, tôi tuyệt đối không thể muốn !
H.T. Tuyên Hóa : Vậy tôi là một người dư thừa, không người muốn. (thính chúng cười to và vỗ tay).

(Thính chúng hỏi tự do)
Thính chúng hỏi : Trong một đạo tràng, vì có người xuất gia tu đạo, cho nên linh khí xung mãn. Câu hỏi của tôi tức nhiên là trong việc cầu nguyện đã có linh khí, lợi ích vạn vật, phải chăng còn phải cần làm thiện bên ngoài ?

H.T. Tuyên Hóa : Tu đạo phải nội công ngoại quả, không thiên về một bên. Lập công bên ngoài thì không chấp trước công bên ngoài có thể được ; bên trong tu đức phải thanh tâm quả dục ; tự tịnh kỳ ý, bớt dục vọng mới lợi mình. Nếu trừ khử đi tâm tham thì lợi người.

- Thính chúng hỏi : Bác ái của Gia Tô và từ bi của Phật giáo có chỗ nào bất đồng?
- Thần phụ : Chân chánh cầu nguyện tức là phát từ bi trong nội tâm của mình, cho nên không cần phân biệt là bác ái của Gia Tô hoặc từ bi của Phật giáo. Nếu nói trên lập trường Cơ Ðốc giáo thì vấn đề không ở trên thân giáo chủ Cơ Ðốc, mà là tại bổn thân người cầu nguyện. Là ai đang cầu nguyện ? Chúng ta hướng người đó cầu nguyện ? Chúng ta và thần có quan hệ gì ? Nếu khiến chân tâm và thần hợp làm một thể tức có thể thọ thần giáo hóa, cũng có thể giáo hóa kẻ khác. Ðây tức là từ bi Cơ Ðốc giáo, tinh thần bác ái vậy.

- Thính chúng hỏi : Cầu nguyện và tham thiền đả tọa có gì bất đồng ?
- H. T. Tuyên Hóa : Bạn nghĩ nó đồng thì đồng, nghĩ không đồng thì không đồng.
- Thần Phụ : Ðây là câu trả lời rất hay, nhưng tôi cũng muốn nói ra ý kiến của tôi : cầu nguyện và tham thiền giống nhau, cũng đồng thời xu hướng một mục đích.
Câu hỏi cuối cùng : Có người hỏi Phật tham thiền đả tọa như thế nào ? Làm một Phật giáo đồ như thế nào ? Phật nói :"Muốn lợi mình trước hết phải giúp người ; muốn lợi người tức phải tham thiền ". Như vậy phải tu trì như thế nào ?

H. T. Tuyên Hóa : Giữa ta và người phân biệt quá nhiều ; lợi người tức lợi mình, lợi mình tức cũng lợi người, công đức giống nhau. Cuối cùng chúc các vị, không luận bạn là giáo đồ của tôn giáo nào, đừng nên quên tâm ban đầu, phát nguyện làm một giáo đồ tốt. Ðạo thì phải hành, không hành sao có đạo, đức thì phải làm, không làm sao có đức ! Hy vọng các vị dũng mãnh tinh tấn khiến cho các tôn giáo thế giới phát dương quang đại, người người thành Phật.

Trở về