Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Trở về
 
 
 

mượn giả tu chân

Giảng ngày 25/04/1987

Thần Tú Ðại Sư có làm bài kệ :

"Thân là cây Bồ đề,
Tâm như đài gương sáng,
Thời thời siêng lau chùi,
Ðừng để dính bụi bặm".

Chúng ta muốn thành Phật, phải mượn cái giả mà tu cái chân. Thân thể giả này cũng phải dụng công phu. Tại sao nói thân thể là giả ? Thân thể của chúng ta là do bốn đại giả hợp mà thành. Bốn đại là đất, nước, gió, lửa. Những chất cứng trong thân thể như gân cốt, thuộc về đất, chất lỏng như máu mủ, nước dãi, thuộc về nước, nhiệt độ ấm thuộc về lửa, hơi thở thuộc về gió. Thân thể là do bốn đại giả hợp mà thành. Trong thân thể chúng ta, ngoài ra còn có Phật tánh. Phật tánh này tu cho tốt thì thành Phật, nếu không biết tu, thì thành quỷ. Thân con người cũng giống như bộ máy hóa học, xem bạn phóng khứ vật gì đi, nếu như phóng khứ đi vật tốt thì có được sản phẩm tốt, nếu phóng khứ đi vật không tốt thì có được sản phẩm không tốt.

Trên căn bản Phật tính có thể khống chế thân thể này, nhưng có lúc thân thể không nghe lời, không giữ quy cụ, làm việc không hợp pháp. Bạn dạy nó đừng tu hành thì nó rất phấn khởi vui mừng, bạn dạy nó nhẫn nại thì nó không cảm thấy không dễ dàng làm được, bạn dạy nó nóng giận thì nó cảm thấy rất dễ dàng. Lại nói thêm một ví dụ đơn giản nữa, về nam nữ. Nếu bạn kêu nó xuất gia tu đạo thì nó không muốn, nếu bạn kêu nó mau đi tìm đối tượng thì nó rất phấn khởi vui mừng.

Phật tính ở trong thân thể bốn đại giả hợp, giống như người ở trong phòng. Phòng của con người ở cũng cần đất, nước, gió, lửa tạo thành phòng có tác dụng gì ? Là dùng để ở. Nếu không có người ở, phòng bỏ không thì sẽ hư hoại. Con người đến lúc chết, Phật tính rời khỏi thân thể, thì thân thể sẽ thối nát, tan rã, đất nước gió lửa, trả về cho bốn đại.

Nhưng con người muốn tu thành Phật, cũng phải nhờ thân thể bốn đại giả hợp này giúp đỡ Phật tính, cho nên Thần Tú Ðại Sư làm kệ rằng :"Thân là cây bồ đề" ; bồ đề là giác, thân thể chúng ta giống như một thân cây "Giác". "Tâm như đài gương sáng". Chân tâm của chúng ta là Phật tính, Phật tính này vốn nhìn không thấy, nhưng bây giờ đặt cho một ví dụ, gọi nó là "Ðài gương sáng". "Thời thời thường lau chùi", phải luôn luôn lau chùi Phật tính cho sạch sẽ, "Ðừng để dính bụi bặm".

Bài kệ trên là đại biểu pháp môn tiệm ngộ, phải tuần tự đi lên, từng bước từng bước tu hướng tới trước, lúc trước chưa khai ngộ phải từ từ lần lượt, không thể vượt bậc mà tiến, nói :"Tôi một khi ngồi xuống liền khai ngộ". Ðó gọi là "dã hồ thiền", mới có hiện tượng cổ quái. Người chân chánh dụng công thì tâm không tán loạn, như như bất động, thời thời khắc khắc không quên dụng công. Lúc trước có giảng qua, ngồi thiền thì đầu lưỡi uốn lên hàm trên, có nước dãi thì nuốt vào, vì nước dãi khiến cho thân thể điều hòa, trị được bách bệnh, cho nên gọi là "cam lồ thủy", nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng của bạn.

Trước đã nói xong bài kệ của Ngài Thần Tú. Bây giờ giảng bài kệ của Ngài Lục Tổ Huệ Năng :"Bồ đề vốn không thân", vì Lục Tổ là người đốn ngộ, Ngài thật sự đã hiểu bổn thể, cho nên nói giác vốn chẳng phải là một thân cây, không thể chấp vào hình tướng. "Gương sáng cũng không đài". Gương sáng dụ cho Phật tính quang minh, nhưng Phật tính này chẳng có cảnh đài ở trong đó. "Vốn không một vật". Phật tính vốn chẳng có vật gì, sạch sẽ thanh tịnh, lại "Chỗ nào dính bụi bặm"?

Hai bài kệ trên, đại biểu đốn và tiệm hai pháp môn, chúng ta không nên lầm cho rằng Thần Tú nói sai, Lục Tổ nói mới đúng. Thực ra đây là hai giai đoạn mà người tu hành phải đi qua con đường này.
Chúng ta ngồi thiền cũng như tằm làm kén, bị thất tình (Hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ác, dục), lục dục trói chặt. Tuy nhiên thất tình không thể lập tức đoạn sạch, nhưng cũng được giảm bớt phần nào.
1. Hỷ : Không nên vui vẻ quá độ, cười đến phát cuồng.
2. Nộ : Không nên nóng giận, cho nên "Một chút lửa, có thể đốt hết rừng công đức" ; "Ngàn ngày nhặt củi, cháy trong tích tắc". Bạn ngồi thiền thì tâm bình khí hòa. Nhưng khi nóng giận thì bách bệnh phát sinh, khắp mình gân cốt đau đớn, vì lửa sân đã thiêu cây bồ đề cháy sạch.
3. Ai : Không thể bi ai quá độ mà không tiết chế.
4. Cụ : Tâm sợ hãi tất không được chánh đáng.
5. Ái : Thấy sắc đẹp sinh tâm ái dục, thấy kẻ khác có đồ tốt đẹp liền muốn chiếm làm của mình.
6. Ác : Ác với ái ngược nhau, ái đến cực điểm thì chán ghét.
7. Dục : Bao quát hết thảy dục niệm đều không tương ưng với đạo.
Thất tình này phải giảm bớt, cho nên phải luôn luôn thường lau chùi, thất tình giảm xuống đến cực điểm thì không còn nữa, lúc này thường ở trong định, đi, đứng, nằm, ngồi đều là tham thiền, đều là dụng công. Lúc này đã nhận ra bộ mặt thật của chính mình.


Trở về