Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Trở về
 
 
 

nghiệp và tình

Giảng tại Vạn Phật Thành ngày 24/10/87

"Nghiệp nặng tịnh mê là phàm phu,
Nghiệp sạch tình không tức là Phật".

Phật thì nghiệp đã hết sạch, tình thì cũng chẳng còn nữa. Thế nào là nghiệp sạch tình không ? Thật ra khó mà nói hết được, chỉ nói những ý chính là thanh tâm quả dục, không nổi nóng, cảnh giới nghịch đến thì thuận theo mà thọ. Nghiệp thì dần dần tiêu mất, tình cũng dần dần không còn tơ hào nữa. Chúng ta phần đông nghiệp lực rất nặng, tình cũng quá mê, ngày ngày bận bận rộn rộn, từ sáng đến tối cũng vì sinh hoạt mà bôn ba bận rộn.

Chúng ta nghĩ kỹ xem, từ xưa đến nay mọi người cũng đều vì đời sống sinh hoạt mà bận rộn. Từ nhỏ rồi lớn lên, lớn lên rồi già, già rồi thì chết. Ðều ở trong khổ sinh, già, bệnh, chết làm lay chuyển. Tại sao ? Vì tình mê hoặc mà không có trí huệ chân chánh. Có trí huệ chân thật thì không thể vì tình làm mê. Bạn nhìn xem tại sao trên thế gian quá nhiều khổ não ? Cũng vì chữ tình. Vì có tình cho nên có nghiệp chướng, nghiệp thì làm cho tăng thêm tình.

Nghiệp gọi là gì ? Nghiệp tức là y tựa vào trách nhiệm của con người, y tựa trách nhiệm trên sinh mạng, y tựa trách nhiệm trên tinh thần. Nghiệp thì không có hình tướng, cho nên nhìn không thấy, nghe không đặng, ngửi không mùi. Nếu như nghiệp có hình tướng thì sớm đã đầy khắp hư không. Vì không có hình tướng cho nên nghiệp chướng của bạn nhiều, thì tự bạn lại y tựa gánh lấy trách nhiệm ; nghiệp chướng của ai nhiều thì người đó tự gánh lấy ; nghiệp chướng của tôi nhiều thì tôi tự gánh lấy. Mỗi người tạo nghiệp khác nhau, thu vào trong kho tàng của mỗi người, tức là thu vào trong ruộng thức thứ tám. Kho tàng này có thần thông, nghiệp nặng cũng buông xả đặng, nghiệp nhẹ cũng buông xả đặng. Ðó là không lớn, không nhỏ cũng không có gì phân biệt, đó là của chính bạn chứ không phải kẻ khác, ai lấy cũng chẳng được, cướp đi cũng chẳng được.

Nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp thiện viên mãn thì thành Phật, nghiệp ác viên mãn thì đọa địa ngục, chuyển ngạ quỷ, làm súc sinh. Do đó, bạn có nghiệp thì thọ quả báo. Thọ quả báo thì oán trời trách đất nói : "Ông trời không công bằng", mà không nhận rằng mình làm không tốt, cứ oán trách bên ngoài. Bạn phải minh bạch những gì mà mình thấy gặp, những gì mà mình có được, đều là do nhân đã tạo từ quá khứ. Hiện tại đã kết quả. Cho nên :"Trồng nhân gì thì được quả đó", trồng nhân lành thì kết quả lành, trồng nhân ác thì kết quả ác. Không thể trồng cam mà kết quả ớt, không thể trồng ớt mà kết quả dưa. Hiểu rõ :"Nhân nào quả đó ", thì không thể oán trời trách đất, cũng không thể trách người. Cũng như bạn mượn tiền thì trả tiền, nếu không trả thì cuối cùng nhân đó vẫn tồn tại. Tuy nhiên tạm thời chưa trả xong, tương lai cũng phải trả. Cho nên :"Giết người thì đền mạng, thiếu nợ thì trả tiền". Không những quốc pháp như thế mà Phật pháp cũng như thế. Do đó, mỗi người phải tùy duyên mà tiêu nghiệp cũ, đừng tạo nghiệp mới.

Thế nào là tình không ? "Người chẳng phải là gỗ đá, ai mà chẳng có tình". Tình này có hình tướng thì bị tình mê hoặc. Một khi mê hoặc thì ai ai cũng bị nhiễm khổ cho là vui, không có phiền não thì tìm phiền não để thọ. Không phiền não thì tăng thêm một chút phiền não để thọ. Không khổ thì nghĩ tưởng một chút khổ để thọ. Tình không thì chính mình phải giảm bớt tham, sân, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Bạn nhận chân "cước đạp thập địa", hiểu rõ sáu đại tông chỉ thì bạn sẽ

dần dần tình không.

Phật Thích Ca "Ba A Tăng Kỳ tu phước tu huệ, trăm kiếp trồng tướng tốt", không phải dễ dàng mà nghiệp sạch tình không được. Không phải một lần liền không được, mà là phải thực hành. Chúng ta đều bỏ giác hợp trần, quên mất trí huệ, chấp trước để cho cảnh giới sáu trần làm lay chuyển. Muốn nghiệp sạch tình không thì đừng bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sáu trần làm giao động, được như thế thì có giới lực, có giới lực thì sinh định lực, có định lực thì có huệ lực. Có trí huệ thì không thể bị tình làm mê, không bị tình làm mê thì không thể bị nghiệp dắt đi. Nghiệp nhẹ thì sạch từng chút từng chút, nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Tuy là khó, chúng ta cũng đừng cho là khó, hãy nỗ lực thực hành.

Trở về