Hỏi : - Con chào thầy, con có nghiên cứu nhiều tài liệu về phật học thì theo con được biết trong tất cả các pháp môn của phật thì pháp môn tịnh độ là pháp môn dễ tu và cũng là pháp môn dễ vãng sanh nhất. Vậy thầy cho con hỏi trước khi chết thì chúng ta nên niệm nam mô a di đà phật hay a di đà phật, con có xem 1 số clip trên mạng thấy ban hộ niệm khi giúp 1 người vãng sanh họ chỉ niệm a di đà phật. Xin thầy giải đáp thắc mắc giúp con, con xin cám ơn.
- Thầy cho con hỏi thêm là hiện tại con chưa quy y tam bảo nhưng lở như 1 ngày nào đó con găp kiếp nạn sắp chết nhưng trong tâm con vẫn niệm danh hiệu của đức phật thì con có thể vãng sanh được hay không?
Đáp : Niệm Nam mô a di đà phật, hoặc A di đà phật đều tốt cả, miễn sao có niệm Phật là tốt rồi. Chú chưa quy y Tam Bảo thì sao không quy y Tam Bảo, điều quý nhất bước đầu của người học Phật là quy y Tam Bảo, nếu chưa quy y thì chưa trở thành phật tử chân chánh, giới luật không có, căn lành cũng không sao phát sinh được. Đức Phật có nói người nào Quy y Tam Bảo giữ 5 giới thì kiếp sau được tái sinh làm người, vì mình không làm ác, tu niệm Phật thì sẽ được vãng sinh. Còn trường hợp của Chú, không quy y, không biết Chú có phạm 5 giới hay không? Nếu không phạm thì tốt, còn phạm thì đừng nói là vãng sinh, tái sinh làm người còn khó kìa. Nếu Chú cầu vãng sinh sao không quy y Tam Bảo, rồi tu niệm Phật có tốt hơn chăng, bảo đảm nữa. Chú không quy y mà niệm Phật thì cũng tốt, nhưng xem Chú hiện đời sống như thế nào? mới có thể biết được, kiếp sau như thế nào, còn vãng sinh thì không bảo đảm được.
Con cám ơn thầy đã khai thị giúp con, con sẽ cố gắng quy y tam bảo trong 1 ngay gần nhất có thể.
Hỏi : - Con có xem qua 1 số tài liệu thì thấy nói về trì tụng chú 5 biến, 108 biến...vv..., nhưng con ko hiểu 1 biến là bao nhiêu lần, Ví dụ như trì tụng chú đại bi thì 1 biến là bao nhiêu lần. Con xin cám ơn thầy
Đáp : Tụng hết 1 bài Chú Đại Bi thị gọi là 1 biến, tuỳ khả năng thời giờ của mình, tụng bao nhiêu biến cũng tốt, tụng càng nhiều thì càng tốt. Nên học thuộc lòng tụng cho mau.
Hỏi: - Con người khi sống chỉ cần nhất tâm nhất niệm danh hiệu ngài A Di Đà thì sẽ được vãng sanh, vậy còn người cõi âm người ta cũng niệm danh hiệu hiệu ngài A Di Đà thì người ta có được vãng sanh hay không? Thầy ơi từ nhỏ con rất sợ ma, nhưng dần lớn lên thì con bớt sợ ma, nhưng dạo gần đây con tìm hiểu về phật pháp thì con rất tin phật nhưng con cũng rất sợ ma, sợ còn hơn lúc nhỏ nữa thầy ơi. Thầy có cách nào giúp con bớt sợ được ko, mặc dù con có thuộc chú đại bi, Chú Vãng Sanh, và Chú Lăng Nghiêm thì con thuộc 70 câu đầu tiên rồi. Nhưng dạo này con vô cùng sợ ma và sợ bóng tối, lúc con còn nhỏ vẫn rất sợ ma nhưng cũng ko sợ bằng bây giờ thầy ơi cứu con.Con chưa nhìn thấy hình tướng của ma như thế nào nhưng ko hiểu sao con sợ ma lắm thầy ơi, mỗi lần sợ là con cảm thấy vô cùng khó chịu.
Đáp: Người cõi âm làm gì biết niệm Phật, ở cõi âm chỉ thọ khổ, như ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh làm gì biết niệm Phật, vì lúc còn ở nhân gian không tu, không làm việc lành nhiều, nên chết bị đoạ lạc, chịu khổ không khi nào nghỉ ngơi. Chú sợ ma vì trong tâm Chú có ma, nếu trong tâm Chú không có ma thì đâu có sợ ma. Cho nên Chú đừng nghỉ tưởng tới ma nữa, mà hãy nhớ tưởng tới Phật, niệm Phật, từ từ sẽ hết sợ. Vì vạn pháp duy tâm, tâm mình nghĩ gì thì sẽ có cái đó, cho nên hãy cố gắng niệm Phật cho nhiều, trì Chú Đại Bi.... thì từ từ sẽ hết sợ.
Hỏi : - Thầy ơi con rất tin vào luật nhân quả, gieo nhân nào thi gặp quả đó, nhưng nếu cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột gieo nhân thì con cái có phải nhận quả không thầy?
Đáp : - Nhân quả rất là công bằng, người nào làm người đó chịu, làm phước thì được phước, tạo tội thị chịu tội. Thế gian thường nói đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Nhưng nếu nhìn thấu về luật nhân quả thì người nào làm người đó chịu, cha mẹ con cái có cùng cộng nghiệp nên sinh vào trong một gia đình, ví như gia đình giàu có, hoặc nghèo khổ, con cái có cùng nghiệp chung nên sinh vào với nhau, để hưởng phước hoặc thọ tội nhưng mỗi người đều có nghiệp riêng của mỗi người, không ai có thể thay thế cho ai được. Cho nên nhìn thì tưởng đâu ông bà cha mẹ làm nên con cái hưởng phước hoặc chịu tội, nhưng kỳ thật mỗi người đều có phước nghiệp riêng của mỗi người.
Hỏi : - Con chào thầy, Thầy ơi cho con hỏi con muốn ăn chay từ bây giờ cho đến khi con chết, nhưng vì gia đình con ko ai ăn chay cả, chỉ có bà ngoại con là có ăn chay vào ngày rằm và ngày mung 1 âm lịch hàng tháng thôi, còn vào tháng 7 âm lịch thì ngoại con ăn chay 1 tháng. còn vào tất cả những ngày còn lại thì ngoại con ko ăn chay, còn ba mẹ con thì ăn mặn chứ ko ăn chay. Con thì chưa đi làm vì còn đang học nên con ko có tiền cũng như điều kiện để mua đồ ăn chay về để ăn riêng. Cho nên con phải ăn chung đồ ăn với gia đình nhưng nếu trong nồi canh có rau và thịt nhưng con chỉ ăn rau ko ăn thịt, trong chảo có đồ xào vừa rau vừa thịt nhưng con chỉ ăn rau ko ăn thịt, thì như vậy có được coi là ăn chay hay không vậy thầy, hay ăn chay là mình phải ăn riêng với tất cả mọi người. Vì con thấyy khi ngoại con ăn chay thì ngoại con phải nấu đồ ăn riêng và ăn trong 1 cái tô riêng, muỗng đũa cũng ăn riêng.
Đáp : - Nếu không có điều kiện nấu ăn riêng thì phương tiện ăn chay như vậy cũng được, nhưng cách tốt nhất thì sau này có điều kiện nên nấu ăn riêng.