Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Phap Gioi Cua Duyen Giac
Phap Gioi Cua Duyen Giac
Phap Gioi Cua Duyen Giac Phap Gioi Cua Duyen Giac
Phap Gioi Cua Duyen Giac
Pháp giới của Duyên Giác
 
Phap Gioi Cua Duyen Giac
Phap Gioi Cua Duyen Giac
 
 
Pháp giới của Duyên Giác


Duyên Giác Thánh Hiền
Cô phong độc miên
Xuân hoa thu tạ
Thập nhị liên hoàn.

Tạm dịch :

Duyên giác Thánh hiền

Ngủ trên đỉnh cao
Xuân
hoa thu tàn

Mười hai nhân duyên.

Tại sao tôi hỏi các bạn nhiều vấn đề ? Vì bậc Duyên Giác thì chẳng thích có vấn đề. Các bậc ấy thích cô độc, không muốn tụ hội chung với ai. Cho nên hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu vấn đề, mọi người cùng tụ hội lại, đừng làm giống như bậc Duyên Giác. Khi có Phật ra đời thì gọi là Duyên Giác, nếu không có Phật ra đời thì gọi là Ðộc Giác, tự mình khai ngộ. Bậc ấy thích gì ? "Cô phong độc miên", ngủ một mình trên đỉnh cao. Cho nên nói "Duyên Giác Thánh Hiền, ngủ trên đỉnh cao, xuân hoa thu tàn, mười hai nhân duyên". Ðó là nói về bậc Duyên Giác. Nói đến Duyên Giác thì chúng ta tự mình cũng phải "Duyên Giác", giác ngộ nhân duyên. Các bậc ấy tu mười hai nhân duyên, còn chúng ta thì mười hai nhân duyên tu. 

Mười hai nhân duyên, thứ nhất là "vô minh". Bậc ấy quán sát vô minh, vô minh từ đâu đến ? Rất quái lạ, làm sao có vô minh ? Bậc ấy quán sát : Vô minh duyên hành, có vô minh rồi thì có hành vi, tức có "hành" rồi thì có sở biểu hiện. Có sở biểu hiện thì có "thức". Thức tức là phân biệt, hành tức là pháp hữu vi. Khi vô minh thì chẳng thể nói là vô vi cũng chẳng thể nói là hữu vi, lúc đó thì ở giữa hữu vi và vô vi, sau đó có sự phân biệt. Tại sao có sự phân biệt ? Vì có pháp hữu vi. Có pháp hữu vi rồi thì sau đó có tâm phân biệt. Có tâm phân biệt thì sau đó sẽ có phiền não ! Phiền não tức là "Danh sắc". Có danh sắc rồi, một khi có danh thì có phiền não về danh ; một khi có sắc rồi thì có phiền não về sắc. Danh sắc tức là phiền não, phiền não tức là danh sắc. Vấn đề này nếu nói ra thì càng phiền não, không nói thì chẳng có phiền não, một khi nói ra thì phiền não sẽ đến. Có người nói :"Sao danh sắc là phiền não ? Tôi không hiểu !" Bạn không hiểu thì bạn phiền não nhiều một chút. Vì bạn có phiền não không hiểu, khi tôi không nói thì bạn chẳng có phiền não không hiểu, phải chăng ?

Khi tôi không nói gì thì bạn vốn không biết, thì bạn cũng chẳng có nhiều phiền não. Khi tôi nói ra thì bạn không hiểu, có phiền não không hiểu thì nghĩ muốn hiểu. Ðó tức là có "Lục nhập". Bạn thấy không, lục nhập tức là nghĩ muốn hiểu, nghĩ muốn minh bạch. Ðã nghe qua chưa ? Chẳng có ai nói Pháp này ! Bây giờ đã có rồi ! Ðó là nghĩ muốn hiểu.

Lục nhập tức là nghĩ muốn minh bạch mới có lục nhập. Nghĩ muốn minh bạch, do đó sinh ra nhãn căn, nhĩ căn, tĩ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn lục nhập. Tại sao lục nhập này phải sinh ra ? Vì muốn minh bạch. Ai không biết càng nghĩ muốn biết thì càng hồ đồ, càng hồ đồ thì càng không biết, đó tức là lục nhập, đã nhập vào. Bạn hãy xem ! Không minh bạch thì sau đó cứ muốn chọi. Chọi tức là "xúc", đi chọi khắp nơi, chọi đông chọi tây, chọi nam, chọi bắc, chọi trên, chọi dưới, giống như con nhặng (ruồi xanh), chọi vào tường khắp nơi. Tại sao phải chọi vào tường ? Vì muốn minh bạch. Xúc tức là chọi, chọi vào tường khắp nơi. Khắp nơi đều muốn hiểu biết. Khi chọi thì không biết đau là vì muốn hiểu biết. Chọi rồi thì có "thọ". "Chao ôi ! đau quá", hay là "ôi ! Tôi rất là tự tại"; hiện tại ta không chọi tường thì hiện tại ta rất thoải mái, một khi chọi tường thì cảm thấy không thoải mái.

Không có ai nói ta không tốt thì ta cảm thấy rất vui vẻ ; khi có người nói ta không tốt thì ta cảm thấy không vui. Ðó là thọ, đều ở tại chỗ này, chẳng phải ở bên ngoài, đừng có đi tìm bên ngoài.

Có sự cảm thọ thì sinh ra một thứ "ái trước". Ðối với cảnh thuận thì tham ái chấp trước ; còn đối với cảnh nghịch thì sinh ra chán ghét. Chán ghét tức là không thích ! Tại sao có sự không thích ? Vì có thương, có ghét. Ghét tức là không muốn, chán ghét, cho nên phiền não càng ngày càng nhiều.

"Duyên Giác Thánh Hiền, ngủ trên đỉnh cao, xuân hoa thu tàn, mười hai nhân duyên". Mùa xuân thì vạn vật nảy nở, bậc Thánh nhân Duyên Giác "mùa xuân ngắm trăm hoa nở, mùa thu xem lá vàng rơi". Các bậc ấy đã giác ngộ được tất cả sự vật đều sinh diệt tự nhiên. Cho nên quán "mười hai nhân duyên" này.

Tại sao chúng ta có sự cảm giác không bình an ? Vì có ái (thương). Có ái thì có ghét, tức cũng có chán ghét. Nếu vật gì bạn mến thích (ái) thì sinh ra "thủ"(giữ lấy). Thế nào là thủ ? Tức là muốn được, muốn chiếm được. Vì bạn mến thích (ái), cho nên muốn đắc được. Khi bạn đắc được rồi thì thỏa mãn dục vọng của mình. Tại sao phải thỏa mãn dục vọng của mình ? Vì muốn giữ nó, cho nên thủ duyên hữu (có). Vì có cái "có", cho nên bạn muốn thuộc về chính bạn. Khi thuộc về chính bạn thì có sinh. Có sinh thì có lão tử (già chết). Ðó là mười hai nhân duyên pháp tu của bậc Duyên Giác.

 
Phap Gioi Cua Duyen Giac