Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Phap Gioi Cua Troi
Phap Gioi Cua Troi
Phap Gioi Cua Troi Phap Gioi Cua Troi
Phap Gioi Cua Troi
Pháp giới của trời
 
Phap Gioi Cua Troi
Phap Gioi Cua Troi
 


Pháp giới của trời

Lục dục Phạm Thiên
Ngũ giới thập thiện
Chủng hữu lậu nhân
Luân hồi nan đoạn.

Tạm dịch :

Lục dục Phạm Thiên
Năm giới mười thiện
Trồng nhân hữu lậu
Luân hồi khó dứt.

Hôm nay chúng ta giảng về "Lục dục Phạm Thiên".

Thứ nhất là sáu cõi trời dục giới, sáu cõi trời dục giới gọi là trời dục giới. Trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới đó gọi là tam giới.

Hiện tại chúng ta ở trong phạm vi trời Tứ Thiên Vương thuộc trời dục giới. Chúng ta chịu sự cai quản của Tứ Ðại Thiên Vương. Cõi trời này nằm ở giữa núi Tu Di. Núi Tu Di có một nửa ở tại nhân gian, phần nửa trên là chỗ ở của Tứ Thiên Vương. Tứ Thiên Vương ở bốn hướng đông tây nam bắc của núi Tu Di, đồng thời cai quản tứ thiên hạ đó là Ðông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lưu Châu. Nếu nói tỉ mỉ thì rất nhiều nói không hết được.

Tuổi thọ của chư Thiên ở cõi trời Tứ Thiên Vương này bao lâu ? Năm trăm tuổi ! Năm trăm tuổi của họ chẳng phải là năm trăm tuổi ở nhân gian, một ngày một đêm ở đây, bằng năm mươi năm ở nhân gian. Bạn hãy tính xem năm trăm tuổi ở cõi trời Tứ Thiên Vương là bao nhiêu năm ở nhân gian? Tuổi thọ ở cõi trời này là năm trăm tuổi mà ở nhân gian năm mươi năm thì một ngày một đêm ở cõi trời Tứ Thiên Vương, bạn hãy tính xem, nếu 365 ngày thì ở nhân gian bao nhiêu năm ? Nếu bạn biết tính thì sẽ tính được số mục, đây là trời Tứ Thiên Vương.

Thứ hai là trời Ðao Lợi. Trời Ðao Lợi là Tiếng Phạn, dịch ra gọi là gì ? Không biết. Không biết dịch ra là gì thì gọi là "trời không biết". Trời không biết tức là trời Tam Thập Tam, Tiếng Phạn gọi là Ðao Lợi, dịch ra là trời Tam Thập Tam. Sao gọi là trời Tam Thập Tam ? Vì trời Ðế Thích ở chính giữa. Trời Ðế Thích ở trong Chú Lăng Nghiêm tức là "Nhân Ðà La Gia", tức cũng là Chúa của Thiên Chúa giáo, Gia Tô giáo. Người Tàu gọi y là Ngọc Hoàng đại đế, hoặc là Thượng đế.

Thời xưa người Tàu không biết có Phật, cũng chẳng biết có Thượng đế. Cho nên vào thời vua Thang khi tế trời thì nhà vua dùng con bò đen để tế trời, khấn rằng :"Bẩm ! Tôi tiểu tử tên Lý, dám dùng bò đực đen, dám bẩm với hoàng hoàng hậu đế". Hoàng hoàng ý nghĩa là lớn ; Hoàng hoàng hậu đế. "Thân trẩm có tội chứ chẳng phải lão bá tánh ; nếu lão bá tánh có tội tức là tội tại thân của Trẩm". Vua Thang nói :"Tôi tiểu tử tên Lý", vua Thang tên gọi là Lý, vua coi mình như đứa trẻ, rất khiêm nhường nói :"Con là một tiểu tử vô dụng", giống như một đứa trẻ. "Dám dùng bò đực đen", con dám dùng bò màu đen, "dám khải bẩm với Hoàng hoàng hậu đế", con rất chí thành khẩn thiết bẩm với Thượng đế. Nói gì ? Nói : "Nếu trẩm có tội", nói có tội thì chỉ mình trẩm có tội, chẳng dính dáng gì đến lão bá tánh. "Nếu lão bá tánh có tội thì tội đó ở tại thân trẩm. Nếu một số lão bá tánh có tội thì đừng trách họ, vì con không dạy họ cho tốt, cho nên tội của họ tức là tội của con".

Bậc Thánh nhân thời xưa là như thế, tự mình trách phạt mình, chẳng phải như người thời nay, biết rõ là mình có tội, thế mà cứ nói :"Ồ ! lỗi đó chẳng quan hệ gì đến tôi, đó là lỗi của anh ta, là anh ta không đúng, sao lại trách tôi ?", hoặc là "Ông trời thật không công bằng, tại sao họ giàu có ? còn tại sao tôi nghèo ? Tại sao họ lại sang còn tôi thì quá hèn ?" Luôn luôn oán trời trách người mà việc gì cũng chẳng trách mình không đúng ; đều tìm sự không đúng của người, trái hẳn với Thánh nhân thời xưa là trách mình không đúng.

Trên cõi trời Ðao Lợi thì trời Ðế Thích ở chính giữa, hướng đông có tám trời, hướng tây có tám trời, hướng nam có tám trời, hướng bắc có tám trời, cộng hết thảy là ba mươi ba trời.

Thứ ba là trời Dạ Ma. Trời Dạ Ma cũng là Tiếng Phạn, dịch là gì ? Chư Thiên cõi trời này khoái lạc vô cùng, suốt ngày đến tối đều ca hát. Ca hát gì? Họ đặc biệt vui mừng ca hát "sung sướng, sung sướng ! Tôi rất sung sướng vô cùng ! Tôi rất sung sướng vô cùng !" Ngày đêm sáu thời đều sung sướng, cho nên dịch là "thời phần" nghĩa là thời khắc đều sung sướng.

Thứ tư là trời Ðâu Suất. Trời Ðâu Suất, Tiếng Phạn gọi là Tushita dịch là "Hỷ túc". Họ luôn luôn đều hoan hỉ, luôn luôn đều đầy đủ, đó tức là tri túc thường lạc. Vì họ biết tri túc cho nên luôn luôn vui vẻ, do đó gọi là trời "Tri Túc", nghĩa là suốt ngày đến tối chẳng sầu, chẳng lo, chẳng có phiền não, chẳng có sự lo âu.

Thứ năm là trời Hóa Lạc. Họ biến hóa ra sự khoái lạc. Cõi trời Tri Túc họ chẳng biến hóa mà cũng hoan hỉ biết đủ, thậm chí không khoái lạc họ cũng biết đủ. Trời Hóa Lạc này biến hóa ra sự khoái lạc.

Thứ sáu là trời Tha Hóa Tự Tại. Sao gọi là Tha Hóa ? Tức là họ vốn chẳng có sự khoái lạc, cho nên họ đem sự khoái lạc ở các cõi trời khác làm sự khoái lạc cho chính mình, cho nên gọi là Tha Hóa Tự Tại. Ở cõi trời này có rất nhiều thiên ma, dùng thiên ma làm quyến thuộc. Tại sao họ phải đem sự khoái lạc ở cõi trời khác về làm sự khoái lạc cho chính mình ? Vì họ sống chẳng đếm xỉa gì đến đạo lý. Giống như kẻ trộm cướp ở nhân gian, đa số đều là những chư thiên Trời Hóa Lạc bị đọa lạc, họ đến nhân gian còn thói trộm cắp tiền của người, làm tiền của chính mình. Trên đây là sáu cõi trời dục giới.

Phạm Thiên tức là Ðại Phạm Thiên, Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên. Lục dục Phạm Thiên, "Năm giới Mười thiện". Họ đắc được phước báu sinh về cõi trời là nhờ tu năm giới, làm mười điều lành. Song le năm giới mười điều lành đều là căn lành hữu lậu, cho nên nói "trồng căn hữu lậu" : tức là trồng căn lành hữu lậu. Hoặc có người biên "trồng nhân hữu lậu", chữ "nhân" thay thế chữ căn cũng được, trồng nhân hữu lậu. "Khải hữu tha yên" (câu cuối này vốn ở trong pháp giới của loài người), người khác chẳng quản được, đều do tự mình tạo.

Giảng Kinh thuyết pháp thật không dễ dàng, tôi chẳng chuẩn bị trước khi giảng, có người nói :"Sư phụ giảng sai !" Ðó là trong tâm nghĩ như thế chứ không dám nói ra, song le con người tôi cũng lạ thật, một khi bạn nghĩ trong tâm của bạn thì tôi nhận được điện báo của bạn, cho nên tôi phải đổi lại câu sau :"Luân hồi khó dứt" phải chăng ? Lần này tôi đúng phải chăng ? Có phải trong tâm của bạn nói tôi giảng sai, phải chăng ? (đệ tử nói :"phải"), chẳng phải một người nghĩ như thế, còn bao nhiêu người phải mau nói ra, ai tưởng như thế ? Phải thành thật, nếu không thành thật thì vĩnh viễn sẽ không thành đạo.

 

 

Phap Gioi Cua Troi