Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Toa Thien Vi Nhiep Tam
Toa Thien Vi Nhiep Tam
Toa Thien Vi Nhiep Tam Toa Thien Vi Nhiep Tam
Trở về
Toa Thien Vi Nhiep Tam
 
 
Toa Thien Vi Nhiep Tam
Toa Thien Vi Nhiep Tam
 

tọa thiền vì nhiếp tâm

Giảng ngày 07/03/1987

Tọa thiền là một pháp môn người mới tu hành phải đi qua con đường này. Thiền là gì ? "Thiền" không phải là tiếng Tàu, mà là tiếng Phạn gọi là "Dhyana". Dịch nghĩa là "Tư duy tu", cũng gọi là "Tĩnh lự". Vì người Trung Hoa thích gọi tắt, chỉ gọi "Thiền". Ngoài ra còn có những danh từ "Tọa thiền", hoặc "Ðả tọa" (ngồi thiền). Cứ theo tên mà suy ra nghĩa. "Ðả tọa" là phải ngồi. Tại sao phải ngồi ? Vì nhiếp tâm. Phần đông tuy nhiên ngồi chỗ đó, nhưng tâm không ở đó, tâm chạy đi đâu ? Ði khởi vọng tưởng. Lúc đông, lúc tây, lúc nam, lúc bắc, không cần tiền mua vé mà đi hỏa tiễn chơi các nơi. Vọng tưởng phân tán, không dễ gì mà khống chế được. Tại sao người không có trí huệ ? Vì tâm chạy khắp nơi. Tại sao người càng ngày càng già ? Vì tâm chạy lăng săng các nơi. Ví như chiếc xe mới, bạn chạy quá nhanh thì nhất định uống dầu nhiều, mà còn lãng phí rất nhiều dầu. Kết quả thân xe và máy đều sinh ra rất nhiều thứ bệnh, làm cho xe hư. Thân thể của con người cũng giống như thế. Nếu bạn không biết giữ gìn nó, để nó (tâm) tự ý chạy khắp nơi, nhất định cũng lãng phí rất nhiều dầu, dầu là gì ? tức là tinh thần quý báu của bạn, không cần biết bạn thêm bao nhiêu dầu, cũng đều hao phí. Giống như người hằng ngày ăn đồ bổ dưỡng, nói có dinh dưỡng bổ giúp thân thể, nhưng nếu bạn không biết trân tiết tinh thần của mình, theo đuổi bên ngoài, thì ăn bao nhiêu đồ bổ cũng bổ không đặng tinh thần đã mất đi. Cho nên ngạn ngữ nói :

"Chế tâm một chỗ,
Không việc gì mà chẳng xong".

Cho nên phải thu nhiếp tâm lại, khiến định một chỗ, mới không lãng phí tinh thần, thấu triệt tinh thần. Ðây cũng ví như bạn biết lái xe, giữ gìn cẩn thận, tức không thể xảy ra tai nạn thì xe dùng được lâu. Cũng vậy thân thể con người nếu biết tu dưỡng, thì thân không thể già, lại không thể chết.

Có người nói :"Nói lời như thế, tôi không tin, mọi người đều chết, cho đến Phật Thích Ca cũng phải nhập Niết Bàn, sao lại nói không chết ?" Phải biết Phật nhập Niết Bàn, không giống như người thế gian chết, mà là nhập vào cảnh không sinh không diệt, viên mãn tịch diệt. Phật đã khai mở đại trí huệ, giải thoát sinh tử, đến đi tự tại, Phật không giống như đa số nhiều người vì bệnh mà chết, mà là "Những gì cần làm đã xong, những chúng sinh có duyên đã độ hết", mới thị hiện nhập Niết Bàn. Lúc Phật nhập diệt thì chiêu tập Bồ Tát trong mười phương, Thánh hiền Tăng, La Hán, Tỳ Kheo, hết thảy trời, người và chúng sinh đồng đến pháp hội gặp mặt lần cuối cùng, đủ thấy Phật đi rất rõ ràng, sáng suốt, mọi người muốn biết tường tận thì tham khảo Kinh Niết Bàn.

Ngồi thiền tức là nhiếp tâm, tức cũng nhiếp thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh, nghĩa là thân không phạm sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Miệng không nói dối, nói lời thêu dệt, hai lưỡi, chưởi mắng. Tâm không phạm tham sân si. Ý niệm không theo đuổi bên ngoài, tức thân tâm bình an. Như vậy thì ngồi thiền sẽ có cơ hội khai ngộ. Ngồi thiền tức là điều thân, điều tâm, khiến cho thân của bạn không đau bệnh, miệng không nói lời ác, ý không tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Ba nghiệp thanh tịnh thì trí huệ sẽ hiện tiền. Ngồi thiền tức là trở về nguồn gốc, tìm tự tính trí huệ vốn có, phóng đại quang minh.

Mọi người đến học Phật pháp phải đem chân tâm ra mới có cảm ứng, nếu như bạn xem ăn cơm quan trọng hơn học Phật pháp, kiếm tiền quan trọng hơn học Phật pháp, thì vĩnh viễn không thể học được Phật pháp, phải xem Phật pháp quan trọng hơn bất cứ việc gì, đây là thái độ Phật giáo đồ phải có.


Trở về
Toa Thien Vi Nhiep Tam