ý nghĩa đạo đức và thực tiễn
Giảng tại Ðàn Hoa Tự Hạ Uy Di ngày 22/07/89
Luân lý tư tưởng đạo đức Trung Quốc, hoàn toàn bao quát ở trong đạo. Cho nên:
"Ðạo năng sinh ngã, Ðức năng trưởng ngã"
Nghĩa là :
"Ðạo sinh ra tôi, Ðức nuôi lớn tôi".
Ðạo đức là chánh khí của trời đất, là cơ sở tính ưu phẩm nhất của nhân loại, đó là đức tính vốn đầy đủ của mỗi người. Chương thứ nhất trong Ðạo Ðức Kinh có nói :
"Ðạo khả đạo, phi thường đạo, Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh, thiên địa chi thủy, Hữu danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô dục dĩ quán kỳ diệu, Thường hữu dục dĩ quán kỳ triệt. Kỳ lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn".
Ðây là cái diệu vô danh tức là phỏng chiếu theo đạo. Ðạo chân chánh không thể gọi là hình trạng, cho nên Thái Thượng Lão Quân lại nói :
"Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa ; Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt ; Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật, Ngô bất tri kỳ danh, cường danh viết đạo".
Mẹ của vạn vật không có pháp để đặt tên, tuy miễn cưỡng gọi là "Ðạo", nhưng cũng là bản tính của mọi người, nương vào đây thì có thể tu thành Phật. Cho nên Ðức Phật nói :
"Hết thảy chúng sinh, Ðều có phật tính, Ðều có thể thành Phật".
Kết cấu chữ "Ðạo"(道), phía trên có hai điểm (' ') là chữ người biến thành. Hiền nhân tạo tự, thật là áo diệu. Hai điểm này cũng là âm dương, tức là vô cực sinh thái cực, chiếu âm dương trong thái cực đồ. Trên thân người có hai con mắt, trên trời có nhật nguyệt. Cho nên trong Kinh Dịch có nói :
"Một âm một dương là đạo, Lệch âm lệch dương là tật".
Ðạo thì vô cùng vô tận, ngũ hành bát quái đều do đạo mà diễn biến ra. Gạch kế dưới là chữ nhất (一). Gốc là số 0. Số 0 là gốc của vạn hữu. Nó không có số mục, nhưng nó là bổn thể của tất cả số mục, không lớn không nhỏ không trong ngoài, tuần hoàn vô đoan. Bên cạnh số 0 thêm số 1 thì thành 10. 10 thêm số 0 thì thành 100. 100 thêm số 0 thì thành 1000. 1000 thêm số 0 thì thành 10000. Nếu cứ thêm mãi thì vô cùng vô tận. Cho nên :
"Một gốc tán làm vạn thù, Vạn thù lại quy về một gốc".
Nếu không thêm nữa thì trở về bổn hữu số 0. Tức là một số mục cũng chẳng có. Số 0 này tức là vô cực, từ vô cực sinh thái cực, từ thái cực tiếp tục sinh trời đất vạn vật. Số 0 này nếu triển khai ra thì thành chữ nhất (一). Cho nên :
"Trời được một là thanh, Ðất được một là yên, Người được một là Thánh".
Làm thế nào để được chữ nhất (一) ?
1. Ðầu tiên phải cách vật, từ cách vật mới có thể tu thành nhất (一), lại từ nhất (一) biến trở lại số 0. Số 0 này trong Phật giáo gọi là đại quang minh tạng. Cách vật tức là cách trừ vật dục, như tài sắc danh ăn ngủ năm dục, đều phải cách trừ, mới có thể khôi phục linh minh giác tính vốn có, trở về cội nguồn.
2. Chí tri : Vật dục hết sạch thì trí huệ hiện tiền ; có thể xúc loại bàng thông, cũng giống như tấm gương, vật đến thì ứng, vật đi thì lặng.
3. Thành ý : Ðối người tiếp vật phải chí kính tồn thành, khẩn thiết thành thực.
4. Chánh tâm : Không tồn tại tà niệm. Cho nên :
"Chánh niệm thì Phật tại nhà, Tà niệm thì ma tại đường".
Người tu đạo không nên nói cười cẩu thả, không nên coi thường cử chỉ hành động, phải giữ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, không thể đồng lưu hợp ô.
5. Tu thân : Phải thương tiếc thân thể của mình, tôn trọng nhân cách, từ vua cho đến dân, phải lấy việc tu thân làm gốc.
6. Tề gia : Tu thân rồi mới hòa mục gia đình, thuận nghĩa vợ chồng, cha từ con hiếu, huynh hữu đệ kính.
7. Trị quốc : Gia đình là đơn vị cơ bản của quốc gia, gia đình hòa mục thì tự nhiên quốc thái dân an.
8. Bình thiên hạ : Từ trị quốc rồi mới đến bình thiên hạ. Ðây là tám điều mục phân minh, là con đường làm người xử thế phải tu. Nhất định phải tại chỗ này mà hạ thủ công phu, cho nên đừng hướng ngoại truy cầu, phải cung hành thực tiễn. Cho nên :
"Nghĩ muốn thiên hạ tốt, Trước phải tự làm gương".
Tôi là một phần tử của nhân loại, tự mình chưa làm tốt, làm sao khiến cho toàn nhân loại đều tốt ? Mọi người đừng giống như máy giặt đồ, chỉ biết giặt đồ cho người khác, trong khi đồ của mình dơ mà chẳng chịu giặt. Cũng đừng giống như máy nhiếp ảnh, ánh sáng chỉ chiếu bên ngoài mà không chiếu được bên trong của chính mình. Ðó là máy móc, nhưng con người là thứ linh trong vạn vật, phải dung thân làm khuôn phép.
Nhan Hồi hỏi chữ nhân, Khổng Tử đáp : "Khắc kỷ phục lễ là nhân". Khắc kỷ tức là luật kỷ, tức là tâm không còn tà niệm, thân không làm việc tà, miệng không nói lời gạt người. Tất phải luật kỷ, mới có thể phục người. Cho nên "thân chánh trực, không bảo mà làm ; thân bất chánh tuy bảo mà không theo". Phải chánh mình rồi sau mới dạy người, giáo hóa người, giúp người.
"Nhân, nghĩa, lễ, trí, là gốc nơi tâm, từ đó mới sinh ra sắc tướng, mặt mày sáng sủa, vai nở rộng giúp cho tứ thể, tứ thể không nói mà bảo rõ". Nhân nghĩa lễ trí là gốc tự nhiên, thiên tính của con người, bạn phải phát dương từ trong nội tâm thì tự nhiên sẽ hiển lộ thứ quang trạch, đây mới là đức quang phổ chiếu, có duyên với mọi người, tùy thời tùy lúc, từ hình thái, nghị biểu trong lời nói, tịch mặc động tĩnh đều hiển lộ thứ đức quang này. Cho nên có câu :
"Hữu đức nhân nhân thân, Hữu đạo người người kính ; Ðạo cao long hổ phục, Ðức trọng quỷ thần khâm".
Thứ đức tính này hợp với đức của trời đất, hợp với ánh sáng của mặt trời mặt trăng, hợp thuận với bốn mùa, hợp cát hung của quỷ thần. Lại rằng :"Ðầy thật gọi là đẹp". Cái đẹp này chẳng phải là tô son đánh phấn mà là đạo đức tràn đầy mới gọi là thật đẹp của con người. "Ðầy thật mà có quang chiếu gọi là đại, đại mà hóa gọi là Thánh, Thánh mà bất khả tri chi gọi là thần". Tại sao bạn có kẻ địch ? Vì đức hạnh của bạn chưa sung mãn, trong Phật giáo không có kẻ địch. Người đánh ta, ta không đánh người ; người mắng ta, ta không mắng người. Cho nên :
"Không tham, không tranh, phước lộc vô biên ; Tranh tham quấy nhiễu, tội nghiệp liên thành".
Lại xem chữ "Ðạo" (道), phía dưới là chữ "Tự", tức là đạo tại chính mình, chẳng phải hướng ngoại truy cầu, cũng chẳng phải bằng vàng bạc hoặc thủ đoạn làm được, mà phải tự mình hạ công phu. Sai một ly đi ngàn dặm. Hai phẩy (' '), chữ "Nhất" và chữ "Tự" hợp lại là chữ "Thủ", cũng là đầu. Tu đạo là một việc đại sự đầu tiên, nhưng tiếc thay, người đều quên mất bỏ gốc tìm ngọn.
"Danh lợi việc nhỏ người người ham, Sinh tử việc lớn chẳng ai màng ; Thanh tịnh là phước chẳng ai hưởng, Phiền não là tội ai cũng tham".
Bên trái chữ "Ðạo" là bộ "Sước" (đi). Ý nghĩa chữ "Ðạo" là tự mình đi.
"Ðạo thì phải hành, không hành sao có đạo, Ðức thì phải làm, không làm sao có đức ?"
Do đó mọi người phải tự mình tạo đức hạnh. Không phải gọi người làm còn mình thì không làm, đây gọi là "xả mình vì người". Lại nữa, không hại người là "Ðạo", giúp người là "Ðức". Nếu tổn người lợi mình thì thiếu đạo khuyết đức.
Ðạo quý tại cung hành thực tiễn. "Giàu nhuận phòng, đức nhuận thân". Bạn có tu hành thì quang diệu mỹ đại Thánh thần, có thể phát ra bên ngoài. Tôi không hiểu cao đàm khoát luận, chỉ giảng những lời lão lão thực thực này.
|