Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
AFGHANISTAN : TỪ NGA SA LẦY, MỸ THÁO CHẠY ĐẾN TRUNG CỘNG ĐANG LĂM LE NHẢY VÀO
 


NGA SA LẦY
 
Nga sô tham dự vào cuộc chiến Afghanistan là một tính tóan về địa chính trị. Đó là mục tiêu hàng đầu của Điện Cẩm Linh . Afghanistan cách Moscow khoảng 3.000 km . Do đó Nga Sô  nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Hoa Kỳ vào ‘sân sau’ của mình , để giành được một chỗ đứng chiến lược cao ở Tây Nam Á và đặc biệt là nỗ lực ngăn chặn cuộc cách mạng Hồi giáo cực đoan bắt nguồn từ Iran.
 
Năm 1978 sau cuộc cách mạng Saur, đảng Cộng Sản của Afghanistan lên cầm quyền. Một loạt cải cách ruộng đất trên khắp đất nước của chủ nghĩa Cộng Sản đã không được lòng những người dân nông thôn truyền thống và từ đó những cơ quan quyền lực đã được thiết lập trên đất nước Afghanistan .
 
Bản chất của những cơ quan quyền lực là đàn áp . Đàn áp một cách khốc liệt phe đối lập và hành quyết hàng nghìn tù nhân chính trị , dẫn đến sự nổi dậy của các nhóm vũ trang chống nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Cho đến tháng 4 năm 1979 thì nhiều vùng của đất nước đã nổ ra nhiều cuộc chống đối.
 
Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan, là một nhóm theo chủ nghĩa Mác được Nga Sô hậu thuẫn. Họ đã lên nắm quyền vào tháng 4 năm 1978. Ngay sau 'Cách mạng Tháng Tư' của họ người dân đã nhận ra rõ ràng là Cộng sản
 
Các phiến quân Hồi giáo bảo thủ, ngày càng đe dọa Afghanistan do Taraki lãnh đạo. Taraki thủ lãnh của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan.
 
Trong một thời gian khá dài, Nga Sô không sẵn sàng cam kết gửi thêm bất kỳ cố vấn quân sự nào và một số vũ khí đến Afghanistan. Điều này có thể là do Brezhnev được nhắc lại nhiều lần vì nỗi sợ hãi về sự leo thang hạt nhân của Mỹ.
 
Vào tháng 9 năm 1979, Tổng Bí thư Đảng Dân Chủ Nhân dân Nur Mohammad Taraki bị ám sát theo lệnh của vị tổng tư lệnh thứ hai, Hafizullah Amin. Nga sô  lo ngại  rằng  Hafizullah Amin đang có ý định chuyển phe sang Hoa Kỳ.
 
Điều này đã làm chính phủ Nga Sô , dưới sự lãnh đạo của Leonid Brezhnev, đã quyết định triển khai Tập đoàn quân 40 qua biên giới vào ngày 24 tháng 12 năm 1979. Đến thủ đô Kabul, họ tổ chức một cuộc đảo chính giết chết Tổng Bí thư Hafizullah Amin và  Cuộc xâm lược của Nga Sô vào Afghanistan dựa trên Học thuyết của Brezhnev.
 
Vào tháng 1 năm 1980, các bộ trưởng ngoại giao từ 34 quốc gia của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã thông qua một nghị quyết yêu cầu " Nga Sô rút quân ngay lập tức, khẩn cấp và vô điều kiện" khỏi Afghanistan.
 
 Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết phản đối sự can thiệp của Nga Sô với  số phiếu từ 104 ủng hộ ,18 phản đối, với 18 phiếu trắng và 12 thành viên của Hội đồng 152 quốc gia vắng mặt hoặc không tham gia biểu quyết;  chỉ có các đồng minh của Nga Sô  là Angola, Đông Đức và Việt Nam, cùng với Ấn Độ, ủng hộ cuộc can thiệp.
 
Trong khi đó,  Quân nổi dậy Afghanistan bắt đầu nhận được sự hỗ trợ lớn thông qua viện trợ, tài chính và huấn luyện quân sự ở nước láng giềng Pakistan và với sự giúp đỡ đáng kể từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
 
Theo tài liệu của Cục Lưu trữ An ninh Quốc gia, "Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khẳng định ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Afghanistan bằng cách tài trợ cho các hoạt động quân sự được thiết kế để làm thất bại cuộc xâm lược của Liên Xô vào quốc gia đó. Hoạt động bí mật của CIA đã thông qua tình báo Pakistan các dịch vụ tiếp cận các nhóm phiến quân Afghanistan.
 
Quân đội Nga Sô chiếm đóng các thành phố và các trục giao thông chính, trong khi phiến quân Afghanistan tiến hành chiến tranh du kích trong các nhóm nhỏ hoạt động gần 80% đất nước nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ và Nga Sô
 
Afghanistan với địa hình hiểm trở với chiến thuật du kích trong khi Nga Sô đã sử dụng sức mạnh không quân của mình để đối phó gay gắt với cả quân nổi dậy và dân thường, san bằng các ngôi làng để từ chối nơi trú ẩn an toàn cho phiến quân Afghanistan, phá hủy các mương thủy lợi quan trọng và đặt hàng triệu quả mìn.
 
Cộng đồng quốc tế đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt và cấm vận chống lại Nga Sô. Hoa Kỳ đã dẫn đầu tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1988 được tổ chức tại Moscou. Điều ngày đã làm Nga Sô phẫn nộ và sau đó Nga Sô trả thù là không tham dự Thế Vận Hội 1984 được tổ chức tại Los Angeles.
 
Ban đầu Nga sô lên kế hoạch bảo vệ các thị trấn và đường sá , ổn định chính phủ dưới quyền lãnh đạo mới của Karmal và sẽ rút quân trong vòng 6 tháng hay một năm.
 
Nhưng họ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân du kích và gặp khó khăn trên địa hình lạnh giá khắc nghiệt của Afghanistan, dẫn đến việc họ bị mắc kẹt trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài chín năm.
 
 Vào giữa những năm 1980, quân đội Nga Sô đã tăng lên 108.800 người và cuộc chiến cũng tăng lên, nhưng chi phí quân sự và ngoại giao của cuộc chiến đối với Nga Sô  đã quá cao
 
Đến giữa năm 1987, Nga Sô dưới sự lãnh đạo  Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev, tuyên bố sẽ bắt đầu rút quân đội của mình sau các cuộc họp với chính phủ Afghanistan.
 
 Cuộc rút quân cuối cùng bắt đầu vào ngày 15 tháng 5 năm 1988 và kết thúc vào ngày 15 tháng 2 năm 1989, kéo dài cho đến năm 1992, khi chính phủ cũ do Nga Sô hậu thuẫn sụp đổ.
 
 Sự thất bại của Nga Sô trong cuộc chiến Afghanistan  được cho là một yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của Nga Sô . Ngoài ra, các chính sách của Hoa Kỳ trong cuộc chiến cũng được cho là đã góp phần "thổi bay" những hậu quả không mong muốn chống lại lợi ích của Hoa Kỳ, dẫn đến việc Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến của chính mình ở Afghanistan vào năm 2001.
 
MỸ THÁO CHẠY
 
Mỹ lấy cớ Al-Qaeda, mạng lưới khủng bố quốc tế, đã tấn công Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Mỹ đổ lỗi cho thủ lĩnh Osama Bin Laden của họ, kẽ đang hoạt động dưới vỏ bọc của Taliban.
 
Khi được yêu cầu giao trả Bin Laden, Taliban đã từ chối. Chính sự từ chối đó của Taliban đã dẫn đến các nỗ lực Mỹ  đem quân đến Afghanistan.
 
Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W Bush đã nói: "Những hành động được nhắm mục tiêu đánh phá này được thiết kế trong việc  xử dụng Afghanistan làm căn cứ hoạt động của bọn khủng bố và tấn công qua khả năng quân sự của chế độ Taliban."
 
Trong vòng hai tháng sau cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào Afghanistan, sự kiểm soát của Taliban trên lãnh thổ của họ đã bắt đầu suy yếu.
 
Taliban đã bỏ chạy. Một số thủ lĩnh Talibani đã chạy đến Pakistan. Vì ở đó, nó có vẽ như là một lựa chọn an toàn ... cho đến khi  năm 2004, thủ đô Kabul được điều hành  bởi một chính phủ mới do Hoa Kỳ hậu thuẫn.
 
Năm 2011, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã giết Bin Laden bởi lực lượng SEAL của Hải quân Hoa Kỳ trong một cuộc đột kích vào nơi ở của hắn ta ở Pakistan.
 
Ngay sau đó, theo một bản tin, NATO đã gọi lực lượng của họ trở lại do quá mệt mỏi vì chiến tranh ở Afghanistan . Vào thời điểm đó, hơn 100,000 lính Mỹ đã được triển khai tại Afghanistan.
 
Trong thời gian này Obama đã rút một phần quân đội ra khỏi  Afghanistan . Chính vì việc rút lui này đã tạo ra một khoảng trống và Taliban đã tận dụng cơ hội để giành lại quyền kiểm soát đã mất. Vào cuối năm 2018, Taliban đã hoạt động trên 70% gần Afghanistan.
 
Nhưng tại sao chiến tranh lại kéo dài đến 20 năm?
 
Có một số lý do khiến cuộc chiến đã kéo dài 20 năm. Một, chính phủ Afghanistan không có khả năng khi đối phó với Taliban. Hai, Taliban ngoan cố trường kỳ đánh giặc cho nên sau khi mất quân Taliban tập hợp lại và trở lại sau mỗi lần mất quân.
 
Thêm vào đó, Pakistan đã nuôi dưỡng Taliban, bất chấp việc họ liên tục phủ nhận Washington. Chính điều này đã giúp lợi thế cho Taliban trong các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan.
 
Mỹ muốn giữ Afghanistan không trở thành nơi sinh sôi của các nhóm khủng bố như al Qaeda. Mỹ đã tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afghanistan và Taliban để đạt được điều đó trong vài năm qua.
 
Nhưng các chiến lược của Mỹ để đạt được mục tiêu này đã thay đổi khi các Tổng thống thay đổi, đến mức cuộc chiến trở nên bất khả kháng.
 
Trong nhiệm kỳ của TT Trump đã có nhiều cuộc đàm phán hoà bình với Taliban để rút quân sau khi hai bên ký thoả thuận những điều cần thiết. TT Trump muốn tất cả quân đội và công dân Mỹ được an toàn trở về nước nhưng ác thay, cuộc bầu cử TT năm 2020 gian lận đã đẩy TT Trump ra khỏi chức vụ và Biden lên thay thế tiến hành cuộc rút quân trong hai tuần lễ trong khi Trung Cộng đang lăm le muốn nhảy vào Afghanistan
 
TRUNG CỘNG THỰC HIỆN MỐI TÌNH LÃNG MẠN VỚI  AFGHANISTAN
 
Không biết vì sao Biden tuyên bố rút quân tại Afghanistan mau và lẹ cùng lúc Trung Cộng đang chuẩn bị tăng cường việc can dự vào Afghanistan sau khi quân đội Mỹ hoàn tất cuộc rút quân cuối cùng
 
Afghanistan là một quốc gia mà Tập Cận Bình đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và ảnh hưởng
 
Daily Beast đưa tin hôm Chủ nhật, cho hay là các nhà chức trách ở Kabul đã trở nên gắn bó sâu sắc hơn nhiều với các nhà lãnh đạo của Trung Cộng khi hai bên hướng tới một thỏa thuận đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Afghanistan thông qua “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” quốc tế của Trung Cộng.
 
Chương trình nghìn tỷ đô la đã tài trợ cho nhiều dự án - thường tập trung vào cơ sở hạ tầng cứng như sân bay, đường xá và cảng biển - khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông.
 
Nó đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc xử dụng để tăng cường ảnh hưởng của mình bằng cách cung cấp các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các nước nghèo hơn để đổi lấy quyền kiểm soát các nguồn lực địa phương.
 
Nhìn chung, Bắc Kinh được cho là sẽ được hưởng lợi đáng kể nếu Taliban lên nắm quyền trở lại ở Afghanistan.
 
CUỐI CÙNG CUẢ MỘT VIỆC THÁO CHẠY
 
Trong 20 năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Afghanistan, mặc dù không phải lúc nào cũng được đánh giá cao, tuy nhiên, nó đã đóng vai trò là một lực lượng ổn định cho Hoa Kỳ và ngay các nước lân bang. Trong nhiệm kỳ của TT Trump ISIS đã bị tiêu diệt và những vụ ôm bom đã hiếm hoi xảy ra. Nhưng ngay khi TT Biden lên nắm quyền lãnh đạo tuyên bố rút quân chớp nhoáng , để vùng Afghanistan cho bọn Khủng Bố tung hoành. Không biết rồi đây Hoa kỳ có bị ISIS hoành hành như cúm Vũ Hán hay không?
 
Mới đây  Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã tổ chức một cuộc họp video với những người đồng cấp từ Afghanistan, Pakistan và Nepal để đề nghị mở rộng một cuộc hợp tác  Họ Vương nhấn mạnh về một nhu cầu cần thiết là phải thiết lập một “hành lang xanh” hậu cần để đẩy nhanh quá trình giao thông giữa các quốc gia của họ.
 
Đồng thời Vương Nghị cũng quan tâm đến sự phát triển về một hành lang đa phương thức xuyên Himalaya bằng cách mở rộng Hành lang Kinh tế Trung Cộng-Pakistan sang Afghanistan, và ông đã có kêu gọi Nepal và Afghanistan noi gương hợp tác Trung-Pakistan.
 
Cuộc họp này sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách ở Washington và New Delhi ngồi lại và lưu ý về khả năng tái cơ cấu khu vực này của Trung Cộng cho dù các chi tiết về khuôn khổ tứ phương này sẽ đòi hỏi những gì và nó sẽ hoạt động như thế nào vẫn chưa rõ ràng, nhưng bất kỳ chuyển động nào đối với việc thể chế hóa, nó sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ.
 
Sau khi Mỹ rời Afghanistan, bất kỳ nỗ lực nào của Trung Cộng nhằm tích hợp Afghanistan và Nepal không giáp biển vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của chúng, thì chương trình phát triển cơ sở hạ tầng quốc tế của Trung Cộng , sẽ trực tiếp làm suy yếu lợi ích địa chính trị của cả Mỹ và Ấn Độ.
 
 
Tôn Nữ Hoàng Hoa
 
31/8/2021

_________________


usaelection gởi