Ai mới thật sự là người ngốc nghếch?
Một ông thầy giáo mới nhận dạy lớp mới, thấy rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngốc. Trong giờ ra chơi ông hỏi một nhóm các học sinh lý do tại sao lại gọi cậu bé ấy như vậy.
– Thì bạn ấy ngốc thật mà thầy. Nếu mà đưa cho bạn ấy đồng to 5 xu và đồng nhỏ 10 xu, thì bạn ấy sẽ chọn đồng 5 xu, vì nghĩ đồng 5 xu có kích thước to hơn thì là tốt hơn. Đây, thầy nhìn nhé.
Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 xu như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
– Sao em lại chọn 5 xu mà không chọn 10 xu?
– Thầy nhìn này, đồng 5 xu to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
– Chẳng nhẽ em không hiểu được rằng đồng 5 xu chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 xu thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
– Nếu em lấy 10 xu thì lần sau bọn họ sẽ không cho em nữa… Cậu bé trả lời.
Chắc chắn khi đọc đến đây bạn sẽ thấy cậu bé kia cố ý tỏ ra ngờ nghệch, nhưng mà không hẳn là vậy.
Người ta thường nói: “Ngốc mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngốc nghếch“. Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với bạn. Bởi người đối diện với bạn chưa chắc đã ngờ nghệch như bạn nghĩ, câu chuyện về đồng xu này sẽ khiến bạn xem xét lại cách nhìn của đối với người xung quanh.
6 mặt trái bất ngờ của việc quá thông minh
Câu chuyện về người tiều phu và học giả
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu 10 đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất 5 đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Ai mới thật sự là người ngốc nghếch?
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có 10 cân?”.
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu 10 đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
“Tôi cũng không biết!“, tiều phu đưa lại cho học giả 5 đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được 5 đồng rồi”.
Vị học giả vô cùng sửng sốt.
Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ hoặc quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống “dở khóc dở cười”.
Họ không biết một điều rằng “thông minh sẽ hại thông minh”, người quá thông minh nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, mà hãy sợ kẻ ngốc nhưng tưởng mình thông minh. Hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng.
Hoang Nguyen gởi