Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Ai ra lệnh cho ông ?
 
 
Ngày 7 tháng 10 năm 2001, sau khi nhóm cảm tử al-Qaeda cướp các phi cơ hàng không tấn công vào Tòa Tháp Đôi ở New York, Ngũ Giác Đài ở DC gây ra biến cố 9 tháng 11 làm chết hàng ngàn người, cựu Tổng Thống George Bush thành lập liên quân đồng minh khởi đầu cuộc chiến ở Afghanistan, lật đổ nhà cầm quyền Taliban là người chứa chấp tên khủng bố Osama Bin Laden và nhóm al-Qaeda.

Đúng hai mươi năm sau, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Kabul cuốn cờ và bắt đầu một cuộc di tản bằng không vận  qui mô bắt đầu từ ngày 16 tháng 8, và chấm dứt vào đêm 30 khi những người lính Mỹ cuối cùng đã bước lên chiếc phi C-17 rời phi trường Kabul chấm dứt sự có mặt sau hai mươi năm chiến tranh không thành công.

Mở đầu bài diễn văn lúc 2:30 (CT) ngày 31 tháng 8 ở Bạch Cung, ông Biden ca ngợi việc di tản hơn 114 ngàn người là một thành công vượt bực (extraordinary success) mà chưa hề có nước nào trên thế giới có khả năng thực hiện. Thời giờ còn lại, ông biện bạch việc Hoa Kỳ phải chấm dứt can thiệp quân sự để khỏi hao tốn xương máu con em và tài nguyên đất nước. Ông khoe rằng ông thực hiện được lời đã hứa khi tranh cử là chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan. Có ba lần, ông đổ trách nhiệm lên cựu Tổng Thống Donald Trump về việc ông Trump hứa hẹn rút quân vào tháng 5 năm nay, mà ông Biden còn kéo dài đến cuối tháng 8. Ông còn hân hoan khoe rằng từ nay, sẽ là giai đoạn hoà bình. Chúng ta sẽ không phải dự cuộc chiến nào!

Tóm lại, ông cố nói thật nhiều về những công lao di tản, chấm dứt chiến tranh mà hoàn toàn không đề cập đến việc hỗn loạn khi di tản, việc bỏ rơi hàng trăm công dân Mỹ và hàng ngàn người Afghan từng hợp tác với Mỹ, và nghiêm trọng hơn là việc để lại gần 90 tỷ chiến cụ tối tân vào tay quân khủng bố. Ông cũng không nói tới cuộc rút lui diễn ra trong hỗn loạn vì quân Taliban đã chiếm hết lãnh thổ Afghanistan và cả thủ đô Kabul, chỉ chừa phi trường dân sự cho Hoa Kỳ sử dụng nhưng vòng đai bên ngoài sát phi trường lại do Taliban kiểm soát hoàn toàn.
 
Chúng tôi xin lần lượt phân tích từng điểm quan trọng:

1. Chấm dứt chiến tranh

Đúng, ông Biden có thể kể công chấm dứt chiến tranh. Mà thật ra, việc này manh nha từ thời Tổng Thống Trump vì ông Trump có chủ trương không phung phí máu xương, tài sản dân mình để đi xây dựng quốc gia và trợ chiến cho nước khác. Hai mục tiêu này như chúng tôi đã viết trong bài các đây hai tuần, là sự thất bại trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Vì thế, ông Trump đã đàm phán với Taliban để rút quân nhường việc nội bộ Afghanistan lại ch người Afghan tự giải quyết với nhau. Ông Biden không thể đổ lỗi cho ông Trump. Ngay trong tuần lễ đầu tiên sau khi nhậm chức, Biden đã ký gần 40 lệnh hành chánh để đảo ngược những việc ông Trump làm; thì nay, ông cũng có thể làm theo ý riêng của ông chứ!

Nhưng việc rút quân của ông Trump rất có bài bản. Ông đặt diều kiện với Taliban để thi hành từng bước và có sự răn đe sẽ dùng biện pháp mà theo ông “tàn khốc như chưa từng xảy ra” nếu Taliban vi phạm. Chúng tôi tin rằng một cuộc rút quân như thế sẽ tuần tự từ việc vận chuyển những chiến cụ hay phá hủy nếu không chuyển được. Kế đó là di tản hết công dân Mỹ và đồng minh, những nguờì bản xứ hợp tác với mình và sau hết là viên chức chính quyền hay dân chúng bản xứ nào muốn ra đi.

Trong khi đó, ông Biden đã không có kế hoạch nào. Ông đã đơn phương ra lệnh di tản mà không thông báo cho các nước đồng minh. Lúc cần thì mời gọi hợp tác, khi hết cần thì phủi tay ra đi không nói một lời! Quân đội các nước này bị một vố khá nặng khi bị đồng minh Mỹ lừa gạt. Quốc Hội Anh hôm 19 tháng 8 đã họp và lên án Biden là đã coi thường họ (contemp). Các nhà ngoại giao cũng bày tỏ thất vọng về Hoa Kỳ và nói rằng họ sẽ không còn tin tưởng và khó mà hợp tác trong tương lai.

Do sự thiếu chuẩn bị, các ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin, Chủ Tịch Ủy Ban Liên Quân Mark Milley, Phát Ngôn Viên Ngũ Giác Đài John Kirby có nhiều lần phát biểu trái ngược nhau trong cùng một vấn đề. Và cũng do sự thiếu chuẩn bị mà đã xảy ra vụ đánh bom làm thiệt mạng 13 quân nhân Hoa Kỳ và gần 150 thường dân Afghan!

Sau này có sự tiết lộ rằng ông Biden đã được cho chọn một trong hai điều: Để cho Taliban kiểm soát thủ đô Kabul hay chính Hoa Kỳ làm việc này trong thời gian di tản. Biden đã dành cho Taliban quyền kiểm soát!
 
2. Di tản công dân Hoa Kỳ:

Trong 112 ngàn người được di tản khỏi Kabul thì hơn 106 ngàn là dân Afghan và các nước khác; chỉ có khoảng 5400 công dân Hoa Kỳ mà theo Biden còn 10% tức là khoảng hơn 500 người còn kẹt lại.

Con số công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan đã không được Bộ Ngoại Giao công bố rành mạch, chính xác. Có khi loan báo trên 10 ngàn người và gần cuối thì lại rút xuống 6000. Việc di tản những người này cũng rất luộm thuộm. Khi thì kêu gọi họ tìm cách vào phi trường; khi thì yêu cầu họ cứ ở nguyên vị trí mà chờ hướng dẫn. Khi có người nêu ra sự nguy hiểm khi rời nhà vào phi trường thì chính Biden loan báo là đã thương lượng với Taliban để cho những ai đưa trình thông hành được qua các trạm kiểm soát. Điều nguy hại nhất là Biden đã trao cho Taliban danh sách những người Mỹ và Afghan làm việc cho mình. Người ta coi đó là trao bản án tử hình. Có vài người khi đến được cổng thì bị đẩy lùi ra ngoài và kẹt luôn. Ông Anthony Blinken, Bộ Trưởng Ngoại giao nhiều lần đổ thừa là có nhiều công dân Hoa Kỳ không muốn ra đi!

Rất nhiều lần, chính miệng ông Biden, ông Binken, hứa rằng sẽ di tản hết công dân Mỹ rồi mới chấm dứt chương trình. Việc này lại cũng mâu thuẫn với hạn định 31 tháng 8. Khi ký giả Peter Doocy của Fox News đề cập việc người Mỹ còn kẹt lại, cô Tùy viên Báo Chí Bạch Cung là Jen Psaki còn trách rằng nói như thế là vô trách nhiệm (it’s irresponsible to say Americans are stranded; they are not). Cô còn khẳng định “Chúng tôi sẽ không bỏ sót lại những công dân nào nếu họ muốn đi. Chúng tôi sẽ  đem họ về”

Nhưng cuối cùng, còn khoảng 500, 600 công dân còn kẹt lại mà trong số này từng gọi điện thoại kêu cứu từ nơi họ ẩn nấp. Trong khi quân đội các nước đồng minh tổ chức các toán quân ra tận nơi tìm đưa công dân họ vào phi trường thì Hoa Kỳ đã  không làm gì mà còn yêu cầu các đồng minh đừng làm thế vì sẽ bỉ mặt Hoa Kỳ! Chính các viên chức Mỹ còn tìm cách cản trở những người cựu chiến binh biệt kích Mỹ từ Hoa Kỳ tình nguyên đến Kabul để giải cứu công dân mình.

Hoa Kỳ trong lịch sử, có truyền thống không bỏ rơi công dân mình dù trong tình thế nguy nan đến đâu. Truyền thống này bị phản bội khi bà Hillary Clinton, khi đó là Bộ Trưởng Ngoại Giao của Obama đã làm ngơ không giải cứu ông Đại Sứ Christopher Steven và nhân viên Mỹ khị họ bị vây khổn ở Benghazi, dẫn đến cái chết oan ức của 4 người này trong tay bọn khủng bố Libya. Và lần này, sự phản bội này do ông Biden mà ra.
 
3.- Tài sản chiến cụ khổng lồ.

Trước ngày di tản, Tổng Thống Biden đã ra lệnh đóng cửa và bỏ rơi phi trường quân sự lớn nhất Bagram, là nơi còn chứa một khối lượng khổng lồ những chiến cụ tối tân nhất mà giá trị lên đến gần 90 tỷ đô là (nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Pháp và Đức cộng lại). Những vũ khí này đáng kể là 208  phi cơ trong đó có 33 chiếc trực thăng Black Hawk, hơn 22 ngàn xe bọc thép Humvee, 169 thiết vận xa M113, 634 thiết vận xa MI-117, 42 ngàn xe vận tải nhẹ, 8 ngàn xe vận tải nặng, 155 xe bọc lưới thép chống mìn, gần 360 ngàn súng tiểu liên xung kích, 32 ngàn lựu đạn, bom và hoả tiễn, 30 triệu viên đạn các loại, 16 ngàn ống kính nhìn xuyên đêm tối (night vision goggles), 162 ngàn máy và dụng cụ truyền tin vân vân (Sở dĩ chúng tôi kê khai chi tiết để thấy tầm mức nguy hiểm trong tương lai đối với an ninh Hoa Kỳ và thế giới khi các vụ khí tân tiến này lọt vào tay các nhóm khủng bố Hồi cực đoan, hay lọt vào tay Nga, Trung Cộng…)

Rất nhiều lần cô Jen Psaki né tránh câu hỏi rằng từ nay, Hoa Kỳ sẽ an toàn hơn hay nguy hiểm hơn.

Với một nhà nước Hồi Giáo cực đoan ở Afghanistan, tiếp giáp với Pakistan, Iran, vài nước Trung Á cựu Liên Sô cũng là các nước Hồi thù ghét Tây Phương; rồi lại giáp với Trung Cộng ở một góc phía Đông Bắc; cộng với sự tái phát của nhóm al-Qaeda mà có hơn 5000 tên khủng bố vừa ra khỏi nhà tù ở Afghan và đặc biệt nhóm The Islamic State Khorasan, viết tắt là ISIS-K với số quân khoảng 2200 tên (nhóm này có từ nhiều năm trước và là thành viên của ISIS), thì rõ ràng hoà bình an ninh thế giới lại bị đe dọạ nghiêm trọng hơn chứ khó có thể ngủ yên như ông Biden hân hoan tuyên bố.

Giờ này, chắc chắn Trung Cộng đang mon men chen vào Afghanistan là nơi có nhiều khoáng sản quý cho công nghiệp điện tử. Trung Cộng cũng nhắm vào kho vũ khí Hoa Kỳ để lại nhằm trang bị cho quân đội hiếu chiến nhiều tham vọng của họ. Nếu xảy ra chiến tranh thì Hoa Kỳ sẽ phải đối đầu với các lực lượng hung hãn, mà không còn ở thế thượng phong vì địch quân được trang bị bằng vũ khí tối tân của chính Hoa Kỳ.

Tóm lại, bài diễn văn của ông Biden không che đậy được những thảm hoạ ông đã gây ra cho Hoa Kỳ là đất nước của chính gia đình ông. Chúng tôi không tin rằng một người lãnh tụ, dù ngây ngô, khờ khạo, vô tài, vô trách nhiệm đến đâu mà có thể có những hành vi như ông; chưa kể những việc làm nguy hại trong 8 tháng qua như mở cửa biên giới cho gần 2 triệu dân nhập cư bất hợp pháp mang theo bao mầm bệnh, tệ nạn buôn bán ma túy, buôn người, băng đảng giết người; và phải kể đến việc chuẩn chi những ngân sách hàng ngàn tỷ đô la cho những chương trình phi sản xuất, làm ngân sách thâm thủng, chắc sẽ đưa đến nạn suy thoái nghiêm trọng.

Một lãnh tụ đúng nghĩa nhận phần trách nhiệm dù việc sai trái là do nhân viên dưới quyền làm ra. TRong khi chỉ có những kẻ hèn mới đổ trách nhiệm cho người khác ngay cả việc sai của chính họ.

Vậy đằng sau ông là ai? Một câu hỏi mà nhiều chính trị gia đã nêu lên trong các chương trình truyền hình là “Ai ra lệnh cho ông, hả ông Biden?” (who instructed you?)
 

Đỗ Văn Phúc
 
_________________


usaelection gởi