Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Âm thanh trị liệu

音聲療法

Sound therapy

(2021)




***


Nội dung

Phần 1

Âm thanh trị liệu theo khoa học
1. Tổng quan về âm thanh.
1.1. Bản chất của âm thanh.
1.2. Tần số âm thanh (f = frequency).
1.3. Tốc độ âm thanh.
1.4. Bước sóng âm thanh (λ = wavelength).
1.5. Mức cường độ âm thanh (LI = Sound Intensity Level).
1.6. Âm thanh trong đời sống.

2. Cấu trúc và đặc tính của tai.
2.1. Thính lực.
2.2. Cấu trúc tai.
2.3. Âm thanh và cảm xúc – Âm nhạc.
2.4. Âm nhạc ảnh hưởng lên não bộ.

3.Tần số Solfeggio.
3.1. Nguồn gốc của tần số Solfeggio.
3.2. Các tần số  Solfeggio thông dụng.
- Ut: 396Hz    - Re: 417Hz    - Mi: 528Hz  
- Fa: 639HZ   - Sol: 741Hz   - La: 852Hz

4. Tần số hòa nhạc(concert pitch).
4.1. Nguồn gốc của tần số hòa nhạc.
4.2. Quy định về tần số hòa nhạc hiện nay.
4.3. Tần số hòa nhạc 432Hz. 

5. Tần số sóng não và Nhịp song âm(binaural beats).
5.1. Sóng nãovà các tần số âm thanh.
         1) Sóng âm thanh:        
- Gamma (31 – 100)Hz   - Beta: (16 – 30)Hz
         2) Sóng hạ âm: 
- Alpha (8 – 15)Hz   - Theta (4 – 7)Hz   - Delta (0.1 – 3)Hz
         5.2. Âm nhạc sóng não: Nhịp song âm.

6. Ấn Độ:  Luân xa và các tần số âm nhạc. 
5.1. Cân bằng luân xa bằng các tần số Solfeggio.
5.2. Cân bằng luân xa bằng các tần số hòa nhạc.

7. Trung Hoa:  Ngũ hành và hệ thống thang âm.
Thương 商      Giốc 角          Vũ 羽       Chủy 徵       Cung 宮
Sol(G)             La (A)          Re (D)      Do(C)          Fa (F)

8.  Việt Nam:  Ngũ cung và hệ thống thang âm.
Hò      Xự       Xang   Xê       Cống   Liu     (điệu Bắc)
Hò      Xự       Xang   Xê       Phàn   Liu     (điệu Nam)
Do      Re       Fa        Sol      La        Do      

9. Âm nhạc và những lợi ích trong đời sống.
9.1.Cách chọn lọc âm nhạc.
9.2. Cách thưởng thức âm nhạc.
9.3. Âm nhạc và đời sống.
9.4. Âm nhạc và thai giáo.

10. Âm nhạc trị liệu.
10.1. Tác động kích thích của âm nhạc đối với não bộ.
10.2. Âm nhạc - Liệu pháp của Y học bổ sung (Complementary medicine).
         Nâng cao sức khỏe các hệ chức năng cơ thể.
 
Phần 2

Âm thanh trị liệu theo Phật giáo

1. Tổng quan về âm thanh và âm nhạc trong Phật giáo.
1.1. Tướng và Tính (= Sự và Lý) của âm thanh.
1) Tướngcủa âm thanh => Tướng nghe (thuộc Sự – Tướng): Âm nhạc. 

2) Tínhcủa âm thanh        =>  Tính nghe      (thuộc Lý – Thực tướng).
1.2. Các pháp khí thông thường.
1) Chuông = Chung.
         - Phạn chung:  Đại hồng chung, Tiểu hồng chung
         - Bảo chúng chung.
         - Gia trì chung.
2) Trống.
         - Trống lớn = Trống Bát Nhã.
         - Trống nhỏ = Trống cơm.
3) Mõ.
         - Mõ hình bầu dục.                 - Mõ hình điếu.
4) Khánh = Kiền chùy.
5) Bảng.
6) Chuông xoay Tây tạng.
- Cấu tạo chuông xoay   - Ứng dụng của chuông xoay.

2. Âm nhạc Phật giáo Á Đông.
         2.1. Âm nhạc Phật giáo Trung Hoa.      
                   1) Lễ nhạc.           2) Âm nhạc.
         2.2. Âm nhạc Phật giáo Tây Tạng.     
         2.3. Âm nhạc Phật giáo Hàn Quốc.     
         2.4. Âm nhạc Phật giáo Nhật Bản.     

3. Âm nhạc Phật giáo Việt Nam.
3.1. Âm nhạc truyền thống trong Phật giáo.
1) Tụng kinh và Niệm chú.    
2) Dâng cúng.
3) Hòa tấu.                                      
4) Độc tấu.
3.2. Âm nhạc mới trong Phật giáo – Tân nhạc.

4. Nhĩ căn viên thông - Quán Thế Âm.
1)Nhĩ căn viên thông là thấy ra bản chất Duyên khởi của sự nghe.
2) Nhĩ căn viên thông  =>  “[Tướng + Tính] nghe”viên dung vô ngại.
3) Nhĩ căn viên thông  =>  Lục căn viên thông bởi Duyên khởi tính.

Bài đọc thêm.

1. Hội chứng Mozart.
2.Một số đoản khúc âm nhạc cổ điển trị liệu.  
              1) Tần số hòa nhac 432Hz.
                   2) Tần số Solfeggio 528Hz.
3. Vài nét về Thánh ca.
4. Thế nào là âm nhạc Reiki?
NBS: Minh Tâm (11/2017, 1/2021)
 

Phần 1

Âm thanh trị liệu theo khoa học
1. Tổng quan về âm thanh.

Acoustics - Wikipedia
Âm học – Wikipedia tiếng Việt 

Âm học là một ngành của Vật lý học, nghiên cứu về sự lan truyền của sóng âm thanh trong các loại môi trường và sự tác động qua lại của nó với vật chất.  Âm thanh phát sinh từ nhiều nguồn ví dụ như tiếng nói, tiếng động vật kêu, tiếng trống, tiếng đàn từ các nhạc cụ. Khi thổi sáo, khi đánh trống hay khi hai cái ly chạm nhau đều cho một tiếng hay một âm. Nói chung, tiếng phát sinh khi có va chạm giữa hai vật. Tiếng cao hay thấp tùy thuộc vào sự va chạm mạnh hay nhẹ.

Khi thổi sáo thì nghe được một tiếng thanh, khi đánh trống thì nghe được một tiếng trầm. Tiếng thanh hay trầm tùy thuộc vào vật liệu và môi trường không gian của vật. Trong các nhạc cụ, âm thanh "thanh" hay "trầm" phụ thuộc vào kích thước vật thể như chiều dài, không gian (như sáo, kèn) và cấu tạo (dây thanh mảnh hay dây to)...
 
Sound - Wikipedia
Âm thanh – Wikipedia tiếng Việt
 
1.1. Bản chất của âm thanh:  Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng vật lý khác, được đặc trưng bởi tần số(frequency), bước sóng(wavelength), chu kỳ(period), biên độ(amplitude) và vận tốc lan truyền(velocity of propagation = tốc độ âm thanh: speed of sound).

Âm truyền được qua các chất rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong chân không. Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len, … Những chất đó gọi là chất cách âm.        
1.2.Tần số âm thanh(f = frequency):

(frequency: number of cycles per second - số lượng chu kỳ/giây = số lượng Hertz)
- Tần số âm thanh là số dao động hoàn thành mỗi giây bởi đối tượng rung. Có đơn vị Hertz (Hz).Nguồn âm là vật dao động phát ra âm. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.     

- Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 20 Hz đến khoảng 20 kHz, của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não. Tuy nhiên âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn, tuỳ vào ứng dụng, bao gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có thể nghe thấy, và không chỉ lan truyền trong không khí, mà trong bất cứ môi trường vật liệu nào. Trong định nghĩa rộng này, âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh.
+ < 20 Hz:  dưới ngưỡng nghe  =>  hạ âm.
+ 20 Hz – 20 kHz:  trong ngưỡng nghe  =>  thanh âm
+ > 20 kHz:  trên ngưỡng nghe  =>  siêu âm.

Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm thanh, nhạc âm là âm có tần số xác định, còn tạp âm là âm không có một tần số xác định, nghĩa là tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu.
 
- Độ cao của âm:  Là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm. Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

Loudness and pitch, as qualities of sound.
- Âm sắc: Là âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau. Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

- Cộng hưởng giao cảm(sympathetic resonance)

Sự cộng hưởng giao cảm (aka vibration sympathetic) là một hiện tượng hài hòa, nơi một cơ thể rung động thụ động trước đáp ứng những rung động bên ngoài mà nó có một sự tương đồng hài hòa.

Cộng hưởng của 2 âm thoa (fork, tuning fork)
VIDEO

- Resonance.MP4
- Forced oscillations and resonance
- Sympathetic Resonance  1
- Sympathetic resonance   2
 
1.3. Tốc độ âm thanh(c = speed of sound):
- Tốc độ âm thanh là tốc độ lan truyền của sóng âm thanh qua môi trường. Đơn vị đo tốc độ âm thanh là: m/s 
        
- Trong một môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định. Tốc độ âm thanh phụ thuộc vào môi trường mà trong đó sóng âm lan truyền.(tức phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường).

Ví dụ:  Không khí 331.45  m/sec.  (appr. 1.200 km/h).  Tốc độ âm thanh trong không khí hoàn toàn không phụ thuộc vào tần số dao động (là số lần dao động của vật thể trong một giây) tức là nếu dao động 20 lần/s hay 20,000 lần/s thì tốc đo lan truyền cũng như nhau. 

Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi còn tần số của âm thì không thay đổi.    

 Sound transmission
1.4. Bước sóng âm thanh(λ = wavelength):
- Là khoảng cách cực đại hay cực tiểu liên tiếp của một nguồn âm. Bước sóng phụ thuộc vào tần số và vận tốc âm thanh.
 
1.5. Mức cường độ âm thanh.
- Cường độ âm thanh (I:Sound intensity):  Là năng lượng được sóng truyền đi trong 1 đơn vị thời gian qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm thanh. Đơn vị: W/m2.

- Mức cường độ âm thanh (L: Sound level):  Là cường độ của một âm thanhở các khoảng cách không giống nhau.Đơn vị: dB(decibel). Ví dụ như bạn nghe âm thanh phát ra cách loa 1 mét sẽ khác rất nhiều so với nghe âm thanh khi cách loa 10 mét. Và cũng tùy vào tai mỗi người, có người chịu được mức âm thanh lên đến 130-140dB nhưng hầu hết chỉ nghe được âm thanh ở mức 125dB đổ lại.

Lỗ tai con người rất mực mẫn cảm, có thể nghe được bất cứ âm thanh nào, từ nhỏ như tiếng móng tay gãi nhẹ trên da cho đến tiếng ầm ĩ của máy bay phản lực. Về sức mạnh, tiếng phát ra từ máy bay phản lực mạnh gấp 1,000,000,000,000 lần âm thanh nhỏ nhất mà chúng ta có thể nghe được. Thật là một khoảng cách lớn lao.
Trên thang độ decibel, âm thanh nhỏ nhất có thể nghe được là 0 db (gần như hoàn toàn im lặng). Âm thanh nào mạnh hơn 10 lần là 10 dB. Âm thanh 100 lần mạnh hơn là 20 dB. Âm thanh 1 ngàn lần mạnh hơn là 30 dB. Dưới đây là một số âm thanh thông thường với thang độ decibel:
 
1.6. Âm thanh trong đời sống.
Vật lý học ngày nay cho rằng âm thanh là sự chuyển động của năng lượngdưới dạng sóng. Thông thường, năng lượng âm thanh có mực ít hơn so với các dạng năng lượng khác. Năng lượng âm thanh thường được đo bằng áp lực và cường độ của nó, đơn vị đo làdB (decibel) . Đôi khi, một tiếng ồn lớn có thể gây đau cho con người. Điều này được gọi là ngưỡng đau. Ngưỡng này là khác nhau từ người này sang người khác. Ví dụ, thiếu niên có thể chịu đựng một áp lực âm thanh cao hơn rất nhiều so với những người cao tuổi, hoặc người làm việc trong các nhà máy có xu hướng  chịu một ngưỡng cao hơn người bình thường, bởi vì họ đã quen với tiếng ồn lớn.
 
Biểu đồ diễn tả sóng âm thanh các nhạc cụ
 
Từ xa xưa, con người đã phát hiện ra khả năng tiếp nhận và truyền tải năng lượng vũ trụ như tiếng thét Kiai trong võ thuật hay cách luyện các luân xa (chakra), thần chú (divineincantations) với một nguồn năng lượng lớn từ âm thanh, và có các cách áp dụng rất đa dạng.

The 6 'speakable' Chakra Seed Mantras

VIDEO
- Chakras: 7 Minute Tune Up
- 7 Minutes of All Chakras Seed Mantra Chants
- Chakra Mantra using Lam Vam Ram Yam Ham Om to Soothe Baby
- LAM VAM RAM YAM HAM AUM chanting mantras opening balancing healing activating chakras
 
Trong Mật tông của Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn hay Thần chú (mantra: câu thần chú; dharani: bài thần chú) chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ - năng lượng vũ trụ, là phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả tu tập. Hành giả có thể tập trung tâm ý một cách có ý thức nơi một số âm tiết để phát triển nội quán và xem đó là đối tượng của thiền quán đưa đến tỉnh giác.

Chân ngôn có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Chân ngôn chỉ là công cụ để gom kết những nguồn năng lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút ánh sáng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia sáng và chuyển hóa những tia sáng dàn trải lan man đó trở thành một điểm sáng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).

Ngày nay, Chân ngôn hay các dạng âm thanh khác có thể được cảm nghiệm phần nào qua các âm thanh liệu pháp (sound therapy) và âm nhạc liệu pháp (music therapy) trong y học theo đặc tính tần số của âm thanh.

Xem thêm:

- Tiếng hét Kiai
- Âm thanh - Đạo gia Khí công
- Âm nhạc ở mức 432 Hz: Một tần số rung động thần thánh? - Đại Kỷ ...
- Liệu pháp chữa bệnh bằng âm thanh với Chuông Xoay Tây Tạng ...
- Những khả năng thần kì của âm thanh - Kenh14
- Tác động của âm thanh đến cuộc sống| Nhân Trắc Học
- Chakras - Sound Essence
- Chakra Sound Chart  và   Chakras: 7 Minute Tune Up
-BioWaves Sound Therapy
- Audio therapy - Wikipedia
- Music therapy - Wikipedia
 
VIDEO
- Sound Therapy - YouTube
- Sound Healing with Crystal Bowls - Sound Bath by Michelle Berc
- Sound Therapy ~ Morning Birds
- Sound Therapy - Night Birds ~
 
2. Cấu trúc và đặc tính của tai.
2.1. Thính lực:

Ở những người trẻ tuổi, phạm vi các tần số có thể nghe thấy 20 đến 20.000Hz trong một giây. Tuy vậy tai nhạy cảm tốt nhất đối với các âm thanh phạm vi trung bình khoảng 500 đến 4000Hz. Khi chúng ta già đi hoặc nếu chúng ta bị đặt vào nơi có tiếng ồn quá lớn qua một khoảng thời gian, thính giác của chúng ta sẽ trở nên kém thính nhạy trong những tần số cao hơn.
Tần số từ 20 Hz tới15 kHz có thể chia thành 8 dãy như sau:
                   20 - 90 Hz             Octave-medium value = 63 Hz                              
                   90 - 176 Hz           Octave-medium value = 125 Hz                         
                   176 - 352 Hz         Octave-medium value = 250 Hz                         
                   352 - 704 Hz         Octave-medium value = 500 Hz                           
                   704 - 1.408 Hz      Octave-medium value = 1000 Hz                      
                  1408 - 2.816 Hz    Octave-medium value = 2000 Hz                        
                   2816 - 5.600 Hz    Octave-medium value = 4000 Hz                      
                   5600 - 15.000 Hz  Octave-medium value = 8000 Hz

Thính lực kế

Để đo mức độ tổn hại khả năng nghe, các mức độ nghe bình thường được xác định bằng một tiêu chuẩn quốc tế. Mức độ nghe của một người là sự khác nhau về các decibel giữa nốt nhạc trong trẻo nhỏ nhất được nghe thấy và nốt nhạc tiêu chuẩn được một chiếc máy đặc biệt phát ra được gọi là thính lực kế.

2.2. Cấu trúc tai:

       Tai giữ nhiệm vụ như một ống nghe (tai ngoài), một bộ khuếch đại (tai giữa) và một máy phát (tai trong).
         1. Tai ngoài:  Ống nghe được tạo thành bởi một bộ phận giống như thịt của tai được gọi là loa tai. Tại điểm giữa của loa tai là một ống xương (ống tai ngoài) dẫn đến màng nhĩ. Một chất giống như sáp được tiết ra từ các thành ống để ngăn ngừa da khỏi bi khô và bong ra.
         2. Tai giữa:  Bộ khuếch đại được tạo nên bởi một hệ thống truyền động gồm có ba xương được gọi là các tiểu cốt. Các tiểu cốt này là xương búa, được gắn vào màng nhĩ; xương bàn đạp, là một xương giống như bàn đạp gắn vào tai trong và xương đe – một xương nhỏ nối liền hai xương trên. Sự sắp xếp truyền động này phóng đại chuyển động của màn nhĩ 20 lần.
       Từ tai giữa có một ống hẹp được gọi là vòi Eustache, mở ra phía sau amiđan và vòi này làm cân bằng áp suất không khí trên mỗi bên của màng nhĩ. Tiếng lộp bộp trong hai tai khi chúng ta xuống nhanh trong thang máy được gây ra do những chuyển động của màng nhĩ qua những thay đổi áp suất trong tai giữa.
         3. Tai trong:  Bộ phận máy phát của tai rất phức tạp. Các cơ cấu vừa để nghe vừa để giữ thăng bằng tạo thành một phòng chung chứa đầy chất dịch gọi là nội dịch và các sóng áp suất được truyền qua chất dịch này từ tai giữa đến xương bàn đạp.

Bộ phận nghe nằm ở một đầu phòng và tạo thành một vòng cuộn khá giống một vỏ ốc. Nó được gọi là ốc tai và khắp cả chiều dài của nó phủ một màng mỏng được gọi là lá nền, lá này cung cấp hàng ngàn sợi thần kinh nhỏ bé cho dây thần kinh ốc tai. Những thay đổi về cường độ hay độ lớn của âm thanh được cảm giác nhờ các lông li ti trên lá nền qua các sóng áp suất truyền trong nội dịch truyền khắp cả chiều dài của ốc tai. Dây thần kinh ốc tai chạy đến một bộ phận chuyên hóa của não được gọi là trung tâm thính giác.

2.3. Âm thanh và cảm xúc – Âm nhạc.

Âm thanh được xem là một trong những dạng của năng lượng trong sự tồn tại và truyền cảm xúc cho chúng ta. Âm thanh có thể nâng đỡ chúng ta về mặt tinh thần và thể xác, thậm chí hồi phục ở mức độ sâu sắc hoặc hủy hoại chúng ta bằng nhửng cảm xúc kích ứng căng thẳng (stress) của tức giận hay hoang tưởng sợ hãi (fear). Những cảm xúc này được các nhà khoa học nghiên cứu chỉ ra bằng những tần số của âm thanh, diễn đạt giai điệu (melody) bằng các yếu tố chính về cao độ (pitch) và nhịp điệu (rhythm) mang tính nghệ thuật được gọi là âm nhạc.

Music - Wikipedia
Âm nhạc –Wikipedia tiếng Việt

Từ xa xưa, âm nhạc được xem là khởi nguồn từ thanh âm của giới tự nhiên, giữa con người và tự nhiên lại có một mối quan hệ mật thiết "thiên nhân hợp nhất", cho nên âm nhạc có những ảnh hưởng tương ứng đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, và được áp dụng trong việc trị liệu bệnh tật.  Trong âm nhạc liệu pháp, tác động của âm nhạc chủ yếu thông qua sự khác nhau của tiết tấu, hoàn luật của bản thân khúc nhạc, thứ nữa là sự khác nhau của tốc độ, độ rung, giai điệu mà đạt được hiệu quả trị liệu khác nhau. Căn cứ vào chẩn đoán bệnh tình và nguyên tắc biện chứng thi khúc (tùy chứng mà chọn nhạc), người thầy thuốc chọn loại nhạc khúc thích hợp làm đơn thuốc âm nhạc trị bệnh.

Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, âm nhạc có tác dụng tới cơ thể con người ở hai lĩnh vực:
1/. Một là tác dụng vật lý, theo nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một tần số rung động nhất định. Khi mắc bệnh, tần số rung động của cơ quan đó sẽ thay đổi, trong khi đó âm nhạc có thể điều chỉnh tần số rung động của các cơ quan đó hài hoà trở lại thông qua sự rung động của âm thanh, từ đó có thể chữa được bệnh tật.

2/.  Hai là hiệu quả tâm lý, những bài ca xúc động êm tai, âm điệu du dương nhẹ nhàng, tiếng nhạc như ngấm vào người, loại bỏ những ưu phiền.  Từ đó tâm tính dần dần ôn hoà trở lại, giảm căng thẳng thần kinh.
Những bản nhạc khác nhau, âm điệu khác nhau sẽ gây ra những tâm trạng cảm nhận khác nhau, nên tác dụng tới cơ thể cũng khác nhau.
2.4. Âm nhạc ảnh hưởng lên não bộ.

Sau khi âm nhạc được đưa vào trong tai chúng ta và đến não, phần vỏ não trước và phần thùy thái dương sẽ bị tác động, nhiều tế bào thần kinh khác cũng chịu tác động (giai điệu, cao độ… của bài hát). Sau đó những phần não bộ liên quan đến sự tưởng tượng, trí nhớ, màu sắc, sắc thái sẽ bị tác động. Đôi khi chúng ta không để ý rằng mình đang hát nhẫm theo một ca khúc nào đó, hay nhớ lại kỉ niệm gắn liền với một bài hát chẳng hạn, thì lúc này âm nhạc đã tác động đến phần trí nhớ tưởng tượng và ngôn ngữ trong não bộ.

Xem thêm:
- Năng lượng chữa lành của âm thanh | Tuổi trẻ Thăng Long - YDA Việt 
- Sóng âm thanh hỗ trợ điều trị rối loạn vận động cho người run vô căn
- Âm nhạc - ảnh hưởng và sức mạnh của các tần số sóng âm thanh
- Liệu pháp chữa bệnh bằng âm nhạc - Báo sức khỏe đời sống
- Vì sao nói nhạc cổ điển có lợi còn âm nhạc ngày nay lại độc hại?
- Music therapy - Wikipedia   và   Music Therapy
- Liệu pháp dùng âm nhạc để chữa bệnh - dinh dưỡng 
 

3.Tần số Solfeggio – Khám phá và phát triển. 

Tần số Solfeggio là một loạt 6 loại âm nhạc điện từ mà các nhà sư Gregorian nói rằng họ đã sử dụng nó trong khi thiền định. Tần số Solfeggio được tái khám phá vào năm 1974 bởi Tiến sĩ người Mỹ là Joseph Puleo. Theo ông, tần số Solfeggio được cho rằng có khả năng thâm nhập sâu vào ý thức và tiềm thức, kích thích sự tự chữa lành bên trong.
 
Tiến sĩ Joseph Puleo
Tiến sĩ Puleo đã trực tiếp nghiên cứu lại những tần số chữa bệnh này trong Book of Numbers (một cuốn sách trong Hebrew Bible), sử dụng một tập hợp những phương pháp số để giải mã sáu mã lặp đi lặp lại mà ông tìm thấy. Kết quả của sự khám phá này có tên tần số Solfeggio (Solfeggio frequencies).
Related image
Các tần số theo chuẩn Solfeggio

Tần số solfeggio được cho là tần số ban đầu được các nhà sư Gregorian sử dụng khi họ hô vang bài thánh ca Trung cổ về John the Baptist. Tuy nhiên, vào thế kỷ 11, nhà soạn nhạc người Ý là Guido d’ Arezzo là người đầu tiên áp dụng thay thế "Ut" bởi "Do". và Jean-Marie Leclair, một nhạc sĩ người Pháp của thế kỷ 17 thêm "Si" vào chú thích thứ bảy về quy mô, để hoàn thành bộ nốt nhạc ngày nay"

Guido d’ Arezzovà Jean-Marie Leclair
Nhà vật lý học, nhà phát minh, và kỹ sư điện Nikola Tesla đã từng nói, “Nếu bạn chỉ biết được độ lộng lẫy của 3, 6 và 9, thì bạn sẽ nắm giữ chìa khoá của vũ trụ”. Điều thú vị là “Ba con số được nhắc tới này lại chính là 3 số tạo thành sự rung rinh của sáu Tần số Solfeggio”.

Tiến sĩ Candice Pert cho biết: "Năng lượng và rung động đi đến mức phân tử. Chúng ta có 70 thụ thể khác nhau trên các phân tử và khi rung động và tần số đạt đến mức đó thì chúng bắt đầu rung chuyển".  Những tần số ban đầu dường như đã bị 'mất' qua nhiều thế kỷ nhưng gần đây đã được khám phá lại.   
Dưới đây là những tần số Solfeggio thông dụng:
1/. UT – 396 Hz – Tần số âm thanh này giúp biến sự đau khổ thành niềm vui, cảm giác tội lỗi thành sự tha thứ. Tần số này giúp những người đang phải đấu tranh với những cảm giác như:  tội lỗi, nỗi sợ hãi và đau buồn. Đây là giai điệu rất nền tảng và thanh lọc: Hỗ trợ giải phóng tội lỗi và sự sợ hãi.
VIDEO
- 396 Hz ❯ LET GO of FEAR ❯ Remove NEGATIVE BLOCKS ❯ Marimba Meditation Music
-396 Hz Solfeggio | Cleanse Fear & Negative Blocks ➤ Brainwave Yoga Zen Meditation Music
 
 
2/. RE – 417 Hz – Tần số âm thanh này giúp xóa bỏ phiền hà và loại bỏ sự tắc nghẽn nơi tiềm thức là những suy nghĩ tiêu cực và các thói quen có hại:  Giúp tạo điều kiện thay đổi và hoàn tác.
VIDEO
- 417 Hz | Wipes out all the Negative Energy | 9 Hours
- 417 Hz Healing music | Let go of mental blockages, Remove negative energy, Healing frequency music
 
3/. MI – 528 Hz – Tần số âm thanh này giúp kích thích tình yêu, khôi phục trạng thái cân bằng bên trong, sửa chữa DNA.  Âm thanh “MI” thường được coi là “tần số tình yêu”. Sự rung động âm thanh này cũng được cho là trung tâm của sự sáng tạo:  Hỗ trợ sửa chữa DNA.
VIDEO
- 528 Hz Solfeggio - Ancient DNA Repair Frequency
- 528Hz | Digestive Organ Vibration | Tibetan Singing Bowls Healing Sound | Meditation | DNA Repair
 
4/. FA – 639 Hz – Tần số âm thanh này giúp tăng cường mối quan hệ  gia đình và gắn kết cộng đồng.Rung động âm thanh làm tăng sự hiểu biết, khoan dung, hòa hợp giữa các cá nhân và sự đồng cảm. Nếu bạn đang vật lộn trong công việc hoặc mối quan hệ cá nhân của mình, tần số âm thanh này có thể giúp bạn tạo ra sự hài hòa hơn:  Giúp kết nối / hỗ trợ trong các mối quan hệ.
VIDEO:
- 639 Hz | Attract & Manifest Love |Harmonize Relationships | Attracting Love & Positive Energy
- 639 Hz Music with Waterfall Sounds|| Soothe your Heart, Mind & Body || Solfeggio Frequency Music
 
5/. SOL – 741 Hz – Tần số âm thanh này giúp làm sạch cơ thể khỏi tất cả các loại chất độc. SOL là tần số được cho là giúp giải độc cơ thể khỏi tất cả các loại chất gây ô nhiễm (virut, nấm, vi khuẩn, điện từ). Rung động âm thanh này cũng được cho là hữu ích khi cố gắng giải quyết các vấn đề vì nó sẽ làm tăng sự rõ ràng về mặt tinh thần: Đánh thức trực giác.
VIDEO
- 741 Hz ◈ Solfeggio Sleep Music ◈ HELPS IN TOXIN RELEASE | Deep Sleep Meditation Music
- 741Hz, Cleanse Infections & Dissolve Toxins, Aura Cleanse, Boost Immune System, Meditation
 
 
6/. LA – 852 Hz – Tần số âm thanh này giúp đánh thức trực giác và giúp bạn trở lại sự cân bằng tinh thần.Âm thanh này cũng giúp bạn thấy ra ảo ảnh và khám phá ra chân lý cao nhất, giúp bạn giao tiếp cởi mở hơn:  Giúp trở lại trật tự tinh thần.
VIDEO
-  852 Hz - Love Frequency, Raise Your Energy Vibration, Deep Meditation, Healing Tones
- 852 Hz - LET GO of Fear, Overthinking & Worries |Cleanse Destructive Energy | Awakening Intuition
 
Mỗi một âm tiết mô tả Tần số Solfeggio đều được lấy từ đoạn đầu của bài thánh ca thời Trung cổ ca tụng thánh St. John the Baptist, đó là Ut queant laxis – Resonare fibris – Mira gestorum – Famuli tuorum – Solve polluti – Labii reatum.  Bản dịch theo nghĩa đen từ tiếng Latin là “So that your servants may, with loosened voices, resound the wonders of your deeds, clean the guilt from our stained lips, O Saint John.
Tần số Solfeggio được sử dụng trong hơn 150 bài hát theo tiếng Gregorian, và được cho rằng có thể giúp tăng cường sự rung cảm về mặt tinh thần của bạn khi nghe. Mỗi giai điệu Solfeggio giúp loại bỏ các lớp tiêu cực và tắc nghẽn về mặt năng lượng.

Nhiều người mô tả khi nghe những âm thanh này họ cảm giác như tâm trí được dịu đi, cảm hứng xuất hiện, được thanh tẩy, thậm chí giúp họ hiểu biết rõ ràng về những vấn đề trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, có nhiều người khác khi nghe tần số Solfeggio có thể bị đau đầu hoặc bị những cảm xúc trấn áp như sự tức giận dâng lên hoặc mệt mỏi (queasy: buồn nôn, nôn nao) do phản ứng sự không phù hợp tần số của rung động. Vì vậy, hãy thử lắng nghe và trải  nghiệmnhững âm thanh nào khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và những âm thanh nào khiến bạn khó chịu.       
Tiến sĩ Leonard Horowitz đã dành ba năm nghiên cứu sáu tần số này. Ông và Joseph Puleo đã sáng tác một cuốn sách có nhan đề “Healing Codes for the Biological Apocalypse”. Trong cuốn sách, Horowitz nói rằng tần số Solfeggio là: " Một loạt rất độc đáo của các mã Kinh Thánh mới, có liên quan đến âm nhạc cổ đại và vật lý sáng tạo, đã được phát hiện bởi một bác sĩ ở Clark Fork, Idaho. Sự phát hiện mới được tìm thấy trong cuốn Sách số, bao gồm mã tần số điện toán học cho phép các chuyên gia sửa chữa DNA bị hư hỏng - bản thiết kế di truyền của cuộc sống ". 
Thử nghiệm của Glen Rein cho thấy âm nhạc có thể cộng hưởng với DNA người, nhưng nhạc rock và nhạc cổ điển không ảnh hưởng đến DNA.

Ngay cả trong các nền văn hoá cổ đại, sức mạnh của sóng âm được cho là có ảnh hưởng đến cơ thể người. Shaman sử dụng tụng kinh và đánh trống để tập trung tinh thần và thể chất của họ. Tóm lại, họ tạo ra và sử dụng âm nhạc thiêng liêng để chữa lành. Con người hiện đại, cho đến gần đây, đã quên mất sức mạnh của âm thanh, cho đến khi Dr Barber, Horowitz và Puleo "khám phá lại" nó. Cùng với khám phá này, các nghiên cứu bổ sung do tiến sĩ Horowitz tiến hành đã phát hiện ra ba tần số khác của Solfeggio, đó là: 
174 Hz  285 Hz   963 Hz

9 tần số theo chuẩn Solfeggio
 
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với ngôi sao của David sử dụng hai hình tam giác ngược nhau. Nếu một người sử dụng cách tiếp cận tương tự cho ba hình tam giác chồng chéo nhau (không có sự đảo ngược) và không gian chúng cách nhau, một số mối quan hệ tuyệt vời xuất hiện. Định hướng một tam giác với một trong các điểm ở 0 độ hoặc Bắc, ghi nhãn 396 Hz. Ghi nhãn điểm kế tiếp 414 Hz, 528 Hz tiếp theo và cho đến khi bạn đã sử dụng cả sáu tần số. 
Để hoàn tất việc ghi nhãn, cần có thêm ba số. Tuy nhiên, bản gốc sáu có một mô hình. Bất kỳ số nào được nối bằng một đường dây, ví dụ 396 và 639 có một mẫu. Lưu ý rằng nếu bạn lấy 396 và di chuyển số 6 từ cuối số để cầu xin, bạn sẽ có được 639. Nếu bạn làm lại lần nữa, 639 trở thành 963. Đặt con số đó vào tam giác để hoàn thành nó. Sau đó chuyển sang tam giác kế tiếp và áp dụng cùng một quy trình và bạn sẽ có hai tần số cuối cùng là 174 và 285.   
Chọn một số từ sơ đồ ở trên. Lấy chữ số cuối cùng của số và di chuyển nó lên phía trước để lấy số tiếp theo trong hình tam giác của nó ...... 396, 639, 963 174, 417, 741 285, 528, 852 ... và bạn nhận được tất cả các âm. 

Có nghiên cứu cho rằng Solfeggio 963 Hz kích hoạt tuyến yên (E: pineal gland) với âm thanh kỳ diệu tinh khiết ...

 
SỬ DỤNG NGUỒN:
(tần số)
963 639 396
852 528 285
741 417 174
Lưu ý rằng sự khác biệt giữa mỗi cặp trong các hàng dọc là 111
(963 - 852 = 111 và 852 - 741 = 111) (639 - 528 = 111 và 528 - 417 = 111) (396 - 285 = 111 và 285 - 174 = 111)
 
Bây giờ, tìm sự khác biệt trong các hàng ngang (chú ý sự đảo ngược lại)
(963 - 639 = 324 và 639 - 396 = 243) (852 - 528 = 324 và 528 - 285 = 243) (741 - 417 = 324 và 417 - 174 = 243)
 
 
Xem thêm:

- SOLFEGGIO FREQUENCIES and the Gregorian monks
- Solfeggio Frequencies with Tibetan Monk OM Chant
- 396 Hz Buông Bỏ Nỗi Sợ Hãi Xoá Bỏ Các Khối Âm Marimba ...
- 396 Hz Solfeggio Trao Quyền Lực Cho Mục Tiêu Của Bạn | Âm Thanh ...
- 6 Powerful Solfeggio Frequencies that Raise Your Vibration ⋆ LonerWolf)
 
 
VIDEO

- 174 Hz ❯ PAIN RELIEF MUSIC | Ultimate Whole Body Healing | Solfeggio Frequency Music
- 174 Hz Solfeggio | Pain Relief Pure Tone Sleep Music | Deep Healing Solfeggio Frequency
-
 
- 285 Hz Solfeggio ◈Heals Tissues | Pure Miracle Tones ✿S4T2
-
- 285 Hz ❯ IMMUNE SYSTEM BOOST - Heals and Regenerates Tissues ❯ Mandala Meditation Music
 
- 396 Hz Solfeggio Music
- 396 Hz Archives - Healing Frequencies Music
- 396 Hz:  8 Hours Meditation & Sleep Music-Liberation-
- 396 Hz, Releasing Guilt & Fear ...:  Liberating Solfeggio frequency
- 396 Hz Music Removal Fear ... Peaceful Music for Deep Meditation
- 396 Hz Solfeggio | Cleanse Fear & Negative Blocks Brainwave Yoga ...
- 396 Hz Solfeggio Sleep Music Cleanses Fear Negative Blocks | Deep ...
 
- 417 Hz | Wipes out all the Negative Energy | 9 Hours
- 417 Hz | Clears Away of All the Negative Energy & Blockages
- 417 Hz REMOVE ALL THE NEGATIVE ENERGY In and Around You
- 417 Hz 》Let Go of all Negative Energy Blocks | "Soul Searching" | Sacral Chakra Healing Music
 
- 528 Hz Frequency And Your DNA | Attuned Vibrations
- 528HZ Music: Repairs DNA & increases live energy, healing ...
- 528Hz | Phép Lạ | Tần Số Chữa Bệnh Được Biết Đến Để Sửa Chữa ...
- 528 hz DNA Healing/Chakra Cleansing Meditation/Relaxation Music ...
- 528Hz | Repairs DNA & Brings Positive Transformation | Solfeggio ...
- 528 Hz Solfeggio: Phép Lạ Giai Điệu Tần Số Tình Yêu |Âm Thanh Kỳ ...
- 528Hz Ancient Frequency | Sound Healing Session | Deep Healing Energy | Zen
- 528Hz - Whole Body Regeneration - Full Body Healing | Emotional & Physical Healing
- 528 HZ -MIRACLE TONE ~ DNA REPAIR & HEALING ~ NERVE & CELL REGENERATION ~ COMPLETE BODY HEALING
 
- 639Hz | The Heart Chakra Tone | Solfeggio Power Nap Music
- 639Hz | The Heart Chakra Tone | Solfeggio Power Nap Music
- 639 Hz Music with Waterfall Sounds|| Soothe your Heart, Mind & Body || Solfeggio Frequency Music
 
- 741 Hz Solfeggio Loại Bỏ Chất Độc Và Âm Tính Thiền Định Âm Nhạc
- 741Hz, Cleanse Infections & Dissolve Toxins, Aura Cleanse, Boost Immune System, MediHealing
- 741 HZ CLEANSE INFECTIONS, VIRUS, BACTERIA, FUNGAL DISSOLVE TOXINS & ELECTROMAGNETIC R
- 741 hz Removes Toxins and Negativity, Cleanse Aura, Spiritual Awakening, Tibetan Bowls
 
- 852 hz Love Frequency, Raise Your Energy Vibration, Deep Meditation, Healing Tones
- 852Hz Opening Your Third Eye| Raise Your Energy Vibration | Open The Third Eye - Frequency Music
- 852 Hz - LET GO of Fear, Overthinking & Worries | Cleanse Destructive Energy | Awakening Intuition
 
- 963 Hz Solfeggio - Kích Hoạt Tuyến Yên | Âm Thanh Kỳ Diệu Tinh Khiết ...
- 963 Hz Solfeggio Frequency ➤Connect to Divine Consciousness | 1 Hour Pure Miracle Tone
------------------
- 396 Hz & binaural beats Quent Laxis; Music & Solfeggio
-174Hz + 528Hz  | Physical & Emotional Body Healing + Whole Body Aura Cleanse
- 396Hz + 528Hz  | Angelic Healing Music
- 396 Hz + 639 + Hz 963 Hz 15 min Calm & Romantic Music for Massage ...
- 432Hz + 528Hz |Attuned Vibrations
- 432Hz + 528Hz -Miracle và chữa bệnh (âm nhạc, độ rung, tiếng ồn …)
- 528Hz: Powerful Healing Theta Meditation ~ 528Hz Transformation and Miracles
- 639Hz + 852Hz ⁂Diving into Deep Space ⁂Activate Third Eye + Open Heart Chakra
- 639Hz + 852Hz + 963Hz | Miracle Tones | Activate Pineal Gland | Open Third Eye | Heal Heart Chakra
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
4. Tần số hòa nhạc (concert pitch)
Mỗi nốt nhạc có thể có nhiều cao độ khác nhau. Trong âm nhạc, người ta dùng thuật ngữ đó là concert pitch, có ý nghĩa cận với tần số âm thanh, cho nốt có cao độ làm mốc, để các nhạc cụ có thể chỉnh dây cho phù hợp. Concert pitch thay đổi theo thời kỳ lịch sử với những âm tần khác nhau. Ngày nay concert pitch được quy định là nốt La với tần số là 440 Hz.
graph of sound waves
Pitch (music) - Wikipedia
Cao độ (âm nhạc) – Wikipedia tiếng Việt 
Xem:Sound and Music : Frequency and Pitch 
      [Sound èFrequency; Music èPitch]
http://4.bp.blogspot.com/-gcRkghSqB80/U1CLlgsLp2I/AAAAAAAAAHs/Z-2SmkYNyUI/s1600/640+tab.jpg
4.1. Sự ra đời của tần số hòa nhạc.

Trước thế kỷ 19, người ta không có một quy chuẩn nào cho concert pitch. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có concert pitch khác nhau. Ngay cả trong một thành phố, concert pitch cũng khác nhau. Để âm quy chuẩn không bị thay đổi quá nhiều, người ta đã sử dụng âm thoa (E: fork, tuning fork) để kiểm soát điều này. Tuy thế, tần số âm thoa cũng khác nhau như năm 1740 nốt La = A = 422.5 Hz và 1780 thì là 409 Hz. Con đường gian nan này vẫn chưa dừng lại. Đến năm 1815, nhà hát Dresden đưa ra âm thoa tần số A = 423.2 Hz, nhưng đến năm 1826 chỉnh lại thành A = 435 Hz.

Đến năm 1859, chính quyền Pháp ban hành luật về concert pitch với tần số A = 435 Hz. Đây là lần đầu tiên người ta chính thức quy chuẩn hoá concert pitch. Người Anh trong thế kỷ 19 đã có những động thái quy chuẩn hoá A = 452 Hz sau đó thay đổi lại thành A = 439 Hz vào năm 1896. Tuy nhiên, concert pitch này gây trở ngại cho ca sĩ như tenor Sims Reeves. Hội nghị Stuttgart năm 1834 đề nghị sử dụng A = 440 Hz dựa trên những nghiên cứu của Scheibler. Vào năm 1939, một hội nghị quốc tế được tổ chức với đề nghị sử dụng A = 440Hz làm concert pitch. Pháp vẫn giữ âm concert pitch = 439 nhưng vấp phải nhiều phản đối bởi 439 là số lẻ khó có thể lên dây dễ dàng được.
Kết quả hình ảnh cho musical waves
umt_concert_pitch _-_ range_for_orchestral_instruments
Musical instrument - Wikipedia
Nhạc cụ – Wikipedia tiếng Việt
 
Grade 4 - LAMS MUSIC 
Dàn nhạc – A traditional orchestra
VIDEO   
- Tìm hiểu nhạc cụ - Phần 1: Nhạc cụ dây (Violin, Viola, Cello và Đại hồ cầm)
- Tìm hiểu nhạc cụ - Phần 2: Nhạc cụ dây (Đàn hạc, Mandolin, Banjo)
- Tìm hiểu nhạc cụ - Phần 3: Đàn guitar 1 (Đàn guitar thùng dây nylon và dây thép)
- "Cha Đẻ" Đàn Piano- Nhạc Sĩ Vô Danh Tạo Nên "Vua Của Các Loại Nhạc Cụ"
- Khám phá xem bên trong cây đàn Piano cơ có gì đặc biệt
 
4.2. Quy định về tần số hòa nhạc hiện nay.
Năm 1953, người ta đã thiết lập chuẩn quốc tế ISO với nốt A = 440 Hz để thống nhất các cao độ khác nhau được sử dụng trước đây trong âm nhạc. Tuy nhiên, một số nơi vẫn lại có concert pitch riêng dù không quá khác biệt. Dàn giao hưởng New York dùng A = 442 Hz. Hầu như các dàn giao hưởng hiện đại tại Đức, Áo và những quốc gia như Nga, Thuỵ Sĩ và Tây Ban Nha đều chỉnh A = 443 Hz. Dàn nhạc giao hưởng Boston chỉnh A = 441 Hz. Những dàn nhạc chuyên về nhạc thời kỳ Baroque thống nhất sử dụng tần số chuẩn là A = 415 Hz. 

4.3. Tần số 432: 
Một số giả thuyết thú vị cho rằng nhạc theo quy chuẩn concert pitch với tần số 432 Hz và tần số Solfeggio 528 Hz, có khả năng thanh lọc cơ thể,hoàn thiện hơn, an lành hơn như được trình bày sau.
1/.-Học giả âm nhạc Maria Renold, trong sách “Quãng, gam, tông và cao độ hòa nhạc” đã miêu tả cách bà thử nghiệm các hiệu ứng khác nhau trên người nghe từ các tần số 440 Hz và 432 Hz. Bà đã hỏi hàng nghìn người ở nhiều quốc gia khác nhau trong 20 năm qua để đánh giá cảm nhận của người nghe đối với mỗi tần số. Bà nói 90% số người thích tần số 432 Hz.  Khi được yêu cầu miêu tả nó, họ sử dụng các từ như “hoàn thiện, chính xác, thanh bình và chói sáng”. Ngược lại, họ miêu tả tần số 440 Hz như những thanh âm “không thoải mái, ngột ngạt, và thiển cận”.Tuy nhiên,Renold nói rằng thí nghiệm của bà chỉ có hiệu quả với các nhạc cụ phi điện tử, còn các thí nghiệm bà tiến hành với các thanh âm được tạo ra bởi nhạc cụ điện tử đều thất bại.

2/.-Việc chuyển đổi sang tần số 432 Hz đã được một số nhân vật có tên tuổi ủng hộ, bao gồm ca sĩ opera giọng nam cao người Ý Luciano Pavarotti và giọng nữ cao Renata Tebaldi. Việc hát ở mức tần số này được cho là sẽ đặt ít áp lực hơn lên các dây thanh âm của ca sĩ.

3/.-Giáo sư Dussaut tại Conservatoir de Paris đã tổ chức một cuộc trưng cầu chữ ký của 23.000 nhạc sĩ người Pháp để ủng hộ việc bảo tồn chuẩn La 432 Hz  nhằm giữ gìn sự hòa hợp âm nhạc với sự rung động tự nhiên của vũ trụ.
4/.-Với giả thuyết cho rằng mức tần số 432 Hz có một tác động tích cực đối với nước, nên cũng có một tác động tích cực đối với cơ thể chúng ta, vì cơ thể có nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người. Theo đó, John Stuart Reid đã phát triển một loại dụng cụ gọi là CymaScope, được sử dụng trong một lĩnh vực nghiên cứu gọi là cymatics. Trang web chính thức của CymaScope miêu tả cymatics là “Ngành khoa học âm thanh hữu hình”.
CymaScopeSE (1)
Dụng cụ CymaScope.
(Ảnh: cymascope.com)
Trang web tiếp tục: “Dựa vào nguyên lý cho rằng khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình. Nói cách khác, sự dao động mang tính chu kỳ trong mẫu âm thanh sẽ được chuyển đổi và trở thành các gợn sóng nước định kỳ, tạo ra các mô thức hình học tuyệt đẹp, hé lộ lĩnh vực từng được ẩn giấu của âm thanh”.
not nhac cymascope
Hình ảnh các nốt nhạc đàn piano của quãng tám thứ nhất trên dụng cụ CymaScope.
(Ảnh: cymascope.com)
VIDEO   
- HISTORY OF PITCH: 440hz vs 432hz
- Cymatics experiment tonoscope 432-440Hz

Reid đã thử nghiệm hiệu ứng của nốt La = 432 Hz trên nước với CymaScope theo yêu cầu của Brian T. Collins người ủng hộ tần số 432 Hz.  Collins đã công bố phản hồi của Reid như sau: “Tần số 432 Hz xuất hiện như một hình tam giác mỗi lần chúng tôi tạo ảnh nó. Chúng tôi nghĩ rằng có gì đó không đúng với CymaScope nhưng sau khi thử hơn 1 tiếng đồng hồ chúng tôi đã đi đến kết luận rằng số 3 có lẽ có liên hệ nào đó với tần số 432 Hz”.

Đối với tai nghe của một người bình thường, thật sự khó phân biệt được sự chênh lệch giữa 432 Hz và 440 Hz. Tuy nhiên tác động của hai tần số này trên một cơ thể sinh học chắc chắn là khác nhau (dù có nghe thấy hay không). Đề nhìn thấy trực tiếp sự khác biệt của hai tần số 432 và 440, người ta có thể dùng các thí nghiệm cymatic. Ví dụ cho hai tần số này tác dụng lên cùng một giọt nước rồi dùng một kỹ thuật để chụp lại sự khác biệt đó.  Cymatics cho thấy các mô thức được tạo ra bởi tần số 432 Hz mang nhiều tính thẩm mỹ hơn so với được tạo ra bởi tần số 440 Hz.

Hình ảnh biểu thị tần số 432 Hz (trái) và 440 Hz (phải).
        
5/.-Nghiên cứu thần kinh học về tai trong cho biết rằng mỗi bát âm (octave) được giải mã ở cùng một vị trí, trên những lớp khác nhau trong ốc tai. Ngược lại chỉ có ốc tai mới cảm nhận được các bát âm. Nếu cấu trúc tai trong không phải là hình xoắn ốc, thì sẽ không có bất cứ một bát âm nào cả. Ốc tai còn được xem là có dạng hình xoắn ốc có cấu trúc theo tỉ lệ toán học, thể hiện bởi dãy số gọi là Fibonacci. Cấu trúc này giúp con người giữ thăng bằng và cảm nhận tư thế trong không gian.
Nghiên cứu còn cho thấy rung động ở tần số 432Hz phù hợp với tỷ lệ vàng của vũ trụ Phi (Φ,φ)  = 1,6180339887 …) được cho là con số phù hợp với mô hình toán học thể hiện trong tự nhiên. Rung động ở tần số 432Hz thống nhất các tính chất của ánh sáng, thời gian, không gian, vật chất, lực hấp dẫn, từ trường với sinh học, mã DNA và ý thức con người. Khi các nguyên tử và DNA của chúng ta bắt đầu cộng hưởng trong sự hài hòa với các mô hình xoắn ốc của thiên nhiên, thì cảm giác được hòa nhập với thiên nhiên của con người được gia tăng mạnh mẽ (đọc thêm về Dãy số Fibonacci).
Số 432 cũng phản ánh tỷ lệ Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cũng như sự tiến động của điểm phân, Kim Tự Tháp, Stonehenge, Sri Yantra…
Kết quả hình ảnh cho shell fibonacci spiral
Kết quả hình ảnh cho fibonacci number
Dãy số Fibonacci
Hình ảnh có liên quan
tần số, ảnh hưởng, 432 hz,  

Những người yêu thích âm nhạc và nhạc sĩ đã nhận thấy khi âm nhạc được điều chỉnh về tần số 432 Hz thì nó không chỉ đẹp hơn và hài hòa với đôi tai, mà còn dẫn đến trải nghiệm bên trong cơ thể, cụ thể ở cột sống và trái tim. Trong khi đó âm nhạc điều chỉnh trong 440 Hz được cảm nhận như là một trải nghiệm đến từ bên ngoài. Ngoài ra, họ cũng cho rằng âm nhạc 432 Hz có vẻ như là không ở một chỗ cố định nào hết, nó có thể bao phủ tràn ngập toàn bộ một căn phòng, trong khi 440Hz được cảm nhận như phát ra với hướng (directional) nhất định hoặc có đặc tính tuyến tính (linear). 
6/.-Có lý thuyết cho rằng tần số của hành tinh trái đất là 8 Hz. Sóng Alpha của não bộ, trong trạng thái thư giãn sâu, là sóng cũng vào khoảng 8 Hz.  Theo đó, chuẩn 432 (8x54) phù hợp hơn so với 440. Bảng bên dưới cho thấy mối liên hệ giữa độ dài sóng của ánh sáng, màu sắc với tần số của âm nhạc v.v... Chú ý đến phổ màu mà mắt thấy được (visible spectrum) từ đỏ đến tím.  Ta thấy, nếu chọn La = 432 thì màu tương ứng của nó là màu orange rõ rệt, tương quan với độ nhạy quang phổ, trong khi tần số A=440 Hz không có.
Kết quả hình ảnh cho light sound and brain wave - music
Tương ứng tần số giữa ánh sáng, màu sắc, âm nhạc
         Nếu cho rằng sự hài hòa trong các tần số âm nhạc có thể tác động sâu vào cơ thể, thì tại sao không tin đến khả năng làm dịu thần kinh, phục hồi năng lượng tế bào có tính chữa lành của âm nhạc! Thế là đã có phong trào dùng âm thanh để tạo các trạng thái tâm trí và tâm lý nhất định nào đó và nhất là phong trào đưa âm nhạc vào trị liệu y học!
Nói chung, những tác động của âm nhạc hay những tần số đặc biệt của âm thanh vào DNA, tế bào, cơ thể, ý thức và sự sống, chưa có được những xác minh chắc chắn có tính khoa học.  Nhưng rõ ràng hiện đang có một phong trào rất lớn, đổ xô khai thác những hiểu biết mới về âm nhạc với La chuẩn = 432.
Xem thêm:
- Âm nhạc ở mức 432 Hz: Một tần số rung động thần thánh? - Đại Kỷ ...
- Nhạc cổ điển có ích cho não bộ, còn nhạc sàn, nhạc rock… thì sao ...
- Tần số 432 Hz thực sự ảnh hưởng tích cực đối với cơ thể? -Tinh Hoa
- Tiến Hóa Tâm Linh: Giới thiệu về nốt LA 432 Hz
 
VIDEO
- 440 Hz vs 432 Hz
-
- 440 Hz Vs 432Hz! ➠TEST YOURSELF
- 440 Hz vs 432 Hz: The Ultimate Test
-  440Hz  VS  432Hz | CONSPIRACY + Comparison
- 440Hz vs 432  Hz: 5 things we know about #432Hz
- 432 Hz - Deep Healing Music for The Body & Soul - DNA Repair ...
- 432 hz DNA Healing/Chakra Cleansing Meditation/Relaxation Music ...
- 432Hz | Healing Music | Derived from Cosmos
- 432Hz tuning: The secret behind …| Attuned Vibrations
- 432Hz: 5 Reasons To Consider Tuning To … For Meditation Music
- 432 Hz: Healing Benefits of Music tuned to … (Music of Nature …)
- 432Hz | Âm Nhạc Chữa Bệnh Giai Điệu Kỳ Diệu Để Nâng Cao Rung ...
- 432Hz Healing - 432Hertz
- 432Hz Music - Home | Facebook
- The 432Hz “Miracle Tone” – Raise Your Vibration With This Healing ...
- 432 Hz Healing Meditation Music on Spotify
- 432 Hz Classical Music
- 432 Hz | Reiki Music | Healing At All Levels | Physical & Emotional
- 432 Hz | Reiki Music | Healing At All Levels |Healing Frequency Music
 
- 432Hz Deep Relaxation - Deep THETA Binaural Beats
- 432hz Cognition Enhancer | Deep ALPHA binaural beat
- 432Hz - Tibetan Bowls Heart Energy - THETA BinauralBeat
- 432Hz Tibetan Bowls | GAMMA Binaural Beat & Solfeggio Frequencies
- 432 Hz Music for the Brain: Powerful Waves Tibetan Bowls Water Sounds
- 432Hz TIBETAN FLUTE MUSIC + OM CHANTING ❯Mantra Meditation Music
- 432 Hz Deep Sleep Music DELTA Waves | Background for Sleeping & Meditation
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
5. Tần số sóng não và nhịp song âm (âm thanh hai nhịp:  binaural beats).
5.1. Sóng nãovà các tần số âm thanh.
Bằng điện não đồ(electroencephalogram, EEG), các nhà não học đã ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong các tế bào thần kinh não (neuron) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.
alt  Kết quả hình ảnh cho neurociência
Đo điện não đồ
 
One theory of neural communication gets a big boost. - Big Think
 
Hinh-so-do-song-nao1
5 dạng sóng não chính là: 
- Âm thanh:  Gamma, Beta, 
- Hạ âm:  Alpha, Theta, và Delta.
 
1/. Sóng Gamma(γ):
Ý nghĩa:Năm 2009, một nghiên cứu được dẫn dắt bởi John Kounios (Đại học Drexel) và Mark Beeman (Đại học Northwestern) đã kết luận rằng cảm giác thông suốt một vấn đề gì đó hay giây phút"Aha!" có sự gắn kết chặt chẽ với sự bùng nổ của cácsóng Gamma.
Tạp chí Brain World đã mô tả về kết quả nghiên cứu này như sau: "Trong số những người tình nguyện đã đạt đến trạng thái thông suốt, Kounios và Beeman đã nhận thấy có sự tăng lên đột ngột hoạt động của sóng Gamma khoảng 1/3 giây trước khi những người này phải "Aha!" vì đã tìm ra lời giải".
Hoạt động của sóng Gamma đã chỉ ra sự sắp xếp các nơ-ron thần kinh lại với nhau lần đầu tiên trong não để tạo ra một nhánh rẽ gồm các mạng lưới nơ-ron mới. Ngay sau khi hoạt động của sóng Gamma tăng lên, ý tưởng mới sẽ được tạo ra trong ý thức và chúng tôi gọi đó là giây phút Aha!".
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trạng thái khác thường khi tỉnh táo, mơ mộng và thiền định tạo ra sóng Gamma. Năm 2004, nhà thần kinh học Richard Davidson cũng đã thực hiện một nghiên cứu về năng lượng phát ra bởi các thiền sư Tây Tạng và nhận thấy rằng một số thiền sư có khả năng tạo ra hoạt động sóng Gamma mạnh hơn rất nhiều so với các trường hợp đã được ghi lại trong lịch sử.
Năm 2009, Tạp chí Neuroscience đã xuất bản một nghiên cứu phác họa mối quan hệ giữa sóng Theta và Gamma trong giai đoạn ngủ REM (Rapid Eye Movement):"Sự gia tăng năng lượng Gamma chủ yếu đạt đỉnh tại tần số 100Hz nhưng sự bùng nổ phải lên tới 250Hz".
Đặc tính:  Sóng Gamma được đo từ 30 đến 100Hz, sóng có tần số cao nhất. Ở trong trạng thái như 'xuất thần' này, người ta có thể trải nghiệm những biên độ cảm xúc gia tăngđột ngột (high focus), nhận thức thực tại sâu sắc, xử lý thông tin ở mức cao. Thử nghiệm trên các thầy tu Tây Tạng cho thấy có sự tương quan giữa trạng thái tinh thần siêu việt và sóng não Gamma. Khi các thầy tu được yêu cầu tạo ra xúc cảm của lòng từ bi, hoạt động não của họ chuyển sang tần số Gamma một cách nhịp nhàng, chặt chẽ. Ở trạng thái này, người ta cảm thấy mình có thể làm được bất cứ thứ gì.
Sóng Gamma thường hay phát ra ở những thiên tài về âm nhạc, thi ca, hội họa, hoặc ở những cầu thủ khi ghi bàn thắng vàng, người trúng số độc đắc.
2/. Sóng Beta(β):
Ý nghĩa:  C. Maxwell Cade, người Anh, là người đã thiết lập mô thức Hồi đáp sinh học (biofeedback) đầu tiên, định nghĩa Beta như sau:
Nhịp tỉnh táo bình thường của não kết hợp với hoạt động suy nghĩ hay hoạt động chú ý, tập chú vào thế giới bên ngoài hay giải quyết những vấn đề cụ thể. Sức mạnh của tín hiệu gia tăng bởi lo âu và giảm bởi sự hoạt động cơ bắp.”
        
Đặc tính:  Sóng Beta được đo từ 14 đến 30 Hz (Hertz: chu kỳ trong mỗi giây).  Sóng não Beta nói lên những mức độ cao của tiến trình nhận thức bằng suy luận, bằng suy nghĩ phức tạp, và bằng những sự phân biệt dây dưa sâu sắc của ý thức thông qua sự nói thầm trong não, hoặc sự tưởng tượng về đối tượng hay chủ đề mà ta đương thực hành.
- Sóng Beta thấp: Tinh thần thiếu minh mẫn, thiếu tập trung, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo lắng.
- Sóng Beta cao: Tinh thần căng thẳng hoảng sợ.
Thực tế, sóng Beta biểu hiện trạng thái tư duy tương ứng với tâm lý còn nhiễu động mà hầu hết mọi người gặp phải khi họ làm việc, làm bài tập tại trường.
Sóng não Beta gắn liền với sự gia tăng huyết áp và tăng gia sự biến đổi hóa học bên trong cơ thể để cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể (metabolism).
Sóng Beta xuất hiện ở vùng trán, vùng Rolando và cả vùng thái dương. Khi căng thẳng thần kinh (lo lắng, suy nghĩ, kích thích...), sóng Beta xuất hiện nhiều.  Vì vậy, sóng Beta còn được gọi là sóng hoạt động của não. Sóng Beta cũng xuất hiện nhiều khi ta mở mắt (do ánh sáng kích thích).
 Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là trạo cử, nghĩa là tâm còn mang nhiều tạp niệm. Dạng sóng này nói lên trạng thái dao động nội tâm cao, là nói thầm như sóng biển dậy lên ào ạt từng đợt liên tục.
3/. Sóng Alpha (α):
Ý nghĩa:  Sóng não Alpha tượng trưng cho tinh thần trong trạng thái thư giãn do nương vào một đối tượng, nghĩa là sóng xuất hiện khi ta dùng ý thức để tập trung vào một đối tượng này (nhưng chưa thực sự yên lặng như sóng não Theta). 
Đặc tính:  Sóng Alpha thưa hơn sóng Beta, trung bình từ 9 đến 13 Hz, xuất hiện khi đang thư giản và mơ mộng, trong trạng thái thiền định, khi đang xem tivi, trẻ đang chơi đùa. Hormone Serotonin được sản sinh ở tần số Alpha 10 Hz.
Sóng Alpha thường luôn ổn định, nhịp chậm hơn và biên độ ngang rộng hơn, biểu hiệu nhiều năng lực hơn. Trạng thái tư duy có nhiều sóng Alpha là nơi thuận lợi nhất chochúng ta tiến hành việc học tập.
Sóng Alpha xuất hiện nhiều ở vùng chẩm và vùng thái dương.  Sóng Alpha biến mất khi mở mắt (kích thích ánh sáng). Nếu nhắm mắt, sẽ xuất hiện trở lại. 
 Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là tâm tạm lắng dịudừng lại,  gắn với lời nói thầm, nhưng không có đối thoại thầm lặng bên trong. 
4/. Sóng Theta(θ):
Ý nghĩa:  Sóng não Theta tượng trưng cho tinh thần ở trạng thái thư giãn cao.
Đặc tính:Sóng não Theta có tần số từ 4 đến 8 Hz. Đây là trạng thái tinh thần tĩnh lặng sâu hay thư giãn sâu. Thí dụ, thư giãn lưỡi, thư giãn thần kinh mặt, sóng Alpha xuất hiện trước, sau đó là sóng Theta.
Sóng Theta xuất hiện khi tinh thần thư giản, giấc ngủ say, thiền định sâu, thôi miên. Trái đất cộng hưởng với tần số Theta là ở 7,83 Hz
Sóng Theta xuất hiện ở vùng thái dương. Sóng Theta chỉ có ở trẻ < 10 tuổi, trên 10 tuổi vẫn có thể còn nhưng ít. Ở người trưởng thành, sóng Theta chỉ xuất hiện khi ngủ, nếu thức vẫn có sóng Theta là bất thường.
Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là Định, có nhiều tĩnh lặng, yên lặng.
5/. Sóng Delta (Δ):
Ý nghĩa:  Sóng não Delta tượng trưng cho tinh thần ở trạng thái yên lặng của não bộ như lúc ngủ say, ngủ sâu, hôn mê ...
Đặc tính: Sóng não Delta biên độ lớn với tần số từ 3 đến 4 Hz và biên độ thấp với tần số từ 1 đến 3 Hz . Khi hệ thống cơ cấu mạng lưới (reticular formation) không nhận tín hiệu từ bên ngoài vào - như tình trạng mất cảm giác (anesthesia), hoặc người ngủ say hay hôn mê (coma), sóng não Delta cũng xuất hiện, nhưng nhận thức không lời không có mặt.
Sóng Delta chỉ có ở trẻ < 2 tuổi, mà quan sát rõ nhất là ở trẻ sơ sinh và người lớn khi ngủ. Trên 2 tuổi, khi thức nếu có sóng Delta là bất thường.
Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là trạng thái yên lặng não bộ khi hành giả đi vào Định sâu. Khi Thiền định, sóng não Beta xuất hiện trước, kế đến là Alpha, rồi Theta. Sau đó, trạng thái Thiền càng đạt đến sự tĩnh lặng, yên lặng gần như tuyệt đối lý tưởng thì não sẽ đạt đến sóng Delta.  
branwaive-frequencies-chart-feb2012
Brainwave States - Project Meditation Community Forum
 
5.2. Nhịp song âm – Âm nhạc sóng não: 
File:Binaural beats.svg
Beat (acoustics) - Wikipedia
Binaural beats – Wikipedia tiếng Việt
Nhịp song âm(binaural beats) hay âm thanh hai nhịp, là một dạng âm thanh đặc biệt làm thay đổi tần số sóng não của người nghe chúng. Tác dụng của nó được khám phá ra vào năm 1839 bởi Heinrich Wilhelm Dove và nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng hơn vào cuối thế kỉ 20.
 Vào những năm 1930, người ta đã khám phá ra rằng suy nghĩ của con người không chỉ gói gọn trong phạm vi bên trong bộ óc, mà nó còn phát ra một dạng sóng đặc biệt. Đến những năm 1960 người ta đã khám phá ra rằng với mỗi một trạng thái não bộ khác nhau như ngủ, mơ mộng, thư giãn, tư duy sáng tạo, tư duy logic..., não bộ  phát ra một loại sóng đặc thù cho mỗi loại suy nghĩ đó. Suy nghĩ luôn luôn đi kèm với 1 dạng sóng não nhất định.
Nhờ có những công bố đến từ các cộng đồng y học bổ sung (complementary medicine) rằng binaural beats có thể giúp làm thư giãn, thiền định, tăng sức sáng tạo và những trạng thái tinh thần mong muốn khác. Một số người cũng sử dụng binaural beats để giúp họ có những giấc mơ sáng suốt và trải nghiệm ngoài cơ thể. Sự ảnh hưởng đến sóng não của người nghe phụ thuộc vào sự khác biệt của tần số trong mỗi giai điệu: Ví dụ:
- Nếu tần số 300 Hz được phát ở một tai và 310 Hz ở tai bên kia, binaural beats đó sẽ có tần số là 10 Hz (tức 310 - 300)  =>  thuộc sóng Alpha.
- Nếu tần số 300Hz được phát ở một tai và 305 Hz ở tai bên kia, binaural beats đó sẽ có tần số là 5 Hz (tức 305 - 300)  =>  thuộc sóng Theta.
- Nếu tần số 300Hz được phát ở một tai và 304 Hz ở tai bên kia, binaural beats đó sẽ có tần số là 4 Hz (tức 305 - 300)  =>  thuộc sóng Delta.

VIDEO
-PURE γ WAVES: Meditation (Track: Cosmic Gamma Waves)
- PURE  βWAVES: Meditation (Track: Cosmic Beta Waves)
-PURE αWAVES:  Meditation (Track: Cosmic Alpha Waves)
- PURE θ WAVES:  Meditation (Track: Cosmic Theta Waves)
- PURE ΔWAVES: Meditation (Track: Cosmic Delta Waves)
        
Một câu hỏi ngược lại là nếu mỗi suy nghĩ có 1 loại sóng khác nhau, thì ta có thể tác động chính loại sóng đó từ bên ngoài vào để định hướng suy nghĩ của con người ngay lập tức được không? Thật tuyệt vời vì câu trả lời là CÓ - bằng cách nghe 1 loại nhạc đặc biệt phát ra tần số tương tự như tần số của sóng não. Ta gọi đó là âm nhạc sóng não (brain-wave music).       
Về bản chất thì ta dùng chính những thuộc tính của bộ não để gây tác dụng lên chính nó, tác động theo 1 cách tự nhiên nhất, ít tốn sức nhất. và có hiệu quả tức thời với 1 số loại sóng nhất định.
Trong lãnh vực tu tập thiền định theo âm thanh, nếu âm thanh cảm nhận có tần số lọt vào vùng Delta, Theta, Alpha, Beta, hay Gamma của sóng não, sau một thời gian, sóng não sẽ rơi xuống cùng tần số của âm thanh cảm nhận.   
Khi thư giãn hoàn toàn, sóng não bộ thường quanh quẩn ở khoảng 10 Hz. Khoa học ngày nay với những kỹ thuật hiện đại có thể tạo ra âm thanh cảm nhận trong khoảng 10 Hz. Người nghe âm thanh này trong vòng 10 đến 15 phút tự nhiên sẽ cảm thấy thư giãn, nghỉ ngơi, vì tần số sóng não không còn ở trong vùng Beta và đã rớt xuống vùng Alpha. Tương tự như vậy, nếu âm thanh cảm nhận có tần số từ 4 đến 7 Hz, trạng thái tĩnh lặng nhập định sẽ tự nhiên xảy ra sau một thời gian luyện tập.
brainwaves
         Đồ hình trên đây cho thấy sự phân phối của sóng não thiền định sau 15, 30, và 40 phút sau khi tập luyện thành công nghe âm thanh có  nhịp song âm (binaural beats) từ 4 đến 7 Hz (sóng Theta). Tình trạng tĩnh lặng nhập định xảy ra khi đa số sóng não tập trung ở khoảng 4-5 Hz.
Xem thêm:
- Điện não đồ (EEG) 
-'Máy đọc sóng não' của nữ doanh nhân gốc Việt thách thức Google Glass
- Nhạc Sóng Não Có Thể Giúp Giảm Stress và Chữa Bệnh
- Thủ thuật "đánh lừa não bộ" bằng hiệu ứng âm thanh
- Thay đổi sóng não như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn?
- Awaken The Genius Within You - 60 hz Hyper Gamma Binaural Beats Sound Therapy
 
VIDEO
- Beta Brain Wave: Music Study - Smarter Not Harder
 
- Alpha Wave: Studying Music Alpha Waves with for Brain Power Concentration
- ALPHA BRAIN WAVE FOR STUDY (100% PURE), MEDITATION , FOCUS, INTELLIGENCE
- Alpha Brain Wave Extremely Meditation Powerful 11 Hz -Ancient Healing Frequency
- Alpha Wave: Pure Binaural Beats 8 Hertz
- Alpha BiNaural Beats: Mozart with Alpha Study Aid Embedded
- Alpha BiNaural Beats: Classical Study Music | Mozart with Alpha Study Aid Embedded
 
- Theta Brain Wave Music Library
- Theta Binaural Beats - DNA Repair
- DEEP Theta Binaural Beats - 432Hz Deep Relaxation
- DEEP Theta ➤ LET GO of Fear, Overthinking & Worries ➤ 432Hz Deep Relaxation
 
- Delta Brainwaves
- Delta brainwave music
- Delta Brain Wave Sessions
- Delta Brain wave therapy - Sleep & Healing Music - Powerful Relaxing
- Delta Waves: Sleep Music - Relaxing Music to Help you Sleep, Deep Sleep, Inner Peace
 
- Binaural Beats from ALPHA to THETA to DELTA waves - Relaxing healing music
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
6. Ấn Độ: Hệ thống luân xa và các tần số âm nhạc. 
Hệ thống luân xa chính là 7 Trung tâm năng lượng lớn trong cơ thể vật chất, chạy dọc theo cột sống. Chúng mở rộng từ các nơi của cột sống đến não. và là trung tâm kiểm soát dòng chảy của năng lượng trong cơ thể và tất cả năng lượng bên ngoài vào cơ thể. Nói cách khác, chúng liên kết cơ thể vật chất và tinh thần với môi trường xung quanh.
Kết quả hình ảnh cho chakras
Kết quả hình ảnh cho ruta de energia en los seres vivos
Có ba kênh năng lượng chính trong cơ thể.  Kênh Trung tâm năng lượng Sushumnachạy dọc theo cột sống, hai kênh khác là Idavà Pingala  tréo với nhau dọc theo Sushumna. Các luân xa được tạo ra từ sự giao nhau của 3 kênh này. Thừa hoặc thiếu năng lượng nơi mỗi luân xa cho thấy nơi cơ thể tương ứng đã mất sự cân bằng. Sự mất cân bằng có thể biểu hiện bằng các hình thức vật lý như đau nhức hay bệnh tật hoặc sự mất cân bằng cảm xúc như lo âu hay nghiện. Nhiều người kết hợp các luân xa với âm thanh để có thể cải thiện dòng chảy của năng lượng trong cơ thể và khôi phục lại sự cân bằng thích hợp cho mỗi luân xa.
Vật lý lượng tử xác nhận rằng cơ thể chúng ta không phải là một khối vững chắc, mà là một dàn nhạc của các tần số rung động. Mỗi tế bào, cơ quan … có riêng tần số tương ứng với tình trạng sức khỏe tối ưu. Khi bệnh tật, tần số rung động của chúng mất đi sự cân bằng. Thực nghiệm cho thấy rằng tần số của các âm thanh có thể thay đổi tần số của các luân xa.
Đau nhức hay đau khổ là một dấu hiệu cho thấy ở cấp độ nào đó, năng lượng của cơ thể bị chặn. Sức mạnh của âm thanh có thể giải phóng năng lượng nơi bị chặn và làm cho năng lượng nơi này có thể khôi phục lại; từ đó, nâng cao sức khỏe. Có nhiều loại điều chỉnh sử dụng các tần số khác nhau, điển hình như 2 loại dưới đây.
6.1. Cân bằng các luân xa bằng các tần số Solfeggio.
Âm nhạc tần số Solfeggio được dung để làm giảm căng thẳng, tăng dòng chảy năng lượng và tạo thuận lợi cho cơ thể tự lành bệnh
Nơi mỗi người, mỗi một trong số các sáu tần số tương ứng với một trong các luân xa (chakra):
Chakra 1sử dụng UT      396 Hz  để giải phóng tội lỗi và sợ hãi.
Chakra 2sử dụng RE      417 Hz  để tạo điều kiện cho sự thay đổi.
Chakra 3sử dụng MI      528 Hz  để chuyển đổi sửa chữa DNA.
Chakra 4sử dụng FA      639 Hz  để kết nối với những người khác.
Chakra 5sử dụng SOL    741 Hz  để  thấy biết và hành động.
Chakra 6sử dụng LA       852 Hz  để thấy biết bằng trực giác.
Chakra 7là kết nối với vũ trụ và là tổng của các tần số 6 trước.
Kết quả hình ảnh cho Solfeggio frequencies
Image result for frequencies of chakras
VIDEO
- Chakra 1 - The Red Root Meditation Video
- Chakra 2 - The Orange source
- Chakra 3 - The Yellow Belly Meditation Video
- Chakra 4 - The Emerald heart Meditation Video
- Chakra 5 – The Blue communicator Meditation
- Chakra 6 - The Indigo Float Meditation Video
- Chakra 7 - The Purple Crown Meditation
(Xem: Solfeggio Frequencies : SolAwakening)
 
                6.2. Cân bằng các luân xa bằng các tần số hòa nhạc (concert pitch).
Cũng như cân bằng các luân xa bằng các tần số Solfeggio, đã có nhiều nghiên cứu các mối liên hệ giữa tần số âm thanh của các tần số hòa nhạc mà đặc trưng là tần số hệ La 432 Hz với các luân xa trong cơ thể.
Kết quả hình ảnh cho hệ thống luân xa
http://4.bp.blogspot.com/--75AogvCsts/U1CLl2QeWnI/AAAAAAAAAHw/9U7UQIVKEM8/s1600/B%25E1%25BA%25A3ng+chakra.jpg
Sự tương ứng giữa tần số và luân xa
Nhiều nghiên cứu cho thấy cả hai tần số 432Hz  và  528Hz đều được chứng minh là tạo ra những rung động cộng hưởng với sự hòa hợp vũ trụ, làm lành mạnh cho cơ thể và tinh thần. Có một số lượng lớn những người có hiệu ứng tuyệt vời với âm nhạc khi được điều chỉnh ở 432Hz. Tuy nhiên, cũng có một sự lựa chọn chéo đáng kể để chữa bệnh tốt với cả sóng Solfeggio 528Hz.
-----------------
Chú thích:  Đối chiếuâm thanh từ các Luân xa và hệ âm Concert pitch và Solfeggio.
- Luân xa 1:              LAM                      256Hz         396 Hz
- Luân xa 2:              VAM                      288 Hz       417Hz
- Luân xa 3:            RAM                      324 Hz       528Hz
- Luân xa 4:              YAM                      364 Hz       639Hz
- Luân xa 5:              HAM                      384 Hz       741Hz
- Luân xa 6:              AUM  =  OM         432 Hz       852Hz
- Luân xa 7:              ANG   =  OM        486 Hz       963 Hz
Image result for chakra mantras
Image result for the chakra sounds
VIDEO
- 528Hz Miracle Healing Frequency - Miracle Music For Meditation - Deep Healing Energy - Chakra Love
- 639Hz | The Heart Chakra Tone | Solfeggio Power Nap Music
- 639Hz | The Heart Chakra Tone | Solfeggio Power Nap Music
 
- 432Hz + 528Hz |Attuned Vibrations
- 432Hz + 528Hz -Miracle và chữa bệnh (âm nhạc, độ rung, tiếng ồn …)
- 741Hz + 852Hz ✧FULL BODY DETOX & AURA CLEANSE ✧Remove Mental Fog
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
7. Trung Hoa: Ngũ Hành và hệ thống thang âm.
 
Âm nhạc và Thuốc có nét tương đồng
(Ảnh: Shen Yun)
Trong chữ Hán, chữ “Dược” (藥) xuất phát từ chữ “Nhạc” (樂). Nó phản ánh một điều khó tin nhưng có thực: Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh. Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định cũng có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ “Thảo” (艹), tức là cỏ cây, lên trên chữ “Nhạc”. Từ đó chữ “Dược” ra đời.
Khi miêu tả về âm nhạc truyền thống, người xưa thường nói tới cụm từ “Đức âm nhã nhạc”, hay “Âm nhạc tao nhã và đức độ”, cho rằng âm nhạc tốt là tiếng của đức, chỉ có loại âm nhạc này có thể trình diễn ở chùa và hội trường, truyền dạy rộng rãi trong dân chúng. Đây là thuật ngữ được dùng để miêu tả âm nhạc bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Nó nhấn mạnh về đạo đức, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, cũng như mang tới năng lượng tích cực giúp cải thiện sức khỏe.
Kết quả hình ảnh cho 5 elements chinese medicine
Wu Xing - Wikipedia
Ngũ hành – Wikipedia tiếng Việt
Kết quả hình ảnh cho musical instruments of china
         Hơn nữa, quan điểm người xưa cho rằng “thiên nhân hợp nhất” và âm nhạc bắt nguồn từ thanh âm của thế giới tự nhiên, cho nên bên cạnh vai trò của một loại hình nghệ thuật, âm nhạc đã được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh hàng ngàn năm nay.
Theo y học cổ truyền phương Đông, âm nhạc dùng để trị bệnh được hình thành từ “ngũ âm”: Giốc, Chủy, Cung, Thương, Vũ (tương ứng với các âm giai Do, La, Mi, Re, Sol trong âm nhạc phương Tây). Năm loại sóng thanh này kết hợp thành những giai điệu khác nhau, thông qua các tiết tấu, hoàn luật, tốc độ, độ rung mà ảnh hưởng đến phương thức vận động của 5 khí (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và 5 tạng phủ lớn (tâm, can, tỳ, phế, thận) trong cơ thể.
Trong khi đó, khoa học hiện đại lại chỉ ra rằng, âm nhạc tác động đến cơ thể con người qua hai khía cạnh: Tác dụng vật lý (các tần số chấn động của những cơ quan bị bệnh sẽ được “điều chỉnh” bằng tần số của âm thanh) và tác dụng tâm lý (âm nhạc loại bỏ cơ chế “chiến đấu”, đưa cơ thể trở về trạng thái thư giãn).
Đông y coi cơ thể người là một tiểu vũ trụ, vũ trụ được cấu thành bởi ngũ hành Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ, cơ thể người cũng có ngũ tạng Phế-Can-Thận-Tâm-Tỳ tàng chứa tinh khí của cơ thể và có sự vận chuyển qua lại giữa các tạng,tương đương vớithang ngũ âmThương-Giốc-Vũ-Chủy-Cung        (âm nhạc hiện đại có 7 cung).
Kim                Mộc          Thuỷ                Hoả         Thổ
Phế                Can           Thận                Tâm         Tỳ
Thương 商      Giốc角                Vũ羽         Chủy 徵     Cung宮
Sol(G)              La (A)                  Re (D)       Do(C)       Fa (F)
                                                                                              (*)
Ghi chú:  Có tài liệu đối chiếu khác.
Thương             Giốc              Vũ              Chủy         Cung
Shang商          Jue 角         Yu 羽                   Zhi徵                   Gong 宮
Re                     Mi                 La               Sol              Do
 
VIDEO:Âm nhạc trị liệu: chìa khóa vàng trong Y học cổ truyền và hiện đại
 
Theo “Hoàng Đế Nội Kinh”, cuốn sách y dược có hệ thống đầu tiên của Trung Y cổ truyền, thì 5 cung âm này [được dùng dưới đời nhà Chu (1766 - 1154 trước CN)] cómối tương đồng rất rõ ràng với năm cơ quan lớn nội tạng. Theo đó chúng tiếp thêm năng lượng nuôi dưỡng cho các hệ cơ thể khác nhau và cải thiện các trạng thái cảm xúc, tinh thần khác nhau.
1) Thương:  Âm thanh của cung Thương hài hòa, thuần khiết, trong trẻo. Âm Thương tăng cường năng lượng của Phổi. Cùng nhóm với ruột già, Phổi đóng vai trò trong hô hấp và phân phối Khí tới toàn bộ cơ thể qua các mạch máu và kinh lạc.
Phổi cũng nuôi dưỡng da và tóc, giúp điều hòa sự hấp thu và thải nước, và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Cảm xúc có liên hệ với Phổi là đau buồn.
Do đó, âm nhạc với cung Thương tốt cho những người đang đau buồn, những người dễ bị cảm lạnh, và những người gặp vấn đề về xoang và hệ thống hô hấp.
Âm nhạc với âm Thương có thể giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn nếu bạn thấy mình yếu đuối về tinh thần, và tăng thêm tính kiên trì, khả năng kiểm soát bản thân.Nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.
Một ví dụ về âm Thương là bản 鶴鳴九皋– Hạc minh cửu cao – Cranes Cry in the Marshlands.
VIDEO: 
- Guqin - He Ming Jiu Gao 鶴鳴九皋 - Cranes Cry in the Marshlands.
2) Giốc:  Âm nhạc với âm Giốc trẻ trung, yêu đời và tràn đầy sức sống. Âm Giốc cao và xa xăm, lên và xuống êm ả và liên tục.
Âm Giốc làm tăng cường năng lượng của gan, một tạng cùng nhóm với bàng quang, và đóng vai trò trong sự lưu thông tự do của năng lượng và máu, đồng thời âm Giốc giúp điều hòa sự tiêu hóa, kinh nguyệt, tính khí và giấc ngủ.
Do đó bản nhạc với âm Giốc tốt cho những người bị suy nhược hay dễ cáu kỉnh, hoặc những người bị nhức đầu, đau, mất ngủ và huyết áp cao.
Âm Giốc đồng thời cũng giúp ích cho việc đánh giá và lên kế hoạch một cách chiến lược, xoa dịu cơn tức giận, phẫn uất, thất vọng và tốt cho thị giác. Nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên khoan dung và lòng nhân hậu,lương thiện và hòa giải.
Một ví dụ về bản nhạc với âm Giốc là  春风得意– Thời khắc kỳ diệu – Wonderful Moment.
VIDEO 
Cantonese Music 广东音乐 《春风得意》
3) Vũ:  Âm nhạc của cung Vũ tràn hùng mạnh và thanh khiết, như ngọn thác nằm trên đỉnh núi cao. Âm Vũ tăng cường năng lượng của thận, một cơ quan cùng nhóm với bàng quang, đóng vai trò trong giữ và thải nước, cũng như làm tăng cường năng lượng nuôi dưỡng não, xương và tóc.
Thận đóng vai trò trong chức năng sinh dục và thụ thai, và cũng giúp ích cho thính giác.
Âm nhạc với cung Vũ tốt cho người muốn nâng cao khả năng tự kiểm soát bản thân, hoạt động nhanh nhẹn, tăng khả năng có thai, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ tăng cường được sức mạnh của ý chí và xua tan sợ hãi, cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không đi quá mức”
Một ví dụ của bản nhạc với cung Vũ là 漢宮秋月– Trăng thu nơi Hán Cung – Autumn Moon in Han Palace.
VIDEO      
- 古箏: 漢宮秋月Guzheng solo zither
- 古箏"漢宮秋月" Guzheng "Autumn Moon over Han Palace" Sound of China Guzheng Basic Tutorial
 
4) Chủy:  Âm thanh của cung Chủy sôi nổi, cao dần và hân hoan một cách trang nhã.
Âm Chủy tăng cường năng lượng của tim, một cơ quan cùng nhóm với ruột non, và đóng vai trò trong các chức năng cao cấp của hệ thần kinh trung ương, bao gồm có nhận thức, nhận thức cảm quan, và ngôn ngữ.
Âm nhạc với cung Chủy tốt cho những người tuần hoàn máu kém, có vẫn đề về tim, và bị suy sụp. Nếu cơ thể nhiễm lạnh, âm nhạc với cung Chủy giúp làm ấm cơ thể.
Nếu nghe thường xuyên nhạc với cung Chủy cũng có thể làm tăng thêm tính khiêm nhường, trở nên rộng lượng và kính trọng người khác.
Một ví dụ về bản nhạc với âm Chủy là  步步高– Từng bước đề cao” (Bộ bộ cao)– Be Lofty, Step by Step.
VIDEO:         
- Be Lofty Step by Step 步步高
- Be Lofty Step by Step 步步高
5) Cung:  Một bản nhạc với âm trưởng Cung có xu hướng thanh bình, nhẹ nhàng, êm dịu, tĩnh tại. Như Trái Đất, nó nuôi dưỡng các sinh vật sống và bao dung mọi thứ.
Âm Cung làm tăng năng lượng của Lách, cơ quan cùng nhóm với dạ dày, và đóng vai trò trong vai trò tiêu hóa, chuyển hóa, và tạo năng lượng. Lách nuôi dưỡng cơ và ngăn ngừa vết thâm tím, chảy máu. Lách cũng tăng cường tư duy và khả năng xử lý thông tin của chúng ta.
Do đó, âm Cung tốt cho những người có xu hướng hay bực dọc, dễ thâm tím, mắc bệnh chuyển hóa chậm, tiêu hóa kém, và thường mệt mỏi. Nếu nghe thường xuyên nhạc với âm Cung sẽ giúp giảm lo lắng và vun đắp lòng trắc ẩn.
Một ví dụ của âm Cung là bản 十面埋伏– Thập Diện Mai Phục – Ambushed from Ten Sides.
VIDEO:
- "十面埋伏" pipa master Pui-Yuen Lui "Ambushed from Ten Sides"
- Liu Fang pipa solo "The Ambush", traditional Chinese music
 
Cần lưu ý rằng âm nhạc du dương có thể xoa dịu và chữa lành; ngược lại, âm nhạc nghịch tai có thể gây xáo trộn và có hại.

-----------------------------

(*) Chú thích:  Trong ký âm pháp (musical notation) của nhạc Tây phương, 7 mẫu tự A, B, C, D, E, F, G để chỉ các âm tương ứng là: La, Si, Do, Ré, Mi, Fa, Sol.
Ngũ cung của cổ nhạc Trung Hoa tương tự với ngũ cung trong âm nhạc cổ Việt Nam là: 
-Hò(= Chủy, Do thấp) 
-Xự (= Vũ, Ré) 
-Xang (= Cung, Fa), 
-Xê (= Thương, Sol), 
-Cống (= Giốc, La), 
-Liu (= Chủy, Do; tức Hò cao hơn một bát độ - octave) 
 (= Vũ, Ré; tức Xự cao), 
-Xáng (= Cung, Fa; tức Xang cao).
Thang âm (âm giai) ngũ cung (gamme pentatonique; pentatonic scale) là nền tảng của nhạc cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa.
 
Xem thêm:
- Bình giảng quẻ DỰ (Nhạc và nhạc lý cổ Trung Hoa)
- Vị thuốc đầu tiên của Đông y thực ra không phải là thuốc
- Healing With Traditional Chinese Music | The Epoch Times
- Chữa bệnh bằng âm nhạc Trung Hoa truyền thống - Đại Kỷ Nguyên
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
8. Việt Nam: Ngũ cung và hệ thống thang âm.

Nhạc cụ dân tộc
Xem thêm:
- NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
- Đàn Bầu - Linh hồn dân tộc Việt -Hội Âm Nhạc Hà Nội
- Vietnamese Traditional Instruments - Vietnamese culture
- Top 12 nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất Việt Nam -Toplist.vn
- Việt Nam có những nhạc cụ truyền thống nổi tiếng nào?
- Đa dạng một “bảo tàng” nhạc cụ truyền thống giữa lòng Thủ đô
 
VIDEO

- Dạy bé học - Âm thanh các loại nhạc cụ Việt Nam

- NSND Hoàng Anh Tú - Khúc lãng du cùng độc huyền cầm
- Vietnam's Got Talent 2016 - Trung Lương đàn nguyệt bài Nova
- Phim tài liệu "Hải Phượng đàn Tranh"
- Cò Tây, Cò Ta | PBN 81| Lữ Liên và Hoàng Thi Thao
- Vui sống mỗi ngày: "Nghệ sĩ đàn Tranh Hải Phượng"
- NSUT HẢI PHƯỢNG-MANG TINH HOA DÂN TỘC RA THẾ GIỚI
 
Âm nhạc Việt không chỉ có thang âm ngũ cung. Ngoài thang âm này ta có thang âm nhị cung(do sol do, do fa do), tam cung(ngũ cung khuyết, do fa sol do, do re sol do, do fa sib do), tứ cung(do fa sol sib do, do re fa sol do, do mib fa sib do, do re sol la do), thất cung(như thất cung đều nhau trong âm nhạc Huế).

Tuy nhiên nước Việt nằm trong vùng có nhạc ngữ ngũ cung nên thang âm này là nổi trội hơn cả. Vả lại tuy ta có đủ bảy âm nhưng nó chỉ xuất hiện trong các bài bản có sử dụng chuyển hệ (métabole). Chuyển hệ là một đặc điểm trong nhạc Việt, không giống chuyển cung (transposer) như trong âm nhạc Tây phương. Trong tác phẩm La musique vietnamienne traditionnelle, giáo sư Trần Văn Khê viết:

"Theo M. Courant, thang âm “Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ” được dùng dưới đời nhà Chu (1766 - 1154 trước CN). Vào khoảng 10 thế kỷ trước CN cũng thấy có thang âm thất cung, nghĩa là thêm vào ngũ cung hai âm biến cung và biến chủy. Hai âm này hiện ra trong chu kỳ khi người ta cho quãng 5 tiếp tục phát triển, sinh thêm âm thứ 6 và 7 (đối với khởi điểm fa). Đầu thế kỷ 13, có một thang âm thất cung khác du nhập vào đất Trung Hoa do người Mông Cổ (nhà Nguyên) đem đến: Ho Sse Yi ChangTch'eu Kouang Fan Liou You ( hò xự y xang xê cốáng phan liu ú, fa sol la sib do re mi fa sol). Liou và You là quãng 8 của hò và xự... Do đó dưới đời nhà Nguyên (1280 - 1368), người Trung Hoa dùng thang âm thất cung. Đến đời nhà Minh (1368 - 1644) chỉ có thang âm ngũ cung là được thông dụng". Ở Việt Nam, thời vua Lê Thái Tông (1434 - 1442) đã bắt đầu việc chấn hưng âm nhạc. Do chịu ảnh hưởng của âm nhạc Trung Hoa, kể cả âm nhạc Chăm, thang âm Đại Việt lúc này đã là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Liu, U”.
Dưới đây là ý nghĩa của các âm bậc trong thang âm Đại Việt.
1) Hò(viết theo chữ Hán là hợp) :  Đây là âm bậc mở đầu cho việc kết hợp các âm thanh để trở thành một hệ thống thang âm. Hò có thể tương đương với âm Do3 trong âm nhạc Tây phương nhưng cũng có thể là âm khác, như fa chẳng hạn. Vì vậy trong nhạc Việt có các tên gọi là dây hò nhứt, dây hò nhì, dây hò ba, dây hò tư, dây vọng cổ... tùy theo âm hò (chủ âm) được chọn từ một âm bậc nào đó.

2) Xự(tứ) : nghĩa là âm thanh thứ tư, tương đương với Re3, là bậc trầm của Re4, Re5. Âm  Re5  là âm thanh thứ tư của chu kỳ quãng 5, sau Fa-Do-Sol. Và xự là âm bậc được dịch xuống hai quãng 8 của Re5.
3) Xang(thượng) : nghĩa là âm trên cao, trên hết, nguồn gốc xa xưa. Xang ở đây là Fa3, âm thanh gốc của chu kỳ quãng 5.
4) Xê(xích) :  Có nghĩa là cây thước đo, trước kia có tên là thương và thái thốc. Tên này được chọn như một âm bậc với ý nghĩa giữ mãi hình bóng cội nguồn: đường thẳng của cây thước là hình ảnh của mũi tên to (thái thốc). Xê tương đương với Sol3.
5) Cống(hay công): tức là công cụ, công dụng tức là âm bậc dùng để chuyển cung, đổi điệu hay chuyển hệ sang một thang âm khác. Cống ở đây là La3, đôi khi nó biến thành Sib ở trường hợp có chuyển hệ. Vì vậy nó được xem như công cụ để chuyển sang thang âm khác.
6) Líu(lục):  Tương đương với Do4, là âm bậc thứ 6 của thang âm Do3. Ta thấy có mối liên hệ giữa Hò và Líu, tức là người xưa muốn dùng Líu để nhắc lại vị trí đứng đầu của Hò để nhấn mạnh sự kết hợp âm thanh quanh âm bậc xang mà không hàm ý một quãng 8.
7) Ú(ngũ) :  Tương đương với Re4, là âm bậc thứ 5 của thang âm gốc: Xang (Fa).
Nhìn lại tên các âm bậc trong thang âm Đại Việt, ta thấy chúng có liên quan hỗ tương, sự kết hợp giữa chúng tạo nên tính chất riêng biệt và công dụng đặc thù.
Thang âm Đại Việt có 6 âm bậc chia làm hai tam liên âm, các bậc 1,2,3 gọi là tam liên âm hạ; các bậc 4,5,6 là tam liên âm thượng. Từ một điệu Bắc ta nhấn bậc 2 và bậc 5 thì có điệu Nam; bậc 2 và 5 gọi là bậc định thể. Xự, Cống xác định điệu Bắc; Xự, Phàn (còn có tên là oan) xác định điệu Nam.
1       2        3        4        5        6       
Do    Re     Fa     Sol     La     Do    
Hò    Xự     XangXê     CốngLiu    (điệu Bắc)
(chủ âm)  (Xang - Xê: hai âm bậc định cung)
Hò    Xự    XangXê     PhànLiu    (điệu Nam)
 (chủ âm) (Xự - Cống: hai âm bậc định thể)
         Nói chung, chữa bệnh bằng âm nhạc từ các nhạc cụ dân tộc Việt Nam có thể xem như tương tự cách chữa bệnh bằn âm nhạc từ các nhạc cụ dân tộc Trung Hoa.
Ở Việt Nam, từ thập niên 1970 tại Viện Quân y 103 đã dùng âm nhạc phương Tây để chữa trị cho các bệnh nhân thần kinh tâm thần phân lập, còn tại Bệnh viện Bạch mai cũng điều trị bệnh nhân tâm thần bằng âm nhạc kết hợp thôi miên ám thị. Tuy nhiên, gần đây để khái quát âm nhạc trị liệu như một giá trị y học thì thái độ của nhạc sĩ Miên Đức Thắng chính là một gợi ý tích cực!
Nhạc sĩ Miên Đức Thắng bày tỏ quan niệm: “Trị bệnh là trị từ gốc rễ. Gốc rễ của căn bệnh từ không gian, môi trường, văn hóa. Còn dân ca đã ăn sâu vào máu thịt con người Việt. Tôi dùng chất liệu dân ca để có thể xoa dịu cơn đau, xóa tan cảm giác tức tối, lay động cảm xúc trong ý thức người nghe. Tôi gợi mở nhiều về hình ảnh, âm thanh làng quê, chẳng hạn như lời mẹ ru, cánh đồng xanh, tiếng sáo cánh diều...Trong y khoa gọi đây là đối chứng trị liệu
Tôi quan tâm một số chứng bệnh của người Việt hay mắc phải như trầm cảm, tự kỷ, hoang tưởng, tâm thần phân liệt, như cái đĩa nén được dồn tụ từ gốc rễ của gen di truyền, tác động xã hội, công việc, tình cảm... Âm nhạc giống như thuốc, tùy căn bệnh của mỗi người sẽ có liều thuốc âm nhạc phù hợp. Về mặt hòa âm phối khí, tôi cũng đo liệu sóng, âm điệu, nhịp điệu để tùy tình trạng người bệnh sẽ cho nghe bài hát phù hợp. Như người bệnh tim sẽ nghe nhạc khác người bệnh gan, người già bệnh sẽ có “phương thuốc” khác người trẻ bệnh…”.
Trước mắt, nhạc sĩ Miên Đức Thắng tạm chia âm nhạc trị liệu thành bốn nhóm: liệu pháp an thần, liệu pháp giải uất, liệu pháp bi thắng nộ và liệu pháp sôi động. Những bài hát do nhạc sĩ Miên Đức Thắng sáng tác theo xu hướng âm nhạc trị liệu như “Lạ lùng”, “Tơ đời một thoáng”, “Thực phẩm mưa” hoặc “Trùng tu giọt lệ” có thể xem như cơ sở ban đầu để các những người hoạt động âm nhạc và y tế cùng ngồi lại tìm ra giải pháp phát triển cho bộ môn này.
Từ album “Trùng tu giọt lệ” của nhạc sĩ Miên Đức Thắng đến album “Heal me” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, đời sống âm nhạc Việt Nam đã có hai thế hệ quan tâm đến âm nhạc trị liệu. Tương lai của âm nhạc trị liệu tại Việt Nam đang cần thêm nhiều nỗ lực khác. Với tư cách một công chúng sớm hấp thu âm nhạc trị liệu, nhà giáo - dịch giả Nhật Chiêu cho rằng: “Giống như thơ Haiku của Nhật Bản hoặc mỹ học sân khấu của Ấn Độ, âm nhạc trị liệu của Miên Đức Thắng hướng đến cảm thức bình an trong tâm hồn và thể xác. Đó là sự gặp gỡ của nghệ thuật, thiền và y học”.
Xem thêm:        
- TÌM HIỂU THANG ÂM NGŨ CUNG - Chim Việt Cành Nam
- [PDF]Ngũ Cung Việt Nam trong hệ thống Nhạc Lý - Vietnam Classical
- Nhạc sĩ Miên Đức Thắng & âm nhạc trị liệu - Báo Thừa Thiên ...
- Âm nhạc trị liệu: sự gặp gỡ của nghệ thuật, thiền và y học
- Giá trị của âm nhạc trị liệu - Báo Hải Quan
- Âm nhạc trị liệu có tác dụng như thế nào?
 
VIDEO
- Trùng Tu Giọt Lệ - Miên Đức Thắng
- Netviet Stories - Nhạc sỹ Miên Đức Thắng và âm nhạc trị liệu ...
 
- HEAL ME- Nhạc Không Lời Thư Giãn Giảm Stress,Dễ Ngủ
- Dạy bé học- Âm thanh các loại nhạc cụ Việt Nam
- Khởi nghiệp kiếm tiền từng tháng nhờ bán Sáo Trúc
- Chương trình biểu diễn Sáo Trúc Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
9. Âm nhạc và những lợi ích trong đời sống.
Nghệ thuật nói chung hay âm nhạc nói riêng đều chứa đựng nhiều thông điệp và mang đến nhiều lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Các nhà khoa học đã khảo sát và cho rằng khi chúng ta nhìn một bức chân dung bình thường (buồn hoặc vui), sẽ tương ứng với bản nhạc (buồn hoặc vui). Ngoài ra, việc biết sử dụng nhạc cụ còn giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ và vận động.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới, âm nhạc được xác định như là một loại thần dược của sức khỏe thể chất và tâm hồn và con người.
- Nhà tự nhiên học người Mỹ Charles Darwin từng trải lòng “Ví như được sống thêm một lần nữa, tôi sẽ dành ít nhất mỗi tuần một lần cho việc thưởng thức văn thơ và nghe nhạc”.
- Đại thiên tài Albert Einstein bộc bạch “Nếu không phải là nhà vật lý, có lẽ tôi chọn đi theo con đường sáng tác nhạc”.
- Nghệ sĩ guitar quốc tế Jimi Henrix xem loại hình âm nhạc giải trí như là tín ngưỡng của mình.
Có ý kiến cho rằng những người yêu âm nhạc là những người đáng để “giao lưu kết bạn”.  
9.1. Cách chọn lọc âm nhạc.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng lợi ích của việc nghe nhạc không chỉ có thể cải thiện tâm lý mà còn tác động cả thể chất. Không những thế, âm nhạc còn giúp bạn thêm yêu cuộc sống và thực hiện những công việc hàng ngày hiệu quả hơn. Chẳng hạn âm nhạc sôi động hơn ở những khu mua sắm, và du dương hơn cho văn phòng hay phòng trà.
Dưới đây là một vài cách chọn nhạc giúp ích trong cuộc sống.
- Khi cảm thấy nhức mỏi ở lưng hoặc đau đâu đó: Bạn hãy chọn thể loại nhạc Jazz khi đau nhức các bộ phận trên cơ thể. Với những người mắc chứng viêm khớp mạn tính, khi nghe loại nhạc Jazz mỗi ngày giúp giảm thiểu cơn đau khoảng 20%. Chính nhạc Jazz đã góp phần kích hoạt não bộ tiết ra chất endorphin, hóa chất có khả năng làm giảm những cơn đau nhức.
- Khi cảm thấy lo lắng:  Bạn hãy chọn thể loại nhạc có giai điệu chậm rãi khi bạn lo lắng. Khi bạn lắng nghe những âm thanh và giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi sẽ giúp huyết áp giảm, nhịp thở ổn định và điều hòa hơn. Từ đó, bạn sẽ có cảm giác thư giãn và mọi lo lắng hầu như không còn nữa.
- Khi cần kích hoạt trí não:  Bạn hãy chọn thể loại nhạc cổ điển để kích thích trí não hoạt động tốt hơn. Những loại nhạc cổ điển như của Mozart có tác dụng kích hoạt não bộ, tăng cường trí nhớ và cải thiện chỉ số thông minh. Nhạc Mozart là loại nhạc mang tính tư duy cao, có sự pha trộn và tổ chức tiết tấu phức tạp đạt đến trình độ cao. Do đó, khi nghe loại nhạc này, người nghe như được “đánh thức” một số chức năng não. Não của họ như được truyền những luồng sóng kích thích mạnh, giống như sóng điện não và chính điều đó giúp cho não hoạt động hiệu quả.
         Những đoạn nhạc có sự thay đổi về tiết tấu, âm thanh trong các sáng tác của Mozart không chỉ tạo nên sự kích thích chức năng não mà còn gây ra tác động đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Những hiện tượng tương tự không xảy ra khi nghe những loại nhạc khác, bởi kỹ thuật “thiết kế” âm thanh độc đáo này chỉ có ở thiên tài Mozart.
Các nhà khoa học và các chuyên gia phân tích âm nhạc đã phát hiện ra rằng: trong âm nhạc của Mozart, thường xuyên có sự xuất hiện những đoạn nhạc lặp lại với tần số cao hơn nhiều so với các tác phẩm âm nhạc của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như : Beethoven, Bach, Wagner hay Chopin….
- Khi cần tăng hiệu quả của các bài tập thể dục: Bạn hãy chọn thể loại nhạc khiêu vũ để tăng hiệu quả của tập thể dục. Những loại nhạc có tiết tấu nhanh, dồn dập có tác dụng một cách mạnh mẽ như chất caffeine, giúp kích thích não bộ tiết ra chất adrenaline một cách nhanh chóng và mang lại cảm giác hưng phấn trong khi tập luyện. Hơn thế, nếu bạn thực hành tập luyện trên máy chạy bộ, khi nghe nhạc sẽ không cảm thấy mệt mỏi mà còn tập luyện dai sức hơn so với những người khác không nghe nhạc.
- Để vui vẻ và hạnh phúc hơn: Bạn hãy chọn thể loại nhạc tình cảm sẽ khiến bạn luôn vui vẻ. Nếu bạn đang ở trong tâm trạng u sầu hãy mở to âm thanh của những bản nhạc tình ca. Những ca từ chứa chan tình cảm này có tác dụng liên kết con người lại với nhau và làm dịu đi những cảm xúc, mang lại những tình cảm ấm áp thật diệu kỳ.
- Muốn giải quyết vấn đề tốt hơn: Bạn chọn thể loại nhạc Rock’n Roll. Khi bạn phải đối diện với những vấn đề nan giải và hóc búa, hãy thư giãn bằng một điệu nhạc Rock’n Roll, nó sẽ giúp cải thiện tình hình và giúp bạn tìm ra lối thoát cho vấn đề của bạn.
9.2. Cách thưởng thức âm nhạc.
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2013/10/28/article-2478381-190A754F00000578-7_634x318.jpg
1) Tổng quan về thưởng thức âm nhạc.
Không phải cứ nghe nhạc liên tục, suốt ngày là có thể mang lại hiệu quả tốt cho con người. Thưởng thức âm nhạc cũng cần phải có những thời điểm thích hợp và một không gian phù hợp. Một vài bản nhạc sôi động vào buổi sáng chính là liều thuốc tăng lực rất đáng kể đối với hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể con người.        
Nghe nhạc vào buổi sáng có thể tạo hưng phấn cho não, giải toả mọi lo âu, căng thẳng và giúp con người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn, vất vả của một ngày làm việc bận rộn.     
Khi làm việc căng thẳng, một chút nhạc nhẹ sẽ có tác động giúp đầu óc trở nên tập trung hơn, nhờ đó công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào loại nhạc sở trường của mỗi người.
Tất cả chúng ta đều nghe nhạc tuỳ theo khả năng riêng biệt của từng người. Nhưng, để tiện cho việc phân tích, toàn bộ quá trình nghe nhạc có thể trở nên sáng tỏ hơn nếu chúng ta tạm chia việc nghe nhạc trên ba bình diện sau:
- Bình diện giác quan.
- Bình diện biểu đạt.
- Bình diện thuần tuý âm nhạc.
         2) Bình diện giác quan:
Đây là cách đơn giản nhất để nghe nhạc, theo đó chúng ta nghe nhạc là nghe chỉ thuần vì niềm thích thú thưởng thức thanh âm. mà không nghĩ ngợi gì khác, không có suy tưởng bất kì nào về nhạc. Chúng ta mở radio trong khi làm công việc gì đó, và lơ đãng đắm mình vào các thanh âm. Khi đó, thuần là do sức lôi cuốn của tiếng nhạc đã khiến nảy sinh nơi chúng ta một trạng thái tâm trí thật thích thú nhưng không có sự tham dự của đầu óc.
Có thể bạn đang ngồi đọc sách này trong một căn phòng. Hãy tưởng tượng một nốt nhạc bỗng vang lên từ cây đàn dương cầm. Ngay tức khắc, chỉ một nốt nhạc đó thôi cũng đủ để làm thay đổi không khí của căn phòng – điều này chứng tỏ rằng yếu tố thanh âm trong nhạc là một tác tố đầy sức mạnh và đầy bí ẩn, và sẽ thật điên rồ khi nhạo báng hoặc xem thường nó.
         Bình diện giác quan giữ địa vị quan trọng trong âm nhạc, phải nói là rất quan trọng, nhưng một mình nó không làm nên toàn bộ câu chuyện thưởng thức âm nhạc mà chúng ta đang đề cập.
3) Bình diện biểu đạt: 
Đây là cách mà các nhà soạn nhạc gửi gấm tâm trạng của mình vào thanh âm. Thực ra khó mà biết chính xác điều mà một nhạc phẩm muốn nói, nói ra một cách rõ ràng, dứt khoát, để cuối cùng bất kì ai cũng thỏa mãn với lời giải thích. Nhưng không vì thế mà chúng ta rớt vào cực đoan ở đầu bên kia, là phủ nhận cái quyền được “biểu đạt” của âm nhạc.
Ỏ những thời khắc khác nhau, âm nhạc biểu đạt những tâm trạng như sự thanh thản hay niềm phấn khích, sự nuối tiếc hay là niềm vui chiến thắng, cơn cuồng nộ hoặc niềm thích thú. Âm nhạc biểu đạt từng tâm trạng trong số những tâm trạng trên và còn nhiều tâm trạng khác nữa, qua sự đa dạng vô hạn của những sắc thái và dị biệt tế vi. Thậm chí nó còn diễn đạt được một dạng ý nghĩa nào đó mà chẳng có một ngôn ngữ nào có được từ thích hợp để gọi tên. Trong trường hợp như vậy, các nhạc sĩ thường thích nói rằng âm nhạc chỉ có một ý nghĩa thuần tuý âm nhạc.
4) Bình diện thuần tuý âm nhạc:
 
Đây là cách mà trên đó âm nhạc hiện hữu thuần túy âm nhạc. Ngoài tiếng nhạc mang lại thích thúý nghĩa biểu đạt mà âm nhạc cống hiến cho chúng ta, thì âm nhạc còn hiện hữu nhờ vào chính những nốt nhạc và sự vận động của chúng. Phần lớn người nghe nhạc không ý thức một cách đầy đủ về bình diện thứ ba này. Nhiệm vụ của chính của nó là khiến người nghe ý thức nhiều hơn nữa về âm nhạc.

Nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp chỉ bận tâm về chính những nốt nhạc. Họ thường rơi vào sai lầm là quá mải mê với những hợp âm rải, những nốt giật của họ, khiến họ quên đi những khía cạnh sâu xa hơn của nhạc phẩm họ đang diễn tấu.
Với tất cả chúng ta, điều rất quan trọng là chúng ta phải trở nên sinh động hơn đối với âm nhạc trên bình diện thuần túy âm nhạc. Người nghe thông minh cần được chuẩn bị để có ý thức sâu đậm hơn nữa về chất liệu âm nhạc, và về điều gì xảy tới với chất liệu đó. Chúng ta cần nghe ra những giai điệu, những nhịp điệu / tiết tấu, những hoà âm, những âm sắc theo cách thế có ý thức nhiều hơn nữa. Nhưng trên hết, để có thể theo được dòng suy tưởng của nhà soạn nhạc, chúng ta phải hiểu biết đôi điều về những nguyên tắc của cấu hình nhạc. Lắng nghe tất cả những yếu tố này chính là lắng nghe trên bình diện thuần tuý âm nhạc.

Thực ra, chẳng bao giờ chúng ta nghe nhạc trên một bình diện riêng lẻ nào trong ba bình diện nêu trên. Điều chúng ta làm, khi nghe nhạc, là nối kết ba bình diện đó – nghe theo cả ba cách cùng một lúc. Điều đó không đòi hỏi nỗ lực tinh thần, bởi lẽ chúng ta thực hiện điều đó theo bản năng.
Chúng ta lắng nghe trên cả ba bình diện cùng một lúc và không hề suy nghĩ về điều đó. Hiểu theo một nghĩa nào đó, thì người nghe nhạc lí tưởng, trong cùng một lúc, vừa ở trong vừa ở ngoài âm nhạc; anh ta vừa phê phán nó vừa thưởng thức nó, vừa muốn nó đi theo chiều này vừa ngắm nhìn nó tiến về nẻo khác – hầu như  giống với nhà soạn nhạc vào thời điểm ông ta đang sáng tác; bởi lẽ để sáng tác được, nhà soạn nhạc cũng buộc phải vừa ở trong vừa ở ngoài âm nhạc của ông ta, bị nó kích động nhưng vẫn đủ lạnh lùng để tỉnh táo phê phán nó. Một thái độ vừa chủ quan vừa khách quan hàm chứa trong cả hai hoạt động sáng tạo cũng như thưởng thức âm nhạc.

-------------------

Chú thích:
– Giai điệu (melody/tune): Chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh.
– Nhịp điệu / tiết tấu (rhythm): Sự lặp lại đều đặn các quãng thời gian bằng nhau làm nền cho nhạc, tỉ như nhịp 2/4, 3/4, …
– Âm sắc (timbre): Đặc trưng của âm, làm phân biệt các âm cùng độ cao và độ mạnh; cùng một nốt nhạc, tấu bởi hai nhạc cụ khác nhau sẽ cho âm sắc khác nhau.
– Hoà âm (harmony): Liên kết các hợp âm để nâng cao nội dung giai điệu.
– Hợp âm (accord): Âm hưởng hỗn hợp do nhiều âm có độ cao khác nhau cùng phát ra một lúc tạo nên.
– Cấu hình nhạc (music configuration, musical setting), tạm hiểu như sau: âm nhạc gồm bốn chất liệu chính, là giai điệu, tiết tấu, âm sắc và hoà âm; cấu hình nhạc là cách mà bốn chất liệu đó phối hợp với nhau để tạo nên một thể thống nhất.
Historical Research – Charlotte Leigh Theatre Design 2014-2017
Ngày xưa, muốn nghe nhạc, con người phải tới rạp hát
Xem thêm
- 7 TUYỆT CHIÊU NÂNG CAO CẢM THỤ ÂM NHẠC
- Trinh do thuong thuc amnhac -Phạm Quang Tuấn
- Một số cách thưởng thức âm nhac - Lung Linh Audio
- 7 cách nâng cao cảm thụ âm nhạc - Music, Arts, Tech
-  Bạn Thưởng Thức Âm Nhạc Thể Hiện Chính Con Người ...
- Thưởng thức âm nhạc: Cảm xúc và Văn hóa - Cẩm Nang ...
- Hành trình thưởng thức âm nhạc của loài Người | Báo Dân trí
- Đâu mới là điều quan trọng khi thưởng thức âm nhạc? - Giải trí
- 7 cách đơn giản giúp bạn thưởng thức âm nhạc như chuyên gia
- Các mức độ thưởng thức nhạc cổ điển: Từ bình dân đến bác học
 
 
9.3. Âm nhạc và đời sống.
1) Âm nhạc mang lại niềm vui.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích của việc nghe nhạc là giúp bộ não giải phóng dopamine, một dạng dẫn truyền thần kinh giúp bạn hạnh phúc.
Valorie Salimpoor, nhà thần kinh học tại trường Đại học McGill, Mỹ, đã thực hiện nghiên cứu bằng cách quét PET những người tham gia sau khi nghe nhạc. Kết quả cho thấy những người này có một lượng dopamine, một hormone hạnh phúc, được giải phóng.
Khi muốn cải thiện tâm trạng, bạn hãy lắng nghe bản nhạc yêu thích trong vòng 15 phút. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhờ lợi ích của âm nhạc.
Nhà thơ Đức Berthold Auerbach quan niệm “Âm nhạc làm cho tâm hồn trở nên thanh thản, bỏ lại sau lưng vô vàn lo toan và vướng bận” .

2) Âm nhạc giúp giảm căng thẳng.
Âm nhạc là liều thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Lợi ích của nghe nhạc sẽ giúp bạn giảm hormone gây căng thẳng và những triệu chứng căng thẳng mạn tính. Ngay cả việc nghe nhạc trên radio, hát và nhịp chân theo điệu nhạc sau giờ làm cũng giúp cơ thể bạn thư giãn rất tốt rồi đấy. Đây là một phát hiện quan trọng vì căng thẳng chiếm 60% nguyên nhân gây các loại bệnh.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tham gia sáng tác hay chơi nhạc cụ sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển hơn so với việc ngồi yên lắng nghe nhạc.
3) Âm nhạc giúp giấc ngủ ngon.
lợi ích của việc nghe nhạc
Mất ngủ là một bệnh khá phổ biến. Hơn 30% dân số Mỹ đang mắc phải chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen nghe nhạc cổ điển 45 phút trước khi ngủ sẽ ngủ ngon hơn những người nghe sách nói (audio books)  hoặc không nghe gì.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn hãy thử nghe vài điệu nhạc không lời có âm hưởng nhẹ nhàng như Bach hay Mozart sẽ cảm thấy dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Đôi khi sự mệt mỏi, căng thẳng, stress... sau một ngày làm việc có thể chính là nguyên nhân khiến cho giấc ngủ không diễn ra như ý muốn của mỗi người. Để giảm tải những áp lực và sự căng thẳng đó, âm nhạc chính là một biện pháp tuyệt vời hơn bất kì một loại thuốc ngủ nào. Những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng sẽ giúp trấn tĩnh những căng thẳng và mệt mỏi trong đầu óc chúng ta và đưa chúng ta đi vào giấc ngủ ngon lành.        
4) Tác động tăng cường chức năng thị giác.  
Kết quả thí nghiệm của Trường đại học Y dược Sao Paolo cho thấy rằng sau khi được nghe bản sonata K448, khả năng xử lý bằng mắt cùng tốc độ phân tích và xử lý hình ảnh đạt được độ chính xác khá cao.
5) Âm nhạc giúp kiểm soát hệ tiêu hóa.
Lợi ích của việc nghe nhạc không chỉ ở tâm lý mà còn về mặt thể chất. Cụ thể là âm nhạc có tác động tới cách bạn ăn uống. Từ đó ảnh hưởng tới vóc dáng và sức khỏe của bạn.
Một nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Georgia, Mỹ, cho thấy con người sẽ cảm thấy thoải mái, ít tiêu thụ calo và chú ý vào bữa ăn hơn khi ngồi trong một không gian có ánh sáng nhẹ và âm nhạc du dương.
Giải thích cho hiện tượng này, các nhà khoa học Mỹ cho biết: đó là vì khi nghe nhạc, nồng độ cortisol (hormon gây căng thẳng và stress) trong máu được giảm xuống. Nhờ đó, cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn từ lượng thức ăn mà chúng ta ăn vào. Quá trình này cũng kích thích cảm giác ăn được ngon miệng hơn.        
6) Âm nhạc giúp tăng cường trí nhớ.
lợi ích của việc nghe nhạc
Âm nhạc giúp chúng ta những gì? Thực chất âm nhạc là ngôn ngữ của trí nhớ. Nhiều nghiên cứu nhận thấy lợi ích của âm nhạc trong việc học tập và ghi nhớ là rất đáng kể.
Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng âm nhạc có tác dụng nâng cao khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin của bộ não, song điều đó tùy vào mức độ yêu thích mà chúng ta dành cho bản nhạc? Tiểu thuyết gia lừng danh người Mỹ Jodi Picoult nhận định “Âm nhạc là ngôn ngữ của bộ nhớ”.
Một nghiên cứu tìm hiểu khả năng ghi nhớ từ vựng tiếng Nhật của những người tham gia khi được nghe nhạc và cho thấy kết quả học của họ tốt hơn. 
7) Âm nhạc giúp cho trí não khỏe hơn khi về già.
Một cuộc khảo sát về trí lực tuổi già cho thấy những người có trên 10 năm nghe nhạc đạt điểm cao hơn các nhạc sĩ với thâm niên nghề chỉ từ 1 đến 9 năm, cùng lúc số khác rơi vào nhóm điểm thấp nhất. “Âm nhạc đích thực là luồng thở của sự sống”, Yasmina Khadra – tác gia nổi tiếng người Algeria chia sẻ.
Đối với những bệnh nhân gặp phải các vấn đề rắc rối khác, chẳng hạn như bị trầm cảm, u sầu... thì âm nhạc chính là một trong những biện pháp giúp con người trở nên vui vẻ, hoạt bát hơn.        
Những người thường xuyên chơi nhạc và có cảm hứng với âm nhạc thường là những người sống rất lạc quan, yêu đời. Đây cũng chính là bí quyết giúp cho tâm hồn con người trở nên tươi trẻ, trạng thái tinh thần hưng phấn... nhờ đó làm giảm đáng kể quá trình lão hóa của hệ thần kinh và cơ thể.
8) Âm nhạc giúp cải thiện ngôn ngữ.
lợi ích của việc nghe nhạc
Một nghiên cứu tại Đại học York, Mỹ, chỉ ra rằng 90% trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi, sau một tháng học nhạc (học nhịp điệu, giai điệu và giọng hát) đã có sự thay đổi trong việc thể hiện ngôn ngữ.
Nhà nghiên cứu Sylvain Moreno cho rằng việc học nhạc tạo hiệu ứng giúp nâng cao khả năng hiểu và giải thích từ ngữ của trẻ.
Một nghiên cứu khác chứng minh rằng trẻ em và phụ nữ trưởng thành được đào tạo âm nhạc có khả năng vượt trội hơn so với những người không được đào tạo.
9) Âm nhạc giúp tăng chỉ số IQ.
Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc đối với trẻ nhỏ là tăng chỉ số IQ. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ nếu học nhạc sẽ có thành tích học tập cao hơn. Vì vậy, để giúp trẻ có thành tích tốt hơn, bạn hãy khuyến khích chúng học chơi một loại nhạc cụ hay học hát.
- Trong một nghiên cứu đối với nhóm các trẻ 6 tuổi, các bé được học đánh đàn hay học hát có sự gia tăng chỉ số IQ đáng kể hơn những trẻ học kịch hay không học gì cả.
- Trong một kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường
10) Âm nhạc giúp “Chạy Nhanh Hơn”.
Tiến sĩ Marcelo Bigliassi tại đại học Brunel, London cùng đội ngũ cộng sự của mình cho biết rằng các vận động viên điền kinh thường nghe các bài hát truyền cảm hứng đã hoàn tất đường chạy 800m nhanh hơn nhiều so với số khác không có thói quen ấy.
Âm nhạc chính là nguồn cảm hứng, giúp đánh thức động lực cũng như duy trì ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi chúng ta”, Eminem – nhac sĩ nhạc Rap nổi danh người Mỹ trải lòng.
11) Âm nhạc giúp ta thảnh thơi hơn trong khi lái xe.
Theo nghiên cứu ở Hà Lan, việc nghe nhạc có thể mang lại những tác dụng tích cực trong khi lái xe. Qua đó, khả năng phản xạ hay xử lý tình huống của các bác tài trở nên nhạy và an toàn hơn – điều có thể làm không ít người ngạc nhiên.
12) Âm nhạc giúpkết nối cộng đồng.  
Âm nhạc là cầu nối tuyệt vời cho mọi người cùng kết bạn, cùng chia sẻ niềm đam mê. Kết quả của các nhà nghiên cứu khảo sát dự án "This Is Your Brain on Music", đã cho thấy âm nhạc dường như có mối quan hệ sâu sắc tới sự quan hệ giữa con người với nhau. Cụ thể, những người nghe nhạc to thường xuyên có tỉ lệ bên nhau nhiều hơn 67%, các thành viên trong gia đình muốn đi chơi cùng nhau hơn 57%,  trung bình có ít nhất 1 bữa ăn đầy đủ thành viên mỗi tuần. Đặc biệt, các cặp vợ chồng có xu hướng quan hệ tình dục với tần suất tăng gấp 2 lần so với thông thường. Ngoài ra, nghiên cứu kết luận rằng, nghe nhạc trong nhà cũng giúp 12% ít bồn chồn, 24% ít cáu kỉnh và 25% cảm thấy hứng khởi hơn.
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
9.4. Âm nhạc vàthai giáo.
Thai giáo bằng âm nhạc: Tất cả những điều mẹ cần biết | Mamibabi
Thai giáo bằng âm nhạc là phương pháp kết nối và giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Với phương pháp này cả mẹ và bé sẽ cùng nghe nhạc trong thời gian mang bầu, giúp mẹ thoải mái tinh thần, kích thích sự phát triển não bộ, thính giác của thai nhi. Đặc biệt, điểm nhấn ở đây là giúp trẻ hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới, cho thấy âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe con người.
1) Những lợi ích từ âm nhạc cho thai nhi.
Qua một số nghiên cứu, âm nhạc nói chung và nhạc cổ điển nói riêng có những tác động tích cực sau:
Nghe nhạc sẽ hỗ trợ phát triển và thúc đẩy phần não phân tích.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ có nhiều khả năng duy trì trí nhớ nhờ nghe được nhạc. Khi chào đời trẻ thể hiện sự yêu thích với âm nhạc mà bé đã nghe khi còn trong bụng mẹ. Bé thể hiện sự quen thuộc với những bản nhạc này, nhờ đó cảm thấy thư giãn, cải thiện tâm trạng và ngủ ngon hơn.
Những thai nhi được nghe nhạc nhẹ và vui tươi sẽ khỏe mạnh, tập trung, hạnh phúc hơn khi sinh ra. Ngược lại, những thai nhi đã phải chịu đựng âm nhạc chói tai với nhịp điệu dồn dập, liên tục như rock hoặc rap bởi tiếng trống, tiếng bass, thì khi sinh ra, những đứa trẻ này có cân nặng thấp hoặc có thể bị sinh non. Một số có thể bị mất thính lực tần số cao và thường có xu hướng ủ rũ, dễ cáu gắt và dễ bị giật mình.
Năm 1970  thí nghiệm tại  đại học Temple Bell ở Denver (Colorado) cho thấy cây trồng ở khu yên lặng tăng trưởng bình thường, còn cây nghe nhạc kích động Rock lớn chậm và trong một số trường hợp có thể chết. Ngược lại, khi nghe nhạc cổ điển nó lớn mau hơn, lạ lùng hơn nữa nó còn mọc hướng về máy khuếch âm, trong khi cây được nghe nhạc Rock có khuynh hướng mọc tránh xa.
2) Những nhạc cổ điển tích cực cho mẹ và thai nhi:
Không phải ngẫu nhiên, nhạc Mozart hay các bản nhạc của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới khác lại được nhiều người khuyên dùng cho trẻ nhỏ và thai nhi trong bụng mẹ. Hẳn những tác động và lợi ích của âm nhạc đối với con người phải là không nhỏ.
- Bản giao hưởng số 6 của Ludwig van Beethoven “Secret Garden” thể hiện sự yên bình, mang lại cảm giác khoan khoái cho cả mẹ và bé.
- Bản “Kinderszenen” của nhà soạn nhạc Robert Schumann sẽ giúp bé yêu cảm nhận được sự tự nhiên, tươi mát trong cuộc sống.
- Bản nhạc “Vũ điệu chim khuyên” của tác giả Johan Emanuel Jonasson khá thích hợp cho mẹ và bé khi nghe vào lúc buổi sáng sớm sau khi vừa thức dậy.
- Bản giao hưởng cho thai nhi “From the New World” sẽ có công dụng giảm đi tính cách nôn nóng của các bé.
Những bản nhạc cổ điển cho thai nhi của Mozart như: The Magic Flute, Concertante,... là lựa chọn không thể bỏ quên.
- Bản nhạc "Peter and the wolf" của tác giả Sergei Prokofiev,
- Bản nhạc "Peer gynt" của nhà soạn nhạc Edvard Grie.
- Bản "Radetzky March" đến từ tác giả Johann Strauss, bản “Brahms’ Lullaby” đều có thể mang lại một trạng thái tích cực cho cả mẹ và bé.
3) Có nên cho áp tai nghe lên bụng khi cho thai nhi nghe nhạc?
Các bà mẹ thường có xu hướng tăng âm thanh vì nghĩ rằng âm thanh phải đủ lớn để thâm nhập vào bụng thì bé mới có thể nghe được. Nhưng ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Thông qua nghiên cứu, Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những em bé tiếp xúc với âm thanh lớn trong một thời gian dài có khả năng sinh non cao và chịu các tác dụng phụ tiêu cực khác như nhẹ cân và khiếm thính. Các chuyên gia và bác sĩ vẫn khuyên nên hạn chế tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn, đặc biệt là khi mẹ bước vào giai đoạn thai kỳ sau 18 tuần.
Image result for music playing for pregnant mom
Các bà mẹ nên nhớ rằng tử cung của mình là một nơi ồn ào. Dạ dày của mẹ luôn phát ra những âm thanh “rột rột”, tim thì đập “phình phịch”, phổi luôn chứa đầy không khí. Ngoài ra, giọng nói còn được khuếch đại bởi sự rung động của xương khi âm thanh truyền qua cơ thể.
Khi mang thai, bàmẹ nên cố gắng giữ âm lượng của âm thanh bên ngoài khoảng 50 đến 60 dB, hoặc âm lượng ngang với một cuộc trò chuyện bình thường. Điều đó cũng có nghĩa là mẹ không cần đặt tai nghe lên trên bụng khi cho bé nghe nhạc. Bà mẹ hãy thư giãn bằng cách cùng nghe nhạc với bé hai lần mỗi ngày mỗi lần khoảng 20 phút, hoặc tối đa là 1 giờ mỗi ngày. Đừng cố nghe nhạc quá lâu vì sẽ mang lại một kết quả không tốt. Bởi nếu tiếp xúc quá nhiều với âm nhạc, thai nhi có thể bị kích thích quá mức.
Nước ối vốn dĩ là một chất dẫn âm rất tốt, nó có khả năng khuếch đại âm thanh và làm cho mọi thứ to hơn nhiều so với âm thanh bố mẹ nghe thấy. Vì thế, các bác sĩ khuyên rằng âm thanh từ tai nghe khi được đặt lên bụng sẽ rất lớn khi nó được truyền đến trẻ và gây ra những nguy hiểm như tổn thương não bộ và thính giác của trẻ.
4) Nghe nhạc mà mình yêu thích.
Ngoài ra, chỉ nên nghe nhạc nếu bà mẹ thực sự cảm thấy thích nó. Nếu không, nó sẽ gây ra phản ứng ngược, dẫn đến tổn thương cho bé. Điều này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu về tác dụng của âm nhạc đối với trẻ sơ sinh. Nhà tâm lý học phát triển Janet DiPietro chia sẻ rằng chỉ khi người mẹ thực sự thư giãn trong lúc nghe nhạc thì mới tạo ra các tác động gián tiếp tích cực đến thai nhi.
Do đó, mẹ cần nhớ rằng, dù nghe nhạc cổ điển cho thai nhi hay bất kỳ loại nhạc gì thì cũng đến từ sự yêu thích chứ không phải từ mong muốn tạo ra một em bé thông minh. Lối suy nghĩ áp đặt này có thể tạo ra những áp lực không đáng có, gây nên tâm lý tiêu cực khi kết quả không được như ý muốn.
VIDEO
Nhạc cổ điển cho thai nhi 6 tháng 
Âm nhạc cổ điển dành cho trẻ sơ sinh
Album W.A.Mozart (Nhạc Cổ Điển Cho Bé) Mozart Nghe ...
Nhạc cổ điển Mozart - Nhạc giúp bé phát triển tư duy toàn diện
 
- Nhạc thai giáo 3 tháng đầu | Giúp mẹ thư giãn và thoải mái
- Nhạc thai giáo 3 tháng giũa – Giúp bé thông minh lanh lợi
- Nhạc thai giáo 3 tháng cuồi – Giúp bé thông minh
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
10. Âm nhạc trị liệu (= Âm nhạc liệu pháp).
Louis Gallait (1810-1887) The Power of Music (1852) | Music therapy, Art  music, Music art
Music therapy - Wikipedia
Âm nhạc trị liệu– Wikipedia tiếng Việt

Tác phẩm The Power of Music (1852)
Của Louis Gallait (1810-1887)
 
Âm nhạc là thứ gắn liền trong cuộc sống của con người. Song không đơn giản là một phương tiện giúp con người thư giãn và giải trí, âm nhạc còn có tác động rất lớn đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và cảm xúc con người. Sử dụng âm nhạc như một phương pháp chữa bệnh từ lâu đã trở thành một vấn đề nghiêm túc được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Ngày nay thử nghiệm cho chúng ta biết thêm rằng nhạc có ảnh hưởng mạnh mẽ có thể thay đổi mức biến dưỡng trong cơ thể (metabolism), ảnh hưởng sức mạnh của cơ bắp  và sự tiêu hóa, làm tăng hay giảm áp huyết. Những loại nhạc khác nhau có thể tạo sự êm dịu  hoặc làm rối loạn tâm thần.
Âm nhạc trị liệu(= âm nhạc liệu pháp)
Có 2 hình thức âm nhạc trị liệu:
1/. Chủ động:  Bệnh nhân chủ động hát, di chuyển theo điệu nhạc, viết bài hát và chơi các nhạc cụ…
2/. Thụ động:  Bệnh nhân chủ yếu nghe, cảm nhận và tưởng tượng.  
http://www.exoticindia.com/books/the_miracle_of_music_therapy_idf294.jpg
Theo các nhà khoa học Mỹ, âm nhạc giúp con người giảm được đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác, bởi âm nhạc làm giảm trạng thái lo lắng, áp lực dẫn tới suy nhược – một trong những nguyên nhân làm hao tổn năng lượng, dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch trong cơ thể con người. 
Ngày nay, âm nhạc đã được sử dụng như một liệu pháp giúp bệnh nhân thư giãn và lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương về thần kinh hoặc những cú sốc về tình cảm. Tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới, liệu pháp âm nhạc đã mang lại khá nhiều thành công trong việc giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh của các bệnh nhân.
10.1. Tác động kích thích của âm nhạc đối với não bộ.
Giáo sư âm nhạc Arthur Harvey - Đại Học Hawaii cho biết não bộ có 4 cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu:
1/. Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu.
2/. Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các cảm xúc khác nhau.
3/. Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.
4/. Trong đáp ứng với cơ thể, âm nhạc được dùng để thiền định, thư giãn, học hỏi…
Kết quả hình ảnh cho âm nhạc kích thích đối với não bộ
Kết quả hình ảnh cho music on the mind
8 Ways That Music Affects Our Brain
Âm nhạc có tác dụng kích thích sóng não rất tốt đối với con người. Những bản nhạc có giai điệu và tiết tấu nhanh thường giúp cho đầu óc con người tỉnh táo hơn, năng động và nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Khi nghe một bản nhạc sôi động, yêu thích, não bộ trở nên hưng phấn khiến cho con người có thể làm việc đạt hiệu quả cao hơn hẳn bình thường.     
Mặt khác, những bản nhạc có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng lại có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, giúp đầu óc thư giãn hiệu quả. Từ đó cũng giúp toàn bộ cơ thể con người được thư giãn, giảm căng thẳng (stress) – vốn là những nguyên nhân khiến con người bị tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch. 
Khi cảm thấy căng thẳng, nghe nhạc êm dịu và nhẹ nhàng có thể giảm mức độ tiết hormone căng thẳng của bạn. Trong thực tế, các tác phẩm âm nhạc như một liều thuốc giảm căng thẳng tự nhiên và giúp bạn bình tĩnh lại một cách nhanh chóng.
Một nghiên cứu năm 2003 của Học viện Khoa học New York đã phát hiện ra rằng nồng độ cortisol trong nước bọt của các đối tượng tiếp xúc với âm nhạc giảm nhanh hơn các đối tượng phục hồi trong im lặng. Nghiên cứu cho thấy rằng âm nhạc thư giãn làm giảm các phản ứng sau căng thẳng của trục hạ đồi + tuyến yên + thượng thận.
Âm nhạc có ích trong việc giảm căng thẳng ở những bệnh nhân trước tiểu phẫu hoặc phẫu thuật. Một nghiên cứu được công bố trong Giới hạn tâm lý học năm 2011 cho thấy nghe nhạc giảm các yêu cầu an thần để đạt được an thần nhẹ dưới vùng gây tê.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố gần đây trong y tế công cộng cho thấy tham dự một sự kiện văn hóa có thể có ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết và giảm lượng cortisol.
Bất cứ khi nào bạn bị căng thẳng, hãy chọn nghe vài bản nhạc ưa thích. Nếu bạn có kỹ năng chơi một nhạc cụ, hãy dùng nó giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống của bạn.        
10.2. Âm nhạc - Liệu pháp của y học bổ sung (Complementary medicine).
Âm nhạc trị liệu
 
Liệu pháp âm nhạc nhằm mang lại sự cân bằng và giúp con người vượt qua những bất ổn về tinh thần, thể chất, xã hội và nhận thức. Nguyên tắc điều trị cần được thực hiện theo sự hướng dẫn của các nhà liệu pháp chuyên về lĩnh vực này.
Đầu tiên, nhà liệu pháp sẽ lập ra một bảng theo dõi tổng thể về tình trạng tâm lý và thể chất của người bệnh để tìm hiểu rõ những hoạt động của bệnh nhân trong xã hội, các kỹ năng nhận thức và khả năng giao tiếp của bệnh nhân với cộng đồng ... Sau đó, nhà liệu pháp sẽ quyết định chọn loại nhạc lý nào cũng như thời gian điều trị cho từng bệnh nhân.
Quy trình điều trị có thể bao gồm nhiều liệu pháp âm nhạc khác nhau. Trong số đó, bệnh nhân có thể được nghe nhạc, sáng tác nhạc phẩm, biểu diễn ca khúc, thảo luận về ca từ và cuối cùng sẽ học cách thưởng thức âm nhạc.
      Một số các trường hợp điển hình được ghi nhận về âm nhạc trị liệu như sau:
1) Âm nhạc giúp bệnh nhân đột quỵ tăng khả năng hồi phục.
Trường đại học Helsinki đã tiến hành nghiên cứu và kết luận rằng các bệnh nhân đột quỵ dành ra 2 giờ mỗi ngày để lắng nghe những bài hát yêu thích (do chính họ chọn) có dấu hiệu khôi phục rõ nét hơn nhiều so với số khác chỉ nghe thính thư (audio books).
2) Âm nhạc giúp bệnh nhân thư giãn trước/sau phẩu thuật.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nghe nhạc trước giờ phẩu thuật có tác dụng xua tan phần nào nỗi lo ngự trị trong mỗi bệnh nhân. Đặc biệt, với những ai vừa trải qua phẩu thuật tim, việc làm này cũng là liều thuốc tuyệt diệu – giúp lấy lại sự hưng phấn và lạc quan cần thiết.
3) Âm nhạc giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Hiện nay có hơn 350 triệu người trên thế giới mắc bệnh trầm cảm, 90% trong số đó thường bị mất ngủ. 
Nghe nhạc giúp gì cho những người có dấu hiệu trầm cảm? Kết qủa của một nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy những triệu chứng trầm cảm giảm đáng kể ở những người nghe nhạc cổ điển trước khi ngủ.
 Nhà văn người Mỹ Maya Angelou trải lòng: “Âm nhạc là chốn bình yên của tôi. Tôi cảm tưởng như mình bị thả “lơ lửng giữa không trung” bởi sự ngân nga của từng nốt nhạc – giai điệu mỗi khi thưởng thức”.
Khi bạn xuống tinh thần, những lợi ích của âm nhạc có thể giúp cải thiện cảm xúc. Hãy hạn chế nghe nhạc mạnh hay nhạc EDM để tránh cảm thấy mệt mỏi hơn.
4) Âm nhạc giúp giảm đau.
Âm nhạc không chỉ xoa dịu tâm hồn mà còn là một liệu pháp chữa các cơn đau thể chất. Được nghe loại nhạc mình thích sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả.
Một nghiên cứu tại trường Đại học Drexel ở Philadelphia chỉ ra rằng các liệu pháp chữa trị bằng âm nhạc giúp giảm đau hiệu quả hơn các phương pháp chữa trị tiêu chuẩn dành cho bệnh nhân ung thư.
5) Âm nhạc giúp cải thiện bệnh Alzheimer.
Một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Music & Memory đã giúp những người bị mắc bệnh Alzheimer và những bệnh liên quan đến tuổi già nhớ lại bằng cách cho họ nghe bản nhạc yêu thích. Một số người khi được nghe bản nhạc gắn với ký ức cũ của mình đã có thể nhớ lại quãng thời gian đó.
Vì vậy, để có thể kết nối với người thân mắc bệnh Alzheimer hay bệnh đãng trí của người già, bạn hãy cho họ nghe những bản nhạc yêu thích nhé.
[Bài viết của chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa].
6) Âm nhạc giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh:
Nghe nhạc có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser – Thụy Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim. Nghe nhạc cũng  giúp chúng ta chơi thể thao tốt hơn.
         7) Âm nhạc hỗ trợ nâng cao sức khỏe các hệ cơ thể.
systems of human body
Các hệ thống chính của cơ thể con người
(systems of human body)
            Dưới đây là các chức năng và âm nhạc hỗ trợ cho các hệ chức năng của cơ thể:
1/. Hệ xương(Skeletal system):
- Xương duy trì cấu trúc của cơ thể và các cơ quan trong đó.  
VIDEO
- Reiki for the Skeletal System | Energy Healing
- Reiki For Skeletal System- Energy Healing With Music
- Bone HealingI (Binaural Beats for Healing, Strengthening Bones & Bone Growth)
- Overall Inflammation Healing : Binaural Beats Rife Frequencies - Inflammatory Pain Relief
- Whole Body Inflammation Pain Relief - Binaural Beats | Rife Frequencies Overall Inflammation Healing
- Inflammation HealingFrequency, Sleep Music,meditation music,zen,spa,massge,relax music,stress,TSH16
 
2/. Hệ cơ bắp(Muscular system):
- Cho phép cơ thể di chuyển bằng cách sử dụng các cơ.
VIDEO
- Reiki for the Muscular System| Energy Healing
- Philadelphia Music Therapy: Using live music to support progressivemuscle relaxation.
- Muscle Pain Relief Music: Binaural Massage - Relaxation, Healing Vibration, Rejuvenation, Wellness
- MUSCLES AND BONES HEALING MEDITATION~ MUSCULAR SYSTEM & SKELETAL SYSTEM HEALING ~ PHYSICAL HEALING
 
3/. Hệ tuần hoàn / Hệ tim mạch(Circulatory system / Cardiovascular system):
- Lưu thông máu xung quanh cơ thể qua tim, động mạch và tĩnh mạch, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và tế bào, và mang các chất thải của chúng đi.
- Giữ nhiệt độ của cơ thể trong phạm vi an toàn.
VIDEO
- Healthy Cardiovascular System | Healing Frequencies 528 HzHeart Chakra
-Reiki for Heart Chakra | Balance for the Fourth Chakra | Anahata Energy Healing
- Healing Music for the Heart | 639Hz Tibetan Singing Bowls| Healing Camp Day #15
- The Healing Code:639 Hz(1 Hour Healing Frequency for Heart, Lungs, Breasts, Thymus Gland,...
- Heart Healing & Repair Binaural Beat| Normalize Heart Beat Rate - Cadiovascular Disease | #SG37
 
4/. Hệ tiêu hóa và Hệ bài tiết (Digestive system and Excretory system):
- Hệ thống hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải qua đường tiêu hóa, bao gồm miệng, thực quản , dạ dày và ruột.
- Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
VIDEO      
- Reiki for the Digestive System| Energy Healing
- Constipation Cure | Energy Healing for Digestive Problem | 528 Hz
- Stomach, Colon & Digestion disorder treatment- Constipation Relief Theta Binaural Beats
- Stomach Colon & Digestion Disorder Treatment➤Theta Binaural Beats ➤Sound Therapy #GV350
- Binaural Stomach Colon Treatment Music, Delta Energy Vibrationof 2.67 Hz| Digestive System Cure
 
5/. Hệ thận và hệ tiết niệu(Renal system and Urinary system)
- Hệ thống (thận) lọc máu để tạo ra nước tiểu và loại bỏ chất thải.
VIDEO
- Reiki for the Bladder| Energy Healing
- Reiki for the Renal System| Urinary System | Energy Healing
- Urinary DiseaseEnergetic/Frequency Healing Meditation - Heal UTI Naturally with Frequencies
- Urine Infection Treatment| Bladder Healing Binaural Beat Frequency | Bladder Repair Meditation
- Urinary Tract Infections- RIFE Frequencies Treatment - Energy & Quantum Medicine with Bioresonance
 
6/. Hệ thần kinh (Nervous system):
- Thu thập và xử lý thông tin từ các giác quan thông qua dây thần kinh và não bộ, đồng thời ra lệnh cho các cơ co lại để gây ra các hành động thể chất.
VIDEO
- Reiki for the Nervous System | Energy Healing
- Reiki for Allergies | Intolerances & Sensitivities | Energy Healing
- Limbic System| Amplify Hippocampal Neurons | Regulation of Autonomic Nervous System | 528 Hz
- 528Hz Release Inner Conflict & Struggle | Anti Anxiety Cleanse - Stop Overthinking, Worry & Stress
 
7/. Hệ sinh sản(Reproductive system):
- Các cơ quan sinh sản cần thiết cho việc sản xuất con cái.
VIDEO
- AdrenalFatigue Treatment Sound Therapy | Healing Meditation Music
- ENDOCRINE & REPRODUCTIVE SYSTEMHEALING MEDITATION ~ PHYSICAL BODY HEALING
- GenitalRecovery and Repair - Digital Therapy with binaural beats| Healing Sound Therapy
- Uterus Healing Binaural Beats: Cure Uterus Heaviness, Enhance Fertility | 528hz Solfeggio Frequency
- POWERFUL-Binaural Beats for Genitals Recovery and Repair Isochronic Tone |Sex Drive Enhancement
- 432Hz Reproductive System Healing Sound Bath- Crystal Singing Bowls (No Talking) Endocrine Cleanse
 
 
8/. Hệ miễn dịch và hệ bạch huyết(Immune system and Lymphatic system):
- Bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh có thể gây hại cho cơ thể.
- Hệ thống bao gồm một mạng lưới các mạch bạch huyết mang một chất lỏng trong suốt gọi là bạch huyết .
VIDEO
- Immune System Booster, Health and Healing Meditation Music - ☯1014
- Healing Sleep Music ★︎Immune System Booster ★︎Delta Waves Binaural Beats Music
- Healing Sleep Music ★︎Stronger Immune System★︎Delta Waves dark screen sleep music
- Healing Sleep Music ★︎Stronger Immune System★︎Delta Waves dark screen sleep music
- 741Hz, Cleanse Infections & Dissolve Toxins, Aura Cleanse, Boost Immune System, Meditation
- 285 Hz❯ IMMUNE SYSTEM BOOST ❯Heals and Regenerates Tissues ❯ Mandala Meditation Music
-------------
- Lymphatic System Health
- Reiki for the lymphatic system
- 6.3 hzSwollen Lymph Node, Lymph Stasis, Edema (Relief) - Binaural Beats
- Powerful! ~ Lymphatic System Healing+ Affirmations + Frequencies ~ Classical Music
- IMMUNE & LYMPHATIC SYSTEM HEALING MEDITATION ~ HAIR, NAILS & SKIN HEALING ~ PHYSICAL BODY HEALING
 
9/. Hệ nội tiết (Endocrine system):
Ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể sử dụng hormone.
VIDEO
- Reiki to Balance Hormones| Hormonal Imbalance | Energy Healing
- Endocrine System Rejuvenation(Energetic/Morphic programmed audio)
- Reiki for the Pineal, Pituitary, and the Hypothalamus Glands |Energy Healing
- 432HzPancreatic Healing Sound Bath - Crystal Singing Bowl (No Talking) Endocrine Cleanse
- 2.5 Hour Endocrine Cleanse Healing Meditation| 432Hz Crystal Singing Bowls | 7 Chakras
 
- Lymphatic System Health
- Reiki for the lymphatic system
- 6.3 hzSwollen Lymph Node, Lymph Stasis, Edema (Relief) - Binaural Beats
- Powerful! ~ Lymphatic System Healing+ Affirmations + Frequencies ~ Classical Music
- IMMUNE & LYMPHATIC SYSTEM HEALING MEDITATION ~ HAIR, NAILS & SKIN HEALING ~ PHYSICAL BODY HEALING
 
10/. Hệ hô hấp(Respiratory system):
- Đưa không khí vào và ra khỏi phổi để hấp thụ oxy và loại bỏ carbon dioxide .
VIDEO
- Reiki for the Respiratory System
- Lungs & Respiratory System ::: Powerful Guided Healing with 528Hz tuning fork - DNA repair
- The Healing Code:639 Hz(1 Hour Healing Frequency for Heart, Lungs, Breasts, Thymus Gland,...
- Lungs Detoxification| Improve Your Respiratory System | Breath Better Stay Young | 432 Hz Music
 
 
11/. Hệ bổ sung / Hệ ngoại tiết(Integumentary system / Exocrine system):
- Da , tóc , móng , mồ hôi và các tuyến ngoại tiết khác
VIDEO
- Reiki Music - healing multiple planes- physical, mental, emotional and spiritual
- 432 Hz | Reiki Music For Healing At All Levels| Emotional, Physical, Mental & Spiritual Healing
- Reiki Music: emotional & physical healing music, Healing reiki music, healing meditation music
- Reiki music for energy flow,healing music - meditative music for positive energy calming music
 
12/. Hệ cảm giác (Sensory system)     
VIDEO
- Reiki for Sensory Overload| Energy Healing
- Reiki For Eyes
- Reiki for the Eyes - Eyesight & Vision - Energy Healing
- Reiki for the Eyes| Eyesight & Vision | Energy Healing
- Eye Infections Rife Frequency Cure, Relief | Pure Isochronic Binaural Beats - Healing Sound Therapy
 
- Reiki for the Ears | Energy Healing
- Reiki for ears healingجلسهريكيلتشافيالاذن
- Reiki For Ear Infection & Ear Pain- Energy Healing
- Cure All Ear Conditions: Ear Healing & Treatment Binaural Beats Session | Healing Frequency #SG31
 
- Reiki for Stuffy Nose
- Reiki for the Nasal Chakra| Energy Healing
- Clearing Sinus Congestion and Infection/Head Cold - Binaural Beats Sound Therapy
- Nasal Congestion : Clearing Sinus Congestion and Headache Relief - Binaural Beats Sound Therapy
 
- Reiki for the Mouth, Gums & Teeth | Energy Healing
- Reiki for Throat Chakra | Balance for the Fifth Chakra | Vishudda Energy Healing
- ASMR: 5 Binaural Triggers! Face Touching, Pen Light, Massage, Tongue Clicking, Reiki
- 1.13.6 🎧TASTE RECOVERY Loss of Taste TreatmentEXTREMELY DEEP HEALING (Resonant Subliminal)
 
- 1111Hz, Angel Touch, Energy Healing, Spiritual Blessing, abundance, health, Angel Support.
- Reiki Music: "Angel Touch", healing music, positive energy music, healing meditation music 41801R
- Reiki Music: "Angel Whisper", emotional & physical healing, meditation music, healing meditation 415
 
The Senses-A Primer
 
Làm thế nào để trẻ phát triển cân bằng hai bán cầu não?
The Five (and More) Senses | Live Science
 
Hệ cảm giác(Sensory systems) bao gồm hệ thị giác, hệ thính giác, hệ khứu giác, hệ vị giác, hệ xúc giác, hệ tiền đình [Sensory systems: visual system, auditory system, olfactory system, gustatory system, somatosensory system, vestibular system]. Các vùng cảm nhận cảm giác của bộ não nằm trên vỏ não như dưới đây:
Xem thêm:        
- Âm nhạc trị liệu |Hội Nhạc Sĩ Việt Nam

- Chữa bệnh bằng âm nhạc - DienChanViet.Com
- Music Therapy- Trị Liệu Bằng Âm Nhạc Là Gì
- Nội san - Liệu pháp âm nhạc đối với tâm lý con người
- Liệu pháp âm nhạc: Phương pháp tích cực điều trị ung thư
- Nhạc chữa trầm cảm: Nghiên cứu, tác dụng và các bài hát ...
 
VIDEO
- Âm nhạc trị liệu với Cảm xạ học (1)
- Âm nhạc trị liệu với Cảm xạ học(2)
- Trị liệu tâm lý bằng âm nhạc- [HTV9 - 23.04.2013]
- Sức Mạnh Âm Nhạc Chữa Lành ... Trầm Cảm & Lo Âu
- Phương pháp trị liệu cổ bằng âm nhạc của người Hawai
- [Audio Books] Liệu pháp tâm lý - Ứng dụng âm nhạc và màu sắc
- ÂM NGỮ TRỊ LIỆU(#speechtherapy SLP) LÀ GÌ? ĐÀO TẠO TẠI MỸ RA SAO?
- BÀI NHẠC GIÚP TÁI TẠO DNA, CHỮA LÀNH Ở MỨC ĐỘ TẾ BÀO-432HZ-BSHOANGHIEP
 
Image result for âm nhạc liệu pháp
 
 
Phần 2
Âm thanh trị liệu theo Phật giáo
 
1. Tổng quan về âm thanh và âm nhạc trong Phật giáo.
        1.1. Tướng và Tính (= Sự và Lý)của âm thanh.
Đạo Phật xem con người là một tổ hợp bằng hai cách:
+  2thành tố – tức 2 duyên, gọi là Sắc Danhtương cận với Thân và Tâm, hay Thể xác và Tinh thần.
+ 5thành tố – tức 5 duyên, gọi là Ngũ Uẩn, đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thứctương cận với Thân (Thể xác), Tình cảm (Cảm xúc), Lý trí (Tư duy), Ý chí, Ký ức (Ý thức).
Sự hoạt động (nhận thức) của các thành tố với môi trường bên ngoài thông qua 6 bộ phận chức năng là ngũ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, da) và não bộ gọi là Lục căn (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỉ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn).
Sự nhận thức âm thanh bên ngoài nhờ vào Nhĩ căn (tai). Sự nhận thức này được đạo Phật quán sát dưới hai hình thức sau:
1)Tướng của âm thanh:  Là biểu hiện Sự của âm thanh. Âm nhạc là một biểu hiện đặc trưng về nhận thức tướng của âm thanh. Một phần của Thiên Nhĩ thông (một trong Lục thông) cũng là một biểu hiện đặc trưng về tướng của âm thanh được mở rộng khả năng theo hướng siêu âm và hạ âm.   
2) Tính của âm thanh: Là biểu hiện Lý của âm thanh, là nhận thức về cấu trúc tạo nên âm thanh, tức nhận thức về thực tướng của âm thanh. Tính nghe là một biểu hiện đặc trưng về tính của âm thanh.
 Đạo Phật xem tướng của âm thanh hay âm nhạc đối với con người là phần ngoại hình của âm thanh, và tính của âm thanh hay tính nghe là phần cốt lõi của âm thanh. Theo đó, hiểu rõ đầy đủ và hài hòa về tướng và tính của âm thanh là mục tiêu của đạo Phật, là thành tưu về sự nghe – đó là Nhĩ căn viên thông, nhằm đoạn trừ mọi phiền não và thực chứng Niết-bàn.
Có thể nói rằng vai trò của Âm nhạc là Định, và vai trò của Nhĩ căn viên thông là Tuệ. Âm nhạcchú trọng đến thân bệnh, còn Nhĩ căn viên thônghướng tới tâm bệnh. Vì thế, nhà soạn nhạc Phật giáo cũng như người nghe cần lưu ý để đạt tới kết quả như mong muốn.
https://sites.google.com/site/vuoncva5461/_/rsrc/1401661916683/Van-Hoc/cauchuyenvanhocamnhacphatgiao/1.jpg
Buddhist music- Wikipedia
Âm nhạc(音樂;  E: music), trong đó:
        - Âm 音:  Có nghĩa là thanh, tiếng, giọng.
- Nhạc 樂: Có nghĩa là sung sướng (= lạc) // niềm vui, thú vui.
        Theo đó, âm nhạc được xem là nghệ thuật về thanhtiếngcó quy tắc hài hòa để biểu đạt tư tưởng, tình cảm làm xúc động lòng người.
         Âm nhạc xưa nay vốn là một phương tiện biểu hiện cảm xúc và tư tưởng, là một hình thức sinh hoạt tinh thần trong đời sống con người, suốt cả chiều dài lịch sử. Khi đề cập đến vai trò của âm nhạc trong cuộc sống, dù rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng không một ai có thể phủ nhận một sự thật là âm nhạc luôn gắn liền với cuộc đời của mỗi người. Từ khi còn nằm trong nôi, con thơ đã nghe được lời ru ngọt ngào của mẹ hiền. Rồi khi một ai đó đi về cõi vô biên, những âm thanh xót xa của nhạc tang lại trầm bổng ngân vang nơi nấm mồ cô quạnh.
          Thuở Ðức Phật còn tại thế, âm nhạc chỉ phù hợp với người cư sĩ tại gia, còn đối với Tăng đoàn thì âm nhạc được xem là không phù hợp lắm vì nó thường gợi lên những tình cảm bi lụy, quyến luyến, làm xao động tâm thức gây ra nhiều trở ngại cho sự thăng hoa tâm linh. Mỗi khi tụ hội và ôn lại những lời dạy của Ðức Phật, chư vị Tỳ kheo chỉ tụng theo ngữ điệu thông thường, không có nhạc cụ, và dĩ nhiên cũng không tán tụng du dương như thời nay.
Trongkinh Tỳ Ni Mẫu có kể chuyện một Tỳ kheo nọ rất đam mê âm nhạc. Vị ấy thường hay tấu lên những khúc nhạc véo von khi tụng lời Phật dạy. Khi hay tin này, đức Phật liền quở trách và không cho vị ấy sử dụng âm nhạc nữa. Âm nhạc không những làm nhiễu loạn tâm tư của kẻ phàm phu mà ngay cả tôn giả Ðại Ca Diếp cũng bất giác rung chân nhịp theo từng âm điệu trong lúc 500 vị tiên nhân đang vui đùa ca múa.
Tuy nhiên, nếu vì phương tiện độ sinh thì đức Phật cũng dùng đến âm nhạc như:
TrongLuật Tạng (Vinaya Piṭaka) – Khandhaka, quyển Mahāvagga có chép rằng, sau khi lắng nghe đức Phật thổi sáo và thuyết pháp, nhiều thanh niên quý tộc thành Banarasi đã quyết định từ bỏ các niềm vui thế gian và xin quy y Tam Bảo.
TrongCăn bản Tạp sự, quyển 38, có nói: "Ðức Phật vì muốn độ nhạc thần Càn-thát-bà Vương Thiện Ái, đã lên trời tấu đàn Không Hầu Lưu Ly ngàn dây"…
Ðối với hàng Phật tử tại gia, đức Phật cho phép họ được ca múa, đánh đàn, thổi sáo, tấu nhạc để tỏ lòng thành kính của mình, tán thán và cúng dường lên Tam bảo. Người Phật tử Ấn Ðộ thời bấy giờ thường dùng điệu Raga, một làn điệu âm nhạc nhịp nhàng, êm ái cổ xưa để bày tỏ niềm tri ân với đức Phật. Vì thế, có thể xem như âm nhạc Phật giáo (PG) được hình thành từ thời điểm này.
Ðức Phật luôn nhắc nhở các đệ tử của Ngài rằng sự tham đắm luyến ái (tham ái), chính là cội gốc của phiền não. Do vậy, người xuất gia cần phải nhiếp tâm tu trì, không rong ruổi theo thế gian; thay vì tìm kiếm niềm vui trong âm nhạc như người thế tục thì hàng xuất gia nên tìm đến niềm an lạc chân thật kỳ diệu trong chân lý và đạo đức – đó là chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi.
Trongkinh Phạm Võng Bồ-tát Giới có nói: "Chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc". Như vậy ngay cả hàng Bồ-tát mới phát tâm cũng còn phải giữ cấm giới về âm nhạc. Còn đối với các bậc Bồ-tát thượng thừa trở lên, âm nhạc là một trong những phương tiện hữu hiệu cho việc hóa độ chúng sinh. Tuy các Ngài đàn hát hay làm các việc thế tục để tùy thuận chúng sinh, nhưng không một mảy bụi trần nào có thể bám vào nội tâm thanh tịnh, không một âm thanh sắc tướng nào có thể lay chuyển tâm kim cương bất hoại của các Ngài.
Sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn, PG Ðại chúng được hình thành và phát triển mạnh mẽ tại Ấn Ðộ, đã đưa ra nhiều hình thức hoằng pháp khác nhau, trong đó âm nhạc PG có một vai trò quan trọng. Quan niệm về việc cấm đoán sử dụng âm nhạc trong hàng xuất gia cũng có nhiều thay đổi, nhất là sau khi Bồ-tát Mã Minh (thế kỷ 2 TL) tự mình thỉnh chuông đánh trống, điều hoà cung bậc đàn sáo, dùng âm nhac để diễn thuyết yếu nghĩa của Phật pháp, khiến cho 500 vị vương tử hồi tâm, cùng xin xuất gia.
TrongÐại Trí Ðộ Luận, Bồ-tát Long Thọ có viết: "Bồ tát muốn thanh tịnh cõi Phật thì phải dùng âm nhạc hay, muốn cho chúng sinh trong quốc độ nghe được nhạc hay thì tâm họ phải nhu nhuyến. Tâm nhu nhuyến thì việc hoá độ được dễ dàng. Vậy nên hãy dùng âm nhạc để cúng dường chư Phật".
Xem thêm:
- Buddhism and Music - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Laos - The University of Tulsa
Buddhist Music of Tibet - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Nepal - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Japan - The University of Tulsa
- Buddhist Music of China - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Korea - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Bhutan - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Vietnam - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Thailand - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Mongolia - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Sri Lanka - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Cambodia - The University of Tulsa
- Buddhist Music of Indonesia -The University of Tulsa
- Buddhist Music of Myanmar (Burma) - The University of Tulsa
 
VIDEO
- Inner Peace Music音楽to Calm The Mind
- Buddhist Meditation Music for Positive Energy: Chanting Healing Mantra
- GREATEST BUDDHA MUSIC of All Time - Buddhism Songs| Sound of Buddha
- Tibetan Music, Healing Music, Relaxation Music, Chakra, Relaxing Music for Stress Relief,
 
- Thiền với Âm OM 528 Hz
- Nhạc sóng Alpha giúp tập trung Thiền định
- Nhạc sóng Theta giúp tập trung Thiền định
- Nhạc Thiền tịnh tâm thư giãn - Tần số 432 Hz
- Nhạc Thiền định 1 - SOLFEGGIO tần số 528 Hz
- Nhạc Thiền định 2 - SOLFEGGIO tần số 528 Hz
- Nhạc Thiền định Solfeggio, Tần số 528 Hz giúp khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc, mạnh mẽ và chữa lành
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
1.2. Các pháp khí thông thường.
         Chuông, trống, mõ … được gọi là các pháp khí (= nhạc cụ) dùng trong nghi lễ Phật giáo. Dưới đây là ý nghĩa của một số pháp khí được sử dụng thông thường.
1) Chuông:
Chuông = Chung 鐘, một pháp khí dùng thông thường nhất ở trong chùa và ở nhà cư sĩ. Chuông biểu thị cho sự tỉnh giác, như trong bài kệ nói hành giả khi nghe tiếng chuông:
Nghe chuông phiền não tan mây khói
Ý lặng thân an miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về Chánh niệm
Vườn tâm hoa tuệ nở xinh tươi
(Nhất Hạnh)
Có ba loại chuộng thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau:
1/. Phạn chung:   Là chuông được các tự viện dùng để báo giờ thọ trai cho các chúng tăng chấp tác chung quanh chùa, biết giờ giấc nghỉ tay mà thọ trai, cũng gọi là Đại chung, Hồng chung, Hoa chung hoặc Cự chung. Chuông này được đúc bằng đồng pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 0,6m. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối.
Chuong-trong-Bat-nha1
Đại hồng chung
Người Việt thường dùng từ Đại hồng chung chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi làU-minh chung.
Lại có loại chỉ lớn bằng 1/2 Phạn chung, nên gọi là Bán chung, hay Hoán chung hoặc Tiểu hồng chung. Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 0,6m đến 0,8m, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là Hành lễ chung.  Người Việt cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng Bán chung này, nhưng cũng không có kích thước cố định.
Image result for tiểu hồng chung
Tiểu hồng chung
2/. Bảo chúng chung:  Là chuông nhỏ, còn gọi làTăng đường chung, chỉ một người xách lên được. Hình thái cũng như U-minh chung, được treo ở trai đường, dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc: Họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.
3/. Gia trì chung:  Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh bái sám. Tiếng chuông gia trì được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hay câu niệm Phật. Cũng thường đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì Phật tử tại gia thường dùng nhiều.

Gia trì chung
Trong thời cực thịnh của Thiền tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường nên Gia trì chung còn gọi là Tăng đường chung, Trai chung; nếu chuông để tại chánh điện thì gọi là Điện chung… Những vị lo việc chuông này gọi là chung đầu.
2)Trống:
Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp. Chúng sanh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng dần được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc.
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v… Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng bố tát, nghe pháp…
         Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy:
“Này A Nan, ngươi hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng chuông mỗi khi nhóm họp đại chúng trong tinh xá Kỳ Đà Hoàn nầy. Tiếng trống hoặc tiếng chuông ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”. (Đây là lúc đức Phật chỉ cái Tâm cho ngài A Nan)
Chuông trống Bát Nhã và ý nghĩa của nó
Trống Bát Nhã
 
Có hai loại trống là trống lớn gọi là trống tẩu, còn trống nhỏ gọi là trống ứng.
1/. Trống lớn:  Dùng để đánh vào những dịp lễ lớn, thường gọi là trống Bát Nhã. Tiếng trống Bát Nhã đánh lên để cung thỉnh Phật đăng bảo tọa. Bài kệ đánh Trống Bát nhã như sau:
Hội Bát nhã,    
Thỉnh Phật lên tòa,  
Đại chúng đều nghe:
Âm Bát nhã,     
Nguyện khắp pháp giới,    
Chúng hữu tình,        
Nhập Bát nhã, 
Chứng Ba la mật.
Image result for stool
Trống kinh
2/. Trống nhỏ:  Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh (tiếng bình dân thường gọi là trống cơm). Trống nhỏ khó đánh hơn trống lớn. Bài học để sử dụng cho trống nhỏ rất nhiều, phức tạp và khó học. Bởi ngoài việc dùng đánh để tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện, có rất nhiều thể điệu khác nhau như là thể điệu thiềnkhi tụng kinhthể điệu aikhi dùng vào đám tang, chẩn tế cô hồn,… Nếu không học thì không thể sử dụng được.
3. Mõ:
Có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng. Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó.
Mõ có hai loại là mõ hình bầu dục và mõ hình điếu. Tất cả đều được tạc theo hình con cá.
1/. Mõ hình bầu dục: 
Image result for Mõ hình điếu

 
Image result for serveware
Các cỡ mõ và gia trì chung
Mõ nầy dùng để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
2/. Mõ hình điếu: 
Image result for obakusan mampukuji temple
Mõ này treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác.
Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng đi kinh hành (= nhiễu Phật). Tiếng mõ vừa giữ cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên này có ý nghĩa là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau. Đánh mõ phải học hẳn hoi, đúng điệu và đúng cú pháp của nó.
4) Khánh:
  Image result for khánh trong phật giáo
Khánh tay và Khánh treo
Khánhgọi là Kiền chùytheo tiếng Phạn, được làm bằng đá, bằng ngọc, bằng đồng …
Theo lão Hòa thượng Tục Sư có thuật chuyện vua Tống thái tổ cho rằng:  Tiếng trống hay làm giật mình người ngủ, nên thay vì dùng trống, Tống thái Tổ chế ra thiết khánh. Ngày nay trong các tự viện, khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo thọ trai hay khi thỉnh một vị tăng từ trong liêu ra pháp đường, hay đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khai lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh khánh rồi tiếp theo là vị tăng được rước, có thể có lộng hầu và theo sau mới đến những vị tăng khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.
Những vị tăng nhập đại định, muốn báo cho vị ấy xuất định, người ta cũng dùng tiếng khánh để cảnh tỉnh.
5. Bảng:
Image result for solid Image result for solid
Dạng đặc trưng bảng
Là một tấm gỗ dầy chừng 2 phân, dài chừng 4 hay 5 tấc, cao chừng 3 tấc, thường được treo trong tự viện, được gõ 3 lần trong ngày: bình minh, hoàng hôn và trước khi đi ngủ. Người ta thường thấy những câu sau đây khắc trên bản:
Hãy nghe đây chư tăng!    
Hãy tinh tiến trong việc tu tập!  

Thời gian bay qua nhanh như mũi tên;       
Nó chẳng chờ ai đâu!

Xem thêm:
- Chuông, Trống, Mõ, Khánh, Bản, nguồn gốc và ý nghĩa
- Nguồn gốc Khánh trong Phật giáo. | Chùa Hội Phước
- Về hai cái khánh cổ ở Huế - Cổ vật tinh hoa
- Mõ Kình Ngư Hàn Quốc - Chùa A Di Đà
 
VIDEO
- Tiếng chuông, mõ chùa
- Cách khai chuông, mõ - Thầy Thích Trí Huệ
- Cách Thỉnh Chuông Mõ- Thầy Thích Pháp Hòa
- Hướng dẫn sử dụng Pháp khí: Chuông, Mõ, Khánh
- Kệ Thỉnh Chuông có chữ ||Thầy Thích Pháp Hòa Tụng
- NGHI THỨC TỤNG CHUÔNG MÕ - TT THÍCH LỆ TRANG
- Ý Nghĩa và Cách Thỉnh Chuông(vấn đáp) - Thầy Thích Pháp Hòa
 
6)  Chuông xoay Tây Tạng(Singing bowl).
Image result for singing bowl meditation
Chuông xoay Tây Tạng còn được gọi là Chuông xoay Nepal – vì được sản xuất nhiều ở Nepal hay tên gọi khác là Chuông xoay Mật Tông – vì được sử dụng nhiều trong Phật giáo Kim Cương Thừa.
Ra đời từ Ấn Độ, cái nôi của Yoga, được sử dụng chủ yếu bởi người Ấn giáo và các Phật tử Kim Cương Thừa. Đây là một công cụ trợ giúp hữu ích để thực hành thiền định, thư giãn và các nghi lễ tôn giáo.
Chuông xoay có những đặc tính và tác dụng mang lại nhiều lợi ích.
1/. Cấu tạo của chuông xoay.
Chuông được chế tạo (How To Make A Singing Bowl) hình thành từ những yêu cầu đặc biệt. Nhưng nguyên liệu chế tác thường được lấy từ hợp kim của 7 kim loại quý trong vũ trụ, tượng trưng cho 7 luân xa (chakra) trong cơ thể con người:
• Chì – biểu hiện cho Thổ tinh (Luân xa 1)
• Sắt – biểu hiện cho Hoả tinh (Luân xa 2)
• Thiếc – biểu hiện cho Mộc tinh (Luân xa 3)
• Vàng – biểu hiện cho Mặt trời (Luân xa 4)
• Đồng – biểu hiện cho Kim tinh (Luân xa 5)
• Bạc – biểu hiện cho Mặt trăng (Luân xa 6)
• Thuỷ ngân – biểu hiện cho Thuỷ tinh (Luân xa 7)
Được chế tác thủ công, tinh xảo. Mỗi chiếc có một vẻ đẹp, nét riêng biệt, độc đáo khác nhau mà không cái nào giống cái nào. Các hoạ tiết được sử dụng trên chuông được chạm nét thủ công, tỉ mỉ, mang đậm nét Phật giáo Kim Cương Thừa, như các kiểu:
• Mạn đà la (Mandala)
• Buddha Eyes
• Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn (Om Mani Padme Hum)
• Mật chú Mật tông
• Chày Kim Cang …
Mỗi chiếc chuông xoay đều có nguyên liệu ít nhất 2 kim loại (đồng & thiếc). Bên cạnh đó, người thợ chế tác có thể kết hợp thêm 1 kim loại từ 7 kim loại trên. Điều này vừa đảm bảo tính trân quý của vật phẩm, vừa giúp tạo ra các giải tần số âm thanh khác nhau rung động tinh tế, giúp tác động vào 7 luân xa trên cơ thể, làm cho người dùng được ổn định sức khoẻ, thanh lọc, giải phóng các khối năng lượng bị ứ đọng, chuyển rung động của từng tế bào trở về tần số hài hoà vốn có của nó, và chuông xoay còn có thể được sử dụng để thanh tẩy đồ đạc hoặc phòng ốc.
Khác với chuông Trung Quốc, chuông xoay Tây Tạng/chuông xoay Nepal không đơn thuần dùng để gõ, mà chuông có thể xoay, kết hợp nhiều chiếc cùng lúc hoặc kết hợp với nước, cát (đựng trong lòng chuông) để tạo ra hiệu ứng âm thanh khác nhau. Khi tiếng chuông ngân vang lên, ta có thể nghe âm thành vọng từ đàng xa, ta cũng có thể “nếm” âm thanh bằng cách đụng lưỡi vào vành chuông để cảm giác rung động toàn thân. Điều này làm thay đổi độ nhạy cảm của ta.
2/. Ứng dụng của chuông xoay Tây Tạng.
Chuông xoay Tây Tạng được sử dụng khắp thế giới với mục đích thiền định, thư giãn, dùng cho âm nhạc, và sức khỏe con người. Những chiếc chuông này được sử dụng bởi các chuyên gia – gồm cả các chuyên gia y tế, giáo viên, nhạc sĩ và các vị thầy tâm linh. Bên cạnh đó, chuông xoay còn được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe con người bởi những người chữa bệnh bằng âm thanh, những nhà tâm lý trị liệu, nhà massage trị liệu, chuyên gia ung thư, làm giảm căng thẳng và các chuyên gia thiền định. Chúng còn được phổ biến trong các lớp học để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động nhóm và tập trung vào sự chú ý của học sinh.
Tuy nhiên, chuông xoay là phương tiện mà bất kỳ ai biết đến, bao gồm cả các tôn giáo và các pháp tu nào cũng có thể sử dụng nó khi hành giả gặp các vấn đề cần thiết như:
• Thư giãn
• Mở mang trí tuệ
• Giải toả căng thẳng, stress
• Định Tâm, tập trung tinh thần
• Tăng sự minh mẫn về tinh thần
• Tăng sự tĩnh lặng, an lạc
• Chữa bệnh toàn thân.
•  Làm giảm đau nhức.
•  Hỗ trợ và kích thích hệ miễn dịch.
•  Bệnh u xơ đau nhức và bệnh vẩy nến.
• Làm giảm sự tức giận và tăng huyết áp.
• Cải thiện tuần hoàn và tăng lưu lượng máu.
• Thúc đẩy việc giải phóng các hormone hạnh phúc - endorphin, dopamine và serotonin.
• Cân bằng Chakra (luân xa)
Chuông xoay giúp người dùng có thể định Tâm, thoát khỏi tạp âm, tạp khí bên ngoài. Cũng từ công dụng tuyệt vời ấy mà chuông xoay trở nên gần gũi với người khi hành Thiền định, cầu nguyện hoặc tập trung tư tưởng.
Mỗi khi chúng ta sử dụng chuông xoay bằng cách thỉnh chuông và xoay chuông, là một lần chúng ta đánh thức sự tỉnh thức trong chính mình. Những sóng âm phát ra từ âm thanh nguyên thuỷ sẽ tạo ra sự kết nối rung động mạnh mẽ giữa các trung tâm năng lượng trong cơ thể.
1/.  Trong cơ thể chúng ta, có tới hơn 70% là nước. Ta đều biết về tính chất của nước là sự mềm mại, uyển chuyển. Sự thăng hoa của nước là nguồn sống vô tận, như trong cuốn sách “Bí mật của nước”do tác giả – tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Học viện Hội Hado Quốc tế (IHM) đã mô tả rất rõ đặc tính của nước khi đựoc tiếp xúc với những âm thanh, hình ảnh đẹp thì tạo ra các hình ảnh hoa tuyết long lanh cực kỳ đẹp khi được cô đặc ở nhiệt độ thấp. Với nghiên cứu tuyệt vời ấy chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng con người khi được tiếp xúc với các loại sóng có lợi cho trí não và thân thể sẽ giúp cho việc chuyển hoá năng lượng bên trong được hoà ái, êm dịu hơn.

Masaru Emoto (1943 – 2014) - Wikipedia

 
 Nước ở đập Fujiwara trước (vàng) và sau (trắng) khi có được những thông tin bằng âm thanh tốt.
    
Trong năm 1999 tiến sĩ Masaru Emoto, người Nhật đã công bố các tài liệu về cấu trúc tinh thể nước đông đặc khác nhau sau khi nước được truyền thông bằng những thong tin tốt hay xấu tương thích.
Xem thêm :
- Nước phản ảnh tâm thức của chúng ta 
-Bí mật của nước - Masaru Emoto -Thái Hà Books
- Thông điệp của nước by Masaru Emoto - Goodreads
- Điều kỳ diệu của nước: Nước có cảm xúc và biết nghe nhạc? - Tạp ...
- Thí nghiệm chụp ảnh tinh thể nước của TS Masaru Emoto (Phần 1) -Dkn.tv
- Thí nghiệm chụp ảnh tinh thể nước của TS Masaru Emoto (Phần 2) -Dkn.tv
 
VIDEO
- Masaru Emoto Water Experiment - Water Consciousness
- Dr Masaru Emoto Hado Water Crystals Full Documentary 2012
- Dr Masaru Emoto Hado Water Crystals Full Documentary 2017
- THE IMPOSSIBLE RICE EXPERIMENT
- Dr Masuru Emoto's Rice Experiment
 
2/.  Được sử dụng trong việc trị liệu tinh thần. Các phương pháp sử dụng chuông xoay được dùng nhiều trong Yoga, thiền, khí công, … Vì chuông được thiết kế mang tần số rung đặc biệt, làm tác động tới tâm trí của con người.
3/.  Như chúng ta biết, trong thân thể mỗi người đều chứa đựng 7 trung tâm lượng – được gọi là 7 Luân xa (chakra). Các trung tâm năng lượng này giống như trạm thu phát sóng các tín hiệu năng lượng từ bên trong cũng như bên ngoài nhằm tạo nên hệ thống năng lượng quân bình trong cơ thể. Nếu 1 trung tâm năng lượng bị tổn thương, mất quân bình sẽ dẫn tới sự xáo trộn trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh ra bệnh tật, stress, mất ngủ, … Để điều trị cho những người bị stress, … các chuyên gia thường ứng dụng cách sử dụng chuông xoay với âm thanh nguyên thuỷ bao trùm để tái tạo lại nguồn năng lượng bằng cách xoay chuông, gõ chuông tuỳ vào sức khoẻ và thể trạng của người bệnh.
Có những âm thanh huyền bí được tạo ra để tạo nên một trạng thái xuất thần cho người tiếp nhận, và việc sử dụng chuông xoay Tây Tạng có thể tác động vào các Luân xa, và nếu sử dụng đúng cách có thể chuyển hoá Thân, Tâm một cách hiệu quả.
Hãy lắng nghe tiếng ngân của chuông không chỉ bằng tai mà còn bằng tất cả tế bào trong cơ thể của mình, hãy dành tất cả sự tập trung của mình vào tiếng ngân ấy để cảm nhận sự vi diệu. Có những khoá học về cách xoay chuông, cũng như trị liệu cho các nhu cầu như đã kể trên.
CVNC Set Of 7 PCS 6-12 Inch Colored Frosted Chakra Quartz Crystal Singing Bowls + 2 PCS Travel Carry Case Bag    Image result for 7 chakra singing bowl set
Bộ 7 chuông xoay bằng tinh thể thạch anh và hợp kim đồng

[Set Of 7 PCS 6-12 Inch Colored Frosted Chakra Quartz Crystal Singing Bowls + 2 PCS Travel Carry Case Bag]

 
Xem thêm:
- Giới thiệu về Chuông Xoay Tây Tạng
- 16 Lợi ích tuyệt vời của bát chuông xoay Tây Tạng
 
VIDEO
- CHUÔNG XOAY - CHÀO NGÀY MỚI
- (VTC14)_Trị liệu tâm lý bằng chuông xoay Tây Tạng liệu có hiệu quả?
- NEPAL - Singing Bowl Interview and Demonstration
- Concierto de Gong, Cuencos Tibetanos y Hang Drum, Centro

- SINGING BOWL DEMONSTRATION: KATHMANDU, NEPAL (4K)
- SINGING BOWL MEDITATION| Relaxation | Healing | stress relief
- "Removing Negative Energy From …" - Energy Healing Vibration, Singing Bowl
- 432 Hz Singing Bowl / Temple Bell - Sound Meditation - Peaceful
- 285Hz Tibetan singing bowls | | Deep Meditation | Body damage repair | Heal body organs
- 528 HZ~ MIRACLE TONE ~ DNA REPAIR & HEALING ~ SINGING BOWL MEDITATION
 
Dưới đây là sơ nét tìm hiểu về tướng (âm nhạc ở mục 2.và 3.) và tính (Nhĩa căn viên thông ở mục 4.) của âm thanh.
 
2. Âm nhạc Phật giáo Á Đông. 
       2.1. Âm nhạc Phật giáo Trung Hoa.
Image result for thousand-hand bodhisattva dance
VIDEO
- Thousand-Hand Bodhisattva 1
-Thousand-Hand Bodhisattva 2
- Thousand-Hand Bodhisattva 3
Khi PG được truyền sang Trung Quốc, thì quan điểm về âm nhạc trong PG thay đổi rất nhiều. Từ xa xưa, người Trung Quốc rất say mê âm nhạc, do đó việc đưa PG vào chủ đề chính của nền thi ca, âm nhạc dân gian là một việc làm rất có ý nghĩa trong việc hoằng pháp lợi sinh. Chính vì lẽ đó, chư vị Tổ sư đã nhanh chóng phát triển loại hình âm nhạc PG dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo ông Tế Văn Ðình, một chuyên gia về âm nhạc dân gian Trung Quốc, âm nhạc PG đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm. "Ðiệp luyến hoa" là một trong nhiều ca khúc dân gian nổi tiếng được mô phỏng theo các ca khúc PG được sáng tác dưới triều Tống.
Kinh điển Ðại thừa thường diễn tả hình ảnh chư Thiên trỗi nhạc, rải hoa cúng dường đức Phật và các vị Thánh tăng. Kinh A Di Ðà cũng mô tả những âm thanh siêu thoát trong cảnh giới Tịnh độ. Các công trình kiến trúc PG cũng nổi bật với hình ảnh các thiên thần đang đàn ca, tấu nhạc, thổi sáo trong lúc đức Phật thuyết pháp.
Tiến sĩ Cao Nhã Lợi, một nhà nghiên cứu âm nhạc PG Trung Quốc, cho rằng PG Ðại thừa có một quan niệm rất phóng khoáng về âm nhạc: "Thay vì lẩn tránh âm nhạc một cách tiêu cực, lại sử dụng chúng với một tinh thần cởi mở, tích cực". Chính quan điểm tiến bộ này đã làm cho âm nhạc ngày càng được thịnh hành trong các vùng PG Ðại thừa và rồi nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng của truyền thống này. Hiện nay các nhà nghiên cứu âm nhạc Trung Quốc đã sưu tầm các tác phẩm âm nhạc PG cổ và hiện đại vào một bộ sưu tập gồm 50 quyển. Hầu hết, các chuyên gia âm nhạc PG tại Trung Quốc và Ðài Loan đều phân loại âm nhạc PG là hai loại chính đó là: lễ nhạc PG và âm nhạc PG thông thường.
          1) Lễ nhạc: Là một loại âm nhạc thuần túy mang tính tôn giáo, bao gồm các nghi lễ thường nhật trong các tự viện do các vị xuất gia thực hiện. Ðối với các vị Tỳ kheo, lễ nhạc PG là một phương tiện để biểu lộ niềm tin, một trong những phương tiện tu tập, vì thế nó không bị ràng buộc vào một hình thức nghệ thuật cố định nào cả. Từng lời kinh sâu lắng, thanh tao hòa vào trong hương trầm quyện bay, và nhịp điệu âm vang thanh thoát của các pháp khí như chuông mõ, khánh, đẩu … ngân vang trong khung cảnh trầm tịch của chốn thiền môn đã tạo nên một thế giới tâm linh siêu phàm thoát tục.
          2) Âm nhạc: Thông thường là những bài hát, những ca khúc, các điệu hợp xướng mang chủ đề PG. Âm nhạc PG mang âm điệu thâm trầm, sâu lắng, phát xuất từ quan niệm cuộc đời như một giấc mơ, một huyễn cảnh. Các ca khúc PG đều có khuynh hướng thức tỉnh những ai còn mãi đắm say trong cõi vô thường, thôi thúc người nghe hãy chọn cho mình một lý tưởng sống cao đẹp. Vấn đề đặt ra cho các nhà sáng tác âm nhạc PG hiện nay là phải làm sao cho các bài hát PG mang một tinh thần phóng khoáng, nhưng không bị ảnh hưởng theo xu hướng thế tục, và làm cách nào để mỗi ca khúc PG hội đủ hai yếu tố chân lý và nghệ thuật, trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Hoà thượng Tâm Ðịnh, viện chủ Phật Quang Sơn tại Ðài Loan nói rằng âm nhạc là một hình thức hữu hiệu nhất để chiếm được tình cảm của quần chúng. Nếu âm nhạc PG đổi mới quá nhiều theo khuynh hướng thế tục thì nó sẽ không gợi lên những tình cảm tôn giáo sâu sắc. Nhưng vì là một phương tiện đưa đến giác ngộ, nên âm nhạc PG có thể làm cho người đời gần gũi với PG hơn, và đó cũng là phương tiện cần thiết để thức tỉnh mọi người hướng về chân trời giải thoát.
          Hiện nay, Ðài Loan là nơi mà âm nhạc PG đang phát triển nhanh nhất. Từ năm 1979, Ðại sư Tinh Vân, vị khai sáng Phật Quang Sơn, đã nghiên cứu kết hợp những yếu tố của âm nhạc phương Tây và lễ nhạc PG để sáng tác một thể loại âm nhạc PG sinh động mới mẻ, phù hợp với trào lưu và thị hiếu âm nhạc hiện đại. Phật Quang Sơn đã tổ chức rất nhiều buổi biểu diễn âm nhạc trong nước và đã cử các đoàn âm nhạc biểu diễn tại Nhật Bản, Hồng Kông và Châu Âu. Vào tháng 11/2000, đoàn âm nhạc Phật Quang Sơn đã biểu diễn tại Ðông Nam Á, thu hút đông đảo khán giả tham dự.
Xem thêm:
- Buddhist Music of China - The University of Tulsa
- ‎Buddhist Music in China - Symphony by Chinese Sanskrit ...
- Music: Music and Religion in China, Korea, and Tibet ...
 
VIDEO
- Monks Chanting at Chinese Pagoda
- Chinese Buddhist Morning Ceremony 佛教早課 (1)
- Chinese Buddhist Morning Ceremony 佛教早課(2)
- Chinese Buddhist Morning Ceremony 佛教早課(3)
 
        2.2. Âm nhạc Phật giáo Tây tạng.

Đội nhạc lễ Phật giáo Tây Tạng
Xem thêm:
- Âm Nhạc Trong Phật Giáo Tây Tạng - Thích Nguyên Định
- Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy ...
 
VIDEO
- OM Chanting @ 528Hz
- Tibetan Morning Chant
- Tibetan Buddhist Chants of Namgyal Monastery
- Meditation Music - Traditional Tibetan Ritual Chanting
- 528Hz | Big Tibetan Singing Bowl Music for Healing & Meditation
- Tibetan Meditation Music, Soothing Music, Relaxing Music Meditation, Binaural Beats
 
        2.3. Âm nhạc Phật giáo Hàn Quốc

Xem thêm:
- Âm nhạc Phật giáo Hàn Quốc (1)l KBS WORLD Radio
- Âm nhạc Phật giáo Hàn Quốc (2) l KBS WORLD Radio
- Hàn Quốc: Thiền sư Songam người duy trì nền âm nhạc Phật giáo
 
VIDEO
- Korean Traditional Meditation Music, Relaxing Sleep Music
- Korean Traditional Music Group Ensemble SINAWI Performance
- Korean Traditional Music Performance in Musical Instrument Museum(Brussels)
 
      2.1. Âm nhạc Phật giáo Nhật Bản.
Image result for musica tradicional japonesa gagaku
Xem thêm:
- Buddhist Music of Japan - The University of Tulsa
- Shomyo is Buddhist scripture that is set to melodic phrasing ...
 
VIDEO
- Taiko and Japanese Buddhist Chant
- GMZC Zen Buddhist Chanting Service 2018
- Soto Zen - Heart Sutra/ 曹洞宗大本山總持寺- 般若波羅蜜多心經
- Traditional Japanese Music - Buddhist Monks Music for Meditation
- Heart Sutra × Ninna-ji Temple,Kyoto - Kanho Yakushiji with Eiki Ohara
- Heart Sutra × Ikkyu-jiTemple, Kyoto / Kanho Yakushiji【Japanese Buddhist Monk music】
- Nilakantha Dharani × Ikkyu-ji, Kyoto - Kanho Yakushiji【Japanese Buddhist monk music】
 
3. Âm nhạc Phật giáo Việt Nam.
3.1. Âm nhạc truyền thống trong Phật giáo.
Phật giáo có mặt tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 1 DL trước khi có mặt ở Trung Hoa. Vì thế mà người Việt đã có dịp biết đến âm nhạc Phật giáo Ấn Độ trước người Trung Hoa. Vai trò của âm nhạc Phật giáo trong việc hoằng pháp ở Việt nam thể hiện rất đậm nét qua chứng tích các pho tượng và phù điêu thời Lý, tại chùa Phật Tích, tỉnh Hà Bắc và thời Trần, tại chùa Thái Lạc, tỉnh Hải Hưng. Điều này được xác minh qua các tư liệu sau:
- Trongsách 'Thiền Uyển Tập Anh' của Việt Nam chép lời của pháp sư Trung Hoa Đàm Thiên tâu lên vua Cao Tổ nhà Tùy, cho biết sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo tại nước ta vào thuở ấy, như sau:
Xứ Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc. Khi Phật pháp mới đến Giang Đông (Trung Hoa) chưa khắp, thì ở Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) đã có tới hai mươi ngôi bảo tháp, ước độ hơn năm trăm vị tăng đã dịch được mười lăm quyển kinh rồi. Như vậy là Phật giáo đã truyền đến Giao Châu trước ở nước ta (Đàm Thiên, trong Thiền Uyển Tập Anh 1990, tr.89).
- Trongsách Ngô Chí của Trung Hoa, một đoạn cho thấy sinh hoạt âm nhạc Phật giáo Ấn Độ tại nước Việt vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, qua sự việc Sĩ Nhiếp làm thái thú quận Giao chỉ, sau lên chức Thứ sử Giao Châu, trước sau khoảng 40 năm, nói rằng khi ra đường người ta thường nghe tiếng mõ, kiểng, chuông trống và thấy bọn rợ Hồ (tên gọi người Ấn Độ thời bấy giờ) cầm hương đi hai bên xe (của Sĩ Nhiếp) từng toán hàng chục người (trong Nguyễn Bá Lăng 1972, tr.13).
Nhìn chung, âm nhạc Phật giáo Việt Nam đến từ các tông phái Thiền, Tịnh, Mật bao gồm bốn thể loại và ngày nay là tân nhạc Phật giáo như sau.
1) Tụng kinh và Niệm chú.
Tụng kinh và niệm chú là thể loại căn bản nhất của âm nhạc Phật giáo. Vào thời đức Phật Thích Ca còn tại thế, khi chữ Phạn (Sanskrit) chưa được phát triển đúng mức, thì việc trì tụng những lời thuyết giảng của đức Phật hằng ngày là một việc vô cùng thiết yếu.
Học giả Phật giáo Chân Ngôn tông Nhật Bản Taiko Yamasaki cho biết bên Paritta của hệ Pali đề cập việc đức Phật còn dạy các tu sĩ học thần chú, để mỗi khi có dịp phải đi vào rừng, các thầy niệm lên để cảm hóa các loài rắn độc (Yamasaki 1988, tr.5). Điều này cho thấy tính linh hoạt thích nghi khi thường nhật của Phật Thích Ca đối với âm nhạc, chứ không cứng nhắc tín điều.
Cách thức tụng kinh và niệm chú thay đổi tùy theo tông phái và nơi chốn. Thông thường, tụng và niệm đều được đệm bằng tiếng mõ và chuông. Cho dù ở tông phái và nơi chốn nào, xét chung, nếu tụng kinh mang một âm điệu trầm  hùng, thì niệm chú lại toát ra một âm điệu siêu nhiên.
Trong mỗi thời tụng và niệm còn có 'tán Phật'. Cách thức tán Phật cũng rất khác biệt tùy theo vùng tại Việt Nam. Chẳng hạn như các tu sĩ Phật giáo miền Trung thường diễn đạt rất dạt dào, ngân nga và thiết tha khi so sánh với cách diễn đạt từ những vùng khác trong nước. Đây cũng có thể là một bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của âm nhạc triều đình Huế, phần lớn do sự sáng tạo của Đào Duy Từ và âm nhạc tế lễ Chiêm Thành vào cách 'tán Phật' tại miền Trung.
https://sites.google.com/site/vuoncva5461/_/rsrc/1401661916683/Van-Hoc/cauchuyenvanhocamnhacphatgiao/2.jpg
Tụng kinh
2) Dâng cúng.
Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (1967), (tr.451), thì vũ điệu 'Lục cúng'ở Việt Nam là một vũ điệu Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vũ điệu này do các vị sư Ấn truyền dạy người nước Việt từ thời xa xưa. Người xưa thường có tục lệ thờ thần thánh trong làng chung với Phật và các vị Bồ-tát. Các chùa cổ tại miền Bắc Việt Nam, như chùa Dâu, chùa Đậu, và chùa Thái Lạc thờ thần Tứ pháp vẫn còn thực hành vũ điệu này. Thần Tứ pháp gồm có Pháp vân (mây), Pháp vũ (mưa), Pháp lôi (sấm), và Pháp điện (chớp). Bốn vị nữ thần này giúp dân được mùa lúa.
 
'Lục cúng' tại triều đình Huế
Đôi nét về điệu múa cung đình “Lục cúng hoa đăng” - Tạp chí Sông Hương
 
Mỗi lần múa thì dâng một vật cúng, và hát một bài tán. Sáu bài tán gồm có tán 'Đăng hoa', tán 'Hương phù', tán 'Hoa quả', tán 'Trí đăng', tán 'Phật diện' và tán 'Khể thủ' (cúi đầu). Cũng theo hai tác giả, các bài tán của vũ điệu 'Lục cúng' mang đầy tính chất ngân nga, trầm tĩnh. Mỗi khi vũ công dứt một khúc hát, thì nhạc công gõ não bạt và đánh trống đổ hồi (tr.451-453). Thoạt đầu, các vị tăng Ấn Độ có thể di chuyển chân theo các chân ngôn (mantra) ở dạng Phạn ngữ. Sau này các chân ngôn mới được chuyển sang dạng chữ Hán cho thích hợp với sự tiếp nhận của người Việt Nam hơn.

'Lục cúng' trong nhà chùa

Việc Đào Duy Từ hoàn chỉnh vũ điệu 'Lục cúng' cho thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam như thế nào, thì các sách không nói rõ. Cũng có thể ông cho tám em nhỏ hóa trang làm Kim đồng, Ngọc nữ múa thay cho hai vị tăng. Đến đời Minh Mạng, vua cho sửa lại vũ khúc này để trình diễn vào các dịp khánh tiết, như lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ, và lễ cúng Mụ, gọi là khúc 'Lục cúng hoa đăng'.
https://sites.google.com/site/vuoncva5461/_/rsrc/1401661916683/Van-Hoc/cauchuyenvanhocamnhacphatgiao/5.JPG
Dâng hoa cúng Phật
VIDEO
- Lục cúng hoa đăng - chùa Từ Đàm Huế 2010
- Luc Cung Hoa Dang (Lantern Dance) - Điệu múa “Lục cúng hoa đăng” Huế

- Lễ dâng hương dâng hoa

- PGCL] Dâng Hoa - Bảo Phúc & Vũ Đoàn Hương Sen

- Múa Dâng HoaPhật Đản Chùa Phật Quang - Rạch Giá Kiên Giang
 
3) Hòa tấu. 
Lý thuyết Tịnh Độ tông bắt đầu từ Ấn Độ khoảng 400 năm trước DL. Để thành Phật đạo, tín đồ của tông phái này có thể trông cậy vào tha lực của chư Phật và Bồ-tát, thay vì trông cậy vào chính nỗ lực của cá nhân mình. Tuy tạo được một khí thế đáng kể vào thế kỷ thứ nhất tại Ấn Độ, Tịnh Độ tông chỉ phát triển mạnh mẽ tại Trung Hoa từ đời nhà Đường (thế kỷ thứ 9 DL). Với sự nghiên cứu âm nhạc hòa tấu Phật giáo của các nước trong vùng Đông Á vào thời điểm đó, chúng ta cũng có thể hình dung một phần nào mức độ quy mô của âm nhạc Phật giáo nước Việt lúc bấy giờ.

Các bức chạm gỗ tại chùa Thái Lạc

Thể loại âm nhạc hòa tấu của Phật giáo Việt Nam vào các thời Lý, Trần bắt đầu mang các sắc thái sinh động của một tông phái quần chúng. Lý tưởng Bồ-tát của Phật giáo có thể là một kim chỉ nam cho nhiều vị vua vào các thời Lý, Trần. Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi chúng ta thấy nhiều vị được xem như hộ pháp khi còn trị vì, và xuất gia khi việc triều chính đã ổn định. Sự việc này có thể ảnh hưởng đến phong cách của âm nhạc trình diễn tại triều đình nước Việt vào thời bấy giờ. 
Sự phát triển Tịnh Độ tông tại nước Việt từ thời Lý, Trần có thể đưa âm nhạc Phật giáo Việt Nam lên một mức độ quy mô và nghệ thuật hơn. Bên cạnh việc tiêu khiển, âm nhạc cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để chuyên chở chánh pháp. Các bức chạm gỗ tại chùa Thái Lạc, một ngôi chùa cổ được cất vào các thời Trần, cho thấy các nhạc công mang trang phục chỉnh tề, sử dụng các nhạc khí như trống, đàn tỳ bà, sáo ngang, sáo dọc, phách, kèn, đàn nhị và đàn tranh để mừng lễ Phật. Thêm vào đó, các pho tượng điểu thần tại chùa Phật tích (cất vào thời Lý) sử dụng trống và đàn của vùng Nam Á.
Vào thời điểm này, âm nhạc của đình làng thường được sử dụng cho các lễ hội tại chùa. Ngày nay, các sinh hoạt đình làng không còn thịnh như xưa. Ảnh hưởng của cổ nhạc mỗi lúc một yếu đi. Âm nhạc hòa tấu Phật giáo chỉ còn trông cậy vào một vài nhạc khí căn bản như mõ, trống Bát Nhã, và đại hồng chung.
VIDEO
- Thỉnh Chuông Trống Bát Nhã | Phật Pháp Đời Sống
- Kệ Thỉnh Chuông có chữ - Thầy Thích Pháp Hòa Tụng
- NHẠC LỄ - TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
4) Độc tấu.
Nếu âm nhạc hòa tấu có tính làm phấn khởi tinh thần, thì độc tấu của âm nhạc Phật giáo có khuynh hướng làm lắng tâm. Đức Phật đã từng độc tấu sáo trúc để lắng tâm các thanh niên thành Banarasi.
Tại Nhật Bản, các tu sĩ phái Thiền lang thang (Fuke Zen) sử dụng độc tấu tiêu trúc như một phương pháp thiền định. Qua đó, tiêu trúc năm lỗ (shakuhachi) được dùng như như một phương tiện để lắng tâm và giác ngộ.
Tại Việt Nam, việc đánh đại hồng chung vào buổi sáng sớm có thể xem như một hình thức độc tấu của âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Điểm đặc biệt của lối độc tấu này là sự sử dụng tối đa khoảng vô thanh giữa các lần đánh. Khoảng vô thanh này làm thăng hoa âm thanh phát ra từ kim loại bị va chạm của chuông thành các âm ba vang ngân trong không gian vô tận.
Theo ước lệ của người xưa, một đại hồng chung tốt phải ngân xa vài chục dặm và có thanh âm phát ra dường như từ nơi nửa gần, nửa xa. Để âm ba của đại hồng chung đi xa tối đa, các chùa truyền thống Việt Nam thường được bố trí trên các đồi núi. Hình ảnh của một ngôi chùa vì vậy trở thành một phần cảnh trí của làng mạc, và tiếng chuông chùa trở thành một phần của sinh hoạt tinh thần của người dân Việt thời xưa. Về mặt triết lý, khoảng vô thanh giữa các lần đánh chuông tạo ý nghĩa cho âm thanh. Âm thanh và khoảng vô thanh là hai mặt của cùng một thực tại, nương nhau mà có. Không có vô thanh thì sẽ không có khái niệm về âm thanh; và ngược lại.
Nói chung, bốn thể loại âm nhạc Phật giáo thể hiện các nhu cầu về tâm thức, cũng như sinh hoạt hằng ngày của những người theo đạo và hành đạo. Chúng cũng cho thấy dấu vết và ảnh hưởng của ba tông phái Phật giáo chính trong sinh hoạt âm nhạc Phật giáo Việt Nam.
- Nếu sự bắt ấn quyết, sự quán niệm về các đồ hình Mandala và các chân ngôn (mantra) bao gồm trong phương pháp tu tập của Mật tông, thì thể loại tụng niệm-dâng cúngcó tác dụng thích hợp, và vũ điệu 'Lục cúng' cho thấy ảnh hưởng của tông phái này.
- Nếu tha lực là cứu cánh của Tịnh Độ tông thì thể loại hòa tấucó một tác dụng rất mạnh mẽ trong sự hình dung ra A Di Đà quốc, cũng như làm nức lòng những ai tham dự và tạo một không khí trang trọng cho một buổi lễ.
         - Nếu tự lực là cứu cánh của Thiền tông, thì thể loại độc tấurất phù hợp cho phương pháp tu tập. Trong lúc độc tấu chuông đại hồng hay sáo trúc, yếu tố vô thanh được sử dụng tối đa để lắng tâm người nghe. Người thực hành thiền phải trông cậy vào tâm thức của chính mình. Một khi tâm được lắng đọng thì khả năng khai ngộ của hành giả sẽ có cơ hội phát huy.
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
3.2. Âm nhạc mới trong Phật giáo – Tân nhạc.
Image result for
Sân khấu đêm nhạc “Tứ Ân”
(Xin xem các VIDEO: Tứ Ân ca Vol1 – Vol4 bên dưới)
Tân nhạc Phật giáo bắt đầu từ thập niên bốn mươi với sự ra đời của nhạc phẩm Thích Ca Mâu Ni Phậtcủa nhạc sĩ Thẩm Oánh. Theo thời gian, hàng trăm ca khúc Phật giáo khác được hình thành với các tên tuổi ít nhiều được biết đến như Lê Mộng Nguyên, Lê Cao Phan, Giác An, Uy Thi Ca, Nguyễn Hiệp, Chúc Linh … Các bài hát hầu như chỉ được sử dụng trong những buổi lễ Phật giáo và trong những buổi sinh hoạt của Gia đình Phật tử, hiếm khi là một môn nghệ thuật được sử dụng để thưởng thức tại các tư gia, dù đó là gia đình theo Phật giáo.

Với hợp âm đơn giản và những giai điệu quen thuộc như slow, slow rock, rumba, bolero, đôi khi có valse và pop. Ca từ trong những bài hát tân nhạc Phật giáo với nội dung ca ngợi đức Phật, nói lên tinh thần Bi Trí Dũng và những triết lý sâu thẩm của Phật giáo như Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả..., nhớ thầy, nhớ chùa ... thường đơn giản, nên không lột tả hết được các giá trị thực. Hơn nữa, không ít ca khúc trong đó mang giai điệu buồn bã, u sầu.  

Cuối thế kỷ hai mươi, tân nhạc Phật giáo Việt Nam xuất hiện một hình thái mới với sự ra đời các bản thiền ca của nhạc sĩ Phạm Duy. Những bản thiền ca của Phạm Duy vừa đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của ông, nhưng cũng là điểm mốc trong tân nhạc Phật giáo. Nhạc thiền của ông, cũng như nhạc thiền của các nhạc sĩ các nước, mong muốn đem đến cho người nghe sự thư thái, bình thản trước mọi sự được mất, hay quan niệm như John Cage (1912-1992) là nhận ra được “Không tính 空性;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness” trong khi nghe nhạc.

Bên cạnh Phạm Duy, một tên tuổi khác đáng ghi nhận trong thời gian gần đây là nhạc sĩ Võ Tá Hân, người đã sáng tác rất nhiều những ca khúc Phật giáo với những giai điệu rất thiền vị, được phổ biến khá rộng rãi ở hải ngoại cũng như trong nước. Sự đóng góp của Võ Tá Hân cho Phật giáo trong lĩnh vực âm nhạc được xem là khá lớn, mang hơi hướng nhạc quê hương, ca từ trong sáng gần gũi, nhạc đạo của ông giúp người nghe có được sự tĩnh tại, và trong chừng mực nào đó cũng đem được Phật pháp đến với nhiều người.
        
Gần đây, âm nhạc Phật giáo Việt Nam lại có một bước tiến mới trong thể loại với sự ra đời bản giao hưởng Khai Giác của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo (1940-2015). Với việc biên soạn và dàn dựng công phu, Khai Giác được trình bày trong lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak 2008, đã ít nhiều có được tiếng vang, ít ra là trong giới Phật giáo, về sự mới lạ trong ca từ, nhạc điệu và sắc thái triết học của nó. 
Image result for nguyen thien dao
Nguyen Thien Dao- Wikipedia
Nguyễn Thiên Đạo – Wikipedia tiếng Việt
 
Image result for đại lễ phật đản liên hợp quốc
Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạochỉ huy dàn nhạc với bản giao hưởng “Khai giác”
 Xem thêm:
- Về bản giao hưởng “Khai giác” mừng đại lễ Vesak
- Nguyễn Thiện Ðạo, người vinh danh nhạc Việt trên thế giới
- Nhạc sĩ thiên tài Nguyễn Thiện Đạo (1940-2015) - Thư Viện Hoa Sen
- Nguyễn Thiện Đạo, nhà soạn nhạc 'Dân tộc đích thực, nhân nhân loại tiên phong”
 
Như vậy, với sự có mặt hơn một ngàn năm của lễ nhạc và tám mươi năm của tân nhạc, âm nhạc Phật giáo Việt Nam đã có ảnh hưởng gì trong cộng đồng xã hội?

- Về lễ nhạc Phật giáo, theo giáo sư Trần Văn Khê thì nó mang giá trị nghệ thuật rất cao, có ảnh hưởng khá lớn vào âm nhạc truyền thống dân tộc. Nó ảnh hưởng đến âm nhạc cung đình thời trước và kịch nghệ trong thời buổi hiện đại; và mục đích của lễ nhạc Phật giáo là tạo nên sự trang nghiêm trong các khóa lễ, cảm hóa tín đồ, mang đến cho họ sự thanh thản an tịnh, thấu rõ hơn về bản chất cuộc sống. Điều này tất nhiên đúng. Tuy vậy, ngày hôm nay, những người thực hiện lễ nhạc và những người thưởng thức có hiểu được giá trị nghệ thuật và mục đích của lễ nhạc Phật giáo hay không? Có xem việc thực hiện lễ nhạc là để góp phần cho buổi lễ thêm trang nghiêm, thiêng liêng, cúng dường đức Phật và cảm hóa người nghe? Sự thực hiện nay, không ít người đã sử dụng lễ nhạc như là một phương kế mưu sinh hơn là phương tiện độ sinh. Rất nhiều người học lễ nhạc Phật giáo thật sự không phải để duy trì bộ môn này hay vì hiểu được giá trị của nó, mà chỉ với mục đích dùng nó cho việc cúng đám, ma chay, và biến nó thành một nghi thức rườm rà, huyền bí và trông khá mê tín.
         - Về tân nhạc Phật giáo, như đã nói ở trên, có những ảnh hưởng hạn chế vào đời sống xã hội. Trừ một vài bản nhạc ca ngợi tình mẹ mang âm hưỏng Phật giáo có ảnh hưởng ít nhiều vào đời sống âm nhạc nói chung, tân nhạc Phật giáo chỉ được phổ biến chủ yếu trong những ngày lễ Phật giáo nơi một không gian giới hạn là chùa chiền. Nếu xem âm nhạc là một phương tiện khác của việc truyền bá giáo pháp trong thời hiện đại, thì người sáng tác cần phải tìm hiểu rõ hơn về tâm lý cảm thụ âm nhạc, để có những sáng tác phù hợp hơn. Việc góp một dòng nhạc lành mạnh, khỏe khoắn, phổ cập sâu rộng vào quần chúng, mang tính giáo dục là điều mà Phật giáo cần nỗ lực đổi mới, sáng tạo hơn để có nhiều ảnh hưởng tích cực hơn đến với mọi người.
VIDEO

- Chương trình Ca nhạc Vesak 2008

- Chương trình Ca nhạcVesak 2014

- Chương trình Ca nhạc Vesak 2019

 

- TỨ ÂN CA VOL 1- NGHINH XUÂN PHẬT VỀ
- TỨ ÂN CA VOL 2 - VU LAN VỀ NGUỒN
- TỨ ÂN CA VOL 3 - ĐUỐC SEN THIÊNG
- TỨ ÂN CA VOL 4 - VESAK THIÊNG LIÊNG
 
- Tiếng chuông thức tỉnh- Uy Thi Ca
- Trở về Chân Như - Đêm nhạc Uy Thi Ca
- Vầng Trăng vẫn Đó- (trọn bộ) - Uy Thi Ca
- Giọt Nắng Lung Linh (trọn bộ) – CS Hiếu Ngọc - Uy Thi Ca
 
- Mẹ - Giác An
- Tình cha– Giác An
- Xuân an lạc - Giác An
- Bé thơ đi chùa - Giác An
- Đón ánh xuân về - Giác An
- Mừng Phật ra đời – Giác An
- Tiếng chuông khuya - Giác An  
 
- Giã Từ Huyễn Mộng -Giác An
-Quy kính Phật Đà - Giác An & Nhuận Hải
 
- Mừng Xuân Di Lặc- Cẩm Vân
- Hạnh nguyện ca– Hoàng Yến
- Dâng Hoa – Trúc Linh - Thùy Dương
- Kim cang mầu nhiệm – Chân Quang
- Mười Bài Thiền Ca - Phạm Duy – Thái Hiền
- Mười Bài Đạo Ca | Phạm Duy & Phạm Thiên Thư | Thái Thanh
 
- Thiền trà – Võ tá Hân - Bảo Yến
- Tiếng chuông mùa xuân- Bảo Yến
- Dâng hương– Võ Tá hân - Bảo Yến
- Phục nguyện– Võ Tá hân - Bảo Yến
 
- Chân Nguyên– Trực Tâm – Hà Thanh
- Trầm hương đốt– Bửu Bác - Hà Thanh
- Lạy Phật con đã trở về- Phạm Mạnh Cương - Hà Thanh(Sám hối)
 
- Dâng Hoa – Chân Quang - Bảo Phúc
- Cành Hoa Sen- Chân Quang - Hồng Hạnh

- Đêm thành đạo– Chân Quang - Thùy Dương

- Kim Cang mầu nhiệm– Chân Quang - Triệu Lộc
- ĐÊM THÀNH ĐẠO – Chân Quang - NSND QUỐC HƯNG
 
Trong thời đại mới, khi âm nhạc PG đang trở thành một nhu cầu mới của quần chúng đặc biệt là các Phật tử, các nhà soạn nhạc cần ý thức được sứ mạng cao cả của mình là cho ra đời những ca khúc PG mang tính luân lý, giáo dục, giúp cho người nghe thâm nhập diệu lý Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã, Từ Bi, để từ đó họ có thể thực hiện một nếp sống lành mạnh, hướng thượng, vị tha để rồi tự mình tận hưởng niềm hạnh phúc chân thật ngay trong đời sống hiện tại của mỗi người, tránh đưa người nghe đến chỗ bi lụy, tuyệt vọng, chán chường hay mất đi chí cầu tiến của mình.
Và để thâm nhập diệu lý Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã, Từ Bi … một cách có hiệu quả, người nghe không phải tin sâu, mà cần hiểu thấu các diệu lý này.
Xem thêm:
- Âm nhạc Phật Giáo
- Phật giáo và âm nhạc
- Tìm hiểu âm nhạc Phật giáo
- Vài nét về âm nhạc Phật giáo 
- Câu chuyện Văn học : Âm nhạc Phật giáo
- Âm nhạc Phật giáo qua hai cách Tán Tụng
- Âm Nhạc Trong Kinh Phật - THƯ VIỆN HOA SEN
- Tìm hiểu về Nghi lễ Phật giáo - Đạo Phật Khất Sĩ
- Vài nét về âm nhạc Phật giáo | Phật Pháp Vi Diệu
- Âm nhạc Phật giáo và Âm nhạc Dân tộc - Giáo Sư Trần Văn Khê 
 
VIDEO
- ÂM NHẠC PHẬT GIÁO
- ÂM NHẠC PHẬT GIÁO 3 MIỀN
- ÂM NHẠC PHẬT GIÁO NHẬP THẾ
- Âm nhạc Phật giáo trong đời sống
- Trình Diễn Âm Nhạc Phật Giáo - Lược Khoa Chẩn Tế - ( Huế )
- GS. Trần Văn Khê nói chuyện tại Thiền viện Vạn Hạnh (06/10/1998)
- Vu Lan 2011. Giao lưu với Giáo sư Trần Văn Khê- Thiền Tôn Phật Quang
 
- Lý Ngộ - Thanh Ngân
- Sám hối lục căn- Thanh Ngân
- Cảnh Khổ Vô Thường - Thanh Ngân
 
- Sinh Trụ Dị Diệt - Bích Phượng
- Một áng phù vân - Bích Phượng
- SÁM HỐI LỤC CĂN- TRỌNG PHÚC
- Chuyện Đời Nhân Quả - Ngô Hoàng Đạt
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
4. Nhĩ căn viên thông - Quán Thế Âm.
Nhĩ căn viên thônglà phần tính của âm thanh. Hành giả học hiểu và tu dưỡng theo đây là cách hành trì dẫn đến giác ngộ-giải thoát. Bồ-tát Quán Thế Âm được xem là vị Bồ-tát tiêu biểu, là biểu tượng cho sự thành tựu giác ngộ-giải thoát từ pháp tu Nhĩ căn viên thông.
Kết quả hình ảnh cho quan âm bồ tát
Avalokiteśvara - Wikipedia
 Quán Thế Âm – Wikipedia tiếng Việt
 Bồ-tát Quán Thế Âm(菩薩觀世音;  S: Avalokiteśvara Bodhisattva)
 
Viên thông 圓通: 
         Viên圓:  Có nghĩa là đầy đủ.
         Thông通:  Có nghĩa là xuyên suốt –không bị ngăn ngại.
         Theo đó, viên thông hàm nghĩa là thấu suốt hết lẽ thật một cách toàn vẹn. Nói cách khác, viên thông là hợp đúng với chân lý Duyên khởiđạo đức Duyên khởi. Và dụng của viên thông là viên dung vô ngại 圓融無礙(= Sự và Lý hòa đồng không chống trái nhau) vậy.
Nói chung, bất cứ pháp môn nào giúp cho nội tâm đạt tới sáng suốt, nghĩa là nội tâm quán triệt Duyên khởi, thì đều là phương pháp viên thông cả;nội tâm bấy giờ gọi là chân tâm. Khi nội tâm chưa quán triệt Duyên khởi, thì nội tâm luôn bám chấp vào phân biệt một cách cực đoan như hay-dở, tốt-xấu …, khiến dẫn đến phiền não; nội tâm bấy giờ gọi là vọng tâm..
Vì thế, Nhĩ căn viên thông không gì khác hơnlà thấy ra bản chất Duyên khởi của sự nghe, tức ‘Tướng và Tính’ hay ‘Sự và Lý’ của âm thanh là viên dung vô ngại. Hành giả nhận thức sự nghe chỉ là một hợp duyên đến rồi đi, sinh rồi diệt, tùy duyên mà biến hiện vô cùng tận. Ngược lại, khi nghe lời khen hay chê, tán dương hay chỉ trích … mà khởi lên vui, buồn, giận … thì đó là cái nghe bị nhiễm ô nơi chúng sinh.
Ở một khía cạnh bản chất Duyên khởi của sự nghe, thì âm thanh đã là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng, cũng như sự lan truyền của sóng âm thanh trong các loại môi trường (Xin xem lại Phần I, mục 1.1. Bản chất của âm thanh).
Trongkinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông, Bồ-tát Quán Thế Âm có dạy:  “Xoay cái nghe, nghe nơi tự tính; tính nghe trở thành đạo vô thượng; viên thông đúng là như thế”  [Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo, viên thông thật như thị - 反聞聞自性。性成無上道。圓通實如是].Ðây là cương lĩnh tu hành của Bồ-tát Quán Thế Âm. 
Phản văn 反聞” nơi đây không những chỉ cho sự nghe nơi căn tai, mà hàm chứa cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não) - tức thâu nhiếp cả sáu căn. Nghĩa là khi nhĩ căn đã viên thông, thì 5 căn còn lại cũng đồng một thấu hiểu Duyên khởi mà thành tựu viên thông.
Bấy giờ, Lục thức hình thành từ Lục căn + Lục trần, tự chuyển hóa thành Lục trí, là tuệ giác từ nơi 6 căn. Điều này thường được nói đến ở các tông của Phật giáo Bắc truyền.
Thức              =>    Trí (Duy Thức tông)           Trí (Tịnh Độ tông)
                1.  Ý thức            -       Diệu quan sát trí             -          Bất khả xưng trí
            2.  Ngũ thức                  -       Thành sở tác trí               -          Bất tư nghì trí
         Theo đó, Lục căn viên thông là nhằm nói đến sự thấu suốt của 6 căn do được chân lý Duyên khởi chiếu soi. Các bậc giác ngộ đạt tới Lục căn viên thông thì không rơi vào nhiễm ô tam độc Tham Sân Si, nên Vô úy (= không lo sợ) cho mọi vận hành nơi 6 căn này.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã dạy việc tu “Lục Căn Viên Thông” như sau:
"Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Dachạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Nãosuy tưởng đối với mọi sự vật, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Như vậy, một khi hành giả đã thành tựu Nhĩ căn viên thông, thì miễn nhiễm với mọi thứ âm thanh, bao gồm cả âm nhạc. Nói cách khác, Tướng và Tính của âm thanh hay Sự và Lý của mọi âm thanh đều viên dung vô ngại nơi hành giả.
Trongkinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có nói đến tính tương quan giữa Phật pháp và Thế gian pháp viên dung vô ngại như sau:
佛法在世间         Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉    Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提         Ly thế gian mịch bồ đề   
恰如求兔角        Kháp như cầu thố giác   
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
Đồng thời khi đã thành tựu Nhĩ căn viên thông hành giả cũng miễn nhiễm đối với mọi đối tượng của các căn khác. Đây chính là ý nghĩa tự tại và độ sinh của bậc giác ngộ ở giữa thế gian đầy loạn động này, là ý nghĩa của “Diệu Pháp Liên Hoa – Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Xem thêm:
- Nhĩ căn viên thông hay là pháp môn Quán Âm
- Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Giảng Giải
- Đoạn XXVII: Viên thông về Nhĩ căn - PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNH
 
VIDEO
- Nhĩ Căn Viên Thông – Thích Tuệ Hải
- Quan Thế Âm Bồ Tát - Nhĩ Căn Viên Thông - TT Thích Trí Siêu
- TÍN NGƯỠNG QUAN ÂM VÀ PHÉP TU NHĨ CĂN VIÊN THÔNG – TT Thích Nhật Từ
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông
 
-  4'33"- John Cage
- Dream (1948) - John Cage
- Music of Changes (1951) - John Cage
- John Cage about silence
- John Cage's 4'33'' explained: The music of silence
- JOURNEYS IN SOUND a JOHN CAGE - Documentary 2012
 
- Hiểu và ThươngI Quách Beem
- Lạy Phật Quan Âm | Phương Mỹ Chi
- Lạy Phật Quan Âm- Ca sĩ Thùy Trang
- Quán Thế Âm– Chân Quang – CS. Thu Trang
- Quan Thế Âm - Chân Quang – CS. Thùy Trang (Audio)
- Quan Thế Âm- Phạm Duy & Phạm Thiên Thư - Thái Thanh
 
Bài đọc thêm.
1.  Hiệu ứng Mozart.
Cognição, Linguagem e Música: Julho 2009
Wolfgang Amadeus Mozart - Wikipedi
 Wolfgang Amadeus Mozart – Wikipedia tiếng Việt
 
Cụm từ ‘Mozart effect’ được đặt ra từ năm 1991, tuy nhiên phải mất hai năm sau đó thì hiệu ứng này mới gây ra cơn sốt thực sự trên các phương tiện truyền thông và khiến rất nhiều người quan tâm cũng như tìm hiểu. Chúng ta cũng phải công nhận rằng nhà soạn nhạc Mozart là một thiên tài, âm nhạc của ông có chiều sâu. Chính vì thế mà có cơ sở để mọi người tin vào hiệu ứng Mozart, khi mà lắng nghe các bản nhạc của ông có giúp giúp trí não phát triển, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Thậm chí vào năm 1998, thống đốc bang Georgia tại Mỹ đã yêu cầu trích ngân sách nhà nước để mỗi em bé mới sinh có thể được nhận một đĩa CD nhạc Mozart. Không chỉ có tác dụng đối với con người, nhà tâm lý học Sergio Della Sala đã từng có một nghiên cứu tại trang trại mozzarella ở Ý, cho thấy rằng ngay cả gia súc khi được cho nghe nhạc Mozart cũng giúp tăng năng suất và sản lượng sữa. Chỉ cần dựa trên những tác dụng trên cũng có thể thấy hiệu ứng Mozart thực sự tuyệt vời như thế nào. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn lại nghiên cứu đầu tiên của hiệu ứng Mozart mà các nhà khoa học tại đại học California đã tiến hành vào năm 1991. Mặc dù cụm từ ‘hiệu ứng Mozart’ không phải do họ đặt ra, mà là do các tờ báo giật title.
Trong nghiên cứu đó, những người tham gia không phải trẻ em hay các bà mẹ đang mang thai, mà là 36 sinh viên của trường đại học. Họ được yêu cầu hoàn thành 3 lần các bài kiểm tra IQ. Trước bài thử nghiệm đầu tiên họ được cho 10 phút yên tĩnh, trước bài thứ hai họ được cho nghe 10 phút nhạc thư giãn và trước bài thứ 3 họ được cho nghe 10 phút của một bản sonata của Mozart.

Kết quả là trong lần thử nghiệm thứ 3, khi được nghe nhạc Mozart thì các sinh viên đã hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn hai lần trước đó. Bên cạnh đó, khả năng tưởng tượng hình ảnh của các sinh viên cũng tốt hơn một cách rõ rệt, khi hầu hết đều vượt qua thử thách sắp xếp hình khối cũng nằm trong bài kiểm tra IQ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất mà các nhà khoa học kết luận, đó là hiệu ứng này chỉ kéo dài được khoảng 15 phút.
Kết quả hình ảnh cho the mozart effect music
 
2.Một số đoản khúc âm nhạc cổ điển trị liệu.
       1) Theo tư liệu tổng hợp tiếng Nga.
Лечебная музыка. Визуальная релаксация
- Nhạc của Vivaldi 🌺 L'Estro Armonico - Cảm hứng hài hòa.
- Nhạc của Antonio Vivaldi 🎶 Tăng khả năng miễn dịch.
- Nhạc của Antonio Vivaldi 🎶 Cải thiện sức khỏe và tâm trạng!
- Nhạc của Ottorino Respighi 🌺 Phục hồi trạng thái cân bằng tinh thần.
- Nhạc của Brahms 🌺 Waltzes - Truyền cảm hứng, Bình tĩnh.
- Nhạc của Bach 🌺 Giảm căng thẳng, stress. Làm dịu.
- Nhạc của Vivaldi 🌺 L'Estro Armonico - Cảm hứng hài hòa.
- Nhạc của Mozart 🌺 Bảo vệ khỏi Virus.
- Nhạc của Frederic Chopin 🌺 Hình thành thế giới quan lạc quan.
- Nhạc của Camille Saint Saens 🌺 Giải phóng khỏi những ký ức khó chịu.
- Nhạc của Schubert 🎶 Phục hồi cân bằng nội tâm của bạn.
- Nhạc của Mozart 🎶 Giúp Khôi phục Năng lượng và Cân bằng Tâm lý.
- Nhạc của Bach 🎶 Cải thiện Tư duy Logic, Trí nhớ. Đánh thức các giác quan.
- Nhạc của Beethoven 🎶 Tăng âm, Nâng cao sức sống chung.
- Nhạc của Tomaso Albinoni 🎶 Làm tăng các thuộc tính bảo vệ của cơ thể.
- Nhạc của Mozart 🎶 Chữa lành và phục hồi cơ thể.
- Nhạc của Franz Liszt 🎶 Nạp đầy năng lượng, cải thiện tâm trạng.
- Nhạc của Frederic Chopin 🎶 Fills with Calm and Wellness.
- Nhạc của Tomaso Albinoni 🎶 Hài hòa và Phục hồi các Rung động của Cơ thể.
- Nhạc của Strauss 🎶 Truyền cảm hứng, tràn ngập hạnh phúc.
- Nhạc của Maurice Ravel 🎶 Giảm căng thẳng thần kinh, làm dịu.
- Nhạc của Handel 🎶 Invigorates and Fills with Solemn Joy.
- Nhạc của Beethoven 🎶 Tràn đầy lạc quan và tăng cường sức sống.
- Nhạc của Frederic Chopin 🎶 Hài hòa tất cả các luân xa. Làm hài hòa tinh thần
- Nhạc của Mozart 🎶 Cải thiện thính giác, trí nhớ. Phát triển khả năng sáng tạo.
- Nhạc của Mozart 🎶 Cải thiện trí nhớ. Mang lại sức mạnh sáng tạo dồi dào.
- Nhạc của Sebastian Bach 🎶 Thanh lọc môi trường sinh học của con người.
- Nhạc của Robert Schumann 🎶 Phục hồi và Thư giãn.
- Nhạc của Sebastian Bach 🎶 Hài hòa Tâm lý - Cảm xúc.
- Nhạc của Frederic Chopin 🎶 Loại bỏ âm tính. Cân bằng nhịp tim.
- Nhạc chữa bệnh của Franz Liszt 🎶 Giảm căng thẳng, phục hồi sức mạnh.
- Nhạc của Mozart 🎶 Kích thích tư duy và cải thiện trí nhớ.
- Nhạc của Mozart 🎶 Chữa lành hệ thống tiêu hóa.
- Nhạc của Beethoven 🎶 "Moonlight Sonata." Giúp chống trầm cảm.
- Nhạc của Mozart 🎶 Tăng khả năng tinh thần.
- Nhạc của Frederic Chopin 🎶 Nhạc thư giãn.
- Nhạc của Camille Saint Saens 🎶 Làm trẻ hóa và giảm căng thẳng.
- Nhạc của Edvard Grieg 🎶 Cải thiện giấc ngủ, làm dịu.
- Nhạc của Agustin Bardi tang điệu tango Argentina - có tác dụng tốt cho tim mạch.
- Nhạc của Antonio Vivaldi 🎶 Tăng khả năng miễn dịch.
- Nhạc của Frederic Chopin 🎶 For General Calm and Relaxation.
- Nhạc của Antonín Dvořák 🎶 Điều chỉnh về Tích cực.
- Nhạc của Antonio Vivaldi 🎶 Cải thiện sức khỏe và tâm trạng!
- Nhạc của Felix Mendelssohn 🎶 Làm giảm đau đầu.
- Nhạc của Mozart 🎶 Chữa lành các hệ thống cơ bản của cơ thể.
- Nhạc của Mozart 🎶 Phục hồi và Tăng cường miễn dịch.
- Nhạc. Huy động các khả năng tự nhiên của bộ não của chúng ta.
- Nhạc của Franz Liszt 🎶 "Dreams of Love". Tăng khả năng miễn dịch.
- Nhạc chữa bệnh. GIÚP ĐỠ với Nhức đầu. Giảm căng thẳng.
- Nhạc "Thiên nga" Camille Saint-Saens. Trẻ hóa cơ thể.
- Nhạc của Frederic Chopin. Hài hòa tất cả các luân xa!
- Nhạc của Astor Piazzolla "Tango". Tác dụng của Tái tạo và Trẻ hóa.
- Nhạc của Sebastian Bach. Làm sạch BIOPOL. Phục hồi các cơ quan bên trong.
- Nhạc của Handel. Giảm căng thẳng thần kinh!
- Nhạc của Frederic Chopin. GIẢM Cảm giác AN TOÀN và BẤT CHẤP.
- Nhạc của Frederic Chopin. Chữa lành bệnh MIGRAINS và MẮT!
- Nhạc của Mozart - Lacrimosa. Để có HIỆU QUẢ VỀ TÂM THẦN.
- Nhạc của Tchaikovsky - Waltz of the Flowers. Giảm kích ứng.
- Nhạc của Sebastian Bach. Tăng tốc phục hồi sau các bệnh về tim.
- Nhạc của Franz Schubert "Ave Maria" Cải thiện tình trạng của Cột sống.
 -Nhạc chữa bệnh của Yiruma "River Flows In You" khỏi các vấn đề tâm thần.
 
        2) Theo các tác giả âm nhạc cổ điển – 432 Hz.
- Classical music tuned to 432 hz
1-4:57 Parchelbel's - Canon D (Orquestra) - 432 Hz
2-8:14 Vivaldi 4 seasons (winter) 432 Hz
3-28:08 Mozart - Symphony No 40 G minor KV550 - 432 Hz
4-4:49 Vangelis - Conquest Of Paradise (432Hz)
5-10:01 Mozart, Violin Concerto No 5 in A, 2nd Movement (432 Hz)
6-4:31 Mozart - Piano Sonata in C,KV 545 =For Beginners=-Allegro @ 432 Hz
7-6:5 The Magic Flute Overture | Mozart (432Hz)
8-5:45 Moonlight Sonata A432Hz
9-4:12 Chopin - Nocturne C sharp minor (432Hz)
10-2:46 Für Elise - 432 Hz
11-5:24 Tchaikovsky - Swan lake finale (432 Hz)
12-4:52 Richard Wagner - The Ride of the Valkyries (432 Hz)
13-4:44 Bach Air3 432Hz
14-11:04 Franz Schubert - Rosamunde, D. 797 - Overture - Healing Music - 432 Hz
15-30:29 Loop of Beethoven's 7th Symphony mvt II (A=432Hz)
16-4:21 Liebestraum No. 3 in A-Flat Major (432 Hz)
17-9:48 J. Strauss - Blue Danube - Waltz - Healing Music - 432 Hz.
 18-4:01 Adiemus (432 Hz) "Adiemus" (My tribute to the American Indians)
19-45:35 Corona Borealis - Cantus Paganus - 432 Hz
20-29:44 Maria João Pires: Schubert 4 Impromptus, Op. 90 D 899 (432 Hz)
- The Best of Liszt - 432 Hz
- The Best of Vivaldi - 432Hz
- The Best of Straus - 432 Hz
- The Best of Mozart - 432 Hz
- The best of Handel - 432 Hz

- The Best of  Chopin - 432 Hz

- The Best of Schumann - 432 Hz

***

- Classical 528Hz

- 528 Hz Classical Healing

- Romantic Classical Piano Music (528hz)

- 77 Minutes of Classical Piano in (528hz)

- 55 Minutes of Classical Music for Sleep (528hz)

- 79 Minutes of Thunderous Classical Music (528hz)

- 73 Minutes of Beautiful Baroque Classical Music (528hz)

- Best of Vivaldi (528hz)

            - 75 Minutes of Mozart (528hz)

            - Beethoven Symphony No 9 (528hz)
- 67 Minutes of Vivaldi (The four Seasons) 528hz
***
            - 639 Hz Healing Melodies Sonata 13
 
Create a Logo Free - Lotus Flower Logo Templates | Logotipo de ...
 
3. Vài nét về Thánh ca.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/70/Arvid_Liljelund_-_Man_Singing_Hymn_-_A_I_187_-_Finnish_National_Gallery.jpg/563px-Arvid_Liljelund_-_Man_Singing_Hymn_-_A_I_187_-_Finnish_National_Gallery.jpg
Hymn - Wikipedia
Thánh ca – Wikipedia tiếng Việt
 [Người đàn ông hát Thánh ca (1884) – Họa sĩ Arvid Liljelund, Phần Lan]

Thánh cahay Nhạc Thánh ca là một thể loại ca khúc tôn giáo được sáng tác cho mục đích tôn vinh, chúc tụng (do đó còn gọi là tán ca hay tụng ca) hay nguyện cầu hướng về một thần linh, có mục đích làm rung động long người. Thuật từ hymn trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “ὕμνος “ nghĩa là “bài ca chúc tụng”.
Trong số những bài Thánh ca cổ có:
- Thánh caGreat Hymn to the Aten của pharaoh Akhenaten, Ai Cập (Great Hymn to the Aten - Wikipedia)
- Thánh ca  Vedas theo truyền thống Ấn giáo.
- Thánh ca Homer là Thánh ca khởi đầu của truyền thống phương Tây với tuyển tập các bài Thánh ca Hy Lạp cổ xưa nhất được viết từ thế kỷ thứ 7 TCN, chúc tụng các thần linh trong Thần thoại Hy Lạp.
- Thánh ca trong Hồi Giáo dùng để ca tụng một vị Thánh nào đó và cũng là biểu tượng của Thánh đạo.
- Thánh ca trong Kitô giáo, khởi nguồn cảm hứng từ Thánh Vịnh (Thi thiên) của Vua David, được dùng để chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa có đặc điểm sau:
+Thánh ca Kitô giáo thường được viết theo những chủ đề đặc biệt như Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh hoặc Lễ Các Thánh. Những bài Thánh ca khác được sáng tác để chuyển tải các thông điệp của Kinh Thánh hoặc theo ý nghĩa của các Thánh lễ như Tiệc Thánh (Bí tích Thánh Thể) hoặc Thanh Tẩy. Trong Công giáo Rôma, Chính Thống giáo, và nhóm Công giáo Anh thuộc Anh giáo có một số Thánh ca dành cho các Thánh, nhất là đức mẹ Maria.

Ca đoàn Cecilia Vinh Hương, Ban Mê Thuột
+Thánh ca Kitô giáo được hát bởi giáo đoàn hoặc ca đoàn, thường có phần nhạc đệm. Thời xưa, các nhạc cụ phổ biến là đàn harp, đàn lyre và đàn lute được dùng để hỗ trợ khi hát. Ngày nay các loại nhạc cụ này được thế chỗ bởi đàn dương cầm (piano) hoặc phong cầm (organ), ngay cả là các dàn nhạc giao hưởng.
Image result for Ca đoàn Kitô giáo và nhạc cụ
Ban nhạc rock của các nữ tu Siervas trình diễn tại Panama - Vatican
 Băng nhạc rock các linh mục trình diễn tại Panama - Vatican
Tại nhiều giáo đoàn thuộc Phong trào Tin Lành và Phong trào Ngũ tuần, có cả guitar điện và trống, trong khi một số giáo hội khác như Church of Christ vẫn còn cấm sử dụng các loại nhạc cụ, chỉ được phép hát Thánh ca theo cách “A cappella” (= Without instrumental accompaniment // In the style of church or chapel music) trong lễ thờ phượng.
Xem thêm:
- Đôi nét về thánh nhạc — Tiếng Việt
- Thánh Nhạc Là Gì? - Simon Hoa Dalat
- Giới thiệu Tiểu sử Thánh ca - Thánh Ca Tin Lành
- Thánh ca trong đời sống người Công giáo - Xã hội
 
VIDEO
- Hymns and Worship
- Classic Hymns for Worship
- Mix - Thánh Ca Trong Thánh Lễ
- THÁNH CA PHỤNG VỤ
 
4. Thế nào là âm nhạc Reiki?

Reiki - Wikipedia
        
Reiki là một phương pháp trị liệu được phát triển tại Nhật bản thế kỉ thứ 19 bởi bậc Thầy Mikao Usui, nhằm mục đích làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi, giúp cơ thể thư giãn và được trị liệu theo một cách hoàn toàn tự nhiên. Reiki thường được biết như là một “nghệ thuật đặt tay trị bệnh”. Từ Reiki trong tiếng nhật được dịch ra thành Năng lượng ánh sáng hay năng lượng của Tuệ giác. Vì thế cơ sở lý luận của liệu pháp này dựa trên nguồn năng lượng được gọi là “năng lượng sống”, “năng lượng vũ trụ” hay “năng lượng sinh học” (bioenergy) lưu chuyển vô hình trong vũ trụ và chạy dọc khắp nơi trong cơ thể chúng ta, và cũng chính nhờ năng lượng này con người mới có thể tồn tại được trong thế giới tự nhiên vô cùng rộng lớn. 

Trong trường hợp một người nào đó có mức năng lượng sống ở mức thấp thì họ sẽ dễ bị ốm hoặc cảm thấy khó chịu trong người, ngược lại nếu những ai có năng lượng sống cao, sẽ luôn cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh và hạnh phúc. Reiki trị liệu là phương pháp điều trị bệnh bằng năng lượng mang lại hiệu quả cao mà đơn giản được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí ngay ở một số bệnh viện trên thế giới như Mỹ, Pháp, Úc,…
        
Trong khi được chữa trị bằng Reiki, bạn sẽ cảm thấy có một luồng năng lượng êm dịu lan truyền, bao bọc khắp xung quanh cơ thể mình. Trị liệu bằng Reiki là quá trình trị liệu tổng thể từ cơ thể vật lý cho đến cơ thể cảm xúc và tâm hồn. Những lợi ích của việc trị liệu này bao gồm sự thư giãn, dễ chịu cảm giác bình yên, an toàn và sảng khoái. Những kết quả trị liệu độc đáo này này đã được rất nhiều người ở khắp nơi trên thế giới người ghi nhận. Reiki thực sự là phương pháp trị liệu rất đơn giản, an toàn và bất kì ai cũng có thể dùng nó để tự chữa trị cho mình hoặc người khác. Phương pháp này luôn luôn phát huy hiệu quả, với tất cả các chứng bệnh khác nhau khiến đôi khi bạn cảm thấy đây là  “trò huyền ảo”.

Ngoài ra, bạn có thể lồng ghép, phối hợp phương pháp này với tất cả các phương pháp trị liệu của đông y, tây y, y học dân gian... sẽ giúp tăng khả năng trị liệu của các phương pháp đó cũng như làm giảm đi tác dụng phụ nếu có. Reiki là một kĩ thuật dễ học đến bất ngờ, năng lượng Reiki không tác động vào những giác quan thông thường của con người, nó được lưu chuyển liên tục giữa những học sinh đang có mặt học trong lớp. Khả năng này đạt được là do người Thầy dạy Reiki phát ra năng lượng để các học viên trong lớp có thể tiếp nhận nó một cách không giới hạn. Năng lượng quý giá này, dành để hỗ trợ cơ thể phục hồi và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Reiki là phương pháp trị liệu không bị phụ thuộc vào khả năng học tập, trí tuệ hay bị giới hạn bởi trình độ phát triển về tâm linh của mỗi cá nhân, bất kì người nào cũng dùng được và họ chắc chắn hưởng được nhiều lợi ích nếu dùng đúng cách. Mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể học Reiki.
        
Thêm một điểm quan trọng nữa là Reiki không phải là một tôn giáo, nó thuộc về tự nhiên. Reiki không phải là một giáo lý hay luận thuyết nào cả, cho nên chúng ta không cần phải thiết lập một niềm tin đặc biệt nào khi học Reiki, bởi nó luôn có, luôn tồn tại dù chúng ta có tin hay không.

Thực hành trị liệu Reiki
Thực hành Reiki là phương pháp trị liệu năng lượng bằng cách đặt tay. Tuy nhiên, âm nhạc vốn là một hình thái năng lượng, nên về sau phương pháp này dùng loại âm nhạc nhẹ để thư giãn, ứng dụng làm phương tiện hỗ trợ trong việc trị liệu, và gọi đó là âm nhạc Reiki. Tất nhiên âm nhạc Reiki rất cần dựa vào cơ sở khoa học của hệ âm nhạc tần số Solfeggio và hệ âm nhạc tần số hòa nhạc (concert pitch), cụ thể tần số thường thấy là 432Hz và 528Hz.
Mikao Usui, người sáng lập ra hệ thống trị liệu tự nhiên Reiki đã nói rằng: những ai thực sự thực làm được những việc phúc đức giản đơn, để đem đến sự bình yên và an lạc đến cho người khác thì họ đã gần tiếp cận được với Đạo.

Xem thêm:
- What is Reiki music? - Quora
- Reiki Healing Music on Spotify
- What Is Reiki Healing Music? - Mini Reiki Clinic
- Reiki Music: How to use it and its Spiritual, Emotional and ...
 
VIDEO
- 432Hz | Reiki Musicfor Self Healing - Cleanse Of Negativity & Spiritual Meditation
- 432Hz | Reiki Music For Healing At All Levels| Emotional, Physical, Mental Healing
- 528Hz - Whole Body Regeneration- Full Body Healing | Emotional & Physical Healing
- 528Hz|Reiki Music for Self Healing ➤Negativity Cleanse | Angelic Meditation & Spiritual Harmony
- 528Hz|Reiki Musicfor Self Healing ➤Cleanse Negativity - Spiritual Meditation for Angelic Harmony
 

 
***


Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
 
 

Huy Thai gởi