Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

ẢO VỌNG VÀ THẢM KỊCH


Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, một viện trưởng của Đạ Học Cần  Thơ, người Miền Nam, nên ông đã CÓ ẢO VỌNG về bọn lưu manh Bắc Cộng, nên đã bị chúng nó làm hại.
 
Tôi chỉ nghe tiếng giáo sư Nguyễn Duy Xuân, và giáo sư Phạm Hoàng Hộ là hai viện trưởng danh tiếng của Viện đại Học Cần Thơ. Tôi chưa bao giờ được gắp giáo sư Nguyễn Duy Xuân.
 
Tuy vậy, tôi có một thời gian ngắn được gặp gỡ giáo sư Phạm Hoàng Hộ, khi ông làm việc cho Quỷ Ban Khoa Học thành Hồ.
 
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng như giáo sư Nguyễn Duy Xuân, đã nghe lời "chúng nó",  nên đã không di tản sang Mỹ, và quyết định ở lại giúp nước. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã bỏ mạng dưới sự trả thù hèn hạ của Cộng phỉ.
 
Giáo sư Phạm Hoang Hộ, thì trong một dịp may mắn, được chính phủ Pháp mời sang Pháp năm 1984. Giáo sư ra đi, và một đi không trở về.
 
 
Có một hôm, tôi được gọi lện Quỷ Ban Khoa Học, và được yêu cầu, nhân danh là học trò của ông, viết thư sang Pháp, xin giáo sư trở về nước. Tôi dã từ chối ngay, với lý do chinh đáng là tôi không phải là học trò của giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Nhưng giả như tôi đã viết thư cho giáo sư, thì có lẽ tôi sẽ viết răng: " Thưa giáo sư, chớ bao giờ bị lầm về miệng lưỡi bọn cộng sản một lần nữa. Xin đừng bao giờ đem tài năng phục vụ cho một lũ gian manh xảo quyệt và vô nhân tính " !
 
Tuy Giáo sư Phạm Hoàng Hộ vẫn còn chức danh là Hiệu phó [phó Khoa trưởng] Đại học Khoa học, nhưng chính quyền mới chỉ sử dụng trí thức cũ như ông chủ yếu là “làm kiểng”, không có vai trò tương xứng trong giáo dục. Vì không là đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì Đảng bộ họp riêng và quyết định, có việc ông không bao giờ được biết. Năm 1977 sau trải nghiệm những ngày học chính trị, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức Miền Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh; từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”. [Huy Đức, Bên Thắng Cuộc]
 
Rồi phải chứng kiến một thiểu số trí thức cũ xu thời, mau chóng hợp tác toàn diện với chế độ mới, bất chấp sự liêm khiết, sẵn sàng cống hiến những công trình mệnh danh khoa học theo phong trào để mừng các ngày lễ hội 3-2 hay 19-5 như các bài báo chứng minh “ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò” hoặc là “ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo”… những công trình “giả khoa học / pseudo-science ” ấy đã mau chóng trở thành giai thoại đầy mỉa mai được lan truyền trong các trại tù Cải tạo, nơi mà đám tù nhân Miền Nam đang bị thiếu ăn suy dinh dưỡng với thực phẩm cung cấp chủ yếu là gạo hẩm “đại mễ” của Trung Quốc cùng với với bo bo và khoai mì / ngoài bắc gọi là sắn.
 
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, cũng như số trí thức cũ khảng khái của Miền Nam còn ở lại, thấy không thể tiếp tục sống trong một xã hội giả dối và suy đồi đến như thế, việc ông đi tới quyết định phải chấm dứt những năm “ảo vọng” và lãng phí ấy, là điều không thể tránh. Và rồi dịp ấy đã tới, năm 1984 khi được chính phủ Pháp mời sang làm giáo sư thỉnh giảng, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã quyết định chọn cuộc sống lưu vong và ở lại Pháp.
 
 
Từ Ảo Vọng Tới Thảm Kịch. Chỉ mấy ngày trước biến cố 30/04/1975, cũng như GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân một trí thức yêu nước dấn thân, ông từ chối bước lên chuyến bay của Tòa Đại Sứ để di tản sang Mỹ, với quyết định ở lại phục vụ. Nhưng sau 1975, GS Nguyễn Duy Xuân vẫn bị bắt đi tù cải tạo, bị đưa ra Bắc, giam trong trại tù khắc nghiệt Ba Sao Hà-Nam-Ninh, hầu như không có ngày về.
 
Năm 1983, Võ Tòng Xuân, trong một lần ra Hà Nội dự hội nghị, anh đã vượt mọi khó khăn tìm cách vô được trại tù Ba Sao để thăm vị Viện trưởng của mình. GS Nguyễn Duy Xuân rất vui mừng khi gặp lại VTX, và cho dù đang trong nghịch cảnh tù đày, ông vẫn quan tâm hỏi han tới hiện trạng của Đại học Cần Thơ, nơi mà ông và GS Phạm Hoàng Hộ đã dày công xây dựng.
 
Đó cũng là lần duy nhất và cuối cùng VTX được gặp vị Thầy của mình. GS Nguyễn Duy Xuân tiếp tục bị đày ải thêm 3 năm nữa tổng cộng 11 năm, và đã chết trong trại tù Hà- Nam-Ninh ngày 10 tháng 11 năm 1986 trong đói khát và bệnh tật không thuốc men. Xác của ông được vùi nông trên một triền núi phía sau trại tù Ba Sao.
 
Phải mãi đến 30 năm sau, tháng 4 năm 2015, di cốt của GS Nguyễn Duy Xuân, mới được người con gái là Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ Pháp về bốc mộ cha, đưa từ nghĩa địa trại tù Ba Sao về Chùa Thiên Hưng, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Trong buổi lễ cầu siêu, ngoài thành viên của gia đình cố Viện trưởng GS Nguyễn Duy Xuân, còn có một số cựu giảng huấn và các cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học Cần Thơ trước 1975 như GS Võ Tòng Xuân, đến tham dự buổi lễ trong nỗi thương tiếc và ngậm ngùi.
 
 Hình 7a: Trại tù Hà-Nam-Ninh, miền Bắc Việt Nam, nơi triền núi phía sau trại tù là nghĩa địa chôn vùi xác rất nhiều tù nhân cải tạo có gốc từ Miền Nam sau 1975. Thân xác Giáo sư Nguyễn Duy Xuân được vùi nông và bị lãng quên trong suốt 30 năm trong nghĩa địa trại tù Ba Sao này. [tư liệu Võ Tòng Xuân]
 
 Hình 7b: Mãi 30 năm sau, tháng 4/2015, con gái của GS Viện Trưởng Nguyễn Duy Xuân là bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ Pháp về bốc mộ cha từ nghĩa địa trại tù Ba Sao đưa về Chùa Thiên Hưng, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Hình chụp trong buổi lễ cầu siêu tại Chùa; từ trái, GS Võ Tòng Xuân, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, ôm bình tro cốt của cha, và hai thân hữu [tư liệu Võ Tòng Xuân]
 
Với người viết, cái chết của GS Nguyễn Duy Xuân mang tầm vóc lịch sử của một tấn thảm kịch, bắt nguồn từ ảo vọng của những trí thức Miền Nam, với tài năng và giàu lòng yêu nước, đã tình nguyện chọn ở lại góp tay xây dựng đất nước, để rồi họ trở thành nạn nhân của một chính sách trả thù, giam hãm đày đọa độc ác và vô ích của những người Cộng sản bên thắng cuộc. Không có chính sách độc ác vô ích ấy, đất nước sẽ phát triển và còn tiến xa tới đâu. Đây là vết thương của một giai đoạn lịch sử, một bài học đắt giá cho các thế hệ Việt Nam tương lai.


________________


Đặng Hữu Phát gởi