Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Ba-la-mật 波羅蜜
Pāramī – Pāramitā Perfection
(2024)

***

Nội dung

Phần I
Ba-la-mật

1. Tổng quan về Ba-la-mật.
Ba-la-mật= Ba-la-mật-đa波羅蜜多(P: pāramī;  S: pāramitā;  E: perfection)   

2. Thập Ba-la-mật(trong Phật giáo Nam truyền):
Thập Ba-la-mật 十波羅蜜= Thập độ度(P: Dasa Pāramī;  S: Dasa Pāramitā)
1.Bố thí Ba-la-mật(布施波羅蜜;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā)
2. Trì giới Ba-la-mật (持戒波羅蜜;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā)
3.Xuất gia Ba-la-mật(出家波羅蜜;  P: Nekkhamma-pāramī;  S: Niṣkramaṇa-pāramitā)
4.Bát-nhãBa-la-mật(智慧波羅蜜; P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā)
5.Tinh tấn Ba-la-mật(精進波羅蜜;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā)
6.Nhẫn Ba-la-mật(忍奈波羅蜜;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā)
7.Chân thậtBa-la-mật(真實波羅蜜;  P: Sacca-pāramī;  S: Satya-pāramitā)
8.Quyết tâm Ba-la-mật(決定波羅蜜;  P: Adhiṭṭhāna-pāramī;  S: Adhiṣṭhāna-pāramitā)
9. Từ Ba-la-mật(慈波羅蜜;  P: Mettā-pāramī;  S: Maitrī-pāramitā)
10. Xả ly Ba-la-mật(捨离波羅蜜; P: Upekkhā-pāramī; S: Upekṣā-pāramitā)

3. Lục Ba-la-mật(trong Phật giáo Bắc truyền):
          Lục Ba-la-mật 六波羅蜜= Lục độ 六度(P: Cha-pāramī;  S: Ṣaṭ-pāramitā)
          1.Bố thí Ba-la-mật  (như ở Phật giáo Nam truyền)
          2. Trì giới Ba-la-mật
          3. Nhẫn Ba-la-mật
          4. Tinh tấn Ba-la-mật
          5. Thiền định Ba-la-mật (禪定波羅蜜;  P: Bhāvanā-pāramī; S: Bhāvanā-pāramitā)
          6. Bát-nhã Ba-la-mật

4. Thập Ba-la-mật(trong Pháp Tướng tông)
          Thập Ba-la-mật 十波羅蜜= Thập độ度(P: Dasa Pāramī;  S: Dasa Pāramitā)
          1.Bố thí Ba-la-mật  (như ở Phật giáo Bắc truyền)
          2. Trì giới Ba-la-mật
          3. Nhẫn Ba-la-mật
          4. Tinh tấn Ba-la-mật
          5. Thiền định Ba-la-mật
          6. Bát-nhã Ba-la-mật
          7. Phương tiện Ba-la-mật (方便波羅蜜;  P: Upāya-pāramī;  S: Upāya-pāramitā)
          8. Nguyện Ba-la-mật  (願波羅蜜;  P: Paṇidhāna-pāramī;  S: Praṇidhāna-pāramitā)
          9. Lực Ba-la-mật (力波羅蜜;  P: Bala-pāramī;  S: Bala-pāramitā)
          10. Tri thức Ba-la-mật (智波羅蜜;  P: Ñāna-pāramī;  S: Jñāna-pāramitā)

Phần II

Bố thí - Bố thí Ba-la-mật

1. Tổng quan về bố thí.
1) Bố thí  (布施;  P;S,: dāna;  E: generosity//alms-giving),
          2) Các hình thức bố thí.
                    - Cúng dường    - Báo hiếu    - Từ thiện   - Phóng sanh
2. Bố thí tùy theo sự vật thí.
          1) Bố thí vật chất.
                        1. Ngoại thí  (外施;  P;S: Bāhyadāna;  E: Outer gifts)
                    2. Nội thí  (內施;  P;S: Ādhyātmikadāna;  E: Inner gifts)
          2) Bố thí tinh thần.
                        1. Pháp thí (法施;  P: Dhammadāna;  S: Dharmadāna;  E: Offering the ...)
                    2. Vô úy thí (無畏施;  P;S: Abhayadāna;  E: Gift of fearlessness)
          3) So sánh Bố thí vật chất và Bố thí tinh thần (Tài thí và Pháp thí).
3. Bố thí tùy theo tâm người thí.
          1) Bố thí không trong sạch (P: Asuddha-dāna;  S: Ashuddha-dāna)
          2) Bố thí trong sạch (P: Suddha-dāna;  S: Shuddha-dāna)
          3) Bố thí Ba-la-mật (P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā)
Phần III
Nhẫn – Nhẫn Ba-la-mật
1. Tổng quan về Nhẫn.
            1) Ý nghĩa chung về Nhẫn.
            2) Ý nghĩa tích cực của Nhẫn.
                        1. Nhẫn nại 忍耐     2. Nhẫn nhịn 忍𢚴     3. Nhẫn nhục 忍辱
3) Ý nghĩa tiêu cực của Nhẫn.
4) Ý nghĩa của Nhẫn trong Phật giáo.
            Nhẫn [忍;  P: khanti;  S: kṣānti;  E: patience, forbearance // forgiveness)
2. Nhẫn tùy theo nghịch cảnh.
          1) Sinh Nhẫn (生忍;  E: patience of the masses)
          2) Pháp Nhẫn(法忍;  E: ability to bear patiently external hardships)
3. Nhẫn tùy theo hành động tạo tác.
            1) Thân nhẫn(身忍;  E: The patience or forbearance of the body)
            2) Khẩu nhẫn (口忍;  E: The patience or forbearance of the mouth)
          3) Ý nhẫn(意忍;  E: The patience or forbearance of the mind)
4. Nhẫn tùy theo quả vị tu tập.
          1) Phục nhẫn (伏忍;  E: Self-control or conquering tolerance)
          2) Tín nhẫn(信忍;  E: Belief-patience, Belief-endurance)
          3) Thuận nhẫn(順忍;  E: Natural tolerance)
          4) Vô sinh nhẫn (無生忍;  E: No-thought tolerance)
          5) Tịch diệt nhẫn(寂滅忍;  E: Nirvana tolerance)
5. Nhẫn Ba-la-mật.

Phần IV

Niệm Phật – Niệm Phật Ba-la-mật

1. Tổng quan về Niệm Phật.
          Niệm Phật (念佛;  P: Buddhānussati;  S: Buddhānusmṛti;  E: Buddha-mindfulness)
Thâp tùy niệm (十隨念;  P: Anussati;  S: Anusmriti;  E: The ten recollections)

2. Niệm Phật Tam-muội – Niệm Phật Ba-la-mật.
          1)Niệm Phật Tam-muội.
          2)Niệm Phật Ba-la-mật

Bài đọc thêm
Vô sanh (= Vô sinh 無生;  S: Anutpatti or Anutpanna;  E: Unborn).
1) Vô sanh là“không tự sanh – không tự diệt”.
2) Vô sanh là“không ai sanh – không ai diệt” (luận theo vượt lên Tứ cú phân biệt).
NBS:  Minh Tâm (10/2024)
 
Phần I

Ba-la-mật

1. Tổng quan về Ba-la-mật.

Pāramitā - Wikipedia
Ba-la-mật-đa –Wikipedia tiếng Việt
 Ba-la-mật =Ba-la-mật-đa波羅蜜多(P: pāramī;  S: pāramitā;  E: perfection) được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸: đạt đến bờ bên kia), Độ (度), Cứu cánh (究竟: thực tại tối hậu).

Ba-la-mật đặc trưng chohành động của bậc giác ngộ vượt lênnhịnguyên đối đãi, vượt thoát các dính mắc, các phiền não gây ra bởi Tham-Sân-Si, nghĩa là mọi hành động của bậc giác ngộ đều hợp với chânlý Duyên khởi, đồng nghĩa là mọi hành động này đều xuất phát từ một nội tâm Vô ngã, được gọi là Duy tác(惟作;  P: Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).
 
Ba-la-mậtgắn liền với chân lý Duyên khởi bằng sự trực nhận các hiện tượng sự vật trong vũ trụ vốn là sự vận hành liên tục vô thủy vô chung của các Duyên. Chân lý Duyên khởi là vũ trụ quan của đạo Phật. Chân lý Duyên khởi gồm 2 nội hàm chân đế là Vô ngã và Vô thường.
          - Vô ngã(không thực thể), với ý nghĩa rằng mọi sự vậtlà một hợp Duyên (yếu tố mang tính điều kiện). Theo đó, mọi sự vật không có tự tính (tự ngã tính, tự hữu, tự có). Vô ngã mang tính không gian.
          - Vô thường(không mãi tồn tại), với ý nghĩa rằng ở mọi sự vật, các Duyên (nội Duyên và ngoại Duyên) luôn liên tục tương tác thay đổi trong từng sát-na. Theo đó, mọi sự vật sẽ không mãi tồn tại (hằng hữu), nghĩa là không mất đi mà luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Vô thường mang tính thời gian.

          2. Đạo đức Duyên khởi :  Là nhân sinh qua của đạo Phật. Đây là hệ luận mang tính tục đế, được áp dụng từ nhận thức Chân lý Duyên khởi, làm chuẩn mực cho việc xử thế.  Nguyên tắc đạo đức này vượt mọi không gian và thời gian, được mô tả như sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”

Các hệ phái Phật giáo mà đại diện là các Tổ, đã dựa trên bản chú giải kinh Cariyāpiṭaka (kinh Pali này thuộc Tiểu Bộ Kinh) mà chế tác ra các hạnh Ba-la-mật là những hành động tiêu biểu trong tu tập giác ngộ (tương tự như trường hợp của Tam Pháp Ấn cũng do các Tổ đề xuất ra), và khi hành giả thuần thục các hạnh Ba-la-mật, thì đồng với mọi hành động trong cuộc sống của hành giả đều dễ dàng được Ba-la-mật hóa, đạt tới cảnh giới giải thoát. Do đó, hành giả không phải quá quan tâm đến số lượng 6 hay 10 hạnh Ba-la-mật.

Có 10 tiêu biểu trong Phật giáo Nam truyền gọi là Thập Ba-la-mật, và 6 tiêu biểu hay 10 tiêu biểu trong Phật giáo Bắc truyền gọi là Lục Ba-la-mật và Thập Ba-la-mật, như dưới đây.

2. Thập Ba-la-mật(trong Phật giáo Nam truyền):
Thập Ba-la-mật 十波羅蜜= Thập độ度  (P: Dasa Pāramī;  S: Dasa Pāramitā ;  E: The ten perfections):  Đây là mười pháp Ba-la-mật, là 10 đại hạnh Bồ Tát  được hành giả tu tập rốt ráo để đạt đến quả vị Phật.  Mười đại hạnh này là 10 hạnh tu tập thân và tâm với một nội tâmVô ngã, tức hành  giả tu tập sống theo đạo đức Duyên khởi  (ngoại cảnh) và chân lý Duyên khởi (nội tâm).

1.Bố thí Ba-la-mật(布施波羅蜜;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: The perfection of generosity): 
Bố thí (布施;  P;S: Dāna;  E: The generosity, giving) là đức tính tạo hai nghiệp thiện là tiêu trừ những tư tưởng ích kỷ, xấu xa và phát triển những tư tưởng vị tha, trong sạch. Bố thí là một phước lành cho cả người tặng, lẫn người thọ lãnh.
Bố thí Ba-la-mật là rộng lượng hiến tặngcho mọi đối tượng hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

2.Trì giới Ba-la-mật(持戒波羅蜜;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: The perfection of morality): 
Trì giới (持戒;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: The morality) là đức tính về bổn phận những điều phải làm (P: cāritta) và những điều nên tránh (P: vāritta). Như đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ, với kẻ ăn người ở trong nhà v.v…
Trì giới Ba-la-mật là hành xử đạo đức trong cuộc sống trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

3.Xuất gia Ba-la-mật(出家波羅蜜;  P: Nekkhamma-pāramī;  S: Niṣkramaṇa-pāramitā;  E: The perfection of renunciation): 
Xuất gia (出家;  P: Nekkhamma;  S: Niṣkramaṇa;  E: The renunciation) là đức tính về từ khước những lạc thú trần gian để chọn lấy cuộc sống của hàng tu sĩ.
Xuất gia Ba-la-mật là xuất gia với hạnh nguyện sống cao cả trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

4.Trí tuệBa-la-mật =Bát-nhã Ba-la-mật(智慧波羅蜜;P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: The perfection of wisdom): 
Trí tuệ (智慧;P: Paññā;  S: Prajñā;  E: The wisdom) là đức tính về hiểu biết thế tục, gồm các kiến thức trong phạm vi luận lý của thế gian.
Trí tuệ Ba-la-mật là thấy biết mọi sự vật đúng trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Nói cách khác, trí tuệ Ba-la-mật xuất hiện đồng thời khi hành giả quán chiếu (soi sáng) về sự vận hành các Duyên.
Trí tuệ Ba-la-mật vì thế được xem là tâm trong sạch tham-sân-si, là Tánh biết (P: Pakati-jānana), là Tâm chói sáng (P: Pabhassara citta) an nhiên tịch tịnh, với bản chất rỗng lặng trong sáng và hoàn toàn tự nhiên. Trí tuệ Ba-la-mật được xem là đồng nghĩa với Phật tri kiến (佛知見;  P: Buddha-ñāna-dassana;  S: Buddha-jñāna-darśana;  E: Buddha-insight).
Trí tuệ và Trí tuệ Ba-la-mật đều có dưới ba dạng sau:
1. Văn tuệ (聞慧;  P: Sutamaya paññā):  Là trí tuệ phát sinh bằng cách nghe lời giảng dạy của người khác, bằng sách vở, bằng băng đĩa ... Theo đó ta có:

Văn tuệ Ba-la-mật =Văn tự Bát-nhã(Ba-la-mật).
2. Tư tuệ (思慧;  P: Cintāmaya paññā):  Là trí tuệ phát sinh do sự suy luận. Những kiến thức khoa học có tánh cách thực dụng của người là sản phẩm của lối hiểu biết nầy. Theo đó ta có:

Tư tuệ Ba-la-mật =Quán chiếu Bát-nhã(Ba-la-mật).
3. Tu tuệ (修慧; P: Bhāvanāmaya paññā):  Là trí tuệ phát sinh do thực hành trên thực tế. Theo đó ta có:

Tu tuệ Ba-la-mật =Thực tướng Bát-nhã(Ba-la-mật).
5.Tinh tấn Ba-la-mật(精進波羅蜜;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: The perfection of energy, of effort): 
Tinh tấn (精進;  P: Viriya;  S: Vīrya;  E: The energy, effort) là đức tính không buông lung phóng dật (để tâm lang thang bị ngoại cảnh lôi cuốn), mà chuyên cần hoạt động bằng cả thân lẫn tâm nhằm tạo hoàn cảnh an lành
Tinh tấn Ba-la-mật là chuyên cần thực hành sống trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

6.Nhẫn Ba-la-mật(忍奈波羅蜜;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: The perfection of forbearance): 
Nhẫn (忍;  P: Khanti;  S: Kṣānti;  E: The forbearance) là đức tính chịu đựng những phiền não hay gánh chịu những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình.
Nhẫn Ba-la-mật là chấp nhận, chịu đựng nghịch cảnh trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

7.Chân thậtBa-la-mật(真實波羅蜜;  P: Sacca-pāramī;  S: Satya-pāramitā;  E:The perfection of truthfulness): 
Chân thật (真實;  P: Sacca;  S: Satya;  E: The truthfulness) là đức tính tôn trọng lời nói của người cũng như tôn trọng lời nói của mình, hành động theo phương châm “Nói sao làm vậy, làm sao nói vậy” (P: Yathāvādī tathākārī, yathākarī tathāvādī → lời nói và hành động đi đôi nhau).
Chân thật Ba-la-mật là “Nói sao làm vậy, làm sao nói vậy” trung thực trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

8.Quyết tâm Ba-la-mật(決定波羅蜜;  P: Adhiṭṭhāna-pāramī;  S: Adhiṣṭhāna-pāramitā;  E: The perfection of determination): 
Quyết tâm (決定;  P: Adhiṭṭhāna;  S: Adhiṣṭhāna;  E: The determination) là đức tính quyết định lập tâm chắc chắn không thối chuyển.
Quyết tâm Ba-la-mật là đức tính tâm không thối chuyển trong tu học và hành động trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Lắm khi hành giả mềm mại và dịu dàng như một tai hoa, nhưng cũng có lúc hành giả tỏ ra vững chắc và cứng rắn như một tảng đá.

9. Từ Ba-la-mật(慈波羅蜜;  P: Mettā-pāramī;  S: Maitrī-pāramitā;  E: The perfection of loving-kindness or of benevolence): 
Từ (慈;  P: Mettā;  S: Maitrī;  E: The loving-kindness or benevolence) là đức tính hiền lành, hảo tâm, thân ái, thành thật ngưỡng nguyện cho tất cả chúng sanh, không từ bỏ sanh linh nhỏ bé nào đều được an lành hạnh phúc.
Từ Ba-la-mật là thương yêu chúng sinh trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Từ Ba-la-mật-đa chính là hạnh Từ Bitrong đạo Phật, và còn gọi là “Ban vui-Cứu khổ Ba-la-mật” hay “Yêu thương Ba-la-mật”.

10. Xả lyBa-la-mật(捨离波羅蜜; P: Upekkhā-pāramī; S: Upekṣā-pāramitā;  E: The perfection of equanimity): 
 Xả ly (捨离;  P: Upekkhā;  S: Upekṣā;  E: The equanimity) là đức tính về trông thấy hay nhận định đúng đắn, suy luận vô tư.
Xả ly Ba-la-mật là các thấy biết hay nhận thức trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi, do đó mà chủ động vượt thoát không dính mắc vào các thấy biết, nhận thức và hành động nơi thế gian
Với 1,2,3 là hành động thuộc thân, 4 -:- 10 là nhận thức thuộc tâm.
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã diễn đạt mọi hành động được Ba-la-mật hóa như sau:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                              Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                              Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                              Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.

3. Lục Ba-la-mật(Phật giáo Bắc truyền):

Lục Ba-la-mật 六波羅蜜= Lục độ六度(P: Cha-pāramī;  S: Ṣaṭ-pāramitā;  E: The six perfections):  Đây là sáu pháp Ba-la-mật, là 6 đại hạnh Bồ Tát được hành giả tu tập rốt ráo để đạt đến quả vị Phật.  Sáu đại hạnh này là 6 hạnh tu tập thân và tâm với một nội tâm Vô ngã, tức hành giả thực hành sống theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
So với Thập Ba-la-mật của Phật giáo Nam truyền, Lục Ba-la-mật của Phật giáo Bắc truyền có 5 hạnh chung là: Bố thí Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Trí tuệ Ba-la-mật, Tinh tấn Ba-la-mật, Nhẫn nại Ba-la-mật và khác là Thiền địnhBa-la-mật.

1.Bố thí Ba-la-mật(布施波羅蜜;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: The perfection of giving):
Bố thí (布施;  P;S: Dāna;  E: The giving, generosity) là hành vi tạo hai nghiệp thiện là tiêu trừ những tư tưởng ích kỷ, xấu xa và phát triển những tư tưởng vị tha, trong sạch. Bố thí là một phước lành cho cả người tặng, lẫn người thọ lãnh.
Bố thí Ba-la-mật là rộng lượng hiến tặngcho mọi đối tượng hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

2.Trì giới Ba-la-mật(持戒波羅蜜;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: The perfection of morality):
Trì giới (持戒;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: The morality) là hành vi mang tính bổn phận gồm có những điều phải làm (P: cāritta) và những điều nên tránh (P: vāritta). Như đạo làm cha mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm trò, làm thầy, làm bạn, bổn phận đối với các bậc tu sĩ, với kẻ ăn người ở trong nhà v.v…
Trì giới Ba-la-mật là hành xử đạo đức trong cuộc sống trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

3.Nhẫn Ba-la-mật(忍波羅蜜;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: The perfection of forbearance):
Nhẫn (忍;  P: Khanti;  S: Kṣānti;  E: The forbearance) là chịu đựng những phiền não mà người khác gây ra cho mình và gánh chịu những lỗi lầm của kẻ khác.
Nhẫn Ba-la-mật là chấp nhận, chịu đựng nghịch cảnh trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

4.Tinh tấn Ba-la-mật(精進波羅蜜;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: The perfection of energy, of effort): 
Tinh tấn (精進;  P: Viriya;  S: Vīrya;  E: The energy, effort) là không buông lung phóng dật (để tâm lang thang bị ngoại cảnh lôi cuốn), chuyên cần hoạt động bằng cả thân lẫn tâm nhằm tạo hoàn cảnh an lành
Tinh tấn Ba-la-mật là chuyên cần thực hành sống trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.

5.Thiền định Ba-la-mật(禪定波羅蜜;  P: Bhāvanā-pāramī;  S: Bhāvanā-pāramitā;  E: The perfection of meditation):
 Thiền định(禪定;   P;S: Bhāvanā;  E: Meditation) = Sát-na định(刹那定;  P: Khaṇika-samādhi;  S: Kṣaṇika-samādhi;  E: Momentary focus) = Chánh định(正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi;  E: Right samadhi) trong Bát Chánh Đạo.
 Thiền định Ba-la-mật nơi đây là Chánh định, là sự vững vàng ổn định nội tâm trước mọi đối tượngngoại cảnh bằng sự soi sáng của đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Khác với Thiền định (P: Jhāna;   S: Dhyāna) của Sắc giới (Sơ thiền --> Tứ thiền) và của Vô sắc giới chỉ định tâm trên một đối tượngcó chọn lựa trước.

6.Trí tuệ Ba-la-mật =Bát-nhã Ba-la-mật(智慧波羅蜜;  P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: The perfection of wisdom):
Trí tuệ (智慧;P: Paññā;  S: Prajñā;  E: The wisdom) là các sự hiểu biết của thế tục, gồm các kiến thức trong phạm vi luận lý của thế gian.
Trí tuệ Ba-la-mật là thấy biết mọi sự vật đúng trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Nói cách khác, trí tuệ Ba-la-mật xuất hiện đồng thời khi hành giả quán chiếu (soi sáng) về sự vận hành các Duyên.
Trí tuệ Ba-la-mật vì thế được xem là tâm trong sạch tham-sân-si, là tâm chói sáng (P: Pabhassara citta) an nhiên tịch tịnh, với bản chất rỗng lặng trong sáng và hoàn toàn tự nhiên.
Trí tuệ và Trí tuệ Ba-la-mật đều có dưới ba dạng sau:

1. Văn tuệ (聞慧;  P: Sutamaya paññā):  Là trí tuệ phát sinh bằng cách nghe lời giảng dạy của người khác, bằng sách vở, bằng băng đĩa ... Theo đó ta có:

Văn tuệ Ba-la-mật =Văn tự Bát-nhã(Ba-la-mật).
2. Tư tuệ (思慧;  P: Cintāmaya paññā):  Là trí tuệ phát sinh do sự suy luận. Những kiến thức khoa học có tánh cách thực dụng của người là sản phẩm của lối hiểu biết nầy. Theo đó ta có:

Tư tuệ Ba-la-mật =Quán chiếu Bát-nhã(Ba-la-mật).
3. Tu tuệ (修慧; P: Bhāvanāmaya paññā):  Là trí tuệ phát sinh do thực hành trên thực tế. Theo đó ta có:
Tu tuệ Ba-la-mật =Thực tướng Bát-nhã(Ba-la-mật).
Với 1,2 là hành động thuộc thân, 3 -:- 6 là hành động thuộc tâm.

4. Thập Ba-la-mật theoPháp Tướng tông(Phật giáo Bắc truyền):
Thập Ba-la-mật-đa十波羅蜜多= Thập độ度  (P: Dasa Pāramī;  S: Dasa Pāramitā ;  E: The ten perfections):
Mười Ba-la-mật của Pháp Tướng tông (Phật giáo Bắc truyền)căn cứ vào gốc là sáu Ba-la-mật, thêm vào 4 Ba-la-mật là Phương tiện, Nguyện, Lực và Tri thức. Theo Pháp Tướng tông, 10 Ba-la-mật nầy gắn liền với 10 giai vị của đạo Bồ-tát. Đó là:
1. Bố thí Ba-la-mật(施波羅蜜;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: the perfection of giving)
2. Trì giới Ba-la-mật(戒波羅蜜;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: The perfection of morality).
3. Nhẫn Ba-la-mật(忍波羅蜜;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: The perfection of forbearance).
4. Tinh tấn Ba-la-mật(精進波羅蜜;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: The perfection of effort).
5. Thiền định Ba-la-mật(禪波羅蜜;  P: Jhāna-pāramī;  S: Dhyāna-pāramitā;  E: The perfection of meditation).
6. Trí tuệBa-la-mật=Bát-nhã Ba-la-mật 般若波羅蜜(P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: The perfection of wisdom).
7. Phương tiện Ba-la-mật(方便波羅蜜;  P: Upāya-pāramī;  S: Upāya-pāramitā;  E: The perfection of skillful means):  Đó là phương tiện thiện xảo (方便善巧;  P: upāya-kusala;  S: upāya-kuśala;  E: skillful means) trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
8. Nguyện Ba-la-mật  (願波羅蜜;  P: Paṇidhāna-pāramī;  S: Praṇidhāna-pāramitā;  E: The perfection of the vow to attain enlightenment):  Đó là phát nguyện độ sinh trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
9. Lực Ba-la-mật(力波羅蜜;  P: Bala-pāramī;  S: Bala-pāramitā;  E: The perfection of one's powers):  Đó là trong thế giới sống này, trưởng dưỡng sự vượt thoát mọi nhận thức và hành động bằng sự soi sáng Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
10. Tri thức Ba-la-mật(智波羅蜜;  P: Ñāna-pāramī;  S: Jñāna-pāramitā;  E: the perfection of omniscience or of knowledge):  Đó là thấu hiểu mọi pháp trên tinh thần Vô ngã, phù hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi..
Thập Ba-la-mậthay Lục Ba-la-mật là 10 hay 6 hành động được chọn lọc tiêu biểu cho việc tu tập theo tinh thần đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.  Việc thuần thục hoàn thiện 10 hay 6 hành động này được xem là hạt nhân để hoàn thiện Ba-la-mật cho tất cả mọi nhận thức và hành động khác trong cuộc sống, là thành đạt Thánh quả.
 
Phần II
Bố thí- Bố thí Ba-la-mật

1. Tổng quan về bố thí.
1) Bố thí  (布施;  P;S,: dāna;  E: generosity//alms//alms-giving),trong đó: 
- Bố布:  Có nghĩa là phân phát, ban phát khắp nơi, cho hết.
- Thí施:  Có nghĩa là thựchành.
- Bố thí là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng công đức (功德;  P: puñña;  S: puṇya;  E: merit) qua hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ cho người khác.
- Bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, ích kỉ của chúng sinh, và cũng là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ qua nhận thức và hành động của Bố thí Ba-la-mật.
2) Các hình thức bố thí:  Bố thícó các cách gọi tùy đối tượng nhận thí.
          - Cúng dường:  Là bố thí cho đối tượng đáng kính.
          - Báo hiếu:  Là bố thí cho đối tượng là cha mẹ.
- Từ thiện:  Là bố thí cho đối tượng kém hơn người thí.
          - Phóng sanh:  Là bố thí mạng sống cho đối tượng là loài vật.
Trong kinh Pháp Cú, kệ 177 có viết:
Keo kiết không sanh thiên,
Kẻ ngu ghét bố thí,
Người trí thích bố thí,
Đời sau, được hưởng lạc.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương V, phẩm Sumanā, đức Phật dạy: “Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện, đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng, tăng thượng”.
Trong kinh Phân Biệt Nghiệp Báo cũng dạy:  “Thường vui tu trí tuệ mà chẳng tu bố thí, đời sau được thông minh nhưng nghèo túng không của cải; chỉ vui tu bố thí mà chẳng tu trí tuệ, đời sau được giàu sang nhưng chẳng biết gì; bố thí và trí tuệ đều song tu, đời sau giàu sang lại có trí tuệ. Cả bố thí và trí tuệ đều chẳng tu, nhiều kiếp ngu si lại nghèo khó”.
Trong luận Đại Trượng Phu có viết: 
 “Thương chúng sinh tức là thương mình vậy”.
Đem của bố thí làm cho chúng sinh mến, đem pháp bố thí thường được thế gian kính trọng. Thí của được kẻ ngu mến, thí pháp được người trí trọng, thí của phá trừ cái nghèo cùng về của, thí pháp phá trừ cái nghèo cùng về công đức. Hai món thí này ai chẳng kính trọng. Cho của là cho vui hiện tại, cho pháp là cho vui Niết-bàn tương lai”.
Bố thí được phân tích trên 2 yếu tố là sự vật thítâmngười bố thí

2. Bố thítùy theo sự vật thí.
Có hai dạng sự vật thí (P;S: deya) là vật chất và tinh thần.
1) Bố thí vật chất:  Gồm 2 dạng là ngoại thínội thí, gọi chung là Tài thí(財施;  P;S: Āmisadāna;  S: Āmiṣadāna;  E: Gift of material things).
1.Ngoại thí  (外施;  P;S: Bāhyadāna;  E: Outer gifts): Vật thí những đồ vật bên ngoài như: vàng, bạc, của cải, quần áo, đồ ăn thức uống ... Vật thí phải chân chính chứ không có được từ các hành vi bất thiện như trộm cắp hay cướp giật.
2.Nội thí  (內施;  P;S: Ādhyātmikadāna;  E: Inner gifts): Vật thí là những gì trong thân thể của người thí như hiến máu, nội tạng, mắt, tay chân, …
2) Bố thí tinh thần:  Gồmhững hành động, lời nói chân thật hay kiến thức hữu ích có thể đem lại lợi lạc tinh thần cho người.
1. Pháp thí (法施;  P: Dhammadāna;  S: Dharmadāna;  E: Offering the knowledge of the Dhamma):  Đólà giảng dạy Chánh pháp của đức Phật, là Chân lý và Đạo đức mà đức Phật đã truyền đạt.

Trong kinh Pháp Cú, kệ 354 đức Phật nói:

Pháp thí, thắng mọi thí!
Pháp vị, thắng mọi vị!
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ!
Ái diệt, dứt mọi khổ!

2. Vô úy thí (無畏施;  P;S: Abhayadāna;  E: Gift of fearlessness, Giving out of fear):  Đó là lời nói hay giáo pháp giúp người vượt qua nỗi sợ hãi.
Dưới đây là thí dụ về Vô úy thí.
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Hành động đi theo của ta chính là thân thí (= Tài thí), được gọi là Vô úy thí.
* Nếu có người sợ chết, sợ đọa xuống khổ cảnh, ta liền đem giáo lý an ủi họ, chỉ cho họ làm lành. Nhờ đó người này không còn sợ chết nữa. Lời lẽ  là Pháp thí mà ta  giúp cho người này gọi là Vô úy thí.
* Nếu có người sợ chết, ta bảo họ đừng sợ chết, vì chết là hết, không có gì phải lo cả, không có địa ngục, không có nhàn cảnh. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, thì đó là Vô úy thí không chân chính (vì ta dạy họ chấp đoạn).
Có sự phân biệt về phân loại bố thí:
- Theo giáo lý Phật giáo Nam truyền thì bố thí được phân thành hai loại, đó là Tài thí và Pháp thí.
- Theo giáo lý Phật giáo Bắc truyền, thì bố thí được phân thành ba loại, đó  là Tài thí,  Pháp thí và  Vô úy thí.

3) So sánh Bố thí vật chất và Bố thí tinh thần (Tài thí và Pháp thí).
- Tài thí (tiền của, đồ vật, …) có giới hạn, còn Pháp thí không có giới hạn, vì tiền cho lâu rồi cũng hết, còn cho giáo pháp sẽ mãi không bao giờ hết.
- Tài thí đòi hỏi nhiều công và sức lực, trong khi Pháp thí chỉ cần sự thông tuệ.
- Quả báo của Tài thí thuộc về hữu lậu (hãy còn phiền não), trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu (không còn phiền não). Theo đó, phước báo của Tài thí thuộc Dục giới còn phước báo của Pháp thí có thể nằm trong Tam giới (三戒;  P: Tiloka, Tisso-dhātuyo;  S: Triloka, Trayo-dhātavaḥ - Xin xem thêm mục từ Tam giới) hoặc ngoài Tam giới.  Chỉ có bố Pháp thí mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ.
Trong kinh Bản Sự (經本事;  P: Itivuttaka sutta;  S: Itivṛttaka sūtra) có nói về hai loại bố thí này như sau:
Này các Tỳ-kheo, có hai loại bố thí: Tài thí và Pháp thí. Trong hai loại bố thí này, Pháp thí là thù thắng.”

-------------

Chú thích:
Thù thắng(殊勝;  P: Visesa;  S: Viśeṣa;  E: Excellence, superiority, distinction): tốt nhất.
3. Bố thí tùy theo tâm người thí.
Có ba loại bố thí theo tâm người thí.
1) Bố thí không trong sạch(P: Asuddha-dāna;  S: Ashuddha-dān):  Đó là bố thí với tâm vị kỷ, là bố thí với động cơ Tham-Sân-Si, đem lại danh lợi cho mình (như kiêu mạn, ganh tức, hơn thua, dụ dỗ, sợ chết …).
2) Bố thí trong sạch(P: Suddha-dāna;  S: Shuddha-dāna): Đó là bố thí với tâm vị tha, như bố thí với động cơ đem lại lợi ích cho người, không mong cầu phước báo cho mình.
Giá trị của bố thí trong sạch được nâng cao trong những trường hợp sau đây:
1. Người bố thí có tâm trong sạch.
2. Người bố thí  không thấy mệt mỏi hay chán nản.
3. Người bố thí đúng lúc theo nhu cầu người nhận.
4. Người bố thí có tâm kính trọng đối với người nhận thí.             
5. Sự vật được bố thí phải chân chính.
6. Người nhận thí là người có đức hạnh.
3) Bố thí Ba-la-mật(P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā)
- Bố thí  là hiến tặng.                  - Ba-la-mật là giải thoát.
Theo đó, bố thí Ba-la-mật là đỉnh cao của bố thí trong sạch, làbố thí vượt thoát, là bố thí không dính mắc, là bố thí không chấp tướng, là bố thí vô tướng.
Thật vậy, trong bố thí có 3 đối tượng là người cho, sự vật cho, người nhận, cho nên sự bố thí là một hợp Duyên của 3 đối tượng, từng đối tượng cũng là hợp Duyên, cho nên tất cả chỉ là những tướng không thực thể, là Vô ngã.
Do đó, bố thí Ba-la-mật là sự bố thí trên nền tảng nhận thức Vô ngã của 3 đối tượng, nên còn được gọi là bố thítam luân không tịch三輪空寂(3 đối tượng không thực thể ở sựthấy biếtNiết-bàn).
Bố thí Ba-la-mật là một hành động tiêu biểu trong tất cả mọi hành động Ba-la-mật khác của bậc giác ngộ trong đời sống và trong việc độ sinh.
Trong kinh Kim Cương có chép:
 “Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ Tát theo đúng pháp, nên lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí. Nghĩa là chẳng nên trụ nơi hình sắc mà bố thí, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp tướng mà bố thí.
 “Tu-bồ-đề! Bồ Tát nên bố thí như vậy đó, không trụ nơi tướng.
“Vì sao vậy? Nếu Bồ Tát bố thí với tâm không trụ tướng, phước đức ấy chẳng thể suy lường.
 "Vì thế, Phật dạy các vị Bồ Tát chẳng nên trụ tâm nơi hình sắc mà bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ Tát vì lợi ích cho tất cả chúng sanh nên bố thí như vậy.
Trong kinh Hoa Nghiêm có nói:
Bồ-tát là nhà đại thí chủ, có bao nhiêu của cải bình đẳng thí cho chúng sinh mà không hối tiếc, chẳng mong quả báo, chẳng cầu danh vọng, chẳng cầu sinh về chỗ tốt hơn, chẳng cầu lợi dưỡng. Bồ-tát chỉ muốn cứu độ tất cả chúng sinh, muốn mang lại lợi ích cho chúng sinh, muốn học theo bổn hạnh của các Đức Phật, muốn thọ trì bổn hạnh của các Đức Phật và muốn khiến tất cả chúng sinh lìa tất cả khổ, được vui rốt ráo”.

 
Phần III
Nhẫn – Nhẫn Ba-la-mật

1. Tổng quan về Nhẫn.
1) Ý nghĩa chung về Nhẫn.
Nhẫn(;  E: patience, forbearance // to forbear, to be patient)làtừ gốc Háncó nghĩa là nhịn, gắng nhịn, chịu đựng.  Như: 
          - Nhẫn tiếu忍笑nhịn cười.
- Kiên nhẫn 堅忍vững lòng chịu đựng.
- Dong nhẫn 容忍khoan dung.
-------------
Chú thích
Nhẫncó nghĩa thứ hai là  nỡ lòng, đành lòng (làm việc xấu ác mà tự lấy làm yên lòng).  Như: 
 - Nhẫn tâm 忍心đành lòng (lòng dạ tàn ác, không biết thương xót).          
 - Tàn nhẫn 殘忍độc ác, không biết xót thương (làm những việc không màng tới lương tâm).

Patience- Wikipedia
 Nhẫn– Wikipedia tiếng Việt
2) Ý nghĩa tích cực của Nhẫn.
Nhẫn với ý nghĩa tích cực là một tính tốt mà ai cũng cần nuôi dưỡng cho mình trong cuộc sống. Người có hạnh nhẫn tốt sẽ hướng cách chế ngự thânkhẩu vượt qua khổ nạn để nội tâm được bình an và đem lại lợi ích cho mình và cho người.
Từ ghép của Nhẫn với ý nghĩa tích cực thông dụng:
1.Nhẫn nại忍耐[chữ  Nhẫn 忍đồng nghĩa với Nại ]:  Nhẫn nại là kiên trì, bền bỉ chịu đựng những khó khăn, vất vảnào đó để làm việc gì, Nhẫn nại xem như có cách nói khác là Kiên nhẫn.  Thí dụ: Nhẫn nại luyện tập. Nhẫn nại chờ đợi.
 Ngược lại với nhẫn nại là nôn nóng, là nóng vội, là sốt ruột.
2.Nhẫn nhịn(từ Hán Nôm):  Nhẫn nhịn là gắng chịu, chịu dằn lòng xuống trong mối quan hệ giữa con người với con người: Một điều nhịn – Chín điều lành.  Thí dụ: Mọi người hãy nhẫn nhịn một chút. Ông ấy khéo nhẫn nhịn.
Ngược lại với nhẫn nhịn là hung hăng, là vội vàng, là phải làm bằng được với mọi giá, bất chấp hậu quả.
3.Nhẫn nhục忍辱:  Nhẫn nhục là nhận chịu niềm xấu hổ.  Nhục là từ gốc Hán có nghĩa là xấu hổ, là thẹn về điều xấu nào đó do bản thân mình hay do người gây ra. Như vậy, nhục là điều tốt, là hành vi đạo đức mà mọi người lương thiện đều cần có khi có điều gì không tốt đẹp xảy ra trong đời sống cộng đồng (Xin xem Bài đọc thêm).
Nhẫn với ý nghĩa tích cực qua hoạt động của con người với thân-khẩu-ý thường được gọi là  Thân nhẫn 身忍,  Khẩu nhẫn 口忍, Ý nhẫn 意忍.
3) Ý nghĩa tiêu cực của Nhẫn.
Nhẫn với ý nghĩa tiêu cực là một tính xấu cần tránh. Người có hạnh nhẫn xấu tuy hướng cách chế ngự thân và khẩu vượt qua khổ nạn nhưng nội tâm lại bực tức hay oán hận, mong phục thù cốt đem lại lợi ích cho mình và làm hại cho người.
Nhẫn với ý nghĩa tiêu cực qua hoạt động của con người với thân-khẩu-ý  thường được gọi là  Nhẫn thân 忍身,  Nhẫn khẩu 忍口,  Nhẫn ý 忍意. Trong đó Nhẫn ý = Nhẫn hận 忍恨(oán hận ở sự chịu đựng).
          4) Ý nghĩa của Nhẫn trong Phật giáo.
Nhẫn [;  P: khanti;  S: kṣānti;  E: patience, forbearance (sự nhẫn nại, nhẫn nhịn)  //  forgiveness (sự tha thứ, khoan dung)].
Theo  Phật giáo, Nhẫn là một loại năng lực của đức hạnhtrí tuệđối trị lòng sân hận, là bình tĩnh chịu đựng những hoàn cảnh trái nghịch hoặc do người khác sỉ nhục, vu khống ta, … mà ta không giận hờn, không thù oán.
Trong kinh Pháp Cú, kệ 184, đức Phật dạy.  
Chư Phật thường giảng dạy;
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng,
Niết bàn, quả tối thượng;
Xuất gia không phá người;
Sa môn không hại người.
2. Nhẫn tùy theo nghịch cảnh.
Có hai loại là Sinh Nhẫn và Pháp Nhẫn.
1) Sinh Nhẫn (生忍;  E: patience of the masses):  Đây làNhẫn đối với tất cả chúng sinh, gồm có 2 loại:
- Đối với người, dù thân hay sơ, ta đều khởi tâm tôn trọng. Ở đời gặp thật nhiều cảnh khó nhẫn, nhưng ta thường nhường nhịn mà không chấp trách sân hận, cho dù họ có những cử chỉ ngang ngược đối với ta, có những ngôn ngữ thô tục khiêu khích hay kẻ bất tài mà mình phải phục tùng vì lẽ kẻ ấy có địa vị, thế lực hơn mình.
- Đối với các loài vật, dù nhỏ như ruồi, muỗi, sâu kiến … làm cho mình khó chịu, nhưng chúng ta không khởi tâm tức giận giết hại chúng. Ta mới quét dọn sạch sẽ mà con chó đến phóng uế trước nhà, … Thật là những trường hợp khó nhẫn, nếu chúng ta không có một tình thương rộng lớn, một sự chịu đựng cao độ, một lòng tha thứ rộng rãi.
2) Pháp Nhẫn(法忍;  E: ability to bear patiently external hardships):  Đây làNhẫn đối với hoàn cảnh, cũng có 2 loại:
- Đối với hoàn cảnh bên ngoài như: gió, mưa, nóng, lạnh, đói, khát, già, bệnh, chết chóc… ép bức thân thể ta đau đớn khó chịu mà ta vẫn thản nhiên không bực tức, không than thở, không than trời trách đất.
-Đối với hoàn cảnh bản thân như đau đớn, bệnh tật cũng không rên la, hạn chế tới mức tối đa việc thể hiện nỗi đau đớn ra ngoài.
- Đối với tự tâm, khi tiếp xúc với những cảnh buồn rầu tủi hổ ta yên lặng chịu đựng đã đành, trái lại gặp những cảnh vui vẻ vinh dự cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên-thất bại không chán nản, thành công không kiêu hãnh.
3. Nhẫn tùy theo hành động tạo tác.
Trong kinh Duy Ma Cật, Nhẫn chia làm 3 loại là Thân nhẫn, Khẩu nhẫn và Ý nhẫn.
1) Thân nhẫn(身忍;  E: The patience or forbearance of the body): Ðó là chịu đựng về thể xác đối với nghịch cảnh hoặc bị người hành hạ nơi thân, mà không khởi tâm sân hận.
2) Khẩu nhẫn(口忍;  E: The patience or forbearance of the mouth):  Ðó là chịu đựng trước những lời mạ nhục chua cay, mắng nhiếc tồi tệ của người mà không khởi tâm sân hận.  Bản thân ta cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác đối với người.
3) Ý nhẫn(意忍;  E: The patience or forbearance of the mind):  Ðó là không giữ tâm tưởng hắc ám như căm phẫn, oán hận, trả thù khi gặp mọi nghịch cảnh.
Trong ba thứ nhẫn này, “ý nhẫn” là khó nhất và quan trọng nhất. Có nhiều khi thân có thể chịu đựng được cực hình, nhưng miệng vẫn lẩm bẩm nguyền rủa. Thêm một lần nữa, miệng tuy không thốt ra những lời phản đối, nguyền rủa, nhưng ý vẫn ngấm ngầm phản đối, và tức giận đốt cháy tim gan.
Ðến khi “tâm ý” trước mọi nghịch cảnh, lòng vẫn phẳng lặng như không, không ngấm ngầm trổi dậy sự tức giận, oán thù lắng xuống tận đáy lòng, thì hạnh nhẫn mới thật là hoàn mãn. Bằng không, bên trong vẫn chưa nhẫn được, thì thế nào giận dữ cũng có ngày xuất hiện ra trong lời nói và hành động.
4. Nhẫn tùy theoquả vị tu tập.
Nhẫn có 5 giai đoạn tu tập Bồ-tát hạnh của Phàm và Thánh, gọi là Ngũ nhẫn 五忍(Xin xem thêm bài “Phật – A-la-hán – Bồ-tát”):
1) Phục nhẫn(伏忍;  E: Self-control or conquering tolerance):  Hành giả (còn phàm) mới phát tâm, Nhẫn cảnh thuận nghịch, phải luôn luôn chú ý khắc phục tâm mình, gọi là Phục nhẫn. Đây là pháp tu của Bồ-tát Nhập mônBồ-tát Tam hiền.
2) Tín nhẫn(信忍;  E: Belief-patience, Belief-endurance):  Hành giả (còn phàm) Chánh tín quy luật Nhân Quả. Đây là pháp tu của 3 bậc đầu (từ nhất địa đến tam địa) là Hoan Hỷ địa, Ly Cấu địa, Phát Quang địa của hệ Bồ-tát Thập địa.
3) Thuận nhẫn(順忍;  E: Natural tolerance):  Hành giả (còn phàm) khắc phục tâm mình đã lâu, tâm đã thuần thục, gặp duyên gặp cảnh không phải chú ý lưu tâm mà vẫn Nhẫn được một cách tự nhiên, vì đã nhu hòa với cảnh thuận nghịch.  Đây là pháp tu của 3 bậc kế(từ tứ địa đến lục địa), hành giả tùy thuận nhẫn từ Diễm Huệ địa, Nan Thắng địa, Hiện Tiền địa của hệ Bồ-tát Thập địa.
Đây là giai đoạn tu trì khiến cho hành giả có được đức nhẫn của Phật và Bồ Tát.
4) Vô sinh nhẫn(無生忍;  E: No-thought tolerance):  Hành giả (là Thánh) chứng ngộ tự tính (= tính chất tự nhiên) của tất cả các pháp vốn là Vô sinh (= không tự sinh, không do Đấng tạo hóa sinh ra) – đó là thấy biết rõ tất cả các loài hữu tình và vô tình đều do Duyên khởi, nên không có thực thể và luôn biến hóa, nghĩa là bản tính của chúng là Không (tức Không tính). Hành giả nhập lý các pháp đều Vô sinh không chấp mình, không chấp người.Tất cả đều tùy duyên đang vận hành.
Nhận thực được Không tính của các pháp, hạnh nhẫn của hành giả tự nhiên biểu hiện ra mà không phải kiềm chế vọng động, nên gọi là Vô sinh nhẫnhay Vô sinh pháp nhẫn無生法忍.  Nói cách khác nhẫn (= hạnh nhẫn) của hành giả không còn dính mắc vào các Duyên, do được ánh sáng chân lý Vô sinh, tức chân lý Duyên khởi soi chiếu.
Đây là pháp tu của 3 bậc Bồ-tát kế  (từ thất địa đến cửu địa) là Viễn Hành địa, Bất Động địa, Thiện Huệ địa của hệ Bồ-tát Thập địa.
5) Tịch diệt nhẫn(寂滅忍;  E: Nirvana tolerance):  Hành giả (là Thánh) chứng cảnh giới Niết-bàn (= Tịch diệt: đã đoạn trừ Tham-Sân-Si). Hành gỉả vượt lên cả hai tướng động tịnh đối đãi, dứt tuyệt mọi mê hoặc và đạt tới Niết-bàn, nên hạnh Nhẫn bấy giờ gọi là Niết-bàn nhẫn hay Tịch diệt nhẫn.
Đây là pháp tu của bậc cuối thứ mười Pháp Vân địacủa hệ Bồ-tát Thập địa.
Trong kinh Pháp Cú của Hán tạng, phẩm Nê Hoàn (= Niết-bàn, không có trong văn bản Pháp Cú Pali), bài kệ số 1 trong 36 kệ, có ghi lại như sau:
忍為最自守        Nhẫn vi tối tự thủ
泥洹佛稱上        Nê hoàn Phật xưng thượng
捨家不犯戒        Xả gia bất phạm giới
息心無所害                   Tức tâm vô sở hại
                    Nghĩa:
Nhẫn là biện pháp hay nhất để tự bảo hộ.
Niết bàn là cái mà Bụt khen ngợi là cao đẹp nhất.
Buông xả nếp sống trần tục, sống đời phạm hạnh, không phạm giới,
Làm lắng dịu được tâm ý, thì không có gì xâm hại được đến mình.
5. Nhẫn Ba-la-mật.
Nhẫn Ba-la-mật(忍波羅蜜;  P: Khanti pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: Perfection of patience, tolerance, forbearance, acceptance, endurance):  Sự nhẫn nại hoàn hảo.
Nhẫn Ba-la-mậtlà hành động hoàn hảo về Nhẫn, tức hạnh Nhẫn vượt thoát. Đó là một trong Thập Ba-la-mật của Phật giáo Nam truyền, là một trong Lục Ba-la-mật của Phật giáo Bắc truyền.
Vượt thoát – tức Ba-la-mật, nói đủ là tuệ vượt thoát – tức Bát-nhã Ba-la-mật  (般若波羅蜜;  P: Paññā pāramī ;  S: Prajñā pāramitā;  E : the Perfection of (transcendent) wisdom).Bởi có tuệ giác là nguyên lý Duyên khởi soi sáng, thấy biết vạn pháp như thật thì hành giả mới có thể vượt thoát cái Ta (Ngã), cái Của Ta (Ngã sở), cái Ta tự có (Tự ngã) là những hình thức giả ảo, chấp thủ đối đãi.
Vượt thoát chấp thủ đối đãi nơi cuộc sống không có nghĩa là hành giả phủ bác các đối đãi này, mà là tỉnh giác không bị dính mắc trói buộc vào chúng, bởi:  “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác …” (kinh Pháp Bảo Đàn).
Như thế đối với hạnh nhẫn, không là ngoại lệ đối với tuệ giác Duyên khởi-Vô ngã để hành giả tự soi chiếu vượt thoát. Đây được xem là ý nghĩa của Nhẫn Ba-la-mật. Như trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận :
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                    Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                    Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                    Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
Do đó, thực hành Nhẫn Ba-la-mật không gì khác hơn là thực hành Vô sinh nhẫnTịch diệt nhẫn như đã trình bày ở mục 4. bên trên.

Phần IV
Niệm Phật– Niệm Phật Ba-la-mật

1. Tổng quan về Niệm Phật.
Niệm Phật(念佛;  P: Buddhānussati;  S: Buddhānusmṛti;  E: Buddha-mindfulness)Là luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật.
Thập tùy niệm(十隨念;  P: Anussati;  S: Anusmriti;  E:The ten recollections) là 10 pháp niệm tùy chọn, 1 hay cả 10 niệm, nhằm đoạn trừ ba gốc bất thiện (P: akusala) Tham, Sân, Si.
1. Niệm Phật(念佛;  P: Buddhānussati;  S: Buddhānusmṛti):  Luôn nhớ chuyên chú 1 hay cả 10 ân đức Phật (thập hiệu).  Phật tử PGNT thường niệm 2 ân đức cơ bản nhất là Ứng Cúng và Phật.
          - Như Lai (如來;  P;S: Tathāgata) :  Bậc Thánh tự tại tùy duyên ứng hiện giáo hóa chúng sinh [Xin xem thêm mục từ Như Lai].
- Ứng Cúng(應供;  P: Arahant;  S: Arhat):  Diệt tận vô minh, phiền não; hoàn toàn thanh tịnh vô nhiễm; vượt trói buộc sinh tử luân hồi; xứng đáng được lễ bái cúng dường.
- Chánh Biến Tri (正遍知;  P: Sammasambuddho;  S: Samyaksaṃbuddha):  Giác ngộ, thông suốt thể-tướng-dụng của tục đế và chân đế.
- Minh Hạnh Túc (明行足;  P: Vijjacaranasampanno;  S: Vidyācaraṇasaṃpanna) :  Tam minh, ngũ thông  và tất cả đức hạnh viên mãn.
- Thiện Thệ (善逝;  P: Sugato;  S: Sugata) :  Đạt tới đích tốt đẹp, không còn bị thối chuyển nữa.
- Thế Gian Giải (世間解;  P: Lokavidu;  S: Lokavid):  Thông suốt tánh, tướng và hướng đi của chúng sinh trong tam giới và xuất ly tam giới.
Vô Thượng Sĩ – Điều Ngự – Trượng Phu (無上士– 調御丈夫;  P: Anuttaro-purisadamma-sarathi;  S: Anuttarapuruṣa-puruṣadamya-sārathi):  Bậc vô thượng giáo hóa người, trời, quỉ, thần khó giáo hóa.
Thiên–Nhân–Sư (天人師;  P: Sattha-deva-manussanam;  S: Śāstṛ-deva-manuṣyānāṃ):  Bậc thầy giáo hóa đem lại an lạc, giải thoát cho chư thiên và loài người.
-  Phật (佛;  P; S: Buddha) :  Bậc tự mình giác ngộ và chỉ bày con đường giác ngộ cho chúng sinh một cách viên mãn.
Thế Tôn  (世尊;  P: Bhagava;  S: Bhagavān) :  Bậc an lạc, tự tại trên thế gian không ai sánh bằng.
2.Niệm Pháp  (P: Dhammanussati):  Chuyên chú 1 hay cả 6 ân đức Pháp, là giáo pháp của Phật gồm Pháp học, Pháp hành, Pháp thành cao thượng, chỉ dẫn chúng sinh con đường đưa tới Thánh quả.
3.Niệm Tăng (P: Sanghanussati):  Chuyên chú 1 hay cả 9 ân đức Tăng (= Thánh tăng), là những đệ tử của Phật, hành theo Chánh pháp cao thượng, là phước điền cao quí của chúng sinh.
4. Niệm giới (P: Silanussati):  Chuyên chú về công đức trì giới.
5. Niệm thí (P: Caganussati):  Chuyên chú về công đức bố thí, diệt tâm tham.
6. Niệm thiên (P: Devatanussati):  Chuyên chú về 5 pháp chư Thiên nơi mình.
7. Niệm tử  (P: Maranānussati):  Chuyên chú về tính vô thường của đời người.
8. Niệm thân (P: Kayagatanussati):  Chuyên chú về duyên hợp 32 thể trượt [tức Chánh niệm về 32 thể trượt].
9. Niệm tức  (P: Anapananussati):  Chuyên chú về hơi thở vào ra. 
10. Niệm Niết-bàn(P: Upasamanussati):  Chuyên chú về tính tịch tĩnh của Niết- bàn. 
Trong kinh Tăng Chi 1.16, có ghi lại tóm tắt 10 tùy niệm:
- Có một pháp, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
- ........ Chính là niệm Pháp. .....   
- ........
- ........ Chính là niệm Niết- bàn .....
Trong các kinh luận Bắc tông về sau như kinh Quán Vô Lượng Thọ nói 10 niệm niệm Phật liền được sinh về cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà.
2. Niệm Phật Tam-muội – Niệm Phật Ba-la-mật.
Dưới đây là sự phân loại 4 cách “Niệm Phật” là Niệm Phật trì danh, Niệm Phật quán tượng, Niệm Phật quán tưởng, Niệm Phật thật tướng của Đại sư Khuê Phong Tông Mật 圭峰宗密(780-841), Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Hà Trạch Thần Hội và cũng là Tổ sư đời thứ năm của Hoa Nghiêm tông. Niệm Phật chia thành 2 nhóm là Niệm Phật Tam-muộivà Niệm Phật Ba-la-mật.

1) Niệm PhậtTam-muội.
Niệm Phật Tam-muội còn gọi là Niệm Phật định. Hành giả dùng tiếng niệm Phật hay tiếng niệm Phật cùng hình ảnh Phật làm đối tượng để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong tâm. Tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm và xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong tâm, từ đó chuyển đổi tâm của hành giả từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến nhất niệm thanh tịnh.
          Niệm Phật nơi đây lấy Phật A-di-đà làm đối tượng qua những hình thức sau:
          1. Niệm Phật trì danh:  Hành giả niệm ra tiếng câu “Nam mô A-di-đà Phật” hay ngắn hơn “A-di-đà Phật” liên tục. Hành giả có thể dùng chuỗi làm trợ duyên khi đang hành trì.
          2. Niệm Phật quán tượng:  Hành giả gắn liền tượng Phật làm trợ duyên cho câu niệm Phật ra tiếng hay niệm thầm.
          3. Niệm Phật quán tưởng:  Hành giả gắn liền hình ảnh Phật tưởng tượng trong đầu làm trợ duyên cho câu niệm Phật ra tiếng hay niệm thầm.
          2)Niệm PhậtBa-la-mật.
          Niệm Phật Ba-la-mật còn gọi là Niệm Phật tuệ. Hành giả dùng ý nghĩa chân thật danh hiệu A-di-đà làm Chánh niệm hành trì. 
Theo nguyên bản Sanskrit, A Di Đà có hai chữ mô tả đặc tính, đó là:
- Amitābha (阿彌多婆)có nghĩa là Vô lượng quang(無量光)
- Amitāyus (阿彌多廋) có nghĩa là Vô lượng thọ (無量壽),
A Di Đà theo đó được xem như bao hàm cả hai, là vị Phật “Vô lượng quang - Vô lượng thọ”. Vì thế, biểu tượng triết lý A Di Đà (阿彌陀;  S: Amitābha + Amitāyus) được mô tả như sau:
1.Vô lượng quang(無量光;  S: Amitābha ;  E: Infinite light):  Là “ánh sáng vô lượng”,  hàm ýchân lý khách quan được chứng ngộ bởi đức Phật Thích Ca là “Duyên khởi” có chân giá trị vượt mọi không gian.
2. Vô lượng thọ (無量壽;  S: Amitāyus;  E: Infinite life):  Là “thọ mệnh vô lượng”, hàm ý chân lý khách quan được chứng ngộ bởi đức Phật Thích Ca là “Duyên khởi” có chân giá trị vượt mọi thời gian.
          Do đó, chánh niệm A-di-đàchính là chánh niệm lẽ thật (= chân lý) Duyên khởi, là chánh niệm Vô ngã-Vô thường. Vì thế, chánh niệm A-di-đà nơi đây được gọi là Niệm Phật thật tướng.

Xem thêm
- Ba-la-mật-đa
- Ba la mật là gì?- Phatgiao.org
- Ba La Mật là gì ?Cách hiểu đúng khái niệm ...
- Lục Độ Ba-la-mật-đa- Phật Học Cơ Bản
- 10 Pháp Ba-la-mật - Phần I - Narada Maha Thera
 
VIDEO
- BA LA MẬT LÀ GÌ?

- BA LA MẬT LàGì?|| THÍCH TRÍ HUỆ (2020)

- 10 Pháp Ba La Mật- HT Viên Minh Giảng

- LỤC ĐỘ BA LA MẬT| Nẻo Về Cõi Tịnh

- Lục Độ Ba La Mật - Đại Đức Thích Phước Tiến
 
Bài đọc thêm

1. Vô sanh
Vô sanh (= Vô sinh 無生;  S: Anutpatti or Anutpanna;  E: Unborn).

1) Vô sanh là “không tự sanh – không tự diệt”.
Khi tư duy quán chiếu để nhìn vạn pháp vô sanh thì cũng có nghĩa là nhìn vạn pháp vô diệt. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó? Khi nhìn nụ hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tàn thì nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân, còn cái nhìn của Bồ-tát tu hành chứng đắc, ngộ được vô sanh là thấy biết rằng hoa không tự sanhra mà hình thành từ các duyên, và ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cái sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì các vị Bồ-tát lại thấy biết rằng hoa không tự diệt, mà là các duyên đang biến hóa bắt nguồn cho cái sinh khác. 

Như thế nụ hoa là hiện tượng vận hành theo chân lý Duyên khởi. Cho nên chẳng có cái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệt cả. Nói cách khác sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận, nên sinh diệt hay sống chết là chuyện bình thường tự nhiên, chẳng có gì phải lo lắng khổ sợ. Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền. Ngược lại, đối với Bồ-tát thì sống chết là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy duyên mà thôi.

Vì vậy với tuệ nhãn của chư Phật hay chư Bồ-tát thì vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng không phải là thực diệt mất hẳn, nghĩa là sinh để rồi diệt, và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận. Đây là chứng ngộ Vô sanh từ chân lý Duyên khởi-Vô ngã vậy. Theo đó, Vô sanh được dùng để diễn tả tính của Niết-bàn, hành giả từ thấy biết sự biến hiện của vạn hữu, mà vượt thoát dòng suy tưởng đối đãi lan man. Điển hình qua các hạnh tu tập sau:

1/. Hạnh nhẫn(nhẫn nhục):  Đỉnh cao của hạnh nhẫn là Vô sanh nhẫnhay Vô sanh pháp nhẫn, là cách thấy biết nhẫn dưới ánh sáng Duyên khởi-Vô sanh.
2/. Hạnh sám(sám hối):  Đỉnh cao của hạnh sám là Vô sanh sámhay Vô sanh sám hối, là cách thấy biết sám dưới ánh sáng Duyên khởi-Vô sanh qua bài kệ sau:

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu;
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều Không
Thế mới thật là chân sám hối.

Hay:           

Tánh tội vốn Không do tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi, tội sạch Không
Tội Không tâm diệt cả hai không
Thế ấy mới là chân sám hối.
         
Đứng về Lý tánh thì tội báo diệt, nhưng đứng về Sự tướng thì vẫn có tội báo.  Hành giả chân chánh hẳn phải viên dung cả Lý và Sự, và tùy thuận căn cơ hoàn cảnh của mỗi người mà hành đạo.

2) Vô sanh là “không ai sanh – không ai diệt” (luận theo vượt lên Tứ cú phân biệt).
 Tứ cú phân biệt (四句分別;  S: Catuṣkoṭika):  Tứ cú ở trong kinh Lăng Già, là những hiểu biết đối đãi nhị biên nằm trong tương đối. Tứ cú chỉ ra bốn cách lý luận về tính đối đãi (*). Nếu hành giả trụ vào các đối đãi này thì sẽ dễ gặp phải các cực đoan sai lầm, chướng ngại và phiền não. Lý luận này đem không mà phân biệt các pháp đó là :
1. Có(Hữu 有; E: affirmation):  Có mà chẳng không là cách lí luận thứ nhất, là “Hữu môn” (cửa Có). Có (Hữu) là cú thứ nhất,
2. Không(Vô 無;  E: negation):  Không mà chẳng có là cách lí luận thứ nhì là “Vô môn” (cửa Không).Không (Vô) là cú thứ nhì.
3. Vừa có - Vừa không(Diệc hữu Diệc vô 亦有亦無;  E: double affirmation):  Vừa có - Vừa không, là cách lí luận thứ ba, là “Diệc hữu Diệc không môn” (cửa Vừa cóVừa không). Vừa có - Vừa không là cú thứ ba.
4. Chẳng có – Chẳng không(Phi hữu Phi vô 非有非無;  E: double negation):  Chẳng có - Chẳng không là cách lí luận thứ 4, là “Phi hữu Phi vô môn (cửa Chẳng có - Chẳng không). Chẳng có - Chẳng không là cú thứ tư.
Mọi lý luận đều là tứ cú, nói là cú thứ nhất, nín là cú thứ nhì, chẳng nói chẳng nín là cú thứ ba, cũng nói cũng nín là cú thứ tư.
Theo kinh Lăng Già, lý thuyết Vô sanh được khai thị vượt ngoài nhị biên tính, nghĩa là thoát khỏi các cặp phạm trù đối lập như hữu và phi hữu, sanh và diệt, …; không thuộc mệnh đề (lý luận) nào trong bốn mệnh đề của Tứ cú phân biệt; nghĩa là chân lý vô sanh cần được nhận thức và thể chứng bằng trí vô phân biệt, là trí tuệ thấy biết như thực và thông suốt ba thời quá-khứ hiện-tại vị-lai.
Theo Tứ Cú Và Tam Quán  HT Thiện Siêu dịch và tóm tắt có viết: ‘Phá ‘thật -không thật’bằng‘chẳng phải thật- chẳng phải không thật’… và cách lý luận 3. và 4. là những khơi mào cho việc thâm nhập thật tướng các pháp.
Theo đó, Vô sanh được hiểu là không ai sanh cũng không ai diệt, và được viết như sau:

Vô sanh無生= Vô sanh-diệt 無生滅= Vô sanh – Vô diệt 無生無滅
Thật tướng của các pháp là Vô sanh hàm nghĩa rằng sự tồn tại của các pháp vốn là giả tạm do Duyên khởi, các pháp luôn biến hiện không có thực thể. Vì tất cả các pháp đều không có thực thể, nên gọi là Không. Cho nên Vô sanh là cách nói khác của Niết-bàn, là không ai sanh – không ai diệt, cũngkhông tự sinh - không tự diệt.
---------------
(*) Chú thích:  Nhận thức về Không (= Không tính, tính Không;  P: suññatā;  S: Śūnyatā;  E:  Emptiness) thì có 2 dạng Tứ cú phân biệt là khẳng định (positive) và phủ định (negative) như dưới đây:
 
Positive configuration
  1. P
  2. Not-P
  3. Both P and Not-P
  4. Neither P nor Not-P
Negative configuration
  1. Not (P)
  2. Not (Not-P)
  3. Not (Both P and Not-P)
  4. Not (Neither P nor Not-P)
 
 
          Trong Phẫm Quán Niết-bàn của Trung Luận có các bài kệ sau:

Bài kệ 1
若一切法空                                Nhược nhất thiết pháp Không   
無生無滅者                                Vô sinh vô diệt giả                                何斷何所滅                                 Hà đoạn hà sở diệt                                         而稱為涅槃                                 Nhi xưng vi Niết bàn?                 

Nếu các pháp đều Không,
Không sinh cũng không diệt,
Có gì đoạn và diệt
Mà gọi là Niết-bàn?
 
Bài kệ 2

若諸法不空                                Nhược chư pháp bất Không                 則無生無滅                                 Tắc vô sinh vô diệt                               何斷何所滅                                 Hà đoạn hà sở diệt                                         而稱為涅槃                                 Nhi xưng vi Niết bàn?                           
Nếu các pháp chẳng không
Thì không sinh không diệt.
Có gì đoạn và diệt
Mà nói tới Niết-bàn?
 
Bài kệ 3

無得亦無至                                Vô đắc diệc vô trí                                 不斷亦不常                                 Bất đoạn diệc bất thường                     不生亦不滅                                 Bất sinh diệc bất diệt                            是說名涅槃                                 Thị thuyết danh Niết bàn.          
 
Không đắc cũng không tới
Không đoạn cũng không thường
Không sinh cũng không diệt
Đó gọi là Niết bàn.
 
2. Nhục.
Nhục là từ gốc Hán có nghĩa là xấu hổ, là tức giận bản thân mình và thẹn về điều xấu nào đó của mình hay của người gây ra. Như vậy, nhục là điều tốt, là hành vi đạo đức mà mọi người lương thiện cần có khi có điều gì không tốt đẹp xảy ra trong đời sống cộng đồng.
Với một người lương thiện đạo đức thật, thì sau khi nhục, người ấy có trách nhiệm tìm cách hạn chế hay ngăn ngừa điều xấu tái diễn trong khả năng của mình, chứ không biểu hiện thái độ đạo đức giả tìm cách né tránh điều xấu một cách trịch thượng của Khuất Nguyên “Đời đục cả chỉ có mình ta trong. Đời say cả chỉ có mình ta tỉnh!” (Khuất Nguyên làm quan đại phu đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức).
          Do đó, nếu người nào đã cảm thấy nhục trước hành vi xấu của mình hay của người đều là người đạt đạo đức 50%.  Nếu người đó ăn năn tự hứa không tái phạm điều xấu hoặc giúp người khác ăn năn sửa đổi điều xấu, thì có thể bảo rằng người này có thêm 50% nữa.
          Nếu nói rằng người đạt đạo là người không biết nhục, thì phải chăng người đạt đạo là người vô đạo đức!?
          Kỳ thật, người đạt đạo phải là người biết nhục một cách cặn kẽ hơn những người bình thường. Bởi người đạt đạo biết nhục là biết điều xấu của một hành vi qua nhận thức về hành vi này qua nguyên tắc đạo đức sau, đó là: 
- Thiện:  Đó là hành vi đem đến “lợi mình và lợi người”.
- Bất thiện(xấu, ác):  Đó là hành vi đem đến “lợi mình mà hại người, hoặc lợi người mà hại mình, hoặc cả mình và người đều bị hại cả
Tất nhiên sau nhận thức này, người đạt đạo không tỏ thái độ tiêu cực như trách móc nguyền rủa hay thậm tệ lên án tội phạm, mà có những thái độ ân cần tích cực hơn.
Câu chuyện sau đây minh họa loại đạo đức xã hội này.

 
 
Tranh  của danh họa W. D. Polenow năm 1888 minh họa về câu chuyện ném đá.
Trong kinh Tân ước có ghi lại câu chuyện, luật sĩ và biệt phái dẫn một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và họ buộc nàng đứng trước mặt mọi người rồi hỏi Chúa Jesus: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Chúa Jesus muốn hướng con người nhìn về tâm hồn mình, để họ nhận biết tội lỗi bản thân và ăn năn trước khi kết tội anh em đồng loại, bèn bảo họ: “Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”.
Sau khi nghe Chúa Jesus nói, rất may là mọi người đều nhận thức được mình từng phạm tội và tất nhiên không ít người cũng phạm tội ngoại tình nên họ đều bỏ đá và ra về. Khi mọi người về hết, Chúa Jesus bảo người phụ nữ ngoại tình nọ:  “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”.
 
Xem thêm:

- Bài Đọc Thêm: Cơ Sở Triết Lý Của Tam Luận Tông -Phật Học ...
- LÝ THUYẾT VÔ SANH TRONG HỆ THỐNG KINH LĂNG GIÀ ...
- Tứ Cú Là Gì? - Phật Học Vấn Đáp - THƯ VIỆN HOA SEN
- Tứ Cú Và Tam Quán - Phật Học - THƯ VIỆN HOA SEN
- Thế nào là tứ cú và có từ đâu?| Phật Giáo Long An
- HỆ THỐNG TỨ-CÚ VÀ BÁT-BẤT - Giác ngộ
- Long Thụ – Wikipedia tiếng Viêt
- Catuṣkoṭi - Wikipedia
 
VIDEO
- Pháp vốn vô sanh- Thiền sư Duy Lực
- Vấn đáp: Quả vị Vô sanh | Thích Nhật Từ
- Vãng Sanh , Vô Sanh- Thích Tánh Tuệ 1/2
- Vãng Sanh , Vô Sanh- Thích Tánh Tuệ 2/2
- Niết Bàn & Vô Sanh Có Khác Không - HT Thanh Từ
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 

Huy Thai gởi