Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh







 
 
Ba ưu và Tám khổ
 


Lê Huy Trứ
 
 
Khổ đau và ưu tư là chân lý nhứ nhất trong TỨ DIỆU ĐẾ mà Đức Thế Tôn đã từng giảng dạy.  
 
Khổthuộc phạm trù tâm lý, đau thuộc về thể chất.  Cả hai hợp lại tạo nên mãnh lực chi phối kiếp sống và tâm lòng của chúng nhân sanh.  
 
Tổng quát, Phật Giáo phân loại 3 nổi ưu tư khổ lòng chính của nhân loại.  Đó là,
 
1. Khổ khổ: Là sự bất ý trùng điệp, liên tiếp xảy ra.  Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai.
 
2. Hành khổ: Là bị hành uẩn chủ đạo tạo nghiệp luân hồi đau lòng khổ tâm.

3. Hoại khổ:  Vạn vật hợp tan, hủy diệt vô thường.

Từ Ba ưu tư là nói theo nghĩa tổng quát, nếu phân tích chi tiết hơn thành Tám đau khổ. Tám khổ đau là những loại khổ não mà chúng sanh luân hồi sanh tử trong sáu đạo luôn phải gánh chịu.
 
Tám khổ bao gồm: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, và ngũ ấm thạnh khổ. 

1. Sanh khổ: Là nỗi khổ khó chịu trong sự sanh ra.
 
“Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe,
Đời có vui sao chẳng cười khì?”
(Nguyễn Công Trứ)
 
Sanh khổ có 5 loại: 

Thọ thai, Chủng tử,Tăng trưởng, Xuất thai, và Chủng loại.
 
2. Lão khổ: Là sự khổ trong lúc tuổi già.  Lão khổ có 2 loại: 

Tăng Trưởng và Suy Yếu.

3. Bệnh khổ: Là sự khổ đau trong cơn đau bệnh.
 
Bệnh khổ có 2 loại: 

– Thân bệnh: Thân bệnh đau.
– Tâm bệnh: Tâm bệnh khổ.

4. Tử khổ: Là sự khổ trong lúc chết.
 
Tử khổ có 2 loại: 

– Bệnh tử: Chết vì đau bệnh. 
– Ngoại duyên: Chết đau khổ vì bị ác duyên, bất đắc kỳ tử.
 
5. Ái biệt ly khổ: Là sự khổ khi xa lìa.  Ái biệt ly khổ có hai loại: 

Sanh ly và vĩnh biệt.

6. Oán tắng hội khổ: Là sự khổ về oan gia hội ngộ.

7. Cầu bất đắc khổ: Mong cầu không bao giờ được toại ý.

8. Ngũ ấm thạnh khổ:  Năm ấm là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân xác, bốn ấm kia thuộc về tâm lòng. Như vậy, ở đây nói về sự khổ đau của XÁC THÂN và TÂM TRÍ mà đau lòng nó còn khổ hơn là cái đau của thân thể.

Thích Nữ Đức Trí viết: “Những loại khổ sầu trên và còn bao nhiều niềm khổ sầu khác đang chi phối toàn bộ kiếp sống nhân sinh, tạo nên nỗi khổ không cùng cho chúng sanh. Chúng là những nguyên nhân chính đưa đến niềm đau, nỗi khổ triền miên cho chúng sinh và nguồn gốc gây nên khổ đau cho con người là do vô minh. Tức do sự ngu si không nhận chân rõ thật tướng về con người và thế giới mà con người đang sống là “KHÔNG”. “VÔ THƯỜNG”; không biết tu tâm, tích đức, xả ngã, vị tha…
 
 Người học Phật mỗi khi biết suy tư, nhận thức được bản chất khổ đau, nhận ra thật tướng của vạn pháp rồi, chuyên tâm tu tập theo triết lý cao đẹp, thì nỗi khổ sẽ được vơi dần theo năm tháng, dần dần đạt đến hạnh phúc, cao hơn nữa là an vui, tối thắng nhất là đạt được an lạc tuyệt đối của Niết Bàn.”
 
Ba ưu và tám khổ chỉ có thể hy vọng “vơi dần” trên cỏi đời hiện tại nếu chúng ta chuyên tâm tu tập.  Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiêu diệt được những nổi khổ đau này.   Ngày nào chúng ta còn mang tấm thân ngủ uẩn trong cỏi nhân sinh này thì ngày đó chúng ta, nhiều hay ít, sẽ vẫn còn đắm chìm trong biển khổ đau trừ khi chúng ta giác ngộ thành Phật. 
 
Chúng ta không nên cầu cấp tốc giác ngộ thành Phật để mau được giải thoát khỏi cơn đau khổ triền miên đang hành hạ thân tâm này.  Nếu chúng ta hèn nhát chạy trốn thay vì có dũng khí trực diện để đối phó với đau khổ thì chúng ta sẽ chắn chắn cầu bất khả đắc ... khổ đau vẫn hoàn đau khổ, còn lâu mới giác ngộ.  Biết vậy nhưng đại đa số chúng ta không làm như vậy vì “biết dể nhưng làm khó.”  Cầu xin và tin tưởng vào phép lạ hình như dể làm hơn và nếu may mắn mà khả đắc thì nó sẽ giải quyết cấp thời những đòi hỏi phàm phu hơn là tục diệm truyền đăng, tự lực cánh sinh.
 
Cơ thể, cái nhục thân này có đau nhưng không có khổ.  Cái tâm phan duyên này có khổ nhưng không có đau.  Cầu cho cái sướng cũng như cái khổ đến mau, qua mau, đi xuyên qua cái thân tâm này.  Thay vì, gaté gaté cầu cho mau vượt qua bể khổ để tới bờ bên tê thì cứ ở bờ bên ni cầu cho bờ bên tê mau dời tới bờ bên ni nì.  Thay vì đáo bỉ ngạn thì để tự nó bỉ ngạn đáo.  Đó gọi là gaté gaté cho bờ này bến kia mênh mông tưởng nó như là vô bờ vô bến trở thành như nhất như (nondualism) không bến không bờ.  Cho nên giác là một chuyện mà ngộ lại là một chuyện khác hay ngược lại?

Dù muốn dù không cũng phải nên chấp nhận lý lẻ trên là điều đương nhiên như vậy, rồi thì cũng nên tu hành, đừng nên bắt chước tôi giỏi nói hơn làm, để có thể tự quán được bản lai của khổ đau và chiếu kiến diện mục của nó là tự nó như vậy.  Đó là chân lý rốt ráo của đạo như thị tri kiến.   
 

Tle8464953 gởi