Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại chùa Beeh Low See, Singapore và chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia
 


Hòa thượng Thích Như Điển
 
Kính bạch chư Tôn Trưởng lão
Cùng toàn thể Quý Thiện nam tín nữ,
 
Hôm nay, một lần nữa tôi lại có nhân duyên đến với Quý vị qua chương trình online nầy do Master Hui Siong đề nghị. Ngài là Phó Chủ tịch Hội đồng Tăng-già Thế giới(WBSC)World Buddhist Shanga Council kiêm Tổng Thư ký Hoa văn và hiện đang Trụ trì những chùa nầy tại Singapore và Indonesia. Sỡ dĩ tôi có được nhân duyên nầy là qua sự hình thành của WBSC từ năm 1966 tại Colombo, Tích Lan và năm 1969. Hội đồng nầy đã được tổ chức Đại hội lần thứ 2 tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, Việt Nam do Trưởng lãoHòa thượng Thích Tâm Châu, người đồng sáng lập ra WBSC đứng ra tổ chức. Thuở ấy, tôi mới từ thành phố cổ Hội An vào Sài Gòn nên chưa có duyên để tham dự.
 
Đến năm 1989, lần đầu tiên tôi tham dự Đại hội tại Taipei, Đài Loan do sự giới thiệu của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Tâm; và năm 1991, Ban Chấp hành Hội đồng Tăng-già Thế giới (First Executive Committee Meeting) họp từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 4 tại Hannover, Đức Quốc. Lần nầy có Trưởng lão Hòa thượng U Ming (Ngộ Minh) đến từ Đài Loan, Chủ tịch Hội Phật giáo Tăng-già Thế giới đã hơn 80 tuổi nhưng Ngài cũng đã chấn tích quang lâm. Trưởng lão Hòa thượng Kuak Kuang (Giác Quang) đến từ Hồng Kông, Trưởng lão Hòa thượng Liao Chung (Liễu Trung) đương kim Chủ tịch trong hiện tại và 16 vị Phó Chủ tịch của 16 nước Phật giáo trên thế giới đã hiện diện tại chùa Viên Giác Hannover; trong đó có Pháp sư Huệ Hùng cũng như Ngài Ming Kuan (Minh Quang) v.v… Bên phía Việt Nam, chúng tôi cung đón được Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu đến từ Canada, Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Vi, Trưởng lãoHòa thượng Thích Thiền Định, Trưởng lãoHòa thượng Thích Minh Tâm, Trưởng lãoHòa thượng Thích Minh Lễ đến từ Pháp Quốc và Trưởng lãoHòa thượng Thích Mãn Giác đến từ Hoa Kỳ. Chúng tôi biết nhau qua đạo tình từ dạo ấy và từ đó đến nay hơn 30 năm, chúng tôi vẫn thường xuyên đến tham dựcác kỳ Đại hội tại Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Mã Lai, Ma Cao v.v…thật là những nhân duyên thù thắng vì Phật pháp để phụng sự nhân sinh.
 
Đức Phật dạy rằng, mỗi chúng sanh có tất cả 404 thứ bệnh. Những bệnh thuộc về đất có 101 loại, những bệnh thuộc về nước có 101 loại, những bệnh thuộc về gió có 101 loại và những bệnh thuộc về lửa cũng có 101 loại. Đức Phật qua cái nhìn siêu việt của tuệ giác quán sát chúng sanh, Ngài đã thấy như vậy. Không biết ngày hôm nay y học phát triển rất mạnh ở mọi ngành nghề và mọi phương diện, đã tìm ra hết được 404 thứ bệnh ấy chưa? Nếubác sĩ mà không biết được bệnh của bệnh nhân thì không thể nào kê toa cho thuốc được.
 
Saukhi thành đạo dưới cội bồ-đề, Đức Phật đã tư duy rất nhiều về nỗi khổ của nhân sinh.Sau đó,Ngài đi về hướng Varanasi bên cạnh sông Hằng đã dùng liệu pháp Tứ diệu đế để độ cho 5 anh em  Kiều-trần-như và liệu pháp nầy mãi cho đến hôm nay tất cả các truyền thống của Phật giáo như Nam tông, Bắc tông và Kim Cang thừa vẫn đang ứng dụng để trị liệu cho muôn loài. Đó là Khổ, đó là Tập, đó là Diệt và đó là Đạo - con đường đưa đến cảnh giới giải thoát an lạc hoàn toàn.
 
Trong Kinh tạng Nam truyền có nói về “nhận thức quán-mười liệu pháp chánh niệm”(Meditation on Perception- Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness)do Đức Phật dạy cho tôn giả A-nan khi thấy tỳ-kheo Girimananda bị bệnh. Đức Phật không đích thân đến, khi Ngài đang ở tại Savatti, mà Ngài truyền dạy cho tôn giả A-nan mang 10 phép quán nầy đến cho thầy Girimananda. Sau khi nghe tôn giả A-nan tuyên thuyết lại lời Phật dạy, tỳ-kheo Girimananda đã hết bịnh. Vậy bịnh do thân làm khổ lụy, nhưng nhờ tâm làm chủ quán niệm về 10 phép quán nầy một cách triệt để, nên bệnh duyên lại được khỏi. Đây là một loại pháp dược dùng để trị liệu cho cả thân lẫn tâm, đặc biệt cho những vị xuất gia. Người tại gia chắc chắn cũng có thể thực hành quán niệm như thế để chữa lành được bệnh tật của mình, nhưng đòi hỏi phải có việc dụng công miên mật qua phép quán nầy thì mới mong chữa lành khỏi những căn bệnh của thân cũng như của tâm.
 
Đức Phật cũng đã dạy trong Luận A-tỳ-đàm về việc thành lập thế giới rằng: Thế giới nầy và nhiều thế giới khác đều được thành lập bởi nghiệp lực của chúng sanh và phải trải qua 4 giai đoạn chính. Đó là thành, trụ, hoại và diệt. Cũng trong 4 giai đoạn nầy mỗi thế giới có tuổi thọ dài lâu hay ngắn ngủi là do phước báu hay hành nghiệp của những chúng sanh trong thế giới ấy tạo nên. Mỗi một thế giới như thế khi đã được thành tựu phải chịu qua 3 lần của Tiểu tam tai và 3 lần của Đại tam tai. Ba lần của Tiểu tam tai đó là: chiến tranh, đói khát và dịch bệnh. Con người lo tranh giành với nhau từ chuyện ăn uống đến địa vị, tiền của, tư tưởng với nhau; nên bắt đầu đi gây hấn với các nước lân bang. Việc nầy trong chúng ta nhiều người đã kinh qua.
 
Từ kết quả của chiến tranh, lúc nào cũng có một bên thắng trận và một bên thua trận. Dẫu thắng hay thua thì bên nào cũng có người chết một cách oan uổng bởi những người hiếu chiến.Sau khi chấm dứt chiến tranh là sự nghèo đói xảy ra khắp nơi. Kết quả của chiến tranh thời đệ nhất thế chiến(1914-1918)hay đệ nhị thế chiến(1939-1945), nhiều người đói khổ lầm than, không bút mực nào tả xiết nổi hết cái khổ đau của kiếp con người. Chiến tranh chấm dứt, bệnh tật lại hoành hành và thế giới lại lâm vào những tình trạng bi thương khác nữa. Chết vì dịch bệnh, vì đói khát, vì nghèo túng v.v…
 
Thời kỳ Đại tam tai sẽ xảy ra sau thời kỳ Tiểu tam tai. Đó là: nước biển sẽ dâng cao hết cõi dục giới nầy,lửa sẽ đốt cháy trong lòng đất làm cho đất phải vở tung ra,gió sẽ mang từng mãnh đất trôi theo nước, di chuyển về nơi vô định. Cuối cùng trên những mảng đất còn sót lại ấy, một số người còn phước báu nên được sống sót và nhiều người trong họ biết nói đến đạo đức, lòng tin cũng như phát tâm quy y Tam bảo v.v…thế giới mới sẽ được tái tạo dựng. Thời gian không hạn định là bao lâu, bởi vì tất cả những họa phước nầy đều do con người gây ra thì chính chúng ta phải gánh lấy hậu quả vậy.
 
Đức Phật và chư vị Bồ-tát giống như một vị lương y, biết chữa bịnh cho thuốc; nhưng nếu chúng ta không chịu uống thuốc thì lỗi ấy không phải do bác sĩ, mà là do người bệnh vậy. Nếu người bệnh viện dẫn lý do, nào là thuốc đắng, nào là thuốc cay, chát v.v… không thể dùng được, thì căn bệnh kia cứ mãi kéo dài trong vô tận. Điều ấy có nghĩa là nghiệp bất thiện của chúng sanh có cơ hội chiếm cứ thân cũng như tâm của chúng sanh nhiều hơn; nên phải cần thời gian trị liệu lâu dài hơn nữa.
 
Kinh Phật cũng dạy rằng: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”; có nghĩa là: những vị Giác ngộ biết chắc một điều là nhân nầy xấu, nên không bao giờ lầm lỡ gây ra. Trong khi đó chúng sanh chúng ta hầu như không quan tâm đến việc gây nhân, mà chỉ sợ kết quả. Điều nầy đi ngược lại lời Phật dạy và chư vị Bồ-tát. Bởi vì nếu cái nhân gây ra trong hiện tại tốt, thì cái quả chắc chắn không thể xấu được. Đa phần chúng ta chỉ sợ quả đến, chứ ít ai cố gắng hiểu và thực hành lời dạy của chư Phật một cách rốt ráo để đoạn trừ vô minh sanh tử trong nhiếu đời nhiều kiếp khi gây ra nhân.
 
Từ tháng 2 năm 2020 đến nay đã hơn một năm rồi, cả thế giới hơn 7 tỷ người, không ai là không nghe hay không biết đến con Corona virus nầy. Trên từ các bậc giáo chủ của các tôn giáo, dưới cho đến bàng dân thiên hạ cũng như những trẻ thơ còn nhỏ dại cũng chẳng thể thoát ra khỏi được lưỡi hái của tử thần, trong khi ai cũng sợ chết. Bây giờ là tháng 3 năm 2021 riêng tại xứ Đức nầy có đến 70.000 người chết vì Covid-19 và hơn 2 triệu người bị nhiễm bệnh. Tổng thống Đức Steimeier kêu gọi dân chúng lấy ngày 18 tháng 4 làm ngày tưởng niệm cho những người mất vì Covid Pandemie trong thời gian qua. Thế giới thì vô số trường hợp bi thương hơn, vì nhà thương không còn giường cho người bệnh nằm nữa. Oxygen cũng đang thiếu trầm trọng như ở Jordan trong mấy ngày nay. Những nước giàu có nhưng có số dân ít thì được tim chủng ngừa Covid-19 trước nên đã được an tâm phần nào, còn đa phần những nước đông dân như Ấn Độ, Trung Hoa, Indonesia v.v… là cả một vấn đề khó giải quyết của chính quyền sở tại.
 
Vào ngày 6 tháng 3 năm 2021 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được chích ngừa thuốc chống lại Covid-19 lần thứ nhất tại một bệnh viện ở vùng Dharamsara và 2 tuần sau đó, Ngài được chích mũi thứ 2 để ngừa bệnh. Báo chí, truyền thông đã đưa tin về việc nầy-. Ngài cũng khuyên là tất cả mọi người cũng nên chích ngừa để dịch bệnh đỡ lây lan qua cho những người khác.
 
Theo thông tin của những giới chức y tế, họ cho biết rằng, con vi khuẩn nầy nếu đem nhốt trọn vào một nơi thì thể tích của nó chưa bằng một lon Coca Cola. Thế mà nó đã làm cho thế giới đảo điên không ít. Suốt một năm trời trôi qua, thế giới đang đứng trước những tình huống khó khăn như chưa bao giờ xảy ra sau đệ nhị thế chiến. Con em không được đi đến trường học, cha mẹ không có việc làm, ông bà sống cô đơn buồn tủi, vì không được con cháu viếng thăm. Máy bay ít chuyến, xe hơi, tàu lửa, tàu thủy bị hạn chế tối đa. Những nơi tập trung đông đúc như trước đây bị giới hạn rất nhiều; nghĩa là chỉ được tập trung theo lời khuyến cáo của chính phủ và bộ y tế. Ngay cả nhà thờ, Mooschee, chùa viện, thánh thất v.v… cũng phải chịu chung với số phận nầy.
 
Một số nước tại Âu Châu, Mỹ Châu, Á Châu, Úc Châu và Phi Châu đã bắt đầu chích ngừa cho những người lớn tuổi trên 80, rồi trên 70 và những nhân viên làm việc trong các bệnh viện v.v…Thế nhưng, tiến độ rất chậm chạp, ai cũng mong đến phiên mình được chích ngừa. Rồi ai cũng sẽ được chích hết, nhưng chắc rằng phải đến cuối năm 2021 nầy mới mong thế giới sẽ trở lại sinh hoạt bình thường như trước đây.
 
Đứng trước tình hình khủng hoảng của thế giới như vậy,Phật giáo đã làm được gì cho những người bị bệnh hiểm nghèo? Dĩ nhiên là có rất nhiều việc mà Phật giáo đã làm. Ví dụ như cấp phát khẩu trang miễn phí, làm bệnh viện dã chiến giúp các chính quyền sở tại,cho Phật tử làm thiện nguyện trong các bệnh viện, giúp đi chợ mua thực phẩm cho những người già không có ai chăm sóc, giúp trẻ em an tâm ở nhà với cha mẹ, khi cha mẹ cũng như con cái phải đối diện với nhau hằng ngày trong một khung cảnh gia đình chật hẹp; nên đã phát sinh ra nhiều cú sốc tâm lý và chư Tăng Ni cũng như Phật tử khắp nơi đã vận dụng khả năng hiện có của mình để trợ lực với chính quyền sở tại, nhằm ngăn chặn sự lây lan được nhiều chừng nào thì tốt chừng ấy.
 
Tại nước Đức nầy, một số cơ sở như Kindergarten, trường học, chợ búa, tiệm hớt tóc v.v…đã được mở cửa lại từng phần tùy theo số người nhiễm bịnh tại vùng đó cao hay thấp. Cũng có nơi mở cửa xong, sự lây lan nhiều hơn xưa thì chính quyền lại ra lệnh phải cách ly xã hội trở lại. Như vậy, đúng là một cái vòng lẩn quẩn. Khi người ta bị trói buộc thì người ta luôn muốn được cởi trói; và khi được tự do rồi, con người không tuân thủ luật lệ của sự tự do; nên pháp luật sẽ ràng buộc con người trở lại như xưa. Cứ thế và cứ thế, thế giới nầy sinh diệt biến dị qua 4 giai đoạn của thành, trụ, hoại, không là như vậy.
 
Người Phật tử chúng ta luôn biết rằng, Đức Phật chế giới ra cho người xuất gia hay tại gia không phải là sự hù dọa hay sự cưỡng ép, mà việc giữ giới là một sự phòng hộ cho thân cũng như tâm của chúng ta không dễ bị phạm phải và nếu có phạm thì cũng dễ chữa lành. Vì nước sông có thể rửa sạch được vết nhơ trên thân thể cũng như giặt sạch được áo quần, nhưng tội lỗi thì chỉ có sự sám hối, ăn năn chừa đổi những lỗi lầm của chúng ta đã gây tạo trong đời nầy hay nhiều đời về trước, thì thế giới nầy mới sáng sủa hơn, tật bịnh sẽ ít còn ngự trị trên thế gian nầy nữa.
 
Dẫu cho cơn bịnh nặng nào rồi cũng sẽ hết, nhường chỗ cho sự an vui và hạnh phúc cận kề; nhưng sự an ổn ấy có được kéo dài tuổi thọ bao lâu đều là do chính mỗi người trong chúng ta thực hiện; chứ không phải do ở những vị bác sĩ tài giỏi kia. Ngay như Đức Phật, một bậc Thầy được xưng làVô thượng Y vương, nhưng Ngài cũng sẽ không cứu được hết tất cả chúng sanh khỏi bịnh khổ, nếu chính chúng ta không chịu uống thuốc để trừ khổ kia.
 
 Lời cuối, chúng tôi xin niệm ân Master Hui Siong rất nhiều. Nếu không có Ngài thì chúng tôi không có cơ hội để gặp gỡ gián tiếp Quý Phật tử người Hoa, người Indonesia, người Mã Lai, người Singapore, người Việt v.v… trên một diễn đàn online như thế nầy.Nếu có được phần phước báu lợi lạc nào qua việc nghe pháp nầy, chúng tôi xin hồi hướng lên Tam bảo chứng minh và gia hộ cho tất cả Quý ngài cùng Quý vị luôn được an vui, hạnh phúc và cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nạn dịch Covid-19 sớm được tiêu trừ để người người được an cư lạc nghiệp.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma Ha Tát.
 
 
 
 

 
尊敬的諸位長老和所有的男女同修
 
今天,我再次應慧雄大師的邀請而有緣和諸位在網上談話了。他是世界佛教僧伽會(World Buddhist Shanga Council)副會長兼華文秘書長,目前是新加坡和印度尼西亞的這些寺廟的住持。我之所以有這種因緣是與世界佛教僧伽會於1966年在錫蘭的科倫坡成立有關。該會第二屆研討會在越南西貢的永嚴寺(Vinh Nghiem)舉行了,此次研討會由釋心珠長老和尚- 世界佛教僧伽會同創辦人- 當主持人。那時,我剛從會安古城搬到西貢來,所以沒有緣分參加這次會議。
 
1989年,得到釋心明老和尚推薦先生的推薦,我第一次參加了該會在台灣台北舉行的會議。1991年,執行委員會第一次會議於4月12日至18日在德國漢諾威(Hannover)舉行。這次,台灣世界佛教僧伽會主席80歲高齡的悟明老和尚也振錫光臨。來自香港的覺光老和尚,現任會長的了中老和尚與代表世界上16個佛教國家的16位副會長出席了漢諾威的圓覺寺。慧雄法師和明光法師也有參加會議。越南佛教代表人,我們恭請加拿大的釋心珠長老和尚,釋玄微長老和尚,釋禪定長老和尚,釋明心長老和尚,來自法國的釋明禮長老和尚,和來自美國的釋滿覺長老和尚。從那時起30多年來,我們定期參加在台灣,韓國,新加坡,印尼,香港,馬來西亞和澳門等地舉行的大會。這些真是殊勝因緣讓我們為了佛法,為了眾生而貢獻。
 
 
佛陀說:每個人共有404種疾病,有101種土病,101種水病,101種風病和101種火病。佛陀慧眼觀察眾生而看破如此真相。現在醫學多方面蓬勃發展不知是否他們已經找到那404種病情?如果醫生不知道患者的病情,怎麼能給病人開方下藥呢?
 
在菩提樹下得到開悟之後,關於人類的苦難佛陀已經思考了很多。之後,他前往恒河旁的瓦拉納西,並以“四聖諦”教化憍陳如五兄弟,至今,所有傳統佛教如南傳佛教,北傳佛教和金剛乘仍然用此法來治療所有眾生苦病。此法就是苦、習、滅、道-引導走上解脫安樂境界之路。
 
在南傳佛教經典裡有談到“認識觀-十種正念法”,當時因為佛陀看到吉里曼南達比丘(Bhikkhu Girimananda)生病了,佛陀住在舍衛城(Savatti) 不能親自來所以指示阿難陀尊者以此十種觀法交給吉里曼南達比丘。聽了阿難陀尊者誦讀佛陀的教法之後,吉里曼南達比丘康復了。因此,身病會很難受,但是心徹底觀察10種觀法,那病緣就康復。這是一種可以同時治療身心的藥方,尤其是對治出家人的心病。在家信徒當然可以行持觀法來治愈自己的疾病,但是要綿密用功這種行法才能治愈身心的疾病。
 
又佛陀在《阿毘達摩論》中說到了世界成立之事:這個世界以及許多其他世界都是由眾生的業力建立的,而經過四個主要階段,那就是成、住、易、滅。同樣在這四個階段中,每個世界中都有生命的長短跟其福報與業力有關。每個世界的成立,皆經過三次小三災和三次大三災。三次小三災:戰爭,飢餓
和疫病。人們往往為了飲食以及地位、錢財、思想而彼此競爭,引起與鄰邦對頭。這些事情我們大部分都經歷過。
 
戰爭之後,總是有一方勝利而另一方失敗。勝利或失敗則雙方都有很多人冤枉地喪身。戰爭結束後,飢餓貧窮到處都是。第一世戰(1914-1918)或第二世戰(1939-1945)的後果是涂炭百姓,說不盡人生的苦難。戰爭結束了,疾病再次橫行,世界再次陷入了其他悲劇困境。死於疾病,飢餓,貧困等。
 
大三災期在小三災期之後發生。所謂海水上升過於欲界,大火在地下燃燒,導致地球破裂,風使大塊的泥土​​跟著水漂流,移到無定的地方。最後,在那些剩餘的土地上,有些人因為還有福報所以還能生存,其中許多人很會講道理、信仰以及發心皈依三寶等等因此新世界才能成立。時間多久不限定,因為所有禍福都跟我們行為有關,我們自作自受,我們自己必須要承擔後果。
 
佛陀和諸菩薩就像良醫一樣,可以對症下藥;可是,如果我們得病而不肯吃藥,那不是醫生的錯,而是患者的問題。如果患者一直找理由說藥很苦、很澀、很酸等等我不能吃,那麼此人病情永遠不得治療。這意味著眾生的不善業力有機會而佔據更多眾生的身心;應該需要更多的時間來治療。
 
佛經也教導說:“菩薩怕因,眾生怕果”,也就是說:開悟的人肯定知道這種事情是不好的因而永遠謹慎不犯錯。可是我們對於造作壞因幾乎沒有在乎,而只顧著結果。此事與佛陀和諸菩薩的教導往往相反。因為如果當前的原因是好的,那麼效果肯定不會是壞的。我們大部分只害怕結果,而很少有人去理解和實踐佛陀的教義以除無明了生死。
 
從2020年2月到現在,已經一年多了,全世界超過70億人,沒有人對這種Corona病毒一無所知。從宗教領導者到人民以及年幼的孩子都無法逃避死亡的鐮刀,而每個人都害怕死亡。到2021年3月,僅在德國,就有7萬人死於Covid-19,並感染了超過200萬人。德國總統施泰因邁爾(Steimeier)呼籲民眾將4月18日作為紀念日,以紀念因Covid Pandemie而喪生的人們。在世界上,無數的病例更為悲劇,因為醫院病床不足,氧氣嚴重的缺乏,如近幾天
在約旦的情況。富裕而人口不多的一些國家已經接種了Covid-19疫苗,因此多少有些安心。大部分人口稠密的國家比如印度、中國、印度尼西亞等國家都在面對難以解決的Covid-19疫苗的問題。
 
2021年3月6日,第14世達賴喇嘛在達蘭薩拉(Dharamsara)的一家醫院接種Covid-19疫苗第一剂,兩週後,他接受了第二剂以防疾病。媒體對此事都有報導。他還建議每個人都接種疫苗,以使這種流行病不太可能傳染給其他人。
 
據衛生官員消息,他們說,如果把世界上全部這種細菌鎖在一個地方,它們的體積會少於一罐可口可樂。然而,它們已經讓世界變得這麼瘋狂顛倒。整整一年了,世界面對著從第二次世界大戰之後起沒有遇到艱難的局面,孩子不能上學,父母沒有工作,兒孫不能照常看望祖父祖母使過著孤獨淒涼的生活。飛機、汽車、火車和輪船被過於限制運行。像過去那樣集中人群的地方現在也被封鎖,只能按照政府與衛生部的勸告而聚集。連教堂,回教聖堂,寺廟,聖屋等也遭受了這種命運的折磨。
 
歐洲,美洲,亞洲,澳大利亞和非洲的幾個國家已經開始給80接種疫苗,然後超過70歲的人和在醫院工作的人員進行疫苗接種。可是進度非常緩慢,人人都希望自己得到接種疫苗。有一天每個人都會被接種,但是最早也是2021年年底,我們的世界才能回到像以前的正常生活。
 
面對世界上的這種危機,佛教對重病患者做了什麼樣的幫助?佛教當然能做到了很多貢獻了。例如,分發免費的口罩,建野戰醫院以幫助所在政府,勸勉佛教徒在醫院里作義工,幫助那些無人照顧的老人購買食物,並幫助孩子跟父母親在家中感到安全,孩子們跟父母天天都在狹窄的家庭環境中,因此出生了很多心理震盪,各地的僧侶和佛教徒都利用他們現有的能力來協助地方政府,以盡可能地防止這種疫病的傳染情。
 
在德國,根據當地感染人數的多少,而部分機構如幼兒園,學校,市場,理髮店等已能重新開放。也有一些地方剛剛再次開放,感染病毒的人數便增多了,政府再次下令實行社會隔離。所以,這是一個惡性循環。當一個人被束縛時,總是想被解開。當人自由時,人們就沒有遵守自由法則;因此,法律使人們重新回到原來的狀態。就像那樣,這個世界如此經過成住壞空四個階段。
 
作為佛教徒,我們要知道,佛陀為出家人還是在家人制戒並不是恐嚇或勉强大家,而行持戒律是一種止惡俢善,使我們不容易犯錯,即使有錯誤也容易悔改。因為河水可以洗去身上的污跡,也可以把衣服洗乾淨,但罪過只有懺悔,悔改我們今生或者前生所造的一切不善業,能做到如此,這個世界會更燦爛,疾病會減少,不會在這個世界上長久逗留了。
 
無論多重的病情也會有康復的那一天,退讓於喜悅和幸福來臨。但是這種安穩能延遲多久都靠我們每個人的行為;而不是靠那些才華的醫生。就佛陀來說,他被稱為無上醫王,但如果我們自己拒絕服藥以消除病苦,那佛陀也無法拯救所有有情眾生。
 
最後一句話,我們非常感謝慧雄長老,沒有他,我們就沒有機會能這樣在線論壇上間接跟華人、印尼人、馬來人、新加坡人、越南人。如果聽到此法有任何益處,我們將願迴向三寶證監和保佑諸位長老與各位信徒得到安樂,幸福,願世界和平,Covid-19流行病早日消除。這樣人們就可以安居樂業了。
南無歡喜藏菩薩摩訶薩。
 
Trung Tâm Phiên Dịch Hán Nôm Huệ Quang, Sài Gòn, Việt Nam dịch sang Hoa ngữ
 



 
___________________________________


 
March 2021. Dharma Talk at Beeh Low See Temple, Singapore, Mahakaruna Buddhist Centerand Vihara Mahavira Graha Medan Temple,Indonesia.
 
By Most Venerable Thich NhuDien
 
Dear Most VenerableSangha members,
Dear Lay Buddhists.
 
Today, once again, I have another opportunityto talk to you through this online Dharma Talk, proposed by Master Hui Siong. He is Vice President of the World Buddhist Sangha Counciland General-Secretary for Chinese Language Department. He is alsoabbot of Beeh Low See Temple, Mahakaruna Buddhist Center and Vihara Mahavira Graha Medan Temple in Singapore and Indonesia. The connections which lead to this opportunity could be traced back through the founding Congress of the WBSC in Colombo, Sri Lanka in 1966 and the second Congress held at Vinh Nghiem Pagoda in Saigon, Vietnam in 1969 by the Most Venerable Thich Tam Chau, co-founder of WBSC. At that time, I had just moved from Hoi An to Saigon; so I did not have theopportunity to participate.
 
In 1989, for the first time, I participated in the Congress held in Taipei, Taiwan, thanks to the recommendation of the Most Venerable Thich Minh Tam. Two years later, in 1991, the First ExecutiveCommittee Meetingwas held from April 12 to 18 in Hannover, Germany. At that time the Most Venerable Wu Ming, president of WBSC, from Taiwan also attended the Meeting, even though he was over 80 years old. The Most Venerable KuakKuang from Hong Kong, the Most Venerable Liao Chung, current President, and 16 Vice Presidents representing 16 Buddhist countries around the world were present at VienGiac Pagoda, Hannover, including Master Hui Siong as well as Master Ming Kuang and others. On the Vietnamese side, we were honored to welcome Most Venerable Thich Tam Chau from Canada, Most Venerable Thich Huyen Vi, Most Venerable Thich ThienDinh, Most Venerable Thich Minh Tam, Most Venerable Thich Minh Le from France and Most Venerable Thich Man Giac from the US. We have known each other for more than 30 years now and still often attend the Congresses in Taiwan, Korea, Singapore, Indonesia, HongKong, Malaysia, Macau, etc. How great these supreme conditions are to serve human beings in the name of the Buddha Dharma!
 
Buddha has taught us that each sentient-being has a total of 404 (four hundred and four) types of diseases. There are 101 (hundred and one) of earth-based diseases, 101 of water-based diseases, 101 of wind-based diseases, and similarly, 101 of fire-based diseases. The Buddha, with his transcendent observation wisdom, saw through that. Nowadays, I wonder if medicine-science, which thrives in every profession and all aspects, has found all ofthese 404 diseases yet? If a doctor does not know the illness of his patient, he could not give a prescription either.
 
After attaining Enlightenment under the Bodhi Tree, Buddha had thought a lot about the suffering of humans and then headed towards Varanasi, next to the Ganga river. He used the Four Noble Truths as the prescription to helpthe 5 brothers of Ajanta-Kaundinya, and this prescriptionis still being applied to heal all sentient-beings by all Buddhist traditions whether Theravada, Mahayanaor Vajrayana. That prescription contains the truth of suffering, the truth of the cause of suffering, the truth of the cessation of suffering, and the truth of the eightfold path leading to complete cessation of suffering.
 
The Pali Canon mentions about Meditation on Perception - Ten healing practices - to cultivate mindfulness that Buddha taught Venerable Ananda when he saw that Bhikkhu Girimananda was sick. Buddha did not come in person since he was inSavatti, but he instructed Venerable Ananda to bring these 10 practices to Venerable Girimananda. After hearing Buddha's teaching, BhikkuGirimananda recovered from his illness. Illness is caused by suffering of the body; but thanks to the mind mastering of these 10 contemplations, the illness was cured. This is theDharma that can be used to treat both body and mind, especially for monastics. Certainly, lay people can also practice these contemplations to heal their illness; however, it requires an intensive cultivation of this practice to heal the illness of the body and the mind.
 
Buddha has also taughtabout the beginning of the world in the Abhidharmathat this world and many other worlds are created by the accumulated karma of all sentient beings and must go through 4 main stages. They are forming, dwelling, decaying and destroying. Also, in each of these 4 stages, the lifespan of each world depends on the merits and karma of its beings. Furthermore, each of such worlds must go through Three Small Disasters and Three Great Disasters. Three Small Disasters are Wars, Famines and Pandemics. Humans are occupied with disputes among themselves, fighting over food, status, money and ideals; and thus, starting aggression with neighbouring countries. Many of us may have experienced these things before.
 
As a result of wars, there are alwaysone winning side and one losing side. Either win or lose, innocent people died because of the aggressors. After the wars, poverty spread widely. The result of World War I (1914-1918) and World War II (1939-1945) causedso many peoplewith starvation and misery; words cannoteven describe the suffering of human lives. After the wars, disease raged again and the world fell into another tragedy, such asdisease, starvation, poverty.
 
The period of Three Great Disaster will occur after the period of Three Small Disasters. That is: the sea-level will rise to the end of the realm of Desire. Fire will burn in the ground, causing the earth to burst open. The wind will carry each piece of soil drifting with water to the unknown place. Finally, only those who have gained merits can survive and remain on thoselastplots of land. Many of them have morality, faith, and have takenrefuge in the TripleGem. A new world will then be rebuilt. Time is not defined, because all of these disasters are caused by humans, and we must bear the consequence ourselves.
 
The Buddha and Bodhisattvas are like good doctors who can cure and give medicines; however, if we refuse to take medicines, the blame is not on the doctors, but rather on the patients. If a patient, citing any reason, like the medicine is too bitter, hot or acrid, and thus cannot be taken, the illness will then last forever. This means that the bad karma of sentient beings has a higher chance to occupy the body and mind; hence, longer treatment time will be needed.
 
The Buddha Sutra also teaches that “Bodhisattvas are afraid of causes, sentient beings are afraid of results”, that is that the enlightened ones know exactly that a certain cause is bad, and never let the result happen by mistake. However, human beings do not care about the causes, but are only afraid of the results. This goes against the teaching of Buddha and Bodhisattvas because if the present cause is good, the future result certainly cannot be bad. Most of us are afraid of the coming results and do not try to understand and practice the teaching of the Buddhas thoroughly to eliminate ignorance in samsara for many lives and kalpas through our causes.
 
Since February 2020 till now, it has been more than a year. The whole world with more than seven billion of people, no one has not heard about the Covid-19 virus. Religious leaders as well as ordinary people, young people, cannot escape the scythe of death, while everyone is afraid of death. It is now March 2021, in Germany, 70.000 (seventy thousand) people have died because of Covid 19 and more than 2 million are infected. The German President Steinmeier has called people to take the date of April 19 as a Memorial Day for the people who died because of the Covid-19 Pandemic. Throughout the world, there are countless tragic cases, because hospitalsdo not have enough beds for the sick. Oxygen machines are badly lacking, like in Jordan recently. In rich countries with small populations, people have already been vaccinating Covid-19; so, they have been somewhat reassured. However, in most populous countries like India, China, Indonesia and others, the local governments still have difficulties solving this problem.
 
On March 6. 2021, His Holiness the 14th Dalai Lama received the first Covid-19 vaccination shot at a hospital in the Dharamsala region and two weeks later, he received the second one to prevent the sickness. The press and media have reported on this. His Holiness also advised everyone to get vaccinated so that the epidemic is less likely to spread to others.
 
According to health officials who say that if the virus is locked up in one place, the volume of this virus is less than a can of Coca Cola. Yet, it has made the world go crazy. During the past year, the world has faced difficult situations like never beforesince World War II. Children cannot go to school, parents have no job, grandparents live alone and sad because their children and grandchildren cannot visit them. Airplanes, cars, trains, ships are limited to a minimum. Crowded places are now heavily restricted; people are only allowed to gather on the advice of the government and health ministry. Even churches, mosques, Temples, religious places, are suffering the same fate.
 
Several countries in Europe, America, Asia, Australia and Africa have begun vaccinating people over the age of 80, then over 70, and hospital staff like doctors, nurses, etc. However, the progress is very slow, while everyone is looking forward to their turn to be vaccinated. Soon, everyone will be vaccinated; but probably until the end of 2021, the world will hopefully return to normal activities as before.
 
Under such a crisis, what has Buddhism done for people who were seriously ill? There are of course many things that Buddhism has done so far. For example, distributing free masks, making the field hospitals to help local government, encouraging Buddhists to volunteer in hospitals, helping to buy food for old people who have no one to take care of, helping children feel secured at home with parents. It is obvious that when parents and children face each other daily in their narrow home, there arise lots of psychological shocks and tensions. Monks and nuns, as well as lay Buddhists everywhere have used their abilities to support local governments to prevent the spread of Covid-19 as good as they could.
 
In Germany, some facilities like Kindergarten, schools, market, barbershop, etc., have been partially reopened, depending on the number of infected people in that area. In some places however, after reopening, the government hadto order social isolation againbecause the spread has become even worst. What a vicious cycle. When one is tied up, one always wants to be free and when they are free, they are unable to obey the rule of freedom; so, the law will bind people back the way they were. Just like that, the world appears and goes away through 4 stages of forming, dwelling, decaying, and destroying.
 
As Buddhist, we always know that Buddha established the precepts for the monastics and laypeople, not to threaten or constraint. Keeping the precepts is rather a protection for our body as well as mind from suffering and if it is committed, it can easily be healed. We can use the river water to wash our body and clothes. However, wrong deeds can only be corrected by repentance, changing of our bad deeds in this life and many lives in the past. Only then this world can have a brighter future and the epidemics will lessdwell in this world.
 
No matter how severe illnessesare, they will end, leave room for joy and happiness; but how long that joy and happiness will last depends on each of us and not those talented Doctors.  Even though the Buddha, a great Master who is called“The Ultimate Master of Medicine”; cannot save us all from suffering, if we ourselves do not take the medicine.
 
Finally, I would like to express my sincere gratitude to Master Hui Siong. Without him, I would not have had the opportunity to meet Chinese Buddhists, Buddhists from Indonesia, from Malaysia, from Singapore and Vietnamese Buddhistson such an online forum like this. Should I receive any merits through this dharma talk activity, I wish to dedicate them to the Triple Jem to approve and bless all of the Most Venerable Sangha members and everyone to always be joyful, beneficial and may the world be peaceful, and Covid-19 pandemic will soon be gone so that everyone can live peacefully and work happily.
 
NamoMaha Bodhisattvas, treasury of Happiness
 
Translated in English: Ven. Dr.Thích Hạnh Giới, Reverend MA Thích Thông Giáo and Samanera: BA Thông Tuệ
 

H.T Thích Như Điển gởi