Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Bài tập thở giúp bác sĩ Nhật Bản trẻ hơn 30 tuổi
 

Bài tập thở giúp bác sĩ Toshiro Iketani, 61 tuổi, cải thiện lượng oxy cung cấp cho tim, tác động tới tuần hoàn máu, làm tăng tuổi thọ.
 
Iketani hiện là giám đốc của Bệnh viện Iketani, Nhật Bản. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng dù đã 61 tuổi, vẻ ngoài của ông như chỉ hơn 30, thể trạng tốt và không mắc bệnh tật. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh và lịch tập luyện khoa học mỗi ngày, Iketani còn thực hiện bài tập thở đơn giản để cải thiện chức năng mạch máu. Ông cho rằng đây là chìa khóa trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
 
Phương pháp được ông Iketani gọi là "thở cầu nguyện". Trong đó, người tập hít sâu bằng mũi, chắp hai tay ở tư thế như đang cầu nguyện, sau đó thở ra bằng miệng và từ từ hạ tay xuống. Bằng cách lặp lại quá trình này khoảng 10 lần, người tập có thể điều chỉnh hệ thần kinh tự trị, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Theo ông Iketani, kỹ thuật thở này giúp "xoa bóp bên trong các mạch máu", khiến trái tim hoạt động hiệu quả hơn.
 
Bác sĩ Iketani cũng cho biết kỹ thuật thở cầu nguyện giúp kiểm soát căng thẳng, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch. Nếu tập luyện thường xuyên, mọi người có thể điều hòa hệ thần kinh tự chủ, giảm nguy cơ mắc gặp các vấn đề tim mạch do hệ thần kinh hoạt động quá mức. Đây là cách hiệu quả để có trái tim khỏe mạnh và tuổi kéo dài tuổi thọ.
 
Khi thở bằng phương pháp cầu nguyện, cơ bắp con người được tác động một lực liên tục, có chủ đích, từ đó đạt trạng thái thư giãn, làm giảm căng thẳng thần kinh và khiến máu lưu thông tốt hơn. Phương pháp cũng thường được sử dụng trong tâm thần học hoặc phục hồi chức năng.
 

Bác sĩ Toshiro Iketani giải thích về bài tập thở cầu nguyện. Ảnh: QQ
 
Ưu điểm của bài tập thở này là không tốn quá nhiều thời gian hay công sức. Mọi người có thể tập luyện ở bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Thở kiểu cầu nguyện trước những sự kiện quan trọng, khi quá căng thẳng, tức giận cũng giúp kiềm chế cảm xúc.
 
Theo bác sĩ Iketani, hệ thần kinh giao cảm (nhiệm vụ kiểm soát phản ứng với sự căng thẳng) hoạt động tích cực nếu con người phấn khích, hồi hộp và bồn chồn. Nếu một người thường xuyên tức giận, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm không ổn định, dẫn đến "rối loạn hệ thần kinh tự trị". Trạng thái này tạo áp lực lên tim, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, từ đó dẫn đến các bệnh lý tim mạch.
 
Theo tài liệu giáo dục của Phòng khám Tim mạch Ikuta Nhật Bản, tăng nhịp tim có thể gây ra tăng huyết áp, tức ngực, khó thở. Nếu không được xử lý, các triệu chứng dần trở nên tồi tệ và tạo ra một chu kỳ tiêu cực.
 
Thục Linh (Theo Gnewswire, Good Morning Health)

_____________


Đỗ Hứng gởi