Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
BÃO TUYẾT
 
 
 

Trong ta là núi là rng,
Là trăm câu hát đã dng trên môi.
Hoài Khanh
 
 
1
 
Ông Bình đang ngồi uống trà thì Lan ra phòng khách, ngồi đối diện với ông, lên tiếng:
- Thưa chú, chắc chú Niệm đã nói chuyện với chú vềcháu và việc cháu đến nhờ chú trong thời gian mới đến Mỹ.
Ông nhìn Lan một lúc, rồi nói:
- Chú Niệm không nói với chú nhiều về Lan, chỉcó một bức thư ngắn nói Lan qua Mỹ theo diện du lịch, sẽ đến Chicago và nhờ chú cho Lan tá túc và chỉ dẫn Lan những điều cần trong thời gian sống ở Mỹ- Ông ngừng lại một lát: Ởnhà chú thì dễ dàng, ở bao lâu cũng được. Nhưng chú muốn biết Lan sẽ ở lại Mỹ bao lâu và sẽ đi những đâu?
Lan ngạc nhiên:
- Như vậy là chú Niệm không nói rõ mục đích qua Mỹ của cháu.
- Có thểkhông tiện nói. Qua điện thoại mấy lần, chú Niệm cũng chỉnói chừng đó.
Lan ngẫm nghĩ một lúc:
- Thưa chú, chồng cháu mất cách đây hơn một năm, và một người bạn thân của cháu ởChicago đã giới thiệu cháu cho người bạn Mỹcủa chồng chịấy, một kỹsư vi tính tên là John, ly dịvợvà muốn tìm một người vợViệt Nam. Không muốn phải kéo dài thời gian qua liên lạc thư từ, nên cháu đã dùng chuyến du lịch này đểkết hôn với John và ởlại Mỹluôn.
- Lan có nói với John vềý định này trước khi qua Mỹ?
- Lan đã nói và John rất vui, vì cũng mong muốn như thế.
Ông Bình cười:
- Như vậy thì ổn rồi. Lan sẽvềnhà John sớm.
Lan nói:
- Thưa chú, Lan cũng chỉmới liên lạc thư từvà điện thoại mấy tháng. Lan cần tìm hiểu thêm khi gặp nhau. Vì thếxin chú cho Lan ởđây tới ngày làm giấy kết hôn với John. Nhưng Lan không đi luôn đâu, sẽtrởvềthăm chú. Vì thành phốElgin, nơi John sống, ởvùng phụcận thành phốChicago.
Ông Bình nói:
- Cám ơn Lan là chưa đi đã muốn trởvề. Có nhiều gia đình người Việt ởđây, con cái lớn lên đại học là tìm cách ra ởriêng, ít khi vềnhà. Có lẽchúng không tìm thấy niềm vui nào khi sống cùng cha mẹ.
- Chắc chúng theo cách sống của bạn bè Mỹ.
Ông gật đầu:
- Chúng thích sống tựdo như người Mỹ. Mười tám, đôi mươi là có bồbịch. Chúng không muốn phải sống dưới tầm mắt của cha mẹ. Vì thếđời sống già ởMỹrất buồn. Thường thì chỉhai người già. Khi ông hay bà mất một thì đời sống của một người lại càng cô độc. Có một sốông tướng Việt Nam Cộng Hoà, con cái thành công, nhưng vềgià cũng phải vào Nursing home - Ông ngừng lại, rót trà vào tách uống mấy hớp, rồi đểxuống:
- Thếcòn gia đình Lan, ông bà thân sinh và anh em?
Lan thưa:
- Dạ, Lan còn ba má, một em trai và một em gái. Ba má Lan vẫn đi làm, còn hai em thì đang học đại học. Phần Lan thì sốphận không may, lấy chồng cách đây 3 năm, sống với nhau được hơn một năm thì anh ấy mất vì tai nạn xe.
- ThếLan học ngành gì và làm gì ởSài Gòn?
- Dạ, Lan học đại học ngoại ngữvà làm ởcông ty du lịch.
Ông Bình cười:
- Vậy là Lan chọn đúng nghề, đúng khảnăng.
- Sao chú lại nói vậy?
- Làm du lịch thì phải duyên dáng, linh hoạt và khéo léo. Lan có nhiều ưu điểm trong ngành này, nhất là nét mặt sáng và tươi.
Lan cười, nói:
- Cám ơn chú quá khen. Thật sựLan muốn dạy học, nhưng theo ngành giáo dục thì thu nhập quá thấp, nên phải bước qua du lịch.
- Nhưng khi đi vào ngành du lịch Lan thấy thếnào?
- Dạ, du lịch cho Lan tiếp xúc nhiều, có cơ hội đi và luyện nghe và nói tiếng Anh.
Ông gật đầu:
- Với cái vốn đó, Lan dễthích ứng với đời sống ởMỹ. Nhưng tại sao lại bỏnghề, đi tìm chồng ngoại quốc?
- Thưa chú, đó là một cách đểtừgiã Việt Nam. Bây giờngười ta tìm mọi cách đểra khỏi nước, nhất là qua Mỹ. Con cái cán bộcấp lớn thì đi du học, những người giàu có thì đem tiền vào Mỹđầu tư, còn những người khác như Lan thì tìm đường bằng hôn nhân. Những người nghèo không thểqua Mỹ, qua Pháp, qua Canada thì tìm đường qua Hàn, qua Đài loan, qua Malaysia, qua Phi Châu bằng cái cầu đi lao động nước ngoài – Lan ngừng lại hỏi: Chú vượt biên năm nào?
- Năm 1984.
- Năm 84 Lan mới sanh, nhưng lớn lên thì biết là những năm đó người ta liều chết vượt biên, phó thác sốmệnh cho rừng, cho biển, nhưng nếu thoát được rừng biển thì có Cao Ủy TỵNạn Liên Hiệp Quốc đón nhận. Bây giờcũng thế, ai cũng muốn ra đi, nhưng không thểvượt biên như trước, nên người ta vượt biên bằng những cách khác như Lan vừa nói – Lan ngừng lại một lúc rồi tiếp với giọng buồn: Ai cũng muốn ra đi, muốn từbỏquê hương, nên chỉtrong ít năm mà qua đường hôn nhân, những cô gái Việt qua được Đài Loan và Hàn quốc lên tới hàng trăm ngàn. Và biết bao nhiêu người khác phải đút tiền đểđược đi làm thuê ởnhững nước như Hàn, Đài Loan, Mã Lai, cảnhững nước ởTrung Đông, rồi trốn ởlại không về.      
Ông Bình nói:
- Vềthì lại sống vất vưởng và vô quyền trên quê hương mình, nên người ta thà chọn cách sống bất hợp pháp ởxứngười, nhưng có việc làm, có tiền gửi vềgiúp gia đình. Đời sống đó vô định, nhưng có lẽvẫn tốt hơn ởViệt Nam.
- Thưa chú, Lan cảm thấy xấu hổkhi hàng năm nhà nước loan tin có vẻhoan hỷvềtổng sốngười được được đi lao động ởcác nước. Trước khi qua đây, Lan đọc một bài báo trên mạng nói là người Hàn qua Việt Nam đểlàm chủ, vì họcó những công ty ởViệt Nam, còn người Việt qua Hàn chỉđểlàm thuê, làm người ở.
- Lan sẽbuồn hơn, nếu biết rằng năm 1975, miền Nam Việt Nam, tuy phải đương đầu với cuộc chiến do chếđộCộng Sản miền Bắc gây ra, nhưng phát triển hơn Hàn và mức sống cao hơn Hàn. Thếmà chỉsau hơn 30 năm dưới chếđộxã hội chủnghĩa, Việt Nam thống nhất đã tụt hậu như thế.
Ông Bình đứng dậy cầm bình trà, nhưng Lan đã giơ tay đỡbình:
- Chú đểLan pha trà.
Ông Bình đưa Lan bình trà, rồi theo Lan ra bếp, vặn nước vào chiếc bình điện Breville. Sau khi rửa bình và cho vào bình 2 thìa trà, Lan đến bên ông tò mò nhìn chiếc bình điện:
- Bình nấu nước này lạvà đẹp, Lan mới thấy.
Ông Bình gật đầu:
- Loại bình này chú cũng mới biết, rất tiện vì nước mau sôi và có nhiều độsôi cho các loại trà – ông chỉvào một dẫy vòng tròn trên nền bình: Đây này, nếu pha trà xanh thì nhấn vào đây, green tea, trà trắng nhấn nút white tea, trà oolong nhấn nút oolong và trà đen nhấn nút black tea. Nhưng không muốn rắc rối nên chú chỉdùng một nút black tea, mặc dù trà chú uống là oolong. Lan nhấn nút này và chỉchừng 7 phút là nước sôi – ông nói rồi đi lên phòng khách.
Chừng 15 phút sau, Lan đem bình trà lên, tráng chén rồi rót ra 2 chén, đểmột chén trước ông Bình:
- Chú uống nước, trà thơm quá, chỉmới tráng đã thấy ngát hương.
- Cám ơn Lan, trà này của Đài Loan, tên là Thiên Lộcủa hãng trà Thiên Nhân, có đại lý khắp các thành phốtrên nước Mỹ, và có thểkhắp thếgiới, ởnhững nước có người Tàu.
Ông uống chén trà rồi nói:
- Chuyện Việt Nam nói không cùng mà chuyện nào cũng buồn cả. Chú ởMỹchỉtheo dõi báo mạng cũng đã thấy ngột ngạt khó sống, nói chi người dân phải sống dưới chếđộđó.
- Thưa chú, chính vì thếmà giàu nghèo, ai cũng muốn ra đi. Như cháu có nghềnghiệp sống được, nhưng là sống trong một xã hội hỗn loạn, quá nhiều cái xấu, nên thấy đời sống bất an. Lan không đến nỗi như mấy cô, xin lỗi chú, phải khỏa thân cho mấy ông Hàn quốc ngắm nhìn, sờnắn đểmong được mấy ông ấy mua vềlàm vợ, nhưng cũng không khác bao nhiêu, vì cũng kiếm cách qua đây đểtìm một người khác chủng xa lạ, mong được họmua đểkhỏi phải trởvềnước – cùng với lời nói, Lan cúi xuống lấy tay áo thấm những dòng nước mắt.
Ông Bình im lặng chờcho Lan qua cơn xúc động, rồi nói:
- Vì hoàn cảnh đất nước nên cuộc đời bắt thế. Nhưng Lan sẽmay mắn vì người Lan gặp sẽcầu mong được kết hôn với Lan, chú chắc vậy – Ông đứng dậy, đến bên Lan, đập khẽvào đầu cô gái và nói: Đi ngủđi. Từngày mai sẽcó nhiều điều vui đến với cô. Đừng khóc như thế.
Lan khẽ“dạ”, rồi đứng dậy đi vềphòng.
Ông Bình đi đến chiếc piano, ngồi xuống nhìn phím đàn đen trắng hình dung lại một video clip mới coi, trong đó mấy chục cô gái khỏa thân xếp hàng dựa vào tường trong một phòng rộng, rồi từng cô lần lượt ra giữa phòng bỏchiếc khăn trắng che trước bụng đểmấy ông Hàn đến mua vợngắm nhìn như mấy bà đi chợmua gà hết coi lông đến nắn lườn xem gà gầy, mập. Một cuộc thi khó, vì mấy chục cô dựthi mà chỉcó chừng 4, 5 ông tới mua. Ởthếkỷ21 mà lại phát sinh kiểu đi tìm mua phụnữnhư người Mỹda trắng đi mua nô lệda đen ởthếkỷ19, mà cũng chỉởViệt Nam mới có tình cảnh phụnữkhỏa thân cho đàn ông nước ngoài đến kén chọn đểmong được họmua đem ra khỏi quê hương mình. Nghĩ đến tiếng khóc của Lan, ông bỗng xúc động, nhắm mắt lại đểmặc cho những giọt nước mắt nhỏxuống phím đàn. Khi mởmắt ra nhìn lại màu đen trắng, ông lấy tay áo chùi mắt, đập hai tay xuống phím đàn, những giọt âm thanh của Clair de lune đã đưa ông ra khỏi sựxung động rồi theo nếp quen, bàn tay đi vào âm thanh của Bài Thơ Hoa Đào, Ai Lên XứHoa Đào.
 
2
 
Lan ngồi bên cửa sổ, nhìn ra khu vườn rộng âm u với ánh đèn đường xuyên qua những tàn lá. Nàng ngồi như thếđã cảgiờ, lắng nghe tiếng dương cầm ngoài phòng khách vọng vào, và hình dung dáng ông Bình theo âm thanh lúc trầm bổng, lúc cao vút, lúc rộn rã. Hẳn lúc này ông đang cúi gập người theo giòng âm thanh đuổi nhau như lá cuốn theo gió trên đường. Rồi tiếng đàn ngừng bặt và ngôi nhà lại rơi vào im lặng như khu vườn âm u.
Lan ra phòng khách, đến ngồi đối diện với ông. Ông nâng ly rượu màu hổphách uống một hớp, rồi đểxuống bàn, ngước nhìn Lan:
- Qua đây cũng đã được 3 tuần, Lan cảm thấy gì?
Lan thưa:
- Sựyên ổn, chú ạ. Chú cứtưởng tượng đến một đời sống bất an kéo dài thì sẽcảm được sựyên ổn đó. Yên ổn vì chú là một chỗdựa cảvật chất lẫn tinh thần mà người Lan sẽgọi là chồng cũng không xa với những điều Lan mong cầu. Lan không ngờđời mình lại gặp được sựmay mắn này.
- Rồi những ngày không có Nhung hay John đến chởđi chơi, một mình ởnhà Lan thấy sao?
Lan ngẫm nghĩ một lát, rồi nói:
- Nhà chú thuộc khu ngoại ô, ởcuối con đường cụt, lại ởcạnh một nghiã địa cổ. Nếu chỉmột mình thì Lan không bao giờdám ởđây. Vì thếLan ngạc nhiên là tại sao chú lại chọn một nơi như thếnày. Một mình trong một tòa nhà với vườn rộng, cây cao, như tách biệt hẳn với thếgiới bên ngoài, nhìn từngoài đường giống như một ngôi nhà hoang.
Ông đặt ly rượu xuống bàn:
- Thật ra, nếu mua nhà thì chú không bao giờchọn khu vực này. Nhưng đây là nhà của của ông bà Adams, người đã bảo lãnh và giúp chú từnhững ngày đầu vào Mỹ. Vì không có con, nên ông bà đã nhận chú là con, và khi qua đời, ông trước bà sau, đã đểlại ngôi nhà này cho chú. Sống ởđây đã trên 20 năm, chú thấy đời mình đã hòa nhập vào cái khung cảnh liêu trai này.
Lan nhìn ông một lúc:
- Đó cũng là điều Lan suy nghĩ vềđời sống của chú. Khi ởViệt Nam, nghe chú Việt nói vềchú, Lan nghĩ chú sống ởMỹlâu chắc sẽcó một cuộc sống hướng ngoại sinh động. Nhưng khi qua đây Lan thấy điều mình nghĩ không đúng. Chú đã có một đời sống khác hẳn với những gì Lan hình dung ởViệt Nam. Vì ngoài việc đi làm thì chú ít giao tiếp, ít bạn bè, gần như xa lánh xã hội bên ngoài. Sựsinh động của tòa nhà là tiếng đàn piano trong đêm, còn ngoài ra là sựyên lặng. Mấy tuần nay Lan ngạc nhiên vì đêm nào chú cũng đàn hai bản Bài Thơ Hoa Đào và Ai Lên XứHoa Đào trước khi ngừng đàn và đoán là có lẽdo chú sống ởĐà lạt, nên gắn bó với những bản nhạc viết vềthành phốsương mù này – Lan ngừng lại, nhìn lên hai bức ảnh lớn treo trên tường một lúc, rồi nói: Cảsựtrang trí nữa, Lan cũng thấy lạ. Chú treo bức ảnh của cô đối diện với bức ảnh Biển Động, một mỹnhân hong tóc bên hiên nhà trước Biển Động với những lớp sóng cuồn cuộn dâng cao dưới bầu trời đỏối, một cảnh tượng đầy sựđe dọa. Trong một phòng khách rộng thếnày mà chỉcó hai bức ảnh, người và biển, thì Lan có thểliên tưởng đến một thảm kịch vượt biên và chú đã mất cô trên những ngọn sóng kia – Lan bắt gặp nét mặt xúc động của ông, nên ngừng lại một lúc, rồi tiếp: Theo Lan hiểu thì người ta thường cốgắng tìm quên những vết thương với thời gian, còn chú lại khác, chú đã dùng hai bức ảnh kia như con dao hàng ngày chém vào vết thương của mình và nếu điều Lan suy luận đúng thì đó là nguyên nhân đời sống cô độc của chú.
Ông Bình nhìn Lan, vẻngạc nhiên:
- Lan nhìn ảnh mà luận được như thếthì thật hay. Có điều chỉđúng phần khung cảnh, còn sựviệc thì khác. Tất nhiên Lan không thểsuy đoán xa hơn. Chỉcó người trên con tàu giữa biển lúc đó mới biết sựviệc. Nhưng đã biết chú và coi chú như chú Việt thì mai kia sẽhiểu. Chuyện xưa cứđểđó không vội chi.
- Thếsau khi vượt qua được đại dương kia, chú đến đâu?
- Chú đến được đảo Bidong thuộc Mã Lai, rồi đi Mỹnăm 85.
- Sao chú không chọn Cali hay mấy bang phía nam mà lại chọn Chicago, miền tuyết lạnh?
Ông cười:
- Chú thuộc diện không có thân nhân ởMỹvà được ông bà Adams bảo trợ, nên chú vềChicago và ởChicago, trong ngôi nhà này từđó đến nay.
- Năm chú mới đến, Chicago có chừng bao nhiêu người Việt?
- Khoảng 6, 7 ngàn, ởrải rác nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ởvùng Uptown, khu vực mà chú đã đưa Lan tới ăn phở, ăn cơm. Con đường Argyle và mấy con đường quanh đó là trung tâm thương mại và dịch vụcủa Cộng Đồng Người Việt ởChicago.
Lan nói:
- Con đường đẹp với những cửa hiệu sang trọng. Hôm đi với chú, Lan có cảm tưởng là đi trên một con đường buôn bán ởSài Gòn, vì bảng hiệu tiếng Việt và nghe toàn tiếng Việt. Nhưng ngày chú mới đến, con đường đó đã như thếchưa?
Ông Bình lắc đầu:
- Chưa, ngày đó, con đường mới thành hình là nơi làm ăn, thương mại của người Việt và người Tàu biết nói tiếng Việt với một sốcửa hàng, chợ, tiệm sách, nhạc, tiệm thuốc bắc, nhà cửa cũ kỹ. Rồi mỗi năm mỗi thay đổi, không những ởđường Argyle mà lan ra những con đường quanh khu vực đó. Đi quanh những con đường gần Argyle, Lan sẽthấy toàn là người Việt và đa sốdân Việt ởvùng Uptown là dân ởnhà thuê – ông cười: Cứbước lên thang một building 3, 4 tầng là ngửi thấy mùi nước mắm và cá kho. Nhưng khi làm ăn khá giảthì người ta lại mua nhà ởnhững khu xa hơn hay mua building ởđó cho người Việt thuê.
Lan nhận xét:
- Mấy lần đi với chú trên đường Argyle và 2 con đường lớn gần đó, Lan ít thấy Mỹtrắng, chỉthấy Mỹđen lảng vảng ởngoài mấy chợvà ởmấy ngã tư.
- Họlảng vảng trên mấy đường Argyle, Winthrop, Kenmore, Sheridan... vì nhà họgần đó. Chú là người đến sau, nên không biết nhiều vềsựkhởi đầu của người Việt ởkhu vực Uptown, còn theo sựkểlại của những người mới đến định cư ởvùng này thì sựkhởi đầu của người Việt ởđây cũng khá chật vật, vì đụng phải dân Mỹđen mà vùng của dân Mỹđen thì luôn đi kèm với nhiều tệnạn trộm, cướp và ma túy. Nhưng sức sống và sựcan đảm của người Việt đã đẩy lùi Mỹđen và phát triển vùng này thành một khu thương mại và dịch vụphồn thịnh như Lan đã thấy – Ông cười: Phải nói rõ hơn là của người Việt, người Hoa và Việt gốc Hoa. Người Hoa và Việt gốc Hoa chiếm lãnh chợ, nhà hàng lớn, người Việt làm nhà hàng nhỏvà văn phòng dịch vụcác loại.
Lan cười:
- Thảo nào Lan thấy nhiều biển hàng chữTàu với chữViệt.
- Một thầy thuốc bắc người Việt gốc Hoa, chú quen do uống thuốc của ông, cho biết là Cộng Đồng Thương Mại người Hoa ởkhu Uptown muốn biến khu thương mại ởđây thành một Chinatown mới, vì Chicago đã có một Chinatown lâu đời cảtrăm năm ởphía nam.
- Theo chú, họlàm được không?
- Chú nghĩ họmuốn lấn người Việt, vì họlàm ăn lớn và đoàn kết theo kiểu Tàu với bang hội, còn người Việt chỉlàn ăn nhỏ. Vềtương lai xa, vài chục năm thì chưa biết thếnào, còn tương lai gần thì khó thành vì người Việt ởUptown chiếm đa sốmà đơn vịthương mại và dịch vụcũng nhiều hơn.
- Từngày định cư ởMỹđến nay chú đã vềViệt Nam lần nào chưa?
Ông Bình lắc đầu:
- Chưa, chỉbiết đời sống Việt Nam qua báo chí và thấy rằng Việt Nam bây giờquá khác với Việt Nam thập niên 1980. Phồn thịnh hơn do bỏchếđộkinh tếtập sản trởvềvới tư nhân và mởcửa làm ăn với các nước tư bản, nhưng xã hội cũng xuống cấp ghê gớm hơn với tham nhũng, bất nhân và bạo lợi. Cái khác đó chẳng có gì vinh quang, trái lại đã đưa xã hội tới chỗtan rã tinh thần, tàn phá con người khi áp chế, lợi và tiền đã ác hóa con người và xã hội.
- Đúng vậy chú ạ. Lan thấy rõ là dối trá, hung hãn và tội ác đã trởthành phổbiến ởViệt Nam. Người ta quan niệm không biết nói dối, lừa đảo là ngu, không dám hung hãn là nhát. Còn tội ác thì rộng khắp, báo chí đầy ắp những tin tức cướp giật, hãm hiếp, giết người tàn bạo, con giết cha, cháu giết bà, chồng giết vợ, vợgiết chồng. Riêng Lan đã biết rõ một chuyện, có lẽchỉxảy ra ởViệt Nam, là 2 vợchồng trẻtổchức sinh nhật tại nhà với bạn bè thân. Đến cuối tiệc, mấy người đàn ông chủmưu đã chuốc rượu cho chồng thật say, rồi lừa cho vợuống thuốc kích dục đểthay nhau cưỡng hiếp. Bạn bè gọi là thân mà chó má với nhau như thếthì sao còn tin được chữbạn ởtrên đời – Lan ngừng một lát, nhìn ông: Từngày biết được chuyện này, ngoài đám cưới họhàng hay bạn quá thân phải đi, còn Lan không dám bén mảng đến mấy vụsinh nhật, ăn giỗởmấy nhà bạn đồng nghiệp. Lan không còn dám tin vào người khác.
Ông Bình trầm ngâm một lúc:
- Chú theo dõi một sốbáo mạng đểbiết vềViệt Nam, nhưng rất khó hình dung vềsựthay đổi của người dân, xã hội và chính quyền. Là người sinh trưởng trong một giai đoạn có nhiều thay đổi, Lan cảm thấy gì dưới xã hội đó?
- Chú hỏi đột ngột một vấn đềquá phúc tạp, khó có thểthu tóm đểnói trong một thời gian ngắn.
- Cứnghĩ đến những điều mình phải đối mặt hàng ngày thì Lan sẽthấy vấn đề. Chẳng hạn ởMỹchú cảm thấy sựyên ổn trong việc làm, và nếu thất nghiệp thì sẽcó trợcấp thất nghiệp, rồi mình sẽtìm việc khác. Chú có niềm tin vào chếđộdân chủ, vì chú có thểhoạt động chính trị, văn hóa và nhiều việc khác theo khảnăng của mình. Chú có niềm tin vào chính quyền, vì chính quyền đó do dân bầu lên từcấp Liên bang, Tiểu bang đến thành phố. Và những người được bầu sẽcốgắng thực hiện chương trình họcông bốkhi tranh cử, còn nếu làm không ra chi thì hết nhiệm kỳ, dân sẽbầu người khác. Như thế, Chính trịởMỹlà cạnh tranh chương trình hành động và khảnăng thực hiện chương trình. Nói tóm, ởMỹcó tựdo trong đời sống, yên ổn trong việc làm và niềm tin vào cơ chếdân chủvà luật pháp.
Lan ngước nhìn ông với nét vui:
- Nghe chú nói, Lan nhận ra những gì ởViệt Nam rồi.
Ông Bình cười:
- Là những gì?
- Là mất niềm tin vào con người và xã hội, là sống bất an và khinh thường những ông lãnh đạo từthấp đến cao.
Ông gật đầu:
- Đó là những tổng kết hay, nhưng Lan có thểnói rõ hơn là tại sao?
Lan đáp:
- Thưa chú, mất niềm tin vào con người và xã hội, vì người Việt ngày càng xấu với dối trá, lừa đảo và hung bạo, còn xã hội thì quá nhiều tệnạn, cạm bẫy do con người xấu tạo ra. Sao tin người khác được như chuyện sinh nhật Lan vừa nói. Tin sao được khi có những tên đàn ông lừa người yêu đem lên biên giới Tàu rồi bán người yêu cho bọn buôn người, và khủng khiếp hơn nữa là có thằng, vì tham chiếc xe và ít tư trang đã đang tâm đập chết người yêu rồi chặt thành mấy khúc cho phi tang – Lan nói như muốn khóc.
Chờcho cơn xúc động của Lan dịu xuống, ông Bình nói:
- Dối trá, lừa đảo như thếlà đã đến chỗcùng. Mỗi con người Việt Nam ngày nay lại trởthành một pháo đài tựthủ. Thếcòn sống bất an là sao?
- Dạ, ởmiền quê Lan không rõ, nhưng ởnhững thành phốlớn như Sài Gòn thì ai cũng cảm thấy bất an. Vì ra đường thì sợcướp, cướp thành băng đảng và rất tàn bạo, chém người ta rồi mới cướp. Cảnh sát đầy đường, đầy ngõ, nhưng cướp vẫn lộng hành rình rập ởkhắp nơi. Ăn uống thì sợthực phẩm chứa những chất độc hại.
- Từhàng hóa, thực phẩm của Tàu?
 Lan lắc đầu:
- Không phải chỉcủa Tàu mà chính người Việt vì lợi đã dùng hóa chất của Tàu, học Tàu tẩm độc vào thịt, trái cây và rau... đểhại người Việt. Thịt thối ngâm hóa chất thành thịt tươi, bơm hóa chất vào trái cây cho mau chín và tươi lâu, rau thì thì dùng thuốc trừsâu quá độ. Cái gì cũng hóa chất và mấy tiếng hóa chất đã thành mối đe dọa ám ảnh. Người ta thường chép miệng nói với nhau: Biết sao đây, ăn gì cũng chết! – Lan ngừng một lúc rồi tiếp: Còn công việc làm ăn thì bất an, vì dân đã hết niềm tin vào chính sách, lời nói của nhà nước. Tham nhũng quá nên làm ăn lớn nhỏgì cũng phải có tiền bôi trơn. Đến như bà Nguyễn thịDoan, phó chủtịch nước cũng phải lên tiếng than ởQuốc Hội: Người ta ăn không từmột thứgì của dân.
- Biết rõ như thế, sao không có những biện pháp đểgiảm tệtham nhũng?
Lan cười:
- Theo Lan nghĩ thì chẳng có biện pháp gì hết. Vì họđã công khai nói tham nhũng là quốc nạn, tham nhũng là nội xâm và nói chuyện diệt trừtham nhũng hết năm này đến năm khác. Còn dân thì hiểu rằng tham nhũng đã trởthành một chính sách dung dưỡng cho cán bộlàm ăn, lớn ăn theo lớn, nhỏăn theo nhỏ, nên không có chuyện diệt trừmà là nuôi dưỡng. Vì thếtham nhũng thành rộng khắp và tàn nhẫn hơn. Chẳng hạn đến chỗnằm trong bệnh viện, chỗnằm trong nhà tù cũng phải chạy thì dịch tham nhũng đã lan đến tận đáy xã hội. Khi đã nhận rõ một sựthực như thếthì dân phải biết hối lộđểsống, còn quan thì tìm đủmọi biện pháp sách nhiễu dân đểnhận được nhiều hối lộhơn.
- Trước thực trạng đó, người dân nghĩ thếnào vềnhà nước, vềnhững ông quan vô sản?
- Người dân coi họlà một tổchức côn đồ, mafia, chớkhông phải là nhà nước lãnh đạo theo luật pháp như họtựxưng là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa. Họđặt ra quá nhiều luật, nhưng không cai trịtheo luật mà tùy tiện muốn làm gì thì làm. Vì thếnhững tên cảnh sát đứng đường hay những tên công an ởphường thường vỗngực nạt nộ“luật là tao” khi muốn đánh đập hay bắt ai. Chiến tranh đã chấm dứt gần 40 năm, nhưng dân sống không yên với chếđộcai trịhành dân, cướp bóc của họvà chếđộnày đã tạo ra sựbất an trong tâm trí người dân.
Nhìn môi ông Bình mấp máy, Lan ngừng lại, nhưng thấy ông vẫn yên lặng nên đứng dậy tới tủlạnh, lấy bình nước cam rót ra hai ly, đem đến đặt trước ông một ly: Chú uống nước.
Lan vềchỗ, nâng ly nước cam uống mấy hớp, nhưng lúc uống đã vô tình ngồi ởthếmởhai chân, chiếc váy ngủngắn co lên hớhênh, ông Bình chợt nhìn suốt cảmột bên đùi trong nên ông vội cúi xuống, cầm ly nước đưa lên miệng. Khi ngước lên, thấy Lan đã sửa lại thếngồi với hai đùi chéo nhau, ông đểly nước xuống:
- Ngày còn ởViệt Nam, chú thường nghe mấy ông cán bộtrên bàn nhậu phê phán chếđộxã hội chủnghĩa đã làm tình làm tội người dân. Đến nay sau 40 năm, chú lại nghe Lan tổng kết một thực trạng y như trước. Vậy là sau 40 năm thống nhất, người dân chỉbịhành chớkhông an cư lạc nghiệp.
- Thưa chú, an cư lạc nghiệp sao được khi đời sống luôn bịđủthứđe doạbao quanh như Lan đã nói. Nhưng còn một vấn đềrất lạlà hơn chục năm trởlại đây gia đình những ông lãnh đạo cao, thấp và những người giàu đã tìm cách cho gia đình con cái họqua Mỹtheo diện đầu tư, du học, kết hôn đểởlại Mỹ. Họmuốn gia đình họtránh xã hội bất an ởViệt Nam, nhưng lại nhất quyết duy trì chếđộmà họmuốn con cái họtừbỏ.
Ông Bình cười:
- Họduy trì chếđộđểgiữquyền lực và kiếm thêm tiền, duy trì chếđộđểgiữđảng Cộng Sản. Vì làm quan dưới chếđộđộc tài đảng trịdễvà làm giàu cũng dễ. Lòng tham quyền lực và tham tiền vô đáy đã che mờdân và nước. Cảchục năm nay chú nghe gia đình họqua Mỹmua nhà mấy triệu bằng tiền mặt mà họgọi là tiền tươi và còn biết là một sốngười đã đưa con cái qua Mỹtừcấp tiểu học hay trung học đểthoát tình trạng giáo dục xuống cấp của Việt Nam, mà một sốbài trên báo mạng đã gọi đó là đi “tỵnạn giáo dục xã hội chủnghĩa” cũng như 40 năm trước, dân miền Nam đã vượt biên tỵnạn cộng sản. Như vậy là sau hơn nửa thếkỷtranh đấu chống chếđộtư bản bằng núi xương sông máu đểgiải phóng con người, giải phóng đất nước, đảng cộng Sản đã đưa nước đến một mối hận: Nước tan, dân tán – Nhìn đồng hồđã 12 giờ, ông Bình nói: Khuya rồi, Lan đi ngủđi. Ngày mai chú sẽđưa đi shopping.
- Chú cũng đi ngủchứạ- Lan cầm hai cái ly, đứng dậy nói rồi bước ra phía bếp.
Ông Bình bâng quơ nhìn theo Lan, cảm được cái eo thon mềm với đôi mông thuôn nởẩn hiện theo bước đi dưới lớp vải mỏng và mỉm cười nghĩ đến anh chàng John, chỉqua giới thiệu mà may mắn gặp được cô vợđẹp, khéo léo và thông minh. Ông đứng dậy đi đến đứng bên chiếc piano một lúc, rồi bước vềphòng.
 
3
 
Ông Bình đậu xe trong một khu sân rộng gần bờhồMichigan, rồi chỉquanh:
- Đây là công viên bờhồ, có mấy sân đểtập lái xe. Lan muốn lái thửnên chú đưa ra đây.
Lan nói:
- Cám ơn chú, Lan nôn nóng vì muốn thửkết quảcủa khóa học lái xe ởViệt Nam. Có bằng nhưng vì không có xe nên lái vẫn lạng quạng.
- Đúng rồi. Có bằng mà không có xe đểlái thường thì cũng như không, chỉít tháng sau là quên hết. Bây giờLan coi lại những động tác, những việc phải làm. Ông Bình mởmáy rồi nói: Trước hết đạp thắng, kéo cần sốxuống chữD. Rồi bỏthắng đưa chân qua bàn gas, đạp nhẹcho xe đi. Ông lái quanh sân ba vòng, rồi dừng lại.
- Lan nhớnhững động tác khi cho xe đi và khi dừng lại chớ?
- Dạ.
- Bây giờmình đổi chỗ, đến phiên cô làm tài xế.
 Khi đã ngồi yên trên ghế, thấy Lan vẫn loay hoay đưa chân lên đạp vào bàn thắng, ông hỏi:
- Ngồi như thếchân có vừa với bàn thắng không?
- Dạ, hơi xa chú a.
- Vậy kéo ghếlên một chút.
Lan quay lại hỏi:
- Làm sao kéo lên được chú?
- Cô không biết làm ư? Luồn tay xuống phía dưới ghế, có cái cần sắt. Nâng người lên, rồi kéo cần vềphía trước, ghếsẽđi theo.
Lan loay hoay kéo mấy lần không được, quay nhìn ông:
- Có cái gì vướng chú ạ.
- Chắc đểnấc đó lâu quá thành sét gỉ- Ông nói, rồi cúi nghiêng sang bên, luồn tay dưới chân Lan kéo cần, nhưng cần bất động. Ông rút tay về, nghiêng hẳn người qua Lan, đưa tay xuống ghế, cầm cần lay mạnh, rồi kéo lên. Cái cần theo tay ông đi lên quá đà làm cánh tay đè lên đùi Lan. Ông vội nâng cánh tay lên một chút, rồi đẩy thanh sắt xuống một nấc.
- Chắc vừa tầm rồi đấy, Lan thửđạp thắng xem sao?
Lan ngồi thẳng, đưa chân đạp thắng:
- Vừa rồi, chú ạ.
- Vậy seatbelt, rồi đi thôi. Trời lạnh ít người, ít xe vào đây, nhưng cứgiữtốc độtừ15 đế20 miles là vừa.
Lan mởmáy, lái xe đi mấy vòng quanh sân, rồi đi ra đường, lên sân ởphía trên. Sau mấy vòng, Lan ra đường vòng qua những con đường quanh công viên. Cứthế, Lan đi vòng quanh mấy đường trong công viên khoảng trên nửa tiếng.
Ông Bình theo dõi cách lái của Lan và thấy Lan có vẻthành thạo trong những động tác và bình tĩnh tựnhiên khi gặp xe đối diện hoặc đi qua một nhóm người. Hơn tháng nay có Lan, ông thấy ngôi nhà như thay đổi với mái tóc, tiếng phụnữvà những bữa ăn ngon. Chiều nào bước vào nhà là nghe tiếng: Chú đã vềvới nụcười trên khuôn mặt rạng rỡcủa Lan. Và sau đó Lan đem lên cho ông bình trà, ngồi với ông một lúc, rồi mới xuống bếp. Ông chợt nhận ra một nguồn vui khi trong nhà có tiếng nói, tiếng cười của phụnữ, nên quay nhìn Lan và hình dung lại dáng dấp Lan vào buổi sáng hôm qua, khi alarm báo cháy vang lên inh ỏi do ông rang mè bịcháy và Lan đã bước vội từphòng tắm ra hốt hoảng: Sao vậy chú? Ông quay lại đáp: Không sao đâu. Chú rang mè bịcháy nên alarm báo động vậy thôi. Vậy mà Lan hết hồn - vừa nói Lan vừa bước trởvào phòng tắm và lúc ấy ông thấy Lan với chiếc khăn tắm choàng hờhững trên người như một bức tranh. Bức tranh biến nhanh, nhưng chiếc khăn tắm choàng một bên vai xuống nửa thân đã trởthành một tác phẩm mà một thoáng nhìn  ông đã chụp được vài giây sinh động của cô gái, chỉphút hốt hoảng ấy, cô mới tỏlộđược sựtựnhiên của thân thểdưới tấm khăn choàng. Ông mỉm cười kéo bức tranh choàng khăn tắm lại gần cô gái đang nhìn thẳng trong chiếc áo len xanh dương.
- Lan trởlại sân đểtập parking.
- Dạ.
Lan vào sân, đậu xe, rồi nói:
- ỞViệt Nam, Lan đã tập park, nhưng chỉđểthi. Bây giờchắc phải tập lại nhiều.
- Park có 3 trường hợp: park song song và 2 cách park sát lềđường. Song song thì dễ, chỉcần ước lượng. Park bên lềđường thì khó hơn. Nếu khoảng lềđường rộng, mình có thểvào thẳng, rồi đậu cách lềchừng hơn gang tay là đẹp. Trường hợp lềđường có nhiều xe đậu, chỉcòn một khoảng hẹp cho một xe, vào thẳng không được, phải vào bằng cách lui thì khó, phải tập nhiều – Ông chỉnhững viên gạch lớn ởgần lềsân:
- Khi đậu bằng cách lui, Lan tới chỗ2 hàng gạch kia và đậu vào giữa 2 hàng gạch đó. Bây giờLan đi quanh sân, cứmỗi vòng đậu môt kiểu: đậu song song, đậu bên lềvào thẳng và đậu bên lềbằng cách lui – Nói rồi ông mởcửa xe bước xuống.
Lan đi mấy vòng, rồi tới chỗông đậu lại. Cảhai lần đậu song song và đậu bên lềvào thẳng, ông đều cười gật đầu theo nụcười của Lan, nhưng đến khi đậu bên lềbằng cách lui thì Lan lúng túng, phải cho xe ra vào nhiều lần và đậu cách lềquá xa.
Ông Bình đến mởcửa xe:
- Lan vềchỗđi. Hôm nay tập thếđủrồi.
- Đậu lui khó quá chú ạ.
- Phải tập nhiều lần, rồi sẽquen – Ông cười nói, cho xe đi dọc theo công viên, rồi đậu bên bờhồ.
- Chú thấy Lan lái thếnào?
- Lái như thếlà vững rồi. Sau khi có giấy tờ, chỉtập thêm ít ngày là có thểđi thi. Thấy Lan nôn nóng nên chú cho lái thử, chớtập lái kiểu này, cảnh sát chặn hỏi thì sẽbịphạt. Theo luật, Lan phải có thẻan sinh xã hội, có bằng thi viết, mới được phép tập lái.
- Sao chú không cho Lan biết?
Ông cười:
- Tại cô muốn thửnên chú không cản. Nói thếthôi chớcảnh sát ít khi hỏi, nhất là khi thấy mình tập bài bản như thế.
- Chú thấy John thếnào?
- Phải quen biết lâu mới có thểnhận xét, còn chỉgặp vài lần với ít câu chào hỏi thì biết gì mà nói. Nhưng anh ta dáng dấp ngon lành, vẻmặt nghiêm mà hiền. Nhìn bềngoài thì hai người đẹp đôi. Chỉqua giới thiệu mà gặp được một người như thếlà qúi lắm rồi.
Với giọng buồn Lan nói:
- Cần thoát khỏi Việt Nam nên Lan liều. Chẳng biết ngày mai ra sao.
- Cứởlại Mỹhợp pháp cái đã, còn ngày mai ai biết.
Lan nhìn ông, rồi nhìn ra hồ:
- Hồgì mà chỉthấy mây và nước. Nếu chú không nói thì Lan lại nghĩ Chicago ởcạnh biển.
- Đây là hồMichigan, một trong 5 hồlớn ởBắc Mỹ, gồm các hồSuperior, Huron, Erie và Ontario. Cả4 hồnày, Mỹvà Canada, mỗi nước được một nửa hồ, vì hồởgiữa biên giới hai nước. HồMichigan chạy dài lên tới gần tới biên giới Canada và đi vòng theo 4 tiểu bang là Illinois, Wisconsin, Indiana và Michigan. Theo hướng Lan nhìn vềphía đông qua bên kia hồlà tiểu bang Michigan.
- HồMichigan làm tăng vẻđẹp bát ngát của Chicago. John đã đưa Lan lên tòa building cao nhất nước Mỹ, Sears Tower, và Lan đã thấy được cái đẹp này.
Ông Bình gật đầu:
- Lan dùng chữbát ngát thật đúng. Vào những ngày lộng gió mà Chicago là thành phốgió, Windy city, đứng đây sẽthấy hồmênh mông đầy sựđe dọa với sóng cuồn cuộn bất tận như sóng đại dương. Còn vào mùa hè, dọc bờhồ, người đông như kiến, theo ước lượng có ngày lên tới cảtriệu người. Mình đang ởmùa đông, nhưng hôm nay nắng, ít lạnh, nên chú đưa Lan xuống thăm khu vực người Tàu lập nghiệp ởChicago cảtrăm năm trước, Chinatown cũ, ởphía nam Chicago. Ông mởmáy, cho xe ra đường Foster, rồi đi vào đường bờhồ.
- Đường này đẹp chú ạ. Một bên building cao ngất, đủmàu sắc, một bên hồtrong xanh – Lan chỉra phía bãi cát dọc theo hồ: Chắc giải cát kia vào mùa hè sẽđầy người.
- Đường này tên là Lakeshore Drive, chạy dọc bên ngoài Downtown và hồ. Bờhồởđây không cao như như chỗmình tập lái xe, lại có bãi cát thoai thoải chạy ra xa như bãi biển, nên mùa hè là nơi vui thú của dân Chicago: Tắm, phơi nắng và đi dạo.
- Chú có thường tới đây không?
Ông lắc đầu:
- Chú không thích chỗđông người mà cũng chưa bao giờtắm ởhồ. Hè và thu, có đi dạo là đi ởchỗmình tập xe. Khu đó, công viên rộng, hồsâu, đường bờhồcao. Có khi chú ngồi cảgiờnghe sóng ào ào đập vào vách đá dưới chân mình... Tiếng hát của hồhay tiếng than của biển – Môi ông mấp máy nói nhỏ, rồi im lặng chú ý đoạn đường hay lầm lẫn mỗi lần vào Chinatown.
Đi thêm trên một mile, ông rẽphải mấy lần ởnhững đoạn đường ngắn. Khi rẽtrái vào được Cermark, ông thởphào:
- Quãng đường phía ngoài phức tạp nên hay quên, vì mỗi năm chú cũng chỉxuống đây vài lần mua trà. Bây giờthì tới rồi. Chừng 15 phút sau, ông rẽphải vào một đường ít xe, và Lan thấy tấm biển “Welcome to Chinatown”.
Ra khỏi sân đậu xe, Lan hỏi:
- Trên mấy đường quanh đây không còn chỗđậu xe hởchú?
- Giờnày thì khó lắm, đường nào cũng đầy xe. Công đi tìm và tránh xe trên mấy con đường nhỏcòn mệt hơn là tốn mấy đồng vào bãi đậu – Ông cười nói, rồi hỏi: Lan thích ăn dim sum hay ăn mì?
- Ăn mì, chú ạ. Dim sum béo quá.
- Dim sum và mì ởđây nổi tiếng, nhất là dim sum. Chú có mấy người bạn ởngoại ô, cách Chicago 6, 7 chục miles mà mỗi Weekend đều vào đây ăn rồi mới xuống chợArgyle.
- Khu Argyle cũng có mì và dim sum. Vậy là họchê dim sum của Chinatown mới.
- Có thểhọquen vịởdưới này hơn. Còn chú thì thấy chỗnào cũng vậy – Ông nói rồi cầm tay Lan theo đoàn người băng qua lộđểvào đường Wentworth.
Bước lên lềđường, Lan nói:
- Bước lên đây là thấy chất Tàu: ChữTàu, tiếng Tàu và màu sắc chói chang.
- Đây là con đường chính của Chinatown, cũng như đường Argyle, khu thương mại Việt Nam ởUptown. Đi thêm chừng 200 mét, ông cầm tay Lan đi vào một tiệm rộng đầy khách. Hai người đi tới chiếc bàn vuông ởgóc phòng.
- Ởđây có đủloại mì: mì vằn thắn, mì vịt quay, mì xá xíu, mì sào dòn, mì thập cẩm...
- Mì vằn thắn, chú ạ.
Vừa lúc cô tiếp viên đến, ông cầm tấm menu, chỉvào hàng chữWonton Noodle Soup:
- Please give me two bowls and hot tea.
Khi cô tiếp viên bước đi, Lan nói:
- Vào đây lại tưởng là vào mấy tiệm mì của Tàu ởSài Gòn, toàn màu đỏvới kim tuyến vàng và sựồn ào.
- Tiệm mì này mởcửa suốt ngày đêm. Cách đây 2 năm, chú từthành phốDetroit tiểu bang Michigan vềtrong đêm nên ghé đây ăn mì. Hai giờđêm mà vẫn đầy người với tiếng nói cười – Ông chỉra ngoài, đường Wentworth, đoạn này dài chừng 7, 800 mét. Tất cảhai bên đường là cơ sởkinh doanh, buôn bán, tiệm sách, nhà in, báo chí, tiệm ăn, siêu thị... Vào đây là thấy mình lạc vào một khu Tàu, từcửa hàng cho đến khu cư dân – Ông chỉra phía cửa: Lan coi, bàn thờông thần tài.
- Tiệm mì Hon Kee và chợMỹÁ ởkhu Argyle cũng vậy – Lan ngừng lại khi người tiếp viên đặt cái khay xuống bàn, rồi bưng 2 tô mì đểtrước hai người và nói nhanh: Thanks for your coming.
- Thank you – Lan đáp lại.
Ông Bình nhìn hai tô mì bốc hơi thơm:
- Vậy là hôm nay mình đi trên 40 miles đểăn mì Thất Bảo.
 
4
 
Từng đoàn người lũ lượt đi vềhướng nhà hàng Furama trong tiếng nói, Lan nghe những lời chào: Năm mới, năm mới với tiếng cười.
Lan nắm tay ông Bình:
- Năm nào Hội Tết cũng tổchức ởFurama, hởchú?
- Cảchục năm rồi. Hội Tết được tổchức ởlầu 2. Hội trường sang trọng có thểchứa được cảtrên ngàn người.
Ra khỏi thang máy, Lan thấy một rừng người. Giữa hội trường, những hàng ghếmấy trăm cái đã kín người. Người ta đi lại, chen nhau ởvòng ngoài và vây quanh những gian hàng bán đồăn. Lan dừng lại trước chiếc bàn có mấy hàng chữ: Mi quí vghi tên thi trình din áo dài và thi hát, hỏi ông:
- Năm nay có thi trình diễn áo dài và thi hát hởchú?
- Năm nào cũng có hai mục này mà là tiết mục ăn khách nhất.
Ông Bình dẫn Lan đi quanh một vòng, rồi dừng lại khu triển lãm hình ảnh những hoạt động của Cộng Đồng trong năm, khu giới thiệu những người đấu tranh cho dân chủtrong nước, những tù nhân lương tâm. Lan nhặt một sấp tài liệu nói vềTrần Huỳnh Duy Thức, ĐỗthịMinh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, TạPhong Tần..., rồi tới khu thi cờtướng, khu thư pháp và vẽtruyền thần. Tới khu có mấy vịcao niên đang uống trà, ông Bình nói: Chỗnày là chỗcủa các vịbô lão, tiên, thứchỉởđình làng Việt Nam ngày xưa. Ngày xưa, các cụchủtrì lễđình, bây giờcác cụởđây ngồi tiếp khách cao niên đi Hội Tết. Nghe ông nói, Lan mới đểý đến bình trà, rượu và hộp mứt trên mấy cái bàn vuông với ghếdựa.
Ởcạnh khu cao niên là một hội trường lớn thứnhì. Qua chiếc cửa lớn, thấy bên trong đầy người, Lan kéo tay ông Bình tới gần cửa đểnhìn vào thì thấy người ta chen nhau tụquanh những cái bàn dài. Ông Bình cười: Phòng bầu, cua, cá, cọp đểkhách thửthời vận đen đỏđầu năm. Tết đi liền với truyền thống cờbạc.
Khi đến ngồi vào ghếởphía trước sân khấu, Lan nói với ông là ra ngoài một lúc và khi trởlại Lan đi cùng vợchồng người bạn với đứa con gái khoảng 7, 8 tuổi và John, hôn phu của Lan mà ông đã gặp mấy lần tại nhà khi anh ta đến đưa Lan đi chơi. Ông đứng dậy chào bắt tay John: Welcome to the Việt Nam Tết Festival, bắt tay Định, chồng của bạn Lan: Chúc anh chịvà cháu gái một năm mới an lành, thịnh vượng.
Định đáp lại: Vợchồng Định cũng xin chúc chú như vậy.
Ông Bình lấy trong túi ra một xấp bao bì đỏ, đưa cho mỗi người một bao: ỞViệt Nam thì chỉmừng tuổi cho trẻnhỏ, ởMỹthì xin mừng tuổi cảngười lớn – Khi đưa bao lì xì cho Lan và John, ông nói: Cầu chúc Lan và John năm mới đạt được điều mong ước với niềm vui lớn. Ông xếp cho Lan ngồi cạnh John, đến bạn Lan, cháu gái, và Định ngồi cạnh ông.
Bỗng tiếng pháo nổchát chúa trên sân khấu làm mọi người giật mình. Lan nhìn lên, băng pháo treo ởcây mai lớn ởtrước sân khấu đang lóe sáng với những tiếng nổliên tục... Khi tiếng pháo dứt, một người trẻđiều khiển chương trình ra đứng trước micro:
- Xin quí vịđứng dậy nghiêm chỉnh làm lễchào quốc kỳ Mỹ, Việt. Đoàn ca lên sân khấu.
Từphía sau, 5 thanh niên quần đen, áo trắng và 5 thanh nữquần trắng áo dài vàng đi theo hàng một ra đứng trước sân khấu, ởgiữa hai giá quốc kỳ Mỹvà cờvàng ba sọc đỏ.
- Nghiêm. Quốc kỳ Mỹ... Quốc ca... Âm thanh The Star Spangled Banner vang lên từchiếc máy CD.
- Quốc kỳ Việt Nam.... Quốc ca... Người điều khiển chương trình bắt giọng: Này công dân ơi... và 10 người trẻtrên sân khấu cất cao giọng kéo toàn thểhội trường hát theo...
Lan nhìn lên hàng cờtrên sân khấu, người nổi gai ốc theo với tiếng hát của cảngàn người. Chưa bao giờnàng trải qua sựxúc cảm như bây giờ.
Khi tiếng hát dứt, tiếng người điều khiển lại vang lên:
- Phút mặc niệm đểtưởng nhớanh hùng, tửsĩ đã vì nước vong thân, tưởng nhớđồng bào đã bỏmình trên rừng biên giới, trên biển cảtrên đường đi tìm tựdo. Phút mặc niệm bắt đầu.
Lan cúi xuống khi âm thanh bản Chiêu Hồn TửSĩ vang lên và người nàng lại nổi gai ốc.
- Phút mặc niệm chấm dứt. Xin mời qúy vịan toạ.
Sau làn sóng rào rào khắp hội trường, tiếng người điều khiển lại vang lên:
- Xin giới thiệu qúy vị, bà Trần Lương Ngọc, chủtịch Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt TựDo Illinois, đọc diễn văn khai mạc Hội Tết Nhâm Thìn, 2012. Xin mời bà Trần Lương Ngọc.
Bà chủtịch cộng đồng người cao thuôn thả, áo dài vàng nhạt, lên sân khấu cúi đầu chào với tiếng vỗtay của cảhội trường. Sau lời chúc năm mới quí vịquan khách và đồng hương, bà tường trình ngắn vềnhững sinh hoạt chính trị, văn hóa, y tếvà kinh tếcủa cộng đồng trong năm. Cuối cùng bà tuyên bốkhai mạc Hội Tết năm Nhâm Thìn. Sau lời tuyên bốkhai mạc Hội Tết, tiếng pháo trên cây mai lại nổ. Những tia lửa với xác pháo tung bay trên sân khấu.
Tiếng người điều khiển chương trình lại vang lên:
- Tới giờlễtổ. Xin mời bác Phạm Thanh.
Ông Thanh mặc áo dài đỏ, đội khăn xếp đỏ, lên sân khấu với một thanh niên. Anh thanh niên giúp ông đốt nhang, rót rượu, rót trà, rồi đứng sang bên, trong khi ông vái, cắm nhang vào bát  nhang, rồi quỳ lạy trước bàn thờtổ.
Ngồi cạnh John nên mỗi tiết mục Lan đều nói ít điều vềý nghĩa cho John hiểu. John nói là sống ởgần Chicago và chơi thân với gia đình Định, nhưng John không biết những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Việt ởđây. Chỉbiết tết Việt Nam khi gia đình Định mời đến với một bữa ăn gồm nhiều món như chảgiò, thịt heo kho trứng, giò lụa, thịt đông và bánh chưng. Theo John thì những món đó ngon, nhưng làm mất nhiều công và thì giờ. Lan cho biết là trong đó có thứtựnấu, có thứmua và nói thêm, việc nấu ăn cũng là niềm vui của đa sốphụnữViệt, nếu họcó thì giờ. Lan đùa là sau này vềsống với John, nàng chưa biết là sẽbịMỹhóa hay John sẽbịViệt hóa. John cười nói: Lan không nên Mỹhóa, vì John xin tình nguyện đểđược Việt hóa.
Lan đưa tay bịt miệng đểtiếng cười khỏi bật ra, khi nghe tiếng:
- Xin thông báo qúi vị, sau đây là chương trình thi trình diễn áo dài. Xin quí vịtrong Ban Giám Khảo lên hàng ghếtrước sân khấu.
Cùng lúc ấy hàng chục thanh niên đã lên sân khấu khiêng bàn thờđểxuống phía sau và hai giá cờMỹ, Việt đểxuống phía dưới sân khấu. Ông Bình đứng dậy nói: Bây giờtới việc của tôi. Rồi đi lên ngồi vào chiếc piano ởgóc cuối sân khấu. Nhìn xuống Ban Giám Khảo, gồm 5 vị, 2 nữ, 3 nam, người nào trên tay cũng 1 xấp giấy với cây bút, ông mỉm cười khi thấy vẻmặt trịnh trọng của cả5 người. Đã 4 năm, ông làm việc đệm đàn cho chương trình trình diễn áo dài và năm nào Ban Giám Khảo cũng không thống nhất được với nhau vềsốđiểm và thứhạng của mấy người trúng giải. Cuối cùng phải dùng đến giải pháp tương nhượng.
Tiếng của người điều khiển vang lên:
- Ban Giám Khảo xin công bố3 tiêu chuẩn với 3 loại điểm: Thứnhất là dáng người, thứnhì là dáng đi và thứba là nghệthuật phô diễn những nét đẹp, quyến rũ của áo dài... Chương trình thi trình diễn áo dài bắt đầu... Xin mời cô Nguyễn thịThu Thủy, sinh viên đại học Northern Illinois.
Những tiếng vỗtay theo Thu Thủy lên sân khấu. Thu Thủy dáng thanh, mặc áo dài xanh dương, tóc xõa lưng, vào giữa sân khấu cúi chào, rồi xoay một vòng cho 2 cánh áo dài vờn lên. Thủy đi vòng quanh sân khấu, tới mỗi góc, cô đứng lại, rồi mới xoay nhanh vềphải hay trái đểđi tiếp, và mỗi bước xoay đều cuốn tà áo bay lên. Đi hết 3 vòng, cô đi vào giữa sân khấu cúi chào với tiếng vỗtay của cảhội trường.
- Xin mời cô Cao ThịThu Cúc, sinh viên đại học Loyola. Thu Cúc dáng thuôn thảđài các, tóc buông xõa, quần áo lụa trắng. Cúc đi tựnhiên, đôi khi ngừng lại, ngước nhìn lên, vươn tay lên cao như với một cành hoa. Vòng đầu, Cúc đi thong thả, đến vòng thứ2 và 3 đi nhanh và cánh áo dài vờn lên theo những bước chân. Rồi bất ngờ, cô vòng ra giữa sân khấu, bước chậm lại, cúi chào với khuôn mặt phúc hậu nhu mì.
Trong tiếng vỗtay có tiếng nói lớn: Đi thêm vài vòng nữa, đẹp lắm.
- Xin mời cô Lê thịTâm, nhân viên nhà băng Chase, Chicago. Tâm người tầm thước đầy đặn, tóc uốn cuộn vào gáy, mặc áo dài huyết dụ, quần trắng. Cô làm dáng nhiều trong bước đi, nên quên mất những động tác phô diễn hai cánh áo dài. Sau Tâm là 2 cô nữa, nhưng cảhai đều thiếu sựlinh động trong việc tạo ra những động tác của riêng mình. Các cô chỉbiết đi quanh, xoay người, lập lại một sốđộng tác của mấy lần trước nên thiếu tựnhiên.
Ông Bình đã xúc động nhìn theo những bước đi. Vì bước đi nào hai cánh áo dài cũng tạo dáng tha thướt như giải lụa. Và theo từng bước đi, thân thểcủa các cô đã bộc lộsựkhêu gợi từcánh áo phất phơ và chiếc quần hờhững. Theo dòng những bước chân với hai cánh áo vờn lên, hạxuống, ông đã biểu lộsựxúc động qua những ngón tay trên phím dương cầm. Ông bỗng giật mình khi nghe tiếng: Xin mời cô Trần Quỳnh Lan.
Lan bước lên sân khấu, nhìn ông mỉm cười, rồi bước ra giữa sân khấu cúi chào và xoay một vòng cho cánh áo dài cuốn lên. Chiếc áo xanh dương và hai ống quần trắng quyện vào tà áo và đôi chân theo những bước đi. Lan đi vòng sân khấu với những động tác bất chợt đứng lại và xoay nhanh làm tà áo cuốn lên đểlộcảmột bên đùi lên đến mông, hiển lộnét quyến rũ và lẳng của tà áo dài khi đi trên đường lộng gió. Tựtrong góc, Lan bước ra giữa sân khấu, cúi xuống như cúi nhặt một vật gì, với tay nâng tà áo, hiển lộnét khêu gợi của thân áo ởchỗxẻtà tam giác với khuôn ngực vươn cao. Rồi Lan đứng dậy bước nhanh, tay đỡtà áo vờn lên ...
Bàn tay ông Bình đã chạy trên bàn phím đểtheo kịp những bước đi, chợt nhanh, chợt chậm, chợt dừng của Lan. Ông ngạc nhiên trước những động tác rất tựnhiên qua bước đi, Lan đã đưa được những nét đẹp và quyến rũ nửa kín, nửa hởcủa hai tà áo lên sân khấu. Và khi Lan bước xuống với những tiếng vỗtay và huýt gió, bàn tay ông vẫn lướt trên những hòa âm của Tà Áo Cưới.
Khoảng 20 phút sau, người điều khiển chương trình đến trước micro:
Kính thưa quí vị, Ban TổChức xin công bố3 người đoạt giải của cuộc thi trình diễn áo dài:
- Thứnhất, cô Cao thịthu Cúc, giải 3 với 500 đô la.
- Thứnhì, cô Nguyễn thịThu Thủy, giải nhì với 700 đô la.
- Thứba, cô Trần Quỳnh Lan, giải nhất với 1000 đô la.
Cảhội trường như bùng vỡvới tiếng vỗtay cùng những tiếng hú.
Nhìn xuống hội trường, ông Bình thấy John và vợchồng Định đứng dậy bắt tay Lan.
Sau khi 3 cô trúng giải lên sân khấu nhận giải từtay bà chủtịch cộng đồng, tiếng người điều khiển lại vang lên:
- Kính thưa quí vị, tiếp sau đây là chương trình thi hát. Xin mời quý vịtrong Ban Giám Khảo lên hàng ghếtrước sân khấu.
Nhìn xuống Ban Giám Khảo, ông Bình nhận ra 5 người quen, gồm nhạc sĩ Vũ An, 4 ca sĩ – 1 nam, 3 nữởChicago, hàng năm vẫn làm giám khảo cho chương trình thi hát.
- Thưa quí vị, chương trình thi hát bắt đầu. Xin mời anh Lê Nghĩa, sinh viên đại học Devry.  Anh Nghĩa sẽhát bản Phiên Gác Đêm Xuân của Trần Thiện Thanh.
Nghĩa lên sân khấu cúi chào, bước mấy bước theo nhạc dạo, rồi cất tiếng: Đón giao tha mtphiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rn... chỉhai câu đầu, ông Bình đã thấy sựđiêu luyện và truyền cảm của giọng hát. Và ông nhìn Nghĩa, ngạc nhiên là một sinh viên hơn 20  thì chắc phải sinh trưởng ởMỹmà sao lại có giọng hát như một ca sĩ Việt Nam. Nghĩa đi lại say sưa theo tiếng hát qua dáng điệu và đôi tay - Ngi ngm my nóc chòi canh mà nhchiếc bánh ngàyxuân... Ông Bình đã kết bản nhạc từthời còn ởViệt Nam. Rồi những năm ởMỹ, ông thường nghe Hà Thanh và Thanh Tuyền hát. Bây giờlại gặp một giọng ca mới, ông hát nhỏtheo bạn ca sĩ sinh viên: Thì đng đến xuân ơi...Tiếng “ơi” được dương cầm đưa đi xa, trong khi Nghĩa cúi chào trong tiếng vỗtay vang dội.
Sau Lê Nghĩa là cô Trần Thu Vân hát bản Anh Cho Em Mùa Xuân, cô Tô ThịOanh hát bản Nếu Xuân nNày Vắng Anh, và anh Trương Thìn hát bản Xuân Và Tuổi Trẻ. Cảba giọng không có gì đặc sắc, nhưng ông chăm chú vào cách diễn tảvà dùng tiếng đàn đểche lấp những chỗyếu kém của giọng hát.
Người thứnăm là cô Lê Ngọc Trân, sinh viên đại học Chicago, ca bản Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ. Với áo dài màu tím hoa cà và áo len tím thẫm, Ngọc Trân đã làm dịu khung cảnh náo nhiệt trong hội trường, khi cô bước mấy bước theo tiếng đàn, rồi dịu dàng: Em đến thăm anh mt chiu đông. Em đến thăm anh mt chiu mưa, mưa dm d, đưng trơnưt tiêu điu... Giọng ngọt ngào như màu áo, ông Bình nghĩ và ngạc nhiên là Ngọc Trân, ởlứa tuổi 18, đôi mươi, sinh trưởng ởMỹmà lại tìm đến bản nhạc của lớp người mấy thếhệtrước. Nhìn Ngọc Trân bước đi với tiếng hát, ông như đang nghe Mộc Lan, Châu Hà, và cảm nhận là Ngọc Trân đã nhập được vào tình ý của bản nhạc: Có hay lúc em v, gót chân bưc reo âm thm, trênđưng mt mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh, lòng bi hi nhìn theo chân emchìm trong ngàn xanh... Ngọc Trân đứng lại, nhìn xuống hội trường: Ta ưc mơ mt chiu thêunng, em đến chơi quên nim cay đắng và quên đưng v...Ông Bình bỏphím đàn, vỗtay theo tiếng vỗtay vang dội trong hội trường.
Tiếp sau Ngọc Trân là Vũ Bản, một ông trung niên, ca bản Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng. Ông Bản cúi chào khán giả, rồi theo nhạc cất tiếng: Tôi xa Hà Ni năm lên mưi tám khi va biết yêu.Bao nhiêu mng đp yêu đương thành khói tan theo mây chiu...Ông Bình thầm nghĩ: Lại gặp một giọng truyền cảm điêu luyện. Vũ Bản nhìn ra hội trường: Hà Ni ơi, nào biết ra sao bây gi.Ai đng trông ai ven hkhua nưc như ngày xưa...Ông Bình đã nghe nhiều ca sĩ ca bản Nỗi Lòng Người Đi và bây giờtưởng như mình gặp lại tiếng hát Sĩ Phú... Những ngón tay trên bàn phím đi theo xúc cảm của Vũ Bản: Sài Gòn ơi, Mng vi tay cao hơn tri, tôi hái hoa tiên cho điđưc mơ nên đp đôi– Vũ Bản cúi chào trong tiếng vỗtay vang dội.
Ông Bình sửng sốt khi nghe: Kếtiếp là cô Trần Quỳnh Lan. Quỳnh Lan sẽca bản Bài Thơ Hoa Đào của Hoàng Nguyên. Sau lời giới thiệu, người điều khiển chương trình bước đến bên piano: Quỳnh Lan vừa mới ghi tên nên Ban TổChức không có bản Bài Thơ Hoa Đào. Ông Bình cười nói: Không sao, bản này tôi biết.
Quỳnh Lan tới bên ông Bình nói nhỏ: Thấy vui nên Lan liều, rồi mới ra giữa sân khấu cúi chào. Cô bước một vòng theo tiếng nhạc, tay phe phẩy như đánh nhịp: Ngày nào dng chân phiêulãng khách ti đây khi hoa đào vương li đi, mu hoa in dáng tri, tình hoa lưu luyến ngưi, bi hi lòng lkhách thy chơi vơi...Ông Bình ngạc nhiên, Mấy tháng qua ông chưa từng nghe Lan hát một câu hay nói vềnhạc, chỉngồi nghe ông đàn. Sao hôm nay bỗng dưng lên thi hát và giọng Lan như giọng của một ca sĩ chuyên nghiệp... Tay ông lướt trên bàn phím theo tiếng hát: Ôi, Đà Lt là mơ, gic mơ tiên ngiáng xung trn, tóc mây buông lơi tha thưt bên h, đi tình quân đến trong gic mơ...Giọng đầy tiềm lực, lên cao, xuống thấp rất ngọt và tựnhiên. Ông đã nghe hầu hết những ca sĩ thếhệcũ cũng như mới hát bản này. Nay nghe Lan, ông gặp lại giọng của LệThanh với thuật luyến láy và nũng nịu. Lan bước một vòng với cánh áo dài quấn quít hai ống quần, rồi ngừng lại giữa sân khấu: Nhưng ri mùa hoa tàn, ngưi hoa sao vng mãi,sao chiu lòng mong ch, đưng hoa sao hng hđlòng lkhách ct bưc đi nhhoantrên má ai, mu hoa in trên má làm lkhách lưu luyến mãi Đà Lt ơi...Quỳnh Lan cúi xuống trong tiếng nhạc và tiếng vỗtay vang dội hội trường.
Trước khi xuống sân khấu, Lan đến bên piano: Cám ơn chú. Ông Bình đứng dậy bắt tay Lan: Đã lâu lắm chú mới được nghe Bài Thơ Hoa Đào với nghệthuật luyến láy điêu luyện.
Khoảng 20 phút sau, người điều khiển chương trình lên tiếng:
- Kính thưa quí vị, Ban TổChức xin công bốkết quảcuộc thi hát với ba giải:
- Thứnhất, ông Vũ Bản, giải ba với 300 đô la.
- Thứnhì, cô Ngọc Trân, giải nhì với 500 đô la.
- Thứba, cô Trần Quỳnh Lan, giải nhất với 700 đô la.
Hội trường như vỡtung với tiếng vỗtay và tiếng hú.
- Xin mời ông Vũ Bản, cô Ngọc Trân và Quỳnh Lan lên sân khấu nhận giải.
Ông Bình và Lan vừa trởvềchỗthì bà Lương Ngọc, chủtịch cộng đồng, đến tươi cười:
- Năm mới chúc anh mạnh khỏe, nhiều may mắn. Xin cám ơn anh đã đàn cho 2 cuộc thi.
- Tôi cũng xin chúc chịcùng gia đình một năm mới an lành và thăng tiến. Nhân tiện xin giới thiệu chị, Quỳnh Lan là cháu tôi mới ởViệt Nam qua.
- Vui vậy ư – Bà Lương Ngọc cầm tay Lan – Cô cháu anh thật tuyệt vời. Tôi chưa nghe ai hát Bài Thơ Hoa Đào truyền cảm như cô. Rồi nghệthuật trình diễn áo dài nữa, phá cách, không đi vào khuôn nếp cũ, sinh động và biểu lộđược những nét đẹp ẩn tàng của chiếc áo dài. Cám ơn Quỳnh Lan đã đem lại cái đẹp cho Hội Tết.
Lan đáp:
- Cám ơn bà quá khen. Thấy hội tết vui nên Lan liều, không ngờlại được giải.
Bà Lương Ngọc nhìn ông:
- Cũng như mọi năm, 8 giờtối nay, xin mời anh và Quỳnh Lan đến nhà ăn tết. Có điều xin báo trước là tôi muốn được nghe Quỳnh Lan hát thêm.
Ông Bình đáp:
- Cám ơn chị, chúng tôi sẽđến.
Khi bà Lương Ngọc bước đi, ông Bình nói với vợchồng Định: Hội Tết sẽkéo dài tới 6 giờvới một sốchương trình như Lotto, trình diễn võ thuật Vovinam và chương trình ca nhạc của một sốca sĩ ởChicago và vùng phụcận, cảmấy tiểu bang gần Chicago như Iowa, Michigan và Indiana. Bây giờxin mời anh chịvà John đi ăn phở. Rồi sau đó vềhay ởlại, tùy quí vị. Cảtoán đứng dậy theo ông ra cầu thang. Ông Bình mỉm cười nhìn Lan khi nghe tiếng người chủtrì Lotto ngân nga:
- Chng chê thì mc chng chê,
Ăn đng ko kéo chng mê đến già... Nó là con s... con si ba.
- Cảhội trường chơi Lotto hởchú?
- Cảhội trường. Lotto sẽkéo dài tới 6 giờ. Xen kẽvào đó có một sốchương trình khác, nhưng chính yếu là ca nhạc.
Định lên tiếng:
- Vậy Hội Tết ởđây là đánh bạc và ca nhạc.
- Chỉcó thếmà hội trường lúc nào cũng đầy người. Toán này xuống thì toán khác lên – Ông cười nói, rồi chỉvào một toán cảmười mấy người vừa bước lên lềđường: Anh thấy đó, chúng ta đi thì lại có toán khác tới.
 
5
 
Quỳnh Lan rót trà ra 2 tách, rồi nhìn ông Bình:
- Thưa chú, sáng mai Lan sẽđi với John xuống Springfield đểJohn giới thiệu với cha mẹvà tiện thểthăm mấy di tích lịch sửcủa tổng thống Lincoln.
- Vậy là việc của Lan sắp xong, chú mừng cho Lan. Một ca sĩ Việt Nam vềlàm dâu miền đất dựng nghiệp của Lincoln, vịtổng thống vĩ đại của nước Mỹ. Thật đẹp.
Lan cúi xuống cười che dấu sựe thẹn, rồi hỏi:
- Ông ấy vĩ đại vì cái gì chú?
- Lincoln vĩ đại vềhai việc. Thứnhất là ông đã hủy bỏchếđộnô lệngười da đen của nước Mỹ. Một việc rất khó, vì tới giữa thếkỷ19, thời Lincoln, sốnô lệda đen ởnhững tiểu bang miền Nam đã lên tới 3 triệu trong khi người da trắng chỉcó 6 triệu và chếđộnô lệđã được ghi trong Hiến Pháp. Thứnhì là đã cứu được chếđộLiên Bang thống nhất (Union) của Mỹ. Vì sau khi ông đắc cửtổng thống năm 1860, 11 tiểu bang miền Nam muốn duy trì chếđộnô lệnên đã ly khai, tách ra thành lập một Liên Bang mới gọi là Confederacy. Lincoln cương quyết duy trì sựthống nhất của Liên Bang Union. Từđó tạo thành cuộc nội chiến giữa Miền Bắc, gồm những tiểu bang tựdo không có nô lệvà Miền Nam. Cuộc nội chiến kéo dài 4 năm, từ1861 đến 1864 với sựchiến thắng của quân đội Miền Bắc – Ông ngừng lại một lúc rồi tiếp: Nhân chuyện này chú nói thêm một điều là chính quyền đảng trịcủa Việt Nam thường tựxưng là nhà nước của dân, do dân, và vì dân. Tất nhiên chúng ta hiểu là họđã làm ngược lại với chữđảng, nhưng cần biết thêm là mấy ông nhà nước Việt Nam đã lấy những chữđó từcâu kết trong bài diễn văn của Lincoln đọc trong lễkhánh thành nghĩa trang Quân Đội Gettyburg, vùng đất đẫm máu nhất trong trận chiến kết thúc cuộc nội chiến – Ông tới kệsách lấy một cuốn, nhìn qua mục lục, rồi giởtới một trang: Đây, Lan nghe câu đó như sau: And that this nation, under God, shall have a new birth of freedom and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.
- Government of the people, by the people, for the people...Nhà nước của dân, do dân, vì dân..., Lincoln hủy bỏchếđộnô lệda đen và giữđược sựthống nhất của nước Mỹ- Lan lẩm bẩm như học bài, rồi hỏi: Chú đã tới Springfield lần nào chưa?
Ông gật đầu:
- Chú đã xuống đó một lần đểthăm mấy di tích lịch sửcủa Lincoln, gồm ngôi mộvà ngôi nhà. Ngôi nhà 2 tầng khá lớn với nhiều đồđạc được giữnguyên vẹn như giường, bàn ghếvà nhiều đồdùng khác. Springfield là thủphủcủa tiểu bang Illinois, nhưng là thành phốnhỏ. Trên mấy con đường quanh ngôi nhà của Lincoln, ngoài mấy nhà hàng fastfood của Mỹnhư Mcdonald, Kentucky, duy nhất có một tiệm ăn Tàu – Ông ngừng lại một lát: Vềlàm dâu miền đất của Lincoln thì rồi sẽthành thổcông của Springfield. Nhưng có một điều chú muốn nói là trong vài năm nữa quen đồăn Mỹ, Lan sẽquên nghệthuật nấu món ăn Việt Nam.
Lan cười:
- Hôm ởhội tết nói chuyện vềăn uống, John bảo là muốn được Việt hóa. Như thếLan sẽkhông biết nấu đồăn Mỹthì đúng hơn.
Ông lắc đầu:
- Đó là nói cho vui, chớngười Mỹkhông ăn được những món ăn truyền thống Việt Nam. Chẳng hạn mấy món như canh chua cá catfish, đậu hũ chiên chấm tương bần, cá kho tộ, rau muống sào tỏi mà Lan thường nấu thì ít người đạt được, nhưng vềvới John thì hết. Vì thếchú tiếc.
Lan cúi xuống có vẻthẹn:
- Chú quá khen, chớLan chỉnấu bình thường thôi.
- Bình thường được như cô mà mởtiệm ăn thì sẽhốt hết khách của mấy nhà hàng ởArgyle. Chú thường ăn canh chua ởnhà hàng Thái bình và Ba Miền và chỉthấy chua chớkhông có mùi thơm của canh chua ởViệt Nam. Còn rau muống sào thì dươn và dai chớkhông thơm và mềm.
Ông Bình nâng tách trà uống cạn, rồi nói:
- Chú cũng thường nấu canh chua với đủthứnhư me, cà chua, đậu bắp, nhưng chỉchua chớkhông có mùi thơm như canh chua Lan nấu. Bí quyết ởđâu, đểlại cho chú rồi hãy vềSpringfield.
- Chú nói như Lan có bí kíp như truyện Kim Dung... Thật ra thì hơn 20 sống với cha mẹ, Lan đi học, rồi đi làm, đôi lúc phụmẹchớkhông nấu. Tới khi sắp lấy chồng mẹmới chỉcho một sốmón. Nhưng chưa có ai khen, chỉcó chú, nên Lan sẽghi lại cho chú những điều mẹdạy.
Ông nhìn Lan:
- Chú muốn nói thêm một điều nữa là John không thểquen với nước mắm, tương bần, cá kho và rau muống, nhưng có thểquen với tiếng Việt. Vì thếLan nên khuyến khích John học tiếng Việt, vợdạy chồng thì mau thành thạo, đểJohn có thểnghe và biết tiếng hát của vợmình ra sao. Món ăn Việt rồi sẽquên, nhưng đừng đểmất tiếng hát.
- Cám ơn chú. Không biết nấu ăn và hát có được như chú khen không, nhưng chú đừng lo, vì Elgin vềđây có hơn tiếng lái xe, mỗi tháng Lan sẽvềnấu ăn và hát chú nghe – Lan cười nói, rồi đứng dậy đi vềphòng.
Ông Bình nhìn lên bức ảnh Biển Động, trầm ngâm vềsựhứa hẹn của Lan. Ông không mong Lan thực hiện lời hứa, vì bao nhiêu năm nay ông đã giảm trừđời sống tới gần sốkhông, sống đơn giản và không giao du đểgiữsựyên lặng. Quỳnh Lan đến đã phá vỡmất sựyên lặng đó. Vì thếông mong việc kết hôn của Lan mau thành đểông trởvềvới đời sống cũ. Vô tình qua một lời khen mà Lan lại nói lên một điều ông sợ. Không thểnói ra điều này, nhưng ông hy vọng chỉtrong vài tháng sau kết hôn, việc làm, việc nhà và shopping sẽnuốt hết thời gian của Lan và lúc đó ông có thểgiúp Lan cởi bỏlời hứa. Ông đứng dậy đi đến chiếc dương cầm... Bàn tay lướt trên bàn phím tìm âm thanh của Ta Với Trời Bơ Vơ, Lá ĐổMuôn Chiều, Chiều Trên Phá Tam Giang, Giọt Nắng Bên Thềm, Có Một Niềm Riêng... Dừng lại trầm ngâm một lúc, rồi trởvềĐà Lạt với Đà Lạt Hoàng Hôn... thì Lan ra phòng khách trong chiếc robe ngủmàu hồng, đến bên piano, lấy tay đập nhịp rồi cất tiếng: Đng trên trin dc nhìn xung đi thông, hàng cây thm màuđèn lên phphưng. Giđây hơi sương giá but, biết ai thương bưc cô liêu, mt ngưi đitrong sương rơi... Ông Bình ngạc nhiên, vì từsau tết Lan chỉra phòng khách nghe ông đàn, thếmà đêm nay lại hát theo đàn. A! lời hứa, ông mỉm cười... Đà Lt ơi, có nghe chăng CamLy khóc tình đu dang d. Đêm xung Than Thvang cung hn, ngưi đi trong bóng cô đơn...Lan bước đến cạnh ông...Gn nhau xa nhau my ni, hi quê hương xsương rơi, Đà Lt ơi, Đà Lt ơi...
Ông Bình cầm tay Lan cảm động:
- Chưa vềSpringfield mà đã thực hiện lời hứa rồi. Cám ơn Lan.
 
6
 
Ông Bình đểly rượu Martell trên cửa sổ, đứng nhìn sân đầy tuyết. Qua ánh đèn đường, tuyết rơi phơi phới như mưa rào. Những cơn gió thổi tuyết cuộn lên bay ngang như một tấm màn trắng. Tuyết đi với gió và gió hú từng cơn qua đầu hồi nhà.
Lan ra phòng khách, đến bên ông:
- Bão tuyết cảđêm như thếnày thì ngày mai tuyết sẽngập tới đâu chú?
- Theo dựbáo thì trận bão sẽkéo dài qua đêm và tuyết sẽdày khoảng 1 feet. Công sở, trường học đóng cửa. Xe rải muối đã chạy suốt từchiều, nhưng tuyết xuống nhiều quá không biết có kịp tan – Ông chỉra sân: Bây giờtối, chỉnhìn thấy sân và cây đèn đường, chớngày mai Lan sẽthấy tuyết phủđầy mái nhà, hè đường, cây cối. Toàn thành phốlà một màu trắng. Đẹp thì có đẹp, nhưng đi làm thì rất cực và thành phốtốn rất nhiều tiền, hàng trăm triệu, đểxe xúc tuyết chởtuyết ra ngoại ô đổxuống cánh đồng.
-  Xe xúc tuyết cảthành phố, hởchú?
- Xúc tuyết ởnhững con đường chính và ởnhững khu quan trọng, còn ởnhững con đường nhỏthì có loại xe đẩy tuyết vào hai bên đường. Và nhà hai bên đường có bổn phận xúc tuyết trên lềtrong phạm vi nhà mình thành một con đường đểngười có thểđi lại. Ngày mai khi tuyết ngừng rơi, chú sẽxúc từcửa ra tới cổng thành một đường rộng khoảng 1 mét, rồi sẽxúc một đường phía trước nhà nối với nhà bên phải và bên trái. Con đường giữa hai bờtuyết cao này sẽkéo dài một, hai tuần hay lâu hơn cho tới khi có mưa. Được trận mưa lớn chừng 2, 3 tiếng là thành phốsạch như lau, vì tuyết tan chảy sẽkéo theo rác xuống sông, xuống cống.
- Thếnắng không làm tuyết tan hởchú?
Ông lắc đầu:
- Sau khi tuyết rơi, trời thường rất lạnh nên dù nắng tuyết vẫn đóng băng. Đi phải rất cẩn thận vì dễté. Theo thống kê, mỗi mùa đông, sốngười chết vì té rất cao. Dân xứtuyết mà vẫn chết vì tuyết. Chúng ta là dân xứnóng lại càng phải cẩn thận. Đi chậm và nhìn kỹ, chỗnào có băng bóng loáng thì tránh. Mấy trận tuyết trước nhẹ, chỉkéo dài mấy tiếng, rồi sau đó một, hai ngày là có mưa, tuyết tan nhanh nên cô không thấy tuyết đóng băng trên đường, trên sân nhà. Qua trận bão tuyết này cô sẽbiết rõ xứtuyết hơn.
Lan nhìn ra sân một lúc, rồi quay lại nói:
- Sân và đường đầy tuyết rồi chú ạ. Ngày mai Lan sẽra xúc tuyết với chú.
- Gái mười bảy bẻgẫy sừng trâu. Mặc ấm rồi thửxúc cho biết – Ông cười rồi cầm ly rượu trởlại ghếsalon. Lan xuống bếp uống nước, rồi lên phòng khách ngồi đối diện với ông:
- Đêm nay chú không đàn?
- Đàn chứ. Những đêm bão tuyết như thếnày, chú đàn nhiều đểkhỏa lấp sựtrống vắng. Vì những ngày bão tuyết hay mưa bão thì chú cảm thấy ngôi nhà này trống vắng nhiều hơn. Chỉcó tiếng đàn vang vọng, tràn đầy là có thểkhỏa lấp sựtrống vắng ấy. Có nhiều lần chú đã đàn cho tới khi ngủgục trên phím đàn. Năm nay có Lan nên đêm tuyết này mới có tiếng người thay cho tiếng đàn – Ông nhìn lên bức ảnh Biển Động, nói nhỏ: Đã bao nhiêu năm...
Lan nhìn ông rồi cúi xuống che dấu sựxúc động, khi ngước lên vẫn thấy ông nhìn bức ảnh, mãi một lúc sau mới cất tiếng:
- Thưa chú.
Ông Bình nhìn Lan, lắng nghe.
- Thưa chú, John đã quyết định làm giấy kết hôn vào thứhai tuần tới. Và sau đó John sẽđưa Lan ra Hawai một tuần. Chiều thứhai hôm đó John sẽtổchức một bữa tiệc mời một sốbạn thân bên John, còn Lan thì chỉcó chú và gia đình chịNhung.
- Chú mừng là Lan sẽcó đời sống ổn định sớm ởMỹ. Còn bữa tiệc thì thì xin miễn cho chú. Vì từbao lâu nay chú đã tránh tới chỗtiệc tùng đông người.
Lan nhìn ông một lúc:
- Chú không muốn tới, Lan không dám ép, nhưng Lan xin được phép thưa hai điều: Trước hết là cám ơn chú đã giúp Lan, coi Lan là người thân và thứnhì là muốn biết vềcuộc đời cô độc của chú và bức ảnh Biển Động. Từchiều đến giờ, nhìn tuyết rơi và nghe từng cơn gió hú, Lan lại nghĩ vềđời sống âm thầm của chú trong ngôi nhà này. Trước đây chú nói là rồi sẽhiểu, nhưng cứnhìn hai bức ảnh, Lan lại đặt ra những giảthuyết và băn khoăn với nó. Nếu chuyện chẳng có gì bí mật thì xin chú giải sựbăn khoăn này cho Lan.
Ông Bình trầm ngâm một lúc:
- Ai cũng có chuyện riêng tư khó nói hay không cần nói, nhưng chúng ta thì có thểnói cho nhau nghe được. Cám ơn Lan đã quan tâm đến đời sống của chú – Ông ngừng lại uống một hớp rượu rồi hỏi:
- Trước kia Lan có lên Đà Lạt vào mùa hoa anh đào bao giờkhông?
- Dạcó. Vì làm ởcông ty du lịch nên Lan thường lên Đà Lạt, nhưng đáng tiếc là do việc làm lại các hồlớn, nhỏnhư Xuân Hương, Than Thở..., rồi do việc khai phá đểxây dựng nhà cửa, nên anh đào trong thành phốcòn rất ít. Vì thếhoa anh đào không còn là một cảnh sắc đặc biệt của Đà Lạt. Bây giờngười ta bán ảnh hoa anh đào nhiều hơn. Cái danh “anh đào Đà lạt” đã thành dĩ vãng. Nhưng do thích hát nên Lan biết nhiều bản nhạc viết vềĐà Lạt, nhất là hai bản Bài thơ Hoa Đào và Ai Lên XứHoa Đào.
Ông gật đầu:
- Như thếthì tiếc thật. Thời chú sau 75, Đà Lạt tiêu điều đi nhiều, nhưng cảnh sắc thiên nhiên chưa bịphá, nên anh đào vẫn nởtung vào mấy tháng mùa đông trên khắp thành phố, ven hồvà thung lũng. Bản nhạc và ảnh chỉghi lại được một sốnét nào đó thôi. Còn khi mình đi dưới một rặng anh đào hay nhìn màu hồng anh đào nởtung trên một dốc đồi thì mới thấy và cảm được sựquyến rũ của anh đào trong cái lạnh buổi sáng, buổi chiều của Đà Lạt. Gia đình chú ởĐà Lạt, lại ởtrên đường Pasteur, con đường vòng dốc thoai thoải có nhiều biệt thựvà anh đào, nên vào cuối đông và đầu xuân, lúc nào hoa anh đào cũng vây bọc quanh mình.
Lan hỏi:
- Sao trong dịp tết người ta không chơi anh đào như mai, như đào thiên thai?
Ông cười:
- Nếu chơi anh đào như mai, như đào thiên thai thì anh đào đâu còn kịp nở. Nhà nào cũng chặt ít cành thì anh đào thành trơ trụi. Có điều nhân câu hỏi, chú mới nghĩ thêm là người ta không chơi hoa anh đào vì đó là hoa ngoài đường, hoa chung của thành phố. Nhưng chú đã dùng hoa anh đào trong đám cưới của chú. Lan thửtưởng tượng khung cảnh từcổng vào đến hiên nhà đầy màu hồng và lá xanh của mấy chục cành anh đào cao hơn 2 mét.
Lan nói nhanh:
- Đường lên thiên thai, chú ạ.
Ông Bình cười:
- Chú không nghĩ được như Lan mà chỉnghĩ là cho khách đi qua một vườn anh đào khi vào nhà. Tại sao chú lại nghĩ đến việc dùng anh đào thì sẽnói sau, còn trước hết chú nói vềcô Như Mai – Ông chỉlên bức ảnh treo trên tường: Gia đình chú và gia đình Như Mai không phải nguyên gốc Đà Lạt mà ởnơi khác đến. Gia đình chú là dân Bắc di cư vào Nam năm 1954, còn gia đình Như Mai gốc Nha Trang, lên Đà Lạt sau gia đình chú vài năm. Nhưng đều là gia đình ngụy quân, ngụy quyền theo ngôn ngữđánh tráo của đảng cộng Sản Việt Nam, nên chú và Như Mai đã bịchận cửa vào đại học, sau khi học xong trung học. Do đó, mới 18, đôi mươi đã phải nhập vào đời tìm sinh kế. Như Mai có một gian hàng bán đồthủcông mỹnghệởchợĐà Lạt, còn chú được trời phú cho sựkhéo tay, nên đã tựvẽkiểu và tựsản xuất đồmỹnghệbằng gỗgo, loại thông 3 lá Đà Lạt, rồi đem bỏmối cho những gian hàng bán đồmỹnghệ. Từviệc bỏmối này mà chú quen biết Như Mai. Có lẽdo nhan sắc, lịch thiệp và khéo nói nên gian hàng của Như Mai rất đông khách và trởthành một trung tâm cung cấp đồmỹnghệcho khách hàng từSài Gòn, Nha Trang, Phan Rang... Ông cười: Người làm, người bán, cuối cùng thành người yêu rồi thành vợchồng – Ông ngừng lại uống mấy hớp rượu, rồi tiếp: Như Mai có giọng ca thiên phú thường hay hát mấy bản Ai Lên XứHoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào và Tà Áo Tím, gần giọng LệThanh với thuật luyến láy nũng nịu điêu luyện, còn chú biết đàn guitare nên từkhi thân nhau đến thành vợchồng chú đã đệm đàn cho Như Mai hát ởmấy đám cưới người thân hay bạn bè. Từđó Lan biết vì sao chú đã dùng hoa anh đào trong ngày cưới.
Lan cười:
- Chú giàu tưởng tượng, nên Như Mai đã lên thiên thai ởtrần thế.
Ông Bình uống hết ly rượu, rồi đi pha ly khác. Trởlại ghế, giọng ông trầm xuống:
- Sau 2 năm kết hôn, chú và Như Mai kiếm được một sốvàng kha khá, nên đến năm 84 thì tìm đường vượt biên. Chú và cô đã lên tàu ởmột làng cù lao thuộc Cần Thơ. Tàu đi được hơn một ngày thì gặp tàu hải tặc. Chuyện tàu vượt biên đụng tàu hải tặc Thái Lan thì chắc Lan đã đọc hay đã nghe dù sanh sau và khi trưởng thành thì thảm kịch vượt biên đã kết thúc. Bây giờchú chỉcó thểnói là trên con tàu nhỏmình hy vọng đưa mình tới một chân trời mới thì lúc đó đã trởthành một thếgiới không thểđặt tên. Người ta có thểdùng mấy chữthếgiới súc vật đểchỉcho thếgiới ấy, nhưng không trúng, vì con người chưa bao giờthấy súc vật cười man rợtrước những dòng máu bắn tung tóe và trước những thân người chưa chết bịhất xuống biển. Khoảng ba, bốn chục người đàn ông phải nằm cúi đầu trước vợ, con, em mình trần truồng giữa một bầy thú người tay búa, tay dao. Chúng đập chết người nữnào dám chống lại chúng. Chúng chém chết người nam nào dám lao lên liều thân – Ông cúi xuống nhắm mắt lại, mấy dòng nước mắt chảy dài xuống hai bên má.
Lan chạy vào phòng lấy chiếc khăn đưa cho ông:
- Lan hiểu chuyện rồi, đừng kểnữa chú ạ.
- Kểhay không thì cũng thếthôi – Ông lau nước mắt, rồi nhìn lên bức ảnh Biển Động - Buổi chiều đó với bầu trời đỏối như thếkia, sau khi cướp đoạt vàng, phá máy tàu, chúng bắt theo khoảng hơn chục phụnữ, trong đó có Như Mai. Khi chúng kéo Như Mai qua gần chỗchú, Mai nhìn chú với vẻmặt bình thản lạnh lùng. Sựbình thản tới rợn người. Chú cảm được đó là cái nhìn tuyệt vọng trước sựbất động của chú, trước cái hèn của chú. Khi hải tặc cắt dây tàu, mởmáy lướt đi thì chú mới chợt tỉnh là đã quá trễđểân hận. Tại sao chú không dám liều mạng đểchết như những người đã chết? Tại sao khi Như Mai đi ngang trước mặt, chú đã không lao ra kéo Mai nhảy xuống biển? Chú hèn đểtìm cái sống, nhưng sống như thếđểlàm gì? Trên 20 năm qua, câu hỏi “Sống đểlàm gì” đã là một chứng nhân luôn nói với chú vềcái hèn khiếp nhược của mình và chú đã xấu hổ, ân hận vềcái hèn này. Từđó, chú đã không dám nghĩ đến tình ái, đến những cái đẹp, vì nghĩ đến làm gì nữa khi mình không dám sống với nó – Ông nhìn lên bức ảnh Biển Động: Ngày đó, chú đã không dám chết đểlỡmột cơ hội cùng chết với Như Mai. Cơ hội đó không còn nữa, nên chú coi như mình đã chết... Như Mai đã đi vào chân trời kia... Chú cầu mong nàng đã chết đểthoát nợđời, nợnhan sắc và xin nàng tha thứcho một người đàn ông hèn, chỉbiết nói mà không biết sống..., Biết chết đúng lúc cũng là biết sống.
Ông ngừng lại, uống cạn ly rượu, rồi nói:
- Đó là câu chuyện Lan muốn biết. Thôi khuya rồi, đi ngủđi.
Nhìn lên bức ảnh Biển Động một lúc, rồi ông đi lại chiếc piano. Hai bàn tay lướt nhẹtìm âm thanh của Serenata. Nhưng khi âm thanh lên tới độcao nhất thì ông đập tay vào bàn phím, đứng dậy đi vềphòng.
 
*
 
Lan đứng nhìn qua cửa sổ. Tấm thảm tuyết phản chiếu ánh đèn đường thành một màu sáng lấp lánh, soi tỏmàn tuyết mờmịt trong sân. Ngoài phòng khách, dương cầm vang lên khúc Serenata. Nàng đang nhập vào âm thanh đểcho lòng dịu lại thì một hợp âm bùng lên phá vỡâm thanh rồi im bặt. Lan sao động trước vết thương của ông Bình. Từtuần sau thì nàng sẽkhông còn thấy ông ngồi với ly rượu hay ngồi trước chiếc dương cầm. Nghĩ đến thảm kịch của ông nàng ứa nước mắt. Một mình trong ngôi nhà cổ, bên một nghĩa địa, sống với 2 bức ảnh và chiếc dương cầm cho tới chết. Bốn tháng sống chung, nàng thương và sợsựcô độc của ông, nhưng ông giữnguyên một cung cách coi nàng như cháu, đôi lúc quá xa cách tới độnàng cảm thấy như ông không nhìn thấy nàng trong ngôi nhà này. Mấy lần hát cho ông nghe, đứng bên ông, mong ông ngước lên đểnhìn mắt nàng lúc đó, nhưng chỉthấy hai bàn tay ông nhanh, chậm chạy trên bàn phím, và cuối cùng ngước lên cười, cầm tay Lan với mấy lời: Cám ơn Lan. Đã bao lần nàng đã biểu lộbằng mắt và bằng phục sức cho ông thấy là nàng thương ông và muốn cho ông hết trước khi đi, nhưng ông thản nhiên xa cách với ly rượu hay tiếng đàn. Nàng không hiểu tại sao như thế, vì ông với nàng đâu có bức thành luân lý đạo đức gì đểphân cách giữa hai người. Đến đêm nay thì nàng hiểu, thảm kịch nội tâm của ông đã là bức thành ngăn cách ấy. Từđó, Lan có một ước muốn kéo ông ra khỏi tấn thảm kịch.
Lan ngồi xuống chiếc ghếbành ởcạnh tường, suy nghĩ một lúc rồi đứng dậy đi sang phòng ông. Khi Lan đẩy cửa bước vào, ông nằm trên giường nhìn ra, rồi ngồi dậy:
- Lan còn muốn hỏi điều gì nữa?

Lan đến bên giường, ngồi xuống trước ông:
- Lan không hỏi chú điều gì nữa mà muốn gánh bớt tấn thảm kịch của chú bằng hồn và thân thểcủa Lan. Đời người ngắn lắm, mươi, mười lăm năm nữa chú thành ông già và Lan cũng bắt đầu đi vào tuổi già. Đã không chết được thì phải sống. Tại sao đểphí thời gian của nguồn sống ngắn ngủi ấy – Nàng nhìn vào mắt ông trong ánh đèn ngủ: Chú sống cô độc với 2 bức ảnh và đàn Bài Thơ Hoa Đào đểgọi hồn Như Mai chừng đó thời gian là đã quá đủ. Lan sẽthay Như Mai hát chú nghe, đưa tay đón chú vềvà khoác tay chú đi trên bờhồnhững ngày lộng gió – Nàng vuốt hai bàn tay vào hai má ông - Những ngày mưa bão, những đêm bão tuyết chú sẽnghe tiếng Lan hát chớkhông chỉcó tiếng dương cầm, sẽthấy Lan đi lại với tiếng cười chớkhông còn sựcô tịch của ngôi nhà cổvới tuyết lạnh bên ngoài, sẽthấy Lan là người thật với mái tóc dài đứng bên dương cầm chớkhông phải là bức ảnh hong tóc vô tri bất động đã chiếm hết cuộc đời của chú – Nàng vòng tay ôm cổông - Người ta nói: Thời gian hàn gắn mọi vết thương, nhưng thời gian đã bất lực với chú, vì thếLan sẽthay thời gian xóa mờvết thương cho chú. Lan kính trọng và thương chú – nàng buông cổông, nằm bật ra trên nệm trắng – Sao lại phải sống khổnhư thế, tỉnh lại đi, thân thểLan đây – Cùng với lời nói, nàng dướn người kéo váy lên đến tận cổ.

Dưới ánh đèn ngủ, ông Bình nhìn hai đùi trắng mởrộng... mắt mờdần theo cơn bão đang nổi lên... và Như Mai trong chiếc áo tảtơi vừa bước vừa nhìn ông dưới bầu trời đỏối... Ông mởmắt lớn nhìn lên rồi xuống giường, nhìn hai mắt Lan, môi run run: Cám ơn Lan, cám ơn chân tình của Lan, nhưng đã bao nhiêu năm... Không nói được hết lời, ông bước ra khỏi phòng. Chừng 10 phút sau, Lan nghe tiếng dương cầm với Serenata, Clair de Lune, rồi Bài Thơ Hoa Đào, Ai Lên XứHoa Đào... Nàng ngồi dậy nhìn hai đùi mình, rồi đểnguyên chiếc váy mỏng quấn quanh cổ, nằm sấp lại, vùi mặt vào gối và cảm được là tiếng đàn đang đưa nàng vềmột nơi bình an.
 
***
 
Ông Bình đang uống trà thì Lan trong chiếc robe màu xanh lợt, tóc xõa phủvai từtrong phòng bước ra, đến ngồi bên ông:
- Chú, Lan vừa gọi điện thoại báo cho John biết là Lan xin hủy vụlàm giấy tờkết hôn ngày mai.
Bỏtách trà xuống bàn, ông Bình ngạc nhiên:
- Tại sao vậy? Mất bao nhiêu thời gian vất vả, rồi bỗng chốc bỏđi.
Lan nhìn vào mắt ông:
- Lan không thểxa chú, không thểđểchú sống một mình trong ngôi nhà này.
- Cám ơn Lan. Còn John nói sao?
- Anh ấy nói là không hiểu tại sao vì trên một năm tìm hiểu, hứa hẹn, rồi tới ngày cuối cùng thì bỏ. Lan trảlời là cám ơn John đã đáp ứng việc Lan đi tìm chồng với tình cảm chân thật. Nhưng sau những đêm tra vấn lại mình, Lan mới nhận rõ là Lan cần một người chồng Việt Nam, và xin John tha thứcho việc đã làm xúc phạm tình cảm của John – Lan chờông lên tiếng, nhưng ông vẫn trầm ngâm, nên nói: Tại sao Lan lại ngớngẩn như vậy. Đã tới được một nơi yên ấm đểtrú ẩn lại còn muốn đi đâu. Lan ởlại đây với tiếng đàn đểphá vỡsựyên lặng của ngôi nhà này. Không đi đâu nữa.
Ông Bình đặt tay vào má Lan:
- Không muốn đi thì ởđây với chú.

Lan choàng tay, gục mặt vào lòng ông, khóc oà. Ông yên lặng nhìn hai bờvai Lan rung lên từng hồi, rồi nước mắt trào ra, từng giọt nhỏxuống mái tóc dài phủkín đôi vai. Khi bờvai Lan bớt rung, ông lấy tay áo chùi mặt, nhìn ra ngoài trời. Tuyết vẫn đang rơi./.
                                                                                                                                     
Chu Tấn


usaelection gởi