Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
BẤT NHỊ
 
 
***

Nội dung

I. Tổng quan về Bất nhị.

1) Trung đạo.

2) Bất nhị.
1/. Các đặc tính của Bất nhị.
2/. Chữ “tức” trong diễn đạt Bất nhị.

3) Vô phân biệt.       

II. Kinh Duy Ma Cật và Bất nhị.

NBS:  Mimh Tâm 6/2022.

I. Tổng quan về Bất nhị.

Bất nhị được xem là pháp môn thuộc giáo lý Trung đạo, do các Tổ về sau triển khai chi tiết.

1) Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Middle Way;  F: Voie du Milieu):  Là từ được dùng chỉ chung cho các phương pháp giảng dạy của đạo Phật, nhằm tránh những cực đoantrong đời sống vật chấtđời sống tinh thần, tiêu biểu là lối sống buông thả theo dục lạc hay lối sống trói buộc trong khổ hạnh.

Trong tiếp cận chân lý, thì bất thiện là một cực đoan mà thiện cũng là một cực đoan, lìa hai cực đoan này chính là Thực tướng Trung đạo.
Tư tưởng Trung đạo được xem là mới mẻ so với các khuynh hướng tư tưởng triết học và tôn giáo đương thời, cả về phương diện triết lý lẫn thực hành.

Trongbài kinh Chuyển Pháp Luân (P: Dhammacakkappavattana-sutta) thuộc Tương Ưng Bộ kinh, đức Phật gọi giáo pháp của mình là Trung đạo, nhằm xác nhận rằng nhờ thực hành con đường Trung đạo, mà Như Lai sở đắc trí tuệ, thành tựu an tịnh, giác ngộ, Niết-bàn:
"Này chư Tỳ khưu, có hai điều thái quá mà người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai?
- Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
- Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
Này chư Tỳ khưu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ Trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.
- Trong kinh Tương Ưng bộ 5 - đức Phật dạy :
         “ Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự  làm khổ mình “.

Nhìn chung, Trung đạo có thể gọi là Phật đạo, với ngụ ý hai giáo lý sau:
1.Duyên khởi(縁起;  P: Paṭiccasamuppāda;  S: Pratītyasamutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising;  F: Coproduction conditionnée):  Còn gọi là Trung đạo-Duyên khởi, tiêu biểu cho nhận thức về thực tại(= Chân lý Duyên khởi).

2. Bát Chánh Đạo(八正道; P : Ariyatthangikamagga;  S : Aryastangikamarga;  E: The Eightfold Path;  F:  Noble Chemin octuple): Còn gọi là Trung đạo-Bát Chánh Đạo, tiêu biểu cho mọi hành động trong cuộc sống từ nhận thứcTrung đạo-Duyên khởi.

2) Bất Nhị[不二;  P: Advita, Advaya;  S: Advaita, Advaya;  E: Non-duality, No second, Unique in its kind;  F: Non-dualité] có nghĩa là Không hai,Không nhị nguyên, Vô nhị, Ly lưỡng biên (lìa hai cực đoan).

Khi hành giả nhận thức sâu sắc được bản chất phân biệt và tránh các cực đoan của nhận thức phân biệt – Thức, thì nhận thức này được gọi là nhận thức Bất Nhị  hay Trí Bất Nhị.  Hành giả nhận thức và hành động thuần thục theo lý Bất Nhị, được xem là Bậc giác ngộ.

 不二法門.
        
1/. Các đặc tính của Bất nhị:

Bất nhị được xem là thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan, đó là thế giới trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô).

Bất nhị đối với hết thảy mọi sự vật hiện tượng hàm ý là không nên quá chấp mắc phân biệt, tức chấp mắc phân biệt cực đoan. Bất nhị còn có ý nghĩa là Vô trụ, tức luôn cảnh giác dính mắc vào các kiến chấp trong thế giới tương đối.

Bất nhị được xem như hệ quả từ nhận thức đúng đắn bình đẳng tính  “Vô ngã-Vô thường” của chân lý Duyên khởi nơi mọi sự vật hiện tượng.  Bất nhị biểu hiện bằng trạng thái tâm không còn ràng buộc nơi chủ thể và đối tượng, nơi nam và nữ, nơi trẻ và già, nơi sinh và tử, nơi vật và tâm, nơi thiện và ác, nơi khổ và vui, nơi đẹp và xấu ...

Bất Nhị không có nghĩa là Nhất nguyên nơi Nhất nguyên luận  hay phủ định Nhị nguyên  nơi Nhị nguyên luận.  Bất Nhị không hàm ý phủ bác đối đãi, vì phủ bác là không tránh được đối đãi và dễ dàng đưa tới cực đoan, nên có thể tạm gọi Bất Nhị là “Nhị nguyên tạm” - một cách phát biểu tiếp cận về ý nghĩa của Trung đạo.
         
Trong Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 6 có câu: “Nhị nhi Bất Nhị, Bất Nhị nhi nhị * 二而不二、不二而二, * Hai mà chẳng Hai, Chẳng Hai mà Hai”.
        
2/. Chữ “tức” trong diễn đạt Bất nhị.

Trong kinh điển Bắc tông, chữ tức(即hoặc 卽) hay tức thị卽是vốn có nghĩa “chính là”, được dùngđểchỉ sự không có bản tính cố định, không ngoài nhaucủa các pháp (sự vậthiện tượng), như “Phiền não tức Bồ-đề”, “Sắc tức thị không, Không tức thị Sắc”, nhằm diễn đạt tính Bất nhị từ sự giác ngộ chân lý Duyên khởi, nghĩa là pháp Duyên khởi được soi chiếu vào đối tượng để thấy ra bản tính thực của đối tượng này theo nguyên tắc Nhân Duyên Quả.

Nhân            +         Duyên                                =>  Quả
Ngã              +        Pháp Duyên khởi                 =>  Vô ngã
Tục đế          +        Pháp Duyên khởi                 =>  Chân đế
Thức            +        Pháp Duyên khởi                 =>  Trí

Trong Pháp Bảo Đàn kinh, Tổ Huệ Năng nói:  “Này Thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật; niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ-đề.”

Tương tự:
Phàm phu      +        Pháp Duyên khởi                 =>  Phật
Phiền não      +        Pháp Duyên khởi                 =>  Bồ-đề
Sắc               +        Pháp Duyên khởi                 =>  Không
         
Thiền sư Tư Nghiệp người Trung Hoa, khi chưa xuất gia làm nghề hàng thịt. Một hôm mổ heo, bỗng dưng ông thức tỉnh, bỏ nghề đi xuất gia. Khi xuất gia, ông làm bài kệ biểu hiện cho sự chuyển hóa “Phiền não tức Bồ-đề” như sau:

                              Tạc nhật Dạ-xoa tâm
                              Kim triêu Bồ-tát diện
                              Bồ-tát dữ Dạ-xoa
                              Bất cách nhất điều tuyến.
                    Dịch:
                              Hôm qua tâm Dạ-xoa,
                              Ngày nay mặt Bồ Tát
                              Bồ-tát cùng Dạ-xoa
                              Không cách một sợi chỉ.
        
3) Vô phân biệt.

Vô phân biệt(無分別;  P: Nib-vikappa;  S:Nir-vikalpa;  E: Non-discriminative): Có nghĩa là không phân biệt. Đây được xem là một cách của diễn đạt Bất nhị.

Vô phân biệt trí (無分別智;  P: Nib-vikappa-ñāna;  S:Nir-vikalpa-jñāna;  E: Non-discriminative wisdom) còn gọi là Vô phân biệt tâm(= Xin xem mục từ Tâm), đồng nghĩa với Căn bản trí  (根本智;  S: Mūla-jñāna;  E: Fundamental wisdom) là tuệ giác từ sự chứng ngộ chân lý Duyên khởi.

Vô phân biệt trí là các thấy biết trực tiếp do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh, có phận sự ghi nhận hay nhận biết  đối tượng. Đối tượng như thế nào thì nhận biết như thế ấy, không thêm bớt, khoa Tâm Lý học gọi là Nhận thức cảm tính đối tượng, còn thuật ngữ Phật học trong bộ A Hàm gọi là Trực giác.

Vô phân biệt trí là các thấy biết không khái niệm, không ngôn ngữ chế định, không phân biệt đối tượng này với đối tượng kia. Các thấy biết này có tính chất Vô niệm, Vô ngôn, Vô phân biệt mà Thánh hay Phàm đều như nhau, bởi Vô phân biệt trí này do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh nên nó Vô thường, Vô chủ, Vô sở hữu (Vô ngã) sinh ra đời là có, không cần phải học hỏi. Tuy nhiên, có sự khác biệt sau:

- Vô phân biệt trí của Phàm phu gọi là Tưởng tri(想知;  P: Sañjānāti): Đây là loại nhận thức chúng ta sử dụng thường ngày. Loại tri này lệ thuộc vào ký ứcvà sự đặt tên. Như mắt ta thấy một cây bút, ta không quán sát gì nhiều nhưng vẫn biết ngay đó là một cây bút. Đó là tưởng tri. Tưởng tri nhờ cậy vào sự hiểu biết và sự định danh đã có trong quá khứ. 

- Vô phân biệt trí của bậc Thánh gọi là Tuệ tri(慧知;  P: Pajānāti):  Đây là cái biết trong sáng, khách quan, vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm, bởi thấy được thực tính của pháp từ Duyên khởi tính, là sự nhận biết rõ rệt chứ không hời hợt như trong quán sát và nhờ cậy vào ký ức.

Một trong những công án Thiền là câu “Muôn pháp trở về một, một về chỗ nào?” Cái Một ấy bao trùm tất cả, chứa đựng tất cả, dung thông tất cả, ở đâu cũng chính nó, vậy thì có gì đến đi. Danh từ một và hai chỉ là số lượng phân biệt của thế gian, nhưng từ chỗ khởi đầu phân biệt một và cái khác với một ấy, nảy sinh ra vô số phân biệt, lôi kéo không cùng. Nay đưa ra câu hỏi về Bất nhị “Một” như mangý nghĩa về tính bình đẳng của vạn pháp, Duyên khởi tính, là con đường độ sinh vô ngại của các vị Bồ-tát đến với muôn loài.

II. Kinh Duy Ma Cật và Bất nhị.

Trong kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết (S: Vimalakīrtinirdeśa-sūtra), Bồ-tát Văn-thù hỏi Cư sĩ Duy-ma-cật những gì là pháp môn Bất Nhị, nhưng Duy-ma-cật im lặng (= mặc nhiên默然) không trả lời. Văn-thù hiểu được cái im lặngnày, liền bảo: “Hay lắm! Hay lắm! Không có văn tự ngôn thuyết,không chỉ bày, không ý niệm, lìa vấn đáp là đến chỗ pháp môn Bất nhị.” 

Sự im lặng của Duy-ma-cật là một lời kết vượt thoát. Nói hay không nói đều chẳng ra ngoài tâm, lời của 31 vị Bồ-tát trình bày đã nhiều rồi. Ở đây Duy-ma-cật hiển lộ chỗ không lời: “Chốn không lời là muôn tiếng ca”. Đời sau ca ngợi Duy-ma-cật là im lặng sấm sét (= mặc như lôi默如雷).

Trong kinh,Phẩm thứ9 “Bất Nhị pháp môn”,Duy-ma-cật nói với chúng Bồ-tát rằng: “Chư nhân giả! Thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai?”.  Đến đây 31 vị Bồ-tát lần lượt nói lên ý kiến của mình.

1-Bồ-tát Pháp Tự Tại (S: Dharmavikurvana) nóiSinhDiệtlà hai. Pháp vốn xưa chẳng sinh, nay ắt chẳng diệt. Được Vô Sinh Pháp Nhẫn là vào pháp môn Bất nhị.

- Vô sinh nhẫn 無生忍= Vô sinh pháp nhẫn無生法忍(S: anutpattika-dharma-kṣānti;  E: No-thought tolerance) được xem là đồng nghĩa với Nhẫn Ba-la-mật(忍波羅蜜;  P: Khanti pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: Perfection of patience, tolerance, forbearance, acceptance, endurance), làsự nhẫn nại hoàn hảo.Do hành giả thấy biết rõ tất cả các loài hữu tình và vô tình đều do Duyên khởi, nên hạnh nhẫn của hành giả không còn dính mắc vào các Duyên.Tất cả đều tùy duyên.

Nhìn tổng quát các sự vật hiện tượng, thông thường chúng ta bị chi phối bởi sự có mặt (sinh) và sự biến mất (diệt) của chúng. Bồ-tát nhìn trên bản tính Duyên khởi, thấy tất cả các sự vật hiện tượng không sinh diệt, (bất sinh bất diệt) thì thấy không có hai.

2-Bồ-tát Đức Thủ (S: Srigandha) nói:  NgãNgã sởlà hai. Vì có ngã nên mới có ngã sở, nếu không có ngã thì không có ngã sở.Thấy biếtthế, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

- Ngã(我;  P: Attā;  S: Ātman;  E: Atman):  Là cái Tôi được ý niệm với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của một Ngã như thế trong tất cả mọi hiện tượng tâm lý và vật lý, có nghĩa là không có một chủ thể gì được gọi là độc lập, thường còn.
        
- Ngã sở  [我所;   P: Attaniya, Atmaniya;  S: Atmiya; E:  Belonging to oneself, anything related to the self, Mine, Self-mine]:  Đó là chấp Ngã về ngoại sự vật mang thuộc tính của Ngã, như cái do tôi sở hữu, cái thuộc về tôi, cái của tôi.

Vị Bồ-tát này đặt vấn đề chính ở bản ngã. Ý thức về mình về người, về cái của ta và không phải của ta, làm mọi sự chia cắt. Ngã là cái nút cần được tháo gỡ, một thi sĩ nói:
Khi chưa có ta hề đường đi thênh thang
Kịp khi có ta hề chông gai mênh mang.

3-Bồ-tát Bất Huyễn (S: Amayika) nói:  ThọBất thọlà hai. Nếu đối với các pháp mà chẳng thọ thì không có cái được(= bất khả đắc). Vì không được cho nên không lấy, không bỏ, không tạo tác, không hành vi. Do nhận thức vậy mà tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Thọ 受là nhận, là chịu. Bất thọ 不受là không nhận, không chịu. Được khen thì vui, bị chê thì buồn, đó là có thọ. Khen không vui, chê không buồn là không thọ. Vui buồn, sướng khổ, nổi sân si là tâm bị động, là có thọ. Nếu đối cảnh mà tâm không động là không thọ.

Bồ-tát đứng về thái độ và tư tưởng trên các pháp, chấp nhận hoặc không chấp nhận đều là hai việc cần buông xả. Đức Phật nói: “Ta đối với các pháp đều nhận biết, nhưng tất cả đều Vô sở thọ”.

4-Bồ-tát Đức Đảnh (S: Shrikuta) nói:  CấuTịnhlà hai. Thấy được thực tính của Cấu thì không có tướng Tịnh. Do tỏ ngộ lẽ thật này, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.
Cấu 垢(dơ) cũng như Tịnh 淨(sạch) đều không có bản chất thật, tùy nghiệp, tùy các cư xử của mọi loài mà nói dơ, nói sạch. Nơi đống rác, đống phân vẫn là nhà cửa của vô số loài, bỏ đi cái nhìn dị biệt, có nghĩa là đừng bắt mọi loài nhìn theo ý riêng của mình thì sẽ không thấy trở ngại. Tuệ Trung Thượng Sĩ bảo:

Pháp thân không ngăn ngại
Nào sạch lại nào dơ
Xưa nay không dơ sạch
Dơ sạch thảy tên suông.

5-Bồ-tát Thiện Túc (S: Bhadrajyotis) nói:  ĐộngNiệmlà hai. Chẳng động tâm ắt là không niệm tưởng; không niệm tưởng tức là không phân biệt. Thông suốt được lẽ thật này, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Động 動là sự chớm khởi động của tâm thức => Động tâm ;  Niệm 唸là cái khởi động đã thành dòng tư tưởng => Niệm tưởng.  Cái chớm khởi còn ở tình trạng nguyên sơ, nhưng là đã tách mình ra khỏi khối đồng nhất, nên từ đó dẫn đến niệm tưởng, hễ có niệm tưởng thì mọi việc phân chia, không thể vào pháp môn Bất nhị.

6-Bồ-tát Thiện Nhãn (S: Sunetra) nói:  Nhất tướngVô tướnglà hai. Nếu biết Nhất tướng tức là Vô tướng, cũng không chấp giữ Vô tướng là vào chỗ bình đẳng. Thấu suốt thế, tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị.
Nhất tướng 一相(Có tướng) và Vô tướng 無相(Không tướng) thay phiên nhau biểu hiện; sợ Tướng nên tìm đến Không tướng nên còn kẹt hai bên, ngay nơi biết là không có Tướng, thì mọi vật đều bình đẳng.

7-Bồ-tát Diệu Tý (S: Subahu) nói:  Tâm Bồ-tátTâm Thanh vănlà hai. Quán Không “tâm tướng”, như trò ảo hóa thì không thấy có tâm Bồ-tát khác với tâm Thanh văn. Thấy được như thế, tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị.
Bồ-tát mà còn chấp có tâm Bồ-tát và tâm Thanh văn thì chưa phải Bồ-tát.

8-Bồ-tát Phất Sa (S: Tisya) nói: ThiệnBất thiệnlà hai. Nếu chẳng khởi ý cho là thiện, bất thiện, đến bờ mé Vô tướng của các pháp. Do vậy, tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị.
Vẫn thường hằng làm thiện nhưng không chấp trước vào việc của mình, không phân biệt đối xử khi gặp người thiện-bất thiện.Khái niệm đối đãi thiệt-bất thiện chỉ là giả huyễn mà niệm.

9-Bồ-tát Sư Tử (S: Simha) nói:  TộiPhướclà hai. Tính của tội và phước không khác. Hiểu rõ thế cho nên không thấy có ràng buộc và cũng không thấy có giải thoát. Do vậy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.
Tính của tội cũng như tính của phước đều không thật, tội phước chỉ phát sinh từ tâm vọng, cho là tội là phước đứng về phía này chống báng phía kia đều là không đúng pháp thể.

10-Bồ-tát Sư Tử Ý (S: Simhamati) nói:  Hữu lậuVô lậulà hai. Chứng đắc các pháp bình đẳng thì không khởi ý niệm về hữu lậu, vô lậu, không chấp Tướng cũng không trụ vào Vô tướng. Do vậy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.
- Hữu lậu(有漏;  P: sāsava;  S: sāsrava;  E: Impure happiness) làSi, làphiền não do không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lýDuyên khởi, mà theo đó mọi hành động sẽ dễ dàng rơi vào các bám chấp Thamhay Sân..
- Vô lậu(無漏;  P: Anāsava;  S: Anasrāva;  E: Free from intoxicants) là hếtphiền não và đạt cảnh giới thanh tịnh.
Sở dĩ có phiền não là vì không thấy được tính cách bình đẳng của các pháp. Nếu được tâm Như, thì đến chỗ Vô lậu mà không còn chấp đó là Vô lậu.

11- Bồ-tát Tịnh Giải(S: Suddhadhimukti) nói:  Hữu viVô vilà hai. Lìa tất cả số đếm thì tâm rỗng lặng như hư không, dùng trí tuệ thanh tịnh chiếu soi vạn pháp thì không còn có trở ngại nào. Do vậy mà tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị.
-Hữu vi pháp(有爲法;  P: Saṇkhata-dhamma;  S: Saṃskṛta-dharma;  E: conditioned dharma):  Còn gọi là Thế gian pháp, là các pháp do các Duyên cấu thành mang tính giả tạm, nhất thời – tức Vô thường.
- Vô vi pháp(無爲法;  P: Asaṅkhata-dhamma;  S: Asaṁskṛta-dharma;  E: Unconditioned dharma):  Là các pháp không do các Duyên cấu thành, không có hình tướng và số lượng, chẳng thể suy lường và dùng lời nói diễn tả được.
Pháp hữu vi có tạo tác hình tướng nên có số đếm, ở đây lìa tất cả hình tướng đến chỗ tâm rỗng rang nên gọi là nhập pháp môn Bất nhị.

12-Bồ-tát Na-la-diên (S: Narayana) nói:  Thế gianXuất thế gianlà hai. Tính Không của thế gian tức là xuất thế gian. Trong đó không có tướng đi vào, đi ra, không có tướng đầy, tướng vơi. Do nhận thức đó, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Chán thế gian nên hướng vào xuất thế gian. Lục tổ Huệ Năng nói: “Phật pháp tại thế gian. Bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ-đề. Kháp như tầm thố giác.” Nghĩa là: Phật pháp ở tại thế gian. Không lìa thế gian mà được giác ngộ. Lìa thế gian tìm giác ngộ thì cũng như tìm sừng con thỏ.

13-Bồ-tát Thiện Ý (S: Dantamati) nói:  Sinh tửNiết-bànlà hai. Thấy được tính của sinh tử thì không còn sinh tử. Không trói không mở, không cháy không tắt, không sinh không diệt.Thấy rõ như thế, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Đứng về tướng trạng thì có Sinh tử khổ đau và Niết-bàn an lạc. Chưa ra khỏi sinh tử, chưa tới Niết-bàn thì phiền não. Nếu thấy được tính của Sinh tử là Không, tức Sinh cũng không mà Tử cũng không, Niết Bàn cũng không, ra khỏi mộng tưởng thì đó là vào pháp môn Bất nhị.
Tuệ Trung Thượng Sĩ nói: Tâm mà sinh chừ sinh tử sinh. Tâm mà diệt chừ sinh tử diệt.

14-Bồ-tát Hiện Kiến (S: Pratyaksadarsana) nói:  TậnBất tậnlà hai. Vạn pháp hoặc rốt ráo tận hoặc rốt ráo bất tận đều là tướng Vô tận. Tướng vô tận tức là Không. Không thì không có tướng tận hay vô tận. Tỏ ngộ lẽ ấy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Cái gì đếm được, biết được, có giới hạn thì gọi là Tận. Còn những gì không thể đếm được thì gọi là Bất tận. Tuy đếm được hay không đếm được thì vạn pháp đều cùng chung Bản tính Duyên khởi, đó là Không. Cùng bản tính Duyên khởi, nên vạn pháp tuy có ít có nhiều, có nhỏ có lớn ..., nhưng tự tính vẫn như nhau. Khi không còn thấy có sự khác biệt thì tất cả sẽ không có Hai tức là Bất Nhị vậy.
Khi chúng ta phân biệt thì các pháp kéo dài, mong cho tận cùng hay không tận cùng cũng đều sai.

15-Bồ-tát Phổ Thủ (S: Parigudha) nói:  NgãVô ngãlà hai. Ngã còn chẳng có, Vô ngã càng không thể có. Thấy được thật tướng của Ngã thì không còn khởi niệm hai. Do vậy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.
- Vô ngã(無我;  P: Anattā;  S. Anātman;  E: Non-self): Đó là không có Ngã, nghĩa là không có một pháp(cái gì)hữu hình hay vô hình nàogọi là thực thể có tính chất tự hữu, hằng hữu(= bất biến), đồng nhất hay riêng biệt có tính độc lập
Thông thường chúng sinh Chấp ngã, nhưng thật ra đó chỉ là cái hiểu biết về Ngã không đến nơi đến chốn, cho nên rốt cuộc nói Ngã, nói Vô ngã cũng chỉ trên ngôn từ.

16-Bồ-tát Điện Thiên (S: Vidyuddeva) nói:  MinhVô minhlà hai. Thật tính của Vô minh là Minh. Minh cũng không chấp thủ. Ly tất cả số đếm. Trụ tâm không có ý niệm hai. Do vậy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.
- Minh(明;  P: Vijjā;  S: Vidyā;  E: Trueknowledge):  Sự hiểu biết đúng với lẽ thật, với chân lýDuyên khởi, còn được gọi là Chánh kiến, là Tuệ tri hay Liễu tri.
- Vô minh(無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance):   Là không có tuệgiác,  là không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý (# Simê).
Vô minh là mê mờ điên đảo, Vô minh không có tính chất thật cố định, nếu Vô minh cố định thì làm sao tu?  Biết được điều này là Minh cũng đừng chấp tướng mình cố định vĩnh viễn.

17-Bồ-tát Hỷ Kiến (S: Priyadarshan) nói:  Sắc, Khônglà hai. Sắc tức là Không. Chẳng phải do Sắc diệt mới thành Không, mà tính của Sắc tự Không. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng như vậy. Thức và Không là hai. Thức tức là Không. Chẳng phải do Thức diệt mới thành Không, mà tính của Thức tự Không. Do quán triệt lẽ đó, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Đây thuộc về lý Bát-nhã nơi Tâm kinh:” Sắc tức là Không và Không tức là Sắc”. Cái thân tứ đại của chúng ta và vạn pháp trên thế gian đều là do các duyên hòa hợp tạo thành nên chúng không có chủ thể, tự tính. Vì thế Sắc là Vô ngã tức là Không, nghĩa là Sắc vô thường sinh diệt, nên không chấp thủ, bám víu, tham đắm vào  Sắc. Ví như cái bình hoa đẹp rất quý; nhưng nếu ta chấp thủ thì khi bình hoa bể tâm ta sẽ sinh phiền não cho chính mình. Công danh, phú quý cũng như đeo ách trên vai, công danh càng cao, uy quyền càng lớn thì ách càng nặng.
Vì Sắc là Không nên Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng là Không. Nói chung, thấy biết vạn pháp là Không, nên tâm ta sẽ không còn dính mắc, tham đắm mà lo âu, phiền não.

18-Bồ-tát Minh Tướng (S: Prabhaketu) nói:  Tứ đạiKhông đạilà hai. Tính của Tứ đại tức là tính của Không đại. Hiểu biết được như thế, cũng tức là nhận thức rõ tính của các đại, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Tứ đại là đất, nước, gió, lửa là bốn duyên căn bản tạo thành thân con người và thế giới. Đối ngược với Tứ đại là Không đại. Nhưng tự tính của Tứ đại là Không tức là Không đại. Nếu đứng về mặt Tục đế đối đãi thì có sinh diệt, còn đứng về mặt Chân đế thì tất cả là Không, là bất sinh bất diệt không đối đãi, nghĩa là không có Hai.
Tứ đại và Không đại đều từ các duyên. Chỉ vì theo duyên nghiệp chúng sinh mà thấy có khác.

19-Bồ-tát Diệu Ý (S: Pramati) nói:  Nhãn cănSắc trầnlà hai. Biết tính của nhãn căn đối với sắc không tham, không sân, không si, đó gọi là tịch diệt vắng lặng. Năm căn và năm trần còn lại cũng giống như thế. Thấu hiểu các căn đối với các trần không bị chi phối, tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị.

Nhãn căn và Sắc trần đặc trưng cho 6 Căn và 6 Trần. Khi hành giả phòng hộ làm chủ) 6 Căn, thì khi tiếp xúc với 6 Trần sẽ không để phát sinh ra ý niệm phân biệt chấp thủ của 6 Thức dễ đưa đến phiền não.
Các Thiền sư thường nói: Căn Trần không dính mắc nhau là giải thoát. Vào pháp môn Bất nhị là vào chỗ giải thoát ấy.

20-Bồ-tát Vô Tận Ý (S: Aksayamati) nói:  Bố thíHồi hướng Nhất thiết trílà hai. Tính Bố thí tức là thật tính của Hồi hướng Nhất thiết trí. Ở trong ấy (Bố thí Ba-la-mật) mà nhập vào một tính Nhất thiết trí này. Thấy biết thế mà tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị. Cũng vậy, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ đối với Hồi hướng Nhất thiết trí.
- Nhất thiết trí  (一切智;  S: sarvajñatā) = Chánh trí(智;  P: Sammā-ñāṇa;  S: Samyak-jñāna;  E: Perfect wisdom):  Cả hai đồng nghĩa với Tuệ giác.
Hành Lục độ Ba-la-mật là tiến đến Phật đạo, Hồi hướng Nhất thiết trí cũng tiến đến Phật đạo, nên chỉ cần vào một tính cũng đủ.

21-Bồ-tát Thâm Tuệ (S: Gambhiramati) nói:  Không,Vô tướng, Vô táclà hai. Không tức là Vô tướng, Vô tướng tức là Vô tác. Hiểu rõ “Không tức Vô tướng, Vô tướng tức Vô tác” thì tâm, ý và thức bấy giờ trở thành một. Bấy giờ một giải thoát môn tức là ba giải thoát môn. Quán triệt lẽ đó, tôi thể nhập pháp môn Bấtnhị.

Không, Vô Tướng, Vô Tác là ba, nhưng ở đây Bồ-tát Thâm Tuệ nói là Hai nhằm chỉ sự đối đãi của tâm và cảnh hay giữa con người và pháp tu quán.
Không tức không thực thể (= Vô ngã) do các pháp hình thành từ các duyên luôn tương tác biến đổi, nên => Vô tướng tức tướng luôn thay đổi, nên => Vô tác tức không có Ngã hành động.

Trong Thanh Tịnh Đạo luận có chép:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                           Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                           Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                           Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.

22-Bồ-tát Tịch Căn (S: Satendriya) nói: Phật,Pháp, Tănglà hai. Phật tức là Pháp, Pháp tức là Tăng. Tam bảo đều là tướng vô vi, bình đẳng như hư không, tất cả pháp cũng theo lẽ đó. Do vậy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Tam Bảo là Chân lý Duyên khởi, Quy y Tam Bảo là nương tựa Chân lý Duyên khởi để tu học. Các pháp do Duyên khởi nên dù quý dù tiện cũng đều bình đẳng. Lục Tổ nói: Phật là giác, Pháp là chánh, Tăng là thanh tịnh. Quy y Tam Bảo  là trở về với ba đức tính sẵn có nơi một thân ta.

23-Bồ-tát Tâm Vô Ngại (S: Apratihatanetra) nói:  ThânThân hoạilà hai. Thân tức Thân hoại. Vì sao? Người thấy thật tướng của thân tức không thấy thân và thân hoại. Thân và thân hoại không hai, không thể phân biệt. Đối với điều này tôi không kinh sợ và thể nhập vào pháp môn Bất nhị.
Thân là do bốn duyên đất, nước, gió, lửa tạo thành nên thân là Vô ngã, Vô thường. Vì vô thường nên một ngày nào đó thân sẽ bị hoại. Hiện tượng này là cho tất cả chúng sinh chớ không sót một ai. Vì thế già, bệnh, chết là chuyện đúng theo quy luật tự nhiên của vũ trụ. Không hiểu được thế mà yêu thích thân, sợ mất thân là còn thấy hai, là chính Vô minh (= Si mê) là nguyên nhân đưa đến lo sợ.

24-Bồ-tát Thượng Thiện (S: Suvinita) nói: Thân, Khẩu, Ýlànhlà hai. Ba nghiệp đều là tướng Vô tác. Tướng Vô tác của thân tức là tướng Vô tác của khẩu. Tướng Vô tác của khẩu tức là tướng Vô tác của ý. Tam nghiệp là tướng Vô tác. Tất cả pháp cũng là tướng Vô tác. Dùng tuệ Vô tác soi chiếu, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.
Vô tác là làm lành mà không không dính mắc đối với hành động làm lành này. Có các đồng nghĩa của Vô tác như sau:
- Vô tác無作= Vô vi無爲(P: Asaṇkhata;  S: Asaṃskṛta;  E: Unconditioned)
- Duy tác(唯作;  P:  Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).
Trong Thanh Tịnh Đạo luận có nói về Vô tác như sau:

Không có người hành động, chỉ có hành động.
                              Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                              Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                              Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.

25-Bồ-tát Phước Điền (S: Punyakshetra) nói:  Phước hạnh, Tội hạnhBất đồng hạnh(= không Phước-Tội hạnh) là hai. Thật tính của ba hạnh ấy là vắng lặng. Không thấy có làm phước, không thấy có làm tội, không thấy có làm không phước không tội. Không khởi ý niệm chấp mắc ở ba hạnh làm, cũng không khởi tâm về bên này hay bên kia nên. Do vậy, tôi thể nhập Pháp môn không hai.
Hiểu được Vô ngã, Vô tác chính là cách thể nhập pháp môn Bất nhị đối với Phước hạnh, Tội hạnh và Bất đồng hạnh.

26-Bồ-tát Hoa Nghiêm (S: Padmavyuha) nói:  Từ Ngãkhởi nhị biên là hai. Thấy thật tướng của Ngã thì không khởi pháp hai bên, không ở trong nhị biên đó là Vô sở thức (thấy biết không chủ quan). Quán triệt lẽ đó, tôi thể nhập Pháp môn Bất nhị.
Từ chấp có Ta nên khởi lên thấy các pháp ngoài Ta, đó là nhị biên, thấy có mình, người, chúng sanh … Nếu thấy takhông thật thì mọi cái thấy khác đều mất.

27-Bồ-tát Đức Tạng (S: Srigarbha) nói:  Có Tướng sở đắclà hai. Nếu không sở đắc ắt là không tham lấy, không chê bỏ. Do trụ trong tâm bình đẳng không lấy, không bỏ này, tôi thể nhập Pháp môn Bất nhị.
Tướng sở đắcgồm hai phần: năng đắcsở đắc. Vì có năng thì có sở, chia hai bên. Không năng sở thì an nhiên vô vi thể nhập pháp môn Bất nhị.

28-Bồ-tát Nguyệt Thượng (S: Candrottara) nói:  Tốivới Sánglà hai. Không tối không sáng ắt không có hai. Như nhập Diệt thọ tưởng không còn nhận thức tối sáng. Đối với tất cả pháp tướng cũng như vậy. Hội nhập với lẽ ấy, tôi thể nhập pháp môn Bất nhị.

Nếu có sự phân biệt đối đãi thì thấy có sự khác nhau như tối và sáng, vô minh và minh, ác và thiện, khổ và vui. Nhưng với tâm bình đẳng của Vô phân biệt trí hay như nhập diệt thọ tưởng định, hành giả không còn thấy biết sự khác biệt của thế giới bên ngoài, mà tất cả là Không, là bình đẳng thanh tịnh, thể nhập Bất nhị.
 
29-Bồ-tát Bảo Ấn Thủ (S: Ratnamudrahasta) nói:  Thích Niết-bànChán ghét thế gianlà hai. Nếu chẳng thích Niết-bàn chẳng ghét thế gian thì không có hai. Vì sao? Nếu có trói ắt có mở, nếu vốn không bị trói thì ai cầu mở. Thấy biết được không buộc không mở không ưa không chán, tôi hội nhập vào pháp môn Bất nhị.

30-Bồ-tát Châu Đảnh Vương (S: Manikutaraja) nói:  Chánh đạo Tà đạolà hai. Người trụ chánh đạo thì không phân biệt là tà là chánh. Do lìa phân biệt này, tôi vào pháp môn Bất nhị.

31-Bồ-tát Nhạo Thật (S: Satyarata) nói:  ThậtChẳng thậtlà hai. Người thấy thật mà không thấy chỗ chẳng thật. Vì sao? Vì cái thấy của nhục nhãn không thể thấy đúng như thật. Chỉ có tuệ nhãn mới thấy đúng như thật. Tuệ nhãn không thấy gì nhưng không gì là không thấy. Do tỏ ngộ lẽ thật đó, tôi thể nhập vào pháp môn Bất nhị.

Đại ý hai vị Bồ-tát này nói đến chỗ chân lý chính đáng thì không chia đây kia hơn kém. Người giải thoát thật sự chẳng màng gì những so đo.

Ba mươi mốt vị Bồ-tát đều nói về pháp môn Bất nhị, mỗi người mỗi cách trình bày, nhưng đều gặp nhau ở chỗ tận cùng lẽ thật, chỗ không đểý niệm và ngôn ngữ chi phối. Bồ-tát luôn chân thật rốt ráo trong giải thoát. Nhưng qua lời các Bồ-tát nói thì chỗ giải thoát thật sự chính là chỗ mảnh đất tâm không dính mắc, không còn chia phân. Đâu đâu cũng đều tròn đầy ngời sáng.

 


Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
______________


Huy Thai gởi