Bầu cử Mỹ 2020 đang ở trong giai đoạn nóng nhất. Nó thu hút không chỉ sự quan tâm của người dân Mỹ mà còn cả đối với người dân thế giới. Ngay tại Trung Quốc, theo Minghui, chủ đề này nhận được 6,4 tỷ lượt theo dõi trên Weibo. Có lẽ trong sâu thẳm nhân loại đang cảm nhận được điều gì đó lớn lao vượt ra ngoài một kỳ bầu cử thông thường.
Một người Anh đã treo một biểu ngữ lớn tại công viên Goodson với nội dung: “Toàn thế giới đều biết rõ ông Trump đã chiến thắng! Nhưng các kênh thông tấn như AP [Associated Press], NYT [New York Times], CNN [Cable News Network] … lại lớn lối đưa tin Biden thắng cử”.
Những hãng thông tấn mà công dân Anh này nói tới, ở Mỹ, người ta gọi họ là truyền thông dòng chính, vì bản thân những hãng tin này vốn trước kia là những cơ quan truyền thông lớn và khá uy tín. Tuy nhiên, theo thời gian, vì lợi, họ đã bán mình cho những tài phiệt thiên tả sống nhờ vào toàn cầu hóa và có mối liên hệ mật thiết với Nhà nước ngầm (Deep state) cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Trump đã và đang phải đối diện với những trận bão truyền thông từ phía cánh tả. Rốt cuộc ông đã động chạm đến lợi ích của ai? mà họ lại tấn công ông một cách kịch liệt như vậy. Nhiều lý giải cho rằng vì ông Trump là một đại diện cho phía chính đang muốn tát cạn đầm lầy chính trị được thao túng bởi những con “quái vật” thiên tả đầy quyền lực và tiền bạc. Và hơn thế ông muốn chấm dứt vòi bạch tuộc của Chủ nghĩa xã hội đã ngày càng siết chặt nước Mỹ kể từ khi nó thực sự xâm nhập vào xứ sở cờ hoa gần một thế kỷ trước.
Nước Mỹ đã bị thiên tả hóa như thế nào?
Vào những năm 1930 của thế kỷ trước, có hai tác phẩm đã gây ra ảnh hưởng sâu rộng trên toàn nước Mỹ. Đó là cuốn sách “10 ngày chấn động thế giới” (Ten Days That Shook the World) viết về Cách mạng tháng 10 Nga của nhà báo John Reed, xuất bản năm 1919, và cuốn sách “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc” (Red Star Over China) của Edgar Snow, xuất bản năm 1937.
Nội dung của hai cuốn sách của Reed và Snow đã tiêm nhiễm những tư tưởng thiên tả vào người dân Mỹ, bước đầu đặt cơ sở cho đầm lầy chính trị bao phủ phía dưới đáy hồ một nhà nước ngầm thao túng mọi mặt của xã hội Hoa Kỳ sau này.
Reed là một trong ba người Mỹ được chôn cất tại nghĩa trang cách mạng Kremlin, Nga, ông là một nhà hoạt động theo Chủ nghĩa Cộng sản, trong khi đó Snow cũng là một người thiên tả. Snow từng có cuộc hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông tại một hang động thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Con tàu Mayflower, chở những người Anh theo Kitô giáo nhưng không chấp nhận Anh giáo của triều đình nên bỏ nước Anh tới Mỹ lập nghiệp, đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần tự do nói chung và tự do tôn giáo nói riêng của Hoa Kỳ. Nó cho thấy nước Mỹ lấy tự do tín ngưỡng làm nền tảng lập quốc. Và tự do tín ngưỡng trở thành một trong những giá trị Mỹ khi người dân nước này thể hiện sự tôn kính Chúa bằng việc in dòng chữ “In God We Trust” (Chúa ! chúng con tin Ngài) lên đồng tiền của mình.
Ở Mỹ, từ khi lập quốc, Chính phủ đóng vai trò như “người gác đêm”, tức là người bảo vệ và duy trì trật tự xã hội, chứ không phải là người sử dụng quyền lực để thao túng lợi ích. Điểm này tương tự với quan niệm “thế thiên hành đạo” (thay Trời hành đạo), “thuận thiên nhi hành” (làm theo ý Trời) trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Vào năm 1929, ở phương Tây xảy ra đại khủng hoảng kinh tế trầm trọng, các công xưởng đồng loạt đóng cửa, người dân thất nghiệp. Trong bối cảnh người lao động đang phải sống mòn mỏi và mất niềm tin vào cuộc sống thì giới truyền thông thiên tả đã nhào nặn và tô vẽ cuộc cách mạng vô sản ở Liên Xô và Trung Quốc thành “phương thuốc mới” để thay đổi thế giới. Và đương nhiên, làn gió tuyên truyền độc hại này đã không bỏ qua nước Mỹ.
Theo Minghui, “Chính sách Mới” (The New Deal) của Mỹ được truyền cảm hứng từ kinh tế kế hoạch của Liên Xô. Nếu đem so sánh với xã hội truyền thống “vô vi nhi trị” (lấy đạo đức cảm hóa người dân thông qua đó ổn định xã hội) trước đó thì chính phủ Mỹ đã bước sang con đường trở thành đại chính phủ và đi theo chủ nghĩa can thiệp. Nhà tư tưởng phái bảo thủ Dinesh D’Souza đã chỉ ra trong tác phẩm “Lời nói dối lớn” như sau: “Về cơ bản, Chính sách Mới đã gióng lên hồi chuông báo tử cho thị trường tự do của Mỹ”.
Đến năm 1963, Tổng thống Johnson đã khởi động phong trào “Tuyên chiến với đói nghèo” và “Xã hội vĩ đại”. Cương lĩnh của “Xã hội vĩ đại” gần như giống hệt với “Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Mỹ”.
Cũng vào những năm 1960, văn hóa truyền thống phương Tây được xây dựng dựa trên những lời răn của Chúa bị tấn công dữ dội bởi các phong trào phản Thần, thờ Satan, cổ xúy lối sống buông thả như Hippie đường phố, giải phóng tình dục, hút hít ma túy, và các hình thức văn nghệ theo trường phái hiện đại chứa đựng đầy yếu tố bạo lực, ma quái và kích thích dục tính. Về bản chất, những trào lưu này được thúc đẩy bởi tư tưởng thiên tả vô Thần vốn cổ động cho việc xây dựng “thế giới mới” dựa trên các “sáng tạo phá phách” phản truyền thống.
Sau khi những thanh niên trẻ thập niên 60 gặp thất bại trong cuộc cách mạng đường phố, một số người trong đó đã tiến nhập vào các trường đại học và viện nghiên cứu, hoàn thành văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ, rồi dần dần gia nhập vào giới chủ lưu của xã hội Mỹ, giương cao cờ hiệu “chủ nghĩa tiến bộ”, “chủ nghĩa lý tính”, tạo điều kiện cho gen di truyền của chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào xã hội Hoa Kỳ.
Có thể nói, cho tới sau thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, phần lớn những người Mỹ chịu nhận ảnh hưởng của tư tưởng thiên tả đã gia nhập vào xã hội chủ lưu, đa số các kênh truyền thông dòng chính, các trường đại học, cao đẳng, và Hollywood đã trở thành đại bản doanh của phe cánh tả.
Theo tiến trình đó, ngày nay có thể nói rằng Chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn bao phủ nước Mỹ, thứ chủ nghĩa này đã hoành hành tại Hoa Kỳ và đạt đến mức độ không còn kiêng nể gì nữa. Theo Minghui, nhiều người trẻ trong trường đại học công nhiên lớn giọng cho rằng chủ nghĩa xã hội là tốt.
Trump bước ra, và chính ắt thắng tà
Trong khi nước Mỹ đang bị lũng đoạn bởi phe cánh tả và bị đe dọa bởi chính quyền Trung Quốc thì ông Trump đắc cử tổng thống. Ông nói, ở Mỹ, người dân “Chúng ta tôn sùng Chúa, chứ không tôn thờ chính phủ”.
Tuyên bố của ông Trump như một lời tuyên chiến với phe thiên tả muốn đưa nước Mỹ theo con đường Xã hội chủ nghĩa: đặt vai trò của chính phủ ở tư thế lũng đoạn tất cả, hình thành chủ nghĩa xin-cho, ban phát, dựa trên việc nắm giữ nguồn lực tài chính thông qua quốc hữu hóa và đánh thuế cao.
Không chỉ thể hiện rõ lập trường xây dựng một chính phủ chỉ giữ vai trò điều tiết các nguồn lực, tức “Thế thiên hành đạo”, ông Trump còn nhiều lần lên án Chủ nghĩa xã hội tại diễn đàn của Liên Hợp Quốc.
Vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thẳng thắn tuyên bố: “Chúng ta cự tuyệt chủ nghĩa xã hội”. Và trong lời tuyên bố khi nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2017, ông nói: “Tôi sẽ làm rung chuyển quyền lực của cả hai phía chính trị [đảng Cộng hòa và Dân chủ], bởi vì tôi sẽ không bị mua chuộc. Tôi muốn vực dậy nước Mỹ, khiến cho đất nước vĩ đại và phồn vinh trở lại”.
Minghui bình luận: Lời tuyên thệ này đã gây tổn thương sâu sắc đến tầng lớp lợi ích ngoan cố và cơ cấu quyền lực mong muốn đề xướng chủ nghĩa xã hội để thực hiện tập trung quyền lực ở nước Mỹ.
Tờ báo có trụ sở tại Mỹ cho biết thêm: Trong quá khứ, những chính trị gia quan trọng như Tổng thống Mỹ thường bị các kênh truyền thông kiềm chế, dù ít hay nhiều họ cũng phải cho giới truyền thông một chút “thể diện”, mọi người cùng nhau xí xóa cho qua, họ gọi đó là “quan hệ công chúng”. Thế nhưng, ông Trump lại không như thế, ông ấy trực tiếp đối đầu với “tin giả” của những kênh truyền thông khổng lồ kia.
Tuy nhiên, tình huống ông Trump đang phải đối mặt quả là không hề đơn giản. Rất nhiều báo cáo độc hại của các kênh truyền thông dòng chính đã khéo léo chế tác nội dụng “vừa có phần thật, vừa có phần giả”, đối với dân chúng phổ thông mà nói thì chúng có sức thuyết phục và dụ dỗ, do vậy chúng cổ động nhiều người hơn nữa nảy sinh hiểu lầm và tâm lý phản cảm đối với Tổng thống Trump.
Cho dù như vậy, “cây ngay không sợ chết đứng”, ông Trump đã vượt qua tất cả các “mũi tên” truyền thông tẩm độc của phe cánh tả, trong đó nổi bật nhất là vụ họ gán ghép rằng ông và đồng sự thông đồng với Nga để chiếm ưu thế trong kỳ bầu cử 2016.
Từ quy mô gian lận của kỳ bầu cử lần này có thể thấy rõ thế lực chống lại Tổng thống Trump tụ tập đông chưa từng có. Họ liên thủ chặt chẽ trong một hệ thống dày đặc, nhiều tầng lớp và có chân rết ở khắp nơi. Họ có mặt trong chính quyền tiểu bang, liên bang, và các tổ chức khác như BLM, Antifa hay các tổ chức chống phát xít giả hiệu.
Hoạt động chống đối Trump mạnh mẽ nhất đương nhiên là truyền thông dòng chính với sự trợ giúp đắc lực từ ba mạng xã hội lớn (Facebook, Twitter, youtube) và các công ty công nghệ hàng đầu khác. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới nguồn tài chính dồi dào ủng hộ cho những thế lực này tới từ các tỷ phú thiên tả như Soros hay Bill Gates, và không thể không nhắc tới sự trợ giúp từ thế lực hắc ám bậc nhất: ĐCSTQ.
Theo Minghui, Chính quyền Trump là chính quyền Mỹ đầu tiên thật sự nhìn rõ dã tâm lang sói đối với Hoa Kỳ và thế giới của ĐCSTQ trong mấy chục năm qua. Ông Trump cũng là tổng thống duy nhất nhìn ra được rõ nhất mối quan hệ mờ ám giữa những chính trị gia của Đảng Dân chủ với ĐCSTQ. Ông từng tuyên bố: “Nếu như Biden thắng cử thì Trung Cộng sẽ thắng”.
Ông và các đồng sự của mình cũng đã giúp người Mỹ nâng cao hơn nhận thức về bản chất và phương thức tồn tại của ĐCSTQ. Theo đó, chính quyền Trump cho rằng Nước Mỹ đã phán đoán sai về Trung Cộng kể từ đầu những năm 1930, và ĐCSTQ tồn tại được nhờ việc nó luôn tìm cách cho mọi người hiểu rằng Trung Cộng là Trung Quốc.
Minghui cho rằng, cuộc bầu cử lần này không phải là cuộc chiến giữa các đảng phái, mà là sự lựa chọn đạo đức đến từ tầng diện thâm sâu hơn – quay trở về truyền thống và duy hộ chính nghĩa, hay là đi ngược lại với quy phạm chính thống và đứng cùng đội với tà ác.
Tổng thống Trump được cho là người được chọn để tham gia vào cuộc chiến thiện – ác ở không gian nhân loại. Những gì đang diễn ra cho thấy cuộc chiến này đang hết sức ác liệt nhưng cuối cùng tà ác nhất định sẽ bị thanh lý. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ, con người sẽ chọn đứng về bên nào trong khi ông Trump được cho là một đại biểu cho phía chính diện.
Viễn Triết
usaelection gởi