Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 

Bệnh Dịch Xảy Ra Trong Một Thế Giới Không Người Lãnh Đạo

 



Nhiều người đổ lỗi rằng bệnh dịch coronavirus xảy ra là vì chính sách toàncầu hóa (globalization)và họ nói rằng muốn ngăn chặn sự bộc phát sau này của bệnh dịch, chúng ta phảichấm dứt chính sách toàn cầu hóa. Nghĩa là phải xây tường biên giới, hạn chế dulịch, giảm bớt mậu dịch. Biện pháp cách ly chủ yếu chỉ dùng trong đoản kỳđể  ngưng sự lây lan của bệnh dịch. Tuynhiên, về trường kỳ chủ nghĩa cô lập sẽ đưa đến sự suy xụp về kinh tế trong lúckhông đem lại sự che chở thiết thực để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Có khi nócòn đem đến hậu ngược lại. Toa thuốc tốt nhất để ngăn ngừa bệnh dịch là sự hợptác chặt chẽ giữa các quốc gia.


Từ lâu, bệnh dịch từng giết hại hàngtriệu người, trước thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Hồi thế kỷ thứ 14, khi chưacó máy bay, hay du thuyền, bệnh dịch “Black Death” (Dịch Hạch) từ Đông Á châulan sang Tây Âu giết hại một phần tư dân số thế giới trong gần mười năm. Hồinăm 1520, ở Mể Tây Cơ chưa có xe lửa, hay chưa biết dùng lừa để di chuyển, vậymà chỉ cần một trận dịch đậu mùa cũng khiến cho gần một phần ba dân số bị tiêudiệt. Năm 1918, một trận cúm độc hại lan tràn khắp nơi trên thế giới. Nó lâybệnh cho gần một phần tư dân số thế giới, và giết chết hàng chục triệu người.

Trong thế kỷ theo sau bênh dịch năm1918, nhân loại bị những trận dịch gây thiệt hại dễ sợ hơn trước vì sự kết hợpcủa hai yếu tố: dân số tăng thêm nhiều, và giao thông phổ biến hơn ngày xưa.Ngày nay con vi rút gây bênh dịch có thể di chuyển bằng vé hạng nhất trong vòng24 giờ, và gây nhiễm hàng loạt cho rất nhiều người trong những thành phố cựclớn, khiến cho chúng ta có thể phải sống trong hỏa ngục của bệnh truyền nhiễm.Hết bệnh dịch này đến bệnh dịch khác, kế tiếp nhau xuất hiện.


Tuy nhiên, trong thực tế những khủnghoảng do bệnh dịch gây ra, và hậu quả của nó lại không trở thành sự thực. Trongthế kỷ thứ 21, lẽ ra những bệnh dịch đáng sợ như bệnh AIDS, dịch Ebola, phảigiết chết nhiều người hơn thời kỳ Đồ Đá. Nhưng số người bị giết rất ít nhờ mộtthứ vũ khí hết sức quan trọng của loài người chống lại mầm bệnh, đó là thông tin, không phải sựcách ly hay cô lập. Loài người đã thắng trong cuộc chiến chống lại bệnh dịchbởi vì trong cuộc chạy đua giữa mầm mống bệnh dịch với các bác sĩ thì mầm bệnhdựa vào sự nẩy sinh mù quáng, trong lúc các bác sĩ lại dựa vào sự phân tíchkhoa học bẳng những thông tin họ có được.


Trong thế kỷ vừa qua, các khoa họcgia, bác sĩ và y tá trên toàn thế giới  thu thập thông tin để cùng chia sẽ, phân tíchhiểu được cơ cấu hoạt động, sự lây lan của bệnh dịch và tìm cách chống lạichúng. Lý thuyết về sự phát triển của bệnh dịch giải thích  vì sao bệnh dịch phát sinh, và khi nào bệnhdịch trở nên  bùng phát dữ dội. Lý thuyếtvề chủng loại giúp các nhà khoa học khám phá được nguồn gốc phát sinh mầm bệnh.Khi các nhà khoa học hiểu được nguyên do của bệnh dịch, họ sẽ dễ dàng đánh lạinó. Nhờ có thuốc chủng ngừa, thuốc trụ sinh, phương pháp vệ sinh tốt, và hệthống hạ tầng cơ sở về y tế ngày càng tân tiến giúp cho nhân loại thắng được nhữngcon vi trùng vô hình gây ra bệnh dịch.


Lịch sử đã dạy cho chúng ta bài học gì để đối phó với nạn dịch coronavirushiện nay? Trước hết, bạn không thể bảo vệ cho mình khi áp dụngchính sách đóng cửa vĩnh viễn biên giới của mình. Hãy nhớ rằng vào thời Trungcổ, trước khi có việc toàn cầu hóa, bệnh dịch đã lây lan rất nhanh. Vì thế ngaycả trong trường hợp chúng ta giảm thiểu hoạt động toàn cầu hóa xuống thấp nhưcác Vương Quốc Trung cổ, vẫn chưa đủ để ngăn ngừa bệnh dịch. Để có thể thực sựbảo vệ cho mình bằng cách sống riêng lẻ, biệt lập, bạn phải trở lại Thời Đồ Đá.Bạn có dám làm như vậy hay không?


Bài học thứ hai của lịch sử dạy rằngsự che chở cho bản thân thực sự là do việc chia sẻ những tin tức khoa học tincậy, và của sự đoàn kết toàn cầu. Khi một nước bị bệnh dịch tấn công, nước đócần phải thành thực chia sẻ thông tin với nước khác mà không sợ ảnh hưởng xấuđến nền kinh tế của họ. Trong lúc đó, nhiều nước khác tiếp nhận thông tin vềbệnh dịch, cùng nhau giúp một bàn tay cho nước nạn nhân.


Sự hợp tác quốc tế cũng rất cần đểáp dụng hữu hiệu biện pháp cách ly. Cách ly, và không cho đi ra ngoài là việccần thiết phải làm để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch. Nhưng khi quốc gianày không tin tưởng vào quốc gia khác, mỗi nước tự áp dụng biện pháp cô lậptheo ý riêng của nước mình, chính phủ sẽ dè dặt không dám làm những biện phápquyết liệt. Nếu bạn phát hiện ra 100 trường hợp bị nhiễm coronavirus, bạn cócan đảm giới nghiêm cả một thành phố hay toàn vùng hay không? Thông thường,nước này ngó chừng xem nước khác có làm như vậy hay không? Giới nghiêm, hayphong tỏa thành phố của mình thường đưa đến sự sụp đổ về kinh tế. Nếu bạn cảmthấy nước khác sẽ đến giúp mình, khi đó, bạn mới mạnh mẽ giới nghiêm ở trongnước.


Có lẽ điều quan trọng nhất con ngườinên nhận thức là khi bệnh dịch xảy ra, toàn thể thế giới cùng bị bệnh dịch đedọa, không chừa riêng một nước nào. Thời thập niên 1970, nhân loại đã có thểxóa bỏ hoàn toàn được bệnh đậu mùa nhờ vào việc tất cả mọi người trên thế giớicùng nhau chích thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa. Nếu chỉ cần một nước không làmchu đáo việc chủng ngừa, cũng đủ khiến cho toàn thể nhân loại gặp nguy hiểm.Bởi vì ngày nào con vi rút đậu mùa còn tồn tại, nó sẽ sinh sôi nẩy nở và lạilây lan đi khắp nơi.


Trong cuộc chiến đánh lại con virút, nhân loại cần phải canh chừng biên giới chặt chẽ. Nhưng đây không phải làbiên giới giữa các nước với nhau. Đó là biên giới giữa thế giới của con người,với bầu khí quyền của con vi rút. Hành Tinh Trái Đất lúc nào cũng sôi sục vớirất nhiều loại vi rút, và nhiều loại vi rút mới liên tục xuất hiện bởi vì sựnẩy mầm tự nhiên. Biên giới ngăn cách bầu khí quyền của con vi rút với thế giớicủa con người chạy xuyên qua cơ thể của mỗi con người. Nếu để cho con vi rútxâm nhập vào cơ thể, phá vỡ ranh giới, nó sẽ khiến cho con người gặp nguy hiểm.


Trong suốt thế kỷ vừa qua, con ngườiđã bảo vệ khá vững chắc ranh giới này. Hệ thống y tế tối tân đã giúp xây dựngbức tường biên giới khá vững chắc, và các bác sĩ, y tá và khoa học gia là nhữngnhân viên tuần tra biên giới, ngăn chặn kẻ xâm nhập. Tuy nhiên, tiếc thay cả mộtkhoảng ranh giới dài bị phơi mình trơ trụi, không có ai kiểm soát. Trên thếgiới hiện nay có cả trăm triệu người không được hưởng hệ thống chăm sóc y tế cơbản. Sự kiện này khiến cho tất cả chúng ta cùng gặp hiểm nguy. Chúng ta thườngnghĩ đến hệ thống y tế trên bình diện một quốc gia. Ví dụ khi nói cung cấp hệthống y tế cho người Iran, hay người Trung Hoa giúp bảo vệ người Do Thái, hayngười Mỹ ngăn ngừa bệnh dịch. Sự thực đó trở nên khá rõ ràng trong suy nghĩ củamọi người.

 
Ngày nay, nhân loại đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng hết sức nguykịch, không phải chỉ là đối với con vi rút corona, mà còn cảvấn đề con người không còn tin tưởng vào nhau. Để chiến thắng được bệnh dịch,con người cần phải có lòng tin vào những chuyên gia khoa học, người dân phảitin tưởng vào chính quyền, nhà chức trách, và các quốc gia cũng phải tin tưởngvào nhau. Trong ít năm gần đây, nhiều chính trị gia vô trách nhiệm đã cố tìnhphá vỡ lòng tin vào khoa học, vào chính quyền, và vào sự hợp tác quốc tế. Chínhvì lý do đó, chúng ta đi đến cuộc khủng hoảng mới của thời nay là chúng tachẳng còn ai là người lãnh đạo toàn cầu nữa. Chúng ta thiếu hẳn một nhân vật cókhả năng khích lệ, lãnh đạo thế giới, có khả năng đứng ra tổ chức, bảo trợ, hayphối hợp tài chánh cho thế giới để đối phói với khủng hoảng do dệnh dịch gâyra.


Khi bệnh dịch Ebola xảy ra năm 2014,Hoa Kỳ đóng vai trò như một nước lãnh đạo. Khi cuộc khủng hoảng tài chánh năm2008 xảy ra, Hoa Kỳ cũng đảm nhiệm vai trò tương tự. Nước Mỹ đứng ra đảm bảocho cả thế giới, và không để cho nền kinh tế toàn cầu tan vỡ. Nhưng trong ítnăm gần đây, Hoa Kỳ đã chối bỏ vai trò lãnh đạo thế giới. Chính quyền hiện naycủa Hoa Kỳ cắt bỏ sự ủng hộ của Mỹ dành cho các tổ chức quốc tế, và nói thẳngcho cả thế giới biết rằng Hoa Kỳ từ nay không còn coi nước nào là bạn cả, chỉcòn vấn đề quyền lợi mà thôi.


Khoảng trống do Hoa Kỳ để lại vẫnchưa có nước nào đứng ra đảm nhiệm cả. Tinh thần bài ngoại, chủ nghĩa cô lập vàsự bất tín nhiệm bây giờ được nhận thấy trong hệ thống quốc tế. Nếu không cólòng tin giữa các quốc gia, và sự đoàn kết toàn cầu, chúng ta sẽ không thể nàongăn chặn được bệnh dịch coronavirus.

Nếu bệnh dịch Covid-19 khiến cho thếgiới loài người thêm chia rẽ, và không tin tưởng vào nhau, thì phải nói rằng đólà chiến thắng vĩ đại nhất của con vi rút nhỏ bé, vô hình. Khi con người bấthòa, cãi nhau, con vi rút sẽ sinh sôi nẩy nở gấp đôi. Ngược lại, nếu bệnh dịchlần này đem lại sự hợp tác toàn cầu chặt chẽ hơn, đó sẽ là chiến thắng của conngười đối với con vi rút Covid-19, và tất cả mọi mầm bệnh mới trong tương lai.

 
 

Nguyễn Minh Tâm dịch theoYuval Noah Harari trên báo TIME đề ngày 30/3/2020

 

Ghi chú: Tác giả Harari làmột sử gia, triết gia và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất tên là Sapiens,Homo Deus and 21 Lessons for 21st Century

 


Đỗ Hứng gởi