Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

Biến Cố Tại Vân Môn Và Hạnh Nhẫn Nhục Và Lòng Từ Bi Chỉ Có Ở Một Vị Bồ Tát
 
 
 
Năm dân quốc thứ 39( 1950-1951) mặc dù đã 111 tuổi, sức khỏe suy kém nhiều , Hoà Thượng Hư Vân vẫn đến chùa Nam Hoa để làm lễ truyền giới, khai thị thiền thất dài hạn. Trong những người tham gia thiền thất lần này có một vài vị được khai ngộ, sau đó Ngài trở về VÂN MÔN. Thâu nạp những bản văn sao, thảo Kinh để chuẩn bị hiệu đính biên tập. Đây là việc làm không dễ vì hầu hết các bản văn thảo kinh sao đó đã được Ngài viết ra từ những thập niên trước. Tại Vân Môn Ngài tiếp tục hoàn tất công trình trùng tu và dạy Tăng chúng phải giữ gìn giới luật cho tinh nghiêm. Lúc ấy trên núi tăng chúng Có Cả ngàn người nương tựa học đạo với Ngài. Họ tự trồng lúa, rau trái để sinh sống và tu hành đúng theo tinh thần của Tổ Bách Trượng khi xưa.
 
Mùa xuân năm dân quốc thứ 40( 1951-1952), như thường lệ Ngài cho tổ chức lễ truyền giới thì một biến cố xảy ra.
 
Ngày 20-2 hơn 100 công an không biết từ đâu kéo đến bao vây chùa và cấm không ai được ra vào. Đầu tiên chúng nhốt Hoà Thượng vào phòng riêng cho vài tên canh chừng sau đó chúng bắt chư tăng vào hết trong pháp đường rồi khởi sự lục soát tất Cả đồ đạc trong chùa, trên từ mái ngói dưới xuống sàn chùa, từ các tượng phật tổ đến pháp khí kinh tạng, chúng đều lục lọi kỹ lưỡng không bỏ sót chỗ nào.
 
Hơn 100 công an lục soát suốt 2 ngày liền mà vẫn không tìm được gì mà chúng cho là phi pháp, cuối cùng chúng lấy đi tất Cả giấy tờ, biên nhận, chú giải, văn sao, pháp ngữ của Hoà thượng bỏ vào bao lớn mang đi. Chúng bắt thầy giám viện Minh Không, thầy Thích sử Duy Tâm, các Thầy Ngộ Huệ, Chân Không, Tánh Cảnh vvv mang ra tra tấn, chúng tố cáo chư tăng phạm bao điều tội lỗi và nói rằng chúng được mật báo là trong chùa có chứa vũ khí, quân dụng, súng đạn, vàng bạc, máy phát điện ..vv. Đó là những vật mà chúng muốn tìm.
 
26 vị Tăng bị  hành hạ đánh đập tàn nhẫn, bức bách hỏi cung về việc cất dấu quân cơ, khí giới vàng bạc , nhưng mọi người đều bảo không biết gì về điều đó Cả. Thầy Diệu Vân bị đánh đến chết. Thầy Ngộ Vân thể trí  bị tra Khảo dã man đánh  gãy Cả hai tay chân, một số thầy bị chúng đưa đi đâu mất tích. Sau 10 ngày lục lọi tìm tòi nhưng chẳng tìm được gì hết, cuối cùng Chúng dồn mọi sự tức giận đến Hoà Thượng Hư Vân.
 
Ngày 1-3 chúng bắt Hoà Thượng Hư Vân qua một căn phòng khác rồi đóng kín cửa lại không cho ăn uống, trong phòng chỉ đốt một ngọn đèn dầu nhỏ, mờ mờ ảo ảo như Địa Ngục. Đến ngày thứ 3 , mười tên công an có thân hình to lớn đi vào phòng bức bách tra hỏi Hoà Thượng về chỗ cất dấu vàng bạc, tiền tài, vũ khí, quân nhu, Hoà Thượng đáp rằng “ Ngài không có cất dấu chi hết” chúng liền tra tấn đánh đập Ngài bằng gậy sắt, mặc dù đau đớn nhưng Ngài chỉ một lòng niệm Phật, chúng vừa đánh vừa tra hỏi bằng những lời lẽ tục tằng nhưng bất chấp cây gỗ, gậy sắt bủa xuống thân Ngài tới tấp, Ngài vẫn nhắm mắt, không nói năng kêu la than vãn lời nào.
 
Hôm đó chúng thay phiên nhau đánh Ngài 4 lần như thế rồi mặc Ngài nằm đó kéo nhau bỏ đi. Có lẽ chúng nghĩ chắc Ngài chẳng thể sống được. Tối đến Thị Giả vào phòng đỡ Ngài lên giường ngồi thiền. Hôm sau nghe nói Hoà Thượng chưa chết, chúng lại kéo nhau vào phòng, thấy Ngài vẫn đang ngồi thiền chúng nổi xung tức tối lấy gậy đánh đập Ngài một cách tàn nhẫn rồi kéo Ngài xuống đất, lấy giày đinh đá đạp Ngài không ngừng. Ngài nằm sõng xoài trên mặt đất, mắt tai mũi miệng đều tuôn máu nhưng vẫn một lòng niệm Phật.
 
Chúng nghĩ rằng kỳ này chắc Ngài phải chết hẳn nên kéo nhau bỏ đi. Tối đến Thị Giả vào phòng đỡ Ngài lên giường, ngồi xếp bằng như trước. Cứ thế trong suốt mấy ngày liền các tên công an thay phiên nhau đánh đập Ngài cho đến ngày thứ 10 thì Ngài đau đớn quá không thể ngồi được nữa mà phải nằm xuống .
 
Suốt ngày đêm Ngài không động đậy, thầy thị giả đốt một cọng rơm để hơ trước mũi nhưng không thấy hơi nên nghĩ rằng Ngài đã viên tịch. Tuy nhiên thân mình ngài vẫn còn ấm, sắc mặt Ngài vẫn tươi tỉnh. Hai thị giả là Pháp Vân và Quan Thống thay phiên nhau túc trực bên Ngài.
 
Đến ngày 11, Ngài mở miệng nói đôi lời, thị giả đỡ Ngài ngồi dậy và thuật lại cho Ngài biết rằng Ngài đã nhập định bao nhiêu ngày rồi. Hoà Thượng nói “ Thầy tưởng những tai biến này chỉ mới xảy ra chừng vài phút thôi và Thầy nhận biết phần số mình sắp hết rồi” sau đó Ngài bảo Thị giả lấy giấy viết  ra biên chép lại những việc xảy ra trong lúc Ngài nhập Thâm Định và căn dặn họ đừng nói cho ai biết để phòng sự nghi ngờ phỉ báng.
 
Ngài đã kể:
 
“ Thầy vừa mộng thấy mình đến Nội Viên Cung Trời Đâu Xuất, nơi đó Thật rất trang nghiêm kỳ diệu, trên thế gian này không có nơi nào giống như thế . Thầy thấy Bồ Tát Di Lặc đang ngồi trên toà cao thuyết pháp, trong chúng hội có vài mươi vị, đa số đều là Pháp hữu thủa xưa của Thầy như Hoà Thượng Trí Thiện chùa Hải Hội ở Giang Tây, pháp Sư Dung Cảnh ở núi Thiên Thai, Ngài Hằng Trí ở Kỳ Sơn, Hoà Thượng Bảo Ngộ ở Cung Bá Tuế, Hoà Thượng Thánh Tâm ở núi Bảo Hoa, luật Sư Độc Thể, hoà thượng Quán Tâm ở Kim Sơn, Tôn Giả Ca Tự Bách...vvv Thầy cung kính chắp tay chào và được Chư Vị chỉ tay ra hiệu bảo ngồi bên phía đông nơi có một chỗ Trống. Tôn giả A Nan làm duy Na bèn đến ngồi kế cận thầy. Đại chúng cùng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết Duy Thức Định, đang giảng đột nhiên Ngài Di Lặc dừng lại chỉ tay về hướng Thầy và nói :
 
“con hãy trở về đi”
 
Thầy đáp :” đệ tử nghiệp chướng nặng nề không dám trở về”
 
Ngài Di Lặc bảo:” Nghiệp duyên của con chưa dứt, hãy đi về rồi sau này trở lại”.
 
Kế đến Ngài Di Lặc nói bài kệ:
 
“Thức cùng tri khác ra sao?
 
Sóng cùng nước đồng nhau
 
Chớ phân biệt bình bồn,
 
chất vàng không phân chia.
 
Lưỡng tánh 3 nhân 3,
 
Một sợi gai nhỏ, một sừng ốc tí ti.
 
Nghi thành ảnh tượng
 
Tánh bệnh hết khi tư hoặc dứt
 
Như thân phàm phu trong nhà ảo mộng
 
Huyễn không chấp trước
 
Biết huyễn liền rời xa
 
Rời huyễn tức giác
 
Đại giác viên minh
 
Kính soi muôn vật
 
Phàm Thánh không hai
 
An nghiệp lành xấu
 
bi nguyện độ sanh
 
Làm trong cảnh mộng
 
Đương đầu nghiệp lực trong bao kiếp
 
Nên tỉnh giác việc xảy ra.
 
Thuyền từ bơi trong biển khổ
 
Chớ sanh tâm thối thất
 
Sen nở từ bùn lầy có Phật Đà ngồi trong đó”
 
Còn rất nhiều câu kệ nhưng thầy quên rồi. Ngài còn dặn bảo thầy vài điều mà nay không tiện nói ra.
 
Ghi chú của Cư Sỹ Xầm Học Lự:
 
“ khi xưa Tổ Hán Sơn trong lúc thọ cực hình cũng nhập định như thế “
 
Đối với người chưa chứng ngộ không thể thấy và thuật lại được những cảnh giới cao siêu như thế được.
 
Qua ngày sau nhóm công an thấy hạnh nhẫn nhục kỳ đặc của Hoà Thượng nên đâm ra khiếp sợ. Tên trùm công an bèn hỏi một vị tăng :” Tại sao ông thầy già kia bị đánh nhừ tử như thế mà không chết?”
 
Vị Tăng đáp:” lão Hoà Thượng vì chúng sinh chịu khổ nay vì muốn tiêu trừ tai nạn cho chư vị nên tuy bị đánh đập tàn nhẫn mà không chết. Đợi sau này rồi chư vị sẽ hiểu”.
 
Kể từ đó chúng không còn dám tra tấn đánh đập Ngài nữa vì đã lỡ gây ra việc hung bạo này, chúng sợ nếu  tin này lọt ra ngoài thì chư phật tử trong và ngoài nước sẽ phẫn nộ căm tức, có thể xảy ra các hậu quả bất lợi. Nên chúng bèn cho phong tỏa chùa, kiểm soát mọi sự gắt gao. Đối với Chư tăng chúng cấm không cho ai nói chuyện với nhau hay ra khỏi chùa. Ngay cả việc ăn uống cũng bị chúng kiểm soát hạn chế. Cứ thế việc phong tỏa này kéo dài hơn Cả tháng.
 
Vì bị đánh đập tàn nhẫn, Hoà Thượng nhúm bệnh nặng, mỗi ngày một trầm trọng, mắt ngài không thể nhìn và tai cũng không thể nghe rõ nữa, chư đệ tử sợ ngài có thể viên tịch bất cứ lúc nào nên họ thỉnh cầu Ngài lược thuật lại cuộc đời tu Hành của ngài cho chúng tăng ghi chép. Bản thảo phần biên niên tự thuật bắt đầu từ đây.
 
Tuy bị phong toả nghiêm ngặt nhưng đến đầu tháng 4 năm đó thì biến cố Vân Môn cũng lọt ra ngoài, đầu tiên do chư tăng chùa Đại Giác Tỉnh Triết Giang Thông báo cho tăng chúng ở Chiều Châu biết, chư Hoà Thượng các đệ tử xuất gia và tại gia cũng như huynh đệ đồng môn của Ngài trong nước cũng như ngoài nước đều cùng nhau tìm cách giả nạn cho ngài.
 
Các chư tăng trong nước đánh điện về Bắc Kinh yêu cầu chính phủ điều tra sự vụ kỹ càng. Các Phật tử ở Ngoại quốc viết thư thỉnh nguyện thư cho chính quyền xứ họ yêu cầu can thiệp. Nghe tin chính quyền điều tra bọn công an dã man kia bèn nới lòng vòng kiềm chế sau khi vơ vét một mẻ cuối cùng là lấy đi tất cả đồ vật lương thực cũng như Y phục của chư tăng. Hoà thượng Hư Vân bị trọng thương không thể ăn cháo được mà chỉ uống nước thôi. Khi nghe tin lương thực trong chùa đều  bị lấy đi hết, Ngài than với đại chúng:” Lão già này nghiệp nặng làm liên lụy đến Chư Vị, nay việc đã đến nước này, chư vị hãy phân tán đi phương khác tìm nơi lánh nạn để tu hành. Tuy nhiên Tăng chúng nhất định không chịu nên Ngài đành bảo chư tăng ra sau đốn củi mang ra chợ cách chùa hơn 20 dặm bán lấy tiền mua gạo ăn. Chư tăng nghe lời dạy của Ngài bán củi mua gạo, từ đó họ mới có đủ sức khỏe tụng kinh tọa thiền.
 
Đầu tháng 5, trước áp lực trong cũng như ngoài nước, chính quyền Bắc Kinh phái một Viên Chức cao cấp cùng các nhân viên đến Huyện Khổng Nguyên để điều tra sự vụ. Họ đến Vân Môn dẫn theo các chuyên viên kỹ thuật đem máy chụp hình máy ghi âm để điều tra sự việc tại chỗ.
 
Đầu tiên họ đến thăm hỏi Hoà Thượng, lúc ấy đang nằm trên giường dưỡng bệnh, khi thấy các viên chức chính quyền đến Ngài im lặng không nói lời nào. Khi họ hỏi rằng :” Ngài có bị ngược đãi không?, đồ vật trong chùa có bị mất mát gì không? “ thì Ngài cũng không đáp. Sau khi họ năn nỉ lắm Hoà Thượng mới nói rằng:” Họ hãy tự điều tra sự việc thiết thực để báo cáo lên chính quyền Bắc Kinh”. Các Viên chức bèn nói vài lời an ủi Ngài rồi ra lệnh cho chính quyền địa phương thả các vị Tăng đang bị nhốt trong tù ra.
 
Vài hôm sau họ đem mấy tên công an đã đánh đập Ngài để cho ngài nhận diện nhưng Ngài từ chối không chịu khai báo gì hết. Ngài cũng đã từ chối không ký tên vào bản cáo trạng nên sau cùng phái đoàn trung ương chỉ lập lấy lệ, nói rằng chỉ có một vài hiểu lầm nhỏ không đáng kể mà thôi.
 
Thế là biến cố Vân Môn xảy ra từ 24-2 đến ngày 23-5 thì chấm dứt. Trong 2 năm liền sau đó Hoà thượng Hư Vân vì bị trọng thương nên an dưỡng tại núi. Tăng chúng có hơn trăm vị chặt cây đốn củi cùng làm đồ thủ công đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo sinh sống qua ngày. Dân chúng trong vùng lân cận nghe Vân Môn được giải nạn kéo đến viếng thăm Hoà Thượng rất đông. Chư đệ tử của Ngài trong và ngoài nước viết thư vấn an và khuyên Ngài nên rời khỏi Vân Môn nhưng lúc ấy không biết vì lý do gì chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh gửi điện tín đến Quảng Đông ra lệnh cho chính quyền địa phương phải bảo hộ núi Vân Môn.
 
Mùa xuân năm dân quốc thứ 41 (1952-1953), Hoà thượng được 113 tuổi. Lúc đó bệnh tình của Ngài thuyên giảm đôi chút nên Ngài lại bắt đầu hướng dẫn tăng chúng tu tập thiền đạo. Chính phủ 4 lần gửi điện tín mời ngài lên Bắc Kinh bàn chuyện nhưng Ngài lấy cớ còn bệnh nên không đi được , sau cùng chính quyền gửi 1 phái đoàn xuống tận Vân Môn hộ tống Ngài đi. Tăng chúng khuyên ngài nên hoãn lại nhưng ngài đáp. Nay đã đến lúc ta phải đi, hiện tại toàn thể tăng già trong nước mỗi người ai nấy đều tự thủ thân thiếu người lãnh đạo, điêu bại các vùng, nếu không đoàn kết thành một lực lượng vững mạnh thì tai biến sẽ xảy đến khắp mọi nơi chứ không chỉ ở Vân Môn mà thôi. Thầy vì Phật Pháp nên phải ra Bắc Kinh. Sau đó Ngài giao phó công việc cho các lão Tăng ở lại lo việc tại chùa rồi chuẩn bị lên đường. Trước khi đi Ngài có viết lại bài kệ:
 
Chứng kiến 5 vua 4 đời
 
thời thế đổi thay đột ngột
 
Nếm đủ 9 gian nan 10 tai nạn
 
Hiểu rõ thế sự vốn VÔ THƯỜNG!!!

(Trích: Đường Mây Trên Đất Hoa: Cuộc đời Hoà Thượng Hư Vân Phần 2- Ghi chép của Cư Sỹ Sầm Học Lự)

Huyen Nguyen, sưu tầm

____________________


Hoang Nguyen gởi