Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
BIẾT "KHÔNG THÊM"


 
HÀNH TRẠNG TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA (Boddhidharma) BIỂU HIỆN QUA BỐN (4) PHÁP HÀNH CỐT LÕI GIÁO LÝ PHẬT ĐÀ.
 
* Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) sanh sau đức Phật nhập Niết bàn 1002 năm, Ngài thọ 112 tuổi. Ở nước Nam Ấn, cha là Bồ Hương Chí - vua của nước này, mẹ là Hoàng Hậu Chi Hương Phấn, Bồ Đề Đạt Ma là Hoàng tử thứ 3, bẩm chất rất thông minh và có tài hùng biện không ai qua ngài được.
 
* Tổ Bồ-đề-đạt-ma là vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sơ tổ của Thiền Tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sơ tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. 
 
A. PHÁP HÀNH QUA BỐN HÀNH TRẠNG của Tổ Boddhidharma
 
I. PHÁP HÀNH THỨ NHẤT

Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế.

Nhà vua hỏi nhà sư Ấn Độ: “Trẫm từ lúc lên ngôi đến nay, XÂY CHÙA, CHÉP KINH, ĐỘ TĂNG... không biết bao nhiêu mà kể. Vậy CÓ CÔNG ĐỨC gì không?”

Đạt Ma đáp: “KHÔNG CÓ CÔNG ĐỨC!”
– “Tại sao không công đức.”
– “Bởi vì những việc vua làm là NHÂN HỮU LẬU (!), chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ẢNH TÙY HÌNH, TUY CÓ nhưng KHÔNG PHẢI THẬT!”
 
– “Vậy CÔNG ĐỨC CHÂN THẬT là gì?”

Tổ đáp: “TRÍ phải được THANH TỊNH HOÀN TOÀN. THỂ phải được TRỐNG KHÔNG VẮNG LẶNG, như vậy mới là công đức, và CÔNG ĐỨC như vậy KHÔNG THỂ LẤY VIỆC THẾ GIAN (như xây chùa, chép kinh, độ tăng...) MÀ CẦU được.”
 
Vua lại hỏi: “NGHĨA TỐI CAO của THÁNH ĐẾ là gì?”
– “Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì KHÔNG CÓ GÌ LÀ THÁNH cả.”
– “AI đang đối diện với trẫm đây?”
– “TÔI KHÔNG BIẾT.”
 
II. PHÁP HÀNH Thứ Hai.

Sau đó Tổ từ giã cung Kim Lăng, vượt sông Dương Tử, qua vùng Bắc Giang, nhập cảnh nước Ngụy, đến Lạc Dương, dừng chân tại chùa Thiếu Lâm Tự, thuộc núi Tung Sơn, vào ngày 23 tháng 11 năm 520 (Canh Tý) đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Đế, niên hiệu Chánh Quang Nguyên. 
 
Tại Thiếu Lâm Tự, Ngài NGỒI IM LẶNG, MẶT HƯỚNG VÀO VÁCH ĐÁ để THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH. Người đời lúc bấy giờ gọi ngài là Bích Quán Bà La Môn, nghĩa là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách (theo Cao Tăng Truyện).
 
III. PHÁP HÀNH Thứ Ba

1. Có một vị tăng tên Thần Quang đến tham vấn, Tổ ngồi nghiêm trang. Quang chẳng nghe dạy bảo điều chi, cố gắng đứng ngoài sân chờ đợi. Gần đến sáng, tuyết rơi ngập đến gối của Thần Quang. Tổ thương xót mới hỏi:
– Ngươi đứng trong tuyết rất lâu, ý muốn cầu việc gì?

Quang rơi nước mắt nói:
– Ngưỡng mong Thầy từ bi mở cửa cam lộ, rộng độ quần sinh!

Tổ nói:
– Diệu đạo vô thượng của chư Phật, phải là người nhiều kiếp siêng năng hết sức, làm được những cái khó làm mới đạt được, há có thể đem TIỂU ĐỨC, TIỂU TRÍ, KHINH TÂM, MẠN TÂM để cầu đạo chân thừa ư?
Sư nghe xong, tự lấy dao bén chặt đứt cánh tay trái của mình dâng lên Tổ rồi nói:
– Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng?
 
Tổ đáp:
– PHÁP ẤN của Chư Phật CHẲNG PHẢI TỪ NGƯỜI KHÁC mà được!
 
Quang bạch: TÂM CON CHƯA AN, xin Thầy AN TÂM CHO CON!

Tổ nói: ĐEM TÂM RA ĐÂY, ta an cho.

Quang bạch: Con TÌM TÂM KHÔNG ĐƯỢC! 

Tổ nói: Ta AN TÂM CHO NGƯƠI rồi đó!
 
Rồi Tổ dạy:
“Ngươi chỉ cần NGOÀI DỨT CÁC DUYÊN, TRONG KHÔNG NGHĨ TƯỞNG, TÂM NHƯ TƯỜNG VÁC ĐÁ „khả dĩ“ vào đạo!
(Theo: Hội Nguyên, quyển 1.)
 
2. Tương truyền, trước khi viên tịch, Tổ gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".

2.1. Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn THẤY ĐẠO CHẲNG CHẤP VĂN TỰ, mà cũng CHẲNG LÌA VĂN TỰ". 

Tổ nói: "Con được LỚP DA của ta rồi".

2.2. Ni Tổng Trì bạch: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy TÂM BẤT ĐỘNG, THẤY MỘT LẦN, SAU KHÔNG THẤY nữa". 

Tổ nói: "Con được phần THỊT của ta rồi".

2.3. Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "TỨ ĐẠI VỐN KHÔNG, NGỦ UẨN CHẲNG THẬT CÓ, vậy chỗ thấy của con là KHÔNG MỘT PHÁP KHẢ ĐƯỢC". 

TỔ nói: "Con được BỘ XưƠNG của ta rồi".

2.4. Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Tổ rồi ĐỨNG NGAY MỘT CHỖ, KHÔNG BẠCH KHÔNG NÓI GÌ. 

Tổ nói: "Con đã được PHẦN TỦY của ta".
 
IV. PHÁP HÀNH Thứ Tư

Truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma viên tịch. 
Tương truyền sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma viên tịch, ba năm sau, Tống Vân (nhà Ngụy), đi sứ Tây Vực về, gặp Tổ Đạt Ma tại ngọn núi Thông Lãnh, thấy Tổ QUẢY SAU LƯNG MỘT CHIẾC DÉP, một mình đi mau như bay. 
 
B. CẢM NHẬN
 
Nghi án CHIẾC DÉP TỔ SƯ đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi!
 
Không những thế, HÀNH TRẠNG của Tổ Boddhidharma đa phần được người đời – không phân biệt Tăng Tục – xem là những ĐỀ MỤC thảo luận, đặt nghi vấn trên bình diện HÌNH TƯỚNG v.v...
 
Cho nên mọi người vẫn chưa NHẬN THẤY HÀNH TRẠNG của Tổ Đạt Ma qua BỐN BIỂU HIỆN trên là BỐN PHÁP HÀNH theo TRÌNH TỰ THỜI GIAN và KHÔNG GIAN của nó - từ TIỆM đến ĐỐN gom trọn toàn bộ YẾU CHỈ giáo lý Phật Đà, xuyên suốt Tam Tạng Kinh Điển, thông triệt mọi Truyền Thống tu tập của Phật Giáo...
 
Mô Phật! Chúng tôi mạo muội nêu ra BỐN HÀNH TRẠNG của Tổ Boddhidharma như BỐN PHÁP HÀNH THỰC TIỄN để TU TẬP chứ không nhằm HÝ LUẬN!
 
Bởi THỂ TÁNH CHÂN THẬT của bốn PHÁP HÀNH này rõ ràng vượt khỏi mọi ranh giới như Tôn Giáo – Tín Ngưỡng, Văn Hóa – Chính Trị; Chủng Tộc – Màu Da...
 
Vậy các Bạn có NHÌN ra không ạ! Kính xin CHỈ BÀY cho mọi người cùng LIỄU TRI để HÀNH TRÌ nhằm có Sức Khỏe và Hạnh Phúc, vượt qua Tật Bệnh và Khổ Đau trong đời này và vô lượng kiếp nối tiếp! Kính trân trọng!
 
Bốn PHÁP HÀNH này CŨNG là nền tảng Y Học, Y Lý và Y Thuật của Năng Lượng Tâm Thể Liệu Pháp PERG®.
 
Namo Boddhisdharma Boddhisattva.
 
Một câu hỏi; Vì sao Ngài Bồ Đề Đạt Mạ "quẩy" 1 chiếc dép, mà không 2 chiếc từ giả Trung Quốc? 
 
Gs. THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp
25.11.2022

_______________________


Hoang Nguyen gởi