Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 

Biểu tình bạo loạn đòi công lý hay mưu đồ chính trị ?

 



Đời sống của người dân Hoa Kỳ đang bắt đầu trở lại bình thường sau dịch cúm coronavirus thì ngày 29/5 xảy ra vụ ông George Floyd, một người Mỹ đen bị chết ngạt vì một sĩ quan cảnh sát Mỹ trắng đã quỳ gối đè lên cổ của ông ta suốt hơn 8 phút đồng hồ, mặc cho ông Floyd kêu than  "tôi không thở được".  Thật là kinh hoàng khi nhìn thấy hình ảnh này, và thế là nhiều cuộc biểu tình bạo loạn nổ bùng ra khắp nơi.  Người biểu tình đã đập phá, cướp của, tấn công cảnh sát và nhân viên công lực, gây thương tích cho hơn 400 cảnh sát và có ít nhất 6 cảnh sát đã bị thiệt mạng.  Nhiều thường dân cũng bị thương và bị tử vong từ những cuôc bạo loạn này.  Tài sản của người dân bị phá huỷ, lửa cháy ngập trời tại các thành phố lớn từ Los Angeles tới Miami, New York, Indianapolis, Chicago, Arizona,  . . . Người biểu tình còn đốt phá nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều tòa nhà của chính phủ, những di tích lịch sử, đền Tưởng Niệm Chiến Sĩ Quốc Gia và nhà thờ St. John, ngôi nhà thờ lịch sử từ thế kỷ thứ 18 nằm cách xa Toà Bạch Ốc chỉ một block đường.  Nhà thờ St. John còn được gọi là Nhà Thờ của Tổng Thống vì từ năm 1816 Tổng Thống James Madison đã thường xuyên đi lễ cầu nguyện tại nhà thờ này và đã tạo ra tiền lệ cho các Tổng Thống ít nhất là một lần trong thời gian tại chức tới dự lễ cầu nguyện tại đây.

Không một người nào có thể thông cảm và tha thứ cho hành động quá ư tàn nhẫn của nhân viên cảnh sát này nhưng những cuộc bạo loạn gây tử vong và tổn thất nặng nề về tài sản và các cơ sở thương mại thì không thể chấp nhận được và TT Trump đã ra lệnh xử dụng vệ binh quốc gia để ngăn chận bạo loạn, vãn hồi trật tự, bảo vệ an toàn cho người dân.  Đạo luật chống nổi loạn năm 1807 (Insurrection Act) cho phép Tổng Thống làm như vậy mà không cần thông qua Quốc Hội.  Chính Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton đã kêu gọi xử dụng quân đội, ông nói  "Một lực lượng võ trang mạnh mẽ sẽ áp đảo, giải tán được bạo loạn, khôi phục lại an ninh trật tự, sau cùng là bắt giữ những người vi phạm pháp luật".  Trong cuộc họp báo sáng Thứ Năm, ngày 4/6 Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr đã nói khi xảy ra cuộc bạo loạn năm 1992 (vụ Rodney King), với tư cách là Bộ Trưởng Tư Pháp thời TT Bush ông đã phải xử dụng tất cả lực lượng võ trang để dập tắt bạo loạn.  Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người dân ủng hộ quyết định của Tổng Thống trong việc xử dụng biện pháp mạnh ngăn chận những cuộc biểu tình bạo động, trong khi đó thì truyền thông cánh tả và lãnh đạo của đảng Dân Chủ lại phản đối và lập luận rằng TT Trump đã đàn áp những người "biểu tình ôn hoà".  Người biểu tình đã ném gạch, ném đá, ném chai lọ, dùng dao, dùng súng tấn công cảnh sát và người dân vô tội, đập phá building, dùng bom xăng thiêu rụi sở cảnh sát địa phương, nhiều cơ sở thương mại và nhà thờ.  Những hình ảnh này được chiếu đi chiếu lại rất nhiều lần trên tất cả các phương tiện truyền thông, vậy mà họ cho là "biểu tình ôn hoà".

Kỳ Thị Chủng Tộc

Truyền thông cánh tả và đảng Dân Chủ cho rằng TT Trump là đầu mối của kỳ thị chủng tộc.  Họ cố tình quên rằng đây là vấn nạn lớn của Hoa Kỳ từ nhiều thế kỷ tới nay vẫn chưa giải quyết được.  Trước vụ George Floyd đã có nhiều vụ tương tự xảy ra, ngay dưới thời TT Obama đã xảy ra vụ Trayvon Martin và Michael Brown. Thay vì giúp hàn gắn vết thương chủng tộc, TT Obama đã có những lời phát biểu khơi thêm hận thù, tạo cơ hội cho phong trào Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng rất quan trọng) nổi dậy.  Trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN, Tiến sĩ Cornel West, giáo sư đại học Harvard đã thất vọng nói:  "Phong trào Black Lives Matter được phát xuất dưới thời Tổng Thống là đen,  Bộ Trưởng Tư Pháp là đen và  Bộ Trưởng An Ninh Nội Địa cũng là đen vậy mà họ đã không giải quyết được gì cả ".  Quả thật trong suốt thời gian làm Tổng Thống, TT Obama đã không có một chương trình đổi mới cụ thể nào và vấn nạn vẫn còn nguyên vẹn.  Trong khi đó, người Mỹ trắng đã có nhiều thiện chí trong nỗ lực cải thiện vấn nạn kỳ thị.  Chúng ta thấy người Mỹ trắng đã kềm chế, chịu đựng, không hề có những cuộc biểu tình chống lại chính quyền (Obama) về vụ một người da đen phục kích tấn công cảnh sát tại Dallas mùa hè năm 2016, gây tử vong cho 5 sĩ quan cảnh sát, cộng thêm 7 cảnh sát bị trọng thương.  Và một thí dụ hiển nhiên nhất là cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008 đã có tới 43% cử tri Mỹ trắng bầu cho TT Obama.  Nếu không có phiếu của khối cử tri Mỹ trắng này, TT Obama đã không có cơ hội đắc cử.
 
Ai đứng sau những cuộc biểu tình bạo loạn?

Án mạng đã xảy ra cách đây nhiều ngày nhưng các cuộc biểu tình vẫn liên tục, dù rằng cảnh sát Derek Chauvin và những người liên hệ đã bị bắt, bị truy tố vì tội "giết người" và sẽ bị những bản án tù nặng nhất theo luật định.   Phải chăng đòi công lý cho ông George Floyd chỉ là cái cớ cho những mục tiêu chính trị?  Thống Đốc Minnesota Tim Walz đã cảnh báo: "Những cuộc biểu tình hiện tại không còn là đòi công lý cho George Floyd nữa nhưng là cho những mục đích chính trị khác". Thị Trưởng Chicago Lori Lightfoot cũng nói "Có nhiểu dấu hiệu rõ ràng là có những tổ chức đã lợi dụng những cuộc biểu tình ôn hoà nhằm cướp phá và gây rối an ninh trật tự".  Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr đã nói trong buổi họp báo: "Antifa (Anti-Fascism) và một số tổ chức cực đoan cũng như tổ chức của nước ngoài đã đứng đằng sau các cuộc biểu tình bạo loạn. FBI đã nắm được nhiều chứng cớ và đang hợp tác với nhiều cơ quan khác  trong việc điều tra những hành động bất hợp pháp của các tổ chức này".  Mới đây TT Trump đã liệt kê Antifa vào danh sách những tổ chức "khủng bố nội địa".

Nhiều nguồn tin cho biết Antifa không đơn thuần là một tổ chức chống phát xít nhưng trên thực tế đây là một phong trào của những người cực đoan cánh tả chủ trương dùng bạo lực để đạt mục đích của riêng họ.  Antifa xách động người biểu tình xuống đường chống kỳ thị chủng tộc, chống những bất công xã hội qua những hành động bạo lực, cướp bóc, đánh đập, phá hoại và kêu gọi chống chính phủ.  Tháng 7 năm 2019, trong lúc đang làm công việc của một phóng viên về những cuộc biểu tình tại Portland, anh Andy Ngô đã bị 15 người trong nhóm Antifa tấn công, anh bị đập đầu, bị tạt dung dịch hoá học vào mặt, anh Andy đã bị té xỉu vì mất nhiều máu do vết thương trên đầu và mắt anh cũng bị nguy hiểm vì chất hóa học.  Anh Andy Ngô đã trả lời nhiều cuộc phỏng vấn và báo trithucvn.net ghi nhận:  Andy Ngô là chuyên gia truyền thông đầu tiên cung cấp những tin quan trọng về Antifa, Anh cho biết: "Antifa là những phần tử cánh tả cực đoan giả vờ chống lại sự thù hận nhưng thực chất là kích thích hành vi bạo lực của công dân, dẫn đến những hành vi giết hại nhân viên thực thi pháp luật, phá hủy tài sản và lật đổ chính quyền".  Theo anh,  Antifa là nguyên nhân của bạo loạn với mục tiêu chia rẽ và hủy hoại nước Mỹ.  Có một tin đáng quan tâm là Thứ Bẩy ngày 6/6 đài NBC10 đã đưa tin "Trưa Thứ Bẩy, đảng Chủ Nghĩa Xã Hội và Giải Phóng (PSL: Party for Socialism and Liberation) đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd và yêu cầu chấm dứt cuộc chiến với người Mỹ đen, nhiều ngàn người đã hưởng ứng xuống đường biểu tình trước Tòa Thị Chính Philadelphia và tràn qua nhiều đường phố".  Sự thật đã phơi bày, qua những cuộc biểu tình hiện tại, chúng ta nhận thấy có một thế lực ngầm đang phá hoại nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ.  

Đảng Dân Chủ cũng đang lợi dụng những cuộc biểu tình, vận động cho ứng cử viên Joe Biden vì ông này đang bị cử tri Mỹ đen giận dữ về câu nói mang đầy tính cách kỳ thị là  "Nếu không bỏ phiếu cho tôi thì anh không phải là Mỹ đen nữa".  Trong một cuộc nói chuyện với tổ chức My Brother's Keeper Alliance (Tổ Chức Ủng Hộ Thanh Niên Mỹ Đen), TT Obama đã kêu gọi người biểu tình "Hãy nắm bắt cơ hội, gây áp lực khó khăn cho chính quyền, đòi hỏi có sự đổi mới chính sách".  Khi ra tranh cử Tổng Thống năm 2008, Obama đã dùng khẩu hiệu "Đổi Mới", chính lời kêu gọi này đã giúp ông đắc cử.  Tuy nhiên trong suốt 2 nhiệm kỳ 8 năm,  TT Obama và Phó TT Joe Biden đã không có một kế hoạch "Đổi Mới" gì nhằm cải thiện vấn đề kỳ thị chủng tộc, thế mà giờ đây TT Obama lại thản nhiên nói:  "Hãy bầu cho Joe Biden vì chỉ có Joe Biden và đảng Dân Chủ mới có thể giải quyết vấn đề chủng tộc".  Lời kêu gọi này là vô căn cứ, không đáng tin.


Kim Nguyễn
 
June 07-2020


usaelection g
ởi