Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Bình đẳng – Công bình
平等-公平
[Samānattā - Sādhāraṇatta] *[Samānatā - Sāmañjasya]
Equality – Equity
(2024)

***


Nội Dung
1.  Khái niệm về  Bình đẳng – Công bình.
          1.1.  Bình đẳng.                                                                                    
1)Bình đẳng giới tính.   
2)Bình đẳng đạo đức.
         
1.2.  Công bình.                                                               
1)Công bình chính trị.  
2) Công bình pháp luật.                                               
3) Công bình xã hội (giáo dục, lao động, hưởng thụ …).
2.  Bình đẳng – Công bình theo quan điểm Triết hoc-Chính trị.
          2.1.  Bình đẳng – Công bình theo công ước quốc tế  CEDAW.
                    1) Bình đẳng thực chất.
                  2) Bình đẳng đối xử.
          2.2.  Bình đẳng – Công bình theo các học thuyết.                                                         +  J. Borda,  M. Condorcet  và  K. Arrow.                                                              +  H. Varian.                  +  J. Rawls.         +  A. Sen.
3.  Bình đẳng – Công bình theo quan điểm Kitô giáo.
          3.1.  Bình đẳng theo Kinh Thánh và Giáo Hội.
          3.2.  Công bình theo Ý Chúa.
4.  Bình đẳng – Công bình theo quan điểm Phật giáo.
          4.1.  Bình đẳng theo hiện tượng và bản chất.
                    1)  Bình đẳng theo hiện tượng : 
1. Vấn đề nhận thức sự sống.
2. Vấn đề phân biệt giới tính.

- Vợ chồng     - Phân biệt giai cấp     - Tu học chứng ngộ.  
                 
2)  Bình đẳng theo bản chất:                          
1. Tính chất  Duyên sinh-diệt.
2. Tính chất nội tâm.
3. Tính chất giác ngộ.
        
4.2.  Công bình theo Nhân và Quả.
1) Công bình theo Nhân:  Từ Bi-Trí Tuệ.
2)  Công bình theo Quả:  Nghiệp (quả).

5.  Một số ý tưởng về Bình đẳng – Công bình.

Bài đọc thêm
  1. Cuộc đời các vị ni sư lỗi lạc thời Phật tại thế.
2.  Bát kỉnh pháp.
3.  Các tài liệu tham khảo thêm.
NBS:  Minh Tâm  (3/2011, 6/2015, 2024).
 
1.  Khái niệm về  Bình đẳng – Công bình.

1.1.  Bình đẳng(
;  E:Equality),đây là từ gốc Hán:
- Bình = Bằng  
  là đều nhau, ngang nhau.  
- Đẳng   là thứ hạng, cấp bậc. 
Bình đẳng là khái niệm nói lên tính chất tương đương, như nhau … giữa mọi người hay giữa các loài sinh vật.  Ví dụ : sự đói, sự no, sự khát, sự thở, sự sống-chết … luôn hiện hữu nơi mọi loài sinh vật. 
          Tính chất tương đương này có thể có một cách tự nhiên thể hiện định tính  hoặc một cách có điều kiện thể hiện định lượng (như sự no-đói, sự khát-giải khát, sự thở…).
Song song với khái niệm bình đẳng giống nhau là bất bình đẳng khác nhau cùng lúc tồn tại nơi một sự vật.Ví dụ : Con người ngoài những điểm giống nhau kể trên, có các điểm khác nhau.  Bất bình đẳng cũng bao hàm định tính và định lượng:
-Về vật chấtnhư  nam-nữ, cao-thấp, béo-gầy, lành lặn-tật nguyền, … thuộc khách quan;  như đẹp-xấu, thô kệch-duyên dáng … thuộc chủ quan.
-Về tinh thầnnhư khôn-dại, tốt-xấu (đạo đức, nhân cách … ).
          Tuy nhiên, ngoại trừ số ít, con người có xu hướng cố gắng thu hẹp các khác nhau bằng nhiều cách về vật chất và tinh thần, với ước mơ là cùng ngồi chung nhau trên mặt bằng nhân bản trong cuộc sống, điển hình là vấn đề giới với bình đẳng giới, và vấn đề đạo đức với bình đẳng đạo đức.  Câu chuyện ngụ ngôn “Cò và Cáo”gợi ý về cách ứng xử bình đẳng được nhà văn cổ đại Hy Lạp là Aesop (620-:-564 ) tCN  trình bày sau đây, ông dù xuất thân là nô lệ nhưng rất được kính trọng :

 

Tượng Aesop và ảnh minh họa câu chuyện “Cáo và Cò”
         
Ngày xưa, có một con cò và một con cáo. Cáo mời cò đến nhà mình ăn tối. Đồ ăn được bày ra đĩa nên cò với cái mỏ dài của mình không thể nào ăn được. Hôm sau cò lại mời cáo đến nhà mình ăn. Lần này đồ ăn được dọn ra trong một cái bình cổ dài, vì vậy cáo chỉ có cái lưỡi ngắn ngủn nên không ăn được gì ”. 
         
Cái lưỡi của cáo và cái mỏ của cò đều dùng để lấy thức ăn, nhưng lại có các hình dạng khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những cách thức khác nhau. Câu chuyện cho thấy rằng đôi khi có cơ hội bình đẳng (thức ăn phục vụ cho cả hai), nhưng kết quả không bình đẳng (cách lấy thức ăn không phù hợp theo từng con vật). Do đó, cần phải có các biện pháp để đạt kết quả bình đẳng (sự no).

VIDEO
-
Bình đẳng Cho Con người (Equality For Humans) 
 
Bình đẳng nơi con người thường được quan tâm ở 2 khía cạnh sau :
          1) Bình đẳng giới(E: Gender equality). 

Đây là ý niệm bình đẳng nơi con người dù rằng có những khác biệt nhau về giới (E: gender). Con người thông thường có 3 giới là nam giới (E: male), nữ giới (E: female), lưỡng giới (E: hermaphroditic). Cả 3 giới đều có những tính chất tương đương như nhau, cơ bản cần cho sự sống về vật chất cũng như tinh thần. Các tính chất khác như sức khỏe, tình cảm, lý trí chỉ có xu hướng vượt trội khác nhau một cách tương đối, nhưng xét cho cùng đều cùng bổ sung cho nhau, giúp cho cuộc sống được hài hòa hơn. Không ít người nữ khỏe mạnh, dẻo dai và học giỏi hơn hẳn người nam khi có cùng cơ hội, như thống kê mới đây tại Mỹ cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp học vị tiến sĩ hàng năm của nữ vượt hẳn nam, ngược lại rất  nhiều người nam cũng tràn đầy lòng thương cảm, vị tha được nêu danh.
         
Tuy nhiên, trong thực tế ngày nay vấn đề bình đẳng giới  hãy còn nhiều trắc trở mà nữ giới hiện phải hết sức nhọc công  đấu tranh và tìm kiếm một giải pháp hợp lý trong cộng đồng xã hội.
Tôn giáo là nơi thường đề cao lý tưởng bình đẳng, nhưng vấn đề bình đẳng giới trong các cộng đồng này hiện nay hãy còn tồn tại [Xin xem các bài đọc thêm  BĐ13 -:- BĐ17]. Qua các phân tích trên, chúng ta có thể nhận định rằng sở dĩ vấn đề bình đẳng giới gặp phải bế tắc làdo:
– Hoặc bởi ý tưởng cố chấp về hình ảnh của hoàn cảnh xã hội khách quan khi xưa trong các giai đoạn lịch sử phong kiến
– Hoặc bởi ý tưởng cố chấp lời dạy phương tiện hay hành động ngẫu nhiên mà cho là ý muốn thiêng liêng của các nhà sáng lập tôn giáo.

Xem thêm:
-
Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới - ChúngTa.com
VIDEO
-
Giới và bình đẳng giới.wmv
- Phụ nữ và bình đẳng giới 
-
Bình đẳng giới trong gia đình Thụy Điển
- Trao quyền cho nữ giới: Ưu tiên để cải thiện bình đẳng
- Nguồn Gốc Con Người Và Bình Đẳng Giới 

2. Bình đẳng đạo đức(E: Moral equality) :  đây là ý niệm bình đẳng nơi con người dù rằng có những khác biệt nhau về màu da, về giàu-nghèo, về địa vị xã hội, về trí tuệ, về tài năng (sức mạnh, khéo léo …) … mà có khi còn được gọi là giai cấp (E: class).  Ý niệm này thể hiện sự tôn trọng giữa con người và con người, đồng thời tránh đi sự phân biệt đối xử, sự khinh miệt nhau khiến thiếu vắng tính nhân văn.  Không chỉ xã hội với hiến pháp và các chính sách, mà các tôn giáo cũng thường có những học thuyết đề cao và kêu gọi mọi người cố gắng hiện thực ý niệm bình đẳng này.
[Xinxem các bài đọc thêm  BĐ1a, 1b, 2, 2b, 2c, 3, 4, 5].
             
1.2. Công bình(公平;  E: Equity// Justice): Đây cũng là từ gốc Hán.
- Công  là không riêng tư, không thiên lệch.  
- Bình = Bằng  
  làđều nhau, ngang nhau. 
Công bằng là khái niệm về sự có được cơ hội và kết quả hợp lý mang tính khách quan cho từng mỗi con người hay từng mỗi sinh vật, mỗi sự việc. Trong khi nhân quyền thể hiện quyền lợi về ý chí của hành động, thì công bìnhthể hiện quyền lợi hay trừng phạt về vật chất hay tinh thần của hành động, [Xin xem CB1 -:- CB5].
          Chính vì thế mà công bình có thể gọi là quyền bình đẳng (E: equal rights), và được xây dựng thành những định chế pháp lý như nhân quyền. Nội dung của công bình cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa bản địa và có tác động lên sự ổn định đời sống xã hội. Công bình là sự việc luôn có mặt trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội (giáo dục, lao động, y tế, phúc lợi …).
          + Điều 21 của Tuyên Ngôn QT Nhân Quyền xác định quyền tự do chính trị về bầu cử và ứng cử, còn quyền bình đẳng chính trị thì xác định sự không phân biệt về nam-nữ, màu da, sắc tộc … đối với sự kiện bầu cử và ứng cử này. Quyền bình đẳng bầu cử ở phụ nữ chỉ có được từ năm 1918 tại Đức, 1920 tại Mỹ, 1944 tại Pháp.
          +  Điều 23 của Tuyên Ngôn QT Nhân Quyền xác định quyền tự do lao động, còn quyền bình đẳng lao động thì xác định sự không phân biệt về nam-nữ, màu da, phúc lợi… Tất nhiên trong thực tế có thể có những điều chỉnh nào đó nhưng vẫn thể hiện tính nhân văn làm mọi người được hài lòng (do sức khỏe, năng lực, hoàn cảnh …).
Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi và được tổ chức UNESCO bình chọn là bài thơ hay nhất.
 
When I born, I black
When I grow up, I black
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black
And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
You go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored?
                                                                                                          o0o
 
Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu!
 
Vì thế:

 

Thomas Hobbes (1588-:-1679) - Wikipedia, the free encyclopedia

          - Chúng ta không nên quá cố chấp sự công bằng để bị bế tắc như việc chia 4 hòn bi cho 3 đứa trẻ.
          - Chúng ta không nên quá bi quan như triết học-chính trị gia nước Anh là Thomas Hobbes cho rằng : “Đời sống con người khốn khổ và ngắn ngủi thì còn tìm đâu ra công bình cho kiếp người.
          - Chúng ta không nên xem khái niệm bình đẳng là qui luật cho thế gian tương đối này mà tiêu cực với thái độ “há miệng chờ sung”.
          - Chúng ta không nên xem khái niệm bất bình đẳng cũng là qui luật cho thế gian tương đối này mà thụ động với “trái tim băng giá”.
[Xinxem các bài đọc thêm CB1a, 1b,2a,2b,3a,3b,4,5a,5b,5c].

 
 
 

 

 

 
 

Minh họa cho Bình đẳng và Công bình

2.Bình đẳng–Công bình theo quan điểm Triết học-Chính trị:
           
2.1. Bình đẳng – Công bình theo công ước quốc tế CEDAW(Convention on the Elimination of all forms of Discrimination Against Woman ) :   ngày 18/12/1979  Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn công ước CEDAW nhằm mục đích xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, xuất phát từ phân biệt giới. Theo đó nam giới và nữ giới được đối xử như nhau về các quyền tự do và quyền bình đẳng trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội … . CEDAW có 30 điều, đã chỉ ra 2 nội dung về bình đẳng giới như sau :

 
         
1)Bình đẳng thực chất:  Từ phân tích các đặc điểm về giới giữa nam và nữ qua các yếu tố sinh lý và tâm lý, cần tạo ra cơ hội tiếp cậnkết quả (= phúc lợi ) đúng mực chứ không định kiến, không sai lệch. Kết quả được bảo đảm về mặt pháp luật, chính sách.
2)Bình đẳng đối xử :  Không phân biệt là phụ nữ, không hạn chế số lượng phụ nữ, không loại trừ phụ nữ đối với khả năng của người nữ trong các lĩnh vực :  chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội …  qua các hình thức sau :           
- Trực tiếp (= có chủ định ), luôn đặt phụ nữ ở vị trí thứ cấp.                                  - Gián tiếp (= không chủ định ), không tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận.
Hiện nay có trên 186/192 quốc gia là thành viên của CEDAW với cam kết :              -  Thực hiện bình đẳng giới trong khuôn khổ pháp luật quốc gia.                                 - Thực hiện bình đẳng giới trong thực tế, đó là bình đẳng thực chất và bình đẳng đối xử.
          Việt Nam là nước thứ 6 đã phê chuẩn công ước CEDAW vào ngày 17/2/1982.  Sau trên 40 năm ra đời, kết quả cho thấy là vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa được cải thiện sáng sủa,  xem báo cáo chuyên đề CEDAW của Lê Thị Quý (
www.new.org.vn ).
          2.2.  Bình đẳng – Công bình theo các học thuyết.
+  J. Borda( 1733-:-1799 ) và  M. Concorcet ( 1743-:-1794 ) hình I và II

 
  
                                  I                          II                           III

Là các nhà Toán-Triết-Chính trị học của nước Pháp đã dùng toán học để nghiên cứu công bình với kết quả chấp nhận được gọi là ưu tiên của đa số. Phương pháp này có những khuyết điểm vì không quan tâm tới các yếu tố đói nghèo, bệnh tật, kỳ thị … của xã hội, nên dù có  K. Arrow (1921-:-…)  nhà kinh tế học người Mỹ,  Nobel kinh tế 1972  đã kế thừa và phát triển phương pháp này cũng đành thú nhận rằng “Thực tế cho thấy là chưa có một mô hình nào về công bình có thể thõa mãn cho đa số và được coi là thuần lý và dân chủ”.
          +  H. Varian (1947-:-…)

 

Là nhà kinh tế vi mô của nước Mỹ,  giáo sư ở MIT và các đại học Stanford, California, Berkeley, Michigan, kinh tế trưởng của Google cho rằng công bằng  là một ý niệm chủ quan, phức tạp và đa diện. Theo ông, trên thực tế công bằng xã hội có thể dựa trên 2 yếu tố :
                   
1/  Yếu tố 1:  Giá trị lao động đóng góp cho xã hội, trong đó có lưu ý đến cá nhân bị tật bệnh hoặc hoàn cảnh mà nếu được học hành sẽ nâng cao được khả năng đóng góp.                          
2/  Yếu tố 2:  Thu nhập có được từ sự phân phối lợi tức.                       
Công bằng xã hội giữa hai cá nhânab khi thỏa điều kiện sau :
          - Thu nhập của a/Giá trị lao động củaa = Thu nhập của b/Giá trị lao động của b.
          - Không công bằng xã hội khi đẳng thức trên trở thành bất đẳng thức và hàm ý giá trị đạo đức tốt khi bất đẳng thức tiến đến đẳng thức, ngược lại là xấu khi bất đẳng thức biểu hiện một cách biệt lớn.
          +  J. Rawls (1921-:-2002) 

 

Là nhà Triết-Chính trị học của nước Mỹ, giáo sư đại học Havard. Quyển sách “ Theory of Justice “ của ông là công trình được hoàn thiện trong trên 20 năm, trong đó ông đã xem yếu tố định chế (trancendental  institutionalism) là nền tảng cho công bằng xã hội. Thuần yếu tố định chế được chỉ ra là cứng nhắc, thiếu hài hòa đối với thái độ con người (ganh tị) trong việc thể hiện công bình.
          +  A. Sen (1933-:-…) 

 

Là nhà kinh tế học của nước Mỹ gốc Ấn Độ,  Nobel kinh tế 1998,  giáo sư ở MIT và đại học Havard.  Ông đã có những tác động lớn đến các chính sách của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng thế giới, UNDP (United Nations Development Programme ) về sự phát triển xã hội, về xóa đói giảm nghèo, về bình đẳng giới, về phúc lợi … của nhiều nước.
         
Quyển sách nổi tiếng “The Idea of Justice”(Tư tưởng về Công bằng) của ông đã xuất bản năm 2009.  Đây là công trình lớn đưa ra lý thuyết về công bằng bao quát có tính thực tiễn cao và mang nhiều hàm ý chính sách xã hội sâu sắc, thiết thực. Nội dung của nó được diễn đạt với 2 yếu tố chính có tính tiếp cận bổ sung cho nhau như sau :
                    1/ Yếu tố 1:   Xây dựng định chế hoàn hảo theo tinh thần của J. Rawls với những hiểu biết sâu sắc.                                                                    
          2/ Yếu tố 2:   Khảo sát đối chiếu trên thực tế (E: realisation-focused  comparison) cuộc sống xã hội qua thông tin và thảo luận công khai để tìm cách giải quyết các bất công, điều đó có nghĩa là công bằng được nâng cao. Thực tiễn giúp chúng ta hiểu đúng và thiết thực hơn về công bằng trong mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới.
          Nội dung của quyển sách còn cho thấy là  A. Sen  đã có những kế thừa và phát huy từ tư tưởng của Ấn Độ và Phật giáo như sau :
  • Ấn Độ:  Khi xưa, quan điểm về công bình có 2 khía cạnh phân biệt:
- Niti:  Xét đoán về vai trò các định chế và các thái độ đúng đắn chung.
-  Natya :  đánh giá về sự thực hiện công bình trên thực tế.
          Tư tưởng Ấn Độ đã tỏ ra biết tôn trọng Natya hơn là Niti, và sự hiện hữu của thuật ngữ Matsyanyaya là cảnh giác mọi người đối với sự việc bất công “cá lớn nuốt cá bé”.
  • Phật giáo:  đó là 2 sự kiện lịch sử sau :                                    
-  Vua Chandragrupta:  Là nội tổ của vua Ashoka,có quân sư Kautilya luôn đề cao vai trò định chế và những cấm đoán nghiêm minh để đạt đến công bình xã hội.                       
 -  Vua Ashoka:  Là mộtPhật tử, đã chủ trương giáo dục để cải thiện thái độ con người (ganh tị) quan trọng hơn là nghiêm cấm qua định chế và luật lệ.  Nhà vua đề cao sự công bình giữa các tôn giáo và cho rằng người nào biết tôn trọng tôn giáo mình mà bất kính với tôn giáo khác, thì thái độ này chính là làm tổn hại và hạ thấp tôn giáo của mình.
          Một vài sự kiện hiện nay được yêu cầu cải đổi để có công bằng xã hội :
-  Từ thiện là một biểu hiện của sự không công bằng xã hội còn tồn tại. 
-  Xử lý hành chánh, xử lý nội bộ, kỷ luật, khiển trách là các biểu hiện không công bằng, là luật pháp bị uốn nắn, bị bẻ cong.                                                            -  Điểm thi theo lý lịch, học phí cao với đối tượng nghèo… là bất công trong giáo dục.
[Xinxem các bài đọc thêm CB1a, 1b,2a,2b,3a,3b,4,5a,5b,5c]
 
3.  Bình đẳng – Công bình theo quan điểm Ki tô giáo:
              3.1. Bình đẳng theo Kinh Thánh và Giáo Hội:                                         Sau đây là các đoạn trích trong Kinh Thánh về các sự kiện đã được chép lại và được xem như là mô tả về khái niệm bình đẳng của Kitô giáo.

Đức Chúa Trời dựng nên muôn loài (Sáng Thế Ký 2, 22–24).
Tác giả: Paolo Uccello- Thời gian: khoảng 1430
         
+  Sáng Thế  St 2.4 -:- St 2.24 : “ Ngày Chúa là ngày mà Thiên Chúa làm ra đất và trời…, Thiên Chúa đã lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Thiên Chúa tạo ra một vườn ở phía đông gọi là Eden với nhiều loại cây mà trông thì đẹp, ăn thì ngon, đặc biệt là có một cây cho biết điều thiện-ác và một cây trường sinh ở giữa vườn, sau đó đặt con người do mình tạo ra vào đó.  Thiên Chúa dùng đất tạo tiếp muôn thú làm trợ tá cho con người, và con người làm chủ và tự đặt tên cho chúng ( con người có thể giết và ăn thịt trợ tá thì vẫn được xem là điều thiện ).  Con người  cảm thấy muôn vật trợ tá mình không tương xứng ( trong khi muôn vật thì tương xứng ) nên buồn bã, vì thế Thiên Chúa bèn ập giấc ngủ mê lên con người, rút một xương sườn của con người rồi lắp thịt thế vào, tạo ra một vật tợ con người và đem tới cho con người.  Con người bèn nói với vật tợ kia : “Này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi, tôi gọi đây là đàn bà còn tôi là đàn ông ”. Bởi thế người đàn ông sinh ra người đàn bà và gắn bó với người đàn bà, và cả hai thành một xương-một thịt. ””
         
Đây là quá trình làm việc của Chúa trong việc tạo dựng con người - nam (đàn ông = Adam) và nữ (đàn bà = Eva) - cả hai đều có nét riêng nhưng bổ túc cho nhau, và được xem là lý do cho sự bình đẳng giới trong Kitô giáo.
         
+  Ê-phê-sô  6:1-9 :  “ Vì anh em tin đức Jesus, nên hết thảy đều là con trai của đức Chúa Trời … . Tại đây không còn phân chia ra người Giu-đa ( Do Thái ) hay người Gờ-réc ( Hy Lạp ), không còn là người tớ hay người chủ, người nam hay người nữ, anh em thảy đều là như nhau “.
         
Qua các sự kiện trên, Giáo Hội đã dạy rằng : “Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau”, và rằng:“Sự kiện tạo dựng vũ trụ vạn vật cùng con người cho dù không có ai chứng kiến hay mô tả ghi chép lại, nhưng đó là chuyện tả chân xác thực một trăm phần trăm” mà người tín hữu phải có đức tin[Xin xem bài đọc thêm BĐ6a, 6b], nhiều nghi vấn là phải làm gì lay chuyển cho những người rất thường ở sau lưng Thiên Chúa. Cũng vì thế mà Giáo Hoàng Bê-na-dic-tôbấygiờtrong một bài giảng đã nhắc nhở rằng chính  đức tintình bạn với Thiên Chúa sẽ tạo thành ý thức bình đẳng và công bình nơi con người [Xinxem BĐ6a, 6b,8].
         
Việc thứ đến là người theo đạo Kitô cần hiểu một cách đúng đắn và chắc chắn là vũ trụ vạn vật cùng con người là
         
3.2.  Công bình theo Ý Chúa:   
          Ý  Chúa là ý muốn của Thiên Chúa, ý muốn này thường được cho là lời Chúa và lời này được ghi lại trong Kinh Thánh. Vì thế, người theo đạo là gắng tìm biết Ý Chúa về cuộc sống vật chất và tinh thần của mình trong hiện tại, nghĩa là phải tin tưởng và cầu nguyện Thiên Chúa để cảm nhận và tự giải thích hiện trạng đời sống của mình theo những ý tưởng nào đó trong Kinh Thánh, đồng thời xem đó là những thử thách của Thiên Chúa mà con người cần phải dấn thân (an phận hay đấu tranh) nhằm làm đẹp lòng Chúa, và nhờ đó mà có được ân sủng bên Chúa đời đời sau khi chết :
         
“ Thiên Chúa phán :  Ý tưởng của ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối của ta. Các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối của ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng của ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng từng bấy nhiêu vậy ( E-sai 55:8-11 ) .
          Cuộc sống của chúng ta giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh, thọ hay yểu, vui hay buồn … , nếu bằng đức tin và cầu nguyện, chúng ta sẽ cảm nhận sự dấn thân của chính mình và  chắc chắn là hành động của chúng ta đã thể hiện sự công bằng đích thực, vì rằng công bình chính là bản tánh của Thiên Chúa và chính Thiên Chúa lập nên sự công bình cho chúng ta:
 
          “ Thiên Chúa hay làm ơn và là công bình ( Thi Thiên 116:5 ). Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Thiên Chúa là thành tín và công bình sẽ tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác ( I Giăng 1:9 ).  Bởi đức tin mà người ta được kể là công bình ( Habacuc 2:4 ) ”. Vì thế, những gì mà chúng ta gọi là bất công tồn tại, thực ra chỉ là do con người chưa nhận biết được hồng ân và Ý Chúa ban cho,để đạt tới Thiên Đàng.
          Một cách cụ thể, sự công bằng của Thiên Chúa có thể được diễn tả như sau:
1. Những người bất hạnh, nhỏ bé, đau khổ thì được Thiên Chúa thương yêu nâng đỡ, an ủi một cách đặc biệt. Và Chúa trao cho họ muôn vàn cơ hội tuyệt vời hàng ngày để "nên thánh", khi họ từng ngày phải đối diện và vượt qua khó khăn thử thách.
"Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa an ủi " (Mt 5,5). Hóa ra mình lại là người có phúc nếu cuộc sống mình có nhiều khổ đau thử thách. Vậy cớ gì mình còn ganh tị với những điều tốt đẹp của người khác và buồn rầu cho những bất hạnh của mình ?        
2. Những người được Chúa ban cho nhiều hồng ân hơn ở đời này, cũng có con đường nên thánh khi họ biết sống sẻ chia và yêu thương.
"Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương" (Mt 5,7). Nhưng để thực hiện được điều này quả là rất khó, chính Chúa Giêsu đã cảnh báo "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa"  (Mt 19,24).      

Một trường hợp điển hình đặt ra là tại sao Giáo Hội Kitô giáo không cho nữ giới làm Linh mục [Xin xem BĐ9].  Lý do được giải thích là bởi Ý Chúa, mầu nhiệm của Chúa thể hiện sự bình đẳng và công bình cho dù có trái với nguyên tắc bình đẳng giới nam-nữ đã xác lập ban đầu khi Thiên Chúa sáng thế.  Đã có những giải thích cho là do hoàn cảnh lịch sử và xã hội lúc bấy giờ mà đã có những áp đặt hạn chế khả năng của người phụ nữ.      

Như thế, cho dù mình là người giàu hay nghèo, đau yếu hay khỏe mạnh, sung sướng hay bất hạnh... thì đều được Thiên Chúa yêu thương và trao ban cho những phương thế riêng để đạt tới hạnh phúc đích thực là hưởng kiến Nhan Thánh Chúa ở Nước Trời. Đó là sự công minh tuyệt vời của Thiên Chúa, còn bất công tồn tại là do con người không nhận ra được hồng ân và Ý Chúa, không biết sử dụng những phương thế Chúa ban để đạt tới Nước Trời.                     
[Xin xem các bài đọc thêm  BĐ6 -:- BĐ10  và  CB6 -:- CB10].

4.  Bình đẳng – Công bình theo quan điểm Phật giáo.

 
           
Bình đẳng Công bình(平等- 公平;  P: Samānattā – Sādhāraṇatta;  S:  Samānatā – Sāmañjasya;  E: Equality – Equity) trong đạo Phật được xem như xây dựng nền tảng trên nguyên lý Duyên khởi.  Nguyên lý Duyên khởi vốn là một khám phá trọng đại và là của toàn bộ sự nghiệp lớn lao của đức Phật.

Trong kinh Tăng Chi Bộ cũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã xác định rằng :
Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.
 Thực tính Duyên khởi nơi mọi sự mọi vật đã nói lên :
          + Thực chấtbình đẳng của các Duyên được biểu hiện bằng hiện tượng Vô thường và  bản chất Vô ngã.                              
+Thực chất công bình của các Duyên được biểu hiện bằng Từ bi - Trítuệ trước các tương tác (Nhân), hoặc bằng tính thụ nhận Nghiệpsau các tương tác (Quả) của các Duyên.
          4.1.  Bình đẳng theo hiện tượng và bản chất
          1)Bình đẳng theo hiện tượng:  Đặc trưng bằng một số điển hình sau:
1. Vấn đề nhận thức sự sống:  Con người ngoài một số nét chung về vật lý và sinh lý tối thiểu cần cho sự sống thì sự bình đẳng về tướng sinh diệt của quá trình đời sống nơi con người gồm thân tâm và nơi mọipháptức mọi sự mọi vật là không có ngoại lệ :                                                                                                                                         Thân  :     Sanh – Lão – Bệnh – Tử.                                                                          Tâm   :     Sanh – Trụ – Dị – Diệt.                                                                        Pháp  :     Thành – Trụ – Hoại – Không.
2. Vấn đề phân biệt giới tính:  Được trình bày qua một số kinh điển sau :
TrongkinhKhởi Thế Nhân Bổn cóghi:
“Bản lai diện mục của con người vốn đầy đủ lẽ sống, và trong quá trình sinh sôi nẩy nở của loài người thì cả hai nam-nữ ấy đều có tác dụng và vị trí như nhau”.                                                                                                             
Trongkinh Đại Bát Niết Bàn lại ghi:                                                              “Nếu người nữ nào có thể nhận ra rằng chính bản thân mình chắc chắn đang hiện hữu Phật tính, nên biết đó chính là một nam tử “.                        
⦿   Về vấn đề vợ chồng:
Trong  kinh Thiện Sanh, đức Phật đã chỉ dạy 5 điều lành mà người chồng cần đối xử với người vợ, đồng thời cũng là 5 điều lành mà người vợ cần đối xử với người chồng nhằm giúp cho đời sống vợ chồng được hạnh phúc.
                    –  Đối với chồng :
                              1.Tôn trọng và khoan dung nhau.                                                                              2.Tỏ lòng mến người thân hai bên gia đình.                                                                 3.Chung thủy dù gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.                                                        4.Tôn trọng chức năng làm vợ.                                                                                  5.Quan tâm tới các vật trang sức cần thiết cho vợ.                       
–  Đối với vợ :
                              1. Tôn trọng, khoan dung nhau.                                                                                  2. Tỏ lòng  mến người thân hai bên gia đình.                                                                 3. Chung thủy dù gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.                                                        4. Gìn giữ tài sản gia đình.                                                                                          5. Quan tâm, khéo léo, khích lệ công việc của chồng.
⦿   Về vấn đề phân biệt giai cấp
Nơi mỗi con người khi sinh ra, không mang sẵn giai cấp, nơi dòng máu cùng đỏ như nhau, cũng như dòng nước mắt cùng mặn. Cũng nơi mỗi người không có sẵn dấu Tin-ca nơi trán, không đeo sẵn dây chuyền nơi cổ (chỉ giai cấp cai trị). Bà-la-môn hay Thủ-đà-la  đều do hành vi nơi mỗi con người đó mà nên.
Vấn đề phân biệt giai cấp được trình bày qua các kinh điển sau :

Trong kinh Tăng Chi Bộ có viết.
Này Paharada, có 4 giai cấp :  Sát-đế-lợi (cai trị), Bà-la-môn (tăng lữ ), Tỳ-xá (nông-công-thương), Thủ-đà-la (nô lệ),  sau khi xuất gia và sống trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giáo, đều là những Sa môn Thích tử “.                 
Trong kinh Pháp Cú có ghi:
          Bài kệ 393
                    Gọi Phạm chí đâu vì bện tóc
Giai cấp hay chủng tộc bảy đời
Chân thành, chánh niệm, thảnh thơi
Bà-la-môn ấy sáng ngời đức tu.         
                    Bài kệ 396
                              Phạm chí thật đâu do huyết thống
Giai cấp cao, nguồn gốc thọ sanh.
Ai không phiền não, tịnh thanh
Phạm chí không chấp, cõi tâm an lành.
 
          Trong kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam), thuộc Tiểu Bộ Kinh có viết:
                              Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành, thành Phạm chí.
Phạm chí(梵志;  P;S: brāhmaṇa;  E: a member of the Brahman caste)= Người thuộc giai cấp Bà-la-mônxuất gia tu tập, quyết chí cầu sanh lên cõi Phạm thiên.
⦿   Về vấn đề tu học chứng ngộ:  Được trình bày qua các kinh điển sau : 
Trong kinh Đại Báo Ân có viết.                   
 “Như cơn gió lốc thổi dồn tất cả các thứ lá. Phật pháp bình đẳng cho mọi chúng sinh, không phân biệt giàu-nghèo, trí-ngu, sang-hèn, già-trẻ, nam-nữ, thiện-ác…”.                                                                                                             
Trong kinh Tăng Chi Bộ 3:                                                                            
Đức Phật trả lời cho tôn giả Ananda : “Này Ananda, sau khi xuất gia và sống trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giáo, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A la hán”.                                              
Trong kinhTrung Bộ 2.  
          Đức Phật trả lời cho du sĩ ngoại đạo Vaccha : “Này Vaccha, không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm … mà còn nhiều hơn thế nữa những tỳ kheo ni đã tinh tấn tự đoạn trừ  các phiền não, và với thượng trí đã tự mình chứng ngộ giải thoát ngay trong hiện tại”.
Liệt kê sau đây là tiêu biểu các vị Thánh A-la-hán Tăng và Ni. Điều này cho thấy tính bình đẳng giới tự nhiên dưới ánh sáng của chân lý Duyên khởi.

1.Tiêu biểu mười vị Thánh A-la-hán Tăng:

1. Sāriputta (Xá-lợi-phất):                         Trí tuệ đệ nhất.
2. Moggallāna (Mục-kiền-liên):                  Thần thông đệ nhất.
3. Upāli (Ưu-bà-li):                                  Giới luật đệ nhất.
4. Pūraṇa (Phú-lâu-na):                            Thuyết Pháp đệ nhất.
5. Mahākassapa (Ma-ha-ca-diếp):             Đầu-đà đệ nhất (khổ hạnh).
6. Kātyāyana (Ca-chiên-diên):                   Biện luận đệ nhất.
7. Subhūti (Tu-bồ-đề):                             Giải “Không” đệ nhất.
8. Rāhula (La-hầu-la):                              Mật hạnh đệ nhất (Ba-la-mật hạnh).
9. Anuruddha (A-na-luật):                         Thiên nhãn đệ nhất.
10. Ānanda (A-nan-đà):                           Đa văn đệ nhất (nghe và nhớ).

2. Tiêu biểu mười vị ThánhA-la-hán Ni:

1. Khema:                                             Trí Tuệ đệ nhất.
2. Uppalavaṇṇa(Liên Hoa Sắc):                Thần Thông đệ nhất.
3. Paṭācārā:                                            Giới luật đệ nhất.
4. Dhammadinna:                                   Thuyết Pháp đệ nhất.
5. Kisagotami:                                        Đầu đà đệ nhất. (Khổ hạnh)
6. Kudalakesa:                                                 Biện luận đệ nhất.
7. Nanda:                                              Thiền Định đệ nhất
8. Sonā:                                                Tinh Tấn đệ nhất.
9. Sakula:                                              Thiên nhãn đệ nhất.
10. Sumānā:                                          Chánh tín đệ nhất.
 
Có lẽ vì thế mà văn hào người Ấn Độ là Acharya  Hemachandra (
S:  हेमचन्द्रसूरी, 1087–1172) đã có nhận xét như sau : “Theo đức Phật, tất cả tính mạnh-yếu, tốt-xấu, trí-ngu … đều có cả trong hai giới nam và nữ.  Do vậy trong giáo huấn, đức Phật đã đặt mỗi giới vào đúng vị trí của họ. Nam hay Nữ không còn là trở ngại cho việc thanh lọc thân và tâm hay phục vụ độ tha. Đấy cũng chính là tinh thần bình đẳng dành cho nữ giới trong giáo lý Phật giáo “.
         
2)  Bình đẳng theo bản chất:   Đặc trưng bằng một số điển hình sau :

1.Tính chất Duyên  sinh-diệt:
Trongkinh Tiểu Bộ 1có ghi:

Cái này có         vì    cái kia có.  Cái này không   vì    cái kia không.  Cái này sinh      vì    cái kia sinh.                                                Cái này diệt       vì    cái kia diệt.          
         
Trong kinh Tư Íchlại nói:        
Các pháp từ Duyên sinh.                                                             Tự không có định tính.                                                               Biết được Nhân Duyên này.                                                         Đạt thuộc tính các pháp.                     .
2.Tính chất nội tâm:  Tính chất này được mô tả bằng nhiều cách:
1/ Cảm nhận sự vượt thoát (thông suốt) qua các tông phái và có các tên gọi sau :
          +  Pháp Tướng tông  :   phế thuyên,  đàm chỉ         :   miễn bàn, miễn nói.
          +  Tam Luận tông     :   ngôn vong,  lự tuyệt           :   quên lời, bỏ nghĩ.
          +  Thiền tông            :   bất lập văn tự                     :   không dùng văn từ.
          +  Tịnh Độ tông        :   bất khả tư nghì                  :   không thể nghĩ bàn.
          +  Chân Ngôn tông    :   xuất quá ngôn ngữ           :   vượt trên ngôn từ.
 
                    2/ Cảm nhận sự tịch tĩnh (thanh tịnh):  Tính chất này có các tên gọi như Hư Không,  Hư Vô, Chân Không,  Chân Không Diệu Hữu,  Không Tịch.
                    Hư Không hàm tàng hết sắc tướng, vạn vật ”.                                                                                                                             Kinh Pháp Bảo Đàn.
                    3/  Cảm nhận sự đủ đầy (viên dung) :  Tính chất này có các tên gọi như  Nhất Thể, Nhất Như,  Nhất Tâm,  Như Như.
                    Ta và chúng sinh là Nhất Thể, lấy bệnh của chúng sinh làm bệnh của ta, lấy bệnh của ta làm bệnh làm bệnh của chúng sinh.                                                                                                                                  Kinh Duy Ma Cật.
 
                    4/ Cảm nhận sự chính yếu (cốt lõi) :  Tính chất này có các tên gọi như  Pháp Thân,  Pháp Thể.
                    Pháp Thân của Như Lai là chân Thường, chân Lạc, chân Ngã, chân Tịnh                                                                           
Kinh Thắng Man.
                    5/ Cảm nhận sự hoàn thiện :   Tính chất này có các tên gọi như   Chân Như,  Chân Tâm,  Thật Tướng,  Chân Thật Tướng,  Viên Thành Thật Tướng.
                    Vạn pháp từ Chân Tâm biến hiện”.          
Kinh Lăng Nghiêm.
 
3. Tính chất giác ngộ:   Tính chất này được gọi là  Phật tính ( Phật :  giác ngộ, thấu rõ lẽ thật;  tính :  tính chất ).  Phật tính nói lên Bình đẳng tính, tức Duyên khởi Sinh-Diệt tính, là Vô thường tính và Vô ngã tính – của vạn sự vạn vật thường được đức Phật chỉ giảng khi còn tại thế, còn tính đồng nhất thể (bản thể) thì lại được chư tổ về sau truyền dạy. Phật tính là yếu tố nhận thức và quán niệm trong tu tập vô cùng quan trọng, vì giá trị chuyển hóa nội tâm của nó có thể nói là rất lớn như đức Phật đã từng xác định như sau :
          “ Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói:  “ Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm từ bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã – của sự vật ””.

K. Tăng Chi 4, tr. 264-:-265.

----------------

Chúthích: 

1. Nguyên lý Duyên khởi là vũ trụ quan, là cốt lõi về nhận thức của đạo Phật, từ đó giáo lý  Tứ Đế được xây dựng nên và biểu hiện cho nhân sinh quan Phật giáo, đây là một ứng dụng vô cùng quan trọng của nguyên lý này trong việc giúp con người vượt qua các bế tắc, khổ đau về nội tâm cũng như ngoại cảnh ( kể cả xác thân của chúng ta ) trong cuộc sống. Thật vậy, tất cả các loại khổ đau được phân tích và liệt kê trong kinh điển như :  nhị khổ, tam khổ, tứ khổ, lục khổ, bát khổ … không ngoài sự cố chấp, đó là Chấp thường về mặt hiện tượng và Chấp ngã về mặt bản chất trên vạn sự vạn vật. Ngược lại, cuộc sống an lạc và hạnh phúc chỉ dẫn xuất từ nhận thức sâu sắc đạo lý  Vô thường-Vô ngã của nguyên lý Duyên khởi.
   Khổ đế                                                Tập đế      
                   ↓                                                          ↓  
[Khổ đau]              <=>      [Chấp thường + Chấp ngã]  
                                  Diệt đế                                        Đạo đế
                   ↓                                                         ↓           
[Hạnh phúc]                      <=>           [Vô thường + Vô ngã]
          Ví dụ :  Cái bàn kia không khổ, không đau. Nhưng cái bàn kia và con người đều cùng do Duyên sinh và đều cùng có Phật tính như nhau, đó là tính Vô thường-Vô ngã.
 
2.Nguyên lý Duyên khởi còn nói gọn là lý Duyên khởi và có các tên gọi khác là lý Nhân Duyên, lý Duyên sinh, lý Nhân Quả, lý Vô Thường, lý Vô Ngã.
 [Xinxem các bài đọc thêm  BĐ11 -:- BĐ17].
 
          4.2.  Công bình theo Nhân và Quả :
         1)Công bình theo Nhân:   Loại công bằng này thể hiện ngay khi bắt đầu một hành động,  do đó ý niệm công bình phải hình thành trước khi đi tới hành động,  Từ Bi-Trí Tuệ là yếu tố có thể đáp ứng được điều kiện này, thật vậy :
  • Từ Bi
                    Từ :  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng, và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
                    Bi  :  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn, và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
  • Trí Tuệ:  Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các giải pháp cho hành động sao cho hợp với nguyên tắc : “Lợi mình và lợi người.  Không được lợi mình mà hại người.  Không được hại mình mà lợi người.  Không được hại cả hai ”.         
          Trường hợp ứng dụng điển hình của loại công bình này được A. Sen nêu ra trong công trình nghiên cứu của ông,  xem mục 2.2 trên.  [Xem thêm ứng dụng ở các lãnh vực khác ở BĐ11 -:- BĐ16].
          2)  Công bình theo Quả :  Loại công bình này thể hiện sự tiếp nhận một kết quả tương xứng tốt hay xấu  từ hành động mà ta đã thực hiện, và kết quả này được Phật giáo gọi là Nghiệp quả.  Kết quả của hành động này có thể nhận biết được nếu nó xảy ra ở ngay kiếp sống này, hoặc không thể biết được nếu nó xảy ra ở một kiếp sống quá khứ nào đó và thường được số đông cho đó là ngẫu nhiên.
          Qua phân tích về Nghiệp, cho thấy đây là một bài toán khá phức tạp gồm nhiều thông số định tính và định lượng, hướng theo diễn biến Nhân-Quả – một hệluậncủa nguyênlý Duyên khởi – sẽ cho ta lời giải là một kết quả công bằng mang tính khách quan và đích thực.
Xem thêm
-
Phật Giáo và Chính Trị
- Đạo Phật và Chính Trị

- GIÁO DỤC HỌC PHẬT GIÁO

Nguồn Gốc Con Người Và Bình Đẳng Giới:


Đức Phật ngăn chặn tranh chấp giữa hai nước Sakya và Koliya.
 
5.  Một vài ý tưởng về Bình đẳng – Công bình:
+   Không quan trọng rằng tóc tôi dài bao nhiêu, da tôi màu gì hay tôi là nam hay nữ.
     It doesn’t matter how long my hair is or what color my skin is or whether I’m a woman or a man.                                                                                                                                                                                                     J. Lennon.
 
+   Không ai nhận được từ tự nhiên quyền ra lệnh cho người khác.
      No man has received from nature the right to command his fellow human beings.     
                                                                                                     Denis Diderot.
 
+   Có lẽ sự bình đẳng là quyền của con người, nhưng không có thế lực nào trên trái đất này từng có thể biến nó thành sự thật.             

+   Con người chúng ta đều bình đẳng trước cái chết.
     As men, we are all equal in the presence of death.                P. Syrus.
 
                                                             ***
 
+   Người nhấtnhất công bằng thật tàn nhẫn. Có ai sống trên thế gian này mà lúc nào cũng được phán xét công bằng ?
L. Byron.
 
+   Không công bằng nếu yêu cầu người khác làm điều mà chính mình không sẵn sàng làm.
     It is not fair to ask of others what you are not willing to do yourself.                                                                                                                                E. Roosevelt.
 
+   Bất cứ ai có khả năng khiến bạn tin vào những điều vô lý thì cũng có khả năng khiến bạn gây ra bất công.           
     Anyone who has the power to make you believe absurdities has the power to make you commit injustices.                                                                                                                                                                                               Voltaire.
 
+   Luật pháp nghiêm khắc nhất đôi khi là sự bất công trầm trong nhất.
     The strictest law sometimes becomes the severest injustice.                                                                                                                             B. Franklin
 
+   Luật lệ không công bằng,tự nó đã là một dạng bạo lực.       
    An unjust law is itself a species of violence.                                                                                                                                                       M. Gandhi.
 
 
Bài đọc thêm
1. Cuộc đời các vị ni sư lỗi lạc thời Phật tại thế.

       Song song với Thập Đại Đệ Tử Tăng, bên Ni giới cũng có Thập Đại Đệ Tử Ni, đây là những vị Thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc. Mười vị Thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Mỗi vị tiếp cận giáo pháp của đứcPhật, nỗ lực tu tập và sau đó đều chứng đắc quả vị A La Hán.     
Mười vị Thánh Ni: 

1.Nữ tôn giả Mahapajapati, trước đây là hoàng hậu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) (phụ thân của đức Phật) cai trị nước Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ). Nữ tôn giả là vị Tỳ kheo Ni đầu tiên và là vị lãnh đạo Ni đoàn.       

2.Nữ Tôn giả Khema, trước đây là ái phi của vua Bình Sa cai trị nước Magadha (Ma-kiệt-đà). Nữ tôn giả là vị có Trí Tuệ đệ nhất trong Ni đoàn, cũng như tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) bên chư Tăng.

3.Nữ tôn giả Uppalavanna, xuất thân từ gia đình thương mại, khi chưa xuất gia, sắc đẹp của cô nổi tiếng khắp kinh thành thời bấy giờ. Sau khi vào Ni đoàn, nữ tôn giả tu tập phát triển thần thông lực và được đức Thế Tôn tán thán là vị Ni có Thần Thông đệ nhất, cũng như tôn giả Mogganlanna (Mục Kiền Liên) bên chư Tăng.

4. Nữ tôn giả Dhammadinna, trước đây là một người phụ nữ ngoan hiền, đảm đang thuộc giai cấp thượng lưu. Sau khi xuất gia, nữ tôn giả nỗ lực tu tập và được đức Thế Tôn khen ngợi là vị Ni Thuyết Pháp đệ nhất trong Ni chúng.  

5.Nữ tôn giả Patacara, khi chưa xuất gia là một quả phụ đau khổ, tuyệt vọng. Sau khi xuất gia nữ tôn giả chứng quả A la hán và vị Ni Bảo Hộ Nữ Nhân đệ nhất trong Ni chúng.       

6.Nữ tôn giả Kisagotami là người trước đây đến xin đức Thế Tôn cho con trai bà một liều thuốc để sống trở lại (Dhp 278; 114). Sau khi xuất gia, nữ tôn giả được Đức Phật tán thán là vị Ni có thắng hạnh Khổ Hạnh đệ nhất trong Ni đoàn.

7.Nữ tôn giả Bimba, trước đây là thứ phi của Thái tử Sidhartha, sau khi xuất gia được đức Thế Tôn công nhận là vị Ni An Trú Tâm đệ nhất.

8.Nữ tôn giả Bhadda Kudalakesa (A. I:14; Dhp. 101; Therigatha 107-9; Ap.II, 3:1, vv. 38-46), một phụ nữ trẻ, sôi nổi, sau khi xuất gia trở thành vị Ni Lãnh Hội Ý Pháp đệ nhất trong Ni chúng (A. I:14; Dhp. 101; Therigatha 107-9; Ap.II, 3:1, vv. 38-46).       

9.Nữ tôn giả Soma, khi chưa xuất gia là một ngưòi mẹ đảm, thất vọng, chán chường. Sau khi gia nhập Ni đoàn, nữ tôn giả đã tu tập tinh tấn, đoạn trừ tất cả lậu hoặc trong tâm (Ap.II, 3:6, 234-36) và được ca ngợi là vị Ni có thắng hạnh Tinh Tấn đệ nhất trong Ni đoàn (Dhp. 112, Thig 102-6; SN. 5:2). 

10.Nữ tôn giả Nanda, một công chúa xinh đẹp, tinh tấn tu tập diệt trừ tính ích kỷ và tính tự yêu mình, quá chú ý, chăm sóc đến vẻ đẹp của mình; sau này đắc quả A la hán và được Đức Phật tán dương là vị Ni Thiền Định đệ nhất (Thig. 82-86).
Bên cạnh chư Thánh Ni, còn có nhiều nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen, đó là:  

1.Nữ tín chủ Visakha, người được cung kính tột bực; bà thuộc dòng dõi quý phái, tinh tấn học Phật, có lòng từ ái và tận tâm với Tam Bảo.  

2.Hoàng Hậu Mallika (Mạt-lỵ), một người nữ rất thông minh và can đảm. Hoàng hậu đã cứu giúp rất nhiều người.

3.Hoàng hậu Samavati, ngưòi có lòng bao dung, bi mẫn vô biên đã chuyển hoá vị vua tàn bạo trở thành một người điềm tĩnh trang nghiêm, biết tìm cầu chân lý. Cuộc đời của bà là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa huyền bí – làm thế nào sống bình an trong hoàn cảnh lúc nào cũng trắc trở, khó khăn. Bà là một tấm gương kỳ diệu cho mọi người thấy rằng việc thực tập tâm từ vô lượng đã thay đổi, chuyển hoá bà và mọi người xung quanh như thế nào.  

4.Một cô bé nô tỳ thông minh, hoạt bát được Phật pháp chuyển hoá và trở thành một vị thầy tâm linh xuất chúng, trí truệ. Sự tiếp cận giáo pháp của cô cho chúng ta thêm một kinh nghiệm – làm thế nào để giáo pháp uyển chuyển trong nhiều phương thức nhiệm mầu để chuyển hoá mọi người trong mỗi bước đi của cuộc đời.     

5.Ambapāli, một kỹ nữ nổi tiếng, sau khi nhận chân bản chất vô thường trên thân thể trẻ đẹp, sự hư huyễn của danh vọng và tài sản, đã xuất gia và sau đó chứng quả A-la-hán.    

 
2. Bát kỉnh pháp.

Bát kỉnh pháp(八敬法;  P: Aṭṭha garu-dhammā;  S: Ashta guru-dharma;  E: The eight additional ‘weighty rules’) được tìm thấy trong Kinh tạng Pāli (Tăng chi, kinh Mahāpajāpati Gotamī) và Luật tạng Pāli, lên văn bản vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Kinh Hán tạng tương đương là Cù-đàm-di (Trung A-hàm, số 116).

Các truyền thống Phật giáo căn cứ vào các nguồn tài liệu này để xác định rằng chính bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề (摩訶波闍波提;  P: Mahāpajāpatī Gotamī; S: Mahāprajāpatī Gautamī), kế mẫu của đức Phật, là người đại diện xin Phật cho nữ giới xuất gia.

Bát kỉnh pháp được cho là do đức Phật đã chế tác khi cho nữ giới xuất gia, tóm lược như sau:

1.Tỳ-kheo-ni phải cầu thọ giới Cụ túc nơi Tỳ-kheo.
2.Tỳ-kheo-ni cứ mỗi nửa tháng phải đến thọ giáo nơi Tỳ-kheo.
3.Nếu nơi trụ xứ không có Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo-ni không được thọ hạ an cư.
4.Tỳ-kheo-ni sau khi thọ hạ an cư phải đối trước hai bộ chúng thỉnh cầu chỉ rõ về ba sự kiện, thấy, nghe và nghi.
5.Nếu Tỳ-kheo không cho phép thưa hỏi thì Tỳ-kheo-ni không được thưa hỏi.
6.Tỳ-kheo-ni không được nói điều trái phạm của Tỳ-kheo.
7.Tỳ-kheo-ni nếu phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì phải đối trước hai bộ chúng hành bất mạn.
8.Tỳ-kheo-ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu đến một trăm năm, nhưng đối với trước Tỳ-kheo mới thọ giới Cụ túc vẫn phải khiêm cung cúi đầu làm lễ.      
        
Tinh thần cốt yếu của Bát kỉnh pháp được giải thích là giúp nữ giới tiêu trừ Chấp ngã, đạt đến Vô ngã. Trong ý nghĩa này, tâm đã Vô ngã thì không có tướng Hữu ngã nào có thể chướng ngại. Nếu các vị Tỳ-kheo-ni đều suy nghĩ như thật rằng, tất cả mọi khổ đau đều do tâm Chấp ngã mà ra, Bát kỉnh pháp giúp ta dẹp bỏ cái Ngã giả ảo không thật ấy. Nếu ta chân thật tu hành, hướng tới Vô ngã giác ngộ giải thoát thì Bát kỉnh pháp đâu có trở ngại gì!
        
Với giải thích nêu trên thì khổ đau do Chấp ngã chỉ tồn tại ở nữ giới, còn nam giới thì không? Thực tế chúng sinh nơi Dục giới (hay Sắc gới, Vô sắc giới) dù là nam hay nữ, khởi điểm cũng đều Chấp ngã, nghĩa là có đủ Tham Sân Si. Và song song với Thập Đại Đệ Tử Tăng, bên Ni giới cũng có Thập Đại Đệ Tử Ni, đây là những vị Thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc.  Và đâu phải các vị Thánh Ni phải biến thành thân nam rồi mới chứng quả A-la-hán !
Một số điểm cần có để hiểu hơn về Bát Kính pháp (BKP).
        
1. Cần khoa học hóa BKP để thể hiện tính khách quan, không nên thần bí hóa mà mang tính chủ quan, trái với tinh thần của đạo Phật.  Ví dụ như về các mốc thời gian, bối cảnh văn hóa, xã hội (tập tục, thành kiến, an ninh …), sự xen tạp của người đi sau … nên có thể BKP không đủ lý do bền vững để tồn tại, vì rằng bất cứ những gì là lẽ thật hay dẫn xuất từ lẽ thật thì đều phải có đầy đủ giá trị vững vàng vượt mọi không gian và thời gian của thế giới sống này.  Vì vậy, không riêng gì BKP mà có thể là cả hệ thống giới luật :  
– Có những điều có giá trị lâu dài bởi nó thể hiện giá trị của lẽ thật hay dẫn dắt đến lẽ thật một cách rõ ràng. 
– Có những điều chỉ có giá trị nhất thời bởi lẽ chỉ thích nghi tạm với văn hóa, xã hội vào một thời điểm nào đó mà thôi, có nghĩa là đạo đức xã hội. Không nên vì quá kính ngưỡng đức Phật một cách thiếu sáng suốt và cố chấp văn tự với những lý giải thiếu thuyết phục, vô tình đã hạ thấp đi giá trị của đạo Phật. Tốt nhất đó là đao đức Duyên khởi (đạo đức từ hệ luận chân lý Duyên khởi):
Mọi hành động (*) đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”

***

(*) Mọi hành độngnơi đây hàm nghĩa việc làm của Thân Khẩu Ý.
        
2. Cần tránh cực đoan về các hình thức lễ nghi thái quá, vì có thể đi ngược lại giá trị của tinh thần Trung đạo.  Người tu nam và nữ ban đầu có thể có những sai biệt nhau (ngay cả đồng giới cũng có sai biệt về vật lý và tâm lý), nhưng nếu được rèn luyện theo đúng chánh pháp thì các sai biệt này ngày dần nhỏ đi bởi họ (nam và nữ tu) thể hiện lối sống hòa hợp với mọi người và thích nghi với mọi hoàn cảnh (hành trì lục hòa ). Thứ đến là một vị tăng chưa giác ngộ thì dễ làm họ cao ngạo (tăng thượng mạn) trước các lễ nghi này (kể cả cách xưng hô), do đó vô tình đã vi phạm đạo đức Phật giáo, dẫn đến làm hại cả mình lẫn người.

Xem thêm

- Kinh Đại Ái Đạo Tỳ Kheo Ni(Quyển Thượng)
- Kinh Đại Ái Đạo Tỳ Kheo Ni(Quyển Hạ)
- Địa vị người phụ nữ trong Kinh Phật - Phatgiao.org
 VIDEO
-
Vấn Đáp - Tại sao Phật chế Bát Kỉnh Pháp?- HT Thích Thanh Từ
- Tại Sao có Bát Kỉnh Pháp?| Thầy Viên Minh
- Vấn đáp: Bát kỉnh pháp - TT. Thích Nhật Từ
- Bát Kỉnh Pháp.TT. THÍCH CHÂN Quang
3. Các tài liệu tham khảo thêm.
BĐ 1a: Nên cổ vũ nam giới “đảm việc nhà” : 

        
Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !

***
 
Huy Thai gởi