Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Cái biết
[Tướng biết -Tánh biết]
知 Jānana - Jñāna The knowing
(2024)

***


Nội dung

1. Khái quát về cái biết – Tướng biết vàTánh biết.

1)Tướng biết (相知;  P: Lakkhaṇa-jānana;  S: Lakṣaṇa-jñāna;  E: The knowing by concept, by convention).    
2)Tánh biết (性知;  P: Pakati-jānana;  S: Prakṛti-jñāna;  E: The knowing by natural truth).

2. Cái biết theo Phật giáo Nam truyền.
          1) Tưởng tri (想知;  P: Sañjānāti;  S: Sañjñāna)
          2) Thức tri (識知;  P: Vijānāti;  S: Vijñāna)
          3) Thắng tri (勝知;  P: Abhijānāti;  S: Abhijñāna)
          4) Tuệ tri (慧知;  P: Pajānāti;  S: Prajñāna)
          5) Liễu tri (了知;  P: Parijānāti;  S: Parijñāna)

3. Cái biết theo Phật giáo Bắc truyền.
1)Nhãn thức (眼識;  P: Cakkhu-viññāṇa;  S: Cakṣur-vijñana;  E: Visual consciousness, Eye consciousness).
          2) Nhĩ thức (耳識;  P: Sota-viññāṇa;  S: Śrotra-vijñana;  E: Auditory consciousness, Ear consciousness)
          3) Tỷ thức (鼻識;  P: Ghāna-viññāṇa;  S: Ghrāṇa-vijñana;  E: Olfactory consciousness, Nose consciousness)
          4) Thiệt thức (舌識;  P: Jivhā-viññāṇa;  S: Jihva-vijñana;  E: Gustatory consciousness, Tongue consciousness)
5)Thân thức (身識;  P: Kāya-viññāṇa;  S: Kāya-vijñana;  E: Tactual consciousness, Body consciousness)
          6) Ý thức  (意識;  P: Mano-viññāṇa;  S: Manaḥ-vijñana;  E: Mind consciousness)
          7) Mạt-na thức (末那識;  P: Mānas-viññāṇa;  S: Mānas-vijñāna;  E: Manas consciousness)
          8) A-lại-da thức (阿賴耶識;  P: Ālaya-viññāṇa;  S: Ālaya-vijñāna;  E: Ālaya consciousness)
          9) A-ma-la thức (阿摩羅識;  P: Amala-viññāṇa;  S: Amala-vijñāna;  E: Amala consciousness)  là Ngũ Như Lai Trí.
          Ngũ Như LaiTrí(五智如來; S: Pañca Tathāgata; E: Five Wisdom Tathāgatas)
          1.Pháp giới thể tính trí  (法界體性智;  S: Dhamadhātu-jñāna;  E: The wisdom of the essence of the dharma-realm)
            2.Đại viên cảnh trí (大圓鏡智;  S: Ādarśa-jñāna;  E: The wisdom of reflection)
            3. Bình đẳng tính trí (平等性智;  S: Samatā-jñāna;  E: The wisdom of equanimity)
            4. Diệu quan sát trí (妙觀察智;  S: Pratyavekṣaṇa-jñāna;  E: The wisdom of observation)
            5. Thành sở tác trí  (成所作智;  S: Kṛtyānuṣṭhāna-jñāna;  E: The wisdom of perfect practice)
4. Hiển lộ tánh biết.
          1) Chánh niệm Lục căn
          2) Chánh niệm “cái biết đang là”.
3)Chánh niệm “Thân, Thọ, Tâm, Pháp”.
4)Chánh niệm hành vi diễn biến trên “Thân-Thọ-Tâm-Pháp”.

Bài đọc thêm:  Tam thân
NBS:  Minh Tâm 02/2024

1. Khái quát về cái biết – Tướng biết vàTánh biết.
        Biết (知- tri;  P;S: jānāti;  E: to know, be or become aware of) là nhận thức.
Cái biết(知; P: jānana;  S: jñāna;  E: the knowing: a clear and certain mental apprehension) là khả năng nhận thức, là một sự hiểu biết rõ ràng và chắc chắn.
Đức Phật đã nêu ra 6 cái biết (= 6 thức) mà con người sử dụng trong đời sống là cái biết của mắt, cái biết của tai, ..., cái biết của ý, tức nhãn thức,nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Về sau các Tổ phân loại 6 thức theo tính thường xuyên của 6 thức này là Kiến Văn Giác Tri(見聞覺知* “Thấy, Nghe, Hay, Hiểu”):
- Kiến 見là Nhãn thức                                        →   Cái biết do thấy.
- Văn 聞là Nhĩ thức                                                     →   Cái biết do nghe.
- Giác 覺là 3 thứ Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức  →  Cái biết do phát hiện.
- Tri 知là Ý thức                                                →   Cái biết do hiểu.
Ba thức Nhãn thức, Nhĩ thức và Ý thức là 3 cái biết bao gồm cả nhập thế và xuất thế. Ba thức còn lại, Tỷ thức, Thiệt thức và Thân thức có hạn chế hơn 3 thức trên về mặt không gian, được xem là hợp làm một. Kiến Văn Giác Tri của bậc giác ngộ đều rõ ràng không bị ngăn ngại.

----------------

Chú thích- Giác 覺:  Hay(= Biết), phát hiện.
Ngoài ra, cái biết có sự phân biệt 2 cái biết, là Tướng biết (theo Tục đế) - tức cái biết mang tính hiện tượng, và Tánh biết (theo Chân đế) – tức cái biết mang tính bản chất.
Tánh biếtví như điện, Tướng biết ví như bóng đèn, TV, quạt máy, tủ lạnh, v.v... Nếu bóng đèn hư không sáng thì không đổ cho điện vô dụng được. Lúc đó tánh biết báo tướng biết thay cái bóng khác. Hơn nữa, nếu không có điện (dù chỉ cúp một lát thôi) cũng đủ thấy bóng đèn, TV, quạt máy, tủ lạnh, v.v... đều trở thành vô dụng.
Dưới đây là sơ yếu về 2 cái biết – Tướng biết và Tánh biết.
        1) Tướng biết(相知;  P: Lakkhaṇa-jānana;  S: Lakṣaṇa-jñāna;  E: the knowing by concept, by convention).       
- Tướng : Là diện mạo, hình trạng phô bày ra.
        - Biết = Tri :  Là hiểu ra, nhận ra, ý thức.

Theo đó, Tướng biết là “cái biết khái niệm”, là “cái biết có lời”, vì cái biếtcó thể phô bày ra bằng ngôn ngữ mà con người thường xuyên sử dụng trong nói năng giao tiếp và suy nghĩ hằng ngày. Đó là cái biết do kinh nghiệm, do học hỏi mà có. Những kinh nghiệm học hỏi này được cất giữ trong ký ức, khi gặp cơ hội thì nó trồi lên tạo thành cái biết của quá khứ, định danh liền cho đối tượng.
Tướng biếtcòn gọi là Hữu sư trí有師智hay Hậu đắc trí後得智hay Phân biệt trí(分別智;  S: Avikalpa-jñāna;  E: Discriminative wisdom).

Ngay cả cái biết trong hiện tại là cái biết của ý thức, khi đối diện với đối tượng trước mặt là nó có thói quen phân biệt, so sánh đưa đến cảm thọ thích hay không thích, hoặc dẫn đến tưởng tượng những chuyện đã xảy ra hay chưa xảy ra. Tất cả những cái biết này là giả ảo, do bản ngã làm chủ. Kinh Kim Cương gọi đó là cái biết của “tâm ba thời”. Tâm ba thời là tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai vốn là tưởng tượng nên các cảm nhận về tâm là không đúng thật.

Trong kinh Kim Cương, Đoạn 18: Nhất Thể Đồng Quán có nói:
 “Như Lai nói các thứ tâm đều chẳng phải là tâm chỉ tạm gọi là tâm. Sở dĩ vì sao ?  Này Tu-bồ-đề ! Vì tâm quá khứ có đâu, tâm hiện tại có đâu,tâm vị lai có đâu.
Như Lai thuyết chư tâm giai vi phi tâm thị danh vi tâm. Sở dĩ giả hà ? Tu-bồ-đề ! Quá khứ tâm bất khả đắc, Hiện tại tâm bất khả đắc,Vị lai tâm bất khả đắc.
如來諸心皆為非心是名為心。所以者何。須菩提。過去心不可得現在心不可得。未來心不可得。”        

Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海*720-:-814) dạy rằng: "Tâm và Cảnh không dính mắc là giải thoát".
Tóm lại, cái biết của “Tướng biết” không chính xác, vì thông tin lấy từ cái biết quá khứ để so sánh phân biệt rồi đưa đến suy luận viễn vong về đối tượng, nên được xem là Vọng tâm. 
        2) Tánh biết (性知;  P: Pakati-jānana;  S: Prakṛti-jñāna;  E: The knowing by natural truth).
        - Tánh 性:  Là cái lẽ chân chính tự nhiên bẩm phú cho người // Cái tự nhiên có sẵn nơi mỗi người // Bản chất, bản năng vốn có tự nhiên của người hoặc vật.
        - Biết = Tri :  Là hiểu ra, nhận ra, ý thức.
        Theo đó, Tánh biết là “cái biết đang là ”, là “cái biết không lời” khi tiếp xúc với đối tượng, bằng sự soi sáng vào chứ không soi mói tưởng tượng, định danh, đo lường gì về đối tượng đó cả. Cái thấy biết này không có ý thức hay trí năng xen vào cho nên không có tên gọi, không có so sánh, phân biệt, khen chê, thích ghét, không áp đặt một ý niệm, một khái niệm hay tưởng tượng gì lên đối tượng đó.
        Tánh biếtcòn gọi là Vô sư trí無師智hay Căn bản trí根本智 hay    Vô phân biệt trí(無分別智;  S: Nirvikalpa-jñāna;  E: Non-discriminative wisdom, wisdom is not depending upon the senses)
Tánh biết gọi là Liễu tri(了知;  P: Parijānāti;  S: Parijñāna) trong Phật giáo Nam truyền hay thức thứ 9 là Vô cấu thức = Amalathức(阿摩羅識;  P: Amala-viññāṇa;  S: Amala-vijñāna)trong Phật giáo Bắc truyền, là cái biết bẩm sinh, là cái biết lặng lẽ không lời, tức khắc không qua suy nghĩ. Tánh biết hiển lộ khi buông bản ngã xuống, nghĩa là khi Tưởng tri và Thức tri của (PGNT) hay 8 Thức của (PGBT) trở nên yên lặng không còn dao động.

2. Cái biết theo Phật giáo Nam truyền.
Cái biết trong Phật giáo Nam truyền được hiểu và trình bày theo Tri. Theo kinh Pháp Môn Căn Bản (P: Dhammamūlapariyāya Sutta), thuộc Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya), có đề cập đến năm tầng nhận thức.
1) Tưởng tri(想知;  P: Sañjānāti;  S: Sañjñāna):  Biết bằngTưởng(想;  P: Saññā;  S: Sañjā;  E: Recognition), đó là sự thấy biết biểu hiện bằng sự nhận ra theo cách chủ quan qua một quá trình tương tác với các quan niệm chế định. Tưởng tri có thể là nhận thức sau:
- Sinh hoạt thế gian: Đó lànhận thức chúng ta sử dụng thường ngày. Loại tri này lệ thuộc vào ký ứcvà sự đặt tên, tức nhờ cậy vào sự hiểu biết và sự định danh đã có trong quá khứ. Như mắt ta thấy một cây bút, ta không quán sát gì nhiều nhưng vẫn biết ngay đó là một cây bút.
- Đạo đức thế gian:  Đó là nhận thức hoặc bằng quanniệm chế định có thực, mang tính thiện(P: vijjamana pannatti) như sự bố thí, hoặc bằng quanniệm chế định không có thực, mang tính thiệncủa pháp đó (P: avijjamana pannatti) như  sự hiếu thảo.
Những nhận thức trên là không đúng với thật tính của các pháp.
Tưởng tri còn gọi là Nhục nhãn, chỉ có thể cung cấp dữ liệu hay soi chiếu đối tượng, chứ không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
        2) Thức tri(識知;  P: Vijānāti;  S: Vijñāna):  Biết bằng Thức (識;  P: Viññāna;  S: Vijñāna;   E: Perceiving), là sự thấy biết biểu hiện bằng sự nhận ra theo cách chủ quan, bằng cáckhái niệm chế định có được từ vay mượn bên ngoài, là nhận thức đối đãi phân biệt nơi:
- Sinh hoạt thế gian:  Đó là kiến thức thông qua học hỏi, kinh nghiệm tuổi tác, thói quen hằng ngày …,như kiến thức ở các lãnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. 
        - Học đạo:  Đó là kiến thức thông qua học hỏi giáo lý Duyên khởi, Nhân Quả, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo … nhưng chưa thể nhập vào Pháp (Chân lý).
Thức tri còn gọi là Thiên nhãn,là Hữu sư trí, có chức năng như tưởng tri và không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
        3) Thắng tri(勝知;  P: Abhijānāti;  S: Abhijñāna):  Biết bằng Định(靜慮;  P: Jhāna;  S: Dhyāna;  E: Concentration), là khả năng siêu nhiên nhận thức bằng giác quan của định sắc giới hay định vô sắc giới, đạt được vi tế hơn nhận thức của dục giới, là sự thấy biết biểu hiện ở tâm qua một quá trình thiền định.
Ví dụ khả năng thấy xuyên tường, nghe được ngôn ngữ của các loài khác…, những khả năng này có thể hỗ trợ cho thiền quán, nhất là khi cần thấy rõ diễn biến thay đổi cực kỳ vi tế trong hiện tượng vật lý hay tâm lý mà người bình thường không thể biết được.
          Thực ra, Thắng tri là một loại Tưởng tri nhưng kèm theo toàn bộ hiểu biết về đối tượng, thay vì chỉ định danh (xác định nó là cái gì), rồi bỏ qua như Tưởng tri, thì Thắng Tri lại có sự tập trung, dồn hết hiểu biết đã có vào đối tượng. Ví dụ khi dịch một từ nào đó, ta dồn hết hiểu biết đã có, kinh nghiệm đã có vào từ ngữ ấy. Cái tri này bấy giờ gọi là Thắng tri.
        Đỉnh cao của Thắng tri gọi là Thần thông(神通;  P: Abhiññā;  S: Abhijñā;  E: Supernormal knowledge, Supernatural power). Có 5 loại Thắng tri hay 5 loại Thần thông sau:
        1.Thần túc tri-  Thần túc thông神足通:  Khả năng đi lại khắp nơi trong nháy mắt.
        2.Thiên nhãn tri- Thiên nhãn thông天眼通: Khả năng thấy không hạn chế các sự vật và vòng luân hồi.
2.Thiên nhĩ tri -  Thiên nhĩ thông天耳通:  Khả năng nghe được âm thanh mọi loài (kể cả chư thiên).
        3.Tha tâm tri- Tha tâm thông他心通:  Khả năng biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác.
        5.Túc mạng tri- Túc mạng thông宿命通: Khả năng thấy biết được các kiếp sống đã qua của mình.

        Năm tri Thần thông này được gọi là Tục trí, đạt được do thiền định mang lại và thường được xem là phó sảncủa bậc giác ngộ. Thật vậy, con người không thể sống còn và thoát khỏi mọi đau khổ bằng Thần thông hay Phép lạ như thường nói đến ở các tôn giáo. Do đó, nếu không khéo thấy ra giá trị  nhất thời và khả năng hạn hữu của Thần thông-Phép lạ, con người sẽ dễ sa vào mê tín và đau khổ triền miên. Khi cần thiết thì bậc giác ngộ với Liễu tri (xem bên dưới) sẽ soi sáng việc sử dụng Thần thông-Phép lạ, thiết thực trong việc độ sinh.
Thắng tri còn gọi là Pháp nhãn, là sự thấy biết của bậc Thánh hữu học, cũng có 2 mặt lợi hại đối lập nhau và không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.

        4) Tuệ tri(慧知;  P: Pajānāti;  S: Prajñāna):  Biết bằng Tuệ(慧;  P: Paññā hay Ñāṇa;  S: Prajñā;  E: Wisdom, clear knowledge)Biết rõ thật tướng của các pháp là vận hành theo nguyên lý Duyên khởi Vô thường-Vô ngã, Sinh Diệt, Nhân Duyên Quả (Nhân Quả), Tứ đế … Đây là sự thấy biết của bậc Thánh vô học A-la-hán, gọi là Tuệ nhãn.
Tuệ tri là cái biết trong sáng, khách quan, thấy được thực tính của các pháp, là sự nhận biết rõ rệt chứ không hời hợt như trong quán sát và nhờ cậy vào ký ức.
Khởi đầu của tuệ tri là Chánh niệm - Tỉnh giác (P: Sati-sampajañña-ñāṇa → Trọn vẹn và Rõ biết thực tại). Kế đó, Chánh tri kiến có nhiệm vụ tuệ tri thực tính của pháp, còn Chánh tư duy xác định lại thực tính này, vì Chánh tri kiến chỉ trải nghiệm hay chứng kiến thực tính chứ không xác định được thực tính.

Trong 4 cách nhận thức, chỉ có Tuệ tri - kết thành từ 3 yếu tố Chánh tri kiến (= Tỉnh giác), Chánh tinh tấn và Chánh niệm - là nhận thức trực tiếp thực tánh của pháp từ đối tượng trong pháp hành thiền quán.
Tuệ tri gọi là Tuệ nhãn, là sự thấy biết của bậc Thánh vô học A-la-hán, là nhận thức trực tiếp trong thiền quán

5) Liễu tri(了知;  P: Parijānāti;  S: Parijñāna):  Biết bằng Giác tríhay Tuệ giác(P: Bodhinãnã hay Sambodhi;  S: Saṃbodhi;  E: Perfect wisdom, accurate knowledge) của bậc đã giác ngộ, là thành tựu trọn vẹn của tuệ tri, vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm.
Liễu tri chính là rõ thấy biết sự vận hành Sinh Diệt theo nguyên lý Duyên khởi, tức Duyên khởi Sinh – Duyên khởi Diệt ở mỗi sát-na cho đến mỗi kiếphữu thời (有時;  P: kāliko;  E: timely→tương tục) và phi thời (非時;  P: akāliko;  E: timeless → vượt thời gian), diệu dụng đúng với khế lý, khế thời, khế cơ.

-------------------

Chú thích:
        - Khế lý (契理): Phù hợp với chân lý hay đạo đức của nhà Phật.
          - Khế thời (契时): Phù hợp với thời gian hay thời kỳ (tùy duyên).
-Khế cơ (契機): Phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh, trình độ, tâm lý của chúng sinh (tùy duyên).
Liễu tri là tri đi kèm toàn bộ hiểu biết đầy đủ chính xác và khách quan về đối tượng, khác với Thắng tri, loại tri dựa vào kinh nghiệm cá nhân chủ quan. Chúng ta dễ có “Thắng tri về đối tượng” chứ không dễ có “Liễu tri về đối tượng”. Liễu Tri được xem là loại tri cao nhất.
        Liễu tri còn gọi là thần thông thứ sáu, là Lậu tận thông漏盡通hay Lậu tận trí,Chân tríhay Tánh biếtđạt được do thâm nhập quán nơi bậc giác ngộ A-la-hán (Bồ-tát hay Phật trong Phật giáo Bắc truyền). Đó là khả năng đoạn tận phiền não. Đây cũng là điểm được xem là khác biệt và vượt trội hơn so với các tôn giáo, ngoại đạo khác.
Liễu tri còn gọi là Phật nhãn, là Vô sư trí, là sự thấy biết của Phật và không là nhận thức trong khi đang tiến hành thiền quán.
        Trong bài kinh Bāhiya, thuộc Tiểu Bộ kinh đã chỉ ra thái độ của người biểu hiện tánh biết như sau: 
“Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri”Như vậy, này Bāhiya, ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bāhiya, nếu với ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bāhiya, ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy tính xả ly của tánh biết qua sáu căn:
"Có sáu pháp vô-thượng  mà các thầy cần tu. Những gì là sáu ?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

3. Cái biết theo Phật giáo Bắc truyền.
        Cái biết trong Phật giáo Bắc truyền được hiểu và trình bày theo Thức識. Dựa vào hệ thống 6 thứcthời đức Phật, về sau các Tổ gồm Vô Trước (無著;  S: Asaṅga * 300-:-370) và Thế Thân (世親;  S: Vasubandhu * 316-:-396) đã phát triển ra Duy Thức tông (= Pháp Tướng tông) với hệ thống 8 thức, dựa dựa vào 6 bộ kinh và 11 bộ luận sau đây:
1. Sáu bộ kinh.
- Kinh Giải thâm mật
- Kinh Hoa Nghiêm
- Kinh Như Lai xuất hiện công đức trang nghiêm
- Kinh A-tỳ-đạt-ma
- Kinh Lăng Nghiêm
- Kinh Hậu Nghiêm (hay Mật Nghiêm).
2. Mười một bộ luận.
- Luận Du già Sư địa
- Luận Hiển dương Thánh giáo
- Luận Đại thừa Trang nghiêm
-Luận Nhiếp Đại thừa
- Luận Thập địa kinh
- Luận Phân biệt Du già
- Luận Quán Sở duyên duyên
- Luận Duy thức Nhị thập tụng
- Luận Biện trung biên
- Luận Tạp luận

Sau đó, khi hòan tất bản dịch tiếng Hán bộ Nhiếp Đại thừaluận(攝大乘論) của Vô Trước vào năm 563, ngài Chân Đế (眞諦;  S: Paramārtha * 499-:-569) người Tây Thiên Trúc, một trong 4 đại dịch giả ở Trung Quốc vào thời Lương Võ Đế (ngài dịch trên 60 bộ kinh, luận), đã thành lập Nhiếp Luận tông.
Điểm đặc sắc của Nhiếp Luận tông là ngoài sự chấp nhận 8 thức truyền thống của Duy Thức tông,còn chủ trương thức thứ 9, thức A-ma-la (阿摩羅識;  S: Amala-vijñàna). Ngài Chân Đế cho rằng A-lại-da thức là vọng thức, chỗ nương tựa của tất cả hiện tượng. Trong thức này có một phần tịnh. Phần tịnh này chính là thức thứ 9.

A-ma-la thức vốn thanh tịnh, vô cấu, cho nên còn được gọi là Vô cấu thức. Đây chính là tịnh thức, và thực tế chính là Chân như, Phật tính. Chúng sinh tu tập phát triển phần tịnh của A-lại-da thức để đối trị phần hư vọng, phần nhiễm, như vậy mới có thể chứng đắc A-ma-la thức. Đây chính là điểm khác biệt của Nhiếp Luận tông của ngài Chân Đế và Pháp tướng tông của ngài Huyền Trang.
Sự xác lập A-ma-la thức thực ra khẳng định tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. Duy Thức của ngài Huyền Trang thì cho rằng thức thứ 8 là A-lạy-da khi chuyển thành tịnh, thì thức này gọi là vô cấu thức chứ không là thức thứ 9.

Thức(識;  P: viññāṇa;  S: vijñāna;  E: sense consciousness) là cái biết, là cái ta nhận thức được. Khi đứng trước một đối tượng (con người, sự vật, sự việc), chúng ta vận dụng tất cả các kết nối của các giác quan và tri thức của mình để tạo ra sự nhận thức, tình cảm về đối tượng đó.
Lục thức (六識;  P: Cha-viññāṇa;  S: Ṣaḍ-vijñāna;  E: Six knowledges;  F: Six connaissances)là 6 hiểu biết của con người. Lục thức có được là do Lục căn tiếp xúc với Lục trần.
Lục thứcgồm từ 1) đến 6),  Bát thứcgồm từ 1) đến 8),  Cửu thứcgồm từ 1) đến 9) :
         1) Nhãn thức(眼識;  P: Cakkhu-viññāṇa;  S: Cakṣur-vijñana;  E: Visual consciousness, Eye consciousness):  Là cái biết của mắt do nhìn thấy đối tượng, nhận thức nó, phân biệt nó bởi màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), hình dạng (cao, thấp, vuông, tròn…), trạng thái (đi, đứng, nằm, ngồi…)…
        2) Nhĩ thức(耳識;  P: Sota-viññāṇa;  S: Śrotra-vijñana;  E: Auditory consciousness, Ear consciousness):  Là cái biết của tai do nghe được đối tượng là âm thanh, nhận thức nó, phân biệt nó ở những đặc điểm về âm điệu, cường độ, âm sắc…
        3) Tỷ thức (鼻識;  P: Ghāna-viññāṇa;  S: Ghrāṇa-vijñana;  E: Olfactory consciousness, Nose consciousness):  Là cái biết của mũi do ngửi được đối tượng là mùi, nhận thức nó, phân biệt nóở những đặc điểm là thơm, hôi hay trung tính (không thơm – không hôi).
        4) Thiệt thức(舌識;  P: Jivhā-viññāṇa;  S: Jihva-vijñana;  E: Gustatory consciousness, Tongue consciousness):  Là cái biết của lưỡi do nếm, ăn, uống về đối tượng là vị, nhận thức nó, phân biệt nó ở những đặc điểmlà: Chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi, ngon.
        5) Thân thức(身識;  P: Kāya-viññāṇa;  S: Kāya-vijñana;  E: Tactual consciousness, Body consciousness):  Là cái biết của da do tiếp chạm với vật thể, nhận thức nó, phân biệt nóở những đặc điểm làtrơn-nhám, cứng-mềm, nóng-lạnh, nặng-nhẹ...)
6) Ý thức  (意識;  P: Mano-viññāṇa;  S: Manaḥ-vijñana;  E: Mind consciousness): Là cái biết của trí não do suy tưởng. Thức thứ 6 là lớp tích hợp và xử lý thông tin từ các giác quan khác nhau thành một tổng thể mạch lạc - cấp độ này tương ứng chặt chẽ với khái niệm 'tâm trí' (E: the mind) của phương Tây.
Đối với hầu hết mọi người, 6 cấp thức đầu tiên này là nơi chúng ta dành phần lớn thời gian để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
7) Mạt-na thức(末那識;  P: Mānas-viññāṇa;  S: Mānas-vijñāna;  E: Manas consciousness)

Trong Thành Duy Thức luận có giải thích: Mạt-na có nghĩa là “tư lương” hay “ý”, trong đó “Tư” là suy nghĩ; “Lương” là so lường. Theo đó, bản chất của Mạt-na thức là liên tục suy nghĩ, suy xét phân biệt, tính toán phân biệt, thể hiện ý chí chấp thủ.
So với thức thứ 6 – ý thức, mặc dù ý thức cũng có tính suy nghĩ, so lường nhưng ý thức lại có tính gián đoạn. Hoặc khi so sánh với 5 thức trước thì 5 thức này lại hoàn toàn không có tính phân biệt và cũng bị gián đoạn (chỉ tồn tại trong một thời điểm xác định).

Trong quyển Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa có giải thích về Mạt-na thức như sau: Thức Mạt-na được xem như “gốc” của ý thức (thức thứ 6). Vì thức thứ 6 cũng có khi bị gián đoạn, ví dụ khi ta ngủ sâu hay hôn mê thì ý thức thong thường không còn tồn tại nữa. Lúc này ý thức không mất hẳn mà nó chỉ tạm thời không có mặt ở đó. Trong trạng thái đó, ý thức trở về cái gốc của nó – đó chính là Mạt-na thức (thức thứ 7), nghĩa là ý thức vẫn hoạt động qua giấc mộng. Nói cách khác, Mạt-na luôn hiện hành chấp chặt cái biết lưu giữ nơi A-lại-da, nghĩa là Mạt-na được xem như yếu tố luôn hiện diện trong mọi không gian và thời gian, khẳng định cái Ta nơi chúng sinh.

8) A-lại-da thức(阿賴耶識;  P: Ālaya-viññāṇa;  S: Ālaya-vijñāna;  E: Ālaya consciousness).
Đây là thức thứ 8 của con người. Trong tiếng Phạn, A-lại-da có ý nghĩa là kho chứa, tích chứa, nên tiếng Hán gọi là Tàng thức hay Tạng thức 藏識. Thức thứ 8 tương quan với cái mà tâm lý học hiện đại gọi là tâm trí vô thức (E: the unconscious mind) có chức năng lưu giữ tất cả những hành động tốt và xấu, cũng như tất cả những trải nghiệm của các kiếp quá khứ và hiện tại – Nghiệp. Không giống như thức thứ 7 là bị phá hủy khi cơ thể vật chất chết, A-lại-da vẫn tồn tại sau khi chết. Nó còn được gọi là “nhà kho” hay ý thức không bao giờ hoại diệt. Chính ở cấp độ này mà các hiện tượng tâm linh xảy ra.
Thức thứ 8 chứa đựng tất cả cái biết từ 6 thức đầu, mỗi cái biết được gọi là chủng tử  (種子: Hạt giống),ẩn dụ cho nhân của mọi vấn đề thiện hay bất thiện, khi gặp đủ duyên sẽ hiện hành, đồng thời sẽ trở lại làm chủng tử mới.
Trong quyển  “50 bài tụng Duy Biểu thời nay” có nhắc tới 3 nhiệm vụ của A-lại-da thức như sau:

1.Nhiệm vụ 1:  Chứa đựng, bảo tồn tất cả những “hạt giống” ta đã trải qua. Trong đó, “hạt giống” ở đây được hiểu là tất cả những hành động mà ta đã làm, tất cả những nhận thức mà ta đã có, tất cả những kinh nghiệm mà ta đã tích lũy được.

2.Nhiệm vụ 2:  A-lại-da thức (= Tàng thức) bản thân cũng chính là các hạt giống. Bản thân tàng thức không chỉ là “kho chứa hạt giống” mà chính nó cũng có thể là những hạt giống trong kho. Ví dụ: Cái bát chứa cơm – ta gọi là bát cơm. Nhưng khi không còn cơm trong bát thì ta không thể gọi là bát cơm được nữa. Như vậy, thức thứ 8 vừa có thể là chủ thể nhưng cũng có thể vừa là đối tượng.

3.Nhiệm vụ 3:  Chứa đựng những luyến ái (tình cảm, nhận thức) thuộc về cái Ta. Nhiệm vụ này được cho là do mối liên hệ giữa A-lại-da thức và Mạt-na thức. Mạt-na thức được xem là sinh ra từ tàng thức, nhưng Mạt-na thức cũng ôm lấy tàng thức và coi đó là một cái Ta riêng biệt của nó. Theo Phật giáo, đa số những khổ đau của con người đều là kết quả của việc Mạt-na thức ôm lấy Tàng thức để tạo ra một cái Ta riêng biệt của chính nó.
Một ví dụ về sự hoạt động của cả 8 thức như sau: Khi ta ngủ, 5 cơ quan cảm giác không tiếp nhận thông tin, nhưng Mạt-na vẫn tiếp nhận những “tín hiệu ngầm” từ thức thứ 8. Từ đó, trong giấc mơ ta nhìn thấy bản thân mình, ta nghe thấy âm thanh, ta tiếp xúc với cảnh vật trong giấc mơ y hệt như ta đang thức vậy. Từ những nhận thức tạo ra trong tâm của ta từ giấc mơ đó, sinh ra cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương hay căm ghét, đau khổ, sợ hãi … Tất cả những thứ kể trên đều chỉ là một tưởng tượng do Mạt-na thêu dệt mà thành.
        Khi hành giả thành tựu Tuệ giác, thì cả 8 Thức được gọi là 8 Trí, nghĩa là Tuệ giác y cứ nơi Thức giả lập:
Thức                     Trí (Duy Thức)               Trí (Tịnh Độ tông)
          1.  A-lai-da          - Đại viên cảnh trí                   - Vô đẳng thắng trí
          2.  Mạt-na             - Bình đẳng tính trí       - Đại thừa quảng trí
          3.  Ý thức              - Diệu quan sát trí         - Bất khả xưng trí
          4.  Ngũ thức         - Thành sở tác trí           - Bất tư nghì trí
 
          Bấy giờ, A-lại-da thức, tức Thức uẩn, chuyển hóa là Đại Viên Cảnh Trí 大圓鏡智hay Bạch Tịnh thức 白淨識.

Sơ đồ mô tả cấu trúc 8 thức

---------------------

Chú thích: Chức năng của thức là nhận biết sự vật hiện tượng. Theo đó 6 thức đầu đã được đức Phật Thích Ca truyền dạy, thỏa đúng chức năng của thức, 6 thức này được xem là hình thành từ Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn.  Còn thức thứ 7 và thức thứ 8 được các Tổ về sau lập thêm, được xem là đã thức hóa Hành uẩnvà Thức uẩn, và cả hai đều không có chức năng của thức (là nhận biết), mà chỉ có đặc tính là chấp thủ nhận biết (Mạt-na) và lưu trữ nhận biết (A-lại-da) [Theo Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa].
Hai chức năng chấp thủ và lưu trữ này được truyền từ kiếp này qua kiếp khác, được xem là hai thành phần đóng vai trò chủ yếu trong việc tái sinh. Giải tỏa các chấp thủ lưu trữ này bằng Duyên khởi tính (tức Không tính) là cách thức đi đến giải thoát.
        9) A-ma-la thức(阿摩羅識;  P: Amala-viññāṇa;  S: Amala-vijñāna;  E: Amala consciousness).
Sâu hơn cả thức Alaya, còn tồn tại một tầng được gọi là thức Amala. Cấp độ này thoát khỏi những ô nhiễm của Nghiệp, là nền tảng thuần khiết cơ bản của mọi sự sống trong vũ trụ. Cấp độ này có thể đạt được bằng cách đạt đến giác ngộ.
Khái niệm về 9 cấp độ thức mang lại một hình mẫu cho cuộc sống, cho mối liên hệ chặt chẽ giữa mọi sinh vật sống và cho sự thay đổi mang tính chuyển hóa.
        Hiển giáo chuyển 8 thức thành tựu bốn trí để lập làm Báo thân Như Lai. Mật giáo dựa theo Nhiếp Luận tông là thêm vào đó “Pháp giới thể tính trí” là thức thứ chín thành 5 trí, là Pháp thân Đại Nhật Như Lai.


Five Tathāgatas -Wikipedia
Ngũ trí Như Lai
 
Ngũ trí
Phật
Ratnasambhava
Bảo Sinh
Như Lai  
Akshobya
Bất Động Như Lai  
Vairocana
Đại Nhật
Như Lai  
Amitabha
A Di Đà
Như Lai  
Amoghasiddhi
Bất Không
Thành Tựu N.L
Ngũ
trí
Bình đẳng
tính trí
Đại viên cảnh trí        Pháp giới
thể tính trí
Diệu quan
sát trí
Thành sở
tác trí
Màu
sắc
Sắc vàng Sắc xanh dương Sắc trắng Sắc đỏ Sắc xanh lục
Thủ
Ấn
Ấn thí nguyện Ấn xúc địa Ấn pháp luân Ấn thiền định Ấn Vô úy
Uẩn Thọ Sắc Thức Tưởng Hành
 
 
Ngũ trí Như Lai và các yếu tố tương ứng

Ngũ Như LaiTrí(五智如來;  S: Pañca Tathāgata;  E: Five Wisdom Tathāgatas): Năm vị Phật hiện thân của 5 dạng trí tuệ khác nhau:

1. Pháp giới thể tính trí  (法界體性智;  S: Dhamadhātu-jñāna;  E: The wisdom of the essence of the dharma-realm):  Đâylà nền tảng của bốn trí trình bày sau và khiến bốn trí trên là một.Pháp giới thể tính trí hiện thân cho trí tuệ viên mãn từ thể tính của pháp giới. Pháp giới thể tính trí là trí vô lậunày vốn có ởthức Amala thứ 9, phối với Đại nhật Như lai (S: Vairocana)ở Trung ương và Phật bộ.

2. Đại viên cảnh trí (大圓鏡智;  S: Ādarśa-jñāna;  E: The wisdom of reflection):  Đây là trí hiển hiện trong Pháp giới trong sạch tròn sáng. Trí này đạt được khi thức A-lại-da thứ 8 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Bất Động Như Lai (S: Akshobhya= A Súc Như Lai) ở phương Đông và Kim Cương bộ, vì thế Đại viên cảnh trí cũng gọi là Kim Cương trí.

3. Bình đẳng tính trí (平等性智;  S: Samatā-jñāna;  E: The wisdom of equanimity):  Đây là trí hiển hiện đầy đủ tính bình đẳng của các pháp. Trí này đạt được khi thức Mạt-na thứ 7 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Bảo Sinh Như Lai (S: Ratnasaṃbhāva) ở phương Nam và Bảo bộ.

4. Diệu quan sát trí (妙觀察智;  S: Pratyavekṣaṇa-jñāna;  E: The wisdom of observation):  Đây là trí xem xét căn cơ chúng sinh mà nói pháp một cách tự tại. Trí này đạt được khi ý thức thứ 6 từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức A Di Đà Như Lai (S: Amitābha)ở phương Tây và Liên Hoa bộ.

5. Thành sở tác trí  (成所作智;  S: Kṛtyānuṣṭhāna-jñāna;  E: The wisdom of perfect practice):  Đây là trí thành tựu sự nghiệp của mình và người. Trí này đạt được khi 5 thức trước từ hữu lậu chuyển thành vô lậu; phối với đức Bất Không Thành Tựu Như Lai (S: Amoghasiddhi) tức đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở phương Bắc và Yết ma bộ.

4. Hiển lộ tánh biết.

Tánh biết là việc chính mà hành giả cần nhận ra trong tu tập. Nói như thế không phải xem thường Tướng biết. Tướng biết rất cần thiết cho sự sống của con người. Cái biết này phải học hỏi, kinh nghiệm mới có, nhưng nó hữu hạn vô thường lại dễ gây nhiều lo âu, phiền não cho con người.
Do đó, bậc giác ngộ khi còn ở thế gian vẫn sinh hoạt với Tướng biết và hoằng hóa lợi sanh, nhưng không dính mắc vào thế gian là nhờ vào Tánh biết. Đặc trưng của sự kiện này là hình ảnh của hoa sen sống trong bùn nhơ mà không nhiễm bùn nhơ vậy.

Trong kinh Pháp Cú, bài kệ 183 đã chỉ ra hành giả hài hòa giữa tướng biết và tánh biết, tức hài hòa giữa đạo đức và chân lý.
諸 惡 莫 作         Chư ác mạc tác           (tướng biết)
諸 善 奉 行        Chư thiệnphụnghành   (tướng biết)
自 淨 其 意         Tự tịnh kỳ ý                 (tánh biết)
是 諸 佛 教         Thị chư Phật giáo                      
Việc ác chẳng làm,
Điều lành siêng tu,
Tâm-ý sạch lặng,
Lời chư Phật dạy.
       
Trong phẩm Quán Tứ Đế của Trung Quán Luận, ngài Long Thọ viết:
若不依俗諦                 Nhược bất y tục đế
不得第一義                 Bất đắc đệ nhất nghĩa
不得第一義                 Bất đắc đệ nhất nghĩa
則不得涅槃                 Tắc bất đắc Niết bàn.
Nếu không nương tục đế
Thì không đạt chân đế
Nếu không đạt chân đế.
Thì không chứng Niết bàn

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Luc tổ Huệ Năng, cũng đã nói thế:
佛法在世间        Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉        Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提        Ly thế gian mịch bồ đề    
恰如求兔角       Kháp như cầu thố giác   
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
        Để hiển lộ tánh biết, không thể không quán chiếu với Chánh niệm Duyên khởi là 2 đặc tính Vô ngã và Vô thường, mà cụ thể là:
        1) Chánh niệm Lục căn: 
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành 6 căn này dựa trên nhận thức chân lý Duyên khởiđể đi đến giải thoát, tức Lục căn viên thông, như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
•Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
•Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng. 
•Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
•Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
•Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng. 
•Ý đối với suy nghĩ mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
- Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Sáu thứ mắt tai mũi lưỡi thân ý làm mai mối cho giặc phiền não. Do đây từ vô thủy, thế giới chúng sinh sinh ra ràng buộc, không thể vượt khỏi sự vật thế gian”.  Phòng hộ được sáu căn thì ngay đó là giải thoát.
Nhận ra cái biết của thấy, cái biết của nghe, cái biết của ngửi, cái biết của nếm, cái biết của xúc chạm, cái biết của suy nghĩ đều do các Duyên vận hành, cho nên tất cả đều Vô ngã và Vô thường
        Chánh niệm Lục căn còn gọi là Hộ trì Luc căn còn có ý nghĩa là không dán nhãn hay định danh đối tượng được tiếp xúc.
        2) Chánh niệm sống với “cái biết đang là”.
        Hành giả thực hành Chánh niệm “cái biết đang là” bằng sự quán chiếu sự vận hành của Duyên khởi “Sinh-Diệt” ở từng sát-na. Đây chính là ý nghĩa sống trong hiện tại.
       
Trong kinh Nhất Dạ Hiền Giả (P: Bhaddekaratta sutta - 131), thuộc Trung Bộ Kinh viết:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
       
3) Chánh niệm “Thân, Thọ, Tâm, Pháp”.
       
Hành giả thực hành Chánh niệm “Thân Thọ Tâm Pháp” bằng sự quán chiếu sự vận hành của Duyên khởi ở 2 tính chất “Vô ngã và Vô thường”, tức cái thân xác, cái cảm thọ, cái tâm thức và mọi sự vật hiện tượng là không có tự thể và không có tự tánh (Vô ngã), liên tục đổi thay (Vô thường).
        Chánh niệm “Thân Thọ Tâm Pháp” là Chánh niệm không lựa chọn đối tượng trước. Bởi chọn lựa trước đối tượng hoặc Thân, hoặc Thọ, hoặc Tâm, hoặc Pháp thì hành giả lại rơi vào thiền định và sẽ gặp chướng ngại.
Tương tự, Thân-Tâm gồm 5 yếu tố cấu thành Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cũng Vô ngã và Vô thường, để không bị dính mắc mà trở thành 5 uẩn.
       
4) Chánh niệm hành vi diễn biến trên “Thân-Thọ-Tâm-Pháp”.
        Hành giả thực hành Chánh niệm sự diễn biến hành vi trên “Thân Thọ Tâm Pháp”, có như thế hành giả biết rõ thân-tâm. Ví dụ hành giả thọ thực trong Chánh niệm có nghĩa là hành giả Thận trọng – Chú tâm – Quan sát:
        - Thân:  Biết động tác đưa thức ăn vào miệng và nhai ...
        - Thọ:  Biết thức ăn như thế nào (mặn – nhạt – ngọt – chua – cay – nóng – lạnh ..., hợp khẩu vị hay không)
        - Tâm:  Biết tâm khởi lên như thế nào (ưa hayghét, tham haysân)
        - Pháp:  Biết bữa ăn có gây cho tâm sự trói buộc nào hay không.
Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海*720-:-814) dạy rằng: "Tâm và Cảnh không dính mắc là giải thoát".
Hiển lộ Tánh biết được Thiền tông gọi là Kiến Tánh, là tôn chỉ trong việc tu tập:
教外別傳            Giáo ngoại biệt truyền
不立文字            Bất lập văn tự
直指真心            Trực chỉ Chân tâm  
見性成佛            Kiến Tánhthành Phật
         Truyền giáo pháp ngoài kinh điển
Không lập văn tự,
Chỉ thẳng Chân lý
Thấy Tánh biết thành Phật

Xem thêm:
- Tánh biết & Tướng biết (308)
- Thế Nào Là Tướng Biết Và Tánh Biết ? - Phật Học Ứng Dụng
 
VIDEO
- TÁNH BIẾT
- Làm sao sử dụng được Tánh Biết ?
- Ngồi chơi với tâm không - phần 1- tâm không là gì?
- Ngồi chơi với tâm không - phần 2 - tánh biết là gì?
- Hiểu Về TÁNH BIẾT | Ht Viên Minh | Phật Pháp Vấn Đáp
- Sự KHÁC NHAU Giữa Tánh Biết và Tướng Biết - HT Viên ...
- Nhìn thấu những điều GIẢ TẠM ở đời - Tướng Biết Và Tánh ...
- Thế Nào Là Tướng Biết Và Tánh Biết | Thầy Viên Minh Giảng ...
- LÀM SAO: MÌNH NHẬN RA - MÌNH NGỘ ĐƯỢC - TÁNH BIẾT...
 
 
Bài đọc thêm
Tam thân
Nội dung
I. Quan điểm Tam thân trong PG Đại thừa.
II. Quan điểm Tam thân trong Thiền tông.
III. Quan điểm Tam thân trong PG Kim Cương thừa.
 
Trikaya - Wikipedia
 Tam thân – Wikipedia tiếng Việt

I. Quan điểm Tam thân trong Phật giáo Đại thừa.
Tam thân(三身;  S: Trikāya):  Đây là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Bắc truyền, chỉ ra ba đặc điểm là ba loại thân của một vị Phật – Bậc giác ngộ. Quan niệm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật như là một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh, nên Phật có thể có nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Đặc trưng đối với Phật Thích Ca, tam thân này như sau:

1) Pháp thân(法身;  S: Dharmakāya;  E: Truth body, Reality body) =  Tự tính thân (自性身, tên gọi theo Pháp Tướng tông):  Đây là thể tính thực mà Phật và chúng sinh đều có chung thể tính này. Pháp thân là nguyên lý, là quy luật, đó là chân lý Duyên khởi vận hành trong vũ trụ mà đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ, với mục đích khai ngộ lẽ thật, sự thật này nơi con người và mọi sự vật trong vũ trụ, từ đó mà thấy ra hạnh phúc chân thật – Niết-bàn.
Pháp thân là Phật pháp (佛法;  S: Buddha-dharma), là Chân lý khách quan mà Phật Thích-ca đã giảng dạy trong thời còn tại thế. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng như:
- Về bản chất:
+Pháp giới (法界;  S: Dharmadhātu, Dharmatā;  E: Absolute Reality).
+ Chân như (真如;  S: Tathatā, Bhūtatathatā;  E: Suchness of Existents).
+ Như Lai tạng (如來藏;  S: Tathāgata-garbha;  E: Thus-gone Embryo).
- Về tính chất:
+Không tính (空性;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness, Thusness, …).
+ Phật tính (佛性;  S: Buddhatā;  E: Buddha-Nature).
Theo Duy Thức tông, Như Lai tạng còn được gọi là Vô Cấu thức (無垢識;  S: Amala-vijāna;  E: Consciousness of Purity) hay Bạch Tịnh thức 白浄識,  là thể chuyển hóa từ Tạng thức (藏識)= A-lại-da thức (阿賴耶識;  S: Ālaya-vijñāna),
Đạt đến giác ngộ là đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân. Pháp thân về sau phát triển thêm hai thân nữa là Báo thân và Ứng thân như dưới đây.

2) Báo thân(報身;  S: Saṃbhogakāya;  E: Body of enjoyment) = Thọ dụng thân  (受用身, tên gọi theo Pháp Tướng tông):  Đây là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ-tát mà hoá hiện. Báo thân thường dùng nói đến thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ.
Báo thân thường được trình bày lúc Phật ngồi thiền định hay lúc giảng pháp, mang Ba mươi hai tướng tốt (三十二好相;  S: Dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp, và chỉ Bồ-tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa Bồ-tát (十地菩薩;  S: Daśabhūmi).
Báo thâncủa đức Phật Thích Ca là diện mạo 32 tướng tốt hiển hiện lúc sinh thời.
Theo Duy Thức tông, Báo thânđược gọi là Thọ dụng thân受用身, là"thân của sự thụ hưởng công đức".

3) Ứng thân(應身;  S: Nirmāṇakāya;  E: The physical manifestation of a buddha in time and space), cũng còn gọi là Ứng hoá thân,Hoá thân, Sanh thân hoặc Biến Hóa thân(變化身, tên gọi theo Duy Thức tông), là thân Phật và Bồ Tát diệu hiện theo căn cơ của chúng sanh trên Trái Đất.
Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng Từ Bi có mục đích giáo hoá chúng sinh. Ứng thân chịu mọi đau đớn của già bệnh chết như thân người, nhưng Ứng thân có các thần thông như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông…  Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu hoại.

Tam thân của Phật nói trên được Vô Trước (S: Asaṅga) trình bày rõ, xuất phát từ quan điểm của Đại Chúng bộ (大衆部;  S: Mahāsāṅghika) và về sau được Phật giáo Bắc truyền tiếp nhận.
Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật có ý nghĩa là thể tính, là chân lý thường hằng của toàn vũ trụ. Các vị Phật xuất hiện trên trái đất hàm chứa hiện thân của Pháp thân, với lòng từ bi vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm, thành phố Huế, có câu đối rằng:
Trong hương kết mây lành Ba Thân lộ rõ / Hoa nở trình tướng báu Mười Hiệu hùng tôn  *  Hương lí kết tường vân Tam Thân viên hiển / Hoa khai trình diệu tướng Thập Hiệu hùng tôn  *  香裡結祥雲三身圓顯  /  花開呈妙相十號雄尊.”

II. Quan điểm Tam thân trong Thiền tông.
Đối với Thiền tông thì Tam thân Phật là ba cấp của Chân lý, nhưng liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất.
1) Pháp thân:  Là nguyên lý của vũ trụ, nói lên tự tính (= Duyên khởi tính) phát sinh tất cả, từ loài hữu tình đến vô tình. Pháp thân đó biểu hiện đặc trưng là Đại Nhật Như Lai (大日如来;  S: Vairocana).
2) Báo thân:  Là trạng thái tâm hỉ lạc của hành giả khi đạt giác ngộ, kiến tính, ngộ được tâm chư Phật và tâm mình là một (= nhận thức).
3) Ứng thân:  Là thân Phật hoá thành thân người, là Phật Thích-ca Mâu-ni.

Mối liên hệ của Tam thân Phật theo quan điểm Thiền tông được thí dụ như sau: Nếu xem Pháp thân là toàn bộ kiến thức y học, thì Báo thân là chương trình học tập của một y sĩ và Ứng thân là y sĩ đó áp dụng kiến thức y học mà chữa bệnh cho người.

Trong Thiếu Thất Lục Môn (少室六門, Taishō No. 2009) có giải thích về Tam thân rằng:
Phật có ba thân là Ứng thân, Báo thân, và Pháp thân; nếu chúng sinh thường tạo căn lành, tức Ứng thân hiện; nếu tu trí tuệtức Báo thân hiện; hiểu rõ Vô vi(= chân lý) tức Pháp thân hiện; thân bay cùng khắp mười phương, tùy nghi cứu độ là Ứng thân Phật; thân đoạn trừ các hoặc, tu thiện và thành đạo ở Tuyết Sơn là Báo thân Phật; thân không nói lời nào, không thuyết lời nào, vắng lặng thường trú là Pháp thân Phật

* Phật hữu Tam thân giả, Ứng thân Báo thân Pháp thân; nhược chúng sanh thường tác thiện căn, tức Ứng thân hiện; tu trí tuệ tức Báo thân hiện; giác Vô Vi tức Pháp thân hiện; phi đằng thập phương tùy nghi cứu tế giả, Ứng thân Phật dã; đoạn cảm tu thiện Tuyết Sơn thành đạo giả, Báo thân Phật dã; vô ngôn vô thuyết trạm nhiên thường trú giả, Pháp thân Phật dã * 佛有三身者、應身報身法身、若眾生常作善根、卽應身現、修智慧卽報身現、覺無爲卽法身現、飛騰十方隨宜救濟者、應身佛也、斷惑修善雪山成道者、報身佛也、無言無說湛然常住者、法身佛也”.

III. Quan điểm Tam thân trongKim Cương thừa.
Trong Kim Cương thừa thì Tam thân là ba cấp của kinh nghiệm giác ngộ.

1) Pháp thân:  Là Bản tính, Tự tính của muôn vật, đó là Duyên khởi tính, là Không tính.  Các giáo pháp Đại Thủ Ấn giúp hành giả đạt được kinh nghiệm về Vô tận tính của Pháp thân.

2) Báo thân:  Là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được Không tính. Báo thân được xem là một dạng của "thân giáo hoá." Các Báo thân xuất hiện dưới dạng Ngũ Như Lai, được xem là phương tiện để tiếp cận với Chân như (= Chân lý Duyên khởi). Báo thân xuất hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, tịch tĩnh (S: śānta) hay phẫn nộ (S: krodha), có khi được trình bày với các vị Thần thể (TT: Yidam) hay Hộ pháp (S: Dharmapāla).

3) Ứng thân:Là thân của Sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được Không tính. Ứng thân là một dạng "thân giáo hoá" với nhân trạng. Trong Kim Cương thừa, Ứng thân hay được hiểu là các vị Bồ-tát tái sinh.
Tam thân nêu trên không phải là ba trạng thái độc lập mà là biểu hiện của một đơn vị duy nhất, thỉnh thoảng được miêu tả bằng thân thứ tư là Tự tính thân (S: Svābhāvikakāya - Bản tính tự nhiên của thân). Trong một vài Tantra, thân thứ tư này được gọi là Đại Lạc thân (S: Mahāsukhakāya).
Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, Khẩu, Ý của một vị Đạo sư (S: Guru) đồng nghĩa với Tam thân nói trên, được biểu tượng bằng thần chú OṂ-AH-HUNG (gọi theo tiếng Tây Tạng).


Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 

Huy Thai gởi