Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh






Cái chết đến từ tờ $20 đô la giả





June 3, 20200
 

Ảnh George Floyd và câu nói sau cùng "Tôi không thể thở được" được vẽ lên tường. ẢnhL Getty Images

Hàng triệu người xuống đường biểu tình phản đối viên cảnh sát giết người da đen ở Minneapolis từ hôm 27 tháng 5 đến nay đã chuyển sang bạo động khắp 15 tiểu bang ở Hoa Kỳ khiến cả thế giới chú ý theo dõi.
 
Ngày 1/6, Tổng thống Donald Trump phải điều động đến Vệ Binh Quốc Gia để bảo vệ các nơi trọng yếu. Một số nơi ở Hoa Kỳ, người dân đã tự vũ trang để bảo vệ các cơ sở thương mại trong vùng, và để đối phó với việc hôi của tràn lan.
 
 
Câu chuyện được bắt đầu với tờ $20 đô giả.
 
Đúng vào ngày Lễ Memorial Day, tối thứ Hai ngày 25 tháng 5, George Floyd, 46 tuổi cùng hai người bạn đến tiệm tạp hóa Cup Foods ở thành phố Minneapolis để mua một bao thuốc lá. Đây là điểm George thường xuyên đến mua hàng.
 
Nhân viên cửa tiệm nghi ngờ tờ $20 đô của George là tiền giả, anh ta đưa trả lại cho George.
 
George đã rời cửa tiệm, 10 phút sau anh ta trở lại và đưa tờ $20 đô để tiếp tục mua lại gói thuốc. Lúc đó, người nhân viên này không để ý nên nhận tiền, bỗng phát hiện đó là tờ tiền giả lúc nãy nên anh ta yêu cầu George trả lại bao thuốc. Sau đó liền gọi cho cảnh sát.
 
Trong cuộc gọi khẩn cấp 911, anh ta nói với tổng đài rằng đã yêu cầu George trả lại bao thuốc lá cho tiệm, nhưng George từ chối. Theo mô tả của anh nhân viên này là George rất xỉn, và không thể tự chủ được.
 
Khi cảnh sát đến, George và mấy người bạn vẫn ngồi trong xe đậu trước cửa tiệm.
 
Cảnh sát viên có tên Thomas Lane, bước đến phía xe của George và chĩa súng vào, yêu cầu anh ta mở cửa kiếng và đưa hai tay lên tay lái. Phía đồn cảnh sát không lý giải được vì sao viên cảnh sát kia lại hành động hơi quá đà như vậy đối với một nghi phạm chưa biểu hiện sự nguy hiểm.
 
Theo phía cảnh sát có mặt tại hiện trường cho biết, George và các nhân viên cảnh sát có cãi lộn với nhau, và sau đó George bước ra ngoài xe.
 
Tuy nhiên, bên phía công tố nói rằng, cảnh sát viên Lane sau khi thấy George đưa hai tay lên tay lái liền túm lấy George và kéo ra ngoài và cố còng tay anh ta lại nhưng bị George phản ứng dữ dội. Sau đó họ cùng nhau kéo George nhốt vào trong xe cảnh sát.
 
 

Cú đè cổ bằng đầu gối của viên cảnh sát Derek Chauvin khiến nạn nhân chết ngạt. Ảnh chụp màn hình

Khi cảnh sát viên Derek Chauvin đến hiện trường để tiếp viện, ông ta kéo George ra ngoài để còng tay khiến nạn nhân bị ngã xuống đất. Sau đó Derek đã dùng đầu gối của mình đè vào cổ của George hơn 9 phút để hai viên cảnh sát khác còng tay. Mặc dù nạn nhân kêu la “tôi không thở được” nhưng Derek vẫn thản nhiên coi như không có chuyện gì xảy ra. Người dân xung quanh đến can thiệp và gọi cấp cứu đến thì nạn nhân đã bị tắt thở.
 
George Floyd là ai?
 
George sinh ra và lớn lên tại khu Quận Ba, một khu “da đen” của thành phố Houston.
 
Với chiều cao vượt trội, 6.6 feet (hơn 2 mét) nên anh ta được mệnh danh “gã khổng lồ thân mật”. Thời trẻ, George từng là một ngôi sao bóng rổ và bóng bầu dục.
 
Năm 2007 George Floyd bị truy tố tội cướp có vũ khí khi đột nhập vào một căn nhà ở Houston. Đến năm 2009, tòa kết án 5 năm tù giam.
 
Sau khi mãn hạn tù vào năm 2014, George Floyd được một người bạn khuyên lên Tiểu bang Minnesota tìm việc làm. Và sau đó George dọn đến thành phố Minneapolis sinh sống để lại cô vợ cũ và con gái 6 tuổi ở lại Houston.
 
George làm nhân viên bảo vệ cho một nhà hàng Conga Latin Bistro. Khi đại dịch cúm Vũ Hán lan tràn khắp thế giới và Hoa Kỳ là nơi thiệt hại nặng nề. Nhà hàng buộc phải đóng cửa và George không có việc gì để làm.
 
Theo lời của chủ nhân nhà hàng Conga Latin Bistro, nơi George Floyd làm bảo vệ cho biết cảm nghĩ về anh ta: “Một người bạn luôn sẵn sàng làm việc, luôn giúp đỡ, luôn giúp đỡ cả việc dọn dẹp lau chùi nhà hàng”.
 
Cảnh sát viên Derek Chauvin là ai?
 
 

Cảnh sát viên Derek Chauvin, 44 tuổi. Ảnh: Hennepin County Sheriff’s Office
Sau cái chết của George Floyd, đến hôm thứ Sáu 29 tháng 5, cảnh sát viên Derek Chauvin, 44 tuổi bị truy tố tội giết người cấp 3. Ba nhân viên cảnh sát khác có mặt trong vụ án này đã bị miễn chức chờ điều tra, và chưa bị kết tội.
 
Năm 2007, Derek Chauvin từng bị khiển trách vì vi phạm chính sách bảo mật khi dùng điện thoại di động quay video trong cơ quan làm việc. Ngoài ra, ông ta cũng liên quan đến vụ bắn chết một nghi phạm, và nhận được ít nhất 18 lần khiếu nại trong gần 2 thập kỷ làm trong ngành cảnh sát.
 
Derek Chauvin và vợ là Kellie Chauvin (sinh năm 1974), một người Mỹ gốc Lào sinh sống tại thành phố Minneapolis. Hai người lấy nhau hơn 10 năm và chưa co con cái.
 
Bà Kellie từng tham gia thi sắc đẹp dành cho Quý Bà Minneapolis. Kellie từng được báo St. Paul Pioneer Press phỏng vấn vào năm 2018 khi mô tả chồng mình là một người đàn ông “nhẹ nhàng” và “rất lịch lãm” đàng sau bộ sắc phục cảnh sát.
 
Bà Kellie Chauvin đã đệ đơn lên tòa án xin ly dị vào ngày 28 tháng 5, tức sau 3 ngày George Floyd chết và yêu cầu tòa đổi lại họ cũ vì không muốn vướng đến họ của Chauvin.
 
Việc điều tra vụ George Floyd đã đến đâu?
 
Theo kết quả khám nghiệm của pháp y từ bên cơ quan chức năng của Hạt Hennepin cho biết, George Floyd chết vì rơi vào tình trạng hôn mê mất dần kiểm soát do các chứng bịnh.
 
Tuy nhiên, phía pháp y tư nhân do gia đình của George Floyd mướn điều tra thì cho kết quả ngược lại, có nghĩa nguyên nhân cái chết do bị ngạt thở vì đầu gối của Derek Chauvin kê vào cổ và hai cảnh sát viên khác dùng tay đè mạnh vào lưng.
 
Sau khi có kết quả khám nghiệm của pháp y tư nhân, phòng pháp y Hạt Hennepin đổi lại kết quả tương tự, tức nạn nhân chết do bị ngạt thở vì quá trình bị đè nén dẫn đến các bộ phận như tim, phổi ngừng hoạt động. Hơn nữa, nạn nhân đang xử dụng thuốc kích thích như fentanyl khi bị cảnh sát khống chế, và đã từng xài methamphetamines, một loại chất kích thích tương tự như thuốc phiện.
 
Derek Chauvin hiện đang bị tạm giam tại nhà tù Oak Park Heights, nơi có an ninh tối đa trong tiểu bang.


Hoang Nguyen gởi