Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Cái Chết tuyệt vời của Đức Phật
 
 
 
 

 Đức Phật tịch diệt (tranh Nhật Bản, thế kỷ XVI)
 
Trong kinh A Hàm có kể: Khi tuổi Đức Phật đã lớn, một hôm Ngài đi khất thực trong thành Xá Vệ trở về thọ trai xong, sau đó cảm thấy trong người hơi lạnh, nên ra ngoài hương thất ngồi phơi nắng. Ngài vén y để lộ làn da lưng nhăn nheo ra nắng. Tôn Giả A Nan từ xa thấy vậy, mới đến xoa lưng cho Đức Phật, than, “Ôi! Da dẻ của Thế Tôn không còn láng mịn như thuở xưa nữa, lưng đã hơi khòm tới trước rồi. Ôi! Còn đâu những gì của thời trai tráng.” Phật bảo, “Đúng vậy A Nan! Cái già có sẵn trong cái trẻ, cái chết nằm trong cái sống, thân của Ta rồi đây sẽ hoại diệt, một lúc nào đó không tránh khỏi.” Nhân đó, Đức Phật cũng nhắc nhở cảnh tỉnh chúng ta, Ngài bảo cái già nằm sẵn trong cái trẻ, cái chết nằm sẵn trong cái sống, đừng nghĩ là 70, 80 tuổi mới già. Phải thường quán
 
kỹ cái chết như vậy, để thấy lẽ thật của thân này, chuẩn bị cho giờ phút cuối của đời mình, để đến lúc đó không hoang mang hoảng hốt, không bất ngờ lại rất bình tỉnh lẫn bình an mà ra đi một cách nhẹ nhàng không nuối tiếc.
 
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, chư vị Tỳ Kheo dùng kệ tán:
 
Thân này như bèo bọt
 
Mỏng manh có gì vui
 
Phật được thân kim cang
 
Còn bị vô thường phá
 
Thân kim cang chư Phật
 
Đều về với vô thường
 
Tan mau như tuyết non
 
Huống những chúng sanh khác.
 
Phật được thân kim cang, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp rồi cũng bị vô thường đến tám mươi bốn tuổi nhập Niết Bàn, huống là thân chúng ta. Quán kỹ thân Phật, rồi quán lại thân chúng ta có được bao nhiêu tướng tốt, đâu có gì là quý. Quán như vậy khi cái chết đến chúng ta không luyến tiếc, dính mắc vào thân này, lúc ra đi sẽ nhẹ nhàng an lạc. Còn dính mắc đi không nỡ, ở không được thì khó chết, vì bị giằn co khó siêu thoát vậy. Cho nên, học hiểu, quán kỹ để sống đúng lẽ thật, đó là tạo những chiếc phao giải thoát cho mình trước khi vô thường đến là đã biết chuẩn bị và tu hành một tí rồi đó.
 
Đức Phật biết chắc chắn mình sẽ chết, sanh đã hết, đã thắng được binh ma phiền não, mọi chuyện đã làm xong và đã thoát vòng sanh tử.
 
Đức Thế Tôn nói kệ:
 
“Không trên trời giữa biển
 
Không lánh vào động núi
 
Không chỗ nào trên đời
 
Trốn khỏi tay thần chết
 
Mãi lo nghĩ trước mắt
 
Cùng những việc sẽ tới
 
Người làm lòng chẳng yên
 
Lo già chết theo liền
 
Biết thế nên tự tĩnh
 
Như thế sanh đã hết
 
Tỳ kheo thắng binh ma
 
Được thoát vòng sanh tử.”
 
Theo kinh điển, Đức Thế Tôn chết như người bình thường trong khi đó những học trò của Ngài tịch như là thần nhân, thần thông hơn cả Phật Thích Ca? Tuy có thể như vậy nhưng đa số thì khẩu chứng vô bằng.
 
Giáo Sư và đại học giả về Phật Giáo, Etienne Lamotte, linh mục Công Giáo người Bỉ, viết về cái chết màn trời chiếu đất tuyệt đẹp của Đức Phật: Tuổi già đã ảnh hưởng, sức khoẻ và năng lực Đức Phật. Ngài quyết định rời Rajagrha để đến thị trấn Kusinagari thuộc nước Malla. Nửa đường Ngài bị bệnh kiết lị, Ngài dừng ở ngoài thành, trong rừng Upavarta. Ở đó, nằm giữa hai gốc cây, Ngài lần lượt trải qua các trạng thái thiền định và như ngọn đèn cạn dầu, Ngài đã thực sự vào cảnh giới thanh tịnh Niết Bàn tối hậu. Dân Malla tại Kusinagara chủ trì lễ trà tỳ ướp nhục thân Ngài. Sau khi [hoả tán (?,)] dân chúng các vùng phụ cận cùng chia nhau xá lợi của Ngài, tôn trí trong các tháp chùa, đền kỷ niệm khắp thế giới để bá tánh đãnh lễ.
 
Étienne Paul Marie Lamotte (1903–1983) was a Belgian priest and Professor of Greek at the Catholic University of Louvain, but was better known as an Indologist and the greatest authority on Buddhism in the West in his time. He studied under his pioneering compatriot Louis de La Vallée-Poussin and was one of the few scholars familiar with all the main Buddhist languages: Pali, Sanskrit, Chinese and Tibetan. In 1953, he was awarded the Francqui Prize in Human Science.
 
Trong Ðức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già, Trí Nguyệt lược dịch, Linh Mục Công Giáo Étienne Paul Marie Lamotte, học giả nổi tiếng về Phật Giáo của Tây Phương viết: “Trên đây là vài nét phác họa về cuộc đời Đức Phật, chứ không đề cập tới cuộc đời huyền thoại của Phật như hầu hết mọi người đã biết. Huyền thoại là sự rập khuôn về lịch sử của các Phật quá khứ cũng như Phật tương lai với vài sự khác nhau nhỏ. Theo truyền thống, những sự phi thường, kỳ diệu đánh dấu những sự kiện của đời Ngài từ khi nhập thai đến lúc trà tỳ đã qua đi nhanh chóng trong im lặng để rồi tạo ra một lịch sử có nhiều vòng hào quang hợp lý hơn. Muốn đạt đến sự thật lịch sử mà bỏ đi những yếu tố phi thường, kỳ diệu là không hợp lý. Nhưng lịch sử không thể hoàn toàn dựa vào huyền thoại. Hơn nữa, bản phác thảo của tôi [Etienne Lamotte] không dựa vào quan điểm của Ấn Độ cho rằng tất cả chúng sinh đều xoay vần trong luân hồi vô tận, có khi sanh vào cõi trời, cõi người, tất cả mọi cuộc sống đều liên quan đến những cuộc sống khác, vì vậy không có một lịch sử nào là hoàn chỉnh cả. Bản phác thảo của tôi chỉ riêng đề cập đến cuộc sống cuối cùng trong quỹ đạo luân hồi của Phật Thích Ca, vì vậy có thể bị chống đối mãnh liệt. Kiếp sống cuối cùng này để rồi Ngài thành Phật, nhưng để hoàn thành việc chứng ngộ, Ngài đã tự mình trang bị nhiều trí tuệ, nhiều công đức qua nhiều kiếp sống vô tận trong các loại hình như người, vật hay chư thiên.”
 
Như tất cả chúng sinh, Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng phải xuyên qua vô lượng kiếp từ vô thủy, đã từng sanh và tái sanh ra trên cõi Ta Bà, cũng mang thân ngũ uẩn giả hợp này.
 
Ngũ uẩn giả tập là bất tịnh, do tham ái và vô minh làm nhiễm ô và trói buộc trong tam giới mà tạo thành. Tuy nhiên, Ngài đã tu hành để trở thành Bồ Tát, Ngài tu tập và phát triển Giới, Định, Huệ, nhắm tới hai mục đích: giải thoát sanh tử và chứng thành Phật quả. Qua thực hành lục Ba La Mật, đặc biệt là Bố Thí Pháp, Ngài đã thành tựu năm phần giải thoát thân đối trị với năm uẩn bất tịnh, vô minh đã tạo ra cái tự ngã sai lầm. Năm phần giải thoát đó gọi là: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến. Khác với Đức Phật các Bật Bồ Tát cũng lần hồi thành tựu Lục Độ Ba La Mật, nhưng chưa hoàn toàn chứng ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác như Đức Thế Tôn.
 
Sau khi giác ngộ, Đức Thích Ca Mâu Ni cũng vẫn là một con người. Những lượng chủng tử của ngũ uẩn bất tịnh do kết quả của những hành động trong quá khứ vẫn sanh hoại trụ diệt liên tục từng sátna trong nhục thân của Ngài. Đồng thời, Ngài cũng là một vị thánh nhân và là một vị Phật toàn giác. Ngài là một thánh nhân vì Ngài đã tận diệt những phiền não bất tịnh, thành tựu những thanh tịnh pháp. Ngài là chính bậc toàn giác tối thượng.
 
Những đệ tử của Ngài sau này cũng đạt được sự giải thoát tương tự. Ít ra trong ý nghĩa này, tất cả đều bình đẳng nhau khi đã đạt được giải thoát, không có gì khác biệt. Tất cả đều giác ngộ như nhau, nhưng trình độ giác ngộ của họ không tương đồng với sự hoàn toàn giác ngộ của chư Phật. Vì vậy, cũng không nên quá hiểu lầm lời Phật dạy: ‘Chúng sinh cũng là Phật chưa giác ngộ’ mà vọng tâm kiêu ngạo.
 
Đức Thích Ca Mâu Ni thành bậc chánh đẳng toàn giác là nhờ trí tuệ và công đức tích lũy từ vô số kiếp. Sau khi Ngài giác ngộ, những công đức ấy chuyển thành những công dụng cứu độ chúng sanh của Phật, đặc biệt là từ sự toàn giác và lòng đại từ bi của Ngài. Trí tuệ toàn giác là biết được những đặc tính chung và riêng của vạn vật, tức là tận cùng pháp tánh của vũ trụ; lòng đại từ bi trải rộng đến tất cả chúng sinh khiến cho thoát khỏi luân hồi, khổ đau. Thực ra, nếu 4 sự kiện: sanh, già, bệnh và chết không có, thì đức Phật sẽ không ra đời, nhưng khi sanh, già, bệnh và chết có mặt, thì Phật vì đại nhân duyên tự hiển hiện trong cõi Ta Bà.
 
Đức Phật đã dùng 45 năm cuối đời để giảng thuyết giáo lý, thành lập tăng đoàn và độ hàng tại gia cư sĩ. Khi nhân duyên hóa độ đã tạm mãn trong kiếp lịch sử của Ngài, Ngài nhập vô dư Niết Bàn (parinivàna,) tức là Niết Bàn tịch tịnh không còn thân tứ đại ngũ uẩn nữa. Ngũ uẩn là năm yếu tố đã tạo ra cái tự ngã độc tôn không thật của Ngài, một khi biến mất, thì không còn để lại dấu vết gì, "Khi Như Lai hiện hữu, chư thiên và loài người có thể thấy được, đến cuối đời, khi thân này hoại diệt, chư thiên và loài người sẽ không bao giờ thấy được Ngài nữa. Giống như ngọn đèn trước gió biến mất vào yên lặng, cũng vậy, bậc hiền triết đã giải thoát danh và sắc (hay cũng gọi là năm uẩn bất tịnh) để đi vào cõi yên lặng vĩnh hằng. Những ai chứng được cảnh giới tịch tịnh này, không có gì có thể đo lường được, không có từ ngữ nào diễn tả được, không có trí óc nào có thể tưởng tượng được. Như vậy mọi lý luận đều chấm dứt." Khi các Đức Phật hay các vị thánh đệ tử của chư Phật chứng nhập Niết Bàn tối hậu, năm phần pháp thân thanh tịnh đã từng là nhân tố thánh thiện của quý Ngài cũng biến mất. Khi chư Phật viên tịch, những uẩn chất thanh tịnh hoặc không thanh tịnh đã tạo nên nhục thân của các Ngài biến mất không lưu lại dấu vết nào có thể tìm thấy được. Đó là các Thánh xuất thế. Như trường hợp của Godhika đã chứng được thánh quả A La Hán, Ngài đã ‘tự diệt’ biến giả dạng tướng (transformed) và nhập vào cảnh giới Niết Bàn tịch tịnh. Ma Vương, một biểu tượng của độc ác và thâm hiểm cai trị khắp thế giới của tham dục, dùng khói và bóng đen che trùm khắp mười phương để truy lùng tông tích thần thức của Godhika nhưng nó không tìm thấy thần thức của Ngài ở đâu cả bỡi vì vị A La Hán đó đang an trú trong cảnh giới Niết Bàn hoàn toàn vắng lạnh nơi ấy vắng bóng của tham dục nên thức tướng của Ngài không thể tìm thấy được.
 
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có kể rằng, trong hội của Thiền Sư Tuệ An, có ông thầy tri sự tuổi cũng khá lớn, đạo hạnh cao minh, giữ gìn giới luật, nhưng hiềm nỗi việc Phật sự bề bộn nên không có thời gian tu nhiều. Một hôm ông đang ngồi thiền, lính của Diêm Vương hiện lên nói rằng: “Bạch Hòa Thượng, thời hạn của Hòa Thượng hết rồi, xin Ngài đi theo tôi.” Hòa thượng nói rằng: “Ông về tâu với Diêm Vương, việc Phật sự của tôi bề bộn quá, tôi phải lo cho đại chúng nhiều, nên xin gia hạn cho tôi bảy ngày.” Diêm Vương nể tình ông Thầy tri sự nên đồng ý lùi lại bảy ngày. Trong suốt bảy ngày này, ông thầy tri sự tu miên mật, không xen hở một niệm. Hết bảy ngày, quỷ sứ đến tìm ông nhưng không thấy. Ngài ngồi ngay đấy, mà nó tìm không thấy. Thấy chỗ nào? Ngồi đây là thấy cái bóng thôi, chỗ chánh nhân Phật tánh làm sao mà thấy? Ngay chỗ vô niệm ai thấy được?
 
Quỷ sứ tìm suốt bảy ngày không thấy bèn bỏ đi. Ngài ngồi xong cũng tịch luôn. Như vậy là dù cho Diêm Vương có nể, cũng chỉ cho hạn bảy ngày. Nếu biết mình chỉ sống được 7 ngày, thì mình sẽ làm sao đây? Tôi có lẽ cũng cố bắt chước vị sư già này ngồi thiền cho tới chết vì đã chết rồi thì quỷ sứ nào còn thấy được mà bắt mình về để chầu Diêm Vương. Nếu không muốn chết hay quá sợ chết thì chỉ còn cách duy nhất là chết trước khi thần chết tới kiếm mình. Điều này gọi là chết sớm nghĩ sớm.
 
Trong Kinh Pháp Cú có ghi lại một lời giảng của Đức Phật như sau:
 
Tesam sampannasilanam
 
appamadaviharinam
 
sammadanna vimuttanam
 
Maro maggam na vindati.
 
Những người đạo hạnh, biết trau dồi sự cảnh giác, để mang lại [cho mình] sự hiểu biết đúng đắn, [thì] Ma Vương (Mara) nào có còn tìm thấy được con đường [mà họ đang bước đi] (Kinh Pháp Cú, Dhammapada, phẩm IV, tiết 57)
 
Trong Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Điểm Phật Giáo, Bures-Sur-Yvette, 05.04.13, Hoang Phong viết: Đạo hạnh ở đây có nghĩa là: 1- ăn nói đúng, 2- hành động đúng, 3- sinh sống đúng. Cảnh giác có nghĩa là: 4- cố gắng đúng, 5- chú tâm đúng, 6- tập trung đúng. Hiểu biết đúng có nghĩa là: 7- suy nghĩ đúng, 8- hiểu biết đúng (về bản chất của chính mình và của mọi hiện tượng trong thế giới.) Đấy là Con Đường của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo.) Đối với những người đã bước đi trên Con Đường ấy thì Ma Vương (Mara) tức là Thần Chết sẽ không còn tìm thấy được vết chân của họ nữa. Dù là họ đang bước thế nhưng bên trong họ tất cả đã đình chỉ và dừng lại, không còn một chút hận thù hay thèm khát nào, tư duy luôn ngay thật và minh bạch, sự quán thấy của họ về những gì hiển hiện trong tâm thức, xảy ra trên thân xác và cả những gì đang biến động chung quanh, lúc nào cũng sắc bén, chính xác và đúng đắn. Dòng tri thức của họ trở nên tinh khiết, trong sáng và yên lặng, không còn vướng một vết hằn nào của nghiệp. Đấy là cách giúp họ trở thành một vị A La Hán.
 
Trong một tiết khác của Kinh Pháp Cú Đức Phật cũng có giảng như sau:
 
Yatha pubbulakam passe
 
yatha passe maracikam
 
evam lokam avekkhantam
 
maccuraja na passati.
 
Phải nhìn vào thế giới như một bọt bong bóng, như một ảo ảnh. Nếu một người biết nhìn [thế giới vũ trụ] như thế, Thì Diêm Vương cũng sẽ chẳng trông thấy họ ở đâu cả. (Kinh Pháp Cú, Dhammapada, phẩm XIII, tiết 170.)
 
Thôi thì thôi cũng là phù vân, gắng tin như vậy để chơi trò cút bắt, bịt mắt bắt dê, với Diêm Vương vì khi ta hết vô minh sáng mắt thì mới thấy Diêm Vương vô minh, ông ta (thần chết) cũng là người mù sờ voi như chúng ta chứ không có gì khác biệt. Thấy được cái chết là một phần còn lại của cái sống. Nữa không chết nữa có sống! Nữa vơi sống, nữa đầy chết! Half empty of what or half full of what?
 
Đức Phật ít quan tâm đến nhục thân của Ngài mặc dù đó là thân quý tướng có 32 dấu hiệu của một bậc vĩ nhân với vòng ánh sáng rộng bao quanh khoảng một gang tay. Vatkali, đệ tử của Ngài, quá yêu quý và kính trọng đến tướng hảo của Phật mà mất hết thời gian thiền quán, Đức Phật không cho anh ta ở lại trong tăng đoàn nữa và nói, "Đối với bạn, có gì lợi ích trong cái thân bất tịnh này? Người nào thấy được pháp là thấy Như Lai."
 
Vậy những gì còn lại của một Đức Phật sau khi Ngài chứng Niết Bàn tối hậu? Ngài dạy: Các tỳ kheo không nên quá quan tâm đến một thi hài, một số xá lợi hay di vật. Ànanda, vị thị giả thân cận của Phật, đã hỏi rằng chúng con phải làm gì đối với nhục thân của Ngài sau khi viên tịch, đức Phật dạy: "Này Ànanda! đừng uổng phí thời gian để đãnh lễ [thờ phụng] nhục thân của ta, phải tự tu tập với tất cả mọi nổ lực và thiền quán vì sự thăng tiến tinh thần để giải thoát. Này Ànanda, trong những dòng dõi quí tộc, Bà La Môn và các danh gia vọng tộc sẽ có rất nhiều người trí thông minh tín kính Như Lai và họ sẽ lo chu toàn nhục thân của Như Lai."
 
Giáo Pháp, tức là Dharma, là di sản mà Đức Phật truyền lại cho đệ tử của Ngài, "Hãy coi giáo pháp như là hải đão an toàn và hãy an trú vào giáo pháp, không nên tìm cầu sự an trú nào khác." Nhưng, như chúng ta biết, Đức Phật không những chỉ giảng dạy giáo pháp, mà Ngài còn thành lập giáo hội tăng đoàn, bao gồm 4 chúng đệ tử: tỳ kheo (bhiksu,) tỳ kheo ni (bhiksuni,) Nam cư sĩ, Nam Phật Tử, Cận Sự Nam (upàsakà,) và Nữ Phật Tử, Nữ Cư Sĩ, Cận Sự Nữ (upàsikà.) Theo Wikipedia, Upāsaka (masculine) or Upāsikā (feminine) are from the Sanskrit and Pāli words for "attendant." This is the title of followers of Buddhism (or, historically, of Gautama Buddha) who are not monks, nuns, or novice monastics in a Buddhist order, and who undertake certain vows. In modern times they have a connotation of dedicated piety that is best suggested by terms such as "lay devotee" or "devout lay follower."
 
Tạng thứ 3rd trong Tam Tạng Kinh là Tạng Luận, còn gọi là A Tỳ Đạt Ma, A Tỳ Đàm, Thắng Pháp, Đối Pháp, Vô Tỉ Pháp, Vi diệu Pháp, ... Tiếng Pali là Abhidhamma, tiếng Phạn là Abhidharma, chữ Abhi có nghĩa là "cao hơn, vượt lên trên, vượt khỏi" và cũng có nghĩa là "cao siêu hay tinh tế;" chữ dhamma/dharma trong trường hợp này không có nghĩa là Đạo Pháp mà chỉ có nghĩa là các "hiện tượng, phenomena, luật pháp của vũ trụ, cosmic law and order." Nên hiểu chữ hiện tượng hay dhamma, dharma trong Phật Giáo mang ý nghĩa rất trừu tượng, có nghĩa là tất cả những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng lục giác (ngũ giác và tâm thức,) và những gì xảy ra bên trong tâm thức, kể cả những gì hiện lên trong các giấc mơ và cả các thứ ảo tưởng hay ảo giác.
 
Dharma ([dʱəɾmə]; Sanskrit: धममdharma, Pali: धम्मdhamma) is a key concept with multiple meanings in the Indian religions Hinduism, Buddhism, Sikhism and Jainism. There is no single word translation for dharma in western languages.
 
In Hinduism, dharma signifies behaviors that are considered to be in accord with rta, the order that makes life and universe possible, and includes duties, rights, laws, conduct, virtues and ‘‘right way of living.’’ In Buddhism dharma means "cosmic law and order," but is also applied to the teachings of the Buddha. In Buddhist philosophy, dhamma/dharma is also the term for "phenomena." In Jainism dharma refers to the teachings of the Jinas and the body of doctrine pertaining to the purification and moral transformation of human beings. For Sikhs, the word dharm means the "path of righteousness."
 
The Classical Sanskrit noun dharma is a derivation from the root dhṛ, which has a meaning of "to hold, maintain, keep." The word "dharma" was already in use in the historical Vedic religion, and its meaning and conceptual scope has evolved over several millennia. The antonym of dharma is adharma.
 
Khi một đoàn thể xuất hiện không phải là một hiện tượng tự nhiên, mà nó liên quan đến vấn đề thời gian lịch sử và bối cảnh không gian hình thành của nó. Cũng vậy, tăng đoàn Phật (tăng đoàn thời đó chưa hẳn hoàn toàn là một Tôn Giáo thờ phụng) ra đời giống như các đoàn thể tôn giáo khác của Ấn Độ cho những người xuất gia mà không muốn quá xa lánh cuộc sống xã hội, họ là những du sĩ hoặc khất sĩ rày đây mai đó. Đức Phật và chúng đệ tử đều nhận thấy rằng tăng đoàn thuộc về lĩnh vực tôn giáo khá phổ biến ở Ấn Độ, nên không ngần ngại gì khi xác nhận những phương pháp tu tập của tăng đoàn có giới hạnh, thiền định và trí tuệ cao hơn. Trong Giáo Pháp và Giới luật của Phật giáo, có một số giáo lý và một số thể chế tương tự như của Ấn Giáo và Bà La Môn Giáo. Ở đây không có ý nói rằng đức Phật và thánh chúng hoàn toàn lấy của người làm của mình. Đức Phật chỉ thẩm định giá trị thật và tiếp thu một cách có chọn lọc.
 
Lúc đó, Phật Giáo vì là một tôn giáo mới thành lập khác với các tín ngưởng của các tôn giáo cổ đại nên phải đương đầu với nhiều sự chống đối chỉ trích của các đạo sĩ Bà La Môn và các tôn giáo khác. Phật Giáo đã chiến thắng và đứng vững cho đến ngày nay là do tính chất từ bi, trí tuệ, và nhất là bất bạo động với một thái độ cởi mở của hệ thống giáo lý rất khoa học luận lý và phương cách hành trì thực tiển hơn là do tranh luận mình là độc tôn. Đức Phật chỉ giảng thuyết giáo pháp nào mà có thể đưa đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ và dứt trừ tham dục thay vì hơn thua vô ích. Ngài từ chối bàn luận những vấn đề không liên quan đến giác ngộ giải thoát. Một đặc tính khác nữa đưa đến sự chứng ngộ giáo pháp là từ chối những tư tưởng cực đoan, cuồng tín. Đức Phật chỉ trích hai lối sống: quá tham đắm vào lạc thú, ái dục và khổ hạnh ép xác, cả hai đều vô nghĩa và vô dụng cho nhân sinh. Trong giáo lý có những điểm nào không trực tiếp liên quan đến giải thoát, Ngài đưa vào Trung Đạo, tức là giữa hiện thực và hư vô.
 
Điểm đặc thù, giáo lý Phật Giáo rất viên dung. Những đệ tử của Ngài, ai đã đi vào con đường đưa đến tận diệt ái dục, tham sân si, Ngài không đòi hỏi phải từ bỏ những niềm tin và phương pháp tu tập từ truyền thống củ. Dù rõ ràng là có những nghi lễ truyền thống củ của họ không có hiệu quả, kém thực tế, Phật Giáo cũng không hoàn toàn cấm đoán thay vì để tự họ thắp đuốt trí tuệ mà đi.
 
Từ Issipatana (vườn Nai,) đức Thế Tôn chuyển vận Pháp Luân đầu tiên hóa độ năm anh em Kiều Trần Như, Tăng Đoàn đầu tiên xuất hiện tại đây với túc số năm vị. Và thế gian trụ trì Tam Bảo cũng từ đây đầy đủ cả nghĩa và lý.
 
Sau đó Đức Thế Tôn hóa độ chàng thanh niên Yaśa và bạn bè của ông ta như Vīmala (Tỳ Ma La), Subahū (Tu Bà Hầu), Punnại (Phú Lan Na Ca), Gavampati (Già Bà Bạt Đế) và năm mươi vị nữa đều được xuất gia thọ Tỳ Kheo Giới.
 
Tăng Đoàn do Đức Thế Tôn thành lập đến đây đã lên đến 60 vị.
 
Bấy giờ, Đức Thế Tôn mở rộng cuộc hoằng pháp, từ Issipatana, Ngài trở lại Uruvela (Ưu lâu tần loa). Ở đây, Ngài hóa độ ba anh em tôn giả Ca Diếp (Kassapa,) ba vị này đều tuân thủ theo đạo thờ Lửa.
 
Họ cho rằng: “Lửa là bản chất uyên nguyên của vũ trụ. Nó có nguồn gốc từ Brahma (Phạm Thiên.) Chính lửa là sức sống, không có lửa là không có sự sống. Lửa là ánh sáng, là hơi ấm, là năng lượng làm phát sinh cây cối muôn thú và con người…”
 
Tuy nhiên, sau khi họ nghe Đức Thế Tôn nói pháp thoại, Tôn Giả Ca Diếp trở về làm đệ tử của Đức Thế Tôn, nhưng Ngài đã dạy với Tôn Giả Ca Diếp như sau:
 
“Này Ca Diếp! Ông là bậc kỳ túc có nhiều đệ tử, quốc vương, đại thần, nhân dân đều nương tựa và kính ngưỡng ông. Nay, ông xin theo ta học đạo, không tránh được lỗi tự khinh, ông nên bàn bạc với các đệ tử của ông thật kỹ.”
 
Bấy giờ, Tôn Giả Ca Diếp hết sức cảm phục lời dạy của Đức Thế Tôn, ông trở về triệu tập chúng đệ tử lại và nói:
 
“Tôi đã tin và hiểu giáo pháp của bậc Đại Sa Môn kia, chỗ chứng đạo của vị ấy là chân chính. Tôi nay muốn quy thú vị Đại Sa môn đó, quý vị nghĩ thế nào? Các hàng đệ tử cùng đáp: Chúng con cũng muốn quy y theo vị đó.”
 
Bấy giờ Tôn Giả Ca Diếp và các đệ tử lấy tất cả y phục, dụng cụ tế lửa, vứt bỏ xuống sông Neranjana, rồi đi đến Đức Thế Tôn, họ kính lễ Ngài và quỳ xuống tác bạch, “Bạch Đức Thế Tôn! Con và các đệ tử muốn được làm Sa Môn trong Thánh Pháp của Ngài.”
 
Đức Thế Tôn liền chấp nhận và nói, “Hãy tự mình đi đến hạnh phúc, hỡi các Tỳ Kheo!”
 
Lúc bấy giờ, quý vị ấy liền thành tựu giới thể của một vị Tỳ Kheo. Đến đây Tăng đoàn của Đức Thế Tôn lên đến 560 vị.
 
Sau khi Tôn Giả Ca Diếp và năm trăm đệ tử gia nhập Tăng Đoàn, thì hai người em của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvelakassapa) là Nan Đề Ca Diếp (Nadikassapa) và Già Da Ca Diếp (Gayakassapa) đang hành đạo ở hạ lưu sông Ni Liên Thuyền (Neranjana,) hai vị này khi nghe Ca Diếp và năm trăm đệ tử quy y theo Đức Thế Tôn, họ rất ngạc nhiên và trách hỏi: “Đại huynh là bậc kỳ cựu đã 120 tuổi, trí tuệ sâu xa, trong quốc nội ai cũng tôn sùng. Theo chúng tôi nghĩ: Đại huynh đã chứng A La Hán, nay đại huynh lại từ bỏ đạo nghiệp thanh tịnh mà theo vị Sa môn đó, đạo lý của ông ta có hơn chăng?”
 
Ca Diếp trả lời với hai em rằng: “Đạo của Đấng Giác Ngộ là tối ưu, giáo pháp của Ngài là cao hơn hết. Tôi từ xưa đến nay chưa thấy có vị nào đạo lực có thể so sánh bằng Đấng Giác Ngộ.
 
1.  Dùng đạo lực thần thông biến hoá để hóa độ.
 
2.  Dùng trí tuệ để biết tâm lượng của kẻ khác mà hóa độ.
 
3.  Biết rõ mọi thứ phiền não, chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc.
 
Khi nghe Ca Diếp trình bày như vậy, hai anh em kia sanh tâm cung kính Đức Thế Tôn và giáo pháp của Ngài, họ quay lưng hỏi các đệ tử: Quý vị nghĩ như thế nào?”
 
Năm trăm vị đệ tử đồng thanh trả lời: “Chúng con nguyện theo giáo huấn của Thầy.”
 
Lúc đó, cả Thầy lẫn trò đều đi đến Đức Thế Tôn xin được làm Sa Môn trong Thánh pháp của Ngài.
 
Đức Thế Tôn liền chấp nhận và gọi họ rằng, “Hãy tự mình đi đến hạnh phúc, hỡi các Tỳ Kheo!”
 
Bấy giờ những vị ấy thành tựu giới thể Tỳ Kheo. Tăng đoàn của Thế Tôn đến đây đã lên đến một 1060 vị.
 
Tại thành phố Rājagaha (Vương Xá) xứ Magādha (Ma Kiệt Đà), Đức Thế Tôn đã giáo hóa hai vị Sāriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallāna (Mục Kiền Liên, hay Mục Kiều Liên.)
 
Xá Lợi Phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, pi. sāriputta, cũng được gọi là Xá Lợi Tử, "con trai của bà Xá Lợi (śāri)," là một trong Thập đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni và Mục Kiền Liên (Hán tự: 目犍連) hay gọi tắt là Mục Liên (目連), tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་, tên latinh hóa: Maudgalyayana, Mahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna) cũng là một trong những đại đồ đệ thân tín nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Mục Kiền Liên Bồ Tát từ thuở nhỏ đã đi cầu đạo giải thoát, ngài nổi tiếng về sự hiếu thảo với mẹ.
 
Đầu tiên cả hai Tôn Giả Xá Lợi Phất (Sāriputta) và Tôn Giả Mục Kiền Liên (Moggallāna) cùng theo trường phái của Sanjaya, cả 2 tôn giả cùng có tới 500 vị du phương khất sĩ tùy tùng. Hai vị thánh này đã từng xuất gia với vị Đạo Sĩ Sanjaya, một vị đạo sĩ chủ trương “bất khả tri luận.” Với chủ trương này đã không đáp ứng được nhu cầu tu học của hai tôn giả, nên họ nói,“Pháp do Sanjaya hướng dẫn, pháp ấy không thể diệt tận khổ đau đến chỗ cùng tận hoàn toàn.
 
Một ngày nọ, đang đi trên một con đường trong thành Vương Xá, Xá Lợi Phất gặp Asvajit, một trong năm vị tỳ kheo nhóm Kiều Trần Như được Phật độ tại Benares, và nghe vị này nói lại bài kệ 4 câu tóm tắt giáo lý của Phật như sau, "Các hiện tượng sinh ra từ nhiều nhân duyên và cũng từ nhân duyên mà mất đi, thầy tôi, đấng Đại Sa Môn, thường giảng nói như vậy." Nghe xong, Xá Lợi Phất liền chứng pháp Nhãn Tịnh. Về nhà, Xá Lợi Phất nói lại bài kệ ấy cho Mục Kiền Liên. Nghe xong, Mục Kiền Liên cũng chứng quả Tu Đà Hoàn. Hai người dẫn 250 du sĩ của Sanjaya cùng đến chỗ Phật cầu xin xuất gia vào tăng đoàn và họ được thọ giới với nghi tắc là ‘Thiện Lai Tỳ Kheo.’ Liền khi đó tâm của 250 vị du sĩ đoạn trừ mọi vô minh cấu nhiễm và chứng A La Hán. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên sau một thời gian mới chứng A La Hán: Mục Kiền Liên chứng thánh sau khi thọ giới 7 ngày và Xá Lợi Phất chứng thánh sau Mục Kiền Liên một tuần. Cả hai chứng A La Hán sau 250 vị du sĩ đệ tử của mình. Điều này cho thấy đi trước chưa hẳn là tới trước nhưng có thể đạt tới cao hơn.
 
Sách viết rằng: Hôm ấy, tôn giả Sāriputta gặp Đại Đức Assaji đang thực hành pháp khất thực tại thành phố Rājagaha, tôn giả thấy dung mạo, phong thái uy nghi trầm tĩnh nên vui thích liền đến hỏi Đại Đức Assaji rằng, “Thưa Đại Đức! Thầy của Đại Đức là ai? Ngài y vào ai mà xuất gia? Do thực hành pháp nào mà có an lạc?”
 
Đại Đức Assaji trả lời, “Thưa nhân giả! Thầy của tôi là bậc Đại Sa Môn, xuất thân từ dòng họ Thích, Ngài đã xuất gia và thành tựu Phật quả, đó là Thầy của tôi, tôi y vào Ngài mà xuất gia, do thực hành pháp của Ngài dạy mà có an lạc.”
 
Tôn Giả Sāriputta hỏi, “Thầy của Đại Đức sắc diện có đoan chính không? Có lẽ vị ấy đạo lực vượt hẳn Đại Đức?”
 
Đại Đức Assaji trả lời, “Ví như hạt cải so với núi Tu Di, như nước dấu chân trâu so với biển cả, như loài muỗi mòng sánh với loài Kim Suý. Tôi mà so với Đức Giác Ngộ cũng giống như vậy.”
 
Đại đức Assaji nói tiếp, “Thầy của tôi minh triệt pháp ba đời, chứng đắc trí vô ngại, thành tựu hết thảy thiện pháp.”
 
Tôn giả Sāriputta hỏi, “Thầy của Đại đức dạy pháp như thế nào?”
 
Đại Đức Assaji trả lời, “Đối với Chánh pháp, tôi còn ấu trĩ, mới học tập, còn cạn cợt, đâu đủ khả năng để trình bày rộng rãi được, nay tôi chỉ nói tóm tắt thôi.”
 
Thầy tôi dạy pháp nhân duyên, và chỉ giảng dạy con đường đưa đến giải thoát. Thầy tôi nói pháp trong bài kệ này:
 
“Chư pháp tùng duyên sanh
 
Chư pháp tùng duyên diệt
 
Như thị dự diệt sinh
 
Sa môn thuyết như thị”.
 
Nghĩa là:
 
“Vạn vật từ nơi nhân duyên mà sinh
 
Vạn vật từ nơi nhân duyên mà diệt
 
Cả sinh và diệt đều như vậy
 
Bậc Sa môn dạy như thế.”
 
Tôn giả Sāriputta nghe Đại đức Assaji trình bày bài kệ tóm lược xong, liền thông đạt nghĩa lý và nói với Đại đức Assaji rằng:
 
Bài kệ kia trình bày đúng văn cú thì phải như thế này:
 
“Chư pháp nhân duyên giả
 
Bỉ pháp tùy duyên diệt
 
Nhân duyên diệt tức đạo
 
Đại sư thuyết như thị.”
 
Nghĩa là:
 
Vạn vật sinh khởi từ nhân duyên
 
Chúng huỷ diệt cũng từ nhân duyên
 
Nhân duyên vắng mặt chính là
 
Đạo Bậc Đại sư nói như thế.
 
Bấy giờ tôn giả Sāriputta chiêm nghiệm bài kệ, thấy rõ nghĩa lý, Ngài có cách nhìn thanh tịnh đối với pháp, thấy rõ tướng vắng lặng của các pháp hữu vi, liền cám ơn Đại Đức Assaji và chào từ giã.
 
Sau đó, Tôn Giả Sāriputta gặp Tôn Giả Moggallāna, hai vị bàn bạc với nhau xong và cùng các tỳ kheo khác. Rồi thì họ xin từ giả Thầy của họ là Sanjaya dẫn theo 250 tỳ kheo trong số 500 tỳ kheo của phái Snajaya cùng lên đường tìm đến Đức Thế Tôn.
 
Từ xa Đức Thế Tôn nhìn thấy họ, Ngài nói:
 
“Gặp được bậc Thánh là vui
 
Được sống chung lại càng vui thêm
 
Không gặp những kẻ ngu si
 
Đó là niềm vui thường tại.”
 
Khi tôn giả Sāriputta và Moggallāna cũng như đồ chúng của họ đến gặp Đức Thế Tôn, họ đãnh lễ và thưa, “Ngày nay chúng con ở trước Đức Thế Tôn, muốn được xuất gia tu tập đạo hạnh trong giáo pháp của Ngài. Kính mong Ngài cho chúng con được xuất gia, được thọ cụ túc giới!”
 
 
 
Đức Thế Tôn liền chấp nhận và nói, “Hãy tự mình đi đến hạnh phúc, hỡi các Tỳ Kheo! Ngày nay quý vị đã đến và ở trong giáo pháp của ta, để thực hành phạm hạnh, tận diệt khổ đau.”
 
Đức Thế Tôn nói như vậy xong, quý vị kia đã thành tựu giới thể Tỳ Kheo. Cùng lúc đó, 250 vị học trò của hai tôn giả cũng xuất gia trong pháp và luật của Thế Tôn.
 
Tôn Giả Xá Lợi Phất là vị trí tuệ đệ nhất; Tôn Giả Mục Kiền Liên là vị thần thông đệ nhất trong số đệ tử tùy tùng của Phật. Hai vị này được mọi người khen ngợi là hai vị lỗi lạc nhất trong tăng đoàn, có thể nói là hai ‘kiện tướng hộ pháp,’ cánh tay phải và cánh tay trái của Phật trong 45 năm thuyết pháp.
 
Trên đường hành hóa, Đức Thế Tôn đã hóa độ Phạm Chí Dīghanakkha (Trường Trảo,) một nhà luận nghị rất giỏi theo thuyết Bà La Môn. Đức Thế Tôn đã dạy cho ông ta phương pháp loại trừ cảm thọ, để thân tâm có được sự an tịnh.
 
Sau đó Phạm Chí Dīghanakha đã xin xuất gia theo pháp và luật của Đức Thế Tôn.
 
Khi trở về thăm hoàng tộc, Đức Thế Tôn đã giáo hóa Phụ vương, Mẫu hậu, vợ Ngài, công chúa và nhiều người trong thân tộc.
 
Ngài đã độ cho Ananda (em họ của Ngài,) Nanda, Rahūla (con trai duy nhất của Đức Phật,) Devadatta, Channa… đều được xuất gia trong Tăng Đoàn của Thế Tôn.
 
Tại Vesāli, rừng Mahāvana, Đức Thế Tôn đã chế định “Bát Kỉnh Pháp,” để mở đầu cho nữ giới xuất gia. Như bà Ma hā Ba Xà Ba Đề, các nữ lưu trong dòng họ Sakya và ngoài xã hội.
 
Đến đây, Tăng đoàn của Thế Tôn đầy đủ cả nam và nữ xuất gia. (Đức Phật Chuyễn Pháp Luân, Thích Thái Hòa)
 
Những hộ pháp như Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, ... không phải đào tạo từ trứng nước mà có được. Họ là những nhân tài, thiện tri thức, cao thánh tăng đã từng là sư phụ nay đi tìm thầy để theo học. Trò tìm thầy mà thầy cũng đi tìm trò có cốt cách. Họ như những bật trí dũng, vĩ nhân, hộ pháp như danh tướng đi tìm chân chúa để phò tá.
 
Cho nên, bất kỳ nguồn gốc của họ là gì, những vị thần, thánh, trời trong hệ thống Hindu, Vệ Đà, Bà La Môn (Phạm thiên, Tứ thiên vương...) và vô số những thần linh khác (Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn thát bà, A tu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà...), chưa kể các vị Thọ Thần, Thủy Thần và Sơn Thần, ngay cả ma vương tất cả đều có một vị trí trong Phật Giáo và họ đóng một vai trò hộ pháp khá quan trọng trong suốt cuộc đời Đức Phật.
 
Điều nghịch lý là họ không thể vừa thừa nhận những vị trời, thần bất tử, vĩnh viễn và mong cầu ân cứu rổi (salvation) lại vừa chấp nhận chân lý giác ngộ (enlightened,) tự mình làm chủ lấy mình của Phật Giáo. Tín ngưỡng thờ phụng tôn sợ độc thần của họ cấm đoán họ suy nghĩ trí tuệ, có dũng lực để tự mình giải thoát khỏi những quyền lực tưởng tượng đó chứ Phật Giáo không bắt họ phải lựa chọn. Phật Giáo không chủ chương cải đạo vì đạo trí tuệ, tự giác ngộ không thể ban phát mà phải tự mình gặt hái. Không ai đau sướng dùm cho mình được. Tóm lại, Phật Giáo không chủ trương phải tin và vâng lời trước, tuyệt đối không được nghi ngờ phạm thượng. Ngược lại, Phật dạy phải nghi ngờ trước khi tin. Ngay cả chính tai mình nghe từ kim khẩu của Phật cũng nên nghi ngờ trước đã; nên tự suy nghĩ, chứng nghiệm trước khi thực hành học Phật. Chúng ta không tu học Phật, hay tôn thờ, ca tụng Phật cho Phật vui lòng, phù hộ mà chúng ta học Phật để mở mang trí tuệ cho chính mình.
 
Đức Phật cố gắng thuyết phục các tỳ kheo bằng những điểm giáo lý như: "Này các tỳ kheo! có phải các thầy biết và suy nghĩ thế này, những gì chúng ta nói và làm là do tôn kính bậc Đạo sư?
 
Bạch Thế Tôn, chúng con không nghĩ như vậy.
 
Các thầy khẳng định điều gì, có phải tự các thầy xác nhận, tự các thầy thấy biết, tự các thầy hiểu?
 
Bạch Thế Tôn, đúng như vậy."
 
Tăng Đoàn Phật Giáo mở rộng cho những ai không bị ràng buộc, để tự quyết định và cho những ai không mắc tội phạm hay bị những bệnh truyền nhiễm. Tăng Đoàn không phân biệt đẳng cấp, các tỳ kheo không cần phải phát nguyện theo Phật suốt đời. Phật Giáo không cấm các tỳ kheo hoàn tục nếu không muốn tiếp tục cuộc sống xuất gia phạm hạnh nữa.
 
Phật từ chối thiết lập hệ thống giai cấp có chức quyền trong tu viện, nên ngài đã không giao tăng đoàn cho bất cứ một vị nào lãnh đạo. Tuy có quy luật nhưng Đức Thế Tôn không quan niệm hay chủ trương tăng đoàn có quyền lực sanh sát tuyệt đối với Phật Tử. Tăng Đoàn, theo tinh thần tự giác, tự ngộ, chỉ là như ngọn đuốt lãnh đạo trí tuệ, soi đường, thể theo phương tiện Phật Pháp. Nhờ vì vậy mà trong lịch sử Phật Giáo suốt trong hơn 2600 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn chúng ta không thấy một vị giáo chủ nào nắm quyền sinh sát làm những điều sai trái, thánh chiến gây chiến tranh, gieo chết chóc cho nhân loại như những tôn giáo khác.
 
Nhìn thấy Phật càng ngày càng mỏi mòn vì tuổi già, Devadatta (Đề Bà Đạt Đa,) người anh em chú bác với ngài, muốn thay ngài để lãnh đạo tăng đoàn, nói, "Bạch Thế Tôn, Ngài hãy giao giáo hội cho tôi, tôi có thể lo lắng, chăm sóc, giữ gìn giáo pháp này một cách hoan hỷ." Phật từ chối lời thỉnh cầu mang tính danh lợi đó, và nói, "Ngay cả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên ta còn không giao giáo hội này, huống chi Devadatta là người không đáng tôn kính, là kẻ không cao thượng." Không lâu trước khi Phật niết bàn, tôn giả Ananda cung kính thưa rằng: Đức Thế Tôn không nên vội ra đi mà không di chúc và chỉ định người thừa kế. Phật trả lời ngắn gọn, "Này Ananda, giáo hội trông mong gì ở ta? Đừng bao giờ hy vọng làm chủ hay điều khiển giáo hội, Như Lai không bao giờ chỉ giáo như vậy. Đã đến giờ Như Lai nhập niết bàn. Sau khi Như Lai niết bàn, mỗi người các thầy phải là hải đão cho chính mình, là nơi nương tựa cho chính mình, không nên nương tựa kẻ khác. Như thế các thầy mới có thể đạt giải thoát giác ngộ vô thượng." Sau khi Phật nhập Niết Bàn, ngoài việc đem hết lòng thành tôn kính đức Phật, các tỳ kheo phải tự mình tiếp tục sự nghiệp và hoằng dương giáo pháp. (Trích dịch từ sách: The world of Buddhism: Buddhist monks and nuns in society and culture, Author:Heinz Bechert; Richard F Gombrich; Facts on File, Inc.)
 
Cách đây 2600 năm, Đức Phật đã đưa ra thuyết Vô Thường: Vạn Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sátna, không có gì có thể gọi là Hằng Hữu, trường tồn trong vũ trụ. Mọi sự vật, nếu đã do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, diệt. Ngày nay, trước những khám phá mới nhất của khoa học, từ thuyết tiến hóa của Darwin cho tới thuyết Big Bang về sự thành hình của vũ trụ, tất cả đều chứng tỏ thuyết duyên khởi của Đức Phật là đúng.

Trong Ðức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già, Trí Nguyệt lược dịch, Linh mục Công Giáo, vừa là Giáo Sư Etienne Lamotte, người Bỉ viết: “Giáo lý Duyên Khởi, một quy luật chủ đạo và chi phối sự sanh ra và mất đi của hiện tượng giới, đã thiết lập một tiêu đề lớn cho toàn bộ giáo lý Phật Giáo. Lý Duyên Khởi này đã được các Đức Phật trong nhiều đời chứng ngộ và thuyết giảng, chứ không phải do chư Phật hay ai đó tạo ra, và dù chư Phật có ra đời hay không, giáo lý này cũng vẫn có mặt vĩnh viễn và bất biến. Ai thấy được lý Duyên khởi là thấy được Pháp, và ai thấy được Pháp là thấy được lý Duyên Khởi. Giáo lý Nhân Quả, sự quan hệ của một chuỗi dài nguyên nhân và kết quả, là một cái gì đó rất khó hiểu. Tương tự như vậy, như chứng đạt sự an tịnh trong thế giới [và vũ trụ] đa phức, không còn chấp trước vào những pháp hữu vi, diệt ham muốn, trừ tham dục, dứt phiền não và chứng niết bàn v.v…đều là những phạm trù rất khó nắm bắt. Lo lắng sự chứng đắc của mình không mang lại kết quả hiện thực nào, Đức Phật do dự thuyết pháp, nhưng, đáp ứng lòng lời thỉnh cầu của Phạm Thiên Shampati, ngài tới Benares và bắt đầu thuyết pháp chuyển Pháp Luân.”
 
Theo tinh thần ‘đừng tin những gì Ta nói mà hãy nhìn và hiểu những gì Ta vừa nói vừa làm trước, nếu hợp lý thì nghe theo mà tự thực hành.’ Đức Phật giảng dạy giáo pháp, nhưng không bắt buộc mọi người phải chấp nhận giáo pháp đó qua niềm tin một cách đơn giản, mù quáng. Rõ ràng là để có thể tiếp nhận giáo lý nhiệm mầu này, mỗi người phải tự chuẩn bị đầy đủ một trình độ trí tuệ tương xứng, nếu chỉ có dựa vào lòng tin suông thì không đủ để mà tự giác ngộ. Giáo pháp cao siêu này mang tính giải thoát ở mức độ thuyết phục tự nhiên, không hoàn toàn dựa vào tha lực. Mặc dù toàn thể Đức Phật lịch sử mang đầy tính chất kỳ diệu phi thường, Ngài chưa bao giờ sử dụng thần thông để chứng minh sức thuyết phục của giáo lý. Ngài không đồng ý với những phép tắc thần thông nào mà không có giá trị giáo dục. Đức Phật không thể dạy tất cả mọi chuyện cho đệ tử và ngài cũng không có ý định như vậy. Một ngày nọ, khi ngài đang ở tại xứ Kausàmbì trong rừng cây Simsapà, ngài nhặt một nắm lá trong tay và hỏi các tỳ kheo: "Các thầy nghĩ thế nào, số lá trong tay Như Lai nhiều hay lá của tất cả cây trong rừng nhiều?
 
"Bạch Thế Tôn, số lá trên tay ít hơn so với lá trong rừng."
 
"Cũng vậy, này các tỳ kheo, những gì ta biết như lá trong rừng và những gì ta dạy cho các thầy như lá trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, ta không hành động như các vị đạo sư nắm chặt bàn tay để giữ những điều bí mật riêng, bỡi vì Như Lai đã dạy cho các thầy Tứ Diệu Đế (bốn sự thật.) Đó là giáo lý có lợi ích; bốn chân lý đó là nguyên lý căn bản của đạo xuất thế; đó là giáo lý đưa đến thoát ly, xả bỏ, đoạn trừ phiền não, an tịnh, thắng trí, toàn giác và niết bàn. Đó là lý do tại sao Như Lai đã giảng dạy như vậy."
 
Giáo Pháp mà Đức Phật chứng ngộ quá hoàn mỹ đến nỗi không thể nào có sự mâu thuẫn trong đó, là giáo pháp của muôn đời được những Đức Phật giảng dạy bằng nhiều phương tiện khác nhau. Ngài luôn luôn tự tin là chân lý tự nó có tính thuyết phục cho nên giải thích khẳng định hay phủ định cũng đều rơi vào một trong hai cái nhìn cực đoan của thường kiến và đoạn kiến. Giáo pháp của Phật chỉ thuần một vị (rasa,) đó là tính chất giải thoát. Mục tiêu và kết quả của giáo pháp ấy là chấm dứt đau khổ ở thế gian. Ngài thuyết giảng cho tất cả mọi người, không phân biệt dòng họ, giai cấp,chỉ họ phương pháp tu tập để đạt giác ngộ như ngài. Ngài chỉ là ‘Người chỉ đường’ (Màrgàkhyàyin,) mọi người phải nên tục diệm truyền đăng, tự chính mình mồi đuốc trí tuệ mà đi, mới có thể đạt tới mục đích.
 
Ý nghĩa của giáo pháp không thể thay đổi, chỉ thay đổi cách diễn đạt. Vì lòng từ bi, đức Phật đã điều chỉnh và thay đổi cách diễn đạt giáo pháp để phù họp với từng đối tượng, ngoại đạo, cư sĩ hay tỳ kheo, vì chân lý không thể giảng cho mọi người cùng một thời gian và cùng thuật ngữ, mà cần phải diễn đạt cẩn thận.  Giáo Pháp chỉ dành cho kẻ hữu duyên, chân chính, đúng lúc, đúng thì. Nếu pháp đó thích họp cho người thông minh lanh lợi có khả năng nhận thức, thì cũng có thể có hại cho những người không đủ thông minh để có thể trong thời gian ngắn hiểu được. Một số các vị thanh văn có thể hiểu được giáo pháp, nhưng một số khác không hiểu, thậm chí không nghe được ‘tiếng nói’ của Phật. Đức Phật là người vô cùng khéo léo trong việc thuyết giảng giáo pháp. Ngài giảng pháp tùy theo căn cơ và trình độ của người nghe cao hay thấp. Ngài nâng cao các phương tiện thiện xảo lên nhiều cách để đưa chúng sanh đến giải thoát; xuyên qua tính đa dạng và linh động, giáo pháp của ngài thỉnh thoảng gây ra nhiều vấn đề lúng túng cho các nhà chú giải, nhưng tất cả đều được chứng minh bằng lòng từ bi của ngài. Cũng có khi dường như ngài tự mâu thuẫn. Phàlguna, một người cố chấp vào niềm tin sự hiện hữu của linh hồn và bản ngã, hỏi Phật, "Thế nào là linh hồn có thể sờ mó, cảm giác, ham muốn và hiểu biết được?" Đức Phật trả lời, "Ta không chấp nhận có bất kỳ linh hồn nào có thể sờ mó, cảm giác, ham muốn và hiểu biết." Ngược lại, khi Vatsagotra, một người không bao giờ tin vào sự hiện hữu của một linh hồn, hỏi Phật rằng có thật là cái tự ngã không hiện hữu hay không, Đức Phật từ chối trả lời phủ định "Để không xác nhận giáo lý của các đạo sĩ và Bà La Môn, người ta tin vào thuyết đoạn diệt." Trong vấn đề như vậy, Đức Phật chọn giải pháp dung hòa hợp lý giữa khẳng định và phủ định, và ngài khuyên bảo các đệ tử cũng hành xử như vậy, "Hãy xem xét những gì không đáng nói, Như Lai đã không nói, những gì đáng nói, Như Lai đã nói rồi."
 
‘Vạn vật là một, một là vạn vật’ là một hệ thống giáo lý của vũ trụ trong đó những chân lý được thuyết giảng không phải do Đức Phật phát minh, nhưng do đó mà ngài chứng được trí tuệ thanh tịnh và truyền lại cho đệ tử.
 
Nhục thân (màmsakàya) của Phật có 32 dấu hiệu cao quí của bậc vĩ nhân và có hào quang xung quanh, chư thiên và loài người không bao giờ thấy được nữa và cũng không thiết phải tìm cầu thân tướng như vậy. Vì đó không phải là pháp thân. Pháp mà Đức Phật giảng, nói theo ẩn dụ, mới thật là thân Phật vì nó đưa chúng sanh đến niết bàn và không hạn cuộc không gian thời gian. Nếu thỉnh thoảng giáo pháp ấy có hơi tối nghĩa vì do chúng sanh không hiểu rõ chân lý quang minh luôn ngời sáng. Vì vậy, Đức Thế Tôn không những là bậc quang minh mà còn là người cầm đuốc trí tuệ soi đường đạo lý nữa. Để tưởng nhớ ngài, các đệ tử ca tụng, "Đúng vậy, Đức Thế Tôn rất đáng được mọi người tôn kính, là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư."
 
Phải biết vô thường để đạt chân như. Đạo Phật không bao giờ chủ trương bi quan, yếm thế, mà đạo Phật là đạo của quang minh trí tuệ tự mình thắp đuốc lên mà đi, truyền đăng với chánh pháp Như Lai để tục diệm.
 
Tài Liệu Tham Khảo
 
Trích một chương trong quyển sách – Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Tác giả Lê Huy Trứ, Dec, 2nd, 2015
 
Lê Huy Trứ

____________

Tru Le gởi