Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 
 
Căn – Trần – Thức

Indrya ĀrammaṇaViññāṇa
Sense base Sense object  Sense consciousness
(2024)

***
Nội dung

Phần I
Căn – Trần – Thức
1.Căn Lục căn.
        1) Căn – Lục căn.
- Căn (根;  P;S: Indrya;  E: Sense base, Sense organ).
- Lục căn (六根;   P;S: Ajjhattika-indrya;   P: Saḷāyatana;  S: Saḍāyatana;  E: Six sense bases, Six sense organs),còn gọi là Lục tặc (六賊), Lục nhập (六入), Lục nội xứ (六內處).
2) Phòng hộ 6 căn.
3) Sám hối 6 căn.
4) Lục căn viên thông.
            1. Viên thông.
          2. Lục căn viên thông.
          3. Quán Thế Âm và Nhĩ căn viên thông.  
2.TrầnLục trần.
        - Trần (塵;  P;S: Ārammaṇa;  S: Ālambana;  E: Sense object)
          - Lục trần (六塵;  P: Bāhira-ārammaṇa;  S: Bāhyu-ālambana;  E: Six objects of sense).
Pháp trần (法塵; P: dhamma-ārammaṇa; S: dharma-ālambana; E: mental objects):  Bao gồm ‘Thọ uẩn-Tưởng uẩn-Hành uẩn’.
3. Thức Lục thức.
          1) Tri Ngũ tri.
- Tri (知;  P;S: jānāti;  E: knowing): Là cái biết. 
- Ngũ tri:
• Cái biết bằng khái niệm chế định (tục đế), đưa tới Chấp ngã, gồm 3 loại:
1. Tưởng tri  (P: Sañjānati)   2. Thức tri  (P: Vijānāti)    3. Thắng tri  (P: Abhijānāti)
• Cái biết bằng lẽ thật Duyên khởi (chân đế), đưa tới Vô ngã, gồm 2 loại:
4. Tuệ tri (P: Pajānāti)         5. Liễu tri (P: Parijānāti)
2)Thức – Lục thức.
 - Thức (識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna;  E: Sense consciousness)
           - Lục thức (六識;  P: Cha-viññāṇa;  S: Ṣaḍ-vijñāna;  E: Six knowledges)
          3) Mối tương quan của 6 thức.
4. Lục xúc – Lục ái.
          1) Lục xúc (六觸) = XÚC (觸;  P: Phassa;  S: Sparśa;  E: Contact, touching)
          2) Lục ái (六愛) = ÁI (愛= Ái Dục 愛欲;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Craving, thirst, desire, longing, greed)
5. Mạt-na thức và A-lại-da thức.
          - Mạt-na thức (末那識;  S: Manas-vijñāna)
          - A-lại-da thức (阿賴耶識;  S: Ālaya-vijñāna).
 
PhầnII

Uẩn – Xứ – Giới

[Uẩn – Xứ – Giớicó nghĩa là Ngũ uẩn - Thập nhị xứ - Thập bát giới]
1. Uẩn – Ngũ uẩn.
- Uẩn (蘊;  P: Khanda;  S: Skandhāḥ;  E: Aggregate)
- Ngũ uẩn 五蘊= Ngũ ấm 五陰(P: Pañca-khandha;  S: Pañca-skandhāḥ;  E: Five aggregates of clinging)
1) Sắc uẩn(色蘊;  P: Rūpa-khandha;  S: Rūpa-skandha;  E:  Form)
2) Thọ uẩn(受蘊;  P: Vedanā-khandha;  S: Vedanā-skandha;  E: Feeling, emotion)
3) Tưởng uẩn(想蘊;  P: Saññā-khandha;  S: Sañjā-skandha;  E:  Perception)
4) Hành uẩn(行蘊;  P: Saṅkhāra-khandha;  S: Saṁkhāra-skandha; E: Mental formations)
           5) Thức uẩn(識蘊;  P: Viññāṇa-khandha;  S: Vijñāna-skandha;  E: Consciousness, awareness of the other three mental aggregates)
2. Xứ - Thập nhị xứ.
- Xứ (處;  P;S: Āyatana;  E: Sense base)
1) Thập nhị xứtheo kinh Chánh Tri Kiến (P: Sammāditthi Sutta).
1. Lục nội xứ (六內處;  P;S: Ajjhattikāni āyatanāni;  E: Six internal sense bases)
2. Lục ngoại xứ (六外處;  P;S: Bāhirāni āyatanāni;  E: Six external sense bases)
3. Sự liên hệ giữa Ngũ uẩn và 12 Xứ.
            2) Thập nhị xứtheoluận Vi Diệu Pháp.
            3) Thập nhị xứ theo luận Duy Thức.
3. Giới – Lục giới – Thập bát giới.
-Giới [界;  P;S: Dhātu;  E: Element, root, base, cause)
1) Lục giới theo kinh Giới Phân Biệt (P: Dhātuvibhanga sutta).   
2) Thâp bát giới theo luận Vi Diệu Pháp.
1. Lục nội giới (P: ajjhattika-dhātu) = 6 môn (P: dvāra) = 6 vật (P: vatthu) = 6 căn.
2. Lục ngoại giới (P: bāhira-dhātu) = 6 trần (P: ārammaṇa) hay 6 cảnh.
3. Lục thức giới (P: viññāṇa-dhātu).
3)Thâp bát giới theo luận Duy Thức.
Bài đọc thêm
1. Tứ Đại, Lục Đại, Thập nhị Xứ và Thập bát Giới.
2. Bách pháp(100 pháp)       
NBS:  Minh Tâm (9/2024)
A close up of a flower

Description automatically generated
 
Trong  Phật giáo Ái dục(愛欲;  P;S: Kāma // P: Taṇhā;   S: Tṛṣṇā;  E: Desire, Craving) có mối tương quan với các yếu tố Căn, Trần, Thức.  Đó là hệ thống  Lục căn - Lục trần - Lục thức - Lục dục  có vai trò quan trọng trong quá trình tìm ra chân lý.  
Căn-Trần-Thức thì mang ý nghĩa căn bản phổ quát, còn Uẩn-Xứ-Giới thì trình bày Căn-Trần-Thức hướng về sự hình thành bản ngã. Từ đó, hành giả thấy ra sự thiết yếu là phòng hộ 6 căn trong quá trình tu học giải thoát.

PhầnI

Căn – Trần – Thức

Indrya ĀrammaṇaViññāṇa
Sense base Sense object  Sense consciousness

1.Căn Lục căn. 

Sơ đồ Lục căn
1) Căn – Lục căn.

Căn(根;  P;S: Indrya;  E: Sense base, Sense organ):  Căn tức là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẩy nở, phát sinh. Căn có ý nghĩa là chức năng sinh lý. Căn có sự thay đổi theo khoảng thời gian.
Lục căn(六根;   P;S: Ajjhattika-indrya;   P: Saḷāyatana;  S: Saḍāyatana;  E: Six sense bases, Six sense organs).

Lục căn còn gọi là Lục tặc (六賊), Lục nhập (六入),Lục nội xứ(六內處) [Xin xem Xứ bên dưới), là 6 gốc rễ có sức nảy sanh. Lục căn chính là sáu cơ quan của con người dùng để nhận biết sự vật, gồmNhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn.
1. Nhãn căn (眼根;  P: cakkhu-indrya;  S: cakṣur-indrya;  E: eye base):  Nhãn 眼là Mắt(cơ quan). Nhãn căn lànăng lực gốc của sự nhìn(thị 視: hình dáng và màu sắc). Nhãn căn có thể được đặc trưng bằng thị giác(視覺;  E: vision) là quá trình mắt và não hoạt động cùng nhau, kết nối qua thần kinh thị giác.

2. Nhĩ căn (根根;  P: sota-indrya;  S: śrotra-indrya;  E: ear base):  Nhĩ 耳làTai(cơ quan). Nhĩ căn là năng lực gốc của sự nghe(thính 听). Nhĩ căn có thể được đặc trưng bằng thính giác(听覺;  E: hearing) là quá trình tai và não hoạt động cùng nhau, kết nối qua thần kinh thính giác.

3. Tỷ căn (鼻根;  P: ghāna-indrya;  S: ghrāṇa-indrya;  E: nose base): Tỷ 鼻làMũi(cơ quan).  Tỷ căn là năng lực gốc của sự ngửi(khứu 嗅). Tỷ căn có thể được đặc trưng bằng khứu giác(嗅覺;  E: smell) là quá trình mũi và não hoạt động cùng nhau, kết nối qua thần kinh khứu giác.

4. Thiệt căn  (舌根;  P: jivhā-indrya;  S: jihva-indrya;  E: tongue base):  Thiệt làLưỡi(cơ quan).  Thiệt căn là năng lực gốc của sự nếm(vị 味). Thiệt căn có thể được đặc trưng bằng vị giác(味覺;  E: taste) là quá trình lưỡi và não hoạt động cùng nhau, kết nối qua thần kinh vị giác.

5. Thân căn (身根;  P;S: kāya-indrya;  E: body base):  Thân 身là mình mẩy hàm ý Da (bì 皮: cơ quan).Thân căn lànăng lực gốc của sự sờ chạm(xúc 觸). Thân căn có thể được đặc trưng bằng xúc giác(觸覺;  E: touch) là quá trình da và não hoạt động cùng nhau, kết nối qua thần kinh xúc giác.

6. Ý căn   (意根;  P: mano-indrya;  S: manaḥ-indrya;  E: mind base):  Ý 意làsuy xét, tức suy nghĩ và xét đoán, được cho là xuất phát từ võ đại não(E: cerebral cortex →  cơ quan). Ý căn là năng lực gốc cùa sự suy xét(tư duy 思惟, bao gồm tư tưởng, quan điểm, khái niệm, kiến giải phân biệt, ...).

Giản đồ cắt nửa vỏ đạinão
Chất xám (Gray Matter) – Chất trắng (White Matter)
 
          Dưới đây là các liên hệ ngũ giác quan với não:
    
Vị trí chi phối ngũ quan ở vỏ đạinão

Quá trình tiến hóa não từ thú đến người.
Vỏ đại não (= Võ não;  E: neocortex, cerebral cortex → lý trí):  tư tưởng, lời, hành động, sáng tạo (reason, thought, word, deed, creation).
Viền não (E: limpic region, limpic system→ tình cảm):  cảm xúc (love, emotion).
Cuống não (E: brain stem→ bản năng):an toàn, nuôi dưỡng, giới tính / sinh sản (safety, sustenance, sex/procreation).
Rho284
Đường truyền vận hành 5 giác quan với vỏ đạinão.
- Vùng thị giácthùy chẩm(E: occipital lobe) cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Gồm các vùng 17, 18, 19 thuộc thùy chẩm 2 bên. Vùng 17 là vùng thị giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh sáng và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thấy.  Vùng 18, 19 là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thấy.  Khi vùng này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.
- Vùng thính giácthùy thái dương(E: temporal lobe) là cho cảm giác về âm thanh. Gồm các vùng 22, 41, 42 thuộc thùy thái dương 2 bên.  Vùng 22 là vùng thính giác nhận thức, cho ta nhận biết âm thanh loại gì. Vùng 41, 42 là vùng thính giác thông thường, cho ta cảm giác tiếng động (âm thanh thô sơ). Tổn thương vùng này gây nên điếc.     hồi đỉnh lên của thùy đỉnh.
-Vùng khứu giácthuộc vùng 34 của thùy thái dương, vùng này thuộc hệ viền não (E: limpic system).
-Vùng vị giácthuộc vùng 43 của thùy đỉnh(E: parietal lobe).
-Vùng xúc giácthuộc vùng 5, 7, 39, 40 của thùy đỉnhphụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ.
2) Phòng hộ 6 căn.                                                                             
Phòng hộ 6 căn tức tu tập 6 căn, nơi đây không có nghĩa là đóng kín 6 căn, như che mắt bịt tai ..., mà là an trú vào Luật nghi và Chánh niệm khi đối duyên xúc cảnh.
- An trú vào Luật nghi là cơ sở đầu tiên. Luật nghi là hàng rào bảo vệ, là hành lang an toàn. Sống trong sự bảo hộ của Luật nghi giúp mình không phóng túng, lơ đãng, hạn chế tối đa duyên ác.
- Chánh niệm về chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi là tức thời tỉnh giác khi căn tiếp xúc với trần, để tâm không chạy theo cảnh.
Nếu như thấy, nghe, ... mà sinh tâm yêu lấy hay ghét bỏ thì chưa khéo phòng hộ, bị lệ thuộc vào trần cảnh bên ngoài. Khi đã chạy theo cảnh trần thì lập tức tạo nên bất thiện nghiệp. Tu căn là vẫn thấy, vẫn nghe, ... nhưng cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, không cho yêu ghét chi phối. Giữ tâm như thế gọi là phòng hộ.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy phòng hộ 6 căn như sau: 
"Có sáu pháp vô-thượngcác thầy cần tu. Những gì là sáu?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýcđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Trong bài kinh Bāhiya, thuộc Tiểu Bộ Kinh, đức Phật nói:
Thế này, Bāhiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.
Trong Tương Ưng Bộ, tập IV, thiên sáu xứ có bài kệ về phòng hộ 6 căn sau:

1
Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự, phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.

2
Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đường tham,
Ðối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối sắc, ta không thích”.

3
Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
“Ðối tiếng, ta không thích”.

4
Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Ðối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.

5
Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.

6
Khi cảm thọ lạc xúc,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Ðối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.

7
Ðối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng;
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.

8
Như vậy đối sáu xứ,
Khi ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỷ-kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.

3) Sám hối 6 căn.
 Sám hối 6 cănlà thấy biết lỗi lầm 6 căn đã làm, và thật lòng sửa đổi không tái phạm về sau.  Đây là nghi thức sám hối dành cho những tội lỗi do 6 căn đã tạo nghiệp từ nhiều kiếp quá khứ đến nay.  Người sám hối phát tâm lễ Phật, bái sám nêu rõ những lỗi lầm gây ra do sự buông lung 6 căn từ nhiều đời nhiều kiếp, nguyện phòng hộ các căn để phòng ngừa tội lỗi.
          Nghi thức sám hối này do pháp sư Trí Khải (538 - 597)đời Tùy ở Trung Hoa soạn ra thực hành theo Pháp Hoa Tam Muội Sám Pháp. Tại Việt Nam có bài Sám hối Lục căn do vua Trần Thái Tông (1218-1277) biên soạn trong Khoa Nghi Sáu Thời Sám-Hối, có sẵn trong bộ Khóa Hư Lục.
         
Dưới đây là tiêu biểu bài “Sám hối 6 căn”.
         
1.Sám hối nhãn căn:  Ham xem nhân ác, chẳng đoái sự lành. Lầm ngó không hoa, quên nhận trăng thật. Ghét yêu nổi rối, đẹp xấu tranh bày. Lóa mắt xem càn, mờ đường chánh kiến, xanh qua trắng tới, tía phải vàng sai, con mắt trông tà, hệt kẻ thông manh. Mày sanh má phấn, ngang liếc trộm nhìn, có mắt như mù, nào thấy bản lai diện mục. Gặp người giàu có, dua nịnh ngó nhìn. Gặp kẻ nghèo hèn, bỏ qua chẳng đoái. Thiên hạ đau khổ, đưa mắt lạnh lùng. Người thân lìa trần, nước mắt như mưa. Trong chùa điện Phật, không thèm chiêm ngưỡng. Gái trai gặp gỡ, mắt liếc mày đưa, mê man quên lễ, chẳng e Hộ Pháp, chẳng sợ long thần. 
Tội lỗi vô cùng, từ nơi căn mắt. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại hỏng căn mắt. Nếu không sám hối, thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối. 

2.Sám hối nhĩ căn:  Biếng nghe chánh Pháp, ưa lắng chuyện tà. Mê mất gốc thật, chạy theo sai lầm. Vang vang đàn sáo, cho là rồng ngâm. Nhịp nhàng mõ chuông, coi như ếch ộp. Văn kinh lời kệ, chẳng để vào tai. Tình tứ hát ca, mắc liền thích thú. Thoảng nghe khen hão, hí hửng tìm cầu. Lời phải điều hay, chẳng thèm đón nhận. Nói dông nói dài, thì kề tai ghé má. Thầy hay bạn hiền, răn dạy đinh ninh, lại bịt tai không đoái. Tiếng vòng tiếng xuyến, đã nảy lòng tham, nghe nửa câu kinh liền như tai ngựa.    
Tội lỗi vô cùng từ nơi căn tai. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại hỏng căn tai. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối. 

3.Sám hối tỷ căn:  Ngồi thiền trên bờ ao, thoáng thọ hương sen, đã bị quỷ thần, kết tội ăn trộm. Nữ nhân đi qua, hít thở hương thơm, son phấn tỏa ra, liền bị thiên long chê là đạo hạnh có vết. Huống chi chỉ tham lan xông xạ ướp, chẳng thiết năm phần hương Pháp-thân. Tai đào má hạnh quyến luyến chẳng rời, giác hoa tâm hương, kéo về chẳng được. Lư trầm cúng Phật, buông lung ngửi khói, nào nghĩ lễ nghi. Nước mũi hỉ bừa, bẩn nhơ tịnh địa. Say xưa ngủ bậy, tháp Phật điện đường, hơi thở nồng nàn hun kinh xông tượng. Hôi tanh ăn uống, đam mê như lợn rúc phân.    
Tội lỗi vô cùng, từ nơi căn mũi. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại hỏng căn mũi. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối. 

4.Sám hối thiệt căn:  Tham đủ mọi vị, nếm cả béo gầy. Tàn hại sinh linh, nuôi sướng thân miệng. Nấu nướng loài bay loài chạy, mổ chiên loài lặn loài bơi. Máu thịt tanh miệng, hành tỏi ướp lòng. Cơm chay khó nuốt, coi tựa người đau. Mỡ thịt hân hoan, tiệc tùng vui vẻ. Cưới vợ gả chồng, giết hại sinh linh vì ba tấc lưỡi.  
Lại còn nói dối, bày chuyện thêu dệt, hai lưỡi ác khẩu, chê bai Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha. Ngạo mạn Thánh Hiền, báng vua lừa chúa, giọng hay lời khéo, ngậm độc phun người, gièm pha kẻ khác, che đậy lỗi mình. Khoe khoang tự hào, sỉ nhục người nghèo, xua đuổi Tăng Ni, đánh mắng tôi tớ. Nịnh hót chê khen, bào chữa lỗi lầm, lấy hư làm thật, chuyện có nói không, cợt đùa trong phòng Tăng, ồn ào trên điện Phật.
Tội lỗi vô cùng, từ nơi căn lưỡi. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại bị câm ngọng. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối. 

5.Sám hối thân căn:  Tinh cha máu mẹ, giả hợp nên hình. Năm tạng trăm xương cùng nhau kết lại, chấp làm thể mình, quên mất Pháp-thân, sinh dâm-sát-trộm. 
- Sát sanh: Tàn nhẫn độc ác, không lòng nhân từ. Giết hại chúng sanh, nào hay một thể. Lầm hại, cố sát, tự làm sai người. Vẽ bùa trù yểm. Hoặc chế thuốc độc, hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối, giăng chài giăng lưới, thả cắt suỵt chó. Thấy nghe mừng vui, nghĩ đến tưởng làm, cử động vận hành, đều thành nghiệp sát. 
- Trộm cắp: Thấy vật của người, liền nảy lòng tham. Đập khóa mở ngăn, sờ bao mò túi. Của Phật thường trụ, cướp làm của riêng, không sợ thần giận. Chẳng những vàng ngọc mới phạm tội tà, cây kim ngọn cỏ cũng thành nghiệp trộm. 
- Tà dâm: Lòng mê sắc tiếng, mắt đắm phấn son, chẳng đoái liêm trinh, riêng sinh lòng dục. Hoặc nơi tinh khiết, điện Phật phòng Tăng, gần gũi gái trai, cùng nhau đùa giỡn. Tung hoa ném quả, chạm chân vỗ vai, phá rào leo tường, đều thành dâm nghiệp.        
Các tội lỗi ấy, không bến không bờ. Đến khi chết đi, sa xuống địa ngục, trai ôm cột đồng, gái nằm chông sắt. Muôn kiếp đọa đày, được lên làm người lại còn dư báo. Nếu không sám hối, sao được tiêu trừ. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối. 

6.Sám hối ý căn:  Nghĩ tưởng liên miên, không một khắc dừng, gắn bó cảnh trần, vùi tâm trong tưởng. Như tằm kéo kén, càng dệt càng dày. Như con thiêu thân, vào lửa tự đốt. Hôn mê chẳng tỉnh, đảo điên sinh càn, rối loạn tấc lòng đều do ba độc:
- Tham sẻn: Mưu ngầm vơ vét, bủn xỉn tiếc bòn. Vốn một lời mười còn chưa vừa ý. Của như nước chứa, lòng tựa chén rò, rót vào bao nhiêu, cũng không thỏa mãn. Tiền nát thóc mục, chẳng cứu người nghèo. Vải chất lụa chồng, đâu giúp kẻ rách. Vơ vào cả trăm vẫn cho là ít, mất đi một chút, gọi là hại to. Trên từ ngọc báu, dưới đến tơ gai, kho đụn chất đầy, ngày tính đêm lo, thân tâm vất vả, đều do tham nghiệp.
- Sân giận: Gốc do tính tham, lửa giận phực cháy. Mắt trợn miệng gào, công kích đánh lộn. Chẳng những người tục, cả đến Tăng Ni, kinh sách luận bàn, tổn thương hòa khí, chê cả sư trưởng, bới móc mẹ cha, héo lá úa cành, nồng nàn lửa độc. Buông lời tổn vật, 1 mở miệng hại người, không nghĩ từ bi, không vâng luật cấm. Nói tợ thần thánh xúc cảnh như ngu, tuy ở cửa Không, khư khư chấp ngã. Trái ý nổi sân trở lại hại mình. Như cây sinh lửa, lửa cháy đốt cây.
- Si mê: Căn tính đần độn, ý thức tối tăm, không biết tôn ty, không phân thiện ác, ích kỷ hại người, báng Phật chiêu ương, nhổ trời ướt mặt. Quên ân quên đức, bội nghĩa bội nhân. Không xét không nghĩ, đều do si nghiệp.     
         
4) Lục căn viên thông.
          1. Viên thông (圓通;  P: paññā;  S: prajñā;  E: perfect wisdom) là từ gốc Hán, trong đó:
+ Viên 圓:  Là tròn đầy, trọn vẹn.        
         + Thông 通:  Là trơn tru không trở ngại // Sâu rộng. 
Theo đó, Viên thông  dùng nói đến sự thấu suốt hết lẽ đạo, lẽ thật. Và trong khi Thần thông nói đến sự diệu dụng trên lĩnh vực Vật lý và Tâm lý, thì Viên thông nói đến sự diệu dụng của Chân lý.  Chân lý nơi đây chính là chân lý Duyên khởi.
Trong Phật giáo, Viên thông được xem là khả năng đặc biệt của con người về những nhận thức thuộc phạm trù Chân lý.  Nói chung, bất cứ pháp môn nào giúp quán triệt chân lý Duyên khởi nhằm khai mở nội tâm đạt tới lẽ thật, thì đều là phương pháp viên thông cả. Với ý nghĩa này, pháp môn Viên thông niệm Phật của Bồ-tát Đại Thế Chí đồng nghĩa với Thật tướng niệm Phật của Tịnh Độ tông.

2.Lụccăn viên thông.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Quyển 5 và Quyển 6, có chép rằng, vì cơ duyên của chúng sinh khác nhau, nên pháp tu để chứng được viên thông cũng bất đồng. Có 25 pháp tu viên thông là những phương pháp chứng ngộ tròn đầy trùm khắp và vô ngại của bậc thánh Bồ-tát và A-la-hán. Con số 25 bao gồm 6 trần, 6 căn, 6 thức và 7 đại.
Tuy nói 25 viên thông, nhưng kỳ thực căn bản chỉ từ 6 căn tu hành mà thành được đạo quả. Cho nên theo kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói: “Sinh tử luân hồi hay an vui giải thoát, cũng chỉ tại sáu căn của các ông” 
Vì thế, viên thông trong Phật giáo thường dùng để nói đến sự cụ thể về thấu suốt chân lý Duyên khởi nơi 6 căn, với 6 pháp tu viên thông. Khi bị ô nhiễm tham-sân-si thì 6 căn này xao động, bấy giờ tâm thức gồm 6 thứcđược sinh ra: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức là những vọng tưởng thức (= vọng tâm), và ta có tâm thức trọc động.  Khi 6 căn được phònghộ chuyển hóa, thì đó là tâm thức thanh tịnh, và bấy giờ gọi là Lục căn viên thông. Điển hình là:

1. Nhãn căn viên thông của ngài A-na-luật-đà.         
2. Nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quán-thế-âm.        
3. Tị căn viên thông của ngài Chu-lợi-bàn-đặc-ca.    
4. Thiệt căn viên thông của ngài Kiều-phạm-bát-đề. 
5. Thân căn viên thông của ngài Tất-lăng-già-bà-ta  
6. Ý căn viên thông của ngài Tu-bồ-đề.
***
7. Sắc trần viên thông của tỉ khưu Ưu-ba-ni-sa-đà.   
8. Thanh trần viên thông của các ngài Kiêu-trần-na...         
9. Hương trần viên thông của đồng tử Hương-nghiêm.       
10. Vị trần viên thông của 2 vị Dược-vương, Dược-thượng. 
11. Xúc trần viên thông của ngài Bạt-đà-la...  
12. Pháp trần viên thông của ngài Ma-ha-ca-diếp.    

***

13. Nhãn thức viên thông của ngài Xá-lợi-phất.        
14. Nhĩ thức viên thông của Bồ-tát Phổ-hiền.  
15. Tị thức viên thông của ngài Tôn-đà-la-nan-đà.   
16. Thiệt thức viên thông của ngài Phú-lâu-na.        
17. Thân thức viên thông của ngài Ưu-ba-di.  
18. Ý thức viên thông của ngài Mục-kiền-liên.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành 6 căn này dựa trên nhận thức chân lý Duyên khởiđể đi đến giải thoát, tức Lục căn viên thông, như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
+ Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Ý đối với suy nghĩ mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”

3.Quán Thế Âm và Nhĩ căn viên thông.    
 -Quán Thế Âm(觀世音;S: Avalokiteśvara) được chuyển dịch như là “lắng nghe tiếng nói của cuộc đời”. Còn Bồ-tátQuán Thế Âm(菩薩觀世音;  S: Avalokiteśvara Bodhisattva)là người lắng nghe tiếng nói của cuộc đời: He who listens to the voices (outcries) of the world”.
-Nhĩ căn viên thông耳根圓通còn được gọi làhạnh Quán Âm, là phương pháp tu tập của Bồ-tátQuán Thế Âm. Đây là phương pháp thực hànhquán sát âm thanh trên nhận thức chân lý Duyên khởi, để từ đó dẫn dắt hành giả đến giác ngộ – giải thoát.  Điều này còn hàm ý rằng một khi Nhĩ căn viên thông, thì thực hànhquán sát tương tựcho5 căn còn lạisẽđều viên thông cả.

Hành giả thực hành hạnh Quán Âm được xem như là Bồ-tát Quán Thế Âmthị hiện vậy.Hạnh Quán Âm thường được nói đến là hạnh Từ Bi, mà đích thực là hạnh Từ Bi khi hành giả đã hiểu rõ được Nhĩ căn viên thông (tức Lục căn viên thông – Vô ngã), bằng không thì hạnh Từ Bi “ban vui-cứu khổ” chỉ là hạnh Bác Ái (Hữu ngã). Hạnh Từ Bi chính thực là hạnh “Ban vui-Cứu khổ Ba-la-mật” hay hạnh “Yêu thương Ba-la-mật”.
Chúng sinh với vọng tâm là sự thấy biết bám chấp vào các cực đoan đối đãi như hay-dở, tốt-xấu … của sự nghe, là nguyên nhân đưa đến phiền não. Khi nghe lời khen hay chê, tán dương hay chỉ trích … mà khởi lên vui mừng hay buồn giận … là cái nghe bị nhiễm ô nơi chúng sinh.  
Vì thế, việc hành giả thực hành quán sát âm thanh trên nền tảng chân lý Duyên khởi là nhằm nhận chân bản chất thực (= không thực thể) của âm thanh.  Âm thanh với bản chất là các Duyên sinh-diệt, đến rồi đi như mộng huyễn, tùy duyên mà biến hiện vô cùng tận. Được thế, hành giả sẽ tự xả ly một cách tự nhiên mà không cần phải cố gắng dằn ép, gượng ép để loại trừ các chấp mắc vào cảm xúc của âm thanh nữa.
Trongkinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông, Bồ-tát Quán Thế Âm có dạy:
Xoay cái nghe, nghe nơi tự tính(= tính chất tự nhiên “Duyên khởi” nơi mọi sự mọi vật, tức Duyên khởi tính);tính nghe trở thành đạo vô thượng; viên thông đúng là như thế ’ (Phản văn văn tự tính, tính thành vô thượng đạo, viên thông thật như thị   -  反聞聞自性。性成無上道。圓通實如是。). Ðây là cương lĩnh tu hành của Bồ-tát Quán Thế Âm.         
“Phản văn” 反聞nơi đây không những chỉ cho sự nghe nơi căn tai, mà hàm chứa cả sáu căn (tức thâu nhiếp cả sáu căn). Nghĩa là khi nhĩ căn đã viên thông, thì 5 căn còn lại cũng đồng từviệcthấu hiểu Duyên khởi mà thành tựu.
Một khi tâm đã thanh tịnh sáng suốt viên mãn thì chư Phật và chúng sanh đều đồng một thể tính ấy, và hiện ra 32 ứng thân để hóa độ chúng sinh.
- Cách tu hành của Ngài Quán Thế Âm Bồ-tátquacác giai đoạn sau:
1. Giai đoạn thứ nhất:  Bắt đầu từ khi cái nghe đối với thinh trần, không khởi phân biệt theo thinh trần, nên thinh trần tự vắng lặng; song còn cái “nghe”.
2. Giai đoạn thứ hai:  Cái nghe (năng, sở) cũng hết, song còn cái “hết”.
3. Giai đoạn thứ ba:  Không chấp ở nơi hết, song còn cái “biết hết”.
4. Giai đoạn thứ tư:  Cái “biết hết” đó cũng không, song còn cái “không”.
5. Giai đoạn thứ năm:  Cái “không” đó cũng không còn.  Lúc bấy giờ các vọng niệm phân biệt chấp trước đều hết, và Chân tâm (= thấy biết rõ Chân lý) thanh tịnh tự hiện bày; cũng như các cặn đục đã hết, thì nước trong tự hiện. 
Mười phương các đức Phật hay các vị đại Bồ-tát tu hành, chỉ có một con đường duy nhứt là hết “vọng” thì “chân” hiện bày, như lau gương sạch bụi, thì ánh sáng tự hiện; thế gọi là thành Phật hay chứng đại Niết bàn.
 
2.TrầnLục trần.
 Trần塵= Trần cảnh塵境(P;S: Ārammaṇa;  S: Ālambana;  E: Sense object) là bụi, chỉ cho cõi thế gian. Có giải thích cho rằng Cảnh (境;  P: Visaya;  S:Viśaya;  E: An object of concertn or attention)là đối tượng của căn, khi chấp thủ cảnh, thì cảnh gọi là trần 塵.  
Lục trần (六塵;  P: Bāhira-ārammaṇa;  S: Bāhyu-ālambana;  E: Six objects of sense).
Lục trần còn gọi là Lục ngoại xứ(六處處)  (Xin xem Xứ bên dưới)là 6duyên của Lục căn. Lục trần gồmcó Sắc trần,Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần. 
1.  Sắc trần  (色塵;  P: rūpa-ārammaṇa;  S: rūpa-ālambana;  E: visual objects):  Làhình dáng và màu sắc để thấy.
2. Thinh trần  (聲塵;  P: sadda-ārammaṇa;  S: śabdaḥ-ālambana;  E: auditory objects):  Làâm thanh, lời để nghe.
3.  Hương trần (香塵;  P: gandha-ārammaṇa;  S: gandhaḥ-ālambana;  E: olfactory objects):  Làmùi để ngửi.
4.  Vị  trần  (味塵;  P: rasa-ārammaṇa;  S: rasaḥ-ālambana;  E: gustatoryobjects):  Làvị của đồ vật ăn, uống.
5. Xúc trần (觸塵;  P: phoṭṭhabbārammaṇa-ārammaṇa;  S: sparśaḥ-ālambana;  E: tactualobjects):  Là cảm giác của đồ vật tiếp xúc, vachạm(nóng-lạnh, trơn-nhám, ...).
6. Pháp trần (法塵;  P: dhamma-ārammaṇa;  S: dharma-ālambana;  E: mental objects):  Là ý niệm phân biệt đối tượng bên ngoài do 5 thức giác quan thu nhận, hoặc hình ảnh hay ý niệm của5 trầnbên ngoài từ 5 thức giác quan đượcsao lưu.
Dođó, cầnphân biệt 2 dạng pháp trần:
 - Ngoạipháp trần (pháp trần bên ngoài) là ýniệm phân biệt về một thực tướngđược nhận biết từ ngũ giác quan đang xảy ra, là hữu hình.
 - Nộipháp trần (pháptrần bên trong) là pháp trần bên ngoài được lưu lại trong Thức uẩn,  là vô hình. Trong trường hợp này Pháp trần chính là nhữnghìnhảnh ấn tượng, những cảm xúc vui-buồn, nhữngtư tưởng - khái niệm - quan niệm - kiến thức - kinh nghiệm, và những ý muốn hành động, ... vốn từ 5 trầnbên ngoài “Sắc - Thinh - Hương - Vị - Xúc”, chính là “Thọ - Tưởng - Hành”, đã lưulạitrong Thức uẩn(ký ức, trí nhớ), và giờ đang trổi dậy hiện hành.
Do đó trong đời sống, chuỗi [Ý căn+ Pháp trần (Thọ-Tưởng-Hành)] → chuỗi Ý thức(Xin xem muc 3. kế tiếp) liên tục xảy ra vô cùng tận. Đây được cho là ý tưởng về “Thức tái sinh hay Kết sinh thức (結生識;  P: vipāka-viññāṇa, patisandhi-viññāna;  E: rebirth-consciousness)”.
Trong kinh Lăng Nghiêm mô tả lời giải đáp cho nghi vấn của Ngài A-Nan, bằng lời dạy đồng thanh của mười phương chư Phật: “Nguồn gốc của trầm luân sanh tử là sáu căn của ông; nguồn gốc của Niết-bàn giải thoát cũng là sáu căn của ông chứ không đâu khác”.
Sơ tổ thiền tông Việt Nam Trúc Lâm Yên Tử, Ngài Điều Ngự Giác Hoàng, đã viếttrong “Cư trần lạc đạo phú” khuyên hành giả là khi tiếp xúc với cảnh, tâm không khởi niệmphân biệt(= tâm Không)thìđó là thiền.
居塵樂道且隨緣,            Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
饑則飧兮困則眠。            Cơ tắc san hề khốn tắc miên.
家中有宝休尋覓,            Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
對境無心莫問禪。            Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Cõi trần vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Đói ăn, nhọc ngủ cứ tự nhiên.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh tâm Không chớ hỏi thiền.

Người đời khi mắt nhìn thấy sắc, liền khởi ý phân biệt đẹp xấu, đẹp thì thích, xấu thì không ưa, từ đó liên tưởng đến những chuyện khác. Vọng niệm cứ thế sinh diệt không dừng. Người biết tu, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng ... đều nhận rõ, thấy đó chỉ là sự vận hành của các Duyên vô chủ, nên không khởi cácý niệm phân biệt, chia chẽ.Theođócác căn không dính mắc với trần cảnh. Vì không dính mắc nên không tạo nghiệp, do vậy thoát ly khỏi phiền não, sinh tử.

3.ThứcLục thức.
1)Tri – Ngũ tri.
Tri(知;  P;S: jānāti;  E: knowing, a clear and certain mental apprehension): Là cái biết. 
Ngũ tri: Có 5 cái biết chia làm 2 loại:
•  Biết bằng khái niệmchế định(tục đế), đưa tới Chấp ngã, gồm 3 loại là Tưởng tri, Thức tri, Thắng tri. 
1.Tưởng tri (P: Sañjānati):  Làcái biết bằngtưởng(ngoại trừ tưởng trong 5 thức giác quan) về thực tánh của pháp.
- Tưởng tri có thể là nhận thức xuất thế gian; hoặc bằng khái niệm chế định có thực,mang tính thiện(P: vijjamana pannatti : như sự vật bố thí) hay khái niệm chế định không có thực,mang tính thiệncủa pháp đó (P: avijjamana pannatti : như  sự hiếu thảo).
- Tưởng tri có thể là nhận thức thế gian, nhận thức chúng ta sử dụng thường ngày. Loại tri này lệ thuộc vào ký ứcvà sự đặt tên. Mắt ta thấy một cây bút, ta không quán sát gì nhiều nhưng vẫn biết ngay đó là một cây bút. Đó là tưởng tri. Tưởng tri nhờ cậy vào sự hiểu biết và sự định danh đã có trong quá khứ.
Tưởng tri chỉ có thể cung cấp dữ liệu hay soi chiếu đối tượng, chứ không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
          2.Thức tri (P;S: Vijānāti):  Là cái biết bằng thức (識;  P: viññāṇa;  S: vijñāna;  E: sense consciousness) là khái niệm chế định có được từ vay mượn bên ngoài, là nhận thức thế gian với mặt thiện, như ở các lãnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.  Thức tri có chức năng như tưởng tri và không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
          3.Thắng tri (P: Abhijānāti) :  Làcái biết bằng đắc định, là khả năng nhận thức bằng giác quan của định sắc giới hay định vô sắc giới đạt được vi tế hơn nhận thức của dục giới.  Ví dụ khả năng thấy xuyên tường, nghe được ngôn ngữ của các loài khác…, những khả năng này có thể hổ trợ cho thiền quán, nhất là khi cần thấy rõ diễn biến thay đổi cực kỳ vi tế trong hiện tượng vật lý hay tâm lý mà người bình thường không thể biết được.
            Thực ra, Thắng tri là một loại Tưởng tri nhưng kèm theo toàn bộ hiểu biết về đối tượng, thay vì chỉ định danh (xác định nó là cái gì), rồi bỏ qua như Tưởng tri, thì Thắng Tri lại có sự tập trung, dồn hết hiểu biết đã có vào đối tượng. Ví dụ khi dịch một từ nào đó, ta dồn hết hiểu biết đã có, kinh nghiệm đã có vào từ ngữ ấy. Cái tri này gọi là Thắng tri.
          Đỉnh cao của Thắng tri gọi là thần thông(神通;  P: Abhiññā;  S: Abhijñāḥ;  E: Supernormal knowledge, Supernatural power). Có 5 loại Thắng tri hay 5 loại Thần thông sau:
          1.Thần túc tri -  Thần túc thông 神足通:  Khả năng đi lại khắp nơi trong nháy mắt.
          2. Thiên nhãn tri - Thiên nhãn thông 天眼通: Khả năng thấy không hạn chế các sự vật và vòng luân hồi.
2.Thiên nhĩ tri -  Thiên nhĩ thông 天耳通:  Khả năng nghe được âm thanh mọi loài (kể cả chư thiên).
          3.Tha tâm tri - Tha tâm thông他心通:  Khả năng biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác.
          5.Túc mạng tri - Túc mạng thông宿命通: Khả năng thấy biết được các kiếp sống đã qua của mình.
          Năm tri Thần thông này được gọi là tục trí, đạt được do tứ thiền định mang lại và thường được xem là phó sảncủa bậc giác ngộ. Thật vậy, con người không thể sống còn và thoát khỏi mọi đau khổ bằng Thần thông hay Phép lạ như thường nói đến ở các tôn giáo. Do đó, nếu không khéo thấy ra giá trị  nhất thời và khả năng hạn hữu của Thần thông-Phép lạ, con người sẽ dễ sa vào mê tín và đau khổ triền miên. Khi cần thiết thì bậc giác ngộ với Liễu tri (xem bên dưới) sẽ soi sáng việc sử dụng Thần thông-Phép lạ, thiết thực trong việc độ sinh.
Thắng tri cũng có 2 mặt lợi hại đối lập nhau và không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
•  Biết bằng lẽ thật Duyên khởi(chân đế), đưa tới Vô ngã, gồm 2 loại là Tuệ tri, Liễu tri.
          4.Tuệ tri(P: Pajānāti):   Biết bằng tuệ giác(P: paññā hay ñāṇa;  E: come to know), đây là cái biết trong sáng, khách quan, vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm, thấy được thực tính của cácpháp, là sự nhận biết rõ rệt chứ không hời hợt như trong quán sát và nhờ cậy vào ký ức.
Tuệ tri chính là nhận thức trực tiếp trong thiền tuệ.  Khởi đầu của tuệ tri là Chánh niệm - Tỉnh giác (P: Sati-sampajañña-ñāṇa→ Trọn vẹn và Rõ biết thực tại). Kếđó,Chánh tri kiến có nhiệm vụ tuệ tri thực tính của pháp, còn Chánh tư duy xác định lại thực tính này, vì Chánh tri kiến chỉ trải nghiệm hay chứng kiến thực tính chứ không xác định được thực tính.
Trong 4 cách nhận thức, chỉ có Tuệ tri - kết thành từ 3 yếu tố Chánh tri kiến (= Tỉnh giác), Chánh tinh tấn và Chánh niệm - là nhận thức trực tiếp thực tánh của pháp từ đối tượng trong pháp hành thiền quán.
          5.Liễu tri(P: Parijānāti):  Làcái biết bằng giác trí(P: bodhinãnã hay sambodhi) của bậc đã giác ngộ, là thành tựu trọn vẹn của tuệ tri. Liễu tri không là nhận thức trong khi đang tiến hành thiền quán.
          Liễu tri là tri đi kèm toàn bộ hiểu biết đầy đủ và chính xác về đối tượng, mang ý khách quan, khác với Thắng tri, loại tri dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mang ý chủ quan. Chúng ta dễ có “Thắng tri về đối tượng” chứ không dễ có “Liễu tri về đối tượng”. Liễu Tri được xem là loại tri cao nhất.
          Liễu tri còn gọi là thần thông thứ sáu, là Lậu tận thông漏盡通hay Lậu tận trí hay Chân trí, đạt được do thâm nhập quán nơi bậc giác ngộ A-la-hán (Bồ-tát hay Phật trong Phật giáo Bắc truyền). Đó là khả năng đoạn tận phiền não. Đây cũng là điểm được xem là khác biệt và vượt trội hơn so với các tôn giáo, ngoại đạo khác.
2) Thức – Lục thức.
Thức(識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna;  E: Sense consciousness) là cái biết, là cái ta nhận thức được.Đó là Thức tri.Khi đứng trước một đối tượng (con người, sự vật, sự việc), chúng ta vận dụng tất cả các kết nối của các giác quan và Thứctri (tri thức)của mình để tạo ra sự nhận thứcchủ quanvề đối tượng đó.
Lục thức(六識;  P: Cha-viññāṇa;  S: Ṣaḍ-vijñāna;  E: Six knowledges) 
Lục thức là 6 hiểu biết“Thức tri”của con người. Lục thức nàycó được từLục căn tiếp xúc với Lục trần. Lục thức gồm:
           1. Nhãn thức (眼識;  P: cakkhu-viññāṇa;  S: cakṣur-vijñana;  E: visual consciousness, eye consciousness):  Làcái biết của mắt do nhìn thấy đối tượng, nhận thức nó, phân biệt nó bởi màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), hình dạng (cao, thấp, vuông, tròn…), trạng thái (đi, đứng, nằm, ngồi…)…
          2. Nhĩ thức (耳識;  P: sota-viññāṇa;  S: śrotra-vijñana;  E: auditory consciousness, ear consciousness):  Làcái biết của tai do nghe được đối tượng là âm thanh, nhận thức nó, phân biệt nó ở những đặc điểm về âm điệu, cường độ, âm sắc…
          3. Tỷ thức (鼻識;  P: ghāna-viññāṇa;  S: ghrāṇa-vijñana;  E: olfactory consciousness, nose consciousness):  Làcái biết của mũi do ngửi được đối tượng là mùi, nhận thức nó, phân biệt nóở những đặc điểm là thơm, hôi hay trung tính (không thơm – không hôi).
          4. Thiệt thức (舌識;  P: jivhā-viññāṇa;  S: jihva-vijñana;  E: gustatory consciousness, tongue consciousness):  Làcái biết của lưỡi do nếm, ăn, uống về đối tượng là vị, nhận thức nó, phân biệt nó ở những đặc điểmlà: Chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi, ngon.
          5. Thân thức  (身識;  P: kāya-viññāṇa;  S: kāya-vijñana;  E: tactual consciousness, body consciousness):  Làcái biết của da do tiếp chạm với vật thể, nhận thức nó, phân biệt nóở những đặc điểm làtrơn-nhám, cứng-mềm, nóng-lạnh, nặng-nhẹ...)
6. Ý thức  (意識;  P: mano-viññāṇa;  S: manaḥ-vijñana;  E: mind consciousness):   Làcái biết của trí não do suy tưởng.
          Tóm tắt:
Cơ quan    →     Căn(sinh lý)   →  Trần(vật lý)   →  Thức(tâm lý)
                                        ↓                            ↓                            
Nhãn(mắt)        Nhãn căn               Sắctrần                Nhãn thức
Nhĩ (tai)              Nhĩcăn                 Thanhtrần             Nhĩ thức
Tỷ (mũi)             Tỷ căn                  Hương trần             Tỷ thức 
Thiệt (lưỡi)         Thiệt căn                         Vị trần                   Thiệt thức 
Thân (da)           Thân căn               Xúctrần                 Thân thức 
Ý (võ não)          Ý căn                    Pháp trần               Ýthức
 
LỤC CĂN +
 
XÚC
LỤC TRẦN
(hữu+vô)
=> LỤC THỨC
  (vô hình)
Nhãn căn   Sắc trần   Nhãn thức
Nhĩ căn   Thinh trần   Nhĩ thức
Tỷ căn   Hương trần   Tị thức
Thiệt căn   Vị trần   Thiệt thức
Thân căn   Xúc trần   Thân thức
Ý căn   Pháp trần   Ý thức
 
 
Thí dụ khi mắt nhận biết một đoá hoa thì đoá hoa thuộc vật lý, mắt thuộc sinh lý và nhận biết thuộc tâm lý.

----------

Chú thích:
Kiến Văn Giác Tri(見聞覺知) có nghĩa là Thấy Nghe Hay Biết. Tiếng gọi chung những tác dụng của tâm thức khi tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài. Nghĩa là trong 6 căn: mắt chủ sự Kiến, tai chủ sự Văn, mũi, lưỡi và thân chủ sự Giác, ý chủ sự Tri (biết).
- Kiến 見(Thấy) là tác dụng của Nhãn thức.                                       →  Cái biết do thấy.
- Văn 聞  (Nghe) là tác dụng của Nhĩ thức.                                          →  Cái biết do nghe.
- Giác 覺(Hay) là tác dụng của 3 thức: Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức.          →  Cái biết do phát hiện.
- Tri 知  (Biết) là tác dụng của Ý thức.                                                →  Cái biết do hiểu.
3) Mối tương quan của 6 thức.
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín, Tổ Mã Minh nói:
Tâm sinh thảy thảy pháp sinh,
Tâm diệt thảy thảy pháp diệt.
Tâm nơi đây là Thức, hay còn gọi là Tâm thức, là ý thức phân biệt chế định hình thành (= sinh) thế giới muôn màu muôn vẻ. Tâm thức luôn biến đổi (= diệt) thì cả thế giới biến đổi theo.
------------
Chú thích:    1) Lý Duyên khởi chỉ ra rằng:
Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này không có, cái kia không có. 

Do cái này sinh, cái kia sinh. 
Do cái này diệt, cái kia diệt.

                    2) Ngài Mã Thắng (A-thuyết-thị 阿說示;  P: Assaji;  S : Azvajit) đã khai thị lýDuyên khởi cho ngài Xá-lợi-Phất như sau:
Các pháp theo duyên sinh,
Các pháp theo duyên diệt.
ChínhPhật Đại Sa-môn,
Thường giảng thuyết như vậy.
 
1. Năm thức 1-:-5 kể trên chỉ thuần túy là những “cảm giác”, chúng không có khả năng phán đoán, ước lượng nghĩa là 5 thức này là 5 thức “không có suy nghĩ”.
Ví dụ: Mắt ta nhìn thấy màu xanh thì nó chỉ thuần túy là nhìn thấy màu xanh, còn để gọi tên được màu xanh đó thì cần phải có tri thức về màu xanh đó rồi. Giống như việc đứa trẻ nhìn một đồ vật màu xanh, nó chỉ đơn thuần là nhìn chứ chưa nhận biết được, người lớn chỉ vào vật đó nói và dạy cho đứa trẻ “đây là màu xanh” thì nó mới nhận thức được đó là màu xanh. Như vậy, chỉ khi có ý thức tác động thì chúng mới được phân biệt, ước lượng về tính chất, mức độ.
          2. Thức thứ sáuý thức hình thành khi ý căn tiếp xúc với một đối tượng nhận thức là các pháp trần, là tất cả những sự vật, sự việc, hiện tượng ta cảm giác được hoặc suy nghĩ tưởng tượng của ta.
 Khi mắt chúng ta không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, miệng không nếm, thân thể không chạm xúc; nghĩa là trong lúc năm giác quan không tiếp xúc với trần cảnh, thì ý thức của chúng ta vẫn phân biệt tính toán, nhớ những cảnh đã qua, suy xét những điều chưa đến.
Nhờ có ý thức mà con người khác biệt so với những loài động vật khác, nhờ có ý thức mà có người thông minh có người lại ngu muội. Ý thức là nền tảng khởi phát điều hay, lẽ phải, nhưng ý thức cũng là nguồn cơn sinh ra phiền não, khổ đau. Nói cách khác, cái dụng của ý thức lợi hại vô cùng; nếu nó suy nghĩ tính toán những việc hay, tốt, thì thân chúng ta sẽ làm điều lành, miệng nói những lời phải, đều có lợi ích cho mình và người; ngược lại, thân và miệng chúng ta gây nên điều bất thiện hại mình hại người vậy.
Phạm vi của ý thức được nhận diện qua hai hình thức:
- Một làý thức được dùng bổ trợ với 5 thức trước(nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ): Cái biết sinh ra từ năm thức trước đơn thuần chỉ là cảm giác (E: sensation), khi được ý thức tác động thì nó sẽ tạo ra tri giác (E: perception). Ta gọi sự liên hiệp của 6 thức này làNgũ câu ý thứchay Tri thức thuần túy. Trong đời sống, mọi “cái biết” đều được hình thành từ các giác quan và đều được ý thức làm cho sáng tỏ. Trong “Duy thức tam thập tụng” gọi chung 6 thức này là Liễu biệt cảnh thức– tức là “cái biết” phân biệt rõ ràng về mọi mặt.
- Hai làý thức đơn độc(= Độc đầu ý thức): Trạng thái này để chỉ ý thức tồn tại, hoạt động hoàn toàn độc lập và nó không có mối quan hệ với 5 thức trước. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì ý thức này được gọi tên là các hoạt động diễn ra trong tưởng tượng, hồi tưởng, suy tư, phán đoán trước… được gọi chung là Tán vị ý thức, gồm 3 loại:
1. Mộng trung ý thức là ý thức xuất hiện khi ta nằm mơ.
2. Loạn trung ý thức là ý thức của người điên loạn.
3. Định trung ý thức là ý thức trong lúc ta chú tâm định.
Tóm lại, ý thức không chỉ giúp ta phân biệt được các sự vật hiện tượng, sự việc trong nhân gian mà nó còn “phác họa” những cái không chắc là có thật (con số, khái niệm trừu tượng, quan niệm, quá khứ, tương lai…). Ý thức giúp con người phân biệt được đối tượng bên ngoài (khách thể) và cả tâm thức bên trong (trong lòng ta nghĩ).

4. Lục xúc – Lục ái (= Lục dục).
1) Lục xúc(六觸) = XÚC(觸;  P: Phassa;  S: Sparśa;  E: Contact, touching) chỉ cho 6 tác dụng tinh thần do 6 căn, 6 cảnh, 6 thức hòa hợp mà sinh ra. Đó là Lục xúc: Nhãn xúc, Nhĩ xúc, Tị xúc, Thiệt xúc, Thân xúc và, Ý xúc. Từ Lục xúc sinh ra Lục ái hay Lục dục là cảm thọ “Lạc - Khổ” hay “Hỷ - Ưu – Xả” (= Tham – Sân – Si)” (*).
1. Nhãn xúc:  Là xúc sinh từ nhãn thức. Có nghĩa là: Do duyên nhãn căn và duyên các cảnh sắc (hình dáng, màu sắc), sinh khởi nhãn thức, ba pháp này hội hợp là Nhãn xúc.
2. Nhĩ xúc:  Là xúc sinh từ nhĩ thức. Có nghĩa là:  Do duyên nhĩ căn và do duyên các cảnh thanh (tiếng), sinh khởi nhĩ thức, ba pháp này hội hợp là Nhĩ xúc.
3. Tỷ xúc:  Là xúc sinh từ tỷ thức.Có nghĩa là: Do duyên tỷ căn và do duyên các cảnh mùi, sinh khởi tỷ thức, ba pháp này hội hợp là Tỷ xúc.
4. Thiệt xúc:  Là xúc sinh từ thiệt thức. Có nghĩa là: Do duyên thiệtcănvà do duyên các cảnhvị, sinh khởi thiệt thức, ba pháp này hội hợp là Thiệtxúc.
5. Thân xúc:  Là xúc sinh từ thân thức. Có nghĩa là: Do duyên thâncănvà do duyên cáccảnh xúc chạm, sinh khởi thân thức, ba pháp này hội hợp là Thânxúc.
6. Ý xúc: Là xúc sinh từ ý thức. Có nghĩa là:  Do duyên ý căn và do duyên các pháp trần, sinh khởi Ý thức, ba pháp này hội hợp là Ý xúc. Ý xúc ở đây là nội xúc.
Khi các căn không phòng hộ các duyên trần cảnh, thì sẽ sinh ra xúc bất thiện, dẫn đến 3 thọ là [Lạc, Khổ] hay [Hỷ, Ưu, Xả].
Lạc Thân xúc
Khổ
Hỷ Ý xúc
Ưu
Xả
 
 
2) Lục ái(六愛) = ÁI (愛;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Craving, thirst, desire, longing, greed →  Thèm muốn, yêu, thích, quý  →  Ái dục)  là  Nhãn ái = Sắc dục, Nhĩ ái = Thinh dục, ..., Thân ái = Xúc dục, Ý ái = Pháp dục.
LụcCăn+LụcTrần+LụcThức →  Lục xúc  →  Lục Ái (thể chất hoặctinh thần)
                                                                                               (physical or mental)
                                                                          →  Khổ (phiền não)
1. Nhãn xúc sinh ái 愛(= ái dục 愛欲) gọi là Nhãn ái:  Mắt tiếp xúc với những màu sắc, hình dáng xinh đẹp ở thế gian mà sinh tâm ưa thích, không chịu lìa bỏ.
2. Nhĩ xúc sinh áigọi là Nhĩ ái:  Tai thường tiếp xúc với tất cả tiếng ca hát, đàn sáo, âm điệu du dương ở thế gian mà sinh tâm ưa thích, không lìa bỏ.
3. Tỷ xúc sinh áigọi là Tỷ ái:  Mũi thường tiếp xúc với các mùi thơm ở thế gian như chiên đàn, trầm thủy v.v... mà tâm sinh ưa thích, không lìa bỏ.
4. Thiệt xúc sinh áigọi là Thiệt ái:  Lưỡi thường tiếp xúc với tất cả hương vị thơm ngon của thế gian mà sinh tâm ưa thích, không lìa bỏ.
5. Thân xúc sinh áigọi là Thân ái:  Thân tiếp xúc với làn da mịn màng trơn láng của người nam, người nữ mà sinh tâm ham thích, không lìa bỏ.
6. Ý xúc sinh ái gọi là Ý ái:  Ý thường duyên theo tất cả các pháp như sắc, thanh, hương, vị, xúc của thế gian mà sinh tâm ưa thích, không lìa bỏ.

 
LỤC CĂN
(hữu hình)
+ LỤC TRẦN
(hữu+vô)
+ LỤC THỨC
  (vô hình)
=> LỤCÁI = LỤC DỤC
(hữu hình + vôhình)
         ÁI              DỤC

 
Nhãn căn   Sắc trần   Nhãn thức    Nhãnái  hoặc  Sắc dục
Nhĩ căn   Thinh trần   Nhĩ thức    Nhĩái            Thinh dục
Tị căn   Hương trần   Tị thức    Tịái              Hương dục
Thiệt căn   Vị trần   Thiệt thức    Thiệtái         Vị dục
Thân căn   Xúc trần   Thân thức    Thânái         Xúc dục
Ý căn   Pháp trần   Ý thức    Ýái              Pháp dục
 
 
          Ý thức là yếu tố biến hiện liên tuc, là kết sinh thức (結生識;  P: vipāka-viññāṇa, patisandhi-viññāna;  E: rebirth-consciousness)ở kiếp sống mới.

---------------

(*)  Sáu cảnh (sắc, thinh, mùi, vị, xúc, pháp) mỗi cảnh làm sanh khởi ba thọ (lạc, khổ, ưu) thành 18 thọ.
– Mười tám thọ này có sự đắm nhiễm trong sáu cảnh.
– Mười tám thọ này không đắm nhiễm trong sáu cảnh.
Tổng cộng có 36 thọ. Lấy số 36 này nhân cho ba thời (quá khư, hiện tại, vị lai) thành 108 thọ.

Hình tượng “Xâu chuỗi tràng hạt” 108 hạt bồ đề, tượng trưng cho 108 phiền não của con người là cho 108 thọ này.

5. Mạt-na thức và A-lại-da thức.
          Trong Duy Thức học, là môn tâm lý học của Phật giáo Bắc truyền, có nhắc đến khái niệm “thức” với 8 hình thái khác nhau, hay còn gọi là “Bát thức tâm vương 八識心王* Tâm vương 8 thức”. Những 8 Tâm vương này là 8 Vọng tâm = 8 Thức, được gọi là Tâm pháp gồm có 8 pháp.  
          Tâm vương bao gồm 8 thức là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt-na thức, A-lại-da thức.  Trong đó, 5 thức đầu tiên bắt nguồn từ chính 5 giác quan của cơ thể hay còn gọi là tiền ngũ thức. Mỗi thức có một khả năng nhận thức và phân biệt khác nhau. Nói một cách dễ hiểu theo tâm lý học hiện đại thì 5 thức này tương ứng với 5 cảm giác là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
          Nói chung trong 8 thức thì 6 thức đầu có ý nghĩa tương tự như ở Lụcthức, chỉ thêm vào 2 thức cuối. Điều này như phân tích dưới đây cho thấy 6 thức đầu hình thành từ Sắc uẩn, Thọ uẩn và Tưởng uẩn có chức năng nhận biếtcủa thức, còn 2 thức lập thêm từ Hành uẩn và Thức uẩn không có chức năng thực sự của thức, mà chỉ được thức hóa.Với Mạt-na là thứchóaHành uẩn,có  chức năng chấp thủ cái biết, tích lũyở A-lại-da”,và A-lại-da là thứchóaThức uẩn,có chức năng ghi nhớ lưu giữ cái biết ở 6 thức đầu(= ký ứchay trí nhớ).

1) Mạt-na thức(末那識;  S: Manas-vijñāna)
Trong Thành Duy Thức luận có giải thích: Mạt-na có nghĩa là tư lương(思量),trong đó “Tư思là suy nghĩ; “Lương量là so lường”. Theo đó, bản chất của Mạt-na thức là liêntục suy nghĩ, suy xét phân biệt,tính toán phân biệt, thể hiện ý chí chấp thủ.
So với thức thứ 6 – ý thức, mặc dù ý thức cũng có tính suy nghĩ, so lường nhưng ý thức lại có tính gián đoạn. Hoặc khi so sánh với 5 thức trước thì 5 thức này lại hoàn toàn không có tính phân biệt và cũng bị gián đoạn (chỉ tồn tại trong một thời điểm xác định).

Trong Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa có giải thích về Mạt-na thức như sau: Thức Mạt-na được xem như “gốc” của ý thức (thức thứ 6). Vì thức thứ 6 cũng có khi bị gián đoạn (ví dụ khi ta ngủ sâu hay hôn mê thì ýthức thôngthường không còn tồn tại nữa). Lúc này ý thức không mất hẳn mà nó chỉ tạm thời không có mặt ở đó. Trong trạng thái đó, ý thức trở về cái gốc của nó – đó chính là thức thứ 7 (Mạt-na thức), nghĩa là ý thức vẫn hoạt động qua giấc mộng. Nói cách khác, Mạt-na luôn hiện hành chấp chặt cái biết lưu giữ nơi A-lại-da, nghĩa là Mạt-na được xem như yếu tố luôn hiện diện trong mọi không gian và thời gian, khẳng định cái Ta nơi chúng sinh.

2) A-lại-da thức(阿賴耶識;  S: Ālaya-vijñāna).
Đây là thức thứ 8 trong tám thức của con người. Trong tiếng Phạn, A-lại-da có ý nghĩa là kho chứa, tích chứa,nên tiếng Hán gọi là Tàng thức hay Tạng thức 藏識.
Thức thứ 8 chứa đựng tất cả cái biết từ 6 thức đầu, mỗi cái biết được gọi là chủng tử  (種子: Hạt giống),ẩn dụ cho nhân của mọi vấn đề thiện hay bất thiện, khi gặp đủ duyên sẽ hiện hành, đồng thời sẽtrở lại làm chủng tử mới.
Trong quyển  “50 bài tụng Duy Biểu thời nay” củathiền sư Thích Nhất Hạnh có nhắc tới 3 nhiệm vụ của A-lại-da thức như sau:
1.Nhiệm vụ 1:  Chứa đựng, bảo tồn tất cả những “hạt giống” ta đã trải qua. Trong đó, “hạt giống” ở đây được hiểu là tất cả những hành động màta đã làm, tất cả những nhận thức màta đã có, tất cả những kinh nghiệm màta đã tích lũy được.
2.Nhiệm vụ 2:  A-lại-da thức (= Tàng thức) bản thân cũng chính là các hạt giống. Bản thân tàng thức không chỉ là “kho chứa hạt giống” mà chính nó cũng có thể là những hạt giống trong kho. Ví dụ: Cái bát chứa cơm – ta gọi là bát cơm. Nhưng khi không còn cơm trong bát thì ta không thể gọi là bát cơm được nữa. Như vậy, thức thứ 8 vừa có thể là chủ thể nhưng cũng có thể vừa là đối tượng.
3.Nhiệm vụ 3:  Chứa đựng những luyến ái (tình cảm, nhận thức) về cái Ta. Nhiệm vụ này được cho là do mối liên hệ giữa A-lại-da thức và Mạt-na thức. Mạt-na thức được xemlà sinh ra từ tàng thức, nhưng Mạt-na thức cũng ôm lấy tàng thức và coi đó là một cái Ta riêng biệt của nó. Theo Phật giáo, đa số những khổ đau của con người đều là kết quả của việc Mạt-na thức ôm lấy Tàng thức để tạo ra một cái Ta riêng biệt của chính nó.
Một ví dụ về sự hoạt động của cả 8 thức như sau: Khi ta ngủ, 5 cơ quan cảm giác không tiếp nhận thông tin, nhưng Mạt-na vẫn tiếp nhận những “tín hiệu ngầm” từ thức thứ 8. Từ đó, trong giấc mơ ta nhìn thấy bản thân mình, ta nghe thấy âm thanh, ta tiếp xúc với cảnh vật trong giấc mơ y hệt như ta đang thức vậy. Từ những nhận thức tạo ra trong tâm của ta từ giấc mơ đó, sinh ra cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương, căm ghét, đau khổ, sợ hãi… Tất cả những thứ kể trên đều chỉ là một tưởng tượng do Mạt-na thêu dệt mà thành.
          Khi hành giả thành tựu Tuệ giác, thì cả 8 Thức được gọi là 8 Trí, nghĩa là Tuệ giác y cứ nơi Thức, như kinh Pháp Bảo Đàn chỉ dạy:
佛法在世间            Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉            Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提            Ly thế gian mịch bồ đề   
恰如求兔角           Kháp như cầu thố giác   
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
Thức                      Trí (Duy Thức)                  Trí (Tịnh Độ tông)
          1.  A-lai-da                 - Đại viên cảnh trí                 - Vô đẳng thắng trí
            2.  Mạt-na                  - Bình đẳng tính trí               - Đại thừa quảng trí
            3.  Ý thức                   - Diệu quan sát trí                  - Bất khả xưng trí
            4.  Ngũ thức              - Thành sở tác trí                  - Bất tư nghì trí
 
          Bấy giờ, A-lại-da thức, tức Thức uẩn, chuyển hóa là Đại Viên Cảnh Trí 大圓鏡智hay Bạch Tịnh thức 白淨識.


Sơ đồ mô tả cấu trúc 8 thức


---------------------

Chú thích:  Theo Pháp tướng tông (法相宗) và Duy thức tông (唯識宗) trong Phật giáo Bắc truyền, mỗi chúng sinh đều có 8 lớp thức riêng biệt gọi là Bát thức (八識;  S: aṣṭa-vijñānāni). Theo giáo lí của tông này, năm thức đầu tiên tương ứng với 5 giác quan, thức thứ 6 (ý thức 意識) tương ứng với suy tưởng, thức thứ 7 là Mạt-na thức (末那識;  S: mānas-vijñāna;  E: defiled mental consciousness)tương ứng với ý niệm về bản ngã, thức thứ 8 là A-lại-da thức (阿賴耶識;  S: ālaya-vijñāna;  E:store-house consciousness) là kho chứa mọi dấu ấn từ kinh nghiệm của mình.
Theo Thành Duy Thức luận 成唯識論.  Thức thứ 8 được gọi là Bản thức (本識), Tạng thức (藏識) hay Chủng tử thức (種子識).
Chức năng của thức là nhận biết sự vật hiện tượng. Theo đó 6 thức đầu đã được đức Phật Thích Ca truyền dạy, thỏa đúng chức năng của thức, 6 thức này được xem là hình thành từ Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn.  Còn thức thứ 7 và thức thứ 8 được các Tổ về sau lập thêm, được xem là đã thức hóa Hành uẩnvà Thức uẩn, và cả hai đều không có chức năng của thức (là nhận biết), mà chỉ có đặc tính là chấp thủ nhận biết (Mạt-na) và lưu trữ nhận biết (A-lại-da).
Hai chức năng chấp thủ và lưu trữ này được truyền từ kiếp này qua kiếp khác, được xem là hai thành phần đóng vai trò chủ yếu trong việc tái sinh. Giải tỏa các chấp thủ lưu trữ này bằng Duyên khởi tính (tức Không tính) là cách thức đi đến giải thoát.
VIDEO
- Thu thúc lục căn - tinh tấn giác niệm
- Lục Căn - Cội Nguồn Trí Tuệ |Thiền Sư Ajahn Chah
- Thiền và Đời Sống kỳ 383.Lục Căn, Lục Trần..
- Tu Tập Lục Căn Lục Trần - TT.Thích Bửu Chánh
- Bài Giảng "CĂN - TRẦN - THỨC"HT Viên Minh 
- HP06 - 6 CĂN 6 TRẦN 6 THỨC || ĐĐ THÍCH TRÍ HUỆ
- PHTT: LỤC CĂN, LỤC TRẦN, LỤC THỨC - HT Pháp Tông
 
Nelumbonaceae - Wikiwand
 
PhầnII
UẩnXứ – Giới

Khanda – Āyatana – Dhātu
Aggregate – Sense base – Element
[Uẩn – Xứ – Giớicó nghĩa là Ngũ uẩn - Thập nhị xứ - Thập bát giới]
1. Uẩn – Ngũ uẩn.
Uẩn (蘊;  P: Khanda;  S: Skandhāḥ;  E: Aggregate) là yếu tố tích tụ[cách dùng từ của ngài Trần Huyền Trang (602 – 664)], làchỗ rợp, bóng râm nơi ánh mặt trời không soi tới[cách dùng từ của ngài Cưu-ma-la-thập (344-413)]
Ngũ uẩn五蘊  =  Ngũ ấm 五陰  (P: Pañca-khandha;  S: Pañca-skandhāḥ;  E: Five aggregates of clinging) là 5 đặc trưng về khái niệm phân biệt một kết hợp giữa tâm lý và vật lý để tạo nên một chúng sanh mà điểm trọng yếu khi phân tích một con người toàn diện thì ta thấy gồm hai yếu tố chính, đó là thân và tâm hay vật chất và tinh thần.
Ngũ uẩn nơi con người với ý nghĩa là 5 yếu tố tích tụ che lắp sự thật(= chân lý), khiến con người sống trong giả ảo(= Bản ngã) đau khổ. Con người khi thấy ra Ngũ uẩn là Vô ngã, tức ngộ được chân lý Duyên khởi, thì đó là Niết-bàn vậy.
Ngũ uẩn gồm có Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩnlà các hình thức chấp thủ đối với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Theo đó, Ngũ uẩn hay Ngũ ấm hàm ý rằng con người vì không thấy ra bản chất thực nơi chính mìnhvà vạn vật, đó là một tổ hợp của 5 Duyên hình thành và luôn biến đổi(sinh-diệt), lại bám chấp vào biểu hiện tạm của 5 Duyên này, và xem đó là một thực thể thường tại, khiến phải dẫn đến cho cuộc sống nơi chính mình mê lầm và khổ đau. Vì vậy, Ngũ uẩn còn gọi là Ngũ thủ uẩn(五取蘊;  P: Pãnca upādāna-khandha;  S: Pañca upādāna-skandhāḥ).
Do dó, trong cuộc sống hành giả nên hạn chế mặt tiêu cực của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thứcvà luôn tỉnh giác với lý Vô ngã và Vô thường nhằm làm cho nội tâm ta dần thanh tịnh khi tiếp cận với thực tại. Bởi theo học thuyết Duyên khởi, 2 tính chất Vô ngã và Vô thường luôn thường trực nơi mọi sự vật hiện tượng.
Mọi sự vật hiện tượng đều hình thành từ các Duyên → Vô ngã (Sinh), các Duyên lại liên tục tương tác biến đổi → Vô thường (Diệt). Chuỗi “Sinh Diệt” kia diễn ra là vô cùng vô tận. Điều này cho thấy mọi sự vật là không tự hữu và hằng hữu, mà chỉ hiện hữu nhất thời.
Các hành giả tu học Phật thường được nhắc nhở “Tu là nhìn lại chính mình” là vì các hành giả chưa thấy biết ra Ngũ uẩn này vậy.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Gánh nặng, có nói:

Ngũ uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người.
Mang gánh  nặng ấy lên
Chính là khổ ở đời.
Còn đặt gánh nặng xuống
Chính là lạc ở đời .
Đặt gánh nặng xuống xong
Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát
Được giải thoát tịnh lạc

Ngũ uẩn được xem là gánh nặng khổ đau vì con người sống theo những chấp thủ cực đoan Ngũ uẩn này. Thấy được bản chất thực của chúng, tức chứng đạt chân lý, là cách đăt gánh nặng ấy xuống.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau".
- Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái Ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái Ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái Ta. Lòng tin có một cái Ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."
- Nhà văn Joseph Goldstein, người sáng lập Hiệp hội Thiền Minh Sát (IMS – Insight Meditation Society) ở Barre, Massachusetts cũng viết:
"Cái mà chúng ta gọi là cái Ta chỉ là Ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ."
          1) Sắc uẩn(色蘊;  P: Rūpa-khandha;  S: Rūpa-skandha;  E: Form, piles of form)
Sắc (色;  P;S:Rūpa) tức Thân, được cấu thành từ 4 Duyên gọi là Tứ đại(四大;  P;S: Mahābhūta;  E: The four great elements), đó là:
+ Đất (Địa 地;  P: Pruṭhavī;  S: Pṛthvī;  E: Earth):  Nguyên tố cứng.
+ Nước (Thuỷ 水;  P: Āpa;  S: Āp;  E: Water):      Nguyên tố ẩm ướt.
+ Gió (Phong 風;  P: Vāyu;  S: Vāyu;  E: Air):       Nguyên tố động.
+ Lửa (Hoả 火;  P: Teja;  S: Tejah;  E: Fire):        Nguyên tố ấm nóng.
Tứ đại được xem là tương đương với 4 thể của Vật lý học hiện đại là Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí, Thể ion (E: plasma). Khi 4 yếu tố này hợp lại thì có thể hình thành nên hình tướng sinh vật, và khi chúng tan biến thì sinh vật cũng theo đó mà hoại diệt; Tứ đại không có người sáng tạo ra, mà cũng chẳng có sinh vật nào được sáng tạo cả.
Trong Phật giáo thường nói “Tứ đại giai Không * 四大皆空* Bốn đại đều không thật có ”.
Trong bài kệ Tâm Chi Sanh Hề (心之生兮) của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) có câu: “Sanh tự lầm sanh, chết lầm chết, Bốn đại vốn không từ đâu khởi ? *  Sanh tự vọng sanh, tử vọng tử. Tứ đại bổn không tùng hà khởi * 生自妄生死妄死、四大本空從何起”
Trong kinh Tạp A-hàm, đức Phật đã nói về Sắc:
 “Tứ đại là nhân, tứ đại là duyên, đó gọi là Sắc. Vì sao lại gọi như vậy? Vì phàm có những sắc gì, thì chúng đều là tứ đại, nhờ tứ đại mà tạo thành”.
“Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Sắc.”
          Sắc có 6 bộ phận gọi là Lục căn(六根;  P;S: Ajjhattika-āyatana;  E: Six sense organs, six internal sense bases), tương đương với 6 cơ quan của thân theo Sinh lý học hiện đại, giúp thân giao tiếp với đối tượng làLục cảnh(六境;  P: Bāhira-āyatana;  S: Bāhyu-āyatana;  E: Six sense objects, six external sense bases) ở môi trường bên ngoài.  Lục trần六塵là từ dùng chỉ cho Lục cảnhbị chấp thủ.  
Quan điểm của đạo Phật về thân và tâm đều được đặt trên cơ sở của nguyên lý Duyên khởi, nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân giữa yếu tố con người và các yếu tố vũ trụ thiên nhiên, bao gồm môi trường, hoàn cảnh ... Thân vì thế không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động. Thân muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố Sắc khác như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí ...
Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana-sutta), đức Phật đã dạy:
“Này các Tỷ-kheo, như thế thì tất cả những gì thuộc Sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo Chánh trí tuệ, đúng như thật: "Cái này không phải của Ta, cái này không phải là Ta, cái này không phải là tự ngã của Ta".
Bản chất của Sắc là Vô thường, Vô ngã và chuyển biến bất tận theo sự thật Duyên khởi, cho nên bản chất của Sắc là Không(= không thực tồn tại bất biến, kể cả quan niệm về một linh hồn bất biến ở các tôn giáo khác). Sự chấp thủ Sắc (Sắc uẩn) nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ khổ não.
 Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Sắc là tên, họ, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè ..., nghề nghiệp, địa vị.  Một người đồng thời có thể đóng vai cha (mẹ), chồng (vợ), ông (bà), con, ..., hay chức danh tổng thống, giám đốc, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, ... nơi xã hội, hay đại đức, thượng tọa, linh mục, mục sư, ... nơi tôn giáo.
2) Thọ uẩn(受蘊;  P: Vedanā-khandha;  S: Vedanā-skandha;  E: Emotion): 
Thọ (受;  P;S: Vedanā) có nghĩa là sự nhận, chịu, bị, mắc. Thọ là nói gọn của cảm thọ感受là sự nhận chịu cảm xúc (E: emotion),
Theo đó, Thọ được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù tình cảm(E: sentiment) hàm ý sự chuyển hóa từ cảm giác => tri giác => cảm xúc, sinh ra từ sự nối kếtcác đối tượng tương thích, biểu hiện một trong 3 tính chất là Khổ-Lạc-Xả. 
- Khổ thọ (苦受;  P: Dukkha;  S: Duḥkha-vedanā):  Có cảm xúc âm tính, như cảm xúc khó chịu hay buồn (Khổ = Cảm xúc buồn).
- Lạc thọ (樂受;  P: Sukha-vedanā;  S: Sukha-vedanā):  Có cảm xúc dương tính, như cảm xúc dễ chịu hay vui  (Lạc = Cảm xúc vui).
- Xả thọ(捨受;  P: Upekkhā;  S: Upekṣā-vedanā):  Có cảm xúc trung tính, như cảm xúc không vui thích, không đau khổ.
dụ: Khi mắt tiếp xúc với sắc, nếu xúc ấy tạo một cảm giác khó chịu, ấy là khổ thọ, nếu dễ chịu thì lạc thọ. Nếu cảm giác trung bình không khó chịu, không dễ chịu tức không khổ, không lạc là xả thọ.
  - Khó chịu: Khổ thọ       
Khi mắt thấy sắc  →  - Dễ chịu: Lạc Thọ
                                                   - Bình thường: Xả thọ
Chúng ta phải quan sát cho kỹ mới thấy rõ sự vận hành của nó.
Khi mắt thấy sắc thì chỉ có xả thọ thôi. "Cái thấy" chỉ là xả thọ, còn thân xúc mới có khổthọhay lạcthọ. Tươngtự cái thấy,cáccái nghe, cái ngửi, cái nếm chỉ thọ xả,hoàn toàn không thọ khổhaythọlạc. Còn thân xúc mới thọ khổ hay thọlạc.
Toàn bộ sự vận hành này của căn, trần, thức (trừ ý thức) đến khổ, lạc, xả phát sinh hoàn toàn tự nhiên thụ động. Hoàn toàn thụ động nên gọi là vô nhân無因. Vô nhân là vì nó không tạo tác, không gây nhân, với kết quả thụ động gọi là dị thục異熟.
                                                           - Khổ
                    Căn + Trần + Thức   →     - Lạc =  Vô nhân dị thục (không tạo nghiệp)
                                                           - Xả
         
- Khổ đếgồm Khổkhổ, Hoại khổ, Hành khổchỉ là những ảo giác.
- Tập đếgồm Phi hữu ái (= Sân), Hữu ái (= Tham), Dục ái (= Si) biểu hiện Vô minh-Ái dục, chỉ là những hình thức chấp thủ của Bản ngã.
 
1. Khổthọ.
- Khi cókhổ phát sinh, thường bản ngã có ý chống lại cái khổ, nghĩa là muốn lẫn tránh hay  loại trừ cái khổ ấy. Theo nhà Phật, thì ước muốn loại trừ này gọi là phi hữu ái (P: abhava-taṇhā)nghĩa là muốn huỷ diệt cái khổ hay không muốn khổ tồn tại, cho nên phi hữu ái thuộc về tâm sân, làm nền tảng cho đoạn kiến.
Khổ thọ sinh → [Muốn loại trừ = Phi hữu ái]
         →[Tâm sân] →[Đoạn kiến]      
- Khi có khổ, nếu chúng ta muốn khẩn trương loại trừ nó, thì cảm giác khổ tâm lý (cái khổ do tưởng tượng ra), càng gia tăng lên, nghĩa là đem phi hữu ái mà chồng lên khổ thọ thì thành ra khổ khổ
                              Khổ thọ   +   Phi hữu ái   =   Khổ khổ 
                    (sinh lý)                                   (tâm lý)         
2. Lạcthọ.
- Khi có lạc phátsinh, thường bảnngã muốn giữ cái lạc đó lại. Tham muốn duy trì, nắm giữ cái lạc đó lại chính là hữu ái, lòng ham muốn cái lạc đó tồn tại mãi, nên thuộc về tham, làm nền tảng cho thường kiến.  
Ví dụ: Khi  hành thiền, đắc được hỷ lạc, thấy người thoải mái, thích thú rồi ngày nào cũng  muốn lặp lại trạng thái đó. 
- Khi lạc mà muốn giữ lại sẽ sinh ra 3 trường hợp:    
1. Muốn kéo dài Lạc, thì đưa đến Khổ
Ví dụ: người tu thiền định hôm kia đắc được hỷ lạc, hôm nay cứ ngồi để mong lặp lại hoặc kéo dài thời gian hỷ lạc ấy, vì hỷ lạc quá hấp dẫn, thích thú. Vậy là cũng rơi vào hữu ái, là cái khổ do mong muốn lạc tồn tại lâu dài.        
2.Losợ Lạc mất đi,thì đưa đến Khổ.  
3.Lạc tồn tại quá lâu thì đưa đến Khổ. Tồn tại mãi sẽ sinh ra chán, muốn thay đổi.
Ba cái khổ: muốn duy trì Lạc, losợ Lạc mất đi, và Lạc lâu hóa khổ đều do nguyên nhân là tính chất biến hoại của các pháp hữu vi. Dovậy,Lạc vốn luôn biến hoại mà chúng ta muốn nó tồn tại mãi (hữu ái) thì chắc chắn phải đối đầu với hoại khổ:
                              Lạc thọ    +    Hữu ái   =    Hoại khổ
                              (sinh lý)                               (tâm lý)
3. Xả.
Xả làkhông khổ không lạc, nhưng thường không ai chịu nổi cái không khổ không lạc đó cả, thấy chán chán là phải đi tìm kiếm là bản chất của con người. Rồi lại dính mắc vào… Cái lăng xăng tìm kiếm gọi là Dục ái, tạo tác ra cái Hành khổ (Hành nghĩa là tạo tác).
Xả thọ  + Dục ái  =  Hành khổ 
(sinh lý)                    (tâm lý)
Tóm lại, có 3 nguyên nhân sinh ra khổ là: 
                              -Khổ sinh ra  khổ khổ vìmuốnchống lại. 
- Lạc sinh ra  hoại khổ vìmuốn lưu giữ. 
                              - Xả sinh ra   hành khổ vìmuốn tạo tác.
          Trên thực tế, hầu như mọi người đang hành Tập Đế chứ không phải hành Đạo Đế.  Đối tượng của Đạo Đế phải là Pháp(chân lý). Mà Pháp thì phải là 4 tính chất (thấy ngay, không có thời gian, trở lại để thấy, thấy trên chính nó).
Thực ra không phải nhiều người thấy ra điều này. Mà thực ra, ba cái này đi với nhau nên mới gọi là Vô Minh – Ái Dục.
BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức  - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
Thọ uẩn còn có thể được biểu hiện theo các định tính sau:
1.-  Nhóm xếp theo 5 loại cảm xúc (Ngũ tình):  Gồm Ưu (憂– buồn),  Hỷ (喜– mừng),  Khổ (苦– khổ),  Lạc (樂– vui),  Xả (捨– xả ly).
- Thọ khổ đồng sinh với thân (thân khổ đau). 
- Thọ lạc đồng sinh với thân (thân an lạc).     
- Thọ hỷ đồng sinh với tâm (tâm an lạc).       
- Thọ ưu đồng sinh với tâm (tâm khổ não).              
- Thọ xả đồng sinh với tâm (tâm không khổ, không lạc).
2.- Nhóm xếp theo 7 loại cảm xúc (Thất tình):  Gồm Hỷ (喜– mừng),  Nộ (怒– giận),  Ái (愛– thương),  (惡– ghét),  Ai = Ưu (憂– buồn),  Lạc (樂– vui),  Dục (欲– muốn).
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Thọ là các loại phán đoán cảm xúc như  thích–ghét, vui–buồn, đep–xấu, hay–dở, ngon–dở, dễ chịu–khó chịu, ... Cho rằng hoa hồng đẹp hơn hoa lan là động thái cảm xúc chủ quan.
Trong kinh A-hàm, đức Phật đã nói về Thọ như sau:
Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Thọ? Ðược Cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, Cảm thọ khổ, Cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược Cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là Thọ.
3) Tưởng uẩn(想蘊;  P: Saññā-khandha;  S: Sañjā-skandha;  E: Perception, perceptions of sense objects): 
Tưởng (想;  P: Saññā;  S: Sañjā) có nghĩa là tri giác (E: perception), là hành động tinh thần thông qua suy nghĩ, suy đoán, suy tưởng, luận biện, tưởng tượng (E: thinking // imagination). Theo đó, Tưởng được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù lý trí(E: reason).
Tưởng uẩn là tâm sở tưởng nhận thức theo 6 đối tượng:
- Sắc tưởng làsuy tưởng, luận biện các hình ảnh màu sắc
- Thanh tưởng làsuy tưởng, luận biện các loại âm thanh, tiếng nói.
- Hương tưởng làsuy tưởng, luận biện các thứ mùi thơm, hôi.      
- Vị tưởng làsuy tưởng, luận biện các thứ vị ngon, dở.       
- Xúc tưởng làst. lb. các loại cảm xúc nóng lạnh, cứng mềm …     
- Pháp tưởng làsuy tưởng, luận biện các ý tưởng, tư tưởng.
1/.Tưởng được xem là nhận thức phân biệt đối tượng dưới hai dang:
- Một là nhận thức phân biệt đối tượng thể chất bên ngoài từ ngũ quan.  Như qua mắt sẽ nhận biết đó là hoa, và hoa đó được nhận biết là hoa hồng chứ không là một hoa nào khác.
- Hai là nhận thức đối tượng sinh lý bên trong nơi thân.  Như khả năng nhận biết cơn đau, cơn đói.
2/.Tưởng được xem là nhận thức phân biệt cho hoạt động tinh thần, tổng hợp của sự suy tưởng luận biện, phán đoán Đúng – Sai, giải quyết vấn đề, định tính sự vật ... Nhận thức (= Ý thức) hình thành từ Ý căn (cơ quan não) giao tiếp với Pháp trần.
Pháp trần(法塵;  P: Dhammarammana;  S: Dharmaalambana;  E: Mental object) – là đối tượng để suy tưởng, luận biện.  Đối tượng này là nhận biết tổng hợp từ 5 loại tri giác của 5 giác quan.
- Nếu nhận thức sự vật hợp với chân lý thì Tưởng là hùng biện, là trí.
- Nếu nhận thức sự vật trái với chân lý thì Tưởng là ngụy biện, là uẩn.
Như vậy, Tưởng là nhận thức của mình về con người, có thể hoặc sự việc hay sự kiện mang tính khách quan (trí) hay mang tính chủ quan (uẩn), trải nghiệm (trí) hay kinh nghiệm (uẩn) riêng biệt.
Trong kinh A Hàm, đức Phật dạy:
Này các Tỳ kheo, phàm Tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy gọi là Tưởng”. 
Những nhận thức về các đối tượng bên ngoài, bên trong đều thuộc thời gian, không gian, đơn giản hay phức tạp đều gồm trong Tưởng. Nói nhận thức là nhận thức về cái gì, không thể có một nhận thức thuần chủ thể. Do đó, Tưởng bao gồm mọi nhận thức về thế giới vật lý, tâm lý. Tuy nhiên, thế giới vật lý, tâm lý ấy đã được khái niệm hóa, quy ước hóa, điều kiện hóa, nên giữa và nhận thức (cái biết phân biệt) và tri giác (cái biết không phân biệt – thực tại) luôn có một khoảng cách.
Vì thế, đức Phật còn ví Tưởng như ảo ảnh, một hiện tượng không thật nhưng hiện ra giống như thật, ví như thấy ảnh ảo nước trên sa mạc.
Theo đó, Tưởng được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù Lý trí hàm tính chấtphân tích, tương phản với Thọ hàm tính chấtnối kếtthuộc phạm trù Tình cảm(E: sentiment).
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Tưởng làcác loại phán đoán của nhận thức bằng lý trí như  đúng-sai, khôn-ngu, ... Các khái niệm, các quy ước, các quy chế hay những điều kiện sách đặt ra là những động thái nhận thức lý trí chủ quan.
4) Hành uẩn(行蘊;  P: Saṅkhāra-khandha;  S: Saṁkhāra-skandha;  E: Mental formations).
 Hành (行;  P: Saṅkhāra;  S: Saṁkhāra) có nghĩa là sự làm, sự thực thi, sự thực hiện. 
Đối với phạm trù tâm thì Hành nhằm chỉ ra ý muốn, ý định, mong muốn, ước muốn, toan tính … làm một sự việc nào đó. Theo đó Hành nhằm chỉ ra sự tác ý tinh tấn(精進–cố gắng làm nên) hay ý giải đãi (懈怠– lười biếng, uể oải), là động cợ hiện thực sự việc(E: motivation). 
- Nếu sự tinh tấn trong hành động hợp với chân lý, thì đó là Chánh tinh tấn dẫn đến Tuệ nghiệp.
 - Nếusự tinh tấn trong hành động không hợp với chân lý, thì đó là Tà tinh tấn dẫn đến Mê nghiệp.
Theođó, Hành uẩn baogồm những hoạt động tâm lý tạo Nghiệp,tạo dị thụcQuả(Quả khác thời so với Nhân tạo tác).
-----------
Chú thích:  Dị thục Quả(異熟果;  P;S: Vipāka-phala;  E: Fruit of retribution).
            Nhân Quả đồng thờiNhân Quả dị thời (dị thục Quả): Có hai loại quả: Một là Quả đi liền ngay với Nhân, hai là Quả trổ vào thời gian khác về sau. Quả thứ hai này gọi là Quả dị thục vì khi trổ quả khác với lúc gieo Nhân.
            Quả chín mùi mà đổi khác. Trước hết là tướng dạng khác. Gieo hạt mít, thành cây, kết hoa, quả. Thứ hai là thời gian khác. Từ khi gieo hạt mít cho đến khi có quả, phải trải qua một thời gian dài. Thứ ba là tính chất có khác. Hạt mít có mùi vị khác với quả mít thơm ngon. Trong phạm vi Nhân Quả thiện ác, vấn đề thấy còn rõ hơn. Tạo Nhân ác thì chịu Quả khổ. Quả khổ ấy không phải là ác, mà là vô ký, nghĩa là không thiện không ác.
Trong kinh A-hàm, đức Phật đã nói về Hành như sau:
 “Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Hành?Được gọi là Hành, là khả năng tác thành một hành động. Tạo tác thành những gì, hoặc thành hành động ác hoặc thành hành động thiện nên gọi là Hành”.
Như vậy, Hành là công năng làm phát khởi ra Nghiệp, đó là toàn bộ những thao tác tư duy quyết định.
Theo đó, Hànhđược xem là nhóm tâm thuộc phạm trù ý chí(E: Volition; Will) biểu hiện cho nội lực thúc đẩy tạo tác hành động. 
Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Hành làcác loại phán đoán của ý chí tạo tác, mong muốn hành động hay động cợ hiện thực sự việc (E: motivation). Như: mong muốn gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận(tâm sở Vô sân) thể hiện ý chí chủ quan, động cơ thực hiện ‘Vô sân’.
---------------
Chú thích:   Kỳ thực là Hành bao gồm Thọ và Tưởng, nhưng do tính quan trọng cần chú ý nên chúng được tách riêng ra. Bởi chúng đều thể hiện hành động mang tính phân biệt, mong muốn, và đều là Tâm sở  (心所;  P: Cetasika;  S: Caitasika;  E: Mental state)
5) Thức uẩn(識蘊;  P: Viññāṇa-khandha;  S: Vijñāna-skandha;  E: Awareness, or consciousness of the other three mental): 
Thức(識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna) có nghĩa là sự biết, sự nhận biết, sự hiểu biết, kiến giải. 
Thức uẩn gồm Lục thức (六識;  P: Saḷviññāṇa;  S: Ṣaḍvijñāna;  E: Six sense consciousnesses), E: 6 consciousnesses) sinh khởi từ 6 căn tiếp xúc với 6 trần.Thức uẩn là trí nhớ, ký ức (ý thức, tiềm thức, vô thức), là yếu tố nhận thức phát hiện sự có mặt của đối tượng.
Lục căn  +  Luc trần  =>  Lục thức
Lục thức gồm có: [Xin xem thêm Phần I, mục 3. tiểu mục 2)]
1. Nhãn thức [E: (sight, visual, eye) consciousness]:  Là cái biết về thấy.
2. Nhĩ thức [E: (hearing,auditory, ear) cons.]:  Là cái biết về nghe.
3. Tỷ thức [E: (smell, olfactory, nose) cons.]:  Là cái biết về ngửi.
4. Thiệt thức [E: (taste, gustatory, tongue) cons.]:  Là cái biết về nếm.
5. Thân thức [E: (touch, tactile, body) cons.]:  Là cái biết về xúc chạm.
6. Ý thức  [E: (thought, mental, mind) cons.]:  Là cái biết về suy tưởng từ tiền ngũ thức trên (5 thức trên).
Trong kinh A-hàm, đức Phật đã nói về Thức như sau:
          “Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là Thức?Gọi là Thức là vì biết phân biệt cái gì là đúng, cái gì là sai, là sư nhận biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Những cái biết này gọi là Thức
Theo đó:
1)Thứctrong Phật giáo Nguồn gốc là cái biết hình thành 6 thức giác quan có liên hệ tới 6 căn giác quan. Thức trong Phật giáo Nam tông, căn cứ vào bộ Vi Diệu Pháp, là 54 tâm vương của Dục giới.
2)Thức trong Phật giáo Bắc tông, nơi Duy Thức họchệ thống 8 tâm vương (6 thức giác quan + Mạt-na thức + A-lại-da thức), là cái biết và cái nhớ, cái kinh nghiệm. 
 - Lục thức giác quan liên quan tới Sắc, Thọ, Tưởng (cái biết). 
- Mạt-na thức (末那識;  S: Manas) liên quan tới Hành (kinh ngiệm, thói quen) . 
- A-lại-da thức (阿賴耶識;  S: Ālayavijñāna) là phần cốt yếu của Thức (ký ức, trí nhớ), và gọi là Bạch Tịnh thức (白淨識), hay Như-lai tạng (如來藏;  S: Tathāgata-garbha),  hay Đại Viên Cảnh trí (大圓境智) khi hành giả thấy ra A-lại-da thức là Vô ngã.
Tuy sự hiểu biết(E: consciousness → ý thức), kinh nghiệm (E:experience), trí nhớ (E: memory) là 3 dạng thức trình bày khác nhau, nhưng kỳ thực chúng liên kết chặt chẽ và nương tựa lẫn nhau.  Không thể có cái hiểu biết nếu không có kinh nghiệm, trí nhớ, và ngược lại. Những kinh nghiệm, trí nhớ là những gì đã xảy ra gần (kiếp sống hiện tại) hay xa (các kiếp sống quá khứ).
Vì thế, có thể hiểu Thức uẩn gồm cái biết của 6 thức giác quan + kinh nghiệm + trí nhớ, và có tên gọi khác là Ký ức, là toàn bộ cái biết cuả 3 cơ cấu –  một kho chứa các hạt giống (chủng tử).  Các hạt giống này sẵn sàng hiện hành khi hội đủ các duyên.
Có sự tương cận với Phân Tâm Học ngày nay Ý thức (6 thức giác quan) Tiềm thức(E: subconsciousness, subconscious → kinh nghiệm, thói quen) và Vô thức(E: unconsciousness, unconscious → kinh nghiêm, kiến thức, thói quen) vốn tích lũy trong quá khứ. 
          Các biểu hiện Chấp ngã thường thấy của Thức làcác loại kiến thức, kinh nghiệm, thói quen ... chủ quan khiến trở thành Chấp kiến hay Tà kiến.
Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên hay Lộ trình tâm chỉ là cách diễn đạt khác nhau về cùng một thực kiện tùy theo muốn nhấn mạnh phương diện nào của thực kiện ấy mà thôi.
● Nói Ngũ uẩn để phá kiến chấp về Bản ngã.
● Nói Thập nhị nhân duyên để phá tà kiến về một Đấng Tạo Hóa.
A diagram of a person's face

Description automatically generated
          ● Nói Lộ trình tâm (P:Cittavīthi) để thấy đời sống là một sự vận hành tương giao giữa vật lý, sinh lý và tâm lý chứ  không phải duy tâm hay duy vật, cũng không phải định mệnh hay ngẫu nhiên.  Lộ trình Tâm được phân ra 2 loại :
1- Lộ Ngũ Mônlà  Ngũ căn (五根):  Nhãn căn (眼根;  P: Cakkhāyatana), Nhĩ căn (耳根;  P: Sotāyatana), Tỉ căn (鼻根;  P: Ghanāyatana), Thiệt căn (舌根;  P: Jivhāyatana), Thân căn (身根;  P: Kāyāyatana).
2- Lộ Ý môn là  Ý căn (意根;  P: Manāyatana) 
A white and gold flower

Description automatically generated
2. Xứ- Thập nhị xứ.
Xứ(處;  P;S: Āyatana;  E: Sense base) là trụ xứ, lĩnh vực, vùng, môi trườngnuôi nấng, sinh trưởng.Xứ có ý nghĩa tâm lý, hàm ý Xứ có sự thay đổi của Căn và Trần trong khoảng thời gian rất nhỏ (sát-na).  Xứ chính là Ngũ uẩn được phân tích chi tiết hóa.
          Trong Câu-xá luận, Thế Thân định nghĩa về xứ: “Chỗ (cửa)sinh ra của tâm và tâm sở là nghĩa của Xứ”. Theo ngữ nguyên, Xứ là yếu tố làm gia tăng sự sinh xuất của tâm và tâm sở.
12 Xứ = 6 Căn + 6 Trần
Thập nhị xứ (= 12 Xứ) chỉ cho 12 pháp nuôi lớn tâm và tâm sở. Những12 Xứ là cơ sở giao tiếp giữa con người với thế giới thực tại khách quan, bao gồm sáu nội xứ (thuộc về tự thân) và sáu ngoại xứ (thuộc về ngoại cảnh). Sáu nội xứ là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Sáu ngoại xứ là: hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và các sự vật hiện tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
1) Thập nhị xứ theo kinh Chánh Tri Kiến.
Theo kinh Chánh Tri Kiến (P: Sammāditthi Sutta), thuộc Trung Bộ kinh, tất cả mọi sự hoạt động, mọi sự tồn tại, mọi sự nhận thức đều phải có một môi trường nhất định, gọi là Xứ - để nương vào đó chúng mới có được. Thức cũng vậy, nó cũng cần môi trường để tồn tại, mà Căn và Trần chính là môi trường, tức Xứ - để Thức hoạt động. Đó là các Căn và Trần. Nói khác hơn, môi trường để sanh Thức là Cănđiều kiện để sanh Thức là Trần. Theo đó, có 12 xứ chỉ cho 12 pháp nuôi lớn tâm và tâm sở xác định như sau:
Nhãn Xứ Sắc Xứ  
Nhĩ Xứ Thinh Xứ    
Tỷ Xứ Khí Xứ  
Thiệt Xứ Vị Xứ  
Thân Xứ Xúc Xứ  
Ý Xứ Pháp Xứ  
 
 
1.Lục nội xứ(六內處;  P;S: Ajjhattikāni āyatanāni;  E: Six internal sense bases,six inner spheres of cognition→ Sáu nội xứ) tức 6 Căn, là 6 giác quan, là6 cơ quan cảm giác, thuộc chủ, là chỗ nương tựa của tâm, tâm sở.
2. Lục ngoại xứ(六外處;  P;S: Bāhirāni āyatanāni;  E: Six external sense bases→ Sáu ngoại xứ)tức 6 Trần cảnh,là 6 ngoại cảnh diễn bày ra trước 6giác quan,là 6 đối tượng của nhận thức, thuộc khách, là chỗ mà tâm, tâm sở duyên theo.
3. Sự liên hệ giữa Ngũ uẩn và 12 Xứ:
Theo Phật giáo, nếu một người cho rằng tự ngã là Ngũ uẩn (P: Pañcakkhandhā), thì người đó phải có quyền hạn với nó, tức là họ có quyền sai sử Ngũ uẩn theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, việc này là bất khả thi, vì con người không thể áp đặt bất kỳ quan điểm cá nhân nào lên những quy luật tự nhiên khách quan. Các uẩn phối hợp với nhau một cách thống nhất bất khả phân, mà mỗi cái làm duyên cho nhau.
Phía sau mỗi uẩn, hoàn toàn không xuất hiện vai trò của người điều khiển, mà chỉ có mối tương giao giữa chúng đang vận hành. Cho nên, nếu ai chấp thủ về một bản ngã bất biến thường hằng trong Ngũ uẩn, thì tất yếu người ấy sẽ bị khổ đau.
Bản chất của Ngũ uẩn là Vô thường (P: Anicca) và Vô ngã (P: Anatta). Những 2 đặc tính này phô bày thực tính của tất cả các pháp hữu vi (P: saṅkhāra). Con người là sự kết hợp của Ngũ uẩn, vì vậy con người không thể tránh khỏi sự chi phối của 2 đặc tính này. Nhận thức đúng đắn về bản chất của Ngũ uẩn sẽ loại bỏ được tư tưởng bản ngã và mọi ảo tưởng sai lầm, đem lại một đời sống an vui, tự tại, giải thoát.
Đức Phật thuyết về 12 Xứ với mục đích phá trừ tà kiến (P: diṭṭhi) trong nhận thức của thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm. Sẽ hoàn toàn không có khái niệm "tôi thấy" hay "tôi nghe"…, khi một người biết rõ sự phát sinh của nhận thức là có điều kiện. Xúc (P: phassa) chính là điều khiện cho thức (P: viññāṇa) khởi lên. Xúc là sự gặp gỡ của ba pháp: Căn + Trần + Thức. Căn là nội xứ (P: ajjhattikāni) và trần là ngoại xứ (P: bāhirāni), làm điều kiện cho thức sinh khởi.
Trong kinh Chánh Tri Kiến, đức Phật dạy:
Chư Hiền, khi nào vị Thánh biết sáu xứ (P: saḷāyatanañ – ca pajānāti), biết tập khởi của sáu xứ, biết đoạn diệt của sáu xứ, biết con đường đưa đến đoạn diệt của sáu xứ, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến – và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sáu xứ, thế nào là tập khởi của sáu xứ, thế nào là đoạn diệt của sáu xứ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu xứ?.
Chư hiền, có sáu xứ này: Nhãn xứ (P: Cakkhāyatanaṃ), Nhĩ xứ (P: Sotāyatanaṃ), Tỷ xứ (P: Ghānāyatanaṃ), Thiệt xứ (P: Jīvhāyatanaṃ), Thân xứ (P: Kāyāyatanaṃ)và Ý xứ (P: Manāyatanaṃ).
Từ tập khởi của danh sắc (P: nāmarūpasamudayā)có tập khởi của sáu xứ, từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu xứ,  và Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến đoạn diệt sáu xứ, tức là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh thấn, Chánh niệm, Chánh định”.
   Trong đoạn kinh Chánh tri kiến sau minh chứng cho hai loại 6 nội xứ và 6 ngoại xứ là pháp dẫn đến phiền não.
Này các Tỳ-khưu, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai … Dục tham đối với mũi … Dục tham đối với lưỡi … Dục tham đối với thân... Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm.
Này các Tỳ-khưu, khi nào đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ” .
“Này các Tỳ-khưu, dục tham đối với sắc là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thinh … Dục tham đối với hương … Dục tham đối với vị … Dục tham đối với xúc… Dục tham đối với pháp là tùy phiền não của tâm.
Này các Tỳ-khưu, khi nào đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ”.
Do đó, theo ý nghĩa này, thì không hề tìm thấy tư tưởng về Ngã trong hoạt động nhận thức của con người, mà chỉ là Duyên khởi. Tóm lại, nói về 12 Xứ để xiển minh cái bản chất rỗng không trong nhận thức của con người, mà phá trừ tà kiến về một thực thể hiện hữu thường hằng bất diệt.
2) Thập nhị xứ theo luậnVi Diệu Pháp(P: Abhidhamma):  Theoluận Vi Diệu Pháp, 12 Xứ chỉ là cách khai triển rộng hơn của Ngũ uẩnmối liên hệ giữa Ngũ uẩn (P: Pañcakkhandhā) và 12 Xứ (P: Āyatana) có thể được tóm tắt như sau: (Xin xem bài viết “Vi Diệu Pháp” phần Sắc pháp)
1.Lục Nội Xứ (P: Ajjhattikayatana)
1. Nhãn xứ (P: cakkhāyatana) :  Làthần kinh nhãn (P: cakkhupasāda) 
2. Nhĩ xứ (P: sotāyatana)      : Làthần kinh nhĩ (P: sotapasāda) 
3. Tỷ xứ (P: ghānāyatana)              :  Làthần kinh tỷ (P: ghānapasāda) 
4. Thiệt xứ (P: jivhāyatana)     :  Làthần kinh thiệt (P: jivhāpasāda) 
5. Thân xứ (P: kāyāyatana)     :  Làthần kinh thân (P: kāyapasāda) 
6. Ý xứ (P: manāyatana)        :   Là Thức uẩn (81 tâm vương hay 121 tâm vương)
2.Luc Ngoại Xứ(P: Bāhirāyatana)
1. Sắc xứ (P: rūpāyatana)                   :  Làsắc cảnh Sắc (P: rūpārammaṇa, vaṇṇa) 
2. Thanh xứ (P: saddāyatana)      :  Làsắc cảnh Thanh (P: saddārammaṇa, sadda) 
3. Hương xứ (P: gandhāyatana)   :  Làsắc cảnh Khí (P: gandhārammaṇa, gandha) 
4. Vị xứ (P: rasāyatana)            :  Làsắc cảnh Vị (P: rasārammaṇa, rasa) 
5. Xúc xứ (P: phoṭṭhabbāyatana) :  Làsắc cảnh Xúc (P: phoṭṭhabbārammaṇa)gồm 3 Đại là Đất, Lửa, Gió (P: pathavī, tejo, vāyo).
6. Pháp xứ (P: dhammāyatana)     :  Là sắc cảnh pháp gồm 52 tâm sở (Thọ uẩn + Tưởng uẩn + Hành uẩn), 16 sắc tế (P: sukhumarūpa) và Niết-bàn (P: Nibbāna).  
  Dựa vào đặc tính thô tế, mà 12 Xứ  được phân thành hai nhóm cơ bản. Xứ thô có 10 thứ và Xứ tế có 2 thứ. Theo A-tỳ-đàm, 10 xứ thô đó chỉ cho 12 sắc thô và được thống nhất bởi Sắc uẩn (P: Rūpakkhandha). Còn lại, 16 sắc tế là một phần nằm trong Pháp xứ (P: Dhammāyatana).
Cụ thể, 10 Xứ thô tương ứng với 12 Sắc thô như sau:
Sắc cảnh xúc(P: Phoṭṭhabbārammana) bao gồm 3 loại, đó là Địa đại (P: Patthavī), Hỏa đại (P: Tejo) và Phong đại (P: Vāyo). Nó không được định nghĩa độc lập, mà là khái niệm kết hợp của ba sắc tứ đại trên. Sắc cảnh xúc này được nhận biết bởi Thân thức (P: Kāyaviññāṇa). Thủy đại (P: āpo) không được gọi là cảnh xúc, vì bản chất của nước rất tế nhị, nên không thể đối chiếu với thần kinh thân được. Hay nói cách khác, nó không thể đụng chạm được, cho nên bị loại ra.  

          3) Thập nhị xứ theo luậnDuy thức: Theo Duy Thức luận, 100 pháp thu gồm hết tất cả các pháp, được chia theo sự sắp xếp tương ứng với 5 giác quan(căn), 5 cảnh(đối tượng của các giác quan), lập thành 10. Thêm vào đó, là Tâm(6 thức + Mạt-na thức + A-lại-da thức) và Pháp(Tâm sở pháp, Tâm bất tương ưng hành pháp), tổng cộng là 12.
- 10 Sắc xứ: [Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân +Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc] tương đương với Sắc uẩn.
- Ý xứ chính là Thức uẩn, bao gồm 8 thứctâm vương (+ Mat-na thức + A-lại-da thức).
- Pháp xứ là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, gồm thu 1tâm sở Thọ  (thuộc nhóm tâm sở Biến hành) + 1tâm sở Tưởng (thuộc nhóm tâm sở Biến hành) + 49tâm sở [tâm sở thuộc nhóm (3Biến hành + 5Biệt cảnh) + 26tâm sở Bất thiện (6 tâm sở Phiền não + 20 tâm sở  Tùy phiền não)  + 11tâm sở Thiện + 4tâm sở Bất định].
*
Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Ngũ uẩn và 12 Xứ giúp ta thấy rõ giữa Ngũ uẩn và Xứ không có gì khác biệt, mà sự khác biệt đó chỉ là cách thức khai triển giáo lý tùy theo căn cơ của thính chúng. Cho nên, khi Đức Phật thuyết về Ngũ uẩn thì Ngài cũng nói về 12 Xứ. Đức Phật thuyết về Ngũ uẩn và Xứ với mục đích phá trừ tà kiến của con người về một bản ngã thường hằng,để từ đó mở ra cánh cửa bất tử cho nhân loại. Ngoài ra, hiểu được sự liên hệ giữa Ngũ uẩn và 12 Xứ sẽ giúp người học Phật tăng trưởng về Pháp học và Pháp hành, đặc biệt là ứng dựng trong pháp hành Thiền tuệ (Vipassana).
Nhìn thấy mối liên hệ giữa Ngũ uẩn và 12 Xứlà thấy ra con đường hình thành Ngũ uẩn (= Bản ngã, Ngũ thủ uẩn).  Cách phòng hộ 6 căn ở Phần I, mục 5. sẽ giúp hành giả không rơi vào Chấp ngã, vào Ngũ thủ uẩn vậy.
Trong bài kinh Bāhiya, thuộc Tiểu Bộ Kinh, đức Phật nói:
Thế này, Bāhiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.
A white and gold flower

Description automatically generated
3. Giới – Lục giới – Thập bát giới.
Giới[界;  P;S: Dhātu;  E: Element, root, base, cause →Nguyên tố, gốc rễ, cơ sở, chủng tính, nguyên nhân // Realms of perception (Bắc tông) → Lĩnh vực nhận thức]. 
1) Lục giới theo kinh Giới Phân Biệt.
Theo kinh Giới Phân Biệt (Dhātuvibhanga sutta), thuộc Trung Bộ Kinh số 140, giới được phân thành 6 thứ, đó là:
1- Địa giới (地界;  P: Pathavī-dhātu;  S: Prthivī-dhātu);  E: The earth element):  Yếu tố đất (thể rắn).
2- Thủy giới (水界;  P: Āpo-dhātu;  S: Ab-dhātu;  E: The water element):  Yếu tố nước (thể lỏng).
3- Hỏa giới (火界;  P: Tejo-dhātu;  S: Teja-dhātu;  E: The fire element):  Yếu tố nhiệt (thể plasma).
4- Phong giới (風界;  P: Vāyo-dhātu;  S: Vāyū-dhātu;  E: The wind element):  Yếu tố hơi (thể khí).
5- Hư không giới (虛空界;  P: Akasha-dhātu;  S: Ākāśa-dhātu;  E: The space element):  Yếu tố không gian (nơi trống rỗng).
6- Thức giới (識界;  P: Viññāṇa-dhātu;  S: Vijñāna-dhātu;  E: The consciousness element):  Yếu tố thức.
Địagiới  
Nộigiới:
Sắc bên trong
 
 
Ngoạigiới:
Sắc bên ngoài
Thủygiới
Hỏagiới
Phong giới
Hư khônggiới
Thứcgiới Nhãnthức, Nhĩthức, Tỷthức, Thiệtthức, Thânthức,Ý thức
 
 
Có 6 yếu tố cấu thành nên loài hữu tình, năm giới đầu cấu thành nên loại vô tình. Trong hữu tình chúng sanh thì năm giới đầu thuộc Sắc uẩn, giới thứ sáu gồm bốn uẩn còn lại là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn.
Thập bát giới là hình thức triển khai của sáu giới, gồm có sáu căn, sáu trần và sáu thức (nhãn thức, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý).
2) Thập bát giới theo luận Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có liên hệ đến 6 Căn – 6 Trần – 6 Thức và gọi tổng là 18 Giới.

18 Giới = 6 Căn + 6 Trần + 6 Thức   Ái Dục
(Xin xem mục 4. Lục xúc – Lục ái, Phần I)

Thập bát giới  (十八界;  P: Aṭṭhādasa-dhātu;  S: Aṣṭādaśa-dhātu;  E: Eighteen elementsof human existence) là 18 pháp,18 yếu tố cấu thành sự hiện hữu giao tiếp toàn diện của con người với thế giới thực tại khách quan, bao gồm: sáu nội xứ, sáu ngoại xứ và sáu tình thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức). Đó là 6 căn, 6 trần, và 6 thức.
Những 18 chủng loại này đều có tự tính (似性;  P: atta;  S: Ātman;  E: self-mind → tự ngã tính) (*)khác nhau, là 18khu vực đóng khung tầm nhìn của con người.
Những 18 Giới được phân thành hai loại, thô (P: olārika) và tế (P: sukhuma), Thô có 10 thứ và Tế có 8 thứ.
Giới thô: Những 10 Giới thô  tương ứng với 12 Sắc thô. thuộc về Sắc uẩn (P: Rūpakkhandha).
Ý giới(P: Manodhātu) thuộc Thức uẩn (P: Viññāṇakkhandha). Nó bao gồm 3 pháp liên quan đến Thực tính pháp (P: Sabhāva), đó là 1 Tâm khai ý môn (P: Manodvāravajja) và 2 Tâm tiếp thu (P: Sampaṭicchana). Ba loại tâm này đều thuộc về Thức uẩn (P: Viññāṇakkhandha).
Ý thức giới(P: Manoviññāṇadhātu) thuộc Thức uẩn (P: Viññāṇakkhandha). Trong Ý thức giới gồm 76 tâm. Tuy  nhiên, trong trường hợp này chỉ có 68 tâm hiệp thế (P: lokiya citta) thuộc về thức uẩn, trừ ra 8 tâm siêu thế (P: lokuttara citta), vì các tâm siêu thế là ngoại uẩn.
Pháp giới(P: Dhammadhātu). Pháp giới được định nghĩa như là Thọ uẩn (P: Vedanākkhandha), Tưởng uẩn (P: Saññākkhandha) và Hành uẩn (P: Saṅkhārakkhandha). Cả hai Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅganī) và Bộ Phân Tích (Vibhaṅga) đều cho định nghĩa giống nhau. Tuy nhiên, Bộ Phân Tích liệt kê thêm hai pháp nữa, đó là Sắc tế (P: Olārikarūpa) và Niết-bàn (P: Nibbana). Do đó, Pháp giới bao gồm 20 loại là 16 sắc tế, ba uẩn vô sắc Thọ-Tưởng-Hành, và Niết-bàn.

Sự liên hệ giữa Ngũ uẩn và 18 Giới
(Giớichính là sự vận hành của Ngũ uẩn bởi Căn-Trần-Thức, tạo Ái Dục)
          1.Lục nội giới (P: ajjhattika-dhātu) =6 môn (P: dvāra) = 6 vật (P: vatthu) gồm 6 căn (P: indrya) = (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) gọi là nội giới (內).Những6căn trong 18giới lầnội giớiđóng vai “chủ thể năng hành”.
1. Nhãn giới (P: cakkhudhātu)= Nhãn môn (P: cakkhudvāra) = Nhãn vật (P: cakkhuvatthu) = Thần kinh thị giác (P: cakkhupasāda),là chỗ dựa cho Nhãn thức, tức phát sinh Nhãn thức.
2. Nhĩ giới (P: sotadhātu)= Nhĩ môn (P: sotadvāra) = Nhĩ vật (P: sotavatthu) = Thần kinh thính giác (P: sotapasāda),là chỗ dựa cho Nhĩ thức, tức phát sinh Nhĩ thức.
3. Tỷ giới (P: ghānadhātu)= Tỷ môn (P: ghānadvāra) = Tỷ vật (P: ghānavatthu) = Thần kinh khứu giác (P: ghānapasāda),là chỗ dựa cho Tỷ thức, tức phát sinh Tỷ thức.
4. Thiệt giới (P: jivhādhātu)= Thiệt môn (P: jivhādvāra) = Thiệt vật (jivhāvatthu) = Thần kinh vị giác (P: jivhāpasāda),là chỗ dựa cho Thiệt thức, tức phát sinh Thiệt thức.
5. Thân giới (P: kāyadhātu)= Thân môn (P: kāyadvāra) = Thân vật (P: kāyavatthu) = Thần kinh xúc giác (P: kāyapasāda),là chỗ dựa cho Thân thức, tức phát sinh Thân thức.
6. Ý giới (P: mānodhātu)= Ý môn (P: manodvāra) = Ý vật (P: manovatthu).
• Ý môn gồm 19 tâm Hữu Phần (P: bhavaṅgacitta) là chỗ dựa cho Ý thức. 
Với5 môn đầu là Sắc môn (P: rūpadvāra) và môn thứ 6 là Danh môn (P: nāmadvāra) [Xem bài viết Vi Diệu Pháp].
• Ý vật ở đây gồm 2 trường hợp:
- Ở cõi Ngũ uẩn thì tâm chúng sinh phải nương vào một điểm nào đó trong xác thân và từ chuyên môn gọi điểm đó là Sắc Ý vật (P: hadayavatthu). Sắc Ý vật là chỗ dựa về mặt sinh lý cho tâm thức chúng sinh. Trong một thân người có đến hàng tỷ Sắc Ý vật hòa huyện trong máu. Đối với những loài không máu thì là những dịch chất luân lưu trong cơ thể.
- Ở cõi Vô sắc thì Ý vật chính là tâm Hữu phần, tức Danh pháp chứ không phải Sắc pháp.
          2. Lục ngoại giới (P: bāhira-dhātu) =6 trần(P: ārammaṇa)hay6 cảnh(P: visaya) gồm (hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, sự xúc chạm, các pháp) bên ngoài, gọi là ngoại giới (外界). Những 6trần trong 18giới là 6 ngoại giới ở ngoài cơ thể con người,đóng vai “đối thể sở hành”.  
7. Sắc giới (P: rūpādhātu): Là sắc cảnh sắc (P: vaṇṇa)
8. Thinh giới (P: saddādhātu): Là sắc cảnh thinh (P: sadda)
9. Khí giới (P: gandhādhātu): Là sắc cảnh khí (P: gandha)
10. Vị giới (P: rasādhātu): Là sắc cảnh vị (P: rasa)
11. Xúc giới (P: phoṭṭhābbadhātu): Là sắc cảnh xúc gồm 3 Đại là Đất, Lửa, Gió (P: Pathavī, Tejo, Vāyo).
12. Pháp giới (P: dhammadhātu): Là sắc cảnh pháp gồm 52 Tâm sở (P: cetasika), 16 Sắc tế(P: sukhumarūpa) và Niết-bàn (P: nibbāna).
3. Lục thức giới (P: viññāṇa-dhātu)gồm có (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức) ở giữa giúp 6 căn nhận biết 6 trần, gọi là trung giới (中).
1. Nhãn thức giới (P: cakkhuviññāṇadhātu): Là 2 tâm Nhãn thức (P: cakkhuviññāṇacitta), nương ở Nhãn vật.
2. Nhĩ thức giới (P: sotaviññāṇadhātu): Là 2 tâm Nhĩ thức (P: sotaviññāṇacitta), nương ở Nhĩ vật
3. Tỷ thức giới (P: ghānaviññāṇadhātu): Là 2 tâm Tỷ thức (P: ghānaviññāṇacitta), nương ở Tỷ vật.
4. Thiệt thức giới (P: jivhāviññāṇadhātu): Là 2 tâm Thiệt thức (P: jivhāviññāṇacitta),nương ở Thiệt vật.
5. Thân thức giới (P: kāyaviññāṇadhātu): Là 2 tâm Thân thức (P: kāyaviññāṇacitta) , nương ở Thiệt vật.
6. Ý thức giới (P: mānoviññāṇadhātu): Là 76(108)tâm cònlại trừ Ngũ song thức (P: pañcadvāraviññāṇa) và trừ 3 Ý giới (P: manodhātucitta), nương ở Ý vật.
          3) Thập bát giới theo luận Duy thức.
Theo luận Bách Pháp có sự phân loại 100 pháp thành 18 yếu tố. Mười yếu tố đầu là 5 giác quan(căn) và 5 đối tượngcủa giác quan (trần). Cộng thêm Tâm(Mạt-na thức và A-lại-da thức), Pháp(Tâm sở pháp, Tâm bất tương ưng hành pháp, và Vô vi pháp), và 6 Thức, tổng cộng thành 18 giới.  [Xin xem Bài đọc thêm “Bách Pháp”]
---------------
Chú thích:
(*)     Phân biệt:
- Tự tính(自性;  P: sabhāva;  S: svabhāva, sva-lakṣaṇa;  E: self-nature) = Tự nhiên tính (自然) có nghĩa là tính chất tự nhiên(自然).
→ Tự tính Không (自性空;  P: sabhāva-suññatā; S: svabhāva-śūnyatā), đây là quan điểm trung tâm của tư tưởng Bát-nhã và Trung quán.
            - Tự tính (似性;  P: atta;  S: Ātman;  E: self-mind, ego) = Tự ngã tính (似我性) có nghĩa là tính chất tự ngã(似我), tính chất tự hiện hữu (tự có).Đây là quan điểm tư tưởng phổ biến trong các tôn giáo hữu thần.
Ví dụ: Một sự việc đơn giản dẫn giải 18 giớilàmột người trông thấy bông hoa thơm bị gió lay làm rụng cánh xuống đất. Phân tích sự việc như sau:
- Mắt có ấn tượng về hình dáng và mầu sắc bông hoa: Người nhìn thấy bông hoa. Mắt là nhãn căn, hình dáng và mầu sác bông hoa là Sắc trần, sự nhìn thấy bông hoa là nhãn thức.
- Mũi có ấn tượng về hương thơm bông hoa: Người ngửi thấy hương thơm. Mũi là tỷ căn, hương thơm bông hoa là hương trần, khả năng ngửi thấy hương thơm bông hoa là tỷ thức.
- Gió lay làm rụng cánh hoa xuống đất có ấn tượng một sự việc xảy ra. Nhận biết gió làm rụng cánh hoa là ý căn. Sự cánh hoa rụng xuống đất là pháp trần.
Hànhgiảquán chiếu nhận thấy bằng cách phân biệt, tách rời ra làm ba làcăn, trần và thức. Thực thể thì không phải là ba thứ rời tách nhau vì sự liên hợp viên dung Ba là Một, Một là Ba: Có Trần mới sanh Căn, có Căn Trần hợp nhau mới sanh Thức.
          Sự hiện hữu của Căn-Trần-Thức, tức 18 giới, là do Duyên khởi, nên không có tự tính (= tự ngã tính, giả có). Quán chiếu sâu xa điều này, chúng ta sẽ thấu triệt tinh thần “Chiếu kiến Ngũ uẩn giai không” (Bát-nhã Tâm kinh). Soi thấy năm uẩn đều không, nghĩa là soi thấy 18 giới đều là không tự tính. Theo đó, hành giả sẽ tự tại với mọi biến đổi nhiễu nhương của đời sống, đó là tích cực vì con người và cuộc đời nhưng không đắm luyến bất cứ thứ gì ở đời, nên vượt qua tất cả mọi khổ nạn. Đây là tiền đề giải thoát phiền não và sinh tử luân hồi.
          Vì vậy, khi có sự vắng mặt 18 giới hay 5 uẩn, tức vắng mặt Bản ngã, thì Niết-bàn tự hiện.
Xem thêm
- Indriya And Āyatana - Big Difference
- Mô Tả Về Xứ Và Giới
- Uẩn Xứ và Giới - theo Kinh
- Uẩn Xứ và Giới - Zoom A Tỳ Đàm
- TÌM HIỂU VỀ UẨN, XỨ VÀ GIỚI
- Tự điển - uẩn xứ giới - Phatgiao.org
- Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit
- Tìm Hiểu Sự Liên Hệ Giữa Ngũ Uẩn và 18 Giới - Phật Học
 
VIDEO
- Xứ - Giới - Uẩn
- PHTT: LỤC CĂN, LỤC TRẦN, LỤC THỨC- HT Pháp Tông
- Sự Liên Hệ Giữa Ngũ Uẩn Và 18 Giới | Thầy Viên Minh 
- Mối Liên Hệ Giữa Uẩn, Xứ, Giới| Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Ấn Độ 
- Lục Căn - Lục Trần - Lục Thức - 18 Cảnh Giới | Phật Giáo và Khoa Học
 
Bài đọc thêm
1. Tứ Đại, Lục Đại, Thập nhị Xứ và Thập bát Giới[4Đại, 6 Đại, 12 Xứ, và 18 Giới]. Bài giảng trong Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002).
Nội dung
A- Dẫn nhập
B- Nội dung
I- Ðịnh nghĩa: Bốn Ðại, sáu Ðại, mười hai Xứ và mười tám Giới.
II- Phân tích bốn Ðại qua thể chất vật lý của con người.
III- Sáu Ðại và con người toàn diện.
IV- Mười hai Xứ và mười tám Giới.
V- Mối quan hệ giữa 12 Nhân duyên, 5 Uẩn, 4 Ðại và 6 Ðại, 12 Xứ và 18 Giới.
          C- Kết luận
A- Dẫn nhập
Các vấn đề liên quan đến con người và sự hình thành con người, theo quan điểm của Phật giáo, thường được bàn đến gồm: bốn Ðại, sáu Ðại, mười hai Xứ và mười tám Giới. Trong quá trình tu tập, các vấn đề trên được Ðức Phật phân tích cụ thể, nhằm xây dựng cho người tu tập một cái nhìn chính xác về bản chất của thân năm Uẩn và thế giới sự vật hiện tượng chung quanh con người. Do đó, phân tích về các Uẩn (Skandha), Xứ (Āyatana) và Giới (Dhātu) chính là phân tích về sự hiện hữu của con người và thế giới. Ðấy cũng chính là thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo. Mục đích của sự phân tích nội quán này là cái nhìn giúp người học đạo thấy rõ sự thật vô ngã của các pháp.
B- Nội dung
I- Ðịnh nghĩa: Bốn Ðại, sáu Ðại, mười hai Xứ và mười tám Giới.
1.Bốn Ðại: Bốn Ðại (Caturmahādhātu) là bốn yếu tố cơ bản hình thành nên thể chất (thân vật lý) của con người, bao gồm: chất khoáng (Pathavi - đất), chất lỏng (€po - nước), nhiệt độ (Tejo - sức nóng) và hơi khí (Vāyo - gió). Chúng ta thường gọi một cách hình tượng về thân tứ đại là đất, nước, gió, lửa.
2.Sáu Ðại: Sáu Ðại là sáu yếu tố cơ bản hình thành nên con người toàn diện với ba thành tố đặc thù là: thể chất vật lý (gồm bốn Ðại) cộng với ý thức (thuộc tâm lý) và không gian.
3.Mười hai Xứ: Mười hai Xứ là cơ sở giao tiếp giữa con người với thế giới thực tại khách quan, bao gồm sáu nội xứ (thuộc về tự thân) và sáu ngoại xứ (thuộc về ngoại cảnh). Sáu nội xứ là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Sáu ngoại xứ là: hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và các sự vật hiện tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
4.Mười tám Giới: Mười tám Giới là cơ sở giao tiếp toàn diện của con người với thế giới thực tại khách quan, bao gồm: sáu nội xứ, sáu ngoại xứ và sáu tình thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).
II- Phân tích bốn Ðại qua thể chất vật lý của con người.
Như được trình bày ở phần định nghĩa, bốn Ðại là nói tóm tắt về cơ thể con người. Bốn Ðại này do nhân duyên hợp thành, chúng không có gì là bền chắc. Con người từ khi sinh ra được nuôi dưỡng bởi các loại thức ăn (thực tố) và dưỡng khí, và tiếp tục sinh trưởng theo thời gian. Trong suốt quá trình sống của một đời người, thân thể vật lý này không ngừng thay đổi qua các chu kỳ sinh thành, tồn tại, biến đổi và phân hủy (chết). Cái mà chúng ta gọi là sự chết (sự ngưng hoạt động và phân hủy hay thọ mạng chấm dứt), thực chất chỉ là sự tan rã của bốn Ðại).
Cơ thể của con người hình thành là do sự hội tụ của bốn Ðại. Trong bốn Ðại, nếu tiếp tục phân tích, chúng ta sẽ có thêm bốn nhóm vật chất như sau:
1.Yếu tố đất: Gồm có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, phân, mỡ, não, ghèn.
2.Yếu tố nước: Gồm có mật, đàm, niêm dịch, mủ, máu, mồ hôi, nước mắt, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu.
3. Yếu tố gió: Gồm có hơi thở (sự hô hấp) và khí.
4.Yếu tố lửa: Gồm có nhiệt độ hay sức nóng do sự vận hành của cơ thể phát ra.
Theo kinh Ðại Bát Niết Bàn, cơ thể con người gồm có 36 thứ bất tịnh và được chia thành ba nhóm:
1.Nhóm một: Gồm có 12 thứ ngoài thân: tóc, lông, móng, răng, ghèn, nước mắt, nước mũi, nước miếng, phân, nước tiểu và mồ hôi.
2.Nhóm hai: Gồm có 12 thứ trong thân: da, da non, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, lớp mỡ da, mỡ óc, màng bọc gân, thịt.
3.Nhóm ba: Gồm có 12 thứ nằm sâu trong thân: gan, mật, ruột, dạ dày, lá lách, thận, tim, phổi, bàng quang, mề phân, đàm đỏ và đàm trắng.
Mục đích của sự phân tích cụ thể như trên là nhằm giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng, chính xác về thân tướng bất tịnh của con người để hướng tâm đến trạng thái xả ly, không chấp thủ (1).
III- Sáu Ðại và con người toàn diện.
Như đã trình bày, sáu Ðại gồm có bốn Ðại (như trên) cộng với không gian và ý thức. Do đó, con người (theo sáu Ðại) là con người hoàn chỉnh, bao gồm cả tâm lý và vật lý. Riêng về phần tâm lý hay tâm thức nói chung, đã được nói đến trong năm Uẩn. Theo đó, tâm thức của con người bao gồm các phần chính là: cảm thọ, niệm tưởng, tư duy và ý thức (thọ, tưởng, hành, thức), nói chung là cấu trúc và sự vận hành của tâm lý.
Do đó, sáu Ðại thực ra chỉ là cách nói tóm tắt của năm Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Vì lẽ, đối với con người, cơ cấu tâm lý chỉ có thể vận hành khi nó dựa vào sinh thân, tức là thân thể vật lý. Nếu chỉ có tâm thức hiện hữu mà không có thân hiện hữu, hoặc ngược lại, chỉ có thân hiện hữu mà không có tâm thức hiện hữu, thì không thể gọi là con người.
Tương tự như thế đối với khái niệm tâm thức. Ở đây, nên hiểu rằng, tâm không đơn giản chỉ là tâm, mà trong tâm luôn luôn hàm chứa hoạt động của các cảm thọ, các ảnh tượng của tri giác, các hình thức tư duy và các hoạt động của tâm thức nói chung.
Nên nhớ rằng, mọi khái niệm phân biệt trong tâm thức của chúng ta như: tài sản, nhà cửa, sông suối, núi đồi v.v... cho đến các khái niệm như: tư duy, ý thức, tình cảm, lý trí, tưởng tượng v.v..., tất cả đều là biểu hiện của tâm. Và đây là lý do tại sao Ðức Phật dạy "Nhất thiết duy tâm" (tất cả đều là sự tạo tác của tâm).
Như thế, sáu Ðại và năm Uẩn dù khác nhau trên mặt ngôn ngữ, nhưng chúng giống nhau về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên sẽ rất giới hạn nếu chúng ta dừng lại ở đây. Do đó những gì cần được khảo sát tiếp theo, chính là mười hai Xứ và mười tám Giới.
IV- Mười hai Xứ và mười tám Giới.
Ðể hiểu rõ cơ cấu của tâm thức, cũng như sự vận hành của nó, chúng ta cần thiết tìm hiểu về 12 Xứ và 18 Giới.
Mười hai Xứ, như đã trình bày, là cơ sở giao tiếp cơ bản để hình thành những nhận thức, phân biệt của con người. Ðó là sự giao thoa, tương tác giữa sáu nội Xứ (hay còn gọi là sáu căn - Ajjhattika-āyatana) với sáu ngoại Xứ (còn gọi là sáu trần - Bāhyu-āyatana). Căn là thân thể, mạng căn, tức là thể chất vật lý của con người. Trần là trần cảnh, hay còn gọi là thế giới sự vật hiện tượng. Sáu căn thuộc về chủ thể, sáu trần thuộc về đối tượng. Do chủ thể giao tiếp với đối tượng mà hình thành nên những nhận thức, phân biệt, như sông, suối, núi, đồi, đàn ông, đàn bà, con chim, hòn đá, giọt sương...
Chúng ta có sáu căn và sáu trần. Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
- Sắc: gồm có màu sắc, hình thể, vật thể, hiện tượng, sự vật. Sắc còn được chia thành hai phần đó là: biểu sắc [hình tượng, sự vật...], vô biểu sắc [năng lượng vô hình..., năng lượng tâm thức (E: mental energy)cũng được xem là một loại sắc].
- Thanh: gồm tiếng nói, tiếng động, âm thanh, âm nhạc...
- Hương: hương khí, hương thơm...
- Vị: mùi vị như chua, chát, cay, ngọt, mặn, đắng, the, lờ lợ...
- Xúc: sự giao thoa giữa căn và trần, giữa vật này với vật khác...
- Pháp: tất cả thế giới sự vật hiện tượng tâm lý và vật lý nói chung.
Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, thì liền phát sinh những nhận thức, phân biệt. Do đó, có sáu loại phân biệt của thức (sự nhận biết) gồm: sự thấy biết của mắt, sự nghe biết của tai, sự ngửi biết của mũi, sự nếm biết của lưỡi, sự tri giác của toàn thân và sự hiểu biết của ý thức.
Như thế, từ sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành sáu thức (S: Vijnāna) và cộng chung lại là mười tám Giới. Ðây là tiến trình nhận thức luận về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo (2).
V- Mối quan hệ giữa 12 Nhân duyên, 5 Uẩn, 4 Ðại và 6 Ðại, 12 Xứ và 18 Giới.
Trong giáo lý về 12 Nhân duyên có đề cập đến chi phần Lục nhập, và trong giáo lý 5 Uẩn có đề cập đến hai chi phần: vật lý (sắc) và tâm lý (thọ, tưởng, hành, thức); trong 4 Ðại và 6 Ðại cũng đề cập đến hai chi phần: vật lý và tâm lý; đặc biệt trong 12 Xứ và 18 Giới lại nhấn mạnh đến sự giao thoa, tiếp xúc giữa sáu căn và sáu trần. Sự giao thoa và tiếp xúc này chính là chi phần Xúc (觸;  P: Phassa;  S: Sparśa) - đứng hàng thứ sáu trong giáo lý 12 Nhân duyên. Như thế, chúng ta có một bảng tương đương như sau:
(Lục nhập = 5 Uẩn + Xúc) # 6 Ðại + (4 Ðại) = 12 Xứ + (18 Giới)
5 Uẩn = Xúc + 12 Xứ # (18 Giới = Xúc + 6 Ðại)
Từ những chi tiết này cho thấy rằng, cái thế giới sự vật hiện tượng với muôn ngàn khác biệt mà chúng ta nhận biết thì không gì khác / ngoài sự phân biệt của tri giác. Và yếu tố hình thành nên tri giác của con người chính là sự tiếp xúc giữa các căn thân và trần cảnh, hay nói khác hơn là giữa chủ thể nhận thức (ví dụ - con mắt) và đối tượng được nhận thức (ví dụ - đám mây).
Mặc dù trên nền trời xanh bao la không giới tuyến chỉ có một đám mây, nhưng đứng ở góc độ này thì đám mây trông giống cô gái; đứng ở góc độ khác thì đám mây trông giống con cọp v.v..., cứ như thế mà đám mây được xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, tùy theo điểm nhìn và chủ thể nhìn. Nên lưu ý rằng, trước mắt chúng ta chỉ có một đối tượng, nhưng do mỗi người có một duyên phận khác nhau và trình độ nhận thức khác nhau, và do đó, đối tượng bị nhìn cũng được tri nhận và đánh giá khác nhau. Ðấy chính là thế giới sai biệt đa thù của nhận thức. Và sự sai biệt đó hoàn toàn tùy thuộc vào yếu tố Xúc (tiếp xúc) ở mỗi con người khác nhau.
Có một điều tối quan trọng cần lưu ý rằng, để có một nhận thức, bao giờ cũng phải có một chủ thể nhận thức và một đối tượng được nhận thức xuất hiện trong tương quan. Và như thế, suy cho cùng, cái mà chúng ta gọi là thế giới quan, hay nhân sinh quan, hay vũ trụ quan đó, thực ra không gì khác hơn là sự sinh khởi ý niệm của Thức trong tiến trình giao tiếp giữa căn và trần. Và điều này, trong kinh Lăng Già, Ðức Phật dạy: "Cái đa tính của đối tượng sinh khởi từ sự nối kết giữa tập khí và phân biệt; nó sinh ra từ tâm, nhưng người ta lại thấy nó hiện hữu bên ngoài; cái đa tính ấy [ta gọi] (3)là Duy tâm".
"(Và) thế giới bên ngoài là không có, nên cái đa tính của các đối tượng là cái được thấy từ Tâm; thân thể, tài sản, nhà cửa..., những thứ ấy ta gọi là Duy tâm (4)".
Từ những trưng dẫn trên, chúng ta biết rằng, tri giác của con người rất giới hạn, và mọi sự đo lường phân biệt, nhận thức của con người đối với thế giới cũng rất giới hạn. Giới hạn ở chỗ sự hiểu biết của chúng ta là do cái thấy từ một tâm thức còn vô minh, thấy bằng tri giác phân biệt của tự ngã chứ không phải là thấy từ một tâm thức toàn tri (giác ngộ). Do đó, cái mà chúng ta cho là thường thì bản chất của nó là vô thường, như dòng sông không ngừng trôi chảy. Bản chất của ý thức phân biệt và vô minh là như thế. Nó luôn luôn biến động, vô thường.
Con người khổ đau chỉ vì lầm chấp vào ý thức phân biệt của mình, cho rằng cái này là tôi, cái này là của tôi, cái này là tự ngã của tôi, rồi cố gượng sống và bám víu vào những suy nghĩ như thế nên chìm đắm trong sinh tử trầm luân, vậy thôi.
C- Kết luận
Nói tóm lại, giáo lý về các Ðại, Uẩn, Xứ, Giới là những phần giáo lý rất cơ bản và quan trọng, giúp chúng ta có một cái nhìn chính xác về cuộc sống vô thường, khổ và vô ngã. Bao lâu con người chưa biết Uẩn, Xứ, Giới là gì, thì vẫn không thể biết được thế nào là con đường thoát ly sinh tử. Các Uẩn, Xứ, Giới là đề mục của pháp hiện quán - thiền định, do vậy, con đường tu tập bao giờ cũng được khởi đầu từ các Uẩn, Xứ, Giới; đấy chính là tu tập Chánh tri kiến.
---------
* Sách tham khảo:
Ðề nghị học viên tìm đọc cuốn Tâm lý học Phật giáo của tác giả Thích Tâm Thiện, do Nxb TP Hồ Chí Minh ấn hành, 1998.
Phần đọc: Phần II, chương I; phần III, chương II và phần IV, chương I & II.
* Chú thích:
(1) Học viên xem thêm các kinh có đề cập đến bốn Ðại và sáu Ðại như: kinh Phân biệt sáu giới (M.140) = kinh Phân biệt lục giới (Trung A Hàm 42+7 - kinh Ðại Câu Hy La).
(2) Xem Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Thích Tâm Thiện, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1998.
(3) Ðể trong ngoặc [ ] là phụ chú của tác giả
(4) Lăng Già Ðại thừa kinh, bản dịch của Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1998, tr.305.
Thích Tâm Thiện
2. Bách pháp
     (100 pháp)
Nội dung
I. Sắc pháp.
II. Tâm pháp.
III. Tâm Sở Hữu pháp.
IV.  Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp.
V. Vô Vi pháp.
Chữ “pháp” ở đây có nghĩa là mọi sự vật trong vũ trụ, cụ thể hay trừu tượng, bất cứ cái gì có thể cho ta một khái niệm về nó thì gọi là “pháp”. Đức Phật nói: Tất cả pháp đều vô ngã (= không có thực thể). Tất cả pháp là những gì?  Nói tóm tắt:
- Theo Vi Diệu Phápcủa Phật giáo Nguyên thủy, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 202 pháp, gồm :
(1) 28 Sắc pháp, (2) 121 Tâm pháp, (3) 52 Tâm sở hữu pháp, (4) 1 Vô vi pháp [= Niết-bàn (P: Nibāna): Là trạng tướng tịch tịnh, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc].  

- Theo Câu-xá tông, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 75 pháp sau:
(1) 11 Sắc pháp, (2) 1 Tâm pháp, (3) 46 Tâm sở hữu pháp, (4) 14 Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 3 Vô vi pháp.         
- Theo Pháp Tướng tông, mọi sự vật trong vũ trụ được bao gồm trong 100 pháp, gọi là Bách pháp百法gồm 5 loại như sau:
(1) 11 Sắc pháp, (2) 8 Tâm pháp, (3) 51 Tâm sở hữu pháp, (4) 24 Tâm bất tương ưng hành pháp, (5) 6 Vô vi pháp.         
Dưới đây là chi tiết 100 pháp theo Pháp Tướng tông.

I. Sắc pháp.
Sắc pháp(色法;  P: Rūpa-dhamma;  S: Rūpa-dharma):  Đây là các hiện tượng vật chất, gồm có 11 pháp:         
1. nhãn:  Mắt.        
2. nhĩ:  Tai.  
3. tị:  Mũi.    
4. thiệt:  Lưỡi.        
5. thân:  Thân.       
6. sắc:  Các loại hình tướng và màu sắc (dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, cao, thấp, ngay, xẹo, cong, sáng, tối, bóng, khói, mù, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...).
7. thanh:  Các loại âm thanh (tiếng nói, tiếng kêu, tiếng động, tiếng vang, tiếng vừa ý, tiếng không vừa ý v.v...).
8. hương:  Các loại mùi (thơm, hôi, không thơm không hôi, mùi tự nhiên, mùi chế tạo v.v...). 
9. vị:  Các loại vị (cay, đắng, chua, ngọt, mặn, lạt, bùi, béo, chát v.v...).  
10. xúc:  Các thứ cảm xúc (nhẹ-nặng, trơn-nhám, lạnh-nóng-ấm, cứng-mềm, no-đói, khát-đã khát, mạnh-yếu, v.v...)    
11. pháp:  Các ý tưởng (tức bóng dáng của năm trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc – ở trên còn lưu lại trong ý thức)      
[Tông Câu-xáchia “sắc pháp” có 11 pháp, gồm 5 giác quan, 5 đối tượng của giác quan, và 1 “vô biểu sắc” ].  
II. Tâm pháp.
Tâm pháp(心法;  P: Citta-dhamma;  S: Citta-dharma):  Đây là các hiện tượng tâm líở phương diện nhận thức. Chữ Tâm nơi đây là Vọng tâm = Thức  được Duy thức học còn gọi là Tâm vương, chính là hoạt động tâm lý của loài hữu tình. 
Tâm pháp gồm có 8 pháp – tức là 8 Vọng tâm = 8 Thức = 8 Tâm vương, đó là:     
12. nhãn thức:       Biết có cảnh vật (mắt thấy). 
13. nhĩ thức:          Biết có âm thanh (tai nghe). 
14. tị thức:             Biết có mùi hương (mũi ngửi).        
15. thiệt thức:        Biết có vị (lưỡi nếm).
16. thân thức:        Biết có cảm xúc (thân chạm – xem xúc ở Sắc pháp).
                              5 thức trên thuộc Thọ uẩn.  
17. ý thức:              Biết từ suy tưởng (luận biện – thuộc Tưởng uẩn).  
18. mạt-na thức:    Muốn (ý chí chấp thủ ngã – thuộc Hành uẩn).       
19. a-lại-da thức:    Nhớ (ký ức từ 6 thức + tiềm thức + vô thức: lưu trữ và hiện hành cái biết của vạn pháp – thuộc Thức uẩn).
[Tông Câu-xácho rằng, “tâm pháp” chỉ có 1 – tức là tâm thức, nhưng đương nhiên là nó hoạt động qua 5 ngả đường tương ứng với 5 giác quan.]

III. Tâm Sở Hữu pháp.
(= Sở hữu của Tâm vương)
Tâm Sở Hữu pháp(心所有法;  P: Cetasika;  S: Caitasika):  Đây là những pháp (hành động) liên quan đến 8 Tâm vương (biết), bao gồm những biểu cảm, nghĩ tưởng do trong tâm cảm xúc, suy tính; nói chung là các trạng thái khác nhau của tâm.
Tâm Sở Hữu pháp còn nói gọn là Tâm sở hay Hành, có 3 nghĩa:
1) Luôn luôn dựa vào Tâm vương sanh khởi.  Nếu không có Tâm vương thì Tâm sở cũng không sanh.
2) Cùng Tâm vương tương ứng.  Tương ứng là tùy thuận, không chống trái nhau. Tâm sở cùng xuất cùng nhập, cùng duyên một cảnh giới với Tâm vương.
3) Lệ thuộc vào Tâm vương.  Tâm sở liên hệ, phụ thuộc vào Tâm vương, liên hệ sít sao với Tâm vương.
Thí dụ:
- Tôi cảm thấy dễ chịu, có nghĩa là tôi biết (tâm vương “thân”) tôi có cảm giác dễ chịu (tâm sở “thọ”).
- Tôi không tham, có nghĩa là tôi biết (tâm vương “ý”) tôi không sinh lòng tham chấpưa thích khi gặp thuận cảnh(tâm sở “vô tham”).
Có 51 pháp – tức 51 Tâm sở, gồm trong 6 nhóm:     
1) Biến hành(遍行;  S: sarvatraga):  
          “Biến hành” là những hoạt động cùng với tất cả 8 thức; có 5 tâm sở:       
20. xúc:  Tiếp xúc giữa các căn và các trần cảnh.  
21. tác ý:  Chú ý, kích thích để phát sinh nhận thức.       
22. thọ:  Cảm thọ khó chịu, dễ chịu, hay không khó chịu cũng không dễ chịu, do cảm giác cung cấp.      
23. tưởng:  Tri giác, nhận biết đối tượng (là một người, hay một vật, hoặc một sự việc...)         
24. tư (= hành):  Quyết định. Từ đó phát sinh ra các hành động của miệng lưỡi (khẩu) và thân thể (thân), tức là tạo nghiệp.   
2) Biệt cảnh(別境;  S: vibhāvanā):    
          “Biệt cảnh” là không hoạt động cùng khắp, là những tâm sở chỉ liên hiệp hoạt động với “6 thức trước” mà thôi; có 5 tâm sở:
25. dục:  Ham muốn, mong cầu.    
26. thắng giải:  Hiểu biết rõ ràng, không nghi ngờ.        
27. niệm:  Nhớ, kí ức.        
28. định:  Tập trung làm cho thức và các tâm sở khác chú ý vào một đối tượng, không tán loạn   
29. tuệ:Biết sự vật một cách sáng tỏ, nhưng không chắc là biết đúng – khác với “tuệ giác” là trí tuệ giác ngộ. Bởi vậy có thể nói, tâm sở “tuệ” này chính là thuộc tính đặc biệt của thức mạt-na, vì thức này luôn luôn thấy rõ rằng “có TA và những gì THUỘC VỀ TA”; cái thấy đó tuy là sáng tỏ nhưng là cái thấy sai lầm.
(Tông Câu-xá gồm chung hai nhóm trên lại thành một nhóm gọi là “Những tâm sở có nhiệm vụ tổng quát” – biến đại địa pháp). 
3) Thiện(善;  S: kuśala):
          “Thiện” là những hoạt động tốt; có 11 tâm sở:         
30. tín:  Tin tưởng.  
31. tàm:  Biết tự thẹnxấu hổ với lầm lỗi của mình.         
32. quí:  Biết thẹnxấu hổ với ngườikhi thấy mình không trong sạch cao thượng như người.
33. vô tham:  Gặp thuận cảnh không sinh lòng tham trước.       
34. vô sân:  Gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận.  
35. vô si:  Sáng suốt, thấy biết đúng với sự thật.
36. cần:  Siêng năng tu tập thiện nghiệp.  
37. khinh an:  Thư thái, nhẹ nhàng.        
38. bất phóng dật:  Không buông lung theo dục vọng.   
39. hành xả:  Tâm niệm bình đẳng, không vướng mắc, không chấp trước, không so đo phân biệt.     
40. bất hại:  Không có ý làm hại người khác.       
[Tông Câu-xáliệt kê các tâm sở “thiện” này chỉ gồm có 10 tâm sở – không có “vô sân”.]
4) Phiền não(煩惱;  S: upa-kleśa):    
          Đây là những hoạt động xấu khó diệt trừ, được gọi là các “phiền não gốc rễ”; có 6 tâm sở:
41. tham:  Muốn chiếm đoạt khi thấy gì vừa ý.     
42. sân:  Oán giận khi gặp điều không vừa ý.       
43. si:  Vô minh, không sáng suốt.  
44. mạn:  Kiêu mạn, tự cao.
45. nghi:  Ngờ vực, do dự.  
46. ác kiến:  Thấy biết sai lạc – tức là “Năm Cái Thấy Sai Lạc” như đã trình bày ở trên.
[Tông Câu-xágọi nhóm này là “đại phiền não”, và ngoại trừ “si” –  tức “vô minh”, 5 tâm sở kia hoàn toàn khác biệt, gồm có: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, và phóng dật.]
5) Tùy phiền não(隨煩惱;  S: upa-kleśa):   
          Đây là các thứ “phiền não phụ thuộc” của các phiền não gốc rễ ở trên, dễ diệt trừ hơn, gồm có 20 tâm sở; lại chia làm 3 nhóm nhỏ:
a)Xấu nhẹ(= tiểu tùy), có 10 tâm sở:         
47. phẫn:  Nóng giận, bực tức, cộc cằn.    
48. hận:  Oán hờn.  
49. phú:  Che giấu tội lỗi.   
50. não:  Buồn phiền, bứt rứt, ẩn ức không yên.  
51. tật:  Ganh ghét. 
52. xan:  Bỏn sẻn, keo kiệt.
53. cuống:  Dối gạt. 
54. siểm:  Nịnh hót, gièm siểm.     
55. hại:  Có ý làm hại người.
56. kiêu:  Khoe khoang, tự kiêu, tự phụ.   
b) Xấu vừa(= trung tùy), có 2 tâm sở:        
57. vô tàm:   Không biết tự xấu hổ khi làm lỗi.     
58. vô quí:   Không biết tự thẹn khi tài đức không bằng người.   
c) Xấu nặng(= đại tùy), có 8 tâm sở:
59. trạo cử:  Chao động không yên.         
60. hôn trầm:  Mê muội, dật dờ, trì trệ    
61. bất tín:  Đa nghi, không tin tưởng.     
62: giải đãi:  Biếng nhác, bê trễ.    
63. phóng dật:  Buông lung, buông trôi.   
64. thất niệm:  Lãng quên, không có chánh niệm.
65. tán loạn:  Xao xuyến, rối loạn. 
66. bất chánh tri:   Hiểu lầm, biết không chính xác.       
[Tông Câu-xáliệt kê các “tùy phiền não” có 12 tâm sở, gồm trong 2 nhóm: - “đại bất thiện”, có 2 tâm sở: vô tàm và vô quí; - và “tiểu phiền não”, có 10 tâm sở: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, và kiêu.]   
6) Bất định(不定# Vô ký 無記;  S: avyākṛta):       
“Bất định” là những tâm sở không thuộc về thiện cũng không thuộc về bất thiện, hoặc giả, chúng có thể là thiện mà cũng có thể là bất thiện; có 4 tâm sở:
67. hối:  Hối hận về sự việc đã làm.
68. miên:  Ngủ.       
69. tầm:  Suy tư, tìm hiểu phần dễ thấy của sự lí. 
70. tứ:  Suy đoán, nghiên cứu, phân tích để hiểu rõ phần sâu sắc của sự lí.       
[Tông Câu-xáliệt kê nhóm “bất định” này, ngoài 4 tâm sở trên đây còn có thêm 4 tâm sở nữa: tham, sân, mạn, nghi; tất cả là 8 tâm sở. – Như vậy, so với 51 tâm sở của tông Pháp Tướng thì tông Câu-xá chỉ liệt kê có 46 tâm sở.]
IV. Tâm Bất Tương Ưng Hành pháp.
Tâm bất tương ưng hành pháp(心不相應行法;  S: viprayyuktas saṃskārāh, citta-viprayukta-dharma):  Đây là những hoạt động không thuộc nhưng có liên hệ với tâm, tâm sở, hay sắc pháp ở trên; có 24 pháp:
71. đắc(năng lực):  Tạo được hình sắc và tính chất riêng – Ví dụ: nước có thể lỏng, không màu sắc, trong suốt, ướt, lưu nhuận v.v...; đó cũng là cái năng lực làm cho một người có (đạt) được một vật – ví dụ: tôi có (được) quyển sách, Tổ Điều Ngự Giác Hoàng đạt (được) quả vị giác ngộ v.v... 
72. mạng căn(năng lực):  Làm cho sinh mạng được duy trì.      
73. chúng đồng phận(năng lực): Làm cho chúng sinh trong mỗi loài có cùng chung một quả báo đồng nhất.   
74. dị sinh tánh(năng lực):  Tạo ra bản tính phàm phu, đầy tà kiến, khác với thánh nhân.         
75. vô tưởng định (năng lực):  Tạo được vô tâm định để tu tập đạt được quả Vô tưởng.         
76. diệt tận định(năng lực):  Làm cho tu tập được rốt ráo, vượt cả vô tâm định, không còn cả thọ và tưởng, chứng đắc quả A-la-hán.   
77. vô tưởng quả (năng lực): Làm cho chúng sinh ở cõi trời Vô tưởng, cả tâm lẫn tâm sở đều tiêu mất. 
78. danh thân(năng lực):  Tạo tên để chỉ cho sự vật.    
79. cú thân(năng lực):  Tạo được lời nói để diễn tả sự vật.       
80. văn thân(năng lực):  Tạo được văn tự dùng để ghi chép những gì thuộc về “danh thân” và “cú thân” ở trên.    
81. sinh(năng lực):  Làm cho các pháp có được sinh thành.       
82. trụ (năng lực):  Làm cho các pháp được tồn tại.        
83. lão(dị)(năng lực):  Làm cho các pháp bị biến đổi, suy hoại. 
84. vô thường(diệt)(năng lực):  Làm cho các pháp bị tiêu mất.
85.lưu chuyển(năng lực):   Làm cho các pháp sanh khởi liên tục.
86. thứ đệ(năng lực):  Làm cho mọi sự vật có thứ lớp, có trật tự.         
87. định dị (năng lực):  Làm cho mọi sự vật dù khác biệt nhau nhưng luật nhân quả tác động trên mỗi sự vật vẫn phân minh, không lộn xộn, không hồ đồ.        
88. phươngtức phương hướng,phương vị (năng lực):  Làm cho Sắc pháp tồn tại trong không gian. Phương là dựa vào hình thể, trước sau, phải trái mà giả lập. Phương có bốn: đông, tây, nam, bắc
89. thời, tức thời gian (năng lực):  Làm cho mọi sự vật lưu chuyển xoay vần trong từng sát na của Sắc, Tâmmà giả lập. Thời có ba loại: khứ, lai, kim (quá khứ, vị lai, hiện tại).
90. tương ưng(năng lực): Làm cho các sự vật ăn khớp, tương ứng nhau, liên hiệp hoạt động với nhau.          
91. thế tốc(năng lực):  Làm cho vạn pháp sinh diệt tương tục từng sát-na, di chuyển theo vận tốc.        
92. số(năng lực):  Làm cho sự vật có thể hay không thể đếm được.      
93. hòa hiệp tánh(năng lực):  Làm cho sự vật hòa hợp được với nhau. 
94. bất hòa hiệp tánh(năng lực):  Làm cho sự vật không hòa hợp được với nhau.
[Tông Câu-xáliệt kê nhóm “tâm bất tương ưng hành pháp” này gồm có 14 pháp – không có 11 pháp: dị sinh tánh, lưu chuyển, thứ đệ, định dị, phương, thời, tương ưng, thế tốc, số, hòa hiệp tính, bất hòa hiệp tính; nhưng thêm 1 pháp: phi đắc, cái năng lực làm cho một vật không còn thuộc sở hữu chủ của nó nữa.]
V. Vô Vi pháp.
Vô vi pháp(無爲法;  P: Asaṅkhata-dhamma;  S: Asaṁskṛta-dharma;  E: Unconditioned dharma):  Đây là những hiện tượng không bị lệ thuộc vào nhân duyên; Pháp hữu vi thì dụng trên thể; vô vi pháp thì thể trên dụng. Vô vi pháp còn gọi là chân Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tính...  Vô vi pháp có bốn ý nghĩa:
1/. Không sanh không diệt:  Pháp hữu vi thì nhờ nhân duyên sanh, nên có sanh, diệt. Pháp vô vi không nhờ nhân duyên sanh, nên không sanh diệt.
2/. Không được không mất:  Pháp hữu vi có tăng có giảm. Tăng gọi là được, giảm gọi là mất. Ở thánh không tăng, ở phàm không giảm, nên gọi là không được không mất.
3/. Không kia không đây:  Pháp hữu vi có ta, người khác nhau. Pháp vô vi, chư Phật giống nhau, nên gọi là ba đời mười phương Phật đều có cùng một Pháp thân, nên không kia không đây.
4/. Không đi không đến: Pháp hữu vi có quá khứ, hiện tại, vị lai, trong một sát na có đủ ba đời biến hóa không ngừng. Pháp vô vi thông suốt cả ba đời, thường còn không thay đổi, nên gọi không đi không đến.
          Có 6  Vô vi pháp như sau:
95. trạch diệt vô vi:  Cảnh giới Niết-bàn đạt được do sự dùng trí tuệ tiêu diệt tận cùng mọi phiền não.     
96. phi trạch diệt vô vi:  Thể tính tịch diệt vốn đã hiển nhiên – không phải do sức trí tuệ tận diệt phiền não mà có.    
97. hư không vô vi:  Tính cách không làm chướng ngại cho bất cứ pháp nào và cũng không bị bất cứ pháp nào làm cho chướng ngại, gần giống như tính chất của hư không – nói là “gần giống” vì hư không vẫn không phải là vô vi; hư không còn có thể được trông thấy; tuy nó không làm chướng ngại cho mọi vật nhưng lại bị mọi vật làm cho chướng ngại, như sức thấy của mắt, sức nghe của tai v.v... đều có giới hạn, hơn nữa, hư không thường bị lồng vào các khuôn khổ khác nhau như rộng, hẹp, vuông, tròn v.v...    
98. bất động vô vi:  Thể tính của Niết-bàn là như như, tĩnh lặng.
99. tưởng thọ diệt vô vi:  Trạng thái của sự tận diệt mọi tư tưởng và cảm thọ – cũng tức là Niết-bàn.   
100. chân như vô vi:  Bản thân của vạn pháp.    
[Tông Câu-xáliệt kê chỉ có 3 pháp vô vi – không có 3 pháp bất động vô vi, tưởng thọ diệt vô vi, và chân như vô vi.]
Trong 5 loại của 100 pháp trên đây, 4 loại đầu (sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành) thuộc về pháp hữu vi, và loại sau cùng thuộc về pháp vô vi. “Hữu vi” là có tạo tác, có điều kiện sinh khởi, có các tướng trạng sinh (sinh thành), trụ (tồn tại), dị (tiêu mòn), diệt (hủy diệt), và tất cả đều là khái niệm.

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
Huy Thai gởi