Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh






 
CẢNH GIÁC VỚI FAKE NEWS VÀ CƠ HỘI CHO TRUMP TÁI CỬ
 
 
Hai hôm nay thực sự là quá mệt mỏi với hàng loạt fake news liên quan đến bầu cử Mỹ. Rất nhiều người cuồng Trump thì chuyển từ thái cực “Trump thắng chắc” sang chửi bới phe “Thổ tả” gian lận, làm rất mất mặt những người ủng hộ Trump chân chính. Đáng tiếc là nhiều người nổi tiếng, KoLs cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những fake news đó và đưa ra những nhận định không chính xác. Bài viết này là nhằm làm rõ vài kiến thức cơ bản về bầu cử Mỹ để mọi người hiểu rõ hơn và theo dõi diễn biến chính trường Mỹ khách quan hơn trong khoảng thời gian từ sau bầu cử (3/11) đến ngày tân Tổng thống nhậm chức 20/1).
 
 PHÂN BIỆT “PROJECTION” VS “OFFICIAL RESULTS”

 
 Đây là điều RẤT NHIỀU NGƯỜI nhầm lẫn. Bất kể hãng thông tấn lớn nào như CNN, Fox, MSNBC, RCP, WSJ… dù có đưa projection rằng “Trump đã chiến thắng ở Alabama” hay “Biden đã chiến thắng ở Michigan” thì đều là KHÔNG CHÍNH THỨC. Chỉ có duy nhất Uỷ ban Bầu cử Tiểu bang mới là đơn vị cung cấp kết quả chính thức tại tiểu bang của họ. Và công bố này thường là rất muộn, có nơi có thể kéo dài vài tuần.
 
 Điều này có nghĩa mặc dù CNN hay FoxNews “project” là Biden đã giành 270 ĐCT hay 300 ĐCT thì nó vẫn chỉ là “dự báo” mà thôi và kết quả thực tế sẽ có thể sẽ rất khác. Ở các kỳ bầu cử bình thường khi có sự thắng bại rõ rệt, một UCV giành được số ĐCTvượt xa con số 270 (ví dụ mùa 2016 Trump được projected là thắng 306 ĐCT) thì các projections đó với kết quả chính thức được công bố về sau thường sẽ giống nhau. Vì lý do này, mọi người vẫn lầm tưởng là projection là kết quả chính thức. Thực ra không phải vậy.
 
 Các tiểu bang vẫn tiếp tục kiểm đếm tất cả số phiếu hợp lệ (mặc dù có thể chiến thắng đã ngã ngũ) và sẽ chỉ công bố sau khi hoàn thành kiểm đếm 100% số phiếu này. Nếu hiểu điều này thì mọi người sẽ ko bị lừa những fake news kiểu như “theo luật thì phải dừng kiểm đếm vào cuối ngày bầu cử” hay “chỉ có bang ABC xin phép Tối cao Pháp viện kéo dài thời gian kiểm đếm mà giờ có bang XYZ lại làm thế không xin phép. Thế là gian lận”. Mỗi tiểu bang có luật riêng về cách kiểm đếm, thời gian kiểm đếm và công bố… Họ cũng có cơ chế cho người của các ứng viên tham gia giám sát quá trình kiểm đếm. Nếu có gian lận, sai phạm thì sẽ có quy trình để các bên liên quan khởi kiện, yêu cầu tái kiểm hoặc huỷ bỏ số phiếu nào đó…
 
 => Tóm lại: Giả như cuối tuần này, Biden được projected là thắng ở Arizona và Nevada trong khi Trump thắng ở tất cả các tiểu bang tranh chấp còn lại thì Biden sẽ “được cho là” thắng 270 ĐCT và Trump thắng 268 ĐCT. => KẾT QUẢ NÀY VẪN CHƯA CHÍNH THỨC. Biden vẫn chưa thể chính thức trở thành President-Elect (mặc dù báo chí có thể vẫn sẽ gọi như thế).
 
 2. HIỂU THỦ TỤC VÀ TIẾN TRÌNH BẦU CỬ MỸ

 
 Cái này rất nhiều nguồn đã nói nhưng xin nhắc lại một số mốc cơ bản:
 
 Ngày 3/11/2020: (Ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11) là ngày Bầu cử trên toàn quốc ở Mỹ. Họ bầu đủ thứ một lúc chứ không phải chỉ bầu mỗi Tổng thống. Họ bầu lại 1/3 Thượng viện, toàn bộ Hạ viện, Thống đốc các tiểu bang; bầu cử quốc hội và quan chức địa phương; bầu cử các vấn đề bổ sung ở địa phương của họ (kiểu như trưng cầu dân ý). Nhiều tiểu bang cho bỏ phiếu sớm, cho bỏ phiếu qua bưu điện… Những cái này là đều có từ lâu rồi chứ không phải chỉ mùa này mới có.
 
 Trong vòng 2 tuần sau ngày 3/11: Các tiểu bang tiến hành kiểm đếm và công bố kết quả chính thức theo quy trình, luật định riêng của họ. Có nơi được kiểm sớm đếm sớm, có nơi phải chờ đến 7pm ngày 3/11 mới được khởi động việc kiểm đếm.
 
 Ngày 8/12/2020: là hạn chót cho các tiểu bang xử lý dứt điểm các tranh chấp về phiếu bầu. Tức là, sau khi có kết quả chính thức thì ứng viên nào có muốn khiếu kiện về kết quả (bắt đếm lại, cáo buộc gian lận…) thì sẽ kiện và mọi việc kiện tụng sẽ phải xử lý dứt điểm vào ngày 8/12. Điểm này quan trọng vì nó có nghĩa là không có ông UCV nào dở hơi lại đi kiện vì cái Projection của CNN hay FoxNews nói rằng UCV đó đã thua ở tiểu bang ABC nào đó cả. Again, mỗi tiểu bang có quy trình riêng nhưng về cơ bản khi khiếu kiện chưa ngã ngũ thì kết quả bỏ phiếu chưa thể gọi là chính thức.
 
 Ngày 14/12/2020: (Ngày Thứ Hai sau ngày Thứ Tư thứ 2 của tháng 12): Các Đại cử tri nhóm họp tại thủ phủ của từng tiểu bang để bỏ phiếu bầu Tổng thống. Số phiếu này sẽ được niêm phong lại và chờ kiểm đếm chính thức tại DC.
 
 Ngày 23/12/2020: (Ngày Thứ Tư thứ 4 của tháng 12) là hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các ĐCT về trụ sở quốc hội ở Washington DC.
 
 Ngày 03/01/2021: Quốc hội mới được bầu (tại kỳ bầu cử ngày 3/11) sẽ nhóm họp lần đầu tiên tại Washington DC.
 
 Ngày 06/01/2021: Lúc 1pm, sẽ có phiên họp hỗn hợp đặc biệt gồm cả Thượng viện và Hạ viện (do Phó tổng thống Mike Pence điều hành). Khi đó, các phiếu bầu tổng thống do ĐCT bầu hôm 14/12 sẽ được đưa ra kiểm đếm. Nếu không có ai đủ 270 phiếu thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống từ 2 UCV có nhiều phiếu ĐCT nhất. Mỗi tiểu bang sẽ được bỏ 1 phiếu. 50 tiểu bang sẽ bỏ 50 phiếu và UCV nào được 26 phiếu sẽ thắng. Nếu nhóm nghị sỹ từ một tiểu bang nào đó bỏ phiếu nội bộ mà không tự phân định được họ sẽ dành phiếu của tiểu bang đó cho UCV nào thì phiếu của tiểu bang đó sẽ không được tính. Hạ viện sẽ bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại bao giờ bầu bằng ra được Tổng thống thì thôi. Tương tự, 100 TNS ở thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Tổng thống. Có điểm đáng chú ý là mặc dù Thủ đô Washington DC được cho 3 phiếu ĐCT trong bầu cử tổng thống sẽ không có tiếng nói gì trong cuộc bầu cử Tổng thống ở vòng này. Sau ngày này thì tổng thống mới đắc cử mới chính thức trở thành President-Elect.
 
 3. TƯƠNG LAI NÀO CHO TRUMP?
 
 Sẽ không ngạc nhiên (và với những ai chống Trump thì cũng không nên phẫn nộ) nếu cuối tuần này cả Biden lẫn Trump đều tuyên bố chiến thắng bất kể các projections nghiêng về bên nào vì projections vẫn không phải là kết quả chính thức.
 
 Những ai yêu mến Trump (và không cuồng) thì cũng nên bình tĩnh, đừng thất vọng vì thực ra Team Trump đã có tiên liệu về kịch bản như hiện tại (ý là well prepared) và cửa ngồi tiếp của Trump 4 năm nữa vẫn rất sáng ngay cả khi các hãng thông tấn ở hai phe tả hữu đều cho rằng Biden đã giành được 270 ĐCT (sau chiến thắng dự kiến ở Nevada).
 
 Trump vẫn có nhiều cách để kéo Biden vào kỳ bầu cử “vòng hai” vào tuần đầu tháng 1/2021 tại Quốc hội Mỹ và sẽ chiến thắng Biden ở đó. Cộng hoà đang nắm 26 đoàn HNS Tiểu bang, Dân chủ nắm 23 đoàn HNS tiểu bang (và đang có nguy cơ mất tiếp 2 đoàn HNS tiểu bang về tay Cộng hoà trong mùa bầu cử này). Trong đoàn HNS tiểu bang PA, tương quan lực lượng giữa CH vs DC đang cân bằng nhau. Hai yếu tố sau có thể là ví dụ:
 
 Sau khi có kết quả chính thức, Team Trump sẽ kiện đối với kết quả ở một vài tiểu bang mà họ tin rằng có sai phạm, gian lận trong việc kiểm đếm. => sẽ phải kiểm đếm lại, ra toà kiện tụng. Nếu tiến trình này bị kéo dài quá ngày 8/12 thì tình hình rất phức tạp và chưa có tiền lệ nên không rõ sẽ diễn biến như thế nào nhưng không loại trừ khả năng huỷ bỏ toàn bộ kết quả bầu cử của tiểu bang đó (đồng nghĩa Biden mất đi vài phiếu ĐCT). Trump được cho là có chút lợi thế nhất định bởi hiện tại Tối cao Pháp viện đang có 6/9 thành viên là phe bảo thủ. Tuy nhiên, lợi thế này khá nhỏ bởi thường thì thẩm phán của TCPV khá công minh nên cũng khó có khả năng họ sẽ trắng trợn bênh Trump và Cộng hoà nếu việc khiếu kiện không có chứng cớ xác đáng.
 
 Nếu Biden chỉ chính thức giành được 270 phiếu ĐCT thì khi kiểm đếm vào ngày 6/1/2021, rủi ro Biden bị hụt phiếu là khá cao bởi không loại trừ có Đại cử tri phản thùng (faithless electors), chọn bỏ phiếu cho người khác. Lịch sử ĐCT phản thùng thì có nhiều, nhưng chưa từng có tiền lệ nào ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống. Biết đâu mùa này lại tạo thành tiền lệ. Với Biden thì rủi ro cao hơn bình thường vì chỉ mất 1 ĐCT cũng là mất đa số. Mùa 2016, Trump thắng 306 ĐCT nhưng khi kiểm đếm chính thức thì có tận 10 ĐCT phản thùng. Đó là điều đáng lưu ý.
 
 Tóm lại, phải chờ đến ngày 6/1/2021 thì may ra mới rõ thắng thua.
 
 
Châu Trinh Phan
 
 
 usaelection gởi