Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





  1. Câu chuyện tái sinh của Jenny
    Cư sĩ Tâm Diệu

    Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi, tên là Jenny, đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc, đã đoàn tụ với năm người con của bà trong đời sống trước, tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Aí Nhĩ Lan.

    Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC, Hoa Kỳ, đã đến tận nơi đây làm phóng sự về câu chuyện tái sinh của bà mẹ này, cùng hội họp với những người con trong kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực, đã xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, một câu chuyện cảm động về một người mẹ đi tìm con vượt biên cương, trở về kiếp quá khứ.

    Ngay từ nhỏ, cô Jenny luôn luôn nhớ ra rằng mình đã có một đời sống ở kiếp trước, nơi một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ái Nhĩ Lan, với tên là Mary. Mary, một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung bình, đã từ trần 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh Cát Lợi. 





    Jenny Cockell

    Một trong những giấc mơ luôn luôn hiện lên trong trí nhớ của Jenny là giây phút lìa đời của Mary, trong nỗi đơn độc đau khổ của mình, và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con, mà đứa lớn nhất mới có 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đã ám ảnh, hiển hiện thường trực trong tâm trí nàng từ lúc còn nhỏ.

    Ngay từ khi mới bắt đầu cầm được cây bút, Jenny đã vẽ bản đồ làng, với những con đường dẫn đến một căn nhà mái tranh nơi Mary ở, đến nhà thờ, ga xe lửa, các cửa hàng bách hóa... và sau này so sánh với bản đồ Ái Nhĩ Lan của nhà trường, Jenny đã khám phá ra rằng, bản đồ mà nàng đã vẽ từ trí nhớ, và trong những giấc mơ tiền kiếp, đã thật giống với bản đồ một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan, có tên gọi là Malahide. 





    Mary Sutton và con

    Theo năm tháng, Jenny lớn dần cùng với hình ảnh căn nhà mái tranh, với từng căn phòng, góc bếp, với hình ảnh nhà thờ quán chợ, nơi thị trấn hiền hòa Malahide càng lúc càng rõ rệt. Trong tâm tưởng, nàng vẫn cảm thấy có lỗi với các con, khi bỏ chúng lại bơ vơ nơi cõi trần, nên nàng quyết định đi tìm con.

    Jenny sắp đặt kế hoạch, nhưng lại không đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi qua xứ Ái Nhĩ Lan, nên đành hoãn lại và tình nguyện làm một người thôi miên, cho một thôi miên gia chuyên môn tìm hiểu quá khứ. Qua thôi miên Jenny đã mô tả chi tiết căn nhà, từng bức hình treo trên tường, kể cả một tấm hình của Mary. Jenny cũng mô tả và vẽ ra hình nhà thờ.

    Cuối cùng Jenny đã để dành đủ tiền, để thực hiện một chuyến du hành qua Ái Nhĩ Lan, đi tìm những dấu tích của căn nhà mái tranh, của những đường xưa lối cũ. Ðến Malahide, nàng đã đứng lặng trước một căn nhà, mà bên kia là ngã ba đường, dẫn về thành phố. Nàng thấy hình ảnh này sao mà quen thuộc quá, giống như trong trí tưởng, giống như bản đồ nàng đã vẽ.

    Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm con. Nàng viết thư cho tất cả các báo ở Ái Nhĩ Lan, các tổ chức sử học, các văn phòng hộ tịch, các chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary, chết vào năm 1930, cùng với tin tức về những người con của bà này.

    Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide cho biết ở đó trước đây có một gia đình mà người mẹ tên là Mary đã chết sau khi sinh đẻ một thời gian ngắn, để lại sáu đứa con còn sống. Last name của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton, và sau khi bà Sutton qua đời, những đứa con đã được gửi vào các cô nhi viện. 





    Nhà thương Rotundra Hospital nơi Mary qua đời

    Ðúng như trong trí tưởng, và trong các giấc mơ về nỗi lo âu của Mary khi lìa đời, các con của bà đã thực sự bơ vơ đi vào các trại mồ côi. Jenny đau khổ gửi thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ái Nhĩ Lan, để dò hỏi tin tức và cuối cùng một vị giáo sĩ của một nhà thờ thành phố Dublin đã hồi âm. Sau khi thư từ qua lại với các cơ sở họ đạo và bộ giáo dục Ái Nhĩ Lan, vị giáo sĩ này cho biết tên của tất cả sáu người con bà Mary, và nói rằng sáu đứa trẻ này đã trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Sylvester tại Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ không dài lắm, nhưng đã mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny.

    Sau đó, qua niên giám điện thoại, Jenny đã gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Aí Nhĩ Lan. Nàng cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary, và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không tìm ra tung tích. Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin, và thư cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng của đời sống quá khứ để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast, một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc BBC.

    Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ái Nhĩ Lan. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn, với nhiều tình cảm lẫn lộn, nhưng nói chung có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Tư tưởng của nàng lúc này cũng lộn xộn. Mặc dầu biết là các con của Mary bây giờ đều đã ở vào lứa tuổi 50 và 60, nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về tình mẫu tử, vẫn có cảm giác mình là mẹ của họ.

    Giai đoạn cuối của công cuộc tìm kiếm đã tới. Nàng thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Câu chuyện kỳ lạ của nàng đã khiến cho đài BBC muốn dự án tìm con của Jenny, trở thành một tài liệu sống của ban nghiên cứu, nên đã thương lượng với Jenny. Phần Jenny, nàng chỉ yêu cầu có một điều duy nhất, là đặt sự phúc lợi và niềm an bình hạnh phúc của gia đình lên trên hết.

    Chờ mãi không thấy thư của người con thứ hai, mà Jenny đã nói chuyện qua điện thoại, nàng quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds Anh quốc.




    Sonny Sutton và Jenny

    Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời cậu mới 11 tuổi, và vào ngày Thứ Ba 15 tháng 5 năm 1990 sắp tới, Sonny đã 71 tuổi. Qua cuộc điện đàm, Jenny mô tả cho Sonny biết về quá khứ của cậu, về hình ảnh căn nhà mái tranh, về tính nết của cậu, về những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Ði từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ mình. Sonny ngỏ ý muốn được gặp Jenny ngay.

    Như đã thỏa hiệp với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới cho họ biết. Ðài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước, và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny, rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đã có về Jenny. Cũng trong thời gian này, họ đã phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ.

    Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng, và cuối cùng Jenny đã đích thân lái xe đưa cả gia đình của nàng đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đã diễn ra thật cảm động; Giấc mơ đi tìm con của Jenny đã trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già, đã ôm nhau với những dòng nước mắt tuôn trào.

    Sonny cũng như Jenny đều đã nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được rằng những sự kiện hiện ra trong tâm trí lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy, và chuyện có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rõ ràng.

    Năm 1993, với sự giúp đỡ của Sonny, Jenny đã hội ngộ với tất cả 5 người con còn sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ họ qua đời, anh em mới được đoàn tụ với nhau, và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ đã tái sinh, trẻ trung trong kiếp sống này, để đi tìm họ. 





    Gia đình Sutton

    Năm 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình chương trình 20/20 đài ABC Hoa Kỳ, đã một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny.

    Trong dịp này, Jenny đã được người con cả, nay đã 75 tuổi, dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Đứng trước phần mộ và ống kính thu hình, nàng đã nói rằng:

    "Không có ai trong mộ này. Cái còn lại trong đó chỉ là những mảnh xương khô, thực sự không là gì cả, phần năng lực tinh thần hiện nay đang ở trong tôi." 


    Tâm Diệu
    Theo tài liệu của chương trình 20/20, đài ABC,
    phát hình vào lúc 10 giờ đêm Thứ Sáu ngày 10 tháng 6 năm 1994
     
  2.  
    .

    Trường hợp Edgar Cayce




    Edgar Cayce là một người đã có khả năng thần giao cách cảm, trong khi nhắm mắt ở trạng thái bị thôi miên, ông có thể thấy và chẩn bệnh, điều trị cho những bệnh nhân ở bất cứ nơi đâu, dù cách xa hàng trăm dặm và dù ông không phải là y sĩ.

    Ông sinh ngày 18 tháng 3 năm 1877 tại tỉnh Hopkinsville, tiểu bang Kenturky, tạ thế ngày 3 tháng Giêng năm 1945, tai tỉnh Virginia Beach, tiểu bang Virginia.





    Edgar Cayne thời trẻ

    Từ năm 1901, vừa tròn 24 tuổi, cho đến khi qua đời, ông ta đã giải quyết được 14 ngàn trường hợp bệnh tật, trong số đó có chín ngàn hồ sơ ghi bằng lối tốc ký, hiện được tàng trữ tại tỉnh Virginia Beach.

    Trong khi nhắm mắt ở trạng thái bị thôi miên, sau khi nghe lời giới thiệu về tên họ và địa chỉ bệnh nhân, ông bắt đầu cất tiếng nói, phần lớn là với giọng bình thường của ông, về bệnh lý của bệnh nhân, ngay cả những người ở cách xa hàng trăm dặm, như là tâm ý thức của ông đang ở bên cạnh họ, đang nhìn thấy họ vậy.





    Chiếc ghế dài nơi ông nằm đọc bệnh lý

    Trong khi ông nói thì tốc ký viên ghi lại. Nếu người tốc ký ghi sai thì dù đang nằm nhắm mắt, ông cũng “nhìn” thấy, và yêu cầu người tốc ký sửa lại. Ðiều này cũng phù hợp với lời Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm rằng “Tâm không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở quãng giữa, (mà ở khắp nơi)”.

    Vào năm 1932, một tổ chức được thành lập, mang tên là Association For Research and Enlightement, tại tỉnh Virginia Beach, để lưu trữ các tài liệu quý giá này của ông. Nếu muốn nghiên cứu thêm, xin mời quý thính giả tìm đọc những tài liệu này ở địa chỉ hội tại số nhà 215 đường 67th Street, thành phố Virginia Beach, Zip code 23451, hoặc vào website : http://www.edgarcayce.org





    Trụ sở Association For Research and Enlightement
    tại tỉnh Virginia Beach nơi lưu trữ các tài liệu

    Câu chuyện về Edgar Cayce là một trong những đề tài khó hiểu đối với giới khoa học kỹ thuật. Nhưng sự thực hiển nhiên được phơi bày rõ ràng như thế, đã tạo cảm hứng cho những nhà khoa học có tâm hồn khai phóng, bắt đầu nhìn thêm nhiều khía cạnh khác, về những hiện tượng trong đời sống tương đối này. Cũng vì vậy, đối với vấn đề Tâm Linh, càng ngày giới khoa học gia càng để tâm nghiên cứu. Theo bác sĩ Peter Fenwick về tâm lý học thì vào năm 1995, chỉ có ba lớp Tâm Linh Học trong các trường Ðại Học Y Khoa Hoa Kỳ, qua năm 1998, tăng lên thành 40 lớp, và tăng nhanh lên tới 100 lớp vào năm 2001.

  3.  
    .

    Luân hồi:
    Nghiệp lực đời trước và bệnh tật đời này


    Những điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Gieo gì thì gặt nấy. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống.

    Y học hiện đại đã phát triển tới mức các loại thuốc và phương pháp trị bệnh mới liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, con người vẫn ốm, và bệnh tật ngày càng trở nên dị thường. Sau khi ốm, người ta đi khám bác sĩ, được kê đơn, uống thuốc hay tiêm thuốc, và thậm chí là phẫu thuật. Y học hiện đại tin rằng với mỗi loại bệnh thì có những biện pháp tương ứng để chữa trị.

    Để ủng hộ học thuyết này, thuốc kháng sinh đã được phát minh để chống lại các căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, bất cứ khi nào vi khuẩn hay căn bệnh trở nên nhờn thuốc, người ta lại phải nghiên cứu ra các cách chữa trị mới. Với những căn bệnh kỳ lạ thì không có phương pháp nào đáng tin cậy để điều trị. Các bệnh nhân chịu đựng những căn bệnh dường như vô phương cứu chữa này phải chuyển sang những phương thức trị liệu khác, chẳng hạn như Trung y, châm cứu hoặc khí công. Những phương thức này có thể làm giảm các triệu chứng. Tại sao y học hiện đại không thể chữa, mà những phương thức cổ truyền lại có thể? Cuối cùng, đâu là nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật?

    Trong giới tu luyện, người ta tin rằng “nghiệp” được tích tụ từ những kiếp trước và khiến người ta bị bệnh. Cũng có nghĩa rằng, con người không chỉ có một đời, mà là nhiều đời, và “tội lỗi” gây ra được tích lại qua thời gian. Càng phạm nhiều tội thì căn bệnh càng khó chữa. Nghiệp lực từ các kiếp sống trước có tác dụng nhân quả dẫn đến bệnh tật trong đời này. Đối với hầu hết con người ngày nay, điều này như rất kỳ lạ và khó tin. Tuy nhiên trên thực tế, ngày nay có những người thực sự vận dụng nguyên lý này để trị bệnh. Nhiều nhà khoa học thủ cựu đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và xác nhận quan điểm này. “Liệu pháp tiền kiếp” chỉ là một ví dụ điển hình.

    Ở phương Tây, “liệu pháp tiền kiếp” đang ngày càng nhận được sự chú ý của cộng đồng khoa học. Cuốn sách Many Mansions được viết bởi giáo sư Gina Cerminara đã ghi lại phương pháp điều trị được Edgar Cayce tiến hành sau khi “soi kiếp” cho bệnh nhân.

    Edgar Cayce là một nhà thôi miên và tiên tri người Mỹ có “công năng đặc dị”, người có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân từ cách xa nhiều dặm. Trong số các bệnh nhân được Edgar Cayce điều trị, một trường hợp có thể lấy làm ví dụ như sau:

    Có một cậu bé 11 tuổi mà từ năm lên hai đã mắc bệnh đái dầm. Khi cậu lên ba, cha mẹ cậu tìm một nhà tâm lý học tới để chữa trị. Sau một năm, việc điều trị vẫn không có kết quả. Cha mẹ cậu đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm một phương pháp chữa trị. Tuy nhiên đến năm 11 tuổi, cậu bé vẫn không thể ngừng đái dầm.

    Lúc cậu bé 11 tuổi, cha mẹ cậu đã nhờ Edgar Cayce chữa cho cậu. Sau khi “soi” được tiền kiếp của cậu bé, Cayce khám phá ra rằng vào thế kỷ 17, câu bé đã từng là một Giám mục người Anh. Cậu thích dùng cực hình với các tù nhân khi xét xử họ. Tù nhân bị trói vào một chiếc bảng và từ từ nhấn xuống nước lạnh.

    Phát hiện này đã cho thấy tội lỗi của cậu trong tiền kiếp, và tạo nên một dấu ấn trên thận của cậu trong kiếp này để trả nghiệp mà cậu đã gây ra.

    Sau khi Edgar Cayce tìm được căn nguyên, cậu bé đã có hy vọng được cứu chữa. Khi cậu bé ngủ vào ban đêm, cha mẹ cậu đã ngồi bên giường cậu và đọc cho cậu nghe: “Con là một người lương thiện và tốt bụng. Con muốn mọi người được hạnh phúc. Con sẽ giúp đỡ bất cứ ai mà con gặp…” Kết quả là đêm đầu tiên sau 9 năm, cậu bé đã ngưng đái dầm. Cha mẹ cậu tiếp tục điều này trong vòng vài tháng, và sau đó cậu đã hoàn toàn khỏi bệnh. Kể từ khi cậu bé trở thành một người hoàn toàn khác, ai cũng yêu mến cậu. Cậu rất sốt sắng vì công việc chung và khoan dung với người khác.

    Những điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống.


    Nguyễn Tâm (tổng hợp)
    14-12-2011
    http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/n...ay/7538128.epi
  4.  
    .



    Cậu bé học trò ở Boston
    được tôn xưng là một cao tăng Phật giáo


    Đối với những bạn học cũ ở Boston thì Jigme Wangchuk là một cậu học trò 11 tuổi, nhưng ở Ấn độ thì cậu bé này được hàng ngàn tu sĩ Phật giáo tôn thờ, cho rằng cậu là tái sinh của một trong những đấng thiêng liêng nhất của họ.




    Jigme Wangchuk, sau khi được công nhận là hóa thân của đức Galwa Lorepa


    Nhằm hoàn thành "sứ mệnh" của một lãnh tụ tinh thần, cậu bé đã đánh đổi đời sống ở Mỹ của mình để nhận lấy đời sống trong một tu viện ở thị trấn Darjeeling chênh vênh trên dãy Hy mã lạp sơn và sống giữa những tín đồ của mình khắp Bhutan, Nepal và những tiểu bang thuộc vùng Hy mã lạp sơn của Ấn độ.

    Cha mẹ cậu cũng phải từ bỏ công việc kinh doanh nhà hàng để gần gũi Tu viện Drukpa Sangag Choeling của cậu.

    Cha mẹ cậu bé nói rằng cách đây hai năm, họ phát hiện ra đứa con trai của họ không giống như những đứa trẻ khác khi cậu bé bắt đầu nói về "kiếp trước" của cậu bé. Thoạt tiên, họ bỏ qua vì cho đó là những chuyện tưởng tượng của trẻ con, nhưng rồi bắt đầu lưu tâm đến những sự việc đó trong chuyên đi đến một tu viện ở Mysore thuộc miền nam Ấn độ.

    Dechen, mẹ của cậu bé, nói rằng:"Con tôi cứ luôn nói về đời sống ở kiếp trước của nó nhưng chúng tôi không quan tâm lắm, cho đó chỉ là những hoang tưởng của một đứa trẻ. Có một thời điểm bà ta xác định cậu bé ngừng chơi và nhập định. Trong thời gian đó cậu kể chi tiết về tiền kiếp của cậu là "Đức Galwa Lorepa thứ Hai", một vị lạt ma đã viên tịch năm 1250 ở Tây Tạng.





    Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII (trái) đã nhận dạng Jigme Wangchuk (phải)
    là hóa thân của đức Galwa Lorepa


    Trong lúc nhập đinh, cậu bé miêu tả một tu viện Phật giáo nổi tiếng có một con rồng dài khoảng 10 mét (35 foot) trên mái. Nghe xong những gì cậu bé đã miêu tả về một ngôi đền mà cậu chưa hề đến, các vị tu sĩ tuyên bố cậu bé là tái sinh của "Người cao quý" (Rinpoche) hoặc cao tăng Galwa Lorepa, người sáng lập ra một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng.




    Cha mẹ và cô em gái của hóa thân của đức Galwa Lorepa


    Giờ đây, cậu bé sẽ sống ẩn dật trong mười năm tới và chỉ có thể liên lạc với bạn học cũ qua email.

    Dechen, mẹ của cậu bé, nói:

    "Hai năm qua là một giai đoạn rất là khó khăn đối với chúng tôi. Tôi đã khóc suốt năm tháng qua, nhưng rồi cuối cùng cũng phải đành chịu."

    "Trong lúc ở New Delhi, trên đường đi đến Darjeeling, tôi có hỏi con mình có còn muốn trở về Boston không thì cậu bé nói rằng cậu ta phải thực hiện trách nhiệm của cậu với những người của cậu ta."

    Nhưng đối với "Đức" Jigme, chẳng có gì hối tiếc cả. Cậu nói:" Con sẽ nhớ những ngày đi học nhưng rất vui với vai trò mới của con. Con thích đời sống này."


    Nguồn: The Telegraph (tiếng Anh)
    By Dean Nelson in New Delhi
    Tiên Sa đọc hiểu sao chép ra vậy
    http://thetiensa.blogspot.com/2011/0...sinh-o-my.html
  5. Thành Viên Nói Lời Cám Ơn tuedang Cho Bài Viết Hay: 

  6. 01-02-2012, 11:34 PM#6
    Điều Phối Viên
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    283
    Thanks
    83
    Được Cám Ơn 80 Lần
    Trong 62 Bài Viết
    .


    Ly kỳ hiện tượng “đầu thai” ở Việt Nam

    Chuyện “hoán đổi linh hồn” của hai cô gái ở Cà Mau hay việc “đầu thai” lạ lùng của cậu bé Hòa Bình sau khi chết…vẫn là một ẩn số khó giải về hiện tượng “luân hồi” ở Việt Nam.

    Chuyện “hoán đổi linh hồn” của thiếu nữ 19 tuổi

    Mặc dù vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về hiện tượng “đầu thai” nhưng những câu chuyện rất khó tin nhưng có thật trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

    Báo Bưu điện Việt Nam ngày 5/12/2010 từng dẫn câu chuyện “đầu thai” lạ lùng tại Cà Mau. Câu chuyện này xảy ra vào khoảng năm 1990 tại gia đình ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt, Đầm Dơi, Cà Mau. Nhà ông Cả Hiêu có cô con gái được ông rất yêu thương, nhưng không may bị bệnh và qua đời lúc mới 19 tuổi.

    Tuy nhiên, sau cái chết của cô con gái ông Cả Hiêu đã xuất hiện một câu chuyện kì lạ. Cách làng Tân Việt khoảng 100 cây số là làng Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu)và qua đời.

    Vào lúc người nhà đau đớn chuẩn bị lo việc khâm liệm cho cô gái xấu số thì bất ngờ cô gái sống lại. Điều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt. Kì lạ hơn cô còn khẳng định ông Cả Hiêu chính là cha đẻ của cô. Người nhà hết sức lo lắng nghĩ rằng cô có bệnh. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư. Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào thì cô gái nhanh chóng dẫn đường trong sự ngỡ ngàng của đoàn người. Đến nhà ông Cả Hiêu, cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói:

    "Ba ơi, con đây ba ơi!".

    Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó lâu lắm rồi.


    Chuyện “đầu thai” gây xôn xao ở Hòa Bình

    Hiện tượng “hoán đổi linh hồn” trên không phải là duy nhất tại Việt Nam. Trước đó, câu chuyện “đầu thai” kì lạ của một cậu bé ở Hòa Bình cũng đã gây xôn xao dư luận. Báo VietNamNet tháng 12/2010 cũng đăng tải câu chuyện “đầu thai” đầy kì lạ này.

    Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tuy nhiên, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Bỗng nhiên, vào một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997 !




    Cháu Bình – trường hợp được cho là “đầu thai” rất kì lạ ở Hòa Bình
    (Nguồn: VietNamNet)

    Cháu bé đó tên Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/2002. Một ngày đi học, Bình bỗng dưng nói với cô giáo của mình rằng:

    “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”.

    Nghe Bình nói đến đây, cô giáo của cháu thấy rùng mình bởi cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và chị Thuận! Thời gian tiếp theo, có một lần chị Dự có đánh Bình, cháu lại bảo:

    “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”.

    Sau mỗi lần bị mắng, cháu lại đòi được về nhà. Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, chị Dự bực mình bảo:

    "Thích thì ngồi lên xe tao chở đi".

    Điều kì lạ là Bình chỉ chính xác đến địa chỉ của nhà anh Tân. Sau đó, anh Tân đã cùng với chị Thuận cũng tìm đến nhà vợ chồng anh Hoan, chị Dự. Anh xin phép bố mẹ đẻ của Bình, đưa cháu về nhà mình chơi. Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Anh Tân hỏi:

    - “Cháu đang tìm gì?”

    - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”.

    Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Điều ngạc nhiên hơn, trước đó, chính bà Thỉn, bà nội cháu Bình cũng từng cho biết:

    “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.

    Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ:

    “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”.

    Từ cuối năm 2006 bố mẹ đẻ của Bình đã cho cháu về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận.


    Những chuyện lạ lùng ở bản Cọi

    Hiện tượng “đầu thai” ở bản Cọi làm dư luận cả nước xôn xao vì ngoài trường hợp cháu Bình, tại đây, còn xuất hiện hai trường hợp “đầu thai” khác. Câu chuyện “con lộn” của Bùi Thị Hồng Thắm ở bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình được đăng tải trên báo Thể thao & văn hóa cũng là một trường hợp tương tự. Thắm sinh năm 1991, chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm cho biết, từ bé cháu đã có những biểu hiện rất lạ lùng.

    Theo lời chị Toàn, khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó cháu đang ở trong nhà mình. Một hôm, đang chơi đùa, Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Người Thắm chỉ là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó, cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”.

    Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện cháu Ly (con bà Nghe) nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình.

    Ly là con trai bà Nghe. Năm Ly được 7 tuổi, một hôm Ly được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Trong lúc Ly trèo ra hái ổi, em bị ngã rơi xuống đất. Ly bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.

    Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó”.

    Những trường hợp “đầu thai” đầy kì lạ này không chỉ khiến dư luận xôn xao mà còn làm gia đình hai bên đều rất bối rối, khó xử khi cháu bé “đầu thai” nhất quyết đòi về nhà bố mẹ trước đây để ở mà không chịu ở với bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết các gia đình hai bên đều thông cảm, hiểu cho nỗi đau của nhau và giải quyết vấn đề hợp lí, hợp tình. Nhiều gia đình là “bố mẹ kiếp trước” đã nhận cháu bé làm con nuôi hay như trường hợp cháu Bình (ở Lạc Sơn, Hòa Bình) thì bố mẹ đẻ đã đồng ý để cháu về nhà ở với bố mẹ trước theo ý nguyện của cậu bé này.