Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Cầu nguyện - Prayer
 
***
 

1.  Khái niệm về Cầu nguyện - Thệ nguyện -Phát nguyện.
2.  Cầu nguyện.
2.1.-  Cầu nguyện theo Kitô giáo.
2.2.-  Cầu nguyệntheo Phật giáo.
+ Cầu nguyện thấp hèn.                    + Cầu nguyện cao thượng.
+ Cầu nguyện chữa trị (Quả).                       + Cầu nguyện phòng hộ (Nhân).
2.3. Cầu nguyện qua nghiên cứu Khoa học và đạo Phật.
          + Cầu nguyện qua các nghiên cứu Khoa học.
            + Cầu nguyện qua các kinh điển đạo Phật.
3.  Cầu cho người còn sống.
3.1.  Cầu an theo Kytô giáo.
3.2.  Cầu an theo Phật giáo.
+ Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (kinh Paritta).
                        + Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền(kinh Phổ Môn)
4. Cầu cho người đã khuất.
4.1.  Cầu hồn theo Kitô giáo.
4.2. Cầu siêu theo Phật giáo.
                    + Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (kinh Apithom).
                        Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (kinh Địa Tạng, kinh Vu Lan). 
5. Cầu nguyện tâm linh(# cầu an + cầu siêu cho người đang sống ).
5.1.Cầu hiệp thông với Thiên Chúa theo Kitô giáo.
5.2.Cầu giác ngộ-giải thoát theo Phật giáo (Thiền).

Bài đọc thêm:

1/. Kinh Ước nguyện (Akankheyya sutta)

2/. Cầu siêu, cầu an trong cộng đồng các dân tộc tại Nam Bộ.
NBS:  Minh Tâm 9/2012(1/2019)

1.  Khái niệm về Cầu nguyện - Thệ nguyện - Phát nguyện.
Cầu nguyện, Phát nguyện, Thệ nguyệnlà những từ gốc Hán, trong đó:
- Cầu là động từ  thường sử dụng với nghĩa như sau :    
          1) Tìm, kiếm:  Tìm kiếm (cái cần thiết = nhu : )nhưcầu kì, cầu tân, cầu thực, cầu đạo.
          2) Xin, nhờ:  Như cầu cứu, cầu hòa , cầu hôn, cầu thân.
- Thệ  là động từ với nghĩa là thề, quyết, hứa.
- Phát 發 là động từ với nghĩa làmở ra, gửi đi.
- Nguyện願  là động từ với nghĩa là mong muốn, mong ước, ước muốn và danh từ có nghĩa là lòng hay sự mong muốn, mong ước, ước muốn.  Tương đương cách nói trong tiếng Việt là  ước nguyện hay nguyện ước.
Theo đó:
1) Cầu nguyệncòn nói gọnlàcầu:  Là lòng mong muốn những gìthỏa chomơước của mình, thể hiện theo 2 hướng sau:
- Tích cực chủ động:  Cầuvới ý nghĩa làtìm kiếm.
- Tiêu cựcthụ động:   Cầuvới ý nghĩa làxin nhờ.

Trong đời sống của con người, cầu là một hiện thực cả về vật chất lẫn tinh thần,theo đó thường có các hình thức biểu hiện của cầu nguyện như:  cầu an,cầu hồn, cầu siêu, cầu sám hối, cầu tự, cầu tài, cầu danh, cầu hòa bình… Tuy nhiên, việc thành tựu của của cầu rất tùy thuộc vào các yếu tố của cung có được hội đủ hay không, các yếu tố của cung là chủ động hay  thụ động tùy nơi mỗi người.Ví như cầu tài : có nghĩa chủ động là kiếm tiềntừ nỗ lực của bản thân;ngược lại, có nghĩa thụ động là xin tiền từ sự ban bố của người khác.
       
2)Thệ nguyện:  Là quyết lòng, quyết chí mong muốn sự kiện về vật chất hay tinh thần nào đó được thành tựu, như thệ nguyện tinh tấn, thệ nguyện sám hối mà thông thường còn gọi là cầu sám hối.

3)Phát nguyện:  Là mở lòngmong muốn đem những khả năng có được của mình về vật chất hay tinh thần, nhằm đem lại lợi ích cho người; còn được nói gọn là phát, như phát thiện tâm, phát từ bi tâm, phát bồ đề tâm …

Chú thích:
- Phổ :  rộng lớn, khắp nơi  ==> Phổ nguyện :  Mong ước cho khắp nơi cho mọi người.
- Hạnh :  làm việc tốt lành  ==>  Hạnh nguyện :  Mong ước làm việc tốt lành.
- Chí :   ý chí, chí hướng  ==>  Chí nguyện = Tự nguyện 自愿:  Lòng muốn mạnh mẽ – Tự lòng mình muốn, không ai bắt buộc.  
- Phục :  lập lại, trở lại    ==>  Phục nguyện 復願:  Lập lại mong ước.                                                                   
VIDEO
- Ước nguyện, cầu nguyện, chí nguyện và hạnh nguyện -TT. Nhật Từ
- Cầu nguyện Phục nguyện Phổ nguyện Phát nguyện ý nghĩa khác nhau?
 
2.  Cầu nguyện.

Prayer - Wikipedia

 Cầu nguyện – Wikipedia tiếng Việt
 [Bàn tay cầu nguyệncủa Albrecht Dürer]

Nói chung, cầu nguyệnlà một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Phần lớn sự việc này ở các tôn giáo hàm ý trông cậy vào một quyền lực vô hình nào đó như thần thánh…, để có thể đem lại lợi ích cho cá nhân hay cho người khác về mặt vật chất hay tinh thần. 

Hầu hết các tôn giáo đều liên quan đến cầu nguyện bằng nhiều cách. Hành vi cầu nguyện được nghi thức hóa, đòi hỏi một trình tự chặt chẽ các hành động, hoặc hạn chế chỉ một số người được phép cầu nguyện, hoặc có thể được thực hành một cách tự nhiên bởi bất cứ ai, bất cứ lúc nào.

Cầu nguyện có thể liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, có thể mang hình thức của một bài thánh ca, câu thần chú hoặc một lời nói tự nhiên của người cầu nguyện.  Có nhiều lĩnh vực khác nhau của cầu nguyện, tựu trung có 3 dạng như sau:
- Cầu nguyện giúp cho người còn sống (ta hay người) được an lành (kể cả việc chữa bệnh) gọi là cầu an.
- Cầu nguyện giúp cho người đã chết được an lành gọi là cầu hồn (Kitô giáo) hay cầu siêu (Phật giáo).
- Cầu nguyện tâm linh, đó là cầu nguyện với ý tưởng được xem là cao cả, là giá trị tinh thần cao nhất mà tôn giáo đó mong đạt đến, như cầu hiệp thông với Thiên Chúa (Kitô giáo) hay cầu giác ngộ-giải thoát (Phật giáo).
Chúng ta cần lưu ý là các dạng cầu nguyện đều có thể có nội dung tiêu cựchay tích cực, đó là mê tínhay chánh tín, ảo tưởnghay chân thật, mờ tốihay trong sáng.  Dưới đây và vài nét cơ bản về ý nghĩa của mục tiêu cầu nguyện.

2.1.-  Cầu nguyện theo Kitô giáo:
 

Thánh Matthêu là một người thu thuế trong thành Caphacnaum nơi Chúa Giêsu sinh sống,là người gốc Do thái nhưng lại làm việc cho người Rôma, lúc ấy đang cai trị những người Do thái. Vì lý do này, những người Do thái bản xứ rất căm ghét Matthêu.

Trong  Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.  Kinh "Lạy Cha" (Lc 11:2-4), số 7 có ghi rằng :
"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.”

Ngày nay, trong giáo lý của Kitô giáo thường hướng dẫn các người theo đạo các ý tưởng về cầu nguyện theo kinh trên như sau:
          “Chúng ta quỳ gối trước mặt Thiên Chúa là một cử chỉ để tuyên xưng lòng tin, để tôn vinh uy quyền của Thiên Chúa. Quỳ gối, tức là chúng ta đã đặt mình trước Ðấng Tối Cao, tự nhận mình là nhỏ bé, quỳ gối tôn thờ.

Cầu nguyện trước tiên là đến với Chúa, mà đến với Chúa như một con người nhỏ bé đến trước Ðấng Toàn Năng. Cử chỉ quỳ gối là một cách biểu lộ lòng tin, biểu lộ sự nhìn nhận Thiên Chúa là Ðấng Toàn Năng.”

Christians at prayer

Nơi khác, định nghĩa về cầu nguyện được cụ thể như sau :
- Cầu nguyện là lắng tai nghe tiếng Chúa nói với ta.
- Cầu nguyện là tiếp nhận những gì Chúa muốn ban cho.
- Cầu nguyện là đón nhận ơn tha thứ từ nơi Chúa.
- Cầu nguyện là quy hướng về Chúa mọi việc ta làm.
- Cầu nguyện là để Chúa chiếm ngự linh hồn mình.
- Cầu nguyện là tưởng nghĩ đến Chúa với tâm tình thân mật, thiết tha.
- Cầu nguyện là tìm hiểu rằng ta được Chúa thương yêu, giữ gìn, coi sóc.
- Cầu nguyện là liên lạc với Chúa như với người thân mến yêu thương.
- Cầu nguyện là để mình chìm đắm trong Chúa, là biển cả yêu thương.
- Cầu nguyện là đi vào cõi thinh lặng trong Chúa.
- Cầu nguyện là mến thương trò chuyện với Chúa.
- Cầu nguyện chỉ là việc hiệp nhất với Thiên Chúa.
- Cầu nguyện là tin rằng Thiên Chúa luôn luôn có lý.
- Cầu nguyện là gỡ tấm màn để nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa.
- Cầu nguyện là sẵn sàng để Chúa nói với ta những gì Người muốn nói.
- Cầu nguyện là phó thác để Chúa làm ở trong ta những gì Người muốn làm.
- Cầu nguyện là để thấy rằng Chúa tuy xa song lại rất gần gũi.
- Cầu nguyện là đi sâu vào tâm hồn Chúa, mặc dù mình tội lỗi, bất xứng.
- Cầu nguyện là hướng mình về Chúa để được Người sưởi ấm tâm hồn.
- Cầu nguyện là xác tín rằng Thiên Chúa biết rõ những gì chúng ta cần.
- Cầu nguyện là tìm cách hoà đồng ước muốn của mình với Thánh ý Chúa.
- Cầu nguyện là tin rằng Chúa không ngừng chăm sóc và phù trợ ta.
- Cầu nguyện là tin rằng có Chúa Quan Phòng, đếm từng sợi tóc trên đầu ta.
- Cầu nguyện là suy tư, là sắp xếp giờ giấc và việc làm theo ý Chúa.
- Cầu nguyện là mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa, để Người thông truyền cho ta Tình yêu bao la của Người.
- Cầu nguyện là để Thánh Thần Chúa đưa mình vươn lên tới Đức Chúa Cha trong Đức Chúa Con.
- Cầu nguyện là yên lặng nhìn ngắm Chúa, không cần nói năng, là nói với Chúa bằng ánh mắt và bằng suy tư.
- Cầu nguyện là tiếng rên siết lo âu, là lời khẩn cầu ơn cứu trợ, là việc chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa.
- Cầu nguyện là chấp nhận quyền ưu tiên của Thiên Chúa, là nhận Người làm chủ đời sống mình.
- Cầu nguyện là giữ thái độ phó thác của trẻ thơ, biết tin cậy vào sự chăm sóc của Thiên Chúa, là người Cha nhân hậu.
- Cầu nguyện là thay đổi ý định của mình và tôn trọng ý định của Thiên Chúa.
- Cầu nguyện là chấp nhận để một “người khác” (và đây là Thiên Chúa) “quấy rầy” mình.

Cầu nguyện là để Thánh Thần làm chủ đời ta.
Thực ra, những định nghĩa trên đây chỉ là chi tiết từ 5 nội dung chính của cầu nguyện được tóm tắt như sau :
          1./  Thờ lạy (adoration):  Tỏ lòng yêu mến Chúa vì nhận ra được đây là Đấng tạo dựng ra vũ trụ này, thế giới này và ngay, là nguồn ơn phúc trong đời sống của chính bản thân mình.
          2./  Cầu xin (petition):  Tỏ lòng  yêu mến Chúa vì nhận ra được sự lệ thuộc của mình vào Thiên Chúa, và quay về với Thiên Chúa với lòng ăn năn, sám hối và cầu xin ơn tha thứ.
          3./ Cầu bầu (intercession):  Tỏ lòng yêu mến Chúa vì sự hiện diện và giúp đỡ của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Cầu bầu còn có ý là cầu sự thương xót của Thiên Chúa thông qua trung gian của Mẹ Thiên Chúa –  Bà Maria (ý riêng của đạo Chúa gốc Roma).
          4./ Cảm tạ (thanksgiving):  Tỏ lòng yêu mến Chúa vì sự cứu chuộc của Thiên Chúa ra khỏi những tội lỗi của mình.
          5./ Ngợi khen (praise):  Tỏ lòng yêu mến Chúa vì chính bản thân Thiên Chúa là toàn năng, toàn thiện, toàn quyền
         
Nói chung, cầu nguyện là để người theo đạo không chỉ xin ơn Thiên Chúa ban cho, mà đến cùng Thiên Chúa như con thảo để tỏ lòng biết hồng ân đã ban.  Thực ra xin ơn không cần thiết bằng đạt được sự hiệp thông với Thiên Chúa, vì hiệp thông được xem như được tất cả những gì tốt đẹp nhất mà Thiên Chúa muốn ban cho.
Xem thêm:
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Quan điểm của Chúa Giê-xu về sự cầu nguyện
- Ý nghĩa của việc cầu nguyện - Conggiao.info
- Ý nghĩa của cầu nguyện - CƠ ĐỐC NHÂN - Google Sites
- Ý Nghĩa Thần Học Về Việc Cầu Nguyện- Kath-Vietnam…
- Các phương pháp cầu nguyện – Dòng Cát Minh Việt Nam
- Cầu nguyện và phải cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng Chúa?
- Kitô hữu cầu nguyện cho kẻ thù và yêu thương họ - Đài Vatican

  VIDEO
- Cầu nguyện là gì? What is prayer Credit?
- Chỉ Bởi Đức Tin - | Cầu nguyện không nghi ngờ
- Những lỗi phạm khi cầu nguyện- Cha Vũ Thế Toàn
- Làm sao lời cầu nguyện của ta được Chúa nhậm lời?
- Phương pháp cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa - Cha Nguyễn Khắc Hy
 
          Dưới đây là một vài hình ảnh và sự kiện về cầu nguyện của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Western Wall - Wikipedia
 Bức tường Than Khóc – Wikipedia tiếng Việt
[The Western Wall and Dome of the Rock]
 
Jews at the Western Wall, 1870s
 
Jews' Wailing Place, Jerusalem, 1891
 
Jews at the Western Wall, 1970
 
The separate areas for men (top) and women, seen from the walkway to the Dome of the Rock
 
Pope Francis at the Western Wall
 
U.S. president Donald Trump (right) visits the Western Wall, accompanied by Rabbi Shmuel Rabinovitch (center), 2017
Xem thêm:
- Judaism - Wikipedia
-  Do Thái giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Bức tường than khóc cho nghìn năm vong quốc ở Jerusalem ...
- Bức Tường Than Khóc - di tích quý giá nhất của người Do Thái ...
 
VIDEO
- What is the Western Wall?
- History Channel - JERUSALEM : Within These WallsFull Documentary 2017
- The Archaeological History of the city of Jerusalem - Top Documentary Films
- The Temple Mount is not where The world thinks it is, the wailing wall is Roman
 
Lửa Đã Cháy Trên Quảng Trường Mỹ Đình
Xem thêm:
- Lửa Đã Cháy Trên Quảng Trường Mỹ Đình
- Trang nguồn "Tuyên Ngôn Thuộc Linh"
 
VIDEO
- NHỮNG LỜI TUYÊN NGÔN THUỘC LINH CỦA MỤC SƯ ĐẠO TIN LÀNH Ở VN.
 
Hội Thánh Đức Chúa Trời
Xem thêm:
- Hội Thánh Đức Chúa Trời - ZING.VN
 
VIDEO
- Cảnh giác với "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ"| VTC1
- Thâm nhập trụ sở Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ| VTC1
- "Hội Thánh đức Chúa trời" gieo rắc giáo lý gì? | VTC1
- NƯỚC THÁNH của Hội Thánh Đức Chúa Trời chứa gì khiến tín đồ MÊ MUỘI
 
Cầu nguyện Đức Thánh Linh
VIDEO
- Mặc Lấy Quyền Năng Của Đức Thánh Linh
- Những Phép Lạ Và Đức Thánh Linh Ở Jakarta, Indonesia!!
 
Orthodox priests blessing a gun turret
 
Orthodox priests blessinga missile– SU 34
 
Orthodox priests blessingtanks
 
Orthodox priests blessingsome nuclear ballistic missiles
Xem thêm:

- Orthodox priests blesses Russian missiles in Crimea amid heightened ...
- Chiến đấu cơ Su-34 Nga nhận phép thánh...tăng sức mạnh - Báo Kiến ...
 
VIDEO
- Orthodox Priests Will Bless ANYTHING
- Russia: Priests bless Topol-M ICBMs ahead of Victory Day
- Russian priest blessing nuclear submarine to missiles to syria
- Christian Priest Blessing Russian Soyuz Spacecraft before launch
 
Muslims at prayer
 
On a mat and a prayer - Muslims in France
 
Muslim Prayers Block Streets | Protect Au
VIDEO
- Paris...Lost?
- FRIDAY PRAYERS IN NEW YORK STREET
- Muslim Prayers Take Over Downtown Los Angeles
- Muslims in usa airport prayer or in protest.u.s.a NoMuslimBan
 
 
2.2.-  Cầu nguyệntheo Phật giáo.

Trong Phật giáo, cầu nguyện (P: patthanà; S: pràrthanà) được phân thành 4 loại hay 2 căp đối nhau là thấp hèncao thượng, chữa trị(Quả) và phòng hộ (Nhân).  Theo đó, cầu nguyện thường có ý nghĩa giáo dục tự thân, tiệm cận với phát nguyện hay ước nguyệnnhư sau :

1./ Cầu nguyện thấp hèn:  Là lòng mong ước phát xuất từ lòng vị kỷ những điều bất thiện, những gì có hại cho nhân quần, xã hội, những gì đi ngược lại lợi ích của số đông.

Trong bài kinh nói về các hạt giống tâm thuộc bộ Tăng Chi(A. V. 213), đức Phật đưa ra mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cầu nguyện thấp hèn. Mười nguyên nhân đó là:
(1)  Nhận thức sai lầm,
(2)  Tư duy sai lầm,
(3)  Lời nói sai lầm,
(4)  Hành vi sai lầm,
(5)  Lập nghiệp phi pháp,
(6)  Nỗ lực sai lầm,
(7)  Chú tâm sai lầm,
(8)  Thiền định sai lầm,
(9)  Kiến thức sai lầm,
(10) Tự do sai lầm.

Mười nguyên nhân này thực chất có nguồn gốc sâu xa từ nhận thứcsai lầm, đó làChấp kiếnngược với Chánh kiến, hay cụ thể hơn là phạm phải 5 giới cấm căn bản.
 
2./ Cầu nguyện cao thượng: Là lòng mong ước phát xuất từ tấm lòng vị tha những điều thiện, không phân biệt giới tính, giai cấp xã hội, không phân biệt thân sơ, bạn thù, những gì có lợi cho nhân quần, xã hội, những gì thuận theo lợi ích của số đông.

Cũng trong bài kinh trên, đức Phật trình bày 10 nguyên nhân của cầu nguyện cao thượng, đó là:
(1)  Nhận thức chân chánh,
(2)  Tư duy chân chánh,
(3)  Lời nói chân chánh,
(4)  Hành vi chân chánh,
(5)  Lập nghiệp chân chánh,
(6)  Nỗ lực chân chánh,
(7)  Chú tâm chân chánh,
(8)  Thiền định chân chánh,
(9)  Kiến thức chân chánh,
(10)  Tự do chân chánh.
Mười nguyên nhân này thực chất có nguồn gốc sâu xa từ nhận thứcchân chánh –đó là Chánh tri kiến, nhận thức này được xem là yếu tố dẫn đầu của chín loại chân chánh còn lại.

Theo lời Phật dạy, nhận thức chân chánh là cái nhìn về con người và sự vật dưới ánh sáng của nguyên lý Duyên khởitương thuộc, đó chính là sinh diệt vô thường-duyên sinh vô ngã. Cầu nguyện cao thượng theo đó còn gọi là Vô nguyện(無願;  P: appanihita;  S: apranahita;  E: wishlessness), tức là ta không đặt một sự tìm cầu nào trước mặt mình từ sự nhận chân lẽ thật. Thực tại bao giờ cũng đang đầy đủ tự nhiên.

Người có nhận thức chân chánh (sammà-ditthi : Chánh tri kiến) sẽ làm chủ bản thân mình, không than trời trách đất về những đau khổ khách quan vì nhận thức rõ rằng nguyên nhân của nó, sâu xa hơn là về những hành vi tham lam, sân hận và si mê trong quá khứ hay trong hiện đời, dẫn xuất từ nhận thức chấp thủ thường-ngã.

Vì thế, thực hành cầu nguyện trước nơi tôn nghiêm, trước hình tượng của đức Phật chính là lời nhắc nhở, là tuệ giác hãy tích cực nhận thức chân chánh, để soi sáng, tìm kiếm hiện thực các mong ước cao thượng của mình.
Người mong mỏi tiến bộ đạo đức nói chung là không quên phát triển 10 cầu nguyện cao thượng để sống an vui trong đời.

Buddhist Monks at prayer in Cambodia
VIDEO
Buddhist Monks praying in Chiang Mai (Thailand)
Tuy nhiên đạo lý Nhân Quả khách quan về sự biến dịch của vạn sự vạn vật trong Phật giáo cho thấy rằng mong ước chân chánh và cao đẹp chỉ là bước khởi động cho những bước tiếp sau cho hành động hiện thực mong ước. Cũng nên nhớ rằngmọi thần linh nếu có cũng không sống ngoài quy luật Nhân Quả tương duyên. Sau đây là những đoạn kinh cho thấy rõ điều đó và không thể chỉ có những cầu nguyện suông mà thôi:

- KinhTương Ưng IV, 313 :
"Nếu ai làm 10 nghiệp ác, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu khẩn van xin, thành kính mong rằng người ấy không phải rơi vào đọa xứ. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích. Sự thể như có một người quăng tảng đá vào hồ nước, rồi nhiều người đến cầu khẩn van xin cho tảng đá ấy được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích. Vì tảng đá, với sức nặng của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ như lời cầu khẩn. Cũng vậy, tạo 10 nghiệp ác thì phải rơi vào đọa xứ".
 
- Kinh Tăng Chi, Anguttara Nikàya, III. 47 :
"Này các vị, có năm điều sau đây không thể do cầu nguyện hay ước muốn mà có được: (1) tuổi thọ (àyu), (2) sắc đẹp (vanna), (3) hạnh phúc (sukha), (4) danh tiếng (yasa) và (5) sanh cõi trời (sagga)."
 
- Kinh Tăng ChiIII A, 123. Tương ƯngIII, 184 :
 "Một người không chú tâm trong sự tu tập, dẫu có khởi lên ước muốn được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ, ước muốn ấy nhất định không được toại nguyện".
 
- Kinh Trung BộI, 103
Vắt sữa nơi "sừng" con bò cái 
Tìm dầu nơi thùng cát có nước 
Dầu ước nguyện cũng không thành tựu.

 
-Kinh Pháp Cú, kệ127
Không trên trời dưới biển.                 
                           Không hang động núi rừng.                    
                           Không trú chốn nơi nào.                              
Trốn được quả ác nghiệp.                                              
 
-KinhPháp Cú, kệ 276
"Hãy tự siêng trau dồi, 
Như Lai chỉ thuyết dạy. 
Tự hành trì thiền định, 
Tự giải thoát ác nghiệp”
.

 
- Kinh Pháp Cú,kệ 323
"Chẳng phải nương người khác, 
Mà đạt được Niết-bàn, 
Do tự điều, tự nương, 
Mà đích đến kiên cố ".

 
Có thể thấy rằng cầu nguyện đúng nghĩa trong Phật giáo là cầu nguyện cao thượng cho bản thân mình theo hướng tích cực chủ động.  Cầu nguyện cao thượng trong Phật giáo còn phân biệt rõ cầu nguyện dưới hình thức thệ nguyện để chỉ rõ sự cầu nguyện với một ý chí mạnh mẽ, vàphát nguyệnđể chỉ rõ sự cầu nguyện hướng tới độ sinh. Nói chung, người thực sự theo đạo Phật đều phải gắn liền nơi bản thân mình với cả 3 sự việc là cầu nguyện, phát nguyệnvà thệ nguyện, đúng với tinh thần rèn luyện tự độvà độ thađể đi tới Thánh quả (xem Phát nguyện và Thệ nguyện bên trên).

Trong các Nghi Thức Nhật Tụng thường có 2 bài kệ nhắc nhở hành giả là Tứ Hoằng Thệ Nguyện và Hồi Hướng Phát Nguyện sau:
- Tứ Hoằng Thệ Nguyện:  Đó là những lời thệ nguyện được cho là do Lục tổ Huệ Năng truyền lại, và được hiểu như là Bồ-tát giới, là tâm nguyện cho những ai tu tập hạnh Bồ-tát.
Chúng sinh bô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

- Hồi Hướng Phát Nguyện:  Đây là ước nguyện thiện lành, khuyến tấn thực hành hạnh Từ Bi “bố thí”, đặc biệt là Pháp thí.
                    Nguyện đem công đức này
                    Hướng về khắp tất cả
                    Cho mọi loài chúng sinh
                    Đều trọn thành Phật đạo

Thực vậy, trong bối cảnh xướng tụng bài kệ, cho thấy chữ “công đức” nơi đây hàm ý Văn tuệ + Tư tuệ + Tu tuệ mà hành giả thu hoạch được trong quá trinh tiếp cận với sự tu học.
3./ Cầu nguyện chữa trị hậu quả (xemở mục2.3 dưới đây).           
4./ Cầu nguyện phòng hộ nguyên nhân (xemở mục2.3 dưới đây).
Xem thêm:
- Ý nghĩa của sự cầu nguyện
- 6. Kinh Ước nguyện -BudSas.org
- Hồi hướng công đức - Thư Viện Hoa Sen
- Hiểu đúng về cầu nguyện trong Phật giáo
- Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu 

- Tứ hoằng thệ nguyện : Đọc lại Văn Hóa Phật Giáo

- Những quan niệm sai lầm khi cầu nguyện Phật - Petrotimes
 
VIDEO
- Cầu Nguyện- THÍCH VIÊN TRÍ
- Cầu Nguyện Có Lợi Ích Gì – TT. Thích Viên Trí
- Ý Nghĩa Của Việc Cầu Nguyện– TT. Thích Viên Trí
- Pháp sám hối và cầu nguyện- TT. Thích Đồng Trí
- Những lưu ý khi CẦU NGUYỆN- Thầy Thích Pháp Hòa
- Vấn đáp: Đặt niềm tin cầu nguyện như thế nào là đúng ? | TT Nhật Từ
- Kinh Nikaya | Cầu Nguyện Thế Nào Để Được Thành Tựu? | Thầy Thích Trúc Thái Minh
- Kinh Trung Bộ 6 - Kinh Ước Nguyện - Bản chất của ước muốn 1 (08/08/2004) – TT Nhật Từ
- Kinh Trung Bộ 6 - Kinh Ước Nguyện- Bản chất của ước muốn 2 (15/08/2004) - TT Nhật Từ         
 
2.3. Cầu nguyện qua nghiên cứu Khoa họcvà đạo Phật.
Cầu nguyện vốn thuộc vấn đề tâm lý, và nhiều giới khoa học ngày nay đã nghĩ rằng tâm thức của một người có thể có khả năng thiết lập mối quan hệ tương tác với tâm thức người khác, thậm chí là với các loài động vật và thực vật qua hình thức định tâm hướng tới các thông tin cầu nguyện.  Tuy nhiên, hiện vẫn còn có những kết quả trái chiều nhau.
2.3.1. Cầu nguyện qua cácnghiên cứu Khoa học.

Francis Galton (1822 – 1911)- Wikipedia
 Francis Galton – Wikipedia tiếng Việt
       + Năm 1872, Francis Galton đã tiến hành một thí nghiệm thống kê nổi tiếng để xác định xem liệu cầu nguyện có ảnh hưởng vật lý đến môi trường bên ngoài hay không. Galton đưa ra giả thuyết rằng nếu cầu nguyện có hiệu quả, các thành viên của Hoàng gia Anh sẽ sống lâu hơn nhờ vào hàng ngàn người cầu nguyện cho sự an lành của họ mỗi Chủ nhật.  Theo đó, ông đã so sánh tuổi thọ các thành viên trong Hoàng gia Anh với người dân thường nói chung, đã không tìm thấy sự khác biệt nào (Xin xem: Prayer healing).
 
Frank Laubach(1884 – 1970) - Wikipedia
+ Trong thập niên 1940, tiến sĩ Frank Laubach người Mỹ đã chú ý mối quan hệ giữa lời cầu nguyện và psi(chữ cái thứ 23 của Hy Lạp: nhằm ám chỉ các hiện tượng hay cảm giác siêu việt bất kỳ) trong quyển sách nổi tiếng – Prayer : The Mightiest Force in the World (1946) – về hiệu ứng với lời cầu nguyện liên tục.

+Trong thập niên 1950, Linh Mục Franklin Loehr người Mỹ, một kỹ sư hóa, sáng lập cơ quan Nghiên Cứu Tôn Giáo ở Los Angeles, tiến hành thí nghiệm về sức mạnh của lời cầu nguyện đối với cây con và hạt giống. Ông nhận thấy nhóm cây con và hạt giống được cầu nguyện khỏe hơn và phát triển nhanh hơn nhóm không được cầu nguyện.
  
Karlis Osis(1917 – 1997) - Wikipedia
+Cuối thập niên 1960, tiến sĩ Karlis Osis người Mỹ gốc Latvia, giám đốc Hội Nghiên Cứu Tâm Linh Mỹ,  đã nghiên cứu các cách hành lễ tôn giáo và psi ở một nhóm nhỏ các nhà thiền định. Kết quả ghi nhận là lời cầu nguyện được tiến hành trong một nhóm thường tác động mạnh hơn lời cầu nguyện cá nhân, và sự kiện này được giải thích như là sự đồng vận của các sóng não.
 
Randolph Byrd (1947-:-2010)
+ Trong năm 1988, một thí nghiệm của bác sĩ Randolph C. Byrd,  chuyên khoa về tim mạch, sống tại  San Francisco, Calif. cho ta hiểu thêm về tác dụng của cầu nguyện này.Ông chia 393 bệnh nhân đau tim thành hai nhóm. Một nhóm được một số người hằng ngày cầu nguyện cho mau lành bệnh, nhóm kia thì không nhưng cả hai nhóm đều được điều trị cùng một bác sĩ và thuốc men như nhau.Kết quả là nhóm được cầu nguyện bệnh tật cải thiện tốt hơn năm lần so với nhóm không được cầu nguyện.

 

Dossey, Larry (1940 - …) - SirsiDynix

+Trong thập niên 1990, bác sĩ  Larry Dossey, chuyên khoa nội và y học bổ sung (alternative medicine) đã công bố hàng chục công trình nghiên cứu về sự công hiệu của cầu nguyện trong việc chữa trị một số bệnh tật, trên hàng trăm bệnh nhân, tất cả đều không biết có người cầu nguyện cho mình. Bác sĩ này không tin vào một tôn giáo nào, ông cho biết là chỉ thường luyện tập Thiền.
 

Masaru Emoto (1943 – 2014) - Wikipedia

 Nước ở đập Fujiwara trước (vàng) và sau (trắng) khi đọc kinh cầu nguyện.
+Trong năm 1999 tiến sĩ Masaru Emoto, người Nhật đã công bố các tài liệu về cấu trúc tinh thể nước đông đặc khác nhau sau khi nước được truyền thông bằng những lời cầu nguyện khác nhau.
   
Xem thêm :
- Nước phản ảnh tâm thức của chúng ta 
-Bí mật của nước - Masaru Emoto -Thái Hà Books
- Thông điệp của nước by Masaru Emoto - Goodreads
- Điều kỳ diệu của nước: Nước có cảm xúc và biết nghe nhạc? - Tạp ...
- Thí nghiệm chụp ảnh tinh thể nước của TS Masaru Emoto (Phần 1) -Dkn.tv
- Thí nghiệm chụp ảnh tinh thể nước của TS Masaru Emoto (Phần 2) -Dkn.tv
 
VIDEO
- Masaru Emoto Water Experiment - Water Consciousness
- Dr Masaru Emoto Hado Water Crystals Full Documentary 2012
- Dr Masaru Emoto Hado Water Crystals Full Documentary 2017
- THE IMPOSSIBLE RICE EXPERIMENT
- Dr Masuru Emoto's Rice Experiment
 
+TS Valery Slezin, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Tâm lý thần kinh St. Petersburg, đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điện não đồ ở các thầy tu khi đang cầu nguyện. Và ông đã phát hiện vùng vỏ não “đóng” hoàn toàn - một hiện tượng tương tự như trạng thái não bộ ở trẻ 3 tháng tuổi khi được ở gần mẹ.
Ônggiải thích:  “Khi chúng ta lớn lên, cảm giác an toàn nàyở trẻbị biến mất.  Tuy nhiên,nhịp điệu của những dòng điện sinh học trong não luôn cần sự ổn định, điều này chỉ có được trong những giấc ngủ sâu và khi cầu nguyện...”. Giống như khi chúng ta chìm vào giấc ngủ sâuhayquá trình cầu nguyện,sẽ làm tan biến mọi lo lắng và những căng thẳng bản thân cũng mất dần. Chính tình trạng này kéo theo khả năng phục hồi về tinh thần và thể chất...

2.3.2. Cầu nguyện qua các kinh điển đạo Phật.
Thực ra tác dụng có thật của cầu nguyện qua các nghiên cứu của Khoa học nói trên không là điều mới mẻ đối với Phật giáo, vì từ lâu giới Phật tử đều biết đến tác dụng này qua những câu chuyện hay sự kiện được ghi lại trong các kinh điển sau:

1)- Kinh Angulimala, thuộc Trung Bộ Kinh, thuật lại câu chuyện tôn giả Angulimala cầu nguyện cho một sản phụ đau đớn vì khó sinh. Chuyện kể rằng một hôm trên đường đi khất thực tôn giả Angulimala gặp một sản phụ khó sinh, đau đớn, nguy kịch, Tôn giả cảm thương trở về bạch với đức Phật.

Đức Phật dạy tôn giả đến cầu nguyện cho sản phụ đó bằng những lời cầu nguyện thế này: “Thưa chị, kể từ khi tôi tái sinh trong Thánh đạo đến nay chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sinh, với sự thực ấy tôi nguyện cầu chị được an toàn và sinh đẻ được an toàn”.
Quả thật sau khi cầu nguyện xong, người sản phụ đó được mẹ tròn con vuông!

2)- Kinh Cullavagga, mục 26-27 trong Đại Tạng Kinh (Vinaya Pitaka) ghi nhận rằng tâm thức con người có khả năng thiết lập mối tương quan giao cảm với các loài động vật. Đó là nhân sự kiện một vị tỳ kheo tu tập trong rừng bị rắn cắn chết, đức Phật nói rằng nếu vị tỳ kheo đó quán niệm từ tâm đối với các loài rắn thì chắc chắn sẽ không bị rắn cắn chết và Ngài dạy một bài kệ  để các tỳ kheo thực hành rải từ tâm đến không chỉ với loài rắn mà tất cả các sinh vật khác.
Quả nhiên, khi các vị tỳ kheo tụng đọc bài kệ đó với tâm lượng từ bi rải khắp các loài động vật thì không còn bị rắn, rết, bò cạp đến quấy nhiễu nữa.

3)- Kinh Vu Lanthuật lại trường hợp ngài Mục Kiền Liên đã nhờ đức Phật chỉ dẫn về sự hợp lực cầu nguyện của chư Tăng, mà riêng bản thân ngài dù với năng lực rất cao của tự thân, nhưng không thể làm được, để giúp mẹ của ngài là bà Thanh Đề, vốn bị đọa trong cảnh giới quỷ đói sau khi chết vì ác nghiệp, thoát khỏi cảnh giới này. Quả nhiên sau đó, vong mẫu của ông đã được thác sinh lên cõi trời.

4)Kinh Tăng Chi, Anguttara Nikàya, III. 47 :
"Này các vị, có năm điều sau đây không thể do cầu nguyện hay ước muốn mà có được: (1) tuổi thọ (àyu), (2) sắc đẹp (vanna), (3) hạnh phúc (sukha), (4) danh tiếng (yasa) và (5) sanh cõi trời (sagga)."

Theo trên, chúng ta thấy rằng đức Phật chẳng những đã không phủ nhận mà còn chỉ dẫn những gì có thể khả thinơiviệc cầu nguyện.  Qua đó, có thể thấy rằng đức Phật đã thấu hiểu việc cầu nguyện chữa trị hậu quảlà một việc làm khá phức tạp, khó khăn, có nhiều hạn chế và không có giá trị bền vững, thay vì nên cầu nguyện phòng hộ nguyên nhânsẽ có giá trị ưu việt hơn, như đã đề cặp ở mục
2.2 nói trên, đó là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật là “Bồ-tát sợ Nhân, chúng sinh sợ Quả”.


Đạo lý Nhân Quả khách quan là nền tảng cho mọimong ước hiện thực.Cácthần linh nếu có cũng không sống ngoài quy luật Nhân Quả tương duyên.Thiết nghĩ những sự kiện “ kỳ diệu và mầu nhiệm” dưới đây có thể được nghiệm lại dưới ánh sáng Nhân Quả.

Về phương diện tâm lý, cầu nguyện sẽ tạo nên sức mạnh niềm tin, mà hành động với một niềm tin mạnh mẽ có thể mang lại những thành công thần kỳ, kết quả cầu nguyện xảy ra một cách kỳ diệu, mà ta hay gọi là sự linh ứng mầu nhiệm. Ví dụ có những người bệnh tật chữa hoài không hết hoặc bác sĩ đã “chê”, thành tâm cầu nguyện bậc tôn kính thì sau đó tự nhiên họ khỏe mạnh trở lại.

Tuy nhiên, chúng ta không thể cho rằng người cầu nguyện hay được cầu nguyện đạt được những kết quả như vậy là do họ thành tâm, vì ai gặp lúc hoạn nạn, nguy bách đến tính mạng đềucó tâm lýchí thành cầu nguyện cả, nhưng sao người thì đạt được, người thì không!? Chẳng hạn trongvụ tai nạn máy bay kinh hoàng xảy ra với chiếc máy bay Airbus A330 của hãng hàng không Afriqiyah (Libya) bay từ Johannesburg đến Tripoli sáng 12/5/2010đã cướp đi sinh mạng của 103 người. Duy nhất cậu bé 10 tuổi người Hà Lan thoát chết một cách kì diệu.

Bé 4 tháng tuổi sống sót kỳ diệu trong thảm họa
Đây không phải là lần đầu tiên, một em bé yếu ớt lại có khả năng sống sót sau những vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Một vài trường hợp không cầu nguyện, sự kỳ diệu vẫn xảy ra,như trường hợp đứa bé bốn tháng tuổi bị cuốn khỏi tay mẹ khi cơn sóng thần khủng khiếp ập đến thị trấn Ishimomaki, ven biển Sendai trong thảm họa động đất ở Nhật Bản ngày 11/3/2011nhưng vẫn sống khỏe mạnh dưới ngôi nhà đổ nát một cách kỳ diệu.  

Nhận thức về Nhân-Quả của phước báo có lẽ không khó để lý giải sự kiện.
Xem thêm:
- Sống sót sau 10 ngày bị vùi trong đống đổ nát 
-Bé gái sống sót kỳ diệu sau khi được làm "rã đông"     
- Sống sót sau 30 giờ trôi nổi trong vùng biển nhiều cá mập    
-Chùm ảnh: Bé gái sống sót sau tai nạn máy bay           
- Một em bé sống sót trong tai nạn máy bay A-310        

- Thiên tai và những sự sống sót thần kỳ của con người - Kenh14
 
VIDEO
- Cầu Nguyện Như Thế Nào
3. Cầu cho người còn sống[to pray for peace; momento of the living].
          Cầu cho người còn sống hay còn gọi làcầu anthường có ý là cầu nguyện được sự bình an về đời sống vật chất (gồm cả về sức khỏe) và tinh thần cho người còn sống. Đây là điều mong ước của con người từ ngàn đời nay, đã từng được các danh nhân Hy Lạp thời cổ đại như nhà thơ Homer (khoảng 850 BC), triết gia Epicurus (341 BC – 270 BC) tỏ bày : “Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người”. Do đó cầu an còn có tên gọi khác là cầu phúc (miền Bắc) hay cầu phước (miền Nam).
            3.1.  Cầu an theo Kytô giáo.

Theo Kitô giáo, từ ngày nguyên tổ phạm tội, loài người phải mang án phạt do Thiên Chúa đã ấn định là “phải đau khổ và phải chết”, nên đời sống con người luôn luôn cảm thấy lo âu, buồn phiền, sợ hãi. Vì thế, vật thụ tạo “người” phải mong ước sự bình an trong tâm hồn, đây được xem là hạnh phúc chính thực của con người.

Mặt khác, theo Thánh Kinh, đã nói lên hai thứ hạnh phúc, một là hạnh phúc ở đời này (sống sung sướng), hai là hạnh phúc trường sinh trong Nước Trời Thiên Đàng (sống vĩnh cửu).  Hai thứ hạnh phúc này có liên hệ với nhau, nghĩa là muốn được hưởng hạnh phúc trường sinh thì phải đạt được hạnh phúc ngay ở đời này.
Hạnh phúc là sự bình an trong tâm hồn, không phải là tiền tài, vật chất, hay danh vọng, nêncha mẹ không thể ban hạnh phúc cho con cái, và vợ chồng cũng không thể ban hạnh phúc cho nhau, chỉ có Thiên Chúa mới ban bình an - hạnh phúc cho loài người mà thôi.  Theo kinh điển chép:
- Chúa ban bình an cho người bệnh sau khi đã chữa lành họ :
          "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh." (Mc 5,34; Lc 8,48)
          - Chúa ban bình an cho các môn đệ trong bữa tiệc cuối cùng:
          “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14,27)
          - Chúa ban bình an cho các môn đệ sau khi sống lại :
          “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !”(Ga 20,19.26)

Ngày nay, mỗi khi họp nhau cử hành Thánh Lễ, hoặc các bí tích, chủ lễ đều nhân danh Chúa chúc bình an cho những người tham dự.  Muốn được Thiên Chúa ban bình an - hạnh phúc, người theo đạo phải chu toàn 4 thứ bổn phận sau :
         1) Bổn phận đối với Thiên Chúa :
          - Hạnh phúc cho người tin cậy vào Chúa, nỗi bất hạnh của kẻ bất trung. (Gr 17,5-10)
          - Hạnh phúc cho người kính sợ Chúa. (Tv 112,1 và 128,1) 
         - Hạnh phúc cho người tuân theo luật pháp Chúa và vâng theo ý Ngài. (Tv 119,1-2)
          - Hạnh phúc cho người biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. (Lc 11,27-28)
          - Hạnh phúc cho những người không thấy mà tin Chúa. (Ga 20,29)
          2) Bổn phận đối với bản thân.
          - Hạnh phúc cho những ai không theo đường lối quân gian ác. (Tv 1,1)
          - Hạnh phúc cho những ai tuân giữ điều chính trực. (Is 56,2; Rm 4,6-8)
          - Hạnh Phúc cho những ai sống công chính và hy sinh làm chứng cho Chúa. (Mt 5,1-12; Lc 6,20-26)
          - Hạnh Phúc cho những ai có tội biết sám hối và tẩy sạch tội lỗi trong máu Con Chiên. (Kh 22,14) 
          3) Bổn phận đối với người thân.
          - “Ngươi hãy kính cha mẹ, như đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi.” (Đnl 5,16)
          4) Bổn phận đối với mọi người trong xã hội.
          - Chúa sẽ ban phúc trường sinh cho những người biết giúp đỡ người đau khổ, nghèo đói, bệnh tật. (Mt 25,31.46)
          - “Cho thì có phúc hơn là nhận.” (Cv 20,35)   

Muốn chu toàn các bổn phận để dược Chúa ban bình an - hạnh phúc, người theo đạo phải vững lòng tin và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và mọi người, và thường xuyên đón nhận Ơn Chúa, Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.  Sách viết:
1)Ơn Chúa :“ Thầy (=Chúa) là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5)
2) Lời Chúa : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4) 
 3)Mình Thánh Chúa: “Chính Ta (=Chúa)là bánh trường sinh. Ai đến với Ta, không hề phải đói; ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ.” (Ga 6, 35)
 
Chú thích: Mình Thánh Chúa,đó làChúa Giêsu hiện diện dưới hình thức bánh, rượu… đểnuôi linh hồn, làm cho vật thụ tạo “người”trở nên giống Chúa và kết hợp với Chúa.
Xem thêm:
- HẠNH PHÚC CON NGƯỜI - Tinmung.net
- HẠNH PHÚC CON NGƯỜI- Lm. Giuse Hoàng Kim Đại 
 
 
3.2.  Cầu an theo Phật giáo(P: mangalavidhī).

Như đã nói ở mục cầu nguyện trên, cầu an theo Phật giáo cũng phải đặt trên nền tảng của nguyên lý Nhân Quả.  Hiện trạng đang sống là kết quả (Nghiệp quả) tích hợp từ các nguyên nhân (Nghiệp nhân) của các kiếp sống quá khứ và kiếp sống hiện tại; một cách tương tự cho tình trạng của kiếp sống tương lai: tất cả sự sống là một chuỗi nhân quả liên tục. Vì thế, mọi hình thức cầu an hay cầu phúc, cầu phước cũng chỉ là cách nhắc nhở cho người theo đạo Phật luật Nhân Quả và tích cực hành động đem đến sự bình an, sự hạnh phúc cho thế giới sống quanh ta.

Điển hình cho hành động tích cực này là thực hiện hạnh bố thí (= tặng cho), một hành động thể hiện chung cho nguyên lý đạo đứcTừ Bi-Trí Tuệnguyên lý giáo dụcNhân Quả (hay Tứ Đế) của Phật giáo, có nội dung sau:
          + Tài thí(vật chất):  Tặng cho vật chất cần cho sự sống gọi là Ngoại tài thí; tặng cho những gì thuộc cơ thể mình như hiến máu, hiến nội tạng, …kể cả hiến xác khi chết gọi là Nội tài thí.
          + Pháp thí(tinh thần):  Tặng cho sự thấy biết chân chánh đúng lẽ thật, khiến đoạn trừ mọi phiền não (hậu quả từ 3 độc tham-sân-si) trong cuộc sống. Trong trường hợp đoạn trừ sự kinh sợ (đối cực của sân) được gọi là Vô úy thí.
          Cầu an được thấy trong hai truyền thống Phật giáo:
          1./ Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. 
Kinh Paritta(P: paritta; S: paritrana - nghĩa là bảo vệ, hộ trì) : gồm những bài kinh tụng trong Tạng kinh Pāli, để cầu cho người bệnh hay người gặp những nghịch cảnh. Ðây là những bài kinh đã được đức Phật tán thành cho các hàng Tăng chúng tụng niệm trong những dịp trên. (Dict. Pali Proper Names. G.P. Mallasekera, Vol. Ī trang 157.)

Lời và âm thanh mà kinh Paritta tạo nên rung động và êm dịu thần kinh đưa tâm đến trạng thái thanh bình an lạc, hòa điệu với toàn thể hệ thống. Tuy nhiên, trong kinh Na-tiên(Milindapañhā),có nêu ra ba nguyên nhân làm cho kinh Paritta có thể không chiêu cảm được, đó là ;
1. Chướng ngại của Nghiệp (kammà- varanena).
                    2. Chướng ngại của ô nhiễm (kilesa-varanena).
                    3. Vô minh (avijjà).
Thông thường buổi lễ được tổ chức tại tư gia hay chùa chiền.
          2./ Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền. 

Kinh Phổ Mônhay kinh Quán Thế Âm,là phẩm thứ 23 trong Chánh Pháp Hoa Kinh. Đây là bài kinh nói  về hạnh nguyện độ sanh của Bồ-tát Quán Thế Âm, và qua đó được sử dụng vào các dịp cầu an bệnh nhân, cầu tai qua nạn khỏi, cầu gia đạo bình an, cầu quốc thới dân an, cầu mưa hòa gió thuận, hay tụng vào những dịp khánh hỷ, lễ an vị Phật, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ tân gia, lễ sinh nhật, lễ đáo tuế, lễ cầu thọ, lễ chúc thọ v.v...

Tuy nhiên, thâm ý của bài kinh nhằm giới thiệu phương pháp tu tập quán chiếu cuộc đời qua ngũ giác quan [quán chiếu (= Quán), cuộc đời (= Thế), ngũ giác quan (Âm)] mới chính là cốt lõi của kinh. Nhờ quán chiếu cuộc đời theo nguyên lý Duyên khởi tương thuộc, với hai hệ quả là hiện tượng vô thường và bản chất vô ngã của vạn sự vạn vật, hành giả sẽ thoát ra được các chấp mắc về ngãvà về pháp, đạt tới một nội tâm thanh tịnh và đạt quan tích cực (không cực đoan bi quan hay lạc quan) về thế giới nhiều phiền tạp này.  Từ đó hành giả cũng sẽ tự độ  thoát chính mình khỏi các đau khổ đang hoành hành. Nói rõ hơn, khi tu tập pháp quán đó, mỗi chúng ta là một Bồ-tát Quán Thế  Âmcứu chính chúng ta và tha nhân ra khỏi căn nhà lửa của khổ đau và bất hạnh.

Do đó, thọ trì kinh Phổ Môn không chỉ để được Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ, mà quan trọng hơn là để tâm đến phương pháp “quán chiếu cuộc đời,” và phương thức “sống không sợ hãi” của vị Bồ-tát nổi tiếng song hành Từ bi và Trí tuệ này.
(Xem thêm bài đã soạn ‘Quán Thế Âm’)
4. Cầu cho người đã khuất[to pray for the soul, to requiem for the dead; momento of the dead].
        Con người thường được xem là cấu tạo bởi 2 phần : thể xác(phần hữu hình) và tinh thần(phần vô hình), hoặc thân-tâm(sắc-danh) theo Phật giáo, hoặc thân xác-linh hồntheo Kitô giáo. Cầu cho người quá cố được xem có nghĩa là cầu nguyện cho phần vô hình người quá vãng được thoát khỏi cảnh khổ để tới một cảnh giới an lành. Phần vô hình này có tên gọi như sau:
  • Linh hồntính chất bất biến(không thay đổi) theo Kitô giáo. Cầu nguyện bấy giờ gọi là cầu hồn.
  • Thần thứchay tinh thần, tâm thứccó tính chất khả biến(thay đổi) theo Phật giáo.  Cầu nguyện bấy giờ gọi là cầu siêu.
Có người thắc mắc không biết cầu nguyện như thế có thực sự đem lại lợi ích cho người mất không? Có giúp phần vô hình người quá vãng đi về cảnh giới an lạc không?  Quả thật khó mà khẳng định.  Nếu nói có thì làm sao có thể chứng minh được với người sống?  Vì lẽ chưa có người chết nào trở về cho chúng ta biết rằng họ đã đi vào cõi nào.  Nếu nói không thì hoá ra chấp không, phủ nhận những lời dạy của Thánh hiền? 
Tuy không biết có được như ý nguyện không, nhưng hành động với tâm thành của người còn sống đã thể hiện một tình cảm đáng quý đối với người đã khuất; tuy nhiên, tình cảm đáng quý này quyết không là gánh nặng làm hại đến người còn sống
        4.1.  Cầu hồn theo Kitô giáo:

Thánh Odilo
[Painting by Francesco Andreani]
 
Theo sách vở ghi lại,thì Thánh Odilo (962- 1048) người Pháp, là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này thời đó nằm trong phần đất của đế quốc Germany.  Ngài là người thánh đức, thường cầu nguyện, hi sinh, và dâng lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Truyện kể rằng:
Một hôm, một đan sĩ cùng Dòng tu với ngài đi viếng Đất thánh Giêrusalem. Trên đường trở về Đan viện Cluny. Tàu chở đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ cho biết:

"Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên Thiên đàng và là sự đau khổ cho quỉ dữ dưới Hỏa ngục".

Sau khi nghe biết sự việc này, cha Odilo đã lập lễ cầu hồn vào ngày 2 tháng 11 và trước hết cử hành trong đan viện Cluny của ngài vào năm 998 (có sách nói năm 1030). Về sau lễ cầu hồn đã được truyền sang nước Pháp, và tới giữa thế kỉ 10, Đức Giáo hoàng(ĐGH)Gioan 14 đã lập lễ cầu hồn trong Giáo hội Rôma.

Từ thời đó,nhiều nơi đã có thói quen cầu nguyện tuần chín ngày cho các linh hồn, họ đi thăm viếng, sửa mồ mả cha ông. Vào buổi chiều lễ các Thánh, có những người đi từng nhà xin quà cho các linh hồn, họ hát những bài ca cổ truyền cổ động cầu cho các linh hồn mau ra khỏi Luyện ngục.
- Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là "Ngày người chết". Ngày đó, người ta có thói quen tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình họ rồi cho chúng ăn, cho quần áo, cho quà bánh, đồ chơi.
- Tại miền quê nước Poland, người ta kể: nửa đêm lễ cầu hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về quanh bàn thờ cầu ơn giải thoát khỏi luyện ngục. Người ta nói là, sau đó trở lại thăm lại nhà mình, thăm nơi mình quen thuộc, làm việc mình đã làm khi còn sống. Và để đón tiếp những linh hồn này, người ta để cửa sổ mở suốt đêm mùng 2.
- Tại Việt nam, nhất là miền Bắc, trước Công đồng Vaticanô 2 (62-65) người ta thường sửa mồ mả cha ông vào dịp Tết Nguyên đán đầu năm Âm lịch, tính theo mặt trăng, còn lễ cầu hồn, người ta đi viếng các nhà thờ chung quanh suốt ngày lễ các Thánh để lãnh ân xá chỉ cho các linh hồn đã qua đời. Cảnh người lớn trẻ em tấp nập ra vào rất vui vẻ. Người ta dự lễ và xin lễ rất nhiều để cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ sớm về hưởng phước Thiên đàng.

ĐGH. Francis cầu hồn cho thai nhi ở nghĩa trang Laurentino, Roma
Ngày nay:
* Ngày 10 tháng 8 năm 1915, trong một Tông hiến, Tòa thánh cho các linh mục được dâng 3 lễ vào ngày lễ cầu hồn: 1 cầu như ý người xin, được lấy bổng lễ, 1 cầu theo ý ĐGH(không bổng) và 1 cầu cho các linh hồn (không bổng). Giáo hội cũng xác định dành trọn tháng 11 dành để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.
* Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐGHPhaolô 6, trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai "viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13).
* Năm 1992, xuất phát từ 3 ý tưởng sau :
- Thương nhớ người quá cố, nhất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình là chuyện tự nhiên của con người.
- Ao ước cho người thân mình được "nghỉ yên muôn đời trong nơi mát mẻ hạnh phúc" cũng là tâm lí thông thường.
- Cầu cho người thân đã qua đời là việc cần thiết, vừa cho linh hồn người chết được cứu thoát khỏi Luyện ngục, vừa cho người sống được tỏ lòng hiếu thảo đền ơn.
ĐGH  Gioan Phaolo 2 đã giải thích 3 sự kiện như sau:
- Số 1030: Cần có Luyện ngục:  "Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng.
- Số 1031: Luyện ngục để thanh tẩy:"Giáo Hội gọi là Luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Giáo Hội đã trình bày giáo lý của đức tin về Luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia (xem DS 1304) và Trentô (xem DS 1820; 1580).
Dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh (Chẳng hạn 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), Truyền thống của Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện: "Đối với một số những lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán xét, theo như những gì mà Đấng là chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn ở đời sau" (Mt 12,31). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau" ( Th. Gregoriô Cả, Dial. 4,39).
- Số 1032: Người sống cứu người chết:"Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: "Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình" (2 Mcb 12,46).
Ngay từ những thời gian đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng niệm các người đã qua đời, và dâng kinh lễ để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ (xem DS 856), để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo Hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp các người đã qua đời:
Hãy cứu giúp họ và hãy tưởng nhớ họ. Nếu các con ông Gióp đã được thanh tẩy nhờ lễ hy sinh của cha họ (xem G 1,5), tại sao chúng ta lại có thể hoài nghi rằng những của lễ của chúng ta dâng cầu cho người chết sẽ không mang lại ủi an cho họ? Vậy chúng ta đừng ngần ngại cứu giúp những người đã ra đi, và dâng những kinh nguyện cầu cho họ (Th. Gioan Kim khẩu, Hom. in 1 Cr 41,5).
Người ta tin rằng linh hồn ở Luyện ngục trong mầu nhiệm các phép thông công, khi về Thiên đàng, họ sẽ cầu trước tòa Chúa cho người còn sống.

Cầu hồn ở nghĩa trang giáo xứ Thánh Tâm, Ban Mê Thuột

Tháng Cầu hồn ta lo cứu giúp
Các linh hồn Luyện ngục chờ mong
Thoát ra khỏi ngọn lửa hồng
Về bên nhan Chúa trả công cứu người.

Xem thêm:   Sách  “LUYỆN NGỤC NƠI THANH TẨY CUỐI CÙNG” củaLm. Mark, CMC.
 
4.2. Cầu siêu theo Phật giáo(P: pamsukūla).
Theo Phật giáo, con người chết không phải là hết. Sau khi xác thân này hư hoại thì thần thức ngoại trừ các bậc giác ngộ chủ độngtrong sinh tử luân hồi, còncon người tuỳ theo Nghiệp nhân đã gieo tạo, mà bị độngràng buộc tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp quả, đó là 6 cảnh giới, từ dưới lên là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân, thiên.

Cầu siêu của Phật giáo là một hình thức có ghi lại trong một số kinh điển và có lẽ là kế thừa từ truyền thống Bà La Môn, vì theo kinh Vệ Đà trước Phật giáo thì họ luôn có những bài kinh cầu siêu, hằng mong đưa người quá vãng đến nơi an lành. Tuy kế thừa, nhưng mục tiêu của Phật giáo thì khác hẳn, đó là cơ hội đa phần vì lợi ích cho người còn sống hơn là cho người đã khuất, và không vì tập tục làm đẹp mắt, vui tai hoặc cho dễ coi đối với xã hội qua những chuyện bày biện, như chúng ta sẽ thấy sau đây.

Trong kinh Tương Ưng Bộ có ghi : Một hôm Đức Thế Tôn gặp một vị trưởng lão Bà La Môn là Asibandakaputta (A Tư La Thiên), thông thuộc tất cả thiên văn, địa lý, sao trời, tướng số, và cả những bài kinh Vệ Đà. Đức Phật liền dẫn vị trưởng lão ấy ra bờ sông Hằng và truyền dạy cho ngài Sārīputta ( Xá Lợi Phất) hãy bỏ một cục đá xuống bờ sông, Ngài Sārīputta làm theo và Đức Phật nói rằng: " Này trưởng lão Bà La Môn, ông hãy dùng tất cả những bài kinh hay thần chú mà ông biết, ông hãy tụng đọc để cho cục đá có thể nổi lên mặt nước !"  Vị trưởng lão ấy đã hết sức cố gắng tụng đọc để đưa cục đá nổi lên, nhưng vô ích.
Lại nữa, đức Phật chỉ dạy Ngài Sārīputta hãy bỏ một chiếc lá cây xuống sông Hằng và đức Phật nói rằng: "Này trưởng lão Bà La Môn, ông hãy dùng tất cả những bài kinh hay thần chú mà ông biết, ông hãy tụng đọc để cho chiếc lá kia có thể chìm xuống nước !"  Và lần nữa vị trưởng lão ấy cố gắng hết sức tụng đọc tất cả bài kinh mà mình biết để đưa chiếc lá chìm xuống, nhưng vẫn vô ích.

Ấy thế, đức Phật mới thuyết rằng: " Khi chúng sanh ra đi thì tất cả phải để lại cho cuộc sống này, nhưng duy chỉ có hai cái mà nó vẫn luôn luôn theo ta cho dù ta đang sống hay đã chết, đó là thiện nghiệpác nghiệp. Do theo phước báo, chúng ta phải nhận lãnh nó mà không bao giờ từ chối nó được. Và cũng không có gì có thể thay đổi nó được cho dù đó là những lời kinh và chính cả Như Lai cũng không thể dùng tay để vớt ác nghiệp lên hay dùng tay để đưa thiện nghiệp xuống."

Qua câu chuyện trên, cũng xin giải rõ về lễ cầu siêu của Phật giáo Nam truyền.Trong lễ cầu siêu, chư Tăng sẽ tụng niệm những bài kinh như: Năm điều quán tưởng, vô thường-khổ não-vô ngã v.v… Mục đích tụng những bài kinh vừa kể là dành cho những người còn sống nghe để có thể thay đổi bản thân nhằm làm tăng thiệnNghiệp, đồng thời quán tưởng đời là vô thường, khổ não, vô ngã, chứ không phải tụng để cầu siêu cho người quá cố.Người quá cố có thể siêu độ hay không là do chính họ tạo từ khi họ còn sinh tiền.  Còn buổi lễ của tang quyến chỉ nhằm tạo phước lành để hồi hướng đến người quá cố, nhờ đó mà có thể giúp người quá vãng vơi được phần nào khổ sở và tăng thêm phần phước ở nhàn cảnh mà thôi.

Xin trích một trong những bài kinh Cầu siêu của Phật giáo Nam truyền:
"Thế Tôn lời dạy rõ ràng, năm điều quán tưởng phải thường xét ra
Ta đây phải có sự già, thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn
Ta đây bệnh tật phải mang, thế nào tránh thoát đặng an mạnh lành
Ta đây sự chết sẵn giành, thế nào tránh thoát tử sanh đến kì
Ta đây phải chịu phân ly, nhân vật quý mến ta đi biệt mà
Ta đi với nghiệp của ta, dầu cho tốt xấu tạo ra tự mình
Theo ta như bóng theo hình, ta thọ quả báo phân minh kết thành."


Chúng ta cũng nhận thấy lời kinh không một chút gì gọi là để giành cho người chết. Có thể nói rằng đoạn kinh trên là quan điểm về cầu siêu với cái nhìn trung thực và đúng đắn của Phật giáo theo tinh thần của cầu nguyện phòng hộ nguyên nhân,mà một so sánh đặc trưng giá trị  lợi ích giữa người sống và người chết nơi phẩm thứ 7 của kinh Địa Tạng có ghi rõ (xem bên dưới). Tuy nhiên, để dần quy hướng cho người Phật tử, cầu siêu theo cáchcầu nguyện chữa trị hậu quảđã được dùng làm phương tiện bước đầu, thông qua các kinh điển Nam Bắc truyền sau :
          1./ Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. 
 
- Kinh Apithom
Kinh này thường được sử dụng trong Phật giáo Nam truyền thường thấy ở người Khmer ở Nam bộ. Lễ cầu siêu là một nghi lễ có nguồn gốc truyền thuyết từ một câu chuyện trong Phật giáo (tương tự như trong kinh Địa Tạng của Phật giáo Bắc truyền).

Chuyện kể rằng: Khi đức Phật được sinh ra được bảy ngày thì mẹ của đức Phật qua đời. Đức Phật nhận thấy rằng mẹ mình dù ở cõi trời nhưng vẫn chưa được siêu thoát do hãy còn tập khí tham-sân-si chi phối, chưa thể thanh tịnh được. Vì thế đức Phật đã đến để thuyết pháp cho mẹ của mình để bà hiểu ra những lẽ thực của cuộc sống, từ đó có thể tự giải thoát cho chính bản thân mình. 

Những lời thuyết pháp của đức Phật đó được ghi lại thành kinh Apithom và được người theo đạo Phật sử dụng để đọc trong buổi lễ cầu siêu với hi vọng thần thức của người chết sẽ được trong sạch, giải tỏa những tham-sân-si để sớm được siêu thoát.  Việc cầu siêu cho cha mẹ khi đã chết là một việc quan trọng để báo hiếu và được ghi lại trong năm bổn phận cơ bản nhất của người con đối với cha mẹ:
(1) Người con phải biết chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ để cha mẹ khỏe mạnh, đặc biệt là khi cha mẹ đau ốm lại càng phải tận tâm chăm sóc. Không được làm những việc khiến cho cha mẹ phiền lòng.
(2) Phải biết phụ giúp công việc cho cha mẹ. Con cái không được lười biếng.
(3) Phải biết gìn giữ nòi giống.
(4) Phải biết giữ gìn tài sản cho cha mẹ mình. Bản thân người con phải tự biết chi tiêu cho hợp lý, không được chi tiêu lãng phí tài sản của cha mẹ.
(5) Khi cha mẹ đã chết cần phải biết cầu siêu cho cha mẹ mình, để vong hồn cha mẹ sớm được siêu thoát, tái sinh.
2./  Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền.

- Kinh Địa Tạng
Đức Phật thuyết kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm (xem bài đã soạn ‘Địa Tạng’).
+ Phẩm thứ 8 “Chúa Tôi Xiêm La Xưng Tụng” trình bày sự kiện trong vòng 49 ngày (thất tuần), thần thức người chết như ngây như điếc, không biết đường đi lối về, nên thân nhân cầu thỉnh chư Tăng, Ni vì lòng từ bi trì tụng tôn kinh để nhắc nhở thần thức của người mới mất hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn.

Vì thế, cúng 49 ngày thật sự có ý nghĩa chỉ đối với những người đã mất chưa quyết là được tái sanh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của thân trung ấm (bardo – xem thêm bài đã soạn ‘Sinh Tử’). Trong nhiều trường hợp như trong kinh  đề cập, sau khi bỏ xác thân này liền được tái sanh về các cảnh giới chư Thiên do nghiệp nhân thiện lành, hoặc lập tức bị sanh vào cảnh giới a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục vì những nghiệp nhân quá xấu ác. Như vậy, việc cúng cầu siêu cho người quá cố trong trường hợp này chỉ là để thể hiện lòng biết ơn hoặc lòng hiếu thảo của người còn sống đối với người đã khuất, đồng thời làm duyên cho con cái hoặc thân nhân đến với giáo pháp cao thượng.
+ Phẩm  thứ 7, cũng nói rõ vấn đề này, “… nếu người cư sĩ tại gia vì người chết mà cúng dường thì bảy phần công đức, người chết chỉ hưởng một phần. Sáu phần công đức còn lại những người thân nhân tổ chức cúng dường sẽ được hưởng”. Điều này rất phù hợp với tinh thần của đạo Phật: tha lực chỉ là phần hỗ trợ,  nghiệp lực của mỗi người phải tự nhận lấy, không ai có thể gánh chịu thế cho nhau được.
- Kinh Vu Lan

Ở Ấn Độ, khi đức Phật còn tại thế, con cháu của những người qua đời đã từng thực hiện nghi lễ cúng dường đức Phật và chư Tăng, với mục đích của lễ này là nhằm cứu những vong hồn tội lỗi thoát khỏi kiếp làm ngạ quỷ. Sau khi lễ này du nhập vào Trung Hoa, Lương Vũ Đế 梁武帝là vị vua đầu tiên xuất gia và cũng là người đầu tiên cúng Vu Lan bồn vào năm 538.  Lễ cúng diễn ra tại chùa Đồng Thái tỉnh Giang Tô 江蘇. Sau đó lễ này được truyền khắp Trung Hoa.

Theo Đại Việt sử Ký toàn thư 大越史記全書 của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm. Từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ. Thế rồi, qua thời gian, Vu Lan bồn dần dần trở thành đại lễ cho đến ngày nay.

Vu Lan bồn (giải đảo huyền) được nói gọn là Vu Lan (盂蘭: đảo huyền; S: ullambana: ‘treo ngược’, chỉ cho sự đau khổ), một thuật ngữ có nguồn gốc từ bài Phật thuyết Vu Lan bồn kinh 佛說盂蘭盆經,kinh này đã đượcngài Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây Tấn (265-316). Trong Vu Lan bồn kinh, Đức phật dạy Tôn giả Mục Kiền Liên 目乾連(Maudgalyāyana,) cách làm thế nào để cứu thoát mẹ của ông, người đã làm điều tội lỗi ở trần gian, sau khi qua đời đã bị đã bị chiêu cảm trong cảnh giới ngạ quỷ.

Theo lời Phật dạy, ngày 15 tháng 7 âm lịch, là ngày chư Phật hoan hỷ, oai lực chư Tăng được tăng trưởng sau ba tháng an cư, và cũng là ngày tự tứ - chư Tăng hội họp đầy đủ - Tôn giả lập đạo tràng, thỉnh chư Tăng thanh tịnh tập trung chú nguyện, tạo thành nguồn diệu lực soi sáng thần thức cho bà Thanh Đề - là mẹ của Tôn giả - được tỉnh ngộ, phá tan tư tưởng mê mờ, giải trừ kiến chấp xan tham mà siêu thoát khỏi cõi u tối, khổ đau và thanh thoát lên cõi thiện lành.
"…Rằm tháng Bảy là ngày tự tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Phải toan sắm sửa chớ chầy
Thức ăn trăm món, trái cây năm màu…".
(Kinh Vu lan)
Kinh Vu Lan là một bản kinh ngắn, đại ý của kinh gồm có 3 phần chính:
(1)  Nguyên nhân của pháp báo hiếu vu-lan,
(2)  Phương pháp báo hiếu nhờ vào đạo đức cộng đồng và
(3)  Báo hiếu là trách nhiệm chung của những người con.

Truyền thuyết này ngày nay dần trở thành lễ cầu siêu cho cha mẹ ông bà và gọi là lễ Vu Lan, được các Phật tử lấy tháng Bảy hằng năm là “Tháng báo hiếu”với việc thăm nom chúc mừng cha mẹ hiện tiền, mà còn tri ân cầu cho Cửu Huyền Thất Tổ..., thân nhân quá vãng được siêu sanh. Có nơi còn lập đàn tràng cầu siêu cho những vong hồn u mê lỡ bước, do đó mà còn mang thêm ý nghĩa là “Tháng xá tội vong nhân”và đã đi vào văn hóa Việt Nam. Cho nên ở Chùa nào cũng thường có thời khoa nghi để Phật tử và nhân dân đến tụng kinh,  cầu cho vong linh được siêu sanh cảnh lành.
VIDEO:

-Ý nghĩa cầu siêu NS. Thích Nữ Như Lan

-Ý nghĩa cầu siêu -Thích Chân Quang

- Ý NGHĨA CẦU AN & CẦU SIÊU – ĐĐ. Nhật Từ

- Ý nghĩa lễ cầu siêu (01-01-2014) - TT. Nhật Từ
 
5. Cầu nguyện tâm linh[to pray for spirituality].
Đó là cầu nguyện với ý tưởng được xem là cao cả, là giá trị tinh thần cao nhất mà người theo tôn giáo đó mong đạt đến, đó làcầu hiệp thông với Thiên Chúa theo Kitô giáo hay cầu giác ngộ-giải thoát theo Phật giáo.
5.1.Cầu hiệp thông với Thiên Chúa theo Kitô giáo:

Hiệp thông (Hy Lạp:  koinônia; E: communion) với Thiên Chúa là một ý niệm chỉ được đề cặp trong Tân Ước (không có trong Cựu Ước). Đây là mong muốn cao tột của người theo đạo, là thực hiện mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, nói cụ thể hơn là giữa con người và Ba Ngôi Thiên Chúa (Thiên Chúa = Chúa Cha + Chúa Con + Chúa Thánh Thần). Sự tương quan này được thể hiện bằng sự cảm nhận về thân xác, về hành vi, về trí khôn, về ý chí giống với Thiên Chúa, nghĩa là linh hồn của con người kết hợp hoàn toàn với Thiên Chúa.  Sự kiện này được gọi bí tích Thánh Thể.
Về phương pháp cầu nguyện, tiến trình được thực hiện thường dựa theo sự hướng dẫn củaThánh nữ Teresa xứ Avila.

        Thánh nữ Têrêxa (1515-1582)  tại Avila nước Tây Ban Nha, vào dòng Carmêlô, lúc đó được 20 tuổi. Ngài đã góp công rất nhiều trong việc cải tổ dòng này và đã để lại nhiều tư tưởng thần học được xem là có giá trị. Thánh nữ qua đời tại Albavàđược nổi tiếng vì ơn nói tiên tri và nhiều ơn lạ khác.
Thánh nữ Teresa xứ Avila, đã mô tả 4 giai đoạn cầu nguyện như sau :
                    1./ Hồi tưởng:  Đây là quá trình tập trung và từ bỏ.
                    2./ Tĩnh lặng: Đây là giai đoạn đầu hiệp thông với Thiên Chúa, trong đó tâm trí rộng mở đón nhận ThiênChúa và mong muốn không nghĩ đến vật chất nữa.
                    3./ Căng phồng:  Đây là trạng thái hiểu biết phát sinh từ linh hứng (cảm ứng).
                    4./ Hiệp thông:  Đây là giai đoạn kết hợp với ThiênChúa.
 
            5.2.Cầu giác ngộ-giải thoát theo Phật giáo:

Kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác rất ngắn, chỉ gồm tám bài kệ ngắn nói về tám điều giác ngộ lớn, song chỉ cần một phần cuối của bài kệ thứ ba cũng đủ làm kim chỉ nam và là mục tiêu tối hậu cho những ai thành tâm tu học Phật: "Thường niệm tri túc, giản đơn thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”- Thường nghĩ đến việc biết đủ (self-sufficiency), sống không cầu kỳ (simple living) mà giữ đạo, chỉ lấy việc đạt đến tuệ giác (wisdom)làm sự nghiệp đích thực của mình.

Do đó, cầu nguyện tâm linh theo Phật giáo chính là hướng sự cầu nguyện đạt tới tuệ giác viên mãn.  Chính tuệ giác này sẽ soi sáng chúng ta thấy biết chân thật quy luật tự nhiên vận hành của vũ trụ, của thế giới sống muôn loài, từ đó sẽ hoàn toàn chủ động sự sống của mình hợp với quy luật này.

Theo đạo Phật, chúng sinh đau khổ và bị động trong sinh tử luân hồi là do nội tâm chấp trước, biểu hiện bằng kiến chấp cực đoan. Kiến chấp cực đoan này được xem như sự trói buộc tinh thần bởi chính minh, và vì thế mà sự tháo gỡ sự trói buộc này cũng phải do tự mình tháo gỡ.  Đây chính là ý nghĩa của tư do nội tâm - tự do đích thực, là giải thoát trong Phật giáo. Do đó, có thể nói rằng cầu nguyện tâm linh theo Phật giáo chính là cầu tuệ giác – là giác ngộ-giải thoát.
Nội dung tuệ giác của Phật giáo có thể bao gồm 2 phần tu học theo cơ cấu tam tuệ Văn-Tư-Tu như sau :
          1./ Tuệ suy lý: Đó là thấu đáo nhận thức lẽ thật Duyên khởi– là Chánh tri kiến trong mọi nghĩ suy luận biện.  Đây là nềntảng của nhận thức lẽ thật sinh hóa của vũ trụ, vạn sự vạn vật, là nền tảng của nguyên lý đạo đức Từ Bi-Trí Tuệ, của nguyên lý giáo dục Nhân-Quả, của nguyên lý chuyển hóa nội tâm Trung Đạo …  Tất cả đều có thể thông đạt một cách trung thực các sự vật hiện tượng qua tri giác và lý trí suy luận của con người.
          2./ Tuệ trực giác: Đó là thấu đáo nhận thức lẽ thật Duyên khởi thôngqua trực giác. Thông thường đây là kết quả của một quá trình rèn luyện nội tâm từ tuệ suy lý và là quá trình hoàn tất tuệ giác của một bậc Thánh.  Quá trình rèn luyện này được gọi là quá trình tu Niệm-Định-Tuệ nơi các pháp môn.  Đồng thời trong quá trình này sẽ luôn làm cho tuệ suy lý ngày càng sắc sảo hơn, như là một ‘biện tài vô ngại’, một‘vô sư trí’.
Thiền Phật giáo(禪;  P;S: bhāvanā; E: ch’an, meditation) là phương pháp luyện tâm, là con đường tu tập tuệ giác. Thiền Phật giáo có thể luyện tập ở mọi hình thức đi, đứng, nằm, ngồi và trong mọi động tác ăn, uống, thở, làm …Tất cả đều hàm chứa nội dung của lẽ thật Duyên khởi và được thể hiện qua 2 khía cạnh sau: (xem thêm bài đã soạn ‘Sơ yếu về Thiền Phật giáo’)
          + Thiền định 禪定= Thiền chỉ 禪止(P: samatha bhāvanā;  S: śamatha bhāvanā;  E: samatha meditation, tranquility meditation).  Có mục đích làm cho tâm an trú.
          + Thiền tuệ 禪慧= Thiền quán 禪觀 (P: vipassanā bhāvanā;  S: vipaśyanā bhāvanā;  E: vipassana meditation; insight meditation).Đặc danh là thiền quán Tứ Niệm Xứ.  Có mục đích làm cho tuệ phát triển.

Trên đây là nói về phương pháp thiền của đức Phật Thích Ca trực tiếp chỉ dạy, được gọi là Như Lai Thiền hay Thiền Nguyên Thủy. Về sau có những phương pháp thiền của các vị Tổ chỉ dạy, được cho là thích nghi với bản địa, thích nghi với nhiều căn ‘bệnh’ của chúng sinh, được gọi là Tổ Sư Thiền hay Thiền Phát Triển.

Một điều mà chúng ta có thể nghiệm ra rằng cầu giác ngộ-giải thoát chính là cầu siêu thoát, là cầu siêu cho người sống – là chính mình, và cũng là cầu an cho chính mình, bởi siêu thoát là nền tảng của một nội tâm thanh tịnh-an lạc thực sự và bền vững.  Có thể nói rằng cầu an cho người sống và cầu siêu cho người chết nói trên là tâm nguyện chánh đáng, nhưng vô cùng mong manh.  Vì vậy, cầu nguyện tâm linh tức cầu giác ngộ-giải thoát, xác thực là cầu an và cầu siêu đúng nghĩa cho từng mỗi con ngườiđang sống, mà từng mỗi con người cần phải nỗ lực đạt tới ngay trong kiếp sống này.  
Xem thêm:
- Bản Chất Của Cầu Nguyện - Thư Viện Hoa Sen

 

Thành tâm cầu sám hối
Bài đọc thêm:
1/. Kinh Ước nguyện (Akankheyya sutta)
Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ (và nhờ vậy) được quả báo lớn, lợi ích lớn!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt Lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)...các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!" Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.

- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng. Các Tôn giả, chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn các Tôn giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
- Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới. Như vậy, phàm đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Xem thêm:
- Kinh Ước nguyện - BudSas.org
VIDEO
- Đại Tạng Kinh Nikaya - Kinh Ước Nguyện - Trung Bộ Kinh
- Kinh Trung Bộ 6 – Bài giảng kinh Ước Nguyện - Bản chất của ước muốn 1 - TT Nhật Từ
- Kinh Trung Bộ 6 – Bài giảng kinh Ước Nguyện- Bản chất của ước muốn 2 - TT Nhật Từ
 
2/. Cầu siêu, cầu an trong cộng đồng các dân tộc tại Nam Bộ (01/05/2006 03:51  Phan Thị Yến Tuyết).
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=453173

Nam Bộ là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá của các thành phần dân cư khác nhau, và cho đến nay, nơi đây vẫn là một vùng dân cư – dân tộc hỗn hợp gồm các tộc người Việt, Khmer, Hoa, Chăm cùng các tộc người bản địa như người Chơro, người Stiêng và một số tộc người di cư đến như người Nùng, v.v…

Các cộng đồng tộc người này có những hoạt động tín ngưỡng nảy nở trong bối cảnh sinh thái nhân văn đặc trưng ở Nam Bộ từ thời kì khẩn hoang cho tới nay. Trong bài này chúng tôi đề cập đến nghi lễ “Cầu siêu - cầu an”. Cầu siêu là cầu siêu thoát cho vong linh người chết. Cầu an là cầu bình yên cho người sống. Hai nghi lễ này thường đi đôi với nhau trong tín ngưỡng các dân tộc ở Nam Bộ, nhưng tuỳ theo tính chất mỗi cuộc lễ mà yếu tố cầu an hoặc cầu siêu sẽ trội hơn.
Các nghi lễ của là lễ hội (ritual) được tiến hành dưới dạng nghi lễ tôn giáo hoặc nghi lễ thế tục hay kết hợp cả hai. Nghi lễ thế tục, trong một phạm vi nào đó cũng như phong tục tập quán, là quy ước lặp đi lặp lại thành thói quen ăn sâu thành nếp vào tâm thức tôn giáo, vào đời sống xã hội – văn hoá, trong sinh hoạt của cộng đồng, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và cùng làm theo, tạo sự gắn kết bền vững của cộng đồng(1).

Nghi lễ thế tục trong mỗi cộng đồng tộc người không giống nhau, do đó, có thể phân biệt tộc người này với tộc người khác qua tiêu chí nghi lễ. Có những nghi lễ truyền thống, có nghi lễ được cách tân, có nghi lễ cho tới nay vẫn phù hợp với cuộc sống đương đại, nhưng cũng có những nghi lễ bị xem là lạc hậu, lỗi thời, v.v…

Đối với trường phái lí thuyết chức năng, Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lí của lễ nghi. Từ ví dụ nổi tiếng của Malinowski về đời sống của người Trobriand ở một đảo của Thái Bình Dương đã rút ra nhận định là phù phép để trấn an chính con người về mặt tâm lí, mong được an toàn… Lí thuyết Malinowski đưa ra giả thuyết là môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghi, phù phép (2).

Trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội tại Nam Bộ, nhất là thời kì khẩn hoang, con người đã chịu nhiều thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và cuộc sống, với tâm lí bất an, đầy đe doạ bởi bệnh tật, chiến tranh, tai nạn… nên họ rất cần có những nghi lễ mang sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng, phù phép để họ được trấn an.

Theo Hy Văn Lương, khi nghiên cứu về nghi lễ, lễ hội, người nghiên cứu không dừng lại ở miêu tả dân tộc học những chi tiết về cơ cấu tổ chức và diễn biến của các nghi lễ thờ cúng và sinh hoạt cộng đồng, mà cần gắn các nghi thức lễ hội với bối cảnh kinh tế, xã hội vĩ mô và vi mô, cũng như lịch sử quá trình tương tác xã hội diễn ra trên thực tế ở địa phương; ngoài ra còn cần tìm hiểu những mâu thuẫn xã hội, trong đó có khía cạnh giới và các hệ quy chiếu khác nhau như đẳng cấp, chức nghiệp, gia đình, dòng tộc, làng xóm… trong quan hệ giữa các chủ thể hành động tham gia vào lễ hội.

Trở lại với nghi lễ cầu siêu – cầu an của các cộng đồng dân tộc tại Nam Bộ thì bối cảnh kinh tế - văn hoá – xã hội khi tín ngưỡng đó mới phát sinh là một Nam Bộ thời khẩn hoang, thiên nhiên hoang dã, dịch bệnh lan tràn trong khi y học còn vắng bóng, tiếp đó là chiến tranh gây chết chóc, tang thương và hiện nay thì con người còn là nạn nhân của tai nạn giao thông… Trong bối cảnh đó, trước đây một bộ phận người dân tại Nam Bộ cho là do bàn tay của các thần ôn dịch, cô hồn, ma quỷ quấy phá. Để đối phó với các thế lực vô hình này, người dân Nam Bộ phải dựa vào tôn giáo, phù phép và điều này đã đưa họ xích lại gần nhau trong một khối cộng đồng cư dân có chung không gian nghi lễ - nghi lễ cầu siêu, cầu an.

Ý nghĩa của nghi lễ “Cầu siêu – cầu an” là thí thực và cầu siêu các cô hồn vất vưởng, các vong linh ma quỷ để chúng không làm hại con người và từ đó cũng đem lại sự an lành cho dân cư, cho làng xóm.
Thời điểm cư dân ở Nam Bộ tổ chức nghi lễ cầu siêu – cầu an thường vào khoảng tháng 2, tháng 3 Âm lịch, là những tháng đầu mùa viêm nhiệt, lúc thời tiết dễ xảy ra dịch bệnh.

Tuỳ đặc trưng mỗi địa phương và tuỳ theo nhu cầu, tâm lí của mỗi dân tộc mà nghi lễ cầu siêu – cầu an diễn ra tại các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng khác nhau như chùa, đình, đền, miếu… Nhưng dù diễn ra ở đâu thì nghi lễ cầu siêu – cầu an của các tộc người Việt, Khmer, Hoa cũng đều có sự kết hợp giữa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, và đặc biệt là vai trò chủ yếu của Phật giáo trong việc cúng tế. 
 

1. Nghi lễ cầu siêu-cầu an của người Việt.

Tín ngưỡng cầu siêu – cầu an của người Việt Nam Bộ khá đa dạng, dưới đây là một số nghi lễ tiêu biểu:

1.1. Nghi lễ Trai đàn cầu siêu–cầu an.
Theo niềm tin của cư dân, nghi lễ Trai đàn nhằm cầu siêu cho người chết và qua đó cũng cầu an cho người sống. Trong tín ngưỡng này không thể thiếu vai trò của Phật giáo vì người dân quan niệm đạo Phật chuộng từ bi làm căn bản, sự từ bi không chỉ với người sống mà còn với người chết; đặc biệt là sự thương xót các vong linh khổ não, vất vưởng. Chính vì lòng từ bi đó mà người ta lập Trai đàn để cầu siêu cho các vong hồn được siêu thoát, hoá giải sự quấy phá của ma quỷ, tránh được dịch bệnh, tai ương để cuộc sống của cư dân được ấm no, yên ổn.

Hình thức và quy mô của lễ hội diễn ra tại các địa phương Nam Bộ cũng khác nhau. Ví dụ tại tỉnh Long An, lễ Trai đàn (được dân gian hoá là lễ làm chay) tổ chức hằng năm tại đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu có quy mô rất lớn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi thị trấn mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác trong vùng, số người tham dự khá đông, khoảng 20.000 người. Còn tại những nơi khác như xã Khánh Hậu (thị xã Tân An) thì nghi lễ Trai đàn tới 3 năm mới đáo hạn một lần, số người tham dự chỉ khoảng vài trăm…

Ông Tiêu
(Tiêu Diện Đại Sĩ)

Hình ảnh không thể thiếu của lễ Trai đàn chẩn tế cô hồn là Tiêu diện đại sĩ (Tiêu diện có nghĩa là mặt xám, dân gian gọi là ông Tiêu), được hiểu là vị Bồ Tát chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sanh. Tiêu diện đại sĩ là một trong những hoá thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát(3). Vị Bồ tát này từng phát nguyện đại bi: “Thệ cứu vớt tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp mười phương để cho đều được giải thoát an vui”. Hầu hết các hình tượng về Quán Thế Âm Bồ Tát được thờ ở Việt Nam đều mang sắc tướng nữ, rất mực từ bi, đôn hậu, dịu dàng, chỉ riêng Tiêu diện đại sĩ thì thể hiện dưới sắc tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng Trung Hoa nhiều màu sắc sặc sỡ, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, tượng trưng 3 ngọn núi (tam sơn), hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Dân gian tin rằng lưỡi của Tiêu diện đại sĩ có tác dụng “liếm” sạch cô hồn ma quỷ, sau đó ra điều kiện nếu ma quỷ khuất phục thì được tha, còn không sẽ bị ông Tiêu nuốt hết vào bụng. Niềm tin này được dân gian xác tín, xem Tiêu diện đại sĩ quyền năng trừng trị, thu phục, cải tạo ma quỷ. Có lẽ chính vì ý nghĩa đó mà khi nhà chùa tổ chức chẩn tế cho cô hồn, ma quỷ, thì đều dùng hình tượng ông Tiêu(4). ở đây cần phân biệt nghi lễ cầu siêu – cầu an với nghi lễ cúng cô hồn “xá tội vong nhân” vào rằm tháng Bảy. Nghi lễ cúng cô hồn vào rằm tháng Bảy gắn với lễ “Vu Lan bồn” của Phật giáo, diễn ra ở chùa mang tính chính thống của nghi lễ tôn giáo, còn nghi lễ cầu siêu – cầu an không liên quan đến lễ Vu Lan, tuy cũng cần đến vai trò của các nhà sư Phật giáo nhưng nó là nghi lễ mang tính chất tín ngưỡng của cộng đồng cư dân.
Ví dụ “Lễ hội làm chay” ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, diễn ra vào rằm tháng Giêng với rất nhiều nghi thức(5). Ngày đầu tiên, người dân tổ chức đám rước, dẫn đầu là các vị chức sắc của đình bưng khay trầu rượu đến chùa Linh Phước để thỉnh tượng Tiêu diện đại sĩ. Tượng cao trên 2m, bằng giấy, được đưa về Linh Võ tự, nơi thờ Quan Thánh đế quân. Ngày hôm sau, người dân Thỉnh cổ bánh. Họ chuẩn bị nhiều mâm bánh cấp, bánh cúng - là loại bánh thường dùng để cúng cô hồn. Đoàn người lại tới Linh Võ tự rước hình tượng Tiêu diện đại sĩ về sân đình. Sau đó, nhà sư thực hiện nghi thức “Thỉnh cô hồn”, tức là đi rước vong (còn gọi là chiêu, hay rao binh).

Theo sự giải thích của các cụ già thì địa phương nào tổ chức lễ Trai đàn nhiều thường nơi đó có nhiều người chết. Ngày xưa, người ta chết vì dịch bệnh, sau đó chiến tranh là nguyên nhân làm nhiều người chết, và hiện nay, tai nạn giao thông là hiểm hoạ gây chết chóc cho con người nhiều nhất. Người dân tin rằng,  những nghi thức đi thỉnh vong, rao binh rất nhân đạo, bởi vì vong linh những người chết bờ, chết bụi, chết ngoài đường sá nếu không được siêu thoát sẽ bơ vơ vất vưởng khổ não. Họ chỉ có thể nghe được tiếng chuông, tiếng kêu gọi của nhà sư để đi theo về chùa Phật, được nghe kinh cầu siêu, giải oan và siêu thoát. Phải chăng chính vì ý nghĩa nhân văn đó mà dân làng tham gia vào đoàn rước vong rất đông, dù phải đi bộ cả chục cây số. Như vậy, Phật giáo tại địa phương đã tìm được tiếng nói chung với tín ngưỡng dân gian.

Đoàn người đi rước vong tại thị trấn Tầm Vu rất đông. Ngày xưa, dân làng chỉ đi bộ rước vong, ngày nay người ta đi xe đò, xe máy. Trên các con đường liên xã bụi bốc mù trời vì hàng mấy chục chiếc xe đò chở đông đúc người và đi theo xe là hàng trăm chiếc xe máy. Mặc cho đám đông dân chúng với cơn lốc xe cộ và khói bụi mù mịt đường đất, các vị sư vẫn an nhiên tự tại làm nhiệm vụ của mình. Đi đến các ngã tư giao lộ, các nhà sư lặng lẽ bày bàn hương án, gióng chuông, đọc kinh kêu gọi vong hồn đi theo mình. Song song với rước vong đường bộ là rước vong đường sông, trên ghe cũng có nhà sư, có bàn hương án, cũng có chuông gọi hồn… Ghe chở đầy người, xuôi đi một số ngả đường sông để nhà sư rước vong cô hồn tử nạn trên sông nước.

Vì sao cư dân Nam Bộ chú trọng đến tín ngưỡng “cô hồn đường biển”, cúng “thuỷ đạo trường sa”? Phải chăng đó là những hồi ức về tổ tiên người Việt từ miền Trung, Đàng Trong đã vượt biển vào Nam Bộ tìm đất sống. Trên con đường vượt biển vào Nam bằng ghe bầu, có lẽ họ đã gặp không ít tai ương, nhiều người bỏ mạng, do đó nghi thức rước vong đường biển, đường sông là một dấu ấn khá đặc trưng của lịch sử và văn hoá Nam Bộ.

Ngày xưa, các chùa làng thường tham gia rước vong đường thuỷ. Nếu rước vong đường bộ chỉ diễn ra một ngày thì rước vong đường sông phải mất một tháng. Ví dụ chùa Thiên Phước (xã Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An) vào khoảng trước năm 1945 đã tổ chức Chiêu u đường sông rất lớn. Các nhà sư đi trên 2 chiếc ghe to (loại ghe có thể chở khoảng 3 thiên lúa), 2 chiếc ghép lại liền nhau như căn nhà. Trên ghe bày đầy đủ bàn Phật, bàn vong, tượng Tiêu diện đại sĩ bằng giấy. Ghe của dân làng nối đuôi nhau dài dằng dặc tháp tùng đoàn rước vong.

Buổi tối, người ta làm nghi thức “phóng đăng”. Trên ghe đặt bàn hương án và thức cúng cô hồn, sau đó ghe từ từ đi ra sông, thả đèn nến thắp sáng trên mặt nước. Đúng 12 giờ khuya, người ta thực hiện nghi thức xô giàn. Những chiếc đụn tre treo đầy tiền, bánh kẹo, thức ăn được đẩy xuống đất cho mọi người tranh giành. Từng thúng bánh cấp, bánh cúng được bưng đổ tràn xuống cho đám đông chụp, giật, tạo thành một cảnh tượng hỗn loạn. Người dân tin rằng nếu có được những đồng tiền và bánh trái do nhà sư cúng tế sẽ đem lại may mắn. Những thức cúng cho cô hồn người Việt xưa còn gọi là cúng thí rế, vì thức ăn để trên cái rế nồi.

Tiếp theo, người ta phóng hoả tượng Tiêu diện đại sĩ. Giữa đêm khuya, hình ảnh ông Tiêu cháy rực thành một đám lửa dữ dội. Cuối cùng, người trong đình thực hiện nghi thức “tống ôn tống phong” tống tiễn thần “ôn hoàng dịch lệ, cô hồn các đẳng”. Một chiếc ghe bằng giấy khá to đặt trên bè chuối. Trên ghe có đầu heo, rượu, nhang, gạo, muối… Sau một hồi trống tống tiễn, chiếc ghe “tống ôn tống phong” được thả trôi sông với ý nghĩa đem đi theo nó mọi điều xui xẻo, dịch bệnh.

Nghi lễ Trai đàn cầu siêu – cầu an nếu thực hiện ở chùa thì không gian lễ hội mang màu sắc Phật giáo đậm nét hơn. Các chùa lập đàn để thực hiện các nghi thức “Trai đàn chẩn tế” cho những vong hồn bơ vơ, đói khát, không nơi nương tựa.

Tấm lòng thương xót những “vong linh” xiêu mồ lạc mả, nhất là trong đời sống hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra như một nỗi ám ảnh lớn, nên nhà sư và cư dân địa phương dành một ngày để đi gọi các vong linh vất vưởng về dưới mái ấm của chùa để được cứu rỗi.

1.2. Nghi lễ cầu an cúng bổn xóm

Cầu mong thần linh - cụ thể là Thổ thần (Thần đất) – phù hộ cho người dân trong vùng được an cư lạc nghiệp là một dạng tín ngưỡng phổ biến tại Nam Bộ. Khi làm lễ cầu an tức là nơi đó đã từng không bình an nên người ta mới cần phải cúng lễ. Truy ngược về nguồn gốc tín ngưỡng này có thể hiểu được bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội của một vùng đất vốn đã từng trải qua nhiều tai ương. Ví dụ nghi lễ “Cúng bổn xóm” của người Việt ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, một lễ hội được tổ chức vào hai ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng hằng năm.

Lễ hội diễn ra tiếp ngay sau Tết Nguyên Đán, mục đích cầu an, cầu “phong điều vũ thuận” cho thôn xóm; bên cạnh đó lễ cúng còn thực hiện nghi thức cầu siêu cho các linh hồn bơ vơ đói lạnh.

Ngày đầu tiên, người ta dựng rạp, quay lợn và làm một chiếc tàu to bằng giấy màu hoặc kết bằng bè chuối. Trên tàu bày các thức cúng như hoa quả, cơm vắt, muối, trà, gạo, đặc biệt tàu phải vẽ hai con mắt như một hình thức “khai quang điểm nhãn” (theo niềm tin của người dân, năm nào quên điểm nhãn cho tàu thì năm đó mùa màng thất bát, đói kém, dịch bệnh hoành hành). Sau khi làm xong, chiếc tàu sẽ được nhà sư và các vị cao niên trong làng khiêng đặt lên bàn thờ phủ lụa đỏ cùng các lễ vật cúng. Ngoài ra, người ta còn bày cúng các món sau:
- Một cây dao phay 
- Một cây phảng phạt cỏ 
- Một cây cuốc 
- Một cây búa 
- Một tấm thớt chặt thịt


Các lễ vật này phần lớn là nông cụ, đặc biệt cây phảng là dụng cụ phạt cỏ ở vùng môi sinh đất phèn, nơi không thể sử dụng cày. Các nông cụ trên thể hiện công việc đồng áng của người dân, phải chăng cúng bày các món đồ vật này người dân cầu mong cho việc canh tác được thuận lợi?

Đúng 12 giờ, nhà sư bắt đầu đọc kinh cầu siêu, mời các vong linh cô hồn về hưởng vật thực cúng kiếng.

Tiếp đó, nhà sư tụng kinh cầu an, nội dung cầu “quốc thái dân an” cho người dân trong xóm được an bình, không bị nạn binh đao chiến tranh. Tìm hiểu kĩ, các cụ già tại đây cho biết cả thời kì chống Pháp và chống Mỹ vùng này thường xảy ra giao tranh ác liệt, nhiều người dân vô tội bị thương vong, nên trong vùng rất quan tâm tổ chức lễ cầu an. Cuối buổi lễ là bữa cơm cộng cảm của cả dân làng, riêng lễ vật là con heo quay dành lại cho buổi cúng tiếp ngày hôm sau, tức ngày mùng 5 Tết là buổi chính lễ. Người ta xẻ heo quay xếp thành 3 đĩa để đủ các bộ phận của heo, mỗi thứ một miếng nhỏ, ngoài ra còn xếp 12 bát cháo vừa nấu chín tới để cúng Thập nhị quỷ vương. Dân làng đứng theo “nam tả nữ hữu”, già trước trẻ sau cùng quỳ lạy lắng nghe nhà sư đọc văn tế quỷ thần, đọc kinh cầu siêu, cầu an. Cuối cùng, cư dân tiến hành nghi thức “đưa tàu” với ý nghĩa “tống ôn tống phong” cho ma quỷ và mọi điều xui xẻo, rủi ro trôi đi xa. Để thực hiện nghi thức này, một nhà sư đi đầu, tay cầm chuông mõ đọc kinh mở đường, tiếp sau là các vị cao niên bưng khay nhang, đèn, trà, rượu và trầu cau têm sẵn. Một nhóm thanh niên khiêng chiếc tàu đi theo; cuối cùng là người thầy cúng vừa đi một quãng vừa cắm xuống đất các lá bùa ếm, đó là những cây cờ nhỏ bằng giấy màu đỏ. Đoàn người ra đến kênh rạch, vị sư đọc kinh lần cuối, sau đó người ta đặt trầu cau, nhang đèn, giấy tiền vàng mã, muối, gạo, hoa quả vào tàu rồi kính cẩn thả tàu tống tiễn.

Như vậy, nghi lễ “Cúng bổn xóm” là tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mang tính chất lễ nghi nông nghiệp, kết hợp cầu an cho người sống và cầu siêu cho vong linh người chết bằng tâm lí vừa kiêng sợ vừa thương xót.

2- Nghi lễ cầu siêu – cầu an của người Khmer.

Hằng năm, người Khmer Nam Bộ tổ chức lễ cầu an (bon kònsal) tại các miếu Neak Tà của xóm, gọi là cúng “Ông Tà chủ xóm”. Neak Tà là thần bảo hộ phum srock, khu vực dân cư, ruộng đồng. Vào ngày cúng, các vị sư Khmer được thỉnh tới đọc kinh cầu phúc ở miếu, người dân tề tựu đông đúc, dâng cúng đầu heo, lễ vật trái cây cho Neak Tà.

Với cư dân Khmer sống ở vùng biển, ví dụ tại xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, người Khmer thực hiện nghi thức cầu siêu – cầu an qua lễ cúng biển hoặc lễ phước biển (Chrôi rum check). Lễ này tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 2 Âm lịch. Lễ này nhằm tạ ơn biển cả đã ban cho con người tôm cá dồi dào và cầu an cho người đi biển được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt nhiều hải sản. Ngoài ra, lễ cúng biển còn là nghi thức cầu siêu cho những ngư dân bỏ mình ngoài biển cả. Các vị sư chùa Srei Cròsăng và cư dân trong vùng đã xây một ngôi tháp hướng ra biển. Vào lễ “cúng biển”, các vị sư và đồng bào Khmer lập đàn làm phước tại tháp này để cầu siêu cho vong hồn những ngư dân chết ngoài biển, cầu các vong hồn đó phù hộ cho người đi biển bình an và thu hoạch được nhiều tôm cá. Nghi thức cầu an, cầu phước được thể hiện qua tục đắp núi cát(6). 

Tại những vùng đa dân tộc, tín ngưỡng cầu an – cầu siêu thể hiện sự đan xen, giao lưu văn hoá khá đặc sắc. Ví dụ tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, lễ cầu an – cầu siêu pha trộn sắc thái văn hoá Việt – Khmer đậm nét. Trước lễ cúng chính vài ngày, sáng nào các vị sư Khmer cũng được cư dân Việt – Khmer mời đến một số địa điểm, thường là sân nhà người dân nào đó trong xóm để đọc kinh cầu an. Cư dân ngồi nghe kính cẩn.

Lễ cúng chính diễn ra tại ngôi miếu cổ của người Việt ở ấp Phú Bình, xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú. Nơi sân miếu người ta che rạp để các vị sư Khmer đến tụng kinh từ sáng đến tối. Theo người dân địa phương kể thì vùng này thời xưa dịch bệnh lan tràn, người chết nhiều không kể xiết, do đó hằng năm lễ cúng cầu siêu – cầu an nơi đây đều được tổ chức quy mô. Người đến miếu cúng rất đông, khói nhang nghi ngút. Một “tàu khách” bằng giấy khá to xếp đầy lễ vật cúng cô hồn như thịt, trái cây, muối, gạo…(7) Sau khi cúng, dân làng khiêng chiếc tàu ra sông thả cho trôi đi thật xa để “tống ôn tống phong”.

Người Khmer còn có những dạng “cầu siêu” mang nghi thức tôn giáo, như Hội linh (Bôn Pchum bôn). Hằng năm, từ ngày 16 đến 30 tháng 8 Âm lịch, đồng bào lên chùa làm lễ pchum bôn để tạo phước cho linh hồn thân nhân quá vãng. Người ta nấu cơm nếp, vắt thành từng cái bánh tròn gọi là “bai banh” rồi đem lên chùa nhờ sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn thân nhân, cho vong linh của cô hồn(8). Người Khmer quan niệm nếu không ai dâng cúng “bai banh” và nếu các sư không cầu siêu thì các linh hồn sẽ đói lạnh, không siêu thoát. Người ta đem “bai banh” để ở cổng chùa cho người nghèo và còn đem những bánh này bẻ nhỏ rắc ở ruộng để “cầu an” cho mùa màng, ruộng vườn được tươi tốt.

Sâu sắc hơn là lễ cầu siêu “Bôn Bang skâul”. Lễ này diễn ra trong dịp Mừng năm mới (Chol chnam thmây) của người Khmer. Là tín đồ Phật giáo, người Khmer tin tưởng rằng dù người qua đời ở đâu hay chết như thế nào cũng đều là chúng sinh của Phật, linh hồn người chết được Phật độ trì, nên họ trông chờ được các vị sư cầu siêu cho siêu thoát. Song song đó, người Khmer cũng thực hiện nghi thức cầu an, cầu phước bằng tục đắp núi cát.

Cúng thí thực cô hồn

3. Nghi lễ cầu siêu – cầu an của người Hoa.
Nghi thức cúng cầu siêu – cầu an của người Hoa được lồng trong các lễ hội có nội dung lớn hơn, mang tính chất tín ngưỡng phức hợp. Hàng chuỗi nghi lễ diễn ra với rất nhiều chi tiết mà để hiểu hết ý nghĩa các chi tiết ấy không phải là điều dễ dàng.

3.1. Tín ngưỡng cầu siêu – cầu an trong “lễ hội Chùa Bà”

Nghi lễ diễn ra tại miếu Thiên Hậu, phường Bửu Long, thành phố Biên Hoà. Tiền thân ngôi miếu này là miếu Tổ sư, có niên đại xây dựng khoảng 200 năm nay, vốn thờ Ngũ Đăng tổ sư (Tam vị tổ, gồm các Tổ sư nghề chạm đá, nghề mộc và nghề rèn). Có lẽ để thu hút nhiều người đến cúng bái nên từ lâu ngôi miếu này đã có sự phối thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Quan Thánh Đế quân ở bàn thờ tả hữu hai bên của bàn thờ chính Tam vị tổ sư.

Đáo lệ 3 năm một lần, nghi lễ cúng Tam vị tổ sư và Thiên Hậu Thánh Mẫu diễn ra trọng thể trong 3 ngày, từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 6 Âm lịch. Nội dung chính của lễ hội là lập trai đàn, giải oan, cầu siêu cho các vong linh, cô hồn và cầu an - cầu phúc cho cộng đồng cư dân địa phương tránh được những điều rủi, điều xấu, cho công việc làm ăn được suôn sẻ.

Nghi lễ cầu siêu – cầu an này của cộng đồng người Hoa khác người Việt ở chỗ nếu lễ cầu an – cầu siêu của người Việt thiên về vai trò của Phật giáo, thì ở người Hoa lại thiên hơn về vai trò của Đạo giáo. ít nhất có khoảng 6 vị đạo sĩ người Hoa đóng vai trò chủ tế trong nghi lễ cầu siêu – cầu an tại ngôi miếu này. Cuộc lễ được định danh là “Lễ hội Chùa Bà”. Khuôn viên trước miếu dựng 5 cây phướn treo 5 dãy lồng đèn hình ống bằng giấy trắng, chữ Hán màu đỏ. Dãy ở giữa dài nhất với 20 chiếc đèn lồng cúng Ngũ Đăng Tiên sư, 4 dãy đèn lồng hai bên, mỗi bên 8 chiếc, cúng hai vị Tổ sư: Uất Trì tiên sư, Lỗ Ban tiên sư cùng Thiên Hậu Thánh Mẫu và Quan Thánh Đế quân. Dưới cây phướn bày bàn hương án để đạo sĩ cúng tế.

Thể hiện rõ nét nhất nghi lễ cầu siêu vong linh cô hồn là tượng Tiêu diện đại sĩ bằng giấy sặc sỡ đặt bên trái cây phướng, cùng tượng các vị thần độ trì, giải oan cho cô hồn đường sông, đường bộ.

Tín ngưỡng cầu siêu cho vong linh theo quan niệm của Đạo giáo được thể hiện như sau: Lập đàn cúng tế Tam Thánh, chủ yếu là Thái Thượng Lão quân. Trong khuôn viên miếu còn đặt bàn hương án của vị Phán Quan chuyên xử án ở nơi âm phủ.

Vị chủ tế là đạo sĩ mặc áo đỏ tụng kinh Địa Tạng (bằng tiếng Quảng Đông) để cầu siêu cho các vong linh.

Đám rước kiệu Bà diễn ra theo lộ trình đường bộ, có thỉnh bài vị của Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng bài vị của Tiên cô và Thổ công. Các gia đình trên lộ trình đám rước đi qua đều bày mâm cúng hoa quả để nghinh đón và sau đó bưng các mâm cúng đi theo đám rước vào miếu. Các mâm này đựng phẩm vật để cúng cầu siêu cho các vong linh.

Ngày hôm sau, các đạo sĩ khai kinh cầu an tại Trai đàn, nơi để hình ông Tiêu và các lễ vật của cư dân đem đến miếu để cúng cô hồn, siêu độ chúng sinh. Sau đó, các đạo sĩ nhập đàn, tụng kinh cầu siêu và thực hiện nhiều nghi thức để trừ tà khí và xua đuổi ma quỷ. Đến tối, người ta thực hiện nghi thức phóng đăng, phóng sinh cầu siêu cho vong hồn, vốn là nghi thức có nguồn gốc Phật giáo. Người ta tổ chức đám rước bằng đường thuỷ tượng trưng. Kiệu Bà dừng lại ở bên sông Tân Thành. Nghi lễ cầu siêu – cầu an diễn ra ở bến sông này vì tương truyền 300 năm trước, tại vùng sông nước nơi đây có nhiều người Hoa (người Hẹ) đã chết khi họ ngược sông Đồng Nai đi từ Cù Lao Phố tới lập nghiệp. Do đó, bến sông này làm nơi phóng đăng cầu siêu các cô hồn tử nạn đường sông, đường biển. Người ta đặt phía trước đàn 360 bộ áo giấy trải kín mặt đất, 18 bát thức ăn chay cúng cô hồn, gồm 5 món: bún gạo, tàu hủ, củ cải muối, đậu que xào, đậu trắng (tượng trưng ngũ hành). Vị pháp sư đọc kinh cầu siêu cô hồn và bắt ấn xua ma quỷ, sau đó đốt giấy tiền và phóng đăng 36 chiếc đèn hoa sen xuống sông, như một hình thức ma thuật cầu siêu thoát cho vong linh, cô hồn. Ngoài phóng đăng, người ta còn phóng sanh chim sẻ, quan niệm giải oan cho các cô hồn, xua đi những điều xấu, điều rủi.

Nghi thức quan trọng tiếp theo là lập Trai đàn và làm lễ bắc cầu. Người ta dùng một tấm vải đỏ thật dài rắc bông vạn thọ, tượng trưng cho nghi thức dẫn đường cho cô hồn. Đến 2 giờ là lễ cúng thí xô giàn. Thức cúng có các đụn đồ chay như bánh bao, cải xanh, xôi nếp trắng… Sau đó, pháp sư vừa tụng kinh cầu siêu vừa rung chuông (tiếng chuông thức tỉnh các cô hồn tề tựu lại để siêu thoát). Cuối cùng, người ta phóng hoả tượng Tiêu diện đại sĩ, Phán quan cùng các hình nhân khác và 52 chiếc đèn lồng. Đông đúc dân cư ùa vào giành giật đèn lồng và những sản vật cúng thí(9). 

Nhìn chung, nghi lễ cầu siêu – cầu an của người Hoa nổi trội tính chất Đạo giáo, đồng thời nó vẫn thể hiện sắc thái Phật giáo trong nghi thức cầu siêu, cúng cô hồn.

3.2. Nghi lễ cầu siêu – cầu an của người Hoa Triều Châu

Nghi lễ này được lồng vào nội dung của ngày cúng cô hồn vào rằm tháng Bảy Âm lịch. Tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cộng đồng người Hoa Triều Châu tổ chức cúng cô hồn tại miếu Thiên Hậu. Theo thông lệ, nghi lễ cúng vong cô hồn được giao cho một nhà sư người Việt. Từ sáng, vị sư này đến miếu tụng kinh. Sau đó, ông cùng với các thành viên của Ban Quản trị miếu và đông đảo người dân tháp tùng đi bộ từ ngã ba Lạc Hoà ra tới biển rồi vòng trở lại miếu.Việc rước vong theo lộ trình này có ý nghĩa là rước cả cô hồn đường bộ lẫn cô hồn đường biển.

Nhà sư vừa đi rước vong vừa tụng kinh, gõ chuông, mời chư vị cô hồn về miếu để nhận lễ cúng thí thực. Trở về miếu, người ta đã chuẩn bị sẵn cơm canh, chè xôi để cúng cô hồn bằng thức mặn lẫn thức chay.

Khoảng 8 giờ, người ta bắt đầu nghi thức cúng Ông Bổn. Tại đền, miếu, Ông Bổn là Phước Đức Chính thần, vị thần ban phước đức tài lộc, bảo hộ dân cư(10).  Để tiếp xúc được với Ông Bổn, có một người trong xóm chuyên nhập đồng làm người trung gian truyền thông điệp của Ông Bổn cho cư dân địa phương. Người nhập đồng này dân cư cũng quen gọi là Ông Bổn. Người này có khả năng dị thường là khi cúng tế Ông Bổn, ông ta có thể xỏ một chiếc cây nhọn bằng bạc xuyên từ má bên này sang má bên kia nhưng không đau, không chảy máu.

Trong lễ cúng vào rằm tháng Bảy, năm 2003, Quan Thánh Đế quân “nhập” vào ông này. Tay ông ta cầm thanh long đao múa may, trèo lên cả bục cao trước miếu. Dưới sự ứng nhập của thần linh, ông ta viết trên giấy đỏ và phát cho người dân, giấy đó sẽ độ trì cho người dân được an lành. Như vậy, Ông Bổn là người có khả năng “nhập thần” và điều khiển được thần linh, ma quỷ để đạt mong muốn của họ. Cuối cùng là nghi thức “xô giàn”. Nghi thức này được thể hiện tại một thửa ruộng trống, giữa ruộng người ta đóng một cái sàn cao, người đứng trên đó bốc từng nắm thẻ đựng trong giỏ ném xuống ruộng cho người dân tranh giành. Hàng ngàn người, hầu như chỉ toàn nam giới xô nhau nhặt thẻ. Thẻ bằng gỗ, nhỏ như quân bài tứ sắc, bên trên viết bằng chữ Hán những sản vật cúng thí, ví dụ: gạo, thịt, rau, củ.

Người Hoa ở xã Vĩnh Hải từ xưa tới nay tin rằng nếu năm nào không tổ chức cúng thí giàn cô hồn và cầu an thì năm đó trong làng sẽ xảy ra nhiều chuyện xui xẻo, rủi ro, làm ăn khó khăn, do đó năm nào miếu cũng tổ chức cúng.

Như vậy, nghi lễ cầu siêu – cầu an ở đây cũng thể hiện rõ nét lòng mong ước của người dân được thần linh che chở cho xóm làng, dân cư được bình yên, làm ăn thuận lợi, đồng thời người ta cũng tin rằng ma quỷ, cô hồn có được thí thực và siêu độ sẽ không làm hại dân lành, để cho dân cư được bình yên.

4. Nghi lễ cầu an – cầu siêu trong lễ hội Tả tài phán của người Nùng
Nghi lễ này của nhóm tộc người Nùng hiện cư trú tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, vùng Sông Mao tỉnh Bình Thuận, tỉnh Đồng Nai, v.v…(11)  Lễ hội Tả tài phán(12) diễn ra tại miếu Quan Âm của cộng đồng cư dân này. 

Người đóng vai trò quan trọng trong lễ hội là thầy cúng. Dân gian tin rằng các ông thầy cúng của cộng đồng dân cư này có sức mạnh chi phối, trấn áp được ma quỷ. Có thể nói, các thầy cúng trong cộng đồng cư dân này ở Nam Bộ là những Shaman. Thời gian cuộc lễ không quy định sẵn mà tuỳ thuộc vào tình hình từng vùng, đặc biệt mỗi khi trong vùng có dịch bệnh, mất mùa hay có điều gì bất an là cư dân trong vùng tổ chức cúng. Mục đích của lễ hội Tả tài phán là cầu an cho xóm làng, cho cư dân và cầu siêu cho vong linh người chết.

Nếu trong nghi thức cúng của người Việt, người Hoa thường dùng tượng Tiêu diện đại sĩ để chiêu nạp vong hồn thì người Nùng trong lễ hội Tả tài phán dùng hình tượng Sơn đại nhân, đó là một người cao lớn, nét mặt dữ tợn. Sơn đại nhân có nhiệm vụ cung thỉnh cô hồn trong khu vực dân cư sinh sống, đồng thời có trách nhiệm trấn giữ nơi hành lễ không cho tà ma xâm nhập. Hai bên tả hữu của Sơn đại nhân có những cây nêu cầu thí của các gia chủ (là cây tre treo tấm vải đỏ dài viết nội dung cầu tế). Nếu nhằm mục đích cầu phúc thì vải đó nối vào Văn đàn (nơi thờ Tam Bảo), còn cầu thọ thì nối vào võ đàn (nơi thờ Ngọc Hoàng và các vị thần linh). Khu vực gian thờ cúng chính của lễ hội là trung tổ đường, nơi được lập trai đàn.

Ngày thứ hai, người ta cúng thí thực cho cô hồn, rải tiền bạc vàng mã, gạo, muối, bánh kẹo khắp nơi làm lễ. Các thầy cúng làm lễ trấn đàn, các pháp sư vừa đi vừa làm động tác múa trừ tà, trấn quỷ để ma quỷ không xâm phạm.

Ngày thứ ba, người ta thỉnh Sơn đại nhân chiêu vong hồn. Các pháp sư thỉnh rước Sơn đại nhân đi trong thôn xóm để chiêu u, dân chúng đi theo rước vong rất đông. Nơi nào Sơn đại nhân được đặt dừng lại thì nơi đó các pháp sư làm phép, tụng niệm pháp chú thu phục vong hồn.

Ngày thứ tư, nhiều nghi thức cúng cầu an, cầu phúc được cử hành. Người ta làm lễ rước thuỷ thần và dựng cây nêu lớn gọi là Cửu lườn trúc. Sau cùng là lễ trảm tế vật hiến sinh (bò, heo). Các thày cúng thực hiện nghi trảm, xách đầu con vật tế rải huyết trên hai hàng chén đựng lễ vật như gạo, mắm, muối, bánh kẹo… bày dọc sân thí thực cho các vong hồn. Nghi thức hiến sinh ở đây có lẽ là tế thần rừng và cô hồn để cầu bình yên. Các pháp sư tụng niệm kinh chú và làm nghi thức tượng trưng khởi  binh phá ngục để cứu rỗi các vong hồn được siêu thoát. Các gia chủ cầu siêu chuyền bát nhang luồn qua những cửa ngục cho đến khi từng ngục bị phá. Người ta gọi đó là lễ giải oan. Cửu lườn trúc là biểu tượng điềm lành cho nghi thức cúng cầu an – cầu siêu, xem như có Thần, Phật chứng giám.

Ngày thứ năm, các thàgy cúng thực hiện nghi thức đi qua đống lửa than hồng dài 3m, đã được chuẩn bị và làm phép cúng(13). Khi xin keo được ứng, những người bưng bát nhang đi theo pháp sư làm lễ rửa chân, tẩy uế và nối bước chậm rãi qua dãy than cháy rực. Mọi người tham dự lễ có tâm niệm hướng cầu điều phúc đều có thể đi trên đống than hồng. Cho tới nay chưa hiểu vì sao người ta có thể đi và "chạy lửa" như thế mà không bị bỏng. Nghi thức sau cùng là cúng thí, xô giàn. Các hình nộm, hàng mã, bùa chú đều hoả kết và rải thí khắp sân lễ. Người dân dự lễ tranh giành nhau để lấy những vật cúng với sở nguyện giữ được cho mình những lộc mà các vị Thần, Tiên, Phật đã chứng giám.

Nhìn chung, nghi lễ cầu siêu cho người chết và cầu an cho người sống rất phổ biến trong đời sống các dân tộc tại Nam Bộ. Dưới tính chất chung của tam giáo Phật, Nho, Đạo kết hợp với rất nhiều nghi thức shaman bùa chú thì yếu tố Phật giáo vẫn thể hiện nổi trội nhất, vì cư dân quan niệm chỉ có Đức Phật mới cứu rỗi được chúng sinh và linh hồn con người. Nói như nhà văn Sơn Nam, “Chết giữa rừng hoang cũng vui vẻ chấp nhận nhưng với điều kiện là phải có nhà sư tụng kinh cầu siêu, dù ngày xưa khó tìm được nhà sư đúng nghĩa, phần lớn là dạng mà ngày nay người ta gọi bôi bác là “Thầy cúng”. Miễn là khi động quan, khi hạ huyệt có tiếng chuông, tiếng mõ thì được “Tây phương tiếp dẫn” với tiếng Nam mô A Di Đà Phật mà ý nghĩa chẳng ai hiểu rõ. Chết mà được Phật chiếu cố là đã mãn nguyện đối với thân nhân. Thiếu nghi thức ấy là vô phước, trở thành cô hồn, “thập loại chúng sinh” mà thi hào Nguyễn Du đã nhắc nhở, nhờ Đức Phật cứu rỗi(14). Thực sự, trong Phật giáo không có kinh nào là kinh cầu siêu, kinh cầu an mà các nhà sư chỉ vận dụng các loại kinh khác nhau cho hai mục đích vừa nêu, ví dụ kinh Di Đà, kinh Địa Tạng để cầu siêu; kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu an, v.v… Phải chăng, cầu siêu thực chất là để cho người sống được an tâm? Ngoài vấn đề do tình cảm thương xót thân nhân quá vãng, thương xót đồng bào tử nạn, thương xót những cô hồn đói lạnh nên người sống cầu siêu cho người chết, đồng thời cũng trấn áp, hạn chế sự tác hại của ma quỷ, của các vong linh, cô hồn để cuộc sống được bình an. Nhưng sâu xa hơn, phải chăng nghi thức này đã phản ánh một cuộc sống còn đầy bất trắc, bấp bênh, cư dân muốn trấn an, xoa dịu nỗi khổ của chính họ, an ủi chính họ? Điều này gần với lí thuyết chức năng mà Malinowski đã nhận định: “Phù phép để trấn an chính con người về mặt tâm lí, mong được an toàn”(15).

Là người nghiên cứu văn hoá các cư dân tại Nam Bộ, nếu tham dự nghi lễ “cầu siêu – cầu an” của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, v.v… chúng ta sẽ thực sự thú vị. Nếu không hiểu văn hoá của cư dân Nam Bộ, không hiểu tâm thức của một cộng đồng cư dân bắt đầu từ sự lưu lạc, gian khổ để khẩn hoang, đối mặt với rừng thiêng nước độc, dịch bệnh, tai ương, chiến tranh, nghèo đói, đầy bất trắc… thì sẽ cho rằng các nghi thức diễn ra trong cuộc lễ là “mê tín”, là hủ tục, là tầm thường cần dẹp bỏ. Nhưng nếu hiểu được ý nghĩa của những nghi lễ diễn ra trong các lễ hội này thì chúng ta sẽ thực sự đồng cảm với cộng đồng cư dân ở đây.
Theo: Nghiên cứu Tôn giáo

Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi!

***

Huy Thai gởi