Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Chân Tướng hay Tông Chỉ của  Pháp Môn Thiền Tông là gì ?
 


Thưa các bạn Thiền Tông tức là một Pháp Tu tập của Phật Pháp, mang một dấu ấn rất sâu sắc trong lịch sử Phật giáo. Vấn đề ở đây là một số lớn các bạn Phật tử còn rất xa lạ với Thiền Tông , và có lẽ là cũng Không thích nghi lắm bởi phương châm mà Đạt Ma Sư Tổ đã truyền dạy 
- Trực chỉ Chân Tâm 
- Kiến Tánh thành Phật 
Nghe như thế thật là khó tin nhận!

Để các bạn rõ ràng hơn thì chúng ta sẽ đi vào vị Tỗ Sư đầu tiên của Thiền Tông là ngài Ma-Ha-Ca-Diếp  (Mahakasyapa) là người được sinh ra 

Đồng thời đức Phật Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thuở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói: 
─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia 

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ, cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó). Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói: 
─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật. Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục. Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài liền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm,nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo: 
─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo. 

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật. 

Phật bảo: 
─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi. 

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:
─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi. 

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo: 
Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu). Phật bảo :
─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :
 
                        Pháp bổn pháp vô pháp  
                        Vô pháp pháp diệc pháp  
                        Kim phó vô pháp thời  
                        Pháp pháp hà tằng pháp. 
     
Dịch: 

 
Pháp gốc pháp không pháp                      
Pháp không pháp cũng pháp 
Nay khi trao không pháp 
Mỗi pháp đâu từng pháp. 
 
Thưa các bạn như vậy thì theo truyện tích kể lại , ngài Ma Ha Ca Diếp từ đó về sau y theo lời dạy của Đức Phật , âm thầm khai mở một con đường riêng dù rằng do chính Đức Phật truyền trao Chánh Pháp đó chính là khởi nguồn của Thiền Tông. Và ngài Ma Ha Ca Diếp được xem là vị Tổ Sư Thiền đời thứ nhất. Như vậy thì trong khi tất cả các đồ đệ còn lại vẫn là tiếp tục việc Tu tập và Pháp sự của mình y như củ ..! Có nghĩa là vào Đúng ngay thời điểm Phật còn tại Thế mà Pháp Tu tập Thiền Tông đã hình thành, đồng thời và song hành với Đức Phật khi ấy vẫn đang truyền Pháp cho mọi người. Chắc chắn là điều này rất là khó tin , khó nhận đối với đại đa số người Tu tập! Nhưng không sao chỉ cần các bạn hiểu được rằng Thiền Tông có một hướng đi khác biệt như thế nào với Pháp Tu tập mà Đức Phật dạy thì các bạn sẽ không bao giờ còn Chấp là Thiền Tông là Không xứng hợp với Đạo lý Phật Pháp. Bây giờ chúng ta sẽ đi thẳng vào sự khác biệt của Thiền Tông đối với Phật Pháp mà đương thời Phật đang giảng dạy. 
1/ Thiền Tông là Trực chỉ Chân Tâm Kiến Tánh thành Phật 
2/ Thiền Tông là bất lập văn tự không dựa vào Ngôn ngữ 
3/ Thiền Tông là Tâm Ấn Tâm 

Tức có nghĩa Thiền Tông là Pháp Phật được biết đến là Pháp Mà Không Pháp. !
Để giúp các bạn nhận được rõ hơn xin đưa ra một số phương thức của Thiền Tông là :
- Không truyền dạy bằng Tâm Thức 
- Dùng Chân Tâm hay còn gọi là Tự Tánh để đánh thức trực tiếp Chân Tâm của người Tu tập ,giúp họ tự mình phá vỡ Thân Tâm tự mình Giác Ngộ được Đạo Quả. 

Nếu chúng sinh Tu tập mà chưa đến được chỗ Thông Đạt thường dụng Pháp mà không Pháp ,tức là bắt các Thiền Sinh tự mình phá vỡ được Những Nghi Tình mà không phải là do học và hiểu bằng Tâm Thức là có thể Phá vỡ được!

Thưa các bạn vào thời điểm mà Đức Phật đang giảng dạy Phật Pháp hằng ngày, thì thông thường các đối tượng Tu học của Đức Phật là các Tỷ Kheo, Tăng sĩ và các giai cấp khác nhau trong xã hội đương thời. Tất cả các Chúng Sinh thính Pháp này, chỉ có thể dùng Tâm Thức của mình mà tìm hiểu về Phật Pháp,  họ hoàn toàn không có một khái niệm về Pháp Không Pháp mới thật là Phật Pháp! Vậy thì việc truyền dạy Tâm Ấn Tâm là rất khó khăn là tuyệt đối không thể. Vì thế việc dạy Pháp Tu tập phải dùng Tâm Thức thế gian mà dạy . Phật Pháp gọi điều này là Phương Tiện , vì thật sự là Tâm Thức là Không đủ ngôn ngữ để chỉ bày Chân Như. Việc khó khăn này Đức Phật nhận phần trách nhiệm là vẫn phải Phương Tiện thiện xảo là dùng Tâm Thức Thế gian mà giáo hoá chúng sinh giúp chúng sinh có thể tự mình đi đến chỗ Giác Ngộ Giãi thoát. Còn riêng ngài Ma Ha Ca Diếp thì sẽ nhận phần dể dàng hơn rất nhiều, là đi Khai mở giúp cho những người Tu tập mà nhân duyên đã thật sự chín muồi, do có Thiện căn Phước Đức nhiều đời nên đã có thể Thông suốt được rằng, tất cả các Pháp Hữu vi chỉ là hoa đốm là bào ảnh . Vâng họ đang kẹt ở trong Tâm Thức của chính mình và họ trăn trở lay hoay tìm cách trở về với Chân Tâm Tự Tánh của mình, họ rất cần có một người Giác Ngộ thật sự giúp họ , khai mở cho họ, chi rõ cho họ cách vượt thoát ra khỏi sự trói buộc của Thân và Tâm của chính họ.! 
Vâng họ rất cần một vị Thiện Tri Thức đến để giúp họ Giác Ngộ và Giải Thoát! 
Thưa các bạn Lịch Sử Thiền Tông là đã được bắt đầu như thế, nó như là một sự tự nhiên như hơi thở vậy.
 
Trong Kinh gọi việc này là Phật Thị Môn Trung Hữu Cầu Tất Ứng. Có nghĩa là tất cả những ai có Tâm Cầu Đạo Chân Thật đều được Chư Bồ Tát và Chư Phật mười phương Nghe Thấu và sẽ Tuỳ Duyên mà Ứng Hiện mà Giáo Hoá mà Hộ Niệm mà Gia Trì .

Vâng Đức Phật của chúng ta với Trí Huệ Bất Tư Nghì cũng đã xấp xếp một cách Chu Toàn Vi Diệu như thế. Chúng ta vẫn còn nhớ ngài đã sai 60 vị A La Hán Đầu Tiên của mình bắt họ phải chia nhau ra mỗi một người phải đi Giáo Hoá một nơi khác nhau. Họ là những ai , Tên Tuổi là gì thì Trong Kinh hoàn toàn không thấy nhắc đến .! Cho nên chẳng ai biết về con đường giáo hoá của Họ !
 
Vâng chính Đức Phật là tự mình nhận việc Khai hoá những chúng sinh mà Tâm còn đầy ô trược khó dạy nhất. Ngài phải làm cái việc Khó Nhất là Đặt Nền Móng cho Phật Pháp tại Thế gian này. Nền tảng Phật Giáo như chúng ta đều biết đã được bắt đầu bằng Kinh Nikaya .

Còn ngài Ma Ha Ca Diếp Ngài vốn là đại đệ tử của Phật bởi vì ngài đã thật sự Đạt Giác Ngộ, ngài đã thật sự nhận được Đạo , có nghĩa là đã nhận được Pháp Thể Phật. Nên việc Ngài bắt đầu giúp đỡ chúng sinh còn lầm mê đang cố công phá vỡ Trói buộc bởi Thân và Tâm là chuyện tất nhiên không gì có thể khác đi được. Chỉ vì Chúng sinh đời sau không Thật sự Hiểu được Phật Pháp mà Đức Phật muốn chỉ dạy nên vẫn luôn luôn tiếp tục chấp vào Tâm Thức mà Tu tập, cho nên vẫn cứ luôn bị trói vào Kinh văn luật luận mà cho rằng , những lời mà Phật dạy lúc còn tại thế đó mới đúng là Đạo Phật, và điều này là dẩn tới Khởi Tâm phân biệt Chấp trước cho rằng Thiền Tông nói riêng và Đại Thừa nói chung là Không phải là Pháp mà do Đức Phật dạy, chỉ vì Thiền Tông hay một số Kinh văn Đại Thừa là Pháp Tu Không dựa vào Kim Khẩu của Đức Phật ! Vâng Đại Thừa và Tiểu Thừa đã bị phân hoá bởi Tâm Thức Chấp Trước của con người chúng ta đó .
 
Bây giờ chúng ta cùng nhau tham Cứu nhằm có thể hiểu rõ ràng hơn việc Thiền Tông là một Pháp Tu tập mà không thấy cần thiết phải làu thông Kinh văn Phật thì không gì bằng tìm hiểu căn nguyên khởi đầu Vâng câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu .
 
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu). Phật bảo :
─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan.

Thưa các bạn Khi Đức Phật giơ đóa hoa sen lên trước Đại chúng, tức là ý Đức Phật muốn chỉ bày cho Đại Chúng thấy được sự Sống Động và Vi Diệu của Phật Pháp, hay nói cách khác là Sự Bất Tư Nghì của Chân Như Pháp Thể Phật. Chính Đức Phật đã nói Ta có Chánh Pháp Nhãn Tàng . Chánh Pháp Nhãn Tàng Niết Bàn Diệu Tâm vốn là cái mà tất cả Chúng Sanh đều sẵn có trong Tâm chỉ là đang ẩn tàng Đang chưa thể Khởi Tác Dụng !

Thưa các bạn Chân Như, Pháp Thể hay Niết Bàn Diệu Tâm là có một năng lực bất tư nghì, năng lực này chính là cái mà trong Kinh Phật gọi là Chân Không Mà Diệu Hữu . Vâng tất cả các Chúng sinh ở trong khắp mười phương Pháp Giới đều là có Chung một nguồn Tâm .

Cái Nguồn Tâm Bất Tư Nghì này có năng lực là có thể tạo ra Vô lượng Vô biên sự hiện hữu , sự sống , sự hình thành và phát triển của hằng hà sa số các các Sinh thể sống , mang Vô lượng hình Tướng và ở cùng khắp mười phương của Pháp Giới . Đó chinh là sự kỳ diệu bất tư nghì. 
Vâng Đức Phật trong Kinh Gọi là Chân Không mà Diệu Hữu. 

Quay trở lại với ngải Ca Diếp Chỉ có những người Tu tập mà Tâm đã thật sự Vô Ngã, Tâm đã không còn Bị Dính Chấp vào những Pháp Thế gian Hư Huyễn nữa, thì mới có thể khôi phục lại được đầy đủ Cái năng lực thấy biết của Tánh Thể. Cho nên dể dàng Thấy được sự thật mà Đức Phật muốn chỉ ra . Vâng đó là một đoá hoa sen bình thường nhưng khi Đức Phật trình ra trước Pháp hội THÌ bản thân của đóa hoa lại là hình ảnh tiêu biểu cho sự Viên Mãn Vi Diệu của cái mà tạm gọi là Pháp Thể Phật...  Nhưng lúc đó ngoài ngài Ca Diếp ra thì tất cả Đại chúng đều hết sức ngơ ngác không thể hiểu được.

Lý do là vì tất cả các Đại Chúng đều vẫn còn đang dùng Tâm Thức của mình mà nhận định. Khi thấy Phật giơ bông hoa thì Tâm Thức của họ liền sổ Khởi tức thì những gì đã được đã bị bị mặc định sẵn trong Tâm Thức.! 
Rằng đó là một đóa hoa sen, Tâm Thức vận hành một cách Tự Động Phân Biệt và Phân Tích nào là một đóa hoa có màu sắc rất đẹp hay bình thường hay là Không được đẹp….

Họ không thể có được cái nhìn đúng Như Pháp mà đoá hoa chính là sự đại diện của Biểu Pháp..! ( Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp…!)
Cái Việc Ma Ha Ca Diếp đã Giác Ngộ được diễn đạt bằng một nụ cười rạng ngời sự biết ơn..!
Và Đức Phật đương nhiên là biết rõ ràng điều đó.

Vâng Trong Nhà Thiền có cái gọi là Tâm Ấn Tâm , chỉ cần một nụ cười của Ngài Ma Ha Ca Diếp là Đức Phật biết được rằng ngài Ma Ha Ca Diếp là một người đã được Giác Ngộ . Bởi vì cả hai người đều nhìn nhận Sự Việc bằng Chân Tâm chứ không phải là Tâm Thức, cho nên nó dể dàng Tương Thông mà không cần phải diễn đạt bằng Ngôn Ngữ.!
 
Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi là Thế nào Là Thiền Tông.?
 
Thiền Tông có phải là Phật Pháp không?
 
Thưa các bạn để có thể trả lời cho Thật Đúng thì không gì bằng là tìm hiểu vào Bài Kệ truyền Trao Chánh Pháp của Đức Phật cho Ngài Ma Ha Ca Diếp cả .
Thưa các bạn bài Kệ này cũng là một lần nữa khẳng định lại lần nữa, là ở trong muôn vạn Pháp Phật có một môn Tâm Pháp hết sức Vi Diệu gọi là Tâm Truyền Tâm hay Tâm Ấn Tâm và cái điều đặc biệt là Bản Tâm được truyền Trao này chính là Chân Tâm ,là Tự Tánh ,là Ngã Phật hoàn toàn không phải cái gọi là Tâm Thức của con người. 
 
Pháp bổn pháp vô pháp  
Vô pháp pháp diệc pháp  
Kim phó vô pháp thời  
Pháp pháp hà tằng pháp. 
 
Tạm Dịch: 

Pháp gốc là pháp không pháp 
Pháp không pháp vốn cũng là pháp 
Nay khi trao cái không pháp  ( Tâm Ấn )
Bởi Mỗi pháp đâu từng là pháp. 
 
Như vậy thì Đức Phật dạy rất rõ ràng là Pháp Phật bản chất thật sự vốn là Không Pháp hay chưa từng là Pháp.

Nhưng mà Thông thường thì vì người Tu tập học Đạo là để nhận được Đạo Lý nên lại nghĩ rằng phải có Mình là người Nhận Pháp tức là phải Có Ta và phải Có Pháp cho mình nhận . Nhưng mà cách nghỉ thông thường này là chưa đúng với Sự Thật hay không Đúng với Chân Tướng của Sự Thật của Sự Vận Hành của các Pháp.
Ở chỗ này là vì Bản Thể của Vạn Hữu Vốn Là Không có Hình Tướng. 

Có nghĩa là Ta và Vạn Hữu Sự Thật Là Vô Tướng. Vì Bản Thể vốn là Vô Tướng cho nên Phật mới Tuyên Thuyết Vô Ngã Pháp tức là Bản Chất Thật Sự của tất cả các Pháp Hữu Vi tức là có hình Tướng đều phải là Là Vô Ngã.
Nhưng mà tất cả chúng ta Ai cũng đều thấy có Hình Tướng. 

Đều Rõ Ràng Thấy được rằng Mình có thể Cảm Nhận Được Thân Tâm và Thế Giới thì phải Quán xét việc này cho Thật Thấu Tỏ bởi vì Cái Thấy Nghe Hiểu Biết và Cảm Thụ Này Trong Kinh Đức Phật đã dạy rất tỉ mỉ là Hết Thảy đều chỉ là Vọng Tưởng !
 
Phàm Sở Hữu Tướng Giai Thị Hư Vọng.
 
Sắc Tức Thị Không 
Không Tức Thị Sắc 
Sắc Bất Dị Không 
Không Bất Dị Sắc 
 
Tại sao lại nói như thế ?Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã chỉ ra rằng Vạn Hữu Hay Vạn Pháp là do :
 
Duy Tâm Sở Hiện
Duy Thức Sở Biến 
 
Nói đơn giản là Vạn Hữu vốn là Huyễn Tướng do
Duy Thức Biến Hiện Ra .

Nói cụ thể hơn nữa thì là Thân Tâm Và Thế Giới sở dĩ Chúng ta thấy được là có hình Tướng, thì cái hình Tướng này là Không Thật Sự Có. Nó chỉ Là Tưởng Tướng Sắc Na Tương Tục Sinh Diệt Do Cái Năng Lực của Nghiệp Nhân Quả Báo Luân Hồi Sinh Diệt mà Biến Hiện Ra Trở Thành Là Có Tướng ! Vâng nhưng mà Thật Thể của Tất cả các Tưởng Tướng Sinh Diệt này chúng ta cần phải Xác định cho Thật Rõ Ràng vốn là Không Tướng.
 
Đoạn Tiếp Theo khi Đức 
Phật lại nói tiếp rằng nay khi mà ta Trao cái Không Pháp này cho ngài Ma Ha Ca Diếp là bởi vì ngài Ma Ha Ca Diếp cũng vốn Thật Sự đã nhận ra rằng Tất cả các Pháp xưa nay chưa Từng là Pháp. ( Bản Thề là Không )
 
Thưa các bạn nhìn từ một góc độ khác thì xin nhắc lại là vì Tông Chỉ Xuyên Suốt của Phật Pháp phải là Vô Ngã, vì Vô Ngã cho nên chưa từng có một Ngã thể là có người Tu tập đứng ra nhận được Pháp. 

Chúng ta cũng phải biết là ngay cả Phật Pháp Cũng là Pháp Không có Thật Thể cũng là Pháp chỉ do Duyên Sanh , cho nên Phật Pháp cũng vốn là Pháp Không Pháp , cho nên Đức Phật mới khẳng định rằng mỗi mỗi Pháp xưa nay vốn chưa từng là Pháp . Khi chúng ta thấy là có Pháp là vì ta dùng Tâm Thức của mình mà nhận biết, mà Tâm Thức của con người chúng ta vốn Thật sự chỉ là Vọng. Vâng chúng ta hảy bình tĩnh mà Quán xét sẽ dể dàng biết được rằng không thể nào mà chúng ta lại lấy Vọng để mà tìm hiểu, để mà suy xét, để mà có thể thấy được sự thật. 
Điều này thì trong Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy là muốn Đắc Pháp là không thể nào dùng Tâm Thức mà Dung Nhận được Chân Đạo. 
 
“Không Thể Nào Lấy Cát Mà Nấu Thành Cơm .!”
 
Có nghĩa là Chân Đạo hay Niết Bàn Diệu Tâm chỉ có thể có được khi nào mà chúng ta Dụng Chân Tâm để Tu Tập.

Dụng Thức Tâm Ngã Chấp Pháp Chấp thì Phật Ví chỉ là Cát làm Sao mà nấu tức là Tu Tập mà thành Tựu Đạo Quả cho được. 

Vâng đây chính là cái cách mà Thiền Tông muốn cho các môn sinh cần phải nghiêm túc Quán Triệt. Tu Thiền Tông thì Tông Chỉ căn bản là Không Được Dụng Thức.! Và tất cả các Công Án của Thiền Sinh đều là Pháp lìa Tâm Thức.!
 
Vì sao vậy xin thưa vì Tâm Thức của con người là Vô cùng nhỏ bé. Ví dụ bằng so sánh nhé : 
Bạn nên biết rằng Trái Đất mà chúng ta đang sống chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong Vũ Trụ Vô lượng Vô biên này, vậy thì con người của chúng ta ,so sánh với Vũ Trụ kia thì sẽ như thế nào ? Mà Chân Như Pháp Thể Phật hay Pháp Giới Tánh Toàn Chân lại là Bản Thể sản sinh ra Vũ Trụ ,vậy thì Tâm Thức của con người cho dù là người Tu tập cả đời, hay vô số đời kiếp, cũng Không thể nào Dung chứa nỗi được được Đạo. 

Trong Kinh Bát Nhã Tâm Kinh đã Chi ra rằng Con người chỉ có thể nhận được Đạo lý khi nào chúng ta đã thật sự Ngủ Uẩn Giai Không. Tức là phải Thật sự từ bỏ cái Thân Thức Và cái Tâm Thức này đi bằng cách là thật sự Dụng Công Tu Tập Bố Thí Ba La Mật hay còn gọi là Tu Lục Độ Ba La Mật là nhằm Quán triệt cho được Thân này là Vô Ngã , Tâm này là Vô Ngã. 

Gọi là Quán Triệt có nghĩa là phải Thật Sự Thấy Biết được rằng tất cả các Pháp từ Thân Tâm cho đến Vô lượng Vô biên Thế Giới đều là Không Tánh .
Quán Triệt để đi đến chỗ Thật Thấy Thân Thức và Tâm Thức này mới chinh là tác nhân trói cột chúng sinh đi trong Sinh Tử Luân Hồi muôn vạn kiếp! 

Còn nếu như chúng ta vẫn giống như mọi người tức là vẫn cứ còn Chấp Ngã là có mình Tu , rồi lại chấp vào Pháp Phật dạy mà vẫn chưa Từng Thật Sự Thấy chưa từng Thật Sự Biết là Đức Phật muốn chỉ dạy điều gì? Tức là 
chỉ là Học Vẹt Kinh Phật hay học Thuộc lòng kinh Phật mà thôi thì thật sự là mãi mãi vẫn không thể nào hiểu được Đạo Phật Chân Thật. Gọi là vẫn còn đứng ngoài cửa Đạo!

Kết Luận: 

Con đường Tu Tập Phật Pháp  của người Tu Tập Thiền Tông nói riêng và tất cả các Pháp Môn Khác Trong Pháp Phật nói Chung vốn chỉ có một Tông Chỉ Duy Nhất đó là Phải Khởi cho được Trí Tuệ Phật để Nhìn Cho Thấu Triệt Thân Tâm và Thế Giới tất cả đều là Không . ( Tứ Đại Giai Không. )
Nhìn Cho Thấu Triệt Rồi thì phải Tu Tập tức là phải Thực Hành bằng Hạnh Buông Bỏ. Gọi là Bồ Tát Đạo . 
Tu Tập Bồ Tát Đạo có nghĩa là Thực Hành Hạnh Buông Bỏ .! 

Thật sự Buông Bỏ Hay Buông Xã cho đến chỗ Cái Thân Tâm này trở về lại chỗ Rốt Ráo Không thì coi như là có thể Nhận lại được Niết Bàn Diệu Tâm, tức là nhận lại được Trí Huệ Bát Nhã tức là Đạt Được Đạo Lý Chân Thật của Phật Pháp Chân Thật.
 
Vâng tất cả con người chúng ta khi khởi đầu của việc Tu tập là bắt buộc phải dung nhận Đạo lý bằng Tâm Thức cho đến một khi chúng ta thấy được sự thật là Tâm Thức này lại là tác nhân trói cột mình không cho phép mình chạm đến được sự thật không cho phép mình Thể nhập vào Phật Tánh của chính mình. Thì lúc đó Pháp môn Thiền Tông là một cứu cánh Tuyệt vời Vì nó có thể giúp chúng sinh phá vỡ được mọi Trói Buộc của  cái Tâm Thức Sinh Tử Luân Hồi đi đến chỗ Giác Ngộ Giãi thoát. 
 
HNL Thiện Trí 
Nam Mô A Di Đà Phật

__________________


Hoang Nguyen gởi