Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
 



 
Chánh Pháp Là Gì?


Thí Luận Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Đích Phật Học Cống Hiến


Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳ là thời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp. Các thời kỳ Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được ghi chép trong các kinh điển thì không đồng nhất, nhưng hầu hết các bậc cổđức đều theo thuyết định thời kỳ Chánh Pháp là 500 năm, thời kỳ Tượng Pháp là 1.000 năm, và thời kỳ Mat Pháp là 10.000 năm. Trong thời Chánh Pháp (chánh có nghĩa là chứng), mặc dầu Đức Phật đã diệt độ, nhưng Pháp nghi vẫn không thay đổi. Có giáo pháp, có sựhành trì, và có người chứng đắc quả vị--đó gọi là thời kỳ Chánh Pháp, và còn được mệnh danh là thời kỳ "Thiền Định kiến cố". Trong thời Tượng Pháp (tượng có nghĩa là biểu tượng), tuy vẫn có giáo pháp, có sự hành trì, nhưng sốngười chứng đắc quả vị thì rất ít; thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ "tự miếu kiên cố". Trong thời Mạt Pháp (mạt có nghĩa là suy vi, yếu kém), Phật Pháp trởnên suy tàn, chỉcó giáo pháp chứkhông có sựhành trì, và càng không có người chứng đắc quảvị. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ "đấu tranh kiên cố". Đây là lời giải thích thông thường vềba thời kỳ "Chánh, Tượng và Mạt" của Phật Pháp.

Thế nhưng, Hòa Thượng định nghĩa về Chánh Pháp như sau: "Quý vị thành thật tu hành, không ham hư danh giả lợi, không tham của cúng dường — đó chính là Chánh Pháp trụ thế. Nếu mọi người xuất gia đều có thể giữ giới không đụng đến tiền bạc, đều có thể ngồi Thiền, có thể ngày ăn một bữa lúc giữa trưa, có thể luôn luôn mặc giới y và nghiêm trì giới luật, thì đó là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!"

Thậm chí Hòa Thượng còn giảng nghĩa một cách đơn giản hơn nữa: "Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối, thì đó chính là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!".

Như vậy, thế nào là thời kỳ Mạt Pháp? Trong quyển 5 của Pháp Hoa Nghĩa Sớ có chép: "Khi [Pháp] trở thành suy vi, đó gọi là thời Mạt Pháp." Trong quyển 6, chương Nghĩa Lâm của Đại Thừa Pháp Uyển có nói: "Chỉ có giáo pháp mà không có gì khác thì gọi là Mạt Pháp." Tuy nhiên, sự mô tả chân chánh tường tận về thuyết Mạt Pháp được xuất hiện trong Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, phần Nguyệt Tạng, và trong Kinh Pháp Diệt Tận. Về sau, thuyết Mạt Pháp xuất hiện dưới triều đại Bắc Tề (550-377 SCN), trong bài văn phát nguyện của Thiền Sư Huệ Tư ở Nam Nhạc (Nam Nhạc Tư Thiền Sư Lập Thệ Nguyện Văn). Thiền Sư Huệ Tư đã tự ghi lại là ngài sanh vào năm thứ 82 của thời Mạt Pháp và đã chép lại toàn bộKinh Bát Nhã cùng nhiều bản văn khác. Ngài đã nguyện sẽ truyền Pháp cho đến khi BồTát Di Lặc đến thế gian này. Đời nhà Tùy (589-618 SCN), Thiền Sư Tín Hành đề xướng "giáo pháp ba giai đoạn" (tam giai giáo) với Nhất Thừa là giai đoạn đầu tiên, Tam Thừa là giai đoạn thứ nhì, và Phổ Pháp (toàn bộ lời dạy của Đức Phật) là giai đoạn thứba.

Trong đời nhà Đường (618-905 SCN), Đại Sư Đạo Trác và Đại Sư Thiện Đạo có nói rằng đương thời là đã vào thời Mạt Pháp, và chủ trương "thời giáo tương ưng" (khếhợp giáo pháp với thời đại), khuyến khích người đời tu pháp môn Niệm Phật. Nói chung, cho dù thời kỳ Mạt Pháp nhất định có xảy đến chăng nữa, thì trong quyển 49 của Thập Tụng Luật, Đức Phật cũng đã nêu ra năm điều có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

Năm điều này là:

1. Tôn Trng Chánh Giáo. Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo chỉ dựa vào giáo pháp chân chánh mà tiến tu, xa lánh cái nhìn lệch lạc (thiên kiến) của Tiểu Thừa cùng các tà thuyết của ngoại đạo; nhờđó có thểkhiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

2. Chỉ Tc Sân Ác (đình chỉ nóng giận và ác độc). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo luôn luôn thực hành hạnh nhẫn nhục, không nóng giận, danh tiếng về đức độ lan xa làm cho mọi người đều quay về và dốc lòng kính ngưỡng; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

3. Kính Sự Thượng Tòa (tôn kính phụng sự các bậc trưởng thượng). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo tôn kính và phục tòng các vị đại đức ở hàng thượng tọa và chuyên cần cầu học yếu nghĩa Phật Pháp từ họ; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

4. Ái Lc Chánh Pháp (trân quý Chánh Pháp). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo trân quý thâm sâu những điều pháp nghe được từ các bậc thượng tọa, trưởng lão kỳ cựu, và vui mừng thực hành theo; nhờ đó có thể khiến cho Chánh Pháp không bị hủy diệt.

5. Thin Hi Sơ T(giải thích kỹcàng cho kẻsơhọc). Điều này có nghĩa rằng các Tỳ Kheo phương tiện diễn nói pháp Đại Thừa một cách khéo léo, làm cho những kẻmới bắt đầu học Phật Pháp có thểdựa vào đểtiến tu trên đường Đạo; nhờđó có thểkhiến cho Chánh Pháp không bịhủy diệt.

Vào thời Mạt Pháp chúng sanh không thể liên tục phân biệt đuợc chánh tà, đến nỗi nhiều người muốn vào cửa Phật nhưng đã vào lầm cửa mà tu hành. Đó là do họthiếu "Trạch Pháp Nhãn." Mặc dầu trong thời Mạt Pháp, hiện tượng "mắt cá xen lẫn ngọc trai" [vàng thau lẫn lộn] trong cửa Phật không phải là ít, song nguyện lực của Hòa Thượng rất rõ ràng:

"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉcho phép Phật Giáo có Chánh Pháp chứkhông có Mạt Pháp! Bất cứ nơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương. Đây là nguyện lực của tôi. Do đó, không quản khả năng giới hạn của mình, tôi đi khắp nơi tuyên thuyết Chánh Pháp và hành trì Chánh Pháp."

Mặc dầu Đức Phật nhiều lần đề cập đến sự hủy diệt của Phật Pháp, tuy nhiên Đức Phật cũng có ý khắc phục sự hủy diệt của Chánh Pháp. Như trong Kinh Niết Bàn có chép: "Trong thời Mạt Pháp sẽ có mười hai vạn (120.000) vị Đại Bồ Tát trì Pháp, khiến cho bất diệt." Từ đó có thể biết được rằng nguyện lực "không cho phép có Mạt Pháp" của Hòa Thượng há chẳng phải chính là tâm đại từ đại bi của chư NhưLai hay sao?
 
 
Hòa Thượng đã cảm khái rằng:

 
Pht Pháp vị dit, Tăng tự dit,
Đo đc ưng tu, nhân bt tu,
Lão tht chân thành chiêu vt cơ,
Hư ngy gio hot thbao ưu.
Cử thế ngũ trược thanh thm tin.
Chúng sanh tam túy tnh vô thu,
Ân cn ký ngữ Tăng thanh bi,
Chn hưng Pht Pháp ti Tỳ Kheo.

 
Tạm dịch:
Phật Pháp chưa diệt, Tăng tự diệt,
Đạo đức cần tu, chẳng ai tu,
Thành thật chân chánh, bị chế diễu,
Gian ngoa xảo trá, được tán dương.
Muốn đời Ngũ Trựơc nên tươi sáng,
Chúng sanh tỉnh hẳn ba lần mê,
Ân cần nhắn nhủ Tăng Ni trẻ:
Chấn hưng Phật Giáo cậy Tỳ Kheo!


Trong Phật Giáo không thểcó 99%--nếu chỉmột phần nhỏtrong Phật Giáo là giả dối, thì đó không còn là "Chánh Pháp" nữa! Do đó chúng ta phải phân biệt thật rõ ràng, bởi vì trong các chùa chiền đều có cả "tà pháp và ngoại đạo". Phật Giáo có câu: "Thà cả ngàn năm chẳng vãng sanh, còn hơn một ngày trong ma đạo". Nếu chúng ta thiếu Trạch Pháp Nhãn của "Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối" (trong Kinh Lăng Nghiêm) e rằng chúng ta có thểtrởthành quyến thuộc của loài ma mà chính mình lại không hay không biết!
Nhân đây, người viết xin giới thiệu bảy điểm rất quan trọng trong việc phân biệt chánh tà:

1. Vị Thầy lấy việc trao đổi chồng vợ, nam nữ hoang dâm, buông thảvô độ, làm mồi nhử để thu hút đồ chúng, và xem như là phương tiện để cứu thế gian; đó là tà.

2. Vị Thầy khơi dậy lòng tham của đồ chúng bằng cách nói rằng mình có thể dùng bùa, chú, và thần tài để giúp họ trở nên giàu có; đó là tà.

3. Vị Thầy khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp việc giết hai chúng sanh và ăn thịt chúng sanh, còn nói rằng mình có thể dùng bùa chú để cứu độ vong linh của những chúng sanh bị ăn thịt; đó là tà.

4. Vị Thầy thực hành các loại khổ hạnh kỳ dị, tự làm thương tổn để tác động chúng sanh, và gọi đó là chịu khổ thay cho chúng sanh; đó là tà.

5. Vị Thầy dùng thần thông và các điều kỳ dị làm "công cụ" để thu hút những chúng sanh có lòng hiếu kỳ; đó là tà.

6. Vị Thầy tự ý thêm bớt, sửa đổi các quả vị tu hành trong Phật Giáo và giải thích lệch lạc ý nghĩa của "tín, giải, tu, chứng," còn tự cho mình là giáo chủ; đó là tà.

7. Vị Thầy tự lập ra tông phái rồi tự xưng là giáo chủ mà chính mình lại không có căn bản chân thật về đạo lý Phật Giáo; đó là tà.

Phn 1: Chánh Pháp và Mt Pháp

Một lần nọ, có một Phật tử hỏi: 

"Hòa Thượng thường nói rằng:

Chân thật nhận lỗi mình,Không bàn lỗi người khác,
Lỗi người tức lỗi mình, Đồng thể tức Đại Bi.

Thế nhưng tại sao Hòa Thượng lại thường công khai phê bình, bàn luận thị phi về người khác và đăng trong Kim Cang Bồ Đề Hải (Vajra Bodhi Sea - nguyệt san của Vạn Phật Thánh Thành)? Nhưvậy phải chăng là nói một đường, làm một nẻo?"

Hòa Thượng trả lời: "Người sẽ bị đọa địa ngục là tôi chứ không phải ông. Nếu những gì tôi nói là đúng sự thật, thì đó không phải là thị phi; nếu không đúng sự thật, thì tôi chắc chắn sẽ bị đọa địa ngục. Nếu có kẻ nói rằng bậc đại tu hành không bị nhân quả, thì quả báo là 500 đời làm thân chồn (hồ ly).

Nếu tôi chối bỏ nhân quả--gọi đen là trắng, gọi trắng là đen, nói đúng thành sai, nói sai thành đúng - nói những điều không đúng thật, thì tôi sẽ bị đọa địa ngục Bạt Thiệt (rút lưỡi). Nếu tôi không nói sai, thì tôi không có tội.

Mạnh Tử có nói: ‘Ta há phải thích biện luận đâu! Ta cũng bất đắc dĩ đó thôi! Nếu cái đạo của Dương Tử và Mặc Tử không tắt đi, thì cái đạo của Khổng Tử chẳng được sáng rỡ vậy!’ (1)

Tại sao tôi thích nói 'thị, phi’ (điều đúng và điều sai)? Vì trong Phật Giáo có quá nhiều 'thị, phi’!

Lại còn nào là hắc giáo (giáo phái đen), bạch giáo (giáo phái trắng), hoàng giáo (giáo phái vàng), hồng giáo (giáo phái đỏ) ... thảy đều biến thành nhiều màu sắc khác nhau, đến hoa cảmắt. Ngay cảđen cũng không biết mình là đen, trắng cũng chẳng hay mình là trắng. Cho nên, tôi muốn nói ra những điều mà người khác không dám nói; nếu quý vì có ai không hài lòng thì cũng không sao, tôi cũng chẳng bận tâm. Tôi là kẻchuyên môn đảphá tà tri tà kiến của người khác!"

Từ đoạn nói chuyện trên, chúng ta có thể thấu rõ được tâm từ bi bao la không đành lòng thấy chúng sanh bị đau khổ của Hòa Thượng. Đó gọi là "đại từ đại bi, gần như tàn nhẫn", và chính là thiện xảo phương tiện để giáo hóa chúng sanh của bậc BồTát. Hòa Thượng có lần viết bài thơ nói lên quyết tâm của Ngài:

"Tôi muốn nói lời thật, Không sợ bị đánh, chửi.
Giết tôi, tôi chẳng sợ, Giải thoát, có gì ngại?"

Hòa Thượng HưVân đã nói: "Nho sĩ là tội nhân của Khổng Tử; Tăng sĩ là tội nhân của Phật." Ngài còn nhấn mạnh: "Kẻ hủy diệt Phật Pháp chính là giáo đồ của Phật Giáo, chứ không phải các giáo phái khác. Kẻ làm cho Lục Quốc diệt vong chính là Lục Quốc, chứ không phải nhà Tần. Kẻlàm suy sụp nhà Tần chính là nhà Tần, chứ không phải Lục Quốc vậy."

Trong kinh có nói rằng những biểu hiện suy tàn của thời kỳ Mạt Pháp có thể nhận thấy ở khắp nơi - nhưviệc Tăng sĩ cưới vợ, ni cô lấy chồng, giới y cà-sa được thay bằng y phục thế tục, cưsĩ ngồi trên tòa cao, v.v ... Có cư sĩ Âu Dương Cánh Vô đã dùng tri kiến riêng của mình mà viết ra Lăng Nghiêm Bách Ngụy Thuyết để phản đối Lăng Nghiêm.

Lại có Pháp Sư Viễn Tham nói rằng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Viên Giác, Kinh Pháp Hoa và nhiều kinh khác, cũng nhưĐại Thừa Khởi Tín Luận đều là giả mạo. Đây chính là những hiện tượng của Thời Kỳ Mạt Pháp.
Hòa Thượng đã nhiều lần lập đi lập lại lời huấn thị về việc bảo vệ và duy trì Chánh Pháp:

"Trong Phật Giáo, tất cảkinh điển đều rất quan trọng, nhưng Kinh Lăng Nghiêm còn quan trọng hơn nữa. Phàm hễnơi nào có Kinh Lăng Nghiêm, thì nơi đó có Chánh Pháp trụthế. Khi Kinh Lăng Nghiêm bịmất đi, đó là dấu hiệu của Thời Kỳ Mạt Pháp. Khi giảng Kinh Lăng Nghiêm, tôi có nói rằng: 'Vào thời kỳ Mạt Pháp, Kinh Lăng Nghiêm sẽ bị diệt trước nhất. Sau đó dần dần các kinh khác cũng bị diệt theo.' Kinh Lăng Nghiêm là chân thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu thờ Phật. Nếu Kinh Lăng Nghiệm là ngụy tạo, thì tôi sẵn sàng chịu đọa địa ngục Vô Gián, vĩnh viễn ở chốn địa nguc, không bao giờ được trở lại thế gian để gặp mọi người nữa! Người nào có thể học thuộc Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc Chú Lăng Nghiêm, thì người đó mới là đệ tử chân chánh của Phật!"

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Tôn Giả Ca Diếp rằng: 

"Trong quá khứ khi Ta là vịvua tên Hữu Đức, để hộ trì Chánh Pháp, Ta đã chiến đấu với những kẻ muốn hủy hoại Chánh Pháp, và đã thiệt mạng. Sau khi chết, Ta được sanh vềcõi nước của Phật A Súc Bệ và trở thành đệ tử thượng thủ của Đức Phật đó. Này Ca Diếp! Những người hộ trì Chánh Pháp được quả báo công đức vô lượng như thế. Do nhân duyên hộ trì Chánh Pháp này, mà nay Ta được tướng hảo trang nghiêm và thành tựu được Pháp thân kim cang bất hoại."

"Pháp" tựnó vốn không có "Chánh, Tượng, Mạt"; nhưng tâm con người thì có sự phân biệt về"Chánh, Tượng, Mạt". Theo Hòa Thượng, bất cứ khi nào còn có người dụng công tu hành, thì khi đó là Chánh Pháp còn đang trụ thế.

Nếu không còn ai tu hành, không có người nào đọc, tụng, và học thuộc Kinh Lăng Nghiêm, thì đó là Thời Kỳ Mạt Pháp. Bởi trong Kinh Lăng Nghiêm, có phần "TứChủng Thanh Tịnh Minh Hối" giảng về sát sanh (sát), trộm cắp (đạo), dâm dục (dâm), dối trá (vọng); với phần "Ngũ Thập Ấm Ma” giảng về thiên ma, ngoại đạo cặn kẽ đến tận xương tuỷ; và cả hai phần này đều nói rất rõ ràng rằng khi nào không còn người giữ giới, thì khi đó là Thời Kỳ Mạt Pháp. Giới còn, tức là Phật Pháp còn vậy!

Vào năm 1990, trong một lần thuyết giảng tại Trung Tâm Lao Công ở Cao Hùng, Đài Loan, Hòa Thượng đã khẩn thiết nói rằng: "Thời Kỳ Mạt Pháp là do những người tại gia chỉ hộ trì cho một người xuất gia riêng lẻ mà tạo thành!". Vì sao lại nhưthế?
Hòa Thượng giải thích rằng:

"Người xuất gia sống một mình một chùa, xưng vương xưng bá, làm vua một cõi. Người tại gia do thiếu Trạch Pháp Nhãn' nên đi theo hộ Pháp cho họ, hộ tới hộ lui, và hộ luôn xuống địa ngục! Vào Thời Kỳ Chánh Pháp, tất cả đại chúng đều sống chung trong một đại tùng lâm của chùa và cùng nhau dụng công tu Đạo. Song, vào thời kỳ Mạt Pháp, người ta lại không thích nếp sống của đại tùng lâm nữa. Mỗi người ở một chùa riêng - ông theo cách của ông, tôi theo cách của tôi - khiến cho người tại gia trởnên hoang mang, bối rối. Họ thấy ông sư nầy tướng mạo trông đẹp đẽ bèn hộ pháp cho ông ta, xây chùa riêng cho ông ta trụtrì. Rồi sau đó lại thấy một vị sư khác cũng không tệ lắm, họ lại xây cho vị đó một ngôi chùa nữa. Hộ tới hộ lui, rốt cuộc là làm cho những người xuất gia sanh lòng tham danh hám lợi đến nỗi phải hoàn tục!"

Hòa Thượng hoàn toàn không phản đối việc xây chùa, nhưng chỉvì con người ngày nay quá hưởng thụ, không biết lấy Pháp nghĩa và giáo dục (nghĩa lý Phật Pháp và đạo lý giáo dục) để hóa độ chúng sanh. Họ chỉ biết dùng "chùa lớn" để độ chúng sanh, cùng bày ra phương cách đểđược nổi tiếng và trởnên giàu có.

Cái nhìn của Hòa Thượng về việc xây chùa như sau: 
"Tạo chùa không bằng tạo người, tạo người không bằng tạo Phật. Tôi muốn làm một người thợ đúc tượng. Tôi muốn đúc nên những vị Phật sống, những vị Bồ Tát sống, những vị Tổ Sư sống. Tôi còn muốn làm cho tất cảchúng sanh trên toàn thế giới này đều biến thành những vị Phật sống, Bồ Tát sống, Tổ Sư sống luôn nữa! Tôi đả phá đây không phải là những ngôi chùa lớn, mà là các miếu thờ Thổ Địa, miếu thờ Thành Hoàng, miếu thờ của gia tộc. Khi những người ở chùa nhỏ dọn sang chùa lớn, thì tất cả có thể cùng nhau tu hành, như thế mới là nếp sinh hoạt của một đại tùng lâm. Vì sao ở chùa nhỏ thì không được tốt? Bởi vì ở đó thiếu sự gò bó, câu thúc; không cần phải "quán tự tại", mà có thể ăn tự tại, mặc tự tại, đi đứng tự tại, nên rất dễ quên đi việc tu Đạo. Hàng ngày chỉ biết phan duyên, mà tập khí nầy chính là vết thương trí mạng làm băng hoại Phật Giáo!"

Tôi hy vọng Phật Giáo sẽ ghi lòng tạc dạ những lời này và đừng tiếp tục "bịt tai ăn cắp chuông," dối gạt nhân loại nữa. Hiện nay, các dấu hiệu hỗn loạn trong Phật Giáo tại Đài Loan đã vô cùng nghiêm trọng, có thểnói là đến mức phải báo động rồi; thế nhưng, chẳng có người nào dám đứng ra lên tiếng kêu gọi; mà ai nấy chỉ trố mắt ngồi nhìn cảnh Phật Giáo đang đi dần về hướng diệt vong.
Cách ba bước là có một tịnh xá, đi năm bước là gặp một ngôi chùa lớn – mọi người đều ra sức tổ chức Pháp hội, siêu độ vong linh, làm lễ quán đảnh, truyền Pháp, xây chùa..., mà chẳng hay biết gì về việc hoằng dương giáo nghĩa, hướng dẫn chúng sanh làm thế nào để chấm dứt sanh tử! (2)

Giáo nghĩa căn bản của Đức Phật là giáo dục, làm cho tất cảchúng sanh đều có trí huệ, có Trạch Pháp Nhãn, biết nhân biết quả, đoạn ác tu thiện; chứ chẳng phải một mực chú trọng về việc xây chùa dựng miếu, tổ chức Pháp hội! Chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng đằng sau những lời giáo huấn nghiêm khắc này của Hòa Thượng ẩn giấu biết bao máu lệ xót xa?

Nhưý nghĩa trong câu “đản năng quang chiếu viễn, bất tích tự phần thân”, Hòa Thượng chỉmuốn ánh sáng từ ngọn đuốc trên tay Ngài soi
sáng đuợc càng xa càng tốt, mà chẳng quan tâm đến việc mình bị phỏng! "Dầu gặp muôn vàn khó khăn, tôi vẫn giữvững ý chí của mình." Đây là lời mô tảchân thật nhất vềHòa Thượng.

 Ghi chú ca Ban Vit Dch:

(1) - Mạnh Tử(Mạnh Kha), người đất Châu (372-289 trước Tây lịch), là một nhà hiền triết có công rất lớn trong việc làm sáng tỏđạo Nho.
- Dương Tử (Dương Chu), người nước Vệ (khoảng 440-360 trước Tây lich); là một triết gia thời Chiến Quốc; chủtrương thuyết "vị ngã"—chi lo riêng về việc mình mà không hềđếm xỉa đến thiên hạsự, quyết gạt bỏngoài tại chuyện của người.

- Mặc Tử (Mặc Địch), người nước Sở, là một đại học giả thời Chiến Quốc, làm Đại Phu cho nước Tống; chủtrương thuyết kiêm ái và hòa bình; lập ra học phái Mặc Gia, lấy kiêm ái làm chủđích.

(2) Lão Hòa Thượng Quảng Khâm đã từng khai thị rằng: "Trên thế gian hiện nay, đích thực có những người xuất gia như thế. Họ chỉ mưu tính khuếch trương ngôi chùa của mình cho lớn, chiêu dụ tín đồ theo mình cho đông, để khoe là có khả năng trước mặt mọi người! Họ không cho phép tín đồ kính tin các vị Phật ở những chùa khác (chỉ được tin vị Phật ở chùa của họ mà thôi!); và tín đồ cũng chỉ được tin một mình họ thôi, không được tôn kính những người xuất gia khác. Hạng người cống cao ngã mạn, tự tôn tự đại này, chẳng phải vẫn còn lăn lóc trong vòng danh lợi giống như người tại gia bình thường, sống lây lất trong khổ não qua ngày đoạn tháng sao? Phật Pháp vốn chưa suy vi, chính là lòng người đang suy vi vậy!"
 
Thần diệu Danh hiệu Phật

Danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-nguyện, vì là cửa ngõ xu hướng Vô-thuợng-giác, và luôn luôn dẫn dắt chúng sanh tới Nhứt-thiết Chủng-trí. Danh hiệu Phật nhưtrận mưa lớn, vì khiến hạt giống Bồ-đề nảy nở, sanh sôi. Danh hiệu Phật như ruộng tốt, vì có thể trưởng dưởng hết thảy bạch tịnh pháp. Danh hiệu Phật như tuệ nhãn, xuyên thấu mọi pháp và thấy rõ khắp tất cảchướng ngại hiểm trở. Danh hiệu Phật như chiếc xe khổng lồ, vì có thểchuyển vận hết thảy Bồ-Tát sơphát tâm nhanh chóng tới Phật địa. Danh hiệu Phật nhưcung điện nguy nga tráng lệ, vì giúp chúng sanh tu tập và khai phát vô lượng tam muội. Danh hiệu Phật là chỗnương tựa chắc chắn cho tất cả Bồ-Tát sơ phát tâm, vì luôn chứa nhóm và lưu bố hết thảy Bồ-Tát hạnh. Danh hiệu Phật như từ mẫu, vì ấp ủ, che chở và sanh ra tất cả Bồ-Tát, nuôi lớn căn lành cho hết thảy chúng sanh. Danh hiệu Phật như kim cương bất hoại, lại có thể đập vỡ tất cả các pháp hữu lậu. Danh hiệu Phật nhưliên hoa, vì không bao giờ bị nhiễm ô bởi những pháp thế gian. Danh hiệu Phật nhưba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Thế-Tôn, Như-Lai, Ứng-Cúng, Chánh-đẳng-giác, do đó tất cả thế gian nên cúng dường, hân ngưỡng, tán thán... Danh hiệu Phật như pháp thân bất tưnghị, vì luôn lưu xuất tất cả thân của chúng sanh. Danh hiệu Phật như Báo thân tư nghị, vì luôn sanh ra vô lượng vi trần thân trong tâm tưởng mọi chúng sanh. Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chưPhật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-Giới Tạng-Thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật. Này Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật thành tựu vô lượng vô biên công đức như thế. Cho nên, phải nói rằng danh hiệu Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức của hết thảy Phật Pháp, khai vô lượng vô biên diệu dụng, hiển thịvô lượng vô biên uy lực, giải ngộ vô lượng tri kiến giải thoát, siêu việt mọi tư duy, ngôn từ.



Trương Thuy Nga gởi