Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Chánh trong Bát Chánh Đạo
 
***

Chánh pháp(正法→ Pháp chân chính;  P: Saddhamma;  S: Saddharma;  E: The true dhamma): 

Tuy rằng đức Phật đã dạy là mỗi người hãy tự mình nương tựa mình, tự mình là ngọn đèn thắp sáng con đường mình đi, nhưng vì chúng sinh phàm phu quá tối tăm nên cần phải dựa vào ngọn đèn Chánh pháp.

Trong kinh Tương Ưng, đức Phật dạy: “Hãy dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Chánh pháp mà đức Phật đã chỉ dạy thật chẳng phải do đức Phật chế tác ra, mà là chân lý vốn hiển hiện nơi vũ trụ, nơi cuộc sống. Nhưng do không nhận ra Chánh pháp mà chúng sinh đã tự tạo ra phiền não cho mình.

Theo nhiều bộ kinh như Tương Ưng Bộ kinh (P: Saṃyutta Nikāya), kinh Đại Duyên (P: Mahānidāna-sutta) hay kinh Phật Tự Thuyết (P: Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (P: Khuddaka-nikāya), tập 1.  Chánh pháp không gì khác hơn là chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi được ứng dụng trong Bát Chánh Đạo.

Trong 8 chi phần của Bát Chánh Đạo thì Chánh kiến(= Chánh tri kiến) chính là nhận thức nguyên lý Duyên khởi, là nhận thức nền tảng chủ đạo cho 7 chi phần còn lại (từ Chánh Tư duy  đến  Chánh Định) biểu hiện giá trị cả về Chân lý và Đạo đức trong đạo Phật – đó là chân lý Duyên khởivà đạo đức Duyên khởi

Thành tựu Bát Chánh Đạo là đồng nghĩa với mọi hành động của hànhgiảtrong cuộc sống đều có nền tảng vững chắc trên Chánh tri kiến, là Niết-bàn hiện thực tại chính thế gian này vậy.
1) Chánh tri kiến(正知見;  P: Sammā-diṭṭhi;  S: Samyag-dṛṣṭi;  E: Right view, Right understanding)= Phật tri kiến(佛知見;  P: Tathāgata-ñāṇa-dassana;  S: Tathāgata-jñāna-darśana;  E: The penetrative power of Buddha's wisdom).
- Chánh = Chánh pháp (正法;  P: Saddhamma;  S: Saddharma;  E: Right Dharma):  Là chân lý Duyên khởi đã được đức Phật Thích Ca chứng ngộ và đạo đức Duyên khởi được diễn đạt ứng dụng từ chân lý này.
- Tri kiến (知見;  P: diṭṭhi;  S: dṛṣṭi;  E: view // opinion):  Là sự thấy biết // quan điểm.  Đó là thấy (kiến) đúng lẽ thật và hiểu, biết (tri) đúng lẽ thật. 
Nói đơn giản, Chánh tri kiến đặc trưng cho sự thấy biết đúng đắn về Chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi trên mọi đối tượng quan sát và giao tiếp (minh sát), đó là sự thấy biết rõ sự đang diễn biến (= đang là) của các Duyên nơi đối tượng ở mọi không gian và thời gian. Với nhận thức này, Chánh tri kiến chính là sự thấy biết vượt thoát tam độc Tham-Sân-Si.

Trong kinh Tương Ưng 3 có ghi :

Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Duyên khởi “.
Hay:
Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật “.
Phápnơi đây là Chân lý khách quan tự nhiên, và Phậtlà Giác ngộ-Giải thoát vậy.
Những diễn đạt cụ thể chính yếu về Duyên khởi bao hàm Chân đế và Tục đế:

1/.  LýVô thường - Vô ngã:  (*)
- Vô thường (無常;  P: anicca;  S: anitya;  E: impermanence)
- Vô ngã (無我;  P: anattā;  S: anātman;  E:no-self, not self, non-ego)
2/. LýNhân Quả(因果;  P;S : Hetu-phala;  E: Cause and Effect).
                Từ lý Nhân Quả, tức Nhân Duyên Quả, cấu trúc Tứ Diệu Đế  và  Thập Nhị Nhân Duyênđược hình thành.
        3/. LýTrung đạo (中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Midle Way).
        Nguyên lý chân lý Duyên khởicòn gọi là lý Không. Theo đó, Duyên khởi tính = Không tính = Trung tính là các cách diễn đạt đa dạng thích nghi với cảnh trạng.

Bài kệ 18, Phẩm 24 “Quán Tứ Đế của Trung Luận đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa Nguyên lýchân lýDuyên khởi  và các cách nhìn về Trung đạo  và Không tính (= tính Không) như sau:

眾繇             Chúng do Duyên sanh pháp
            Ngã thuyết tức thị Không
            Diệc vi thị Giả danh
            Diệc thị Trung đạo nghĩa

Mọi pháp từ các Duyên
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.

Trong kinh Maha Nidana, Trường A Hàm - đức Phật nói :
        “Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý Duyên khởi này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò”.

Chánh tri kiến được xem là chi phần quan trọng nhất, là động lực chính trong Bát Chánh Đạo, dẫn hướng cho bảy chi phần còn lại.  Với Chánh tri kiến thì có thể chắc chắn rằng suy tưởng(tư duy) sẽ đúng lẽ thật và trong sáng, và khi suy tưởng này thuần thục thì lời nói(ngữ) và hành động(nghiệp) cũng sẽ đúng không khác.  Chánh tri kiến sẽ soi sáng sự nỗ lực(tinh tấn) có lợi cho việc nhớ nghĩ(niệm) và việc chuyên chú(định).  Tất cả đều hướng về thấy-hiểu đúng lẽ thật.
         
2) Chánh tư duy(正思唯;  P: Sammā-saṅkappa;  S: Samyak-saṃkalpa;  E: Right thought):  Đó là suy nghĩ, suy tưởng như Chánh pháp, là nghiệm xét đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến. Nói cách khác, Chánh tư duy là mọi suy nghĩ, suy tưởng vượt thoát tam độc Tham-Sân-Si.  Nội dung Chánh tư duy có thể thực hiện như sau :
       
1/.Giải trừ các ý nghiệp bất thiện Tham-Sân-Si đã tạo tác bằng cách thực hành các ý nghiệp thiện viễn ly như bố thí, khoan dung.

                Ý dẫn đầu các pháp                      Ý dẫn đầu các pháp
                 Ý làm chủ tạo tác                         Ý làm chủ tạo tác
                 Nếu với ý nhiễm ô                        Nếu với ý thanh tịnh
                 Nói năng hay hành động               Nói năng hay hành động
                 Khổ não bước theo sau                 An lạc bước theo sau
                 Như xe theo vật kéo.            Như bóng không rời hình.
                        
Kệ Pháp Cú 1.                            Kệ Pháp Cú 2.
        2/. Tư duy theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tụê (thuộc đạo đức).
        3/. Quán chiếu “Ngoài sự tư duy đúng lẽ thật, không có người tư duy đúng lẽ thật” (thuộc chân lý).  “Như lý tác ý” là một dạng của Chánh tư duy.
        Chúng ta biết rằng tuy Tham-Sân-Si được xếp vào các độn sử (khó đoạn trừ), nhưng Si theo tinh thần của Bát Chánh Đạo là chướng ngại cần triệt phá sớm với Chánh tri kiến, nhằm để dần đoạn diệt 2 chướng ngại còn lại là Tham, Sân.  Bát Chánh Đạo vì thế có nét của phương châm “Đốn ngộ, Tiệm tu ”.

        3) Chánh ngữ(正語;  P: Sammā-vācā;  S: Samyak-vāk;  E: Right speech) :  Đó là lời nói như Chánh pháp để diễn đạt ý tưởng đúng lẽ thật, tức hợp với Chánh tri kiến, nghĩa là Chánh ngữ gồm những lời nói không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si.  Nội dung Chánh ngữ có thể thực hiện như sau: 

        1/.  Giải trừ các khẩu nghiệp bất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các khẩu nghiệp thiện 16 điều đạo đức [điều 4-:-7 ở phần Khẩu nơi 10 điều đạo đức – Thập thiện, được suy rộng].
        2/. Nói năng theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ (thuộc đạo đức).
        3/. Quán chiếu “Ngoài sự nói đúng lẽ thật, không có người nói đúng lẽ thật”(thuộc chân lý).

        4) Chánh nghiệp:  (正業;  P: Sammā-kammanta;  S: Samyak-karmānta;  E: Right action):  Đó là hành động của thân như Chánh pháp, theo g đúng lẽ thật, tức hợp với Chánh tri kiến, nghĩa là Chánh nghiệp là mọi hành động không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si.  Nội dung Chánh nghiệp có thể thực hiện như sau :

        1/.Giải trừ các thân nghiệp bất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các thân nghiệp thiện.         
2/. Hành động của thân theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ (thuộc đạo đức).
3/. Quán chiếu “Ngoài sự hành động đúng lẽ thật, không có người hành động đúng lẽ thật”(thuộc chân lý). Nói cách khác, đây là hành động vượt thoát không dính mắc – Duy tác(惟作;  P: Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).

        5) Chánh mạng:(正命;  P: Sammā-ājīva;  S: Samyag-ājīva;  E: Right livehood):  Đó là chọn nghề sinh nhai như Chánh pháp, tức hợp với Chánh tri kiến, nghĩa là Chánh mạng là sinh sống không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si.  Nội dung là Chánh mạng có thể thực hiện như sau:
        1/.  Nghề sinh nhai không ảnh hưởng đến sự vi phạm 40 điều đạo đức (suy rộng từ 10 điều đạo đức – Thập thiện), hơn nữa lại có điều kiện thực hiện các điều đạo đức này.
        2/.  Nghề sinh nhai thuận theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ (thuộc đạo đức).
        Với nội dung này, có thể thấy ngay một số nghề cần tránh như buôn bán người, buôn bán vũ khí, thuốc độc, chất say nghiện…, đầu cơ tích trữ làm lũng đoạn thị trường, nghề cho vay nặng lãi, nghề lợi dụng lòng mê tín dị đoan của con người, các nghề dịch vụ bắt chẹt trên sự thiếu hiểu biết của khách hàng…

        6/. Chánh tinh tấn(正精進;  P: Sammā-vāyāma;  S: Samyag-vyāyāma;  E: Right effort) :  Đó là nỗ lựcnhư Chánh pháp, chuyên cần trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, tức hợp với Chánh tri kiến, nghĩa là Chánh tinh tấn là nỗ lực (= ý chí) không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si. Nội dung Chánh tinh tấn biểu hịên qua 4 phạm vi sau:
1/. Nỗ lực tiêu trừ các bất thiện pháp đã gây ra các bất thiện nghiệp.
        2/. Nỗ lực ngăn ngừa, dập tắt các bất thiện pháp đang hoặc chưa phát sinh (như phòng hộ các căn).
        3/. Nỗ lực làm phát sinh các thiện pháp.
        4/. Nỗ lực làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sinh.
        Như vậy, Chánh tinh tấn thể hiện năng lực hướng tới làm chủ thân-khẩu-ý.

7) Chánh niệm(正念;  P: Sammā-sati;  S: Samyak-smṛti;  E: Right mindfulness):  Đó là nhớ nghĩ như Chánh pháp, mang tính phòng hộ [= cảnh giác thường xuyên, bởi Chánh niệm là Nhân - Tỉnh giác là Quả ] trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, tức hợp với Chánh tri kiến, nghĩa là Chánh niệm là tâm niệm không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si. 
Chánh niệm thể hiện năng lực an lập từ nhiệm vụ không quên. Chánh niệm có thể thực hiện trên mọi việc ta tiếp xúc, ở mọi lúc như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống … với nhận diện về các pháp hợp với Chánh tri kiến cả về đạo đức và chân lý, như:

        1/.Tu hướng thiện với ngoại cảnh (người và vật) xung quanh:  Đó là hành giả rèn luyện hoàn thiện Đạo đức bằng việc thực hành Chánh niệm “Từ bi-Trí tuệ ” với nguyên tắc chuẩn mực sau:
         “Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành. Mọi hành động đem lại lợi mình-hại người hay hại mình-lợi người hay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.
        Các chi phần của Ngũ giới, Thập giới, ... đều được diễn giải theo nguyên tắc Đạo đức này. Như thế, Ngũ giới, Thập giới, ... không còn là những tín điều cứng nhắc như ở các tôn giáo khác, và hành giả sẽ tự nhiên vượt qua chướng ngại “Giới cấm thủ”.
2/. Tu hướng chânvới nội tâm hành giả:  Đó là hành giả tu tập hoàn thiện Chân lý bằng việc thực hành Chánh niệm trong tu thiền.
        - Chánh niệm trong thiền định với một trong các đối tượng như Thập tùy niệm, Tứ vô lượng tâm, …  Chi niệm Phật  của Thập tùy niệm có ý nghĩa là niệm Phật định, đó là Chánh niệm danh hiệu của Phật.
- Chánh niệm trong thiền tuệ với các đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp (Tứ Niệm Xứ) được soi sáng bởi các lý như Duyên khởi – Vô thường – Vô ngã, Nhân Quả, Tùy duyên, Trung đạo, ... Nói cách khác, Chánh niệm trong thiền tuệ là soi sáng thực tại Duyên khởi nơi các pháp, như Thân Thọ Tâm Pháp, hành giả sẽ tự vượt lên các chế định pháp (Tục đế) là các khái niệm đối đãi cực đoan, cùng lúc thể nhập thực tính pháp (Chân đế).
[Xin xem thêm các mục từ về Thiền]

Thật vậy, trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 có ghi như sau:
“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ Tam quy Phật-Pháp-Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ Tam quy là giữ Năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự vật ””.
Đạo Phật là đạo tu Tâm, và thực hành tu Tâm chính là thực hành Chánh niệm trên những đối tượng tương thích, đó là:
- Từ Tâm loạn động  =>  Tâm an lạc (khinh an và hoan hỷ) :  Chánh niệm trong Thiền định.
- Từ Tâm mê lầm     =>  Tâm sáng suốt (tuệ giác)           :  Chánh niệm trong Thiền tuệ.

        8) Chánh định(正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi;  E: Right concentration):   Theo kinh Đại Tứ Thập – Trung Bộ III, đó là tập trung thuần nhất như Chánh pháp, vững chải trên sự thành tựu của 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, tức hợp với Chánh tri kiến, nghĩa là Chánh định là tâm định không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si.
Chánh định là Định vô lậu, trái với Tứ thiền định của Sắc giới là Định hữu lậu. Chánh định còn gọi là Sát-na định (刹那定;  P: Khaṇika-samādhi;  S: Kṣaṇika-samādhi;  E: Momentary concentration), là sự định tâm trên đối tượng ở mỗi danh pháp hoặc mỗi sắc pháp trong thời gian ngắn ngủi tùy theo nhân duyên của nó.

Chánh định thuộc về pháp hành thiền tuệ. Tuệ giác về Duyên khởi, tức về Vô ngã và Vô thường, là yếu tố soi sáng các Duyên sinh-diệt nơi đối tượng, vượt lên các đối đãi nhị nguyên như “đúng-sai, tốt-xấu, đẹp-xấu, hay-dở ...”, hình thành nên Sát-na định này. Nói cách khác, Chánh định biểu hiện ra một nội tâm vững chãi, tức một thái độ không loạn động trước trước mọi biến hiện của các pháp.

Khi nội tâm Vô ngã không dính mắc diễn ra, thì Chánh định nơi hành giả tự xuất hiện. Điều này có nghĩa là Định và Tuệ đồng hiện hữu nơi hành giả.
Ngoài ra, Chánh tức Chánh pháp còn diễn đạt trên nhiều hành động khác như Chánh tín (正信;  P: Samma-saddhā; S: Samyak-śraddhā;  E: Right belief), Chánh trí ...

Trong kinh Đế Phân Biệt Tâm–thuộc Trung Bộ kinh, khi luận về tiến trình giải thoát, đức Phật nói : “Chánh định được tu tập cùng với 7 chi phần khác của Bát Chánh Đạo sẽ dẫn đến Chánh trí, và Chánh trí  [P: Sammā-ñāṇa – tức tu học chân lý để thành tựu Minh(明;  P: Vijjā;  S: Vidyā)]sẽ dẫn đến Chánh giải thoát (P: Sammā-vimutti)”.

HT
 
 
Niết bàn, Thiên Quốc, Cuộc Sống

***

1. Bài kinh Nhất dạ hiền giả và Hiện tại(E: Here and Now).

Trong kinh Ðại Ca-chiên-diên, “Nhất dạ hiền giả” là tên bài kinh số 133 thuộc Trung Bộ kinh (Majjhima Nikāya) có đoạn:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
         
Qua bài kinh này, vấn đề thời gian và tâm được phân tích như sau:

1) Phân tích về thời gian:
Theo khái niệm thông thường về thời gian, thì thời gian được phân chia như sau:
- Quá khứ:  Là thời gian dùng để chỉ những sự kiện đã xảy ra, đã qua rồi. Như sự việc đã xảy ra cách nay một giây, một phút, một giờ, một ngày, một tuần, một tháng, một năm, ...
- Tương lai:  Là thời gian dùng để chỉ những sự kiện chưa xảy ra, dù là một giây nữa, một phút nữa, ..., một năm nữa, ...
- Hiện tại:  Là thời gian dùng để chỉ những sự kiện đang xảy ra. Đạo Phật có khái niệm về một đơn vị thời gian chuẩn nhỏ nhất gọi là sát-na (剎那;  P: Khaṇa;  S: Kṣaṇa)  
Theo Luận Câu Xá, Phẩm Phân biệt thế gian, thì 120 sát-na tiếp nối thành một hàng sát-na, 16 hàng sát-na thành một lạp phước, 20 lạp phước thành một giờ. Như thế một giờ có 38,400 sát-na thay vì chỉ có 3,600 giây. Việc phân biệt thời gian bằng khái niệm sát-na chứng tỏ năng lực cảm nhận tinh tế của đạo Phật về sự biến đổi vô thường trong thế giới vi mô và vĩ mô, đó là sát-na vô thường.

Theo đó, những gì đang xảy ra nhỏ hơn cả một sát-na thường được gọi là đang diễn biến  hay đang là, là hiện tại để chỉ sự biến đổi của các Duyên hình thành nên mọi sự vật hiện tượng đang vận hành nơi thế giới vũ trụ này.

2) Phân tích về sự diễn biến của tâm hiện tại.
Nếu xét về việc tâm khởi lên trong 3 thời, thì chuỗi tâm của chúng sinh trong 3 thời đều là Vọng tâm, là biểu hiện sự trỗi dậy loạn động của Chấp ngã. Trái lại, chuỗi tâm của bậc giác ngộ trong 3 thời đếu là Chân tâm, là biểu hiện sự thanh tịnh của Vô ngã. Nói chung, tâm trong 3 thời cũng chỉ là những hợp Duyên sinh diệt, đến rồi đi.

1. Đối với chúng sinh:
Nội dung của bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả là trình bày sự vận hành của tâm hiện tại, là đặc trưng của tâm vận hành trong 3 thời, được phân tích như sau:
- Tâm hiện tạilà Vọng tâm, là Vọng niệm truy tìm quá khứ, biểu hiện qua sự nuối tiếc những gì đã qua, vốn được mình ưa thích mà nay không có được, hay bực tức những gì đã qua bị mình chê ghét mà nay chưa xóa tan. Tâm hiện tại như thế quả là tâm Tham hay tâm Sân.
- Tâm hiện tạilà Vọng tâm, là Vọng niệm ước mong tương lai, biểu hiện qua sự lo lắng mong muốn sự việc được thành tựu, và rối rắm khi sự việc bị thất bại. Tâm hiện tại như thế quả cũng là tâm Tham hay tâm Sân.

2. Đối với Bậc giác ngộ thì Tâm trong 3 thời đều là Chân tâm, là Chánh niệm do Bậc giác ngộ đã nhận thực Duyên khởi là sự vận hành của các Duyên cấu thành (Vô ngã) và các Duyên này mãi luôn biến đổi (Vô thường). Điều này chỉ ra rằng bản tính của mọi sự vật hiện tượng là đều không có thực thể (= Không tính, tức Vô ngã tínhVô thường tính). Theo đó, Bậc giác ngộ nhẹ nhàng buông xả, bởi không lý gì để bám víu dính mắc vào chúng, còn chúng sinh bám víu vào ảo tưởng chỉ làm cho tâm khổ não mà thôi.

Trong kinh Kim Cương, Đoạn 18: Nhất Thể Đồng Quán (Đồng quán một thể) có chép:  Như Lai nói các thứ tâm của chúng sinh đều chẳng phải là tâm, chỉ tạm gọi là tâm. Vì sao? Này Tu-bồ-đề ! Vì tâm quá khứ nào thực có, tâm hiện tại nào thực có, tâm vị lai nào thực có  Như Lai thuyết chư tâm giai vi phi tâm thị danh vi tâm. Sở dĩ giả hà ? Tu-bồ-đề ! Quá khứ tâm bất khả đắc, Hiện tại tâm bất khả đắc. Vị lai tâm bất khả đắc * 何以故。如來說諸心皆為非心是名為心。所者何。須菩提。過去心不可得。現在心不可得。未來心不可得。

Như thế có thể hiểu “Sống trong Hiện tại”đối với bậc giác ngộ là sống cả 3 thời phân biệt của thế tục này chỉ như một từ nhận thức Duyên khởi (tức thấy biết rõ Vô ngã và Vô thường).
 
2.
Niết bàn, Thiên Quốc, Cuộc Sống.

Krishnamurti cho biết:  "Cái mà Đức Phật gọi là Niết Bàn, Giê su gọi là Thiên quốc. Chính cái đó tôi gọi là Cuộc Sống". Nói chung cả 3 từ “Niết bàn, Thiên Quốc, Cuộc Sống”  nếu như không ít nhiều gợi ý thì được xem là sáo rỗng (bệnh nổ, muốn gọi là gì cũng được).

1) Niết Bàn(涅槃;  E: Deliverance, Liberation, Peace, Perfect stillness).
 Bằng sự nhận thực sâu sắc Duyên khởi không còn Si(癡;  E: Delusion, Confusion), Bậc giác ngộ tự hóa giải một cách sáng suốt tâm Tham và tâm Sân.
- Tham (貪;  E: Greed):  Tạm định lượng làm 3 cấp độ là  Thích – Muốn – Chiếm đoạt.
- Sân (瞋;  E: Aversion, Hate)):  Tạm định lượng làm 3 cấp độ là  Ghét – Bực tức – Loại trừ.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ: “Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
- Trong kinh Tạp A Hàm có viết:  “Niết-bàn có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”

        2) Thiên Quốc(天國;  E: Heavenly Homeland  →  Thiên Đàng, Quê Trời, Nước Trời, Nhà Cha):  Là nơi Thiên Chúa ngự trị (sống).
        Theo đạo Chúa, người theo đạo phải có đủ 3 phẩm chất tốt đẹp đối với Thiên Chúa gọi là Nhân đức đối Thần(仁德對神;  E: Theological Virtues) thì sau khi chết mới được về Thiên Quốc. Ba Nhân đức đối Thần là Đức tin, Đức cậy, Đức mến:

        1. Đức tin(德𪝮;  E: Faith):   Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo có mục tiêu giáo dục niềm tin vào Chúa Trời là tiên quyết tuyệt đối và gọi đó là Đức tin (nhân đức đối Thần). Đức tin được xem là giấy phép vào Thiên Quốc khi:
+ Người theo đạo phải tin tuyệt đối rằng có một Chúa Trời tự có và hằng có, toàn năng toàn thiện toàn mỹ.
+ Người theo đạo cũng không được phép nghi ngờ về những lời dạy của Giáo Hội.
2. Đức cậy(德忌;  E: Hope):  Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo giáo dục việc nương tựa vào Thần linh, là trông cậy vào ân huệ cứu độ của Chúa Trời – đó là Đức cậy (nhân đức đối Thần), là Tha lực.

3. Đức mến(德勉;  E: Charity) =Đức ái= Bác ái博愛:  Là một tôn giáo thần bản, Kitô giáo giáo dục việc “Yêu mến Chúa Trời là trên hết mọi sự” (Điều răn 1) – đó là Đức mến hay còn gọi là Đức ái hoặc Bác ái.

3) Cuộc Sống.

Cuộc Sống (代𠸙;  E: Life) = Đời sống:  Là những hoạt động của một con người hay một xã hội. Đây là định nghĩa trừu tượng, không cụ thể.
Rất nhiều nhà triết học, nhà khoa học, nhà thần học đã dùng cả cuộc đời mình để tìm ra đáp án cho câu hỏi “Cuộc sống là gì?” Và cũng rất nhiều người đến phút cuối đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm trọn vẹn khái niệm cuộc sống. Dưới đây là một số tính chất của cuộc sống như là những cảm nghiệm (= khái niệm cảm nhận).
- Cuộc sống là  một trảng cát. Bạn chỉ là một một hạt cát nhưng lại là một hạt cát nổi bật vì đơn giản: bạn là duy nhất ! Hãy cảm ơn cuộc sống vì nó đã chẳng tạo nên một bạn thứ hai.
- Cuộc sống là  những rào cản và thách thức. Hãy dũng cảm vượt qua bằng tất cả sức lực có thể.
- Cuộc sống là  sự khao khát. Đừng đứng im tại một chỗ, hãy di chuyển, chọn cho mình một vị trí để có được cái nhìn bao quát, xa hơn, và cao hơn.
- Cuộc sống là  sự chịu đựng. Mỗi lần vấp ngã sẽ là một lần bạn mường tượng được con đường đang đi. Mỗi vết sẹo sẽ khiến bạn nhớ được những gì mình đã từng nếm trải.
- Cuộc sống là  sự trống rỗng. Không phải lúc nào con người ta cũng đầy ắp tình cảm đủ để chi phối con tim hay khối óc. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy hụt hẫng và trống trải.
- Cuộc sống là  người mà bạn yêu và người mà bạn đã làm tổn thương.
-  Cuộc sống là  những điều bạn cảm nhận về chính mình. Về sự thật, hạnh phúc và lòng trắc ẩn.
- Cuộc sống là  những điều vun đắp cho tình bạn của bạn và thay thế lòng hận thù bằng tình vị tha.
- Cuộc sống là  bỏ đi lòng đố kỵ, vượt qua những điều thử thách và xây dựng lòng tự tin.
- Cuộc sống là  những điều bạn nói và ý nghĩa của những lời nói ấy.
- Cuộc sống là  sự gặp gỡ ai đó mà không phải vì lý do họ là ai và họ có những gì.

Như vậy, theo trên có những ý nghĩa nào đồng nhất của Niết Bàn, Thiên Quốc và Cuộc Sống theo như Krishnamurti phát biểu ?  Phải chăng theo Krishnamurti muốn làm ý rằng Cuộc Sống là Cái “Sống trong Hiện tại” như đã trình bày ở mục 1.nói trên ?

HT
 
____________


Huy Thai gởi