Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh






CHÁO TÓC
 
Tường Lam 

Trên hai mươi năm rồi còn gì ! Thế mà tôi không bao giờ quên nổi kinh hoàng xảy ra nửa khuya hôm đó.. 

Cả gia đình đang yên giấc, bổng nghe tiếng xe hơi từ lộ chính chạy vào, thắng gắp trước cửa nhà, nhiều tiếng chân người nhảy xuống, sau đó tiếng đập cửa mạnh và dồn dập. Có tiếng quát lớn: 
- Chủ nhà mở cửa !!! Công An huyện cần làm việc.

Nhạc gia tôi tuổi ngoài thất tuần, hai tay rung rung nâng cây song hòng, cửa mở, năm tên công an bước nhanh vào với bốn khẩu A.K. cầm tay, tên đứng đầu với khẩu K. 54 bên hông hất hàm hỏi lớn: 
- Tên Ánh có ở nhà không ?

Từ buồng ngũ bước ra, tôi trả lời: 
- Tôi có mặt đây!

- Mời anh lên xe về công an huyện, chúng tôi cần làm việc với anh.

Quơ vội cái bồng bột, trong đó vài bộ áo quần, thuốc uống, dầu xanh, chén muỗng, đủa,..kem và bàn chảy đánh răng…

Tôi bước lên và ngồi xuống sàn, xe lao vút đi và chỉ nhìn thấy nhạc gia tôi hom hem bưng cây đèn dầu lửa, hai đứa con trai tôi ôm chân mẹ và nhà tôi vội đưa tay lên lau nước mắt.  Công an đẩy tôi vào phòng giam chấn song sắt , ngọn đèn vàng mờ trên trần, đóng mạnh khung cửa sắt và khóa lại.

Căn phòng vuông vức, độ bốn thước nhốt mỗi mình tôi. Thu mình vào góc phòng, nằm xuống nền xi-măng, đầu gối lên bồng bột, trăm ngàn dấu hỏi lần lượt hiện ra trong đầu, tôi chịu thua, không hiểu tại sao mình bị bắt, khẩn cấp giữa đêm khuya.  Thân phận người lính chế độ cũ bị cộng sản ngược đải còn thua một con vật. Mua một con chó để làm mồi nhậu, ngã giá xong mới bắt con mồi dẩn đi, còn chúng tôi vui buồn gì công an muốn bắt chỉ mang còng đến bắt thôi!

Từ nhà tù lớn cho toàn dân miền Nam, những ngày lễ lớn, kỷ niệm chiến thắng, sinh nhựt lảnh tụ, họ đem cất chúng tôi vào phòng giam- nhà tù nhỏ. Trước khi thiếp đi, tôi còn nghe rõ tiếng hô dõng dạc: 
-"Tất cả vào hàng ! Phắt.. Tư lịnh đến ! Khai quân hiệu!...Bế quân hiệu ! "

Và giờ nầy, bên kia nửa vòng trái đất là ban ngày, các cấp lảnh đạo chỉ huy của tôi chắc đang rót những chai rượu đắt tiền vào ly cạn, bên tiếng nhạc lời ca ! mĩm cười vui sướng vì cả gia đình an toàn lên máy bay với hành lý là những va li đầy vàng, đô la và vật dụng đắt tiền… Ai công hầu ai khanh tướng, giờ mình ta đau thương.

Giấc ngũ chập chờn kéo dài được bao lâu không biết, tôi choàng ngồi dậy khi nghe tiếng người quát lớn: 
- Anh kia, lên làm việc.

Tôi bị dẩn đi theo một hành lang ngắn, bước vào phòng có bảng ghi trên khung cửa: "Phòng Chấp Pháp". Vừa ra lịnh ngồi xuống ghế, tên Thượng úy công an hất hàm hỏi tôi 
- Anh mang túi gì đó?

- Quần áo lao động, thuốc uống và đồ vệ sinh cá nhân.

- Bộ anh biết sắp bị bắt sao mà chuẩn bị kỹ càng thế?

Tôi cười héo hắt: 
- Dạ ! trong năm, nhiều lần bị tập trung nên sẳn sàng như vậy. Anh em chế độ cũ chúng tôi ai cũng có cùng tâm trạng như thế!

Bật lửa đốt thuốc, ngữa mặt nhả khói lên trần nhà, tên Thượng úy hỏi tôi: 
- Anh biết anh bị bắt về tội gì không?

Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn: 
- Qủa tình tôi vô cùng ngạc nhiên, tại sao công an huyện lai bắt tôi ?

Tên hỏi cung mặt hầm hầm, xô ghế đứng phắt dậy, đập tay mạnh xuống bàn: 
- Anh đừng đóng kịch nữa! Anh và tên Phong đã giết đồng chí Mười Thụ! Bắt được tên Phong hắn khai anh là đồng lõa của hắn. Đã đi cải tạo, anh biết rõ đường lối khoan hồng của đảng. Anh thành thật khai báo sẽ được khoan hồng.

Tôi không nao núng: 
- Cả tuần nay tôi không rời khỏi nhà, tôi đâu biết ông Mười Thụ là ai? Tôi có thù oán gì đến đổi phải giết ông Mười Thụ! Xin cán bộ cho tôi gặp anh Phong để đối chất.

- Được rồi! Có bằng chứng rõ ràng, anh đừng trách chúng tôi nặng tay với anh nhé!

Tôi bị biệt giam suốt một tuần ở Công an huyện, không được thăm nuôi và tiếp xúc với bất cứ ai. Mỗi đêm công an đánh thức tôi dậy, đi làm việc, hỏi cung, cật vấn đủ điều. Tôi khai quen biết anh Phong ở trại cải tạo Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai do Phong còn độc thân, ba Phong bị đau bao tử nặng nên gửi đồ thăm nuôi nhờ vợ tôi mang giùm vào trại trao đồ tiếp tế cho Phong.  Chúng tôi quen biết nhau như thế. Trước năm 75 Phong là sỉ quan biệt kích dù, còn tôi phục vụ ở tiểu khu không hề quen biết nhau. Thỉnh thoãng đi chợ Phong có chạy lên thăm tôi, chúng tôi có nhậu với nhau đôi lần.  Cách đây một tháng Phong cho biết sắp đi xa, làm nghề bốc vác đã làm Phong khạc ra máu.

Tôi làm tờ khai trên mười lần và lần nào tôi cũng không quên câu kết: 
- " Nếu sau nầy cách mạng khám phá ra tôi gian dối hoặc đồng lõa trong vụ giết ông Mười Thụ tôi xin chịu tử hình". 
Họ thả tôi về và thông báo từ nay tôi không được rời khỏi nhà bất cứ ngày đêm, khi công an cần làm việc tôi phải có mặt ngay, họ bắt tôi ký tên và lăn tay.

Sau đó ngưòi biết chuyện tường thuật vụ án lại cho tôi biết: Mười Thụ, trưởng ban tổ chức Tỉnh Ủy, do học liên xô, đổ bằng tiếùn sỉ, học vị mà một giáo sư tên tuổi phát biểu: 
"Chỉ cần dắt một con trâu sang Liên xô, hai năm sau chúng ta sẽ dắt về một Phó tiến sỉ"

Mười Thụ được chánh quyền cấp cho một ngôi nhà nền đúc tới ngực, tịch thu của gia đình địa chủ. Đêm xảy ra án mạng, Mười Thụ ở nhà một mình, hung thủ đâm và rọc bụng, ruột gan Mười Thụ tuôn ra đất, đầu Mười Thụ bị xởn một mớ tóc, hung thủ đào dưới góc cột lấy của cải vàng bạc nhiều lắm.

Công an tỉnh phối hợp với công an huyện nghiên cứu điều tra hiện trường. Họ khám xét chuồng trâu, Phong biệt tích, đặc biệt trên bàn thờ ba Phong, ảnh đã được mang đi, một dỉa đựng mãng tóc của Mười Thụ và trên lư hương bằng lon sửa bò, dấu tro nhang đốt còn mới tinh.  Công an tỉnh kết luận thủ phạm giết Mười Thụ là Phong tên biệt kích ác ôn, mang nhiều nợ máu với cách mạng.

Lịnh truy nả kèm theo ảnh của Phong được thông báo toàn quốc. Có kẻ xấu miệng nói rằng: "Sở dỉ công an truy nả thủ phạm khẩn trương như vậy, một phần vì Mười Thụ Phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng ban tổ chức đảng… Nhưng phần tối quan trọng là hung thủ đã đào và mang đi một ô rất lớn chứa nhiều nử trang gồm: vàng, cẩm thạch, kim cương.. đọc xong biên bản dàn Tỉnh ủy có nhiều đồng chí chảy nước bọt".

Thời gian qua đi, vụ án Mười Thụ cũng đi vào lảng quên vì người dân " chạy ăn từng bửa toát mồ hôi" còn thời gian rãnh rỗi đâu mà nghĩ với ngợi.
 
Đầu năm 91, tôi lên công an huyện chứng hồ sơ cho cả gia đình đi diện H.O. sang Hoa kỳ. Sau khi trao xấp hồ sơ ký xong, chánh văn phòng công an huyện nói với tôi:

- Sau nầy phá được án đồng chí Mười Thụ, nếu anh có dính líu, nhà nước ta sẽ bảo Mỹ dẩn độ anh về đây để truy tố anh ra tòa án nhân dân, anh liệu hồn đấy!

Tôi cúi nhìn xuống chân mình để dấu nụ cười, ngước lên nhìn tên cán ngố tôi trả lời từ tốn: 
- Thưa cán bộ, trong trại cải tạo chúng tôi học thuộc nằm lòng: " Với sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, đảng và nhà nước ta là lương tri của lòai người, chủ nghĩa Mac-Lê bách chiến bách thắng, sẽ giải phóng luôn cả nước Mỹ, sẽ đưa thế giới đến đại đồng.  Đưa gia đình sang Mỹ, tôi sẽ cố gắng lo cho con cái học hành đỗ đạt. Nếu nước Mỹ chưa được cách mạng giải phóng, tôi sẽ dẩn con cái tôi về xây dựng Xã Hội chủ nghĩa ưu việt"

Tên công an chánh văn phòng tỏ vẽ hài lòng, tươi cười bắt tay tôi: 
- Hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau ở Hoa kỳ!

Ôm mớ hồ sơ ra tới cỗng, khát nước, khô môi, tôi cố đánh lưỡi phun một mớ nước bọt xuống đất.
 
Thời gian trôi đi, đúng là bóng câu qua cửa sổ, gia đình tôi sang Mỹ mới đó đã mười bốn năm rồi. Chuyện ở Mỹ là chuyện dài, biết rồi, khổ quá nói mãi. Vậy tôi không còn ca bài ca con cá sống vì nước nữa đâu.

Chiều thứ bảy, mang tờ báo mới ra ngồi băng cây trước nhà, mặt trời ngã về tây, thế đất cao gió mát, hoa tulip nở rộ, đưá con gái mang ra cho tôi ly cam vắt, tôi đọc báo khi chiều xuống chầm chậm êm đềm.  Một chiếc taxi màu vàng đỗ trước nhà, người đàn ông tay xách va li bước xuống, ta vẩy, cười tươi mừng rỡ với tôi: 
- Đại ca khỏe không ?

Tôi gở kiếng, nheo mắt nhìn, chợt la lớn: 
- Ồ ! Phong đó hả? Trời ơi ngọn gió nào đưa Phong đến đây?

Tôi bước ra, Phong đặt va li xuống đất, chạy đén ôm tôi: 
- Mừng gặp lại anh ! Hai mươi mấy năm rồi còn gì !

Chúng tôi vào nhà, tôi nêu thắc mắc: 
- Sao chú biết anh ở Tiểu Bang nầy, tìm đến hay vậy?

Phong vổ nhẹ vào vai tôi: 
- Tháng rồi anh có lên Seattle ra mắt sách phải không? Bạn em có dự và mua gởi cho em. Ngạc nhiên và vui mừng vô cùng khi thấy hình và địa chỉ của anh in sau bìa sách, Em ở thành phố Buffalo Tiêủ Bang New York, đến thăm anh chị không báo trước , tạo bất ngờ để anh chị ngạc nhiên chơi.

Nhà tôi từ sau bếp bước ra ngạc nhiên và hân hoan chào Phong. Tắm xong, tôi và Phong ngồi vào bàn ăn . 
Dỉa thịt gà xé phai trộn bắp chuối và tô cháo bốc khói thơm lừng. Nhà tôi cầm chén định múc cháo, Phong ngăn lại và nói:

- Cám ơn chị! Em chỉ ăn gỏi và uống bia, từ ngày ba em mất, em không bao giờ ăn cháo nhất là cháo có nêm tiêu. Hốp một ngụm bia, Phong tiếp:

- Hôm nay, hai anh chị là người thân duy nhứt, em kể tình cảnh đau thương của gia đình em.

Em là cháu ngoại của Ông Hội Đồng Cang, má em mất sớm, ba em cai quản của hương quả gồm: một nhà năm gian to, nền đúc tới ngực và mấy chục mẫu vườn ruộng.  Sau năm 75 Cộng sản cưởng chiếm miền Nam, em đi tù cải tạo, chánh quyền địa phương tịch thu hết đất đai, ba em chỉ còn ngôi nhà.

Ba năm sau, họ đuổi ba em ra mình không vì hai tội: gia đình địa chủ bốc lột ; con trai là sỉ quan biệt kích dù ác ôn, gay nhiều tổn thất và nợ máu với quân giải phóng.

Nhà họ cấp cho Mười Thụ, Phó bí thư Tỉnh ủy, kiêm trưởng ban tổ chức đảng. Ông nội Mười Thụ là phu xe kéo cho ông ngoại em. Sau nhiều lần van xin ba em được cho lại cái chuồng trâu cột mù u ngoài mé ruộng, cách nhà thờ giòng họ ba trăm thước.. Ba em đã lớn tuổi sức khỏe yếu kém và sống trong nghèo túng. Ngày nọ nhận được thơ em từ trại cải tạo Xuyên Mộc gởi về xin tiếp tế đồø ăn và thuốc uống.

Thương con, đường cùng liều mạng nửa đêm khoét vách vào nhà Mười Thụ chiếm đoạt, định vào đào dưới chân cột trước bàn thờ lấy đi ô vàng, cẩm thạch, hột xoàng… gồm của cải giòng họ và đồ sính lễ của mẹ em.  Hành động của ba em giữa đêm khuya cũng như Doctor Jivago của văn hào Boris Pasternak bò ra cưa hàng rào cây nhà ông nội để lấy củi đun nước sôi đở đẻ cho vợ mình, nếu vệ binh phát hiện sẽ bắn chết vì tội : "Tôi ăn cắp của tôi"

Ngoài dự đoán của ba tôi, Mười Thụ cuối tuần mới về, ở nhà chỉ có vợ hắn và ba đứa con nhỏ. Nhưng khi ba tôi luồn vào, vừa định đứng dậy thì một họng súng K.54 lạnh ngắt ví vào màng tang và ánh đèn pin chiếu vào mặt.  Mười Thụ trói ba tôi, bảo đi lại bàn tròn và ngồi xuống ghế, hai tay bị thúc ké sau lưng.  Mười Thụ nhai từng tiếng: 
- Mầy khoét vách vào nhà tao(sic) định làm gì?

Ba tôi rung giọng: 
- Thưa ông Mười, khổ quá không có tiền định vào nhà xin lại bộ lư đồng, đem bán có chút đỉnh đi thăm nuôi con.

Mười Thụ nghiến răng: 
- Thăm cái thằng biệt kích ác ôn đó phải không? Cái ngử đó sẽ chết rục xương trong tù, không có ngàu về đâu.  Thứ quân đầy nợ máu phản cách mạng.

Quay ra sau, Mười Thụ ra lịnh cho vợ, đang ngạc nhiên đứng nhìn ba tôi bị trói: 
- Bà nấu cho tôi tô cháo nêm hành và quậy hột gà vào nhanh lên.

Mười Thụ hằn hộc chỉ vào mặt và chữi ba tôi là thứ xấu xa, bốc lột nhân dân lao động, ngồi nhà mát ăn bát vàng, lười lao động, gặp khó khăn chỉ biết ăn trộm mà thôi! Lủ người chúng bây chỉ sống chật đất.  Vợ Mười Thụ bưng tô cháo bốc khói lên, Mười Thụ bảo đâm tiêu thêm vào và mang ra cho y cái kéo.  Mười Thụ chồm qua bàn, dùng kéo xởn một nắm tóc trên đầu ba tôi và cắt từng đoạn ngắn, dùng muỗng trộn lên đều cho tóc hoà trong cháo.  Nhìn thẳng vào mặt ba tôi, Mười Thụ nói: 
- Tao cho mầy chọn:  Một, tao giao mầy cho công an với tội danh đêm khuya mầy định vào nhà ám sát tao.  Hai, mầy ăn hết tô cháo nầy tao sẽ thả mầy và không cho ai biết về việc trộm đạo của mầy cả.

Ba tôi suy nghĩ thật lâu, nhục nhã vì bị xởn đầu, nếu biết mình ăn trộm thì tội cho giòng họ lắm! Ba tôi quyết định ăn tô cháo.  Mười Thụ cởi trói cho ba tôi với nụ cười nham hiểm trên môi. Ăn xong tô cháo, Mười Thụ mở cửa cho ba tôi ra về. Trời vừa sáng hôm sau ba tôi cạo đầu.

Phong ngừng kể, đưa tay lên lau nước mắt, vợ chồng tôi ngồi lặng thinh, không tìm được lời nào chia xẻ cùng Phong. Uống một hơi cạn lon bia, Phong tiếp tục kể: 
- Tuần lễ sau, ba tôi ngã bịnh, sốt cao và trong bao tử như có hằng vain con kiến lửa đang cắn, bụng đói, ăn vào càng đau thêm. Thuốc nam, thuốc gia truyền, xuyên tâm liên đã làm ba tôi kiệt sức.

- Đau quằn quại và túng thiếu trăm bề, vay mượn những tá điền cũ. Lần nào thăm nuôi ba tôi cũng cố gắng gởi đồ tiếp tế nhờ chị mang lên trại giùm.

- Ngày tôi được thả, ba tôi như bộ xương khô, hai hố mắt sâu quắm. Tôi vay tiền chở ba tôi đi bịnh viện, soi X. quang. Bác sỉ cho biết toàn thể mặt dạ dày bị nhiều cọng tóc đâm vào bưng mủ thành ghẻ như vỏ mít. Mấy năm nay ba tôi đau đớn vô cùng, suốt ngày đêm chỉ ăn cháo loãng cầm hơi.

- Một buổi chiều, mặt trời vừa lặn, tôi đang đốt đèn, giọng khào khào ba tôi tôi bảo tôi ngồi xuống chiếc giường tre, ra dấu đở ông ngồi dậy, thều thào, ông nói:

- Con phải trả thù cho ba!

Sau khi kể hết đầu đuôi câu chuyện bị Mười Thụ bắt ăn hết tô cháo và nói rõ cây cột bên trái sát bàn thờ nhìn ra sân có chôn một ô lớn vòng vàng, cẩm thạch, kim cương.. Nói xong ba tôi mệt lắm, chồm ra mép giường ói một vũng máu và tắt thở trên tay tôi.

- Chôn cất ba tôi xong, mộ nằm trên nền chuồng trâu, tôi ra chợ huyện vào kho lúa xin một chân bốc vác. Thỉnh thoãng về thăm nhà, đốt nhang trên mộ cho ba tôi.

- Vợ chồng Mười Thụ than phiền tôi thường vắng nhà, phía sau ruộng không có người nên kẻ gian thường dùng chài lưới bắt nhiều cá vồ.

Lần nào về thăm nhà tôi đều mua bánh kẹo cho mấy đứa nhỏ, đồng thời tôi kiếm chuyện lân la đẻ biét đường đi nước bước của Mười Thụ.  Tình cờ được vợ Mười Thụ cho biết ngày mùng hai, y thị và mấy đứa nhỏ về đám giỗ bên ngoại, ba bưả mới về. Mười Thụ về giữ nhà một mình.  Khuya hôm đó, sau khi vợ con Mười Thụ xuống đò đi rồi, Phong lên gỏ cửa nói lớn cho Mười Thụ biếùt đã bắt được hai thằng chày trộm cá vồ, đang cột chúng ngoài gốc so đủa dưới triền ruộng.

Tiếng Mười Thụ hưng phấn từ trong nhàvọng ra: - 
- Tụi bây kể như chết mẹ với tao rồi!

Mười Thụ tay bưng đèn dầu, tay xô cánh cửa cái vừa mở. Nhanh như sóc, tôi thọt cây mác vào bụng dưới Mười Thụ, dùng hết sức bình sanh hai tay câu cây mác, Mười Thụ hỏng giò, bụng xé một đường dài, ruột gan tuôn hết ra ngoài. Sau khi kêu được mấy tiếng hộc ..hộc … hộc như con heo bị thọc huyết.  Tôi đạp Mười Thụ té xuống và đâm tiếp mấy nhát vào tim, máu ra lai láng thành vũng dưới nền nhà. Xong đời một tên cộng sản gian ác, tập kết mang về từ mạn ngược, trung du ..Bắc Việt, lối giết người dai dẳng, đau đớn, tàn bạo mà hung thủ chẳng tội tình gì ! 
Tôi xởn một mớ tóc Mười Thụ bỏ vào túi quần, đào lấy ra từ chân cột một ô vàng nặng gồm nhiều lượng vàng… dây chuyền, kiềng, nhiều vòng đeo tay nạm cẩm thạch và kim cương. Tôi chạy nhanh về nhà để mớ tóc Mười Thụ vào trong diả, đặt trên bàn thờ ba tôi, đốt nhang và khấn vái: 
–Thưa ba, con đã trả được thù cho ba rồi, xin ba phò hộ cho con vượt biên suông sẽ.

Tôi lấy hình ba tôi xuống hôn, nhét vội vào ba lô cùng mớ quần áo và ô vàng. Tôi băng đường ruộng rời khỏi nhà giữa đêm khuya.  Nâng lon bia lên, tay trái vổ nhẹ vào vai Phong tôi nói trong xúc động 
- Anh chị thành thật chia buồn trước thãm cảnh gia đình chú, tội nghiệp bác trai quá đi thôi!

Anh xin kể tiếp những sự việc liên quan đến sau đêm Mười Thụ bị giết. 
Tôi kể cho Phong nghe công an huyện bắt giam tôi một tuần lễ để điều tra như tôi đã kể đầu câu chuyện. 
Nghe xong, Phong từ tốn nói: 
- Lúc ở tù , chị gian nan gồng gánh mang đồ tiếp tế thăm nuôi giùm em, lúc em giết kẻ thù, anh chị bị liên can ở tù cả tuần! Thật em có lỗi và mang ơn anh chị nhiều quá!

Dùng cơm xong, rót cho Phong tách trà và Phong kể tiếp 
- Trưa hôm đó, em qua tới Cần Thơ bán một lượng vàng, em trả tiền hào phóng để xuống ghe của hai vợ chồng trẻ lên biển Hồ mua cá làm mắm. Sang đến Campuchia em tốn hai lượng vàng để trốn dưới hầm tàu buôn đến Thái Lan. Cảnh sát Thái dưa em vào trại tập trung. Sáu tháng sau em được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, em còn đầy đủ giấy tờ cùng hình ảnh nhảy toán với cố vấn Mỹ, do ba em chôn dấu. Phái đoàn chấp thuận cho định cư ở My, em ở thành phố Buffalo Tiểu Bang New York, vẫn còn độc thân, cu ky một mình.

Nhân dịp nầy, em mời anh chị cùng các cháu mùa hè nầy sang chơi một chuyến, từ nhà đến thác Niagara chỉ một giờ lái xe. Anh chị giúp em làm cử chỉ đẹp để đền ơn đáp nghiã với anh chị coi ! 
- Vợ chồng tôi hứa sẽ sang thăm chú.

Phong ở chơi với gia đình chúng tôi ba ngày, hôm đưa Phong ra sân bay, bắt tay chúc chúc gia đình tôi nhiều may mắn và phát đạt, với ánh mắt long lanh Phong nói: 
- Anh xem cộng sản tàn ác đối với nhân dân miền Nam mình như thế nào? Tù đày, kinh tế mới rừng thiêng nước độc, cướp ruộng vườn, nhà cửa. Mở chiến tranh sang Campuchia biết bao thanh niên chết, cụt chăn tàn phế… Và chỉ với một tô cháo trộn tóc no đủ làm gia đình em lụi tàn luôn. Ba em chắc đã ngậm cười nơi chin suối khi em đã trả được thù chop ông. Cộng sản nếu bắt được, chắc chúng nó sẽ bằm xác em cho vịt ăn lắm.  Bắt tay tôi lần nữa, Phong quay long bước nhanh vào cầu thang máy bay.
 
Trên đường lái xe một mình trở về nhà, hình dung hằng van đoạn tóc ngắn đâm vào bao tử ba Phong, đớn đau tột cùng ! Bổng dưng tôi rùng mình và nhớ đến câu nói của một triết gia: 
" Hai con lừa chữi nhau, nếu ta nghe được tiếng lừa. Câu thậm te nhứt của con lừa nầy chưĩ con lừa kia là: " Mầy là đồ người"!
 
Chiều xuống thật nhanh, xa lộ đã lên đèn sáng trắng như một dòng sông, chảy miết về phía trời xa…
 
Trích trong tập truyện Đêm Lạc Đạo 
Của nhà văn Tường Lam

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Gạt Tiền Chùa
 
Thích Huyền Diệu
 
Mỗi lúc nhàn rỗi tôi và thầy U. Nyaneinda, trụ trì chùa Miến điện thường ngồi chung cùng uống trà nói nhiều chuyện, trong đó có những chuyện về nhân quả đời này. Thầy và tôi có nhiều điểm giống nhau nên rất thân, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm không giống nhưng chúng tôi biết hòa đồng nhân nhượng tôn kính lẫn nhau, nên mọi việc điều tốt đẹp. Chúng tôi đều đồng ý quan điểm bà con xa không bằng láng giềng gần, nên rất lưu tâm giúp đỡ những người sống gần chùa.
 
Gần chùa có một gia đình biết chùa cũng gần 20 năm nên thầy cả rất tin tưởng và thương quý, đó là gia đình anh Yadaw Kuma. Anh là người thường xuyên giúp đỡ cho chùa mỗi khi có việc cần. Một hôm anh chạy qua chùa Miến điện (tôi cũng có mặt ở đó) anh ta xin mượn thầy cả 40 ngàn rupees để mua 2 con bò sữa kiếm tiền nuôi con ăn học. Anh năn nỉ Thầy cả để mượn tiền và hứa sẽ hoàn trả đầy đủ trong vòng 6 tháng. 
 
Những năm 1985, 40 ngàn rupees là tương đối lớn, bằng 1 năm thu nhập của những người lao động trung bình. Anh Yadaw Kuma ngày nào cũng qua chùa năn nỉ Thầy cả mượn tiền để lo cho gia đình và công việc. 
 
Trước tình cảnh thương tâm và nhiều ngày năn nỉ như vậy cuối cùng Thầy cả cũng xiêu lòng, Thầy lấy tiền chùa và đi mượn các chỗ khác cho đủ 40 ngàn rupees để cho anh ta mượn. Ngày cho anh Yadaw Kuma mượn tiền, Thầy có cho mời tôi qua uống trà và có lẽ cũng để làm chứng việc thầy cho anh mượn tiền. 
 
Khi thầy đưa tiền cho anh có sự hiện diện của tôi, Thầy nói đi nói lại nhiều lần đây là tiền chùa, tiền linh thiêng, tiền của những tấm lòng thành tâm cúng dường tam bảo, Thầy nói đúng ra thầy không có quyền lấy tiền cho anh mượn, nhưng vì thương hoàn cảnh của anh đang khó khăn nên giúp đỡ. 
 
Thầy đề nghị anh nên cố gắng trả lại cho chùa càng sớm càng tốt, chậm nhất là 6 tháng. Anh ta trả lời chắc nịch: “Nhất định con sẽ trả lại cho Thầy đúng kỳ hẹn, thầy đừng lo!”. Nói xong anh cầm số tiền lạy tạ Thầy cả 3 lạy với vẻ mặt mừng khó tả, rồi anh ta quay sang tôi xá lia lịa nói cảm ơn, cảm ơn. 
 
Không phải tiền của tôi mà anh ta cảm ơn ríu rít như vậy tôi lấy làm ngạc nhiên, sau này tôi mới hiểu anh ta tưởng tôi có cho Thầy cả mượn một số tiền nhưng thật ra tôi không có cho thầy mượn đồng nào cả, mà tôi chỉ là người có mặt để chứng kiến anh mượn tiền Thầy cả thôi.
 
Thời gian 6 tháng trôi qua khá nhanh Thầy cả có nhắc anh trả tiền phần nào để xây dựng chùa nhưng anh cứ tìm cách trì hoãn. Vài ngày vài tuần vẫn không thấy anh trả, từ đó anh ít lui tới chùa vì sợ Thầy cả đòi tiền. Thế là một hôm nhân có sự hiện diện của tôi cùng uống trà ăn bánh ngọt mới từ Miến Điện gởi qua, Thầy nhờ chú thị giả qua mời anh Yadaw Kuma qua cùng uống trà ăn bánh. 
 
Khi anh ta qua thấy chúng tôi vui vẻ uống trà với nhau thì anh bỗng dưng òa lên khóc nức nở và nói vợ con đang đau nặng mà không đủ tiền đưa vợ đi nhà thương. Gặp cảnh thương đau như vậy tôi và thầy cả còn an ủi anh rồi mọi người mỗi người một ít đóng góp để anh kịp đưa vợ đi nhà thương. 
 
Vài hôm sau tôi gặp mấy người hàng xóm để hỏi thăm về bệnh tình của vợ anh ở nhà thương ra sao, mới vỡ lẽ là vợ anh ta không có bệnh đau gì cả, chị ta rất khỏe mạnh ở nhà cùng mấy đứa con lấy sữa bò bán kiếm tiền. 
 
Tôi thấy hơi ngạc nhiên và đem chuyện này nói lại cho Thầy cả biết trong một buổi uống trà nhàn rỗi. Thầy cả nghe xong có vẻ trầm ngâm và linh tính có gì đó không tốt xảy ra. 
 
Thầy nói với tôi: “Có lẽ thằng Yadaw Kuma đã gạt lấy số tiền mà cách đây mấy tháng mình cho nó mượn. Mình thấy nó khó khăn nghèo khổ nên mượn giúp nó, nhưng tôi có cảm tưởng số tiền mình cho mượn và tấm lòng tốt của những người khác sẽ mất”. 
 
Tôi thấy Thầy nói với giọng trầm trầm và buồn buồn nên tôi vội an ủi: “Chắc thằng Yadaw Kuma đang gặp khó khăn nên chưa trả được thôi”, tôi nói với thầy vẫn còn hi vọng.  
 
Nhưng Thầy nói tiếp: “Mình vì thương người mà bị nạn”.
 
Sau đó khoảng một tuần lễ, nhân có lễ hội lớn tại Bồ Đề Đạo Tràng nhiều người đến dự trong đó có những nhân vật nổi tiếng của tiểu bang Bihar và địa phương, có lẽ Thầy cả cũng nhân cơ hội này chính thức đòi tiền lại cho dễ hơn chăng? 
 
Đúng như tôi đã nghĩ, khi lễ gần xong mọi người ra về khá nhiều, chỉ còn vài nhân vật thân với Thầy cả cùng ngồi với tôi uống trà, bất chợt thầy thấy hai vợ chồng Yadaw Kuma đi qua, thầy cũng mời lại ngồi uống trà thế là Yadaw Kuma cùng ngồi vào bàn uống trà và anh ta mở miệng khen năm nay lễ hội tổ chức rất lớn và rất vui, lại có những nhân vật cấp cao đến dự. 
 
Anh cũng tán thưởng khen các nhân vật VIP cùng ngồi uống trà ăn bánh. Mọi người cùng ngồi uống trà trò chuyện thì Thầy cả bất chợt nói với Yadaw Kuma nên trả lại phần nào số tiền cho chùa, để có mà sửa chữa một số nơi đang xuống cấp và hư nát. 
 
Khi thầy hỏi Yadaw Kuma một cách nhẹ nhàng và khiêm tốn thì anh liền hứ một cái thật lớn làm mọi người giựt mình để ý ngay, Yadaw Kuma lại hứ lên một cái nữa rồi nói một cách rất tự nhiên: 
 
“Con đã trả tiền cho Thầy hết rồi mà sao thầy còn đòi nữa? Có thể mấy hôm trước Thầy bị bệnh nên trí nhớ bị quên chăng? Con đã trả tiền thầy ngay tại chỗ thầy đang ngồi đó”. 
 
Tôi thấy Thầy cả có vẻ ngạc nhiên sửng sốt trước những lời tự nhiên của Yadaw Kuma, nhưng thầy vẫn bình tĩnh nói: 
 
“Vậy sao, vậy sao!” rồi Thầy tiếp: “Nếu anh đã trả tiền cho chùa rồi thì anh hãy đứng dậy đưa tay lên trời nói đi nói lại 3 lần: tôi đã trả tiền chùa rồi.” 
 
Thầy vừa nói xong Yadaw Kuma đứng dậy làm ngay. “Con đã trả tiền cho Thầy đầy đủ rồi!” Anh nói đi nói lại 5 lần chứ không phải 3 lần như Thầy cả yêu cầu.
 
Tôi ngồi đó đếm rất kỹ bằng tiếng Hindi. Ai cũng phì cười vì giọng tiếng Hindi của tôi mang chưa đủ mùi cà ri nị, người nghe biết ngay là không phải dân Ấn Độ chính gốc. Tôi đếm rất nghiêm túc, tôi thấy anh Yadaw Kuma một tay đưa lên trời một tay đưa sau lưng mà nói. Nói xong anh ngồi xuống rót trà uống một cách tự nhiên, cách tự nhiên ấy làm mọi người rất tin tưởng vào lời hứa của anh mà chỉ riêng có Thầy cả và tôi biết sự thật mà thôi.
 
Sau đó Yadaw Kuma và mọi người điều ra về hết chỉ còn 2 chúng tôi ngồi lại uống trà trong bóng đêm với ngọn lửa bập bùng. Thầy cả và tôi ngồi yên lặng một khoảng hơi lâu không nói gì hết, màn đêm từ từ buông xuống, sương cũng bắt đầu dày đặc. Tôi thì nghĩ ngợi lung tung và tận sâu trong tâm hồn tôi thấy rất buồn cho nhân thế! 
 
Tôi nghĩ một người có đầy đủ đức độ như Thầy cả vậy mà họ vẫn nhẫn tâm đi lừa gạt Thầy, thật bất nhân và vô lương tâm! Thầy cả cho Yadaw Kuma mượn tiền là để giúp nó những lúc khó khăn chứ có ăn tiền lời đồng nào đâu, sao Yadaw Kuma có thể làm phiền một vị chân tu như vậy? 
 
Thầy cả vẫn trầm ngâm không nói, Thầy suy nghĩ về lời nói của Yadaw Kuma đã hứa “con đã trả tiền cho thầy rồi”!  Ánh lửa bập bùng thỉnh thoảng lại nhỏ rồi to, tôi thấy nét mặt của thầy buồn buồn, tôi cũng buồn theo, sự lặng thinh vẫn tiếp diễn ánh lửa khi mờ khi lu tạo thêm vẻ thê lương của cuộc đời nhiều đen bạc, của sự vô ơn bạc nghĩa…
 
Đêm về khuya, trời càng lạnh, ngọn lửa cháy đỏ từ hồi chiều tới giờ cũng gần tàn, tôi muốn kết thúc buổi gặp gỡ đầy kỉ niệm và nhiều ấn tượng buồn này và cũng muốn làm vơi bớt nỗi buồn của người bạn thân: 
 
“Thôi chúng ta không nên buồn vì chuyện Yadaw Kuma lừa gạt lấy tiền chùa. Nếu kiếp trước mình gạt nó bây giờ nó gạt lại là huề. Còn không nó sẽ trả quả báo rất sớm”. 
 
Thầy thốt lời rất nhanh: “Tôi đồng ý quan điểm đó!” 
 
Thế là tôi chia tay Thầy để về còn tụng kinh niệm Phật, sáng mai còn làm việc khác. 
 
Mấy ngày sau, khi gặp lại Thầy, Thầy vẫn nhắc lại việc Yadaw Kuma gạt tiền chùa mà còn dám thề thốt một cách tỉnh bơ. Thầy nói nhưng vẻ mặt thật buồn và rất thất vọng cho nhân thế! 
 
Tôi biết thầy đang buồn nên vội khuyên: thầy nên quên chuyện đó đi để tâm hồn thoải mái mà lo những việc khác ý nghĩa hơn, thầy cứ yên tâm sự thật trước sau rồi cũng tỏ bày, Yadaw Kuma thế nào cũng trả quả báo thật sớm, vì đây là chỗ linh địa, tôi đã chứng kiến nhiều việc hiển linh! 
 
Thầy nghe tôi nói vậy, thế là thầy cười vui vẻ, hứa với tôi không nhắc đến việc của Yadaw Kuma nữa. 
 
Khoảng một tuần sau trời mờ mờ chưa sáng, ngoài sân sương mù còn dày đặc, thế mà thầy đến gõ cửa phòng tôi mời qua uống trà. Tôi hơi ngạc nhiên vì tôi với thầy thường hay ngồi uống trà khi hoàng hôn gần xuống, sao hôm nay lại được mời uống trà trong buổi sáng tinh sương. Tôi nói để tôi lạy Phật xong sẽ qua, tôi sang đến nơi thì đã thấy thầy có mặt tự bao giờ.
 
Thầy vui vẻ mời tôi ngồi xuống và nói hôm nay tôi có trà rất ngon mới từ Miến Điện gửi sang nên mời thầy qua thưởng thức. Tôi uống được khoảng hai tách thì thầy hỏi tôi có biết tin tức gì mới không. Thầy hỏi với vẻ mặt nghiêm trang đặc biệt. Tôi hỏi lại thầy có chuyện gì lạ phải không. Thầy bảo những lời tôi nói hôm trước linh thiêng lắm. Tôi hỏi lại có chuyện gì mà linh thiêng? 
 
Thầy từ từ kể lại trong sự xúc động: 
 
Tối qua anh Babulan, người làm công cho chùa Miến Điện đến báo tin vợ Yadaw Kuma không biết sao mà đau dữ dội, Yadaw Kuma phải gọi xe cứu thương chở vợ đi gấp để cấp cứu, khi vợ đến bệnh viện tạm ổn, Yadaw Kuma cho xe quay về nhà để lấy đồ ấm và một số đồ dùng cho vợ vì mùa đông ở xứ Ấn độ khá lạnh, khi về đến nhà thì tự nhiên 2 con bò và 1 con trâu trong đàn gia súc lăng ra chết cách đó chỉ vài chục phút. 
 
Yadaw Kuma hốt hoảng khóc lóc thảm thiết, làng xóm xung quanh chạy tới xem, trong đó có Babulan. Nhờ vậy mới có tin tức báo cho thầy biết, tuy rất đau đớn khổ sở nhưng Yadaw Kuma vẫn cố giữ bình tỉnh để lấy đồ cho vợ là chị Devi Kumari đang nằm trong phòng hấp hối. 
 
Nhưng hỡi ôi! Anh vừa đem đồ ấm tới nhà thương thì bác sĩ đã báo tin vợ anh đã chết trước khi anh đến chỉ có 5 phút. Theo nhiều người kể lại thì anh lăn ra đất tại bệnh viện mà khóc la thê thảm. 
 
Anh ôm xác vợ đưa về nhà mai táng vì theo truyền thống Ấn Độ không được để lâu. Anh cùng gia đình làng xóm đưa vợ anh đi thiêu thì không bao lâu sau đó 2 con trâu khác và 4 con cừu trong số 10 con cũng lần lượt chết đi, do căn bệnh gì tới nay không ai biết được. 
 
Nghe tin anh vừa đưa vợ đi vừa khóc lóc thảm thương như đứa con nít 8 tuổi, chứng kiến cảnh ấy ai ai cũng xót thương cho Yadaw Kuma. Khi xác chị vợ thiêu xong, tro được rải xuống dòng sông Phănggu gần Gaya. 
 
Khi anh vừa về nhà thì 6 con cừu còn lại của anh cũng vừa mới chết khoảng 1 giờ trước. Dân chúng trong vùng đều bị chấn động, cứ nghĩ bệnh dịch đang bùng phát nên nhiều gia đình xóm Yadaw Kuma đã vội dọn đồ chạy đi nơi khác sinh sống.  
 
Nhưng sự thật không phải bệnh dịch, mà sự cố chỉ xuất hiện trong gia đình của Yadaw Kuma. Sau đó 3 ngày, con của anh Yadaw Kuma lấy xe của bố chạy ra đường, không biết thế nào mà xe chở đá chạy ngược chiều cán con anh văng từng mảnh, nhưng chiếc xe yêu quý của Yadaw Kuma thì còn nguyên vẹn. 
 
Khi xe được đem về làng mọi người bàn tán đủ thứ, không ai giải thích được tại sao có chuyện lạ như vậy. Người thì tan xác, xe lại không bị gì! Nghe mọi người kể lại cái chết kinh hoàng của con anh, anh không tin nhưng khi cảnh sát đến tận nhà báo tin thì anh mới bật ngửa. Lại một trận khóc xảy ra, nhưng lần này nước mắt không còn để chảy vì tất cả đã khóc hết nước mắt cho người vợ thân yêu và đàn gia súc của anh. 
 
Sau khi được cảnh sát báo tin anh cùng lên xe đi tới hiện trường thì anh mới tá hỏa như người mất hồn khi nhìn thấy đầu và tay của con, còn lại các phần khác thì văng tứ tung. Cái đầu máu mủ dính với bụi bặm nhìn rất thảm thương. Anh ôm đầu con vừa hôn vừa khóc thảm thiết. 
 
Còn anh tài xế chở đá khi gây tai nạn thấy cảnh khủng khiếp như vậy cũng hốt hoảng bỏ chạy,  nhưng bị dân chúng bắt được giao cho cảnh sát. Yadaw Kuma ôm đầu con gào khóc như người điên loạn. Cảnh sát và mọi người khuyên anh nên bình tĩnh để còn đi lượm thịt xương của con anh, sợ để lâu sẽ bị hôi thúi quạ và kênh kênh tới giành ăn là sẽ gây khó khăn cho dân làng! 
 
Gần một tiếng đồng hồ anh mới chịu nghe lời cảnh sát và mọi người khuyên. Sau đó anh cùng dân làng đi tìm những mảnh thịt con anh bị xe cán văng tứ phía, dân làng cũng tiếp tay với anh nhưng khi họ tìm thấy thịt hay xương của con anh họ la lên để anh tới nhặt, vì họ sợ xui xẻo nên không ai dám nhặt dùm, đó là tục lệ của vùng này. 
 
Nhờ vào mùa đông thời tiết lạnh nên việc tìm kiếm cũng khá dễ. Mất gần 4 giờ đồng hồ, nhưng mọi người tìm hoài vẫn không thấy cánh tay trái và cái chân phải đâu cả.  Có người bảo có lẽ khi con anh bị xe cán thân thể văng tứ tung nên những con chó trong làng thấy và tha đi đâu nên không sao tìm được. 
 
Yadaw Kuma bỏ thịt xương con vào cái thùng làm bằng tre, mướn xe định chở về sông Niranjara hỏa tán, nhưng anh lại quyết định đem xác con ra dòng sông Phanggu, nơi mà cách đây mấy ngày đã thiêu xác người vợ thân yêu của anh. 
 
Sau khi thiêu xong tro được các vị thầy tu rải xuống sông. Vị thầy tu Ấn Độ giáo bảo anh, anh đã làm gì ác lắm phải không, nên khi quăng tro con anh xuống dòng sông trong, tro có rất nhiều hình mặt kỳ dị hiện ra than khóc! Vị thầy tu Ấn Độ khuyên anh từ đây về sau nên làm việc lành lánh xa việc ác để cuộc sống sau này an vui hơn. 
 
Anh trả lời “Jiha Jiha” bằng tiếng Ấn Độ, có nghĩa là vâng vâng, và xá vị thầy người Ấn Độ kia lia lịa. 
 
Khi về đến nhà thì anh đã kiệt sức vì vợ chết, con chết, đàn trâu bò cũng chết anh chẳng còn gì nữa ngoài thằng con út mới 12 tuổi và căn nhà nhỏ nằm hiu quạnh hoang vắng. Từ đó anh trở nên như người điên dại không cần gì nữa, cũng chẳng thèm ăn uống đầy đủ như thời còn vợ. 
 
Thế là anh cứ mua đồ ăn ngoài đường, ngoài phố cùng với đứa con út ăn cho qua ngày đoạn tháng. Ăn hoài cũng chán, thằng con út năn nỉ anh nấu cơm ở nhà ăn, anh trả lời ba không biết nấu nếu con biết nấu, nấu cho ba ăn với.  
 
Dù không biết nấu nhưng khi nghe ba nói như vậy nó cũng xuống bếp thế là hai cha con lần đầu tiên được ăn cơm nhà từ khi vợ anh chết. Nấu được một thời gian không biết vì sao khi hai cha con cùng ngồi ăn cơm tự nhiên lại nằm lăn ra ngủ ngay bàn ăn ngon lành.
 
Rồi làng xóm phát hiện nhà anh bị cháy từ căn bếp, mọi người hốt hoảng vì sợ lan qua các nhà khác, khi họ kéo đến nhà anh thì vẫn thấy hai cha con vẫn ngủ ngon lành trong căn nhà đang cháy. 
 
Lửa bắt đầu lan sang căn phòng chính thì hai cha con bất chợt tỉnh dạy vội vã chạy ra ngoài, chỉ một lát sau nơi mà anh đã từng sống bên những người thân nay chỉ còn là đống tro tàn. Hai cha con ôm nhau mà khóc bên bờ ruộng thảm thiết. Không lấy được gì cả, vật mà duy nhất còn lại là cái quần đùi đang mặc trên người. 
 
Thật là vô thường! Thật là đau khổ cùng tận! Lừa gạt gom góp của người khác để làm của cho riêng mình, muốn mình và gia đình mình hưởng thụ mà không nghĩ đến luật quả báo trả vay. Kết cuộc phải lãnh một cái giá quá đắt cho chính hành động của mình. Trời cao có mắt, quả báo nhãn tiền. 
 
Chuyện này xảy ra gần chùa Miến Điện Bồ Đề Đạo Tràng. Còn nhiều chuyện nhân quả khác xảy ra nơi Đất Phật mà chúng tôi đã tận mắt thấy tai nghe, nếu có dịp tôi mong mỏi sẽ được thuận duyên kể tiếp.
 
Thích Huyền Diệu

Chú Cường gởi