Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
CHẤT SẦU TRONG THI VĂN VIỆT
 


Chất ”sầu” dường như đã ăn sâu vào tâm cảm của người Việt từ ngàn xưa và được thể hiện qua tiếng đàn bầu, một nhạc khí đặc thù của dân tộc ta phát ra những thanh âm nghe thật não nùng.  Thật ra nền văn học khắp thế giói đều ít nhiều chất chứa tình sầu.  Nhưng, tình sầu trong thi văn Việt đa dạng và kéo dài hơn.  Hầu như không có một nhà thơ hoặc nhà văn nào lại không có những câu thơ vương vấn ít nhiều tình sầu.  Tình sầu trải rộng trong nhiều địa hạt như thiên nhiên, cha mẹ, người yêu, và quê hương, v.v.
 
Trước hết phải nói là thiên nhiên vốn chất chứa những cảnh gợi tình sầu, chẳng hạn, cảnh hoàng hôn:
 
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
 
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
 
Gác mái ngư ông về viễn phố
 
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
 
(Bà Huyện Thanh Quan)
 
   Nhưng, đặc biệt là mùa thu với bầu trời trập trùng, lá vàng rơi lác đác với gió heo may vi vút cùng nắng hanh vàng đã là nguồn cảm hứng cho hầu hết các thi nhân xưa và nay như Bà Huyện Thanh Quan (Cảnh Thu), Thi sĩ Tam Nguyên Yên Ðổ Nguyễn Khuyến (Thu Ẩm, Thu Ðiếu, Thu Vịnh), Tản Ðà  (Gió Thư, Cảm Thu, Tiễn Thu), nữ sĩ Tương Phố (Giọt Lệ Thu), Xuân Diệu (Ðây Mùa Thu Tới), Hồ Dzếnh (Thu), Ðinh Hùng (Gửi Người Dưới Mộ), TuệNga (Mùa Thu Áo Ngọc), Nhị Hà nữ sĩ  (Thu Nhớ Thương, Thu Mong Ðợi), Hà Bỉnh Trung (Nhớ Thu Xưa), Nguyễn Thị Ngọc Dung (Mùa Thu Xưa), Hoàng Song Liêm (Sang Thu), và v.v.
 
Thu Ðiếu
 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
 
Một chiếc tcon bé thuyền teo
 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
 
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
 
(Nguyễn Khuyến)
 
  Nhưng, nói về mùa thu thì phải nhắc tới bài “Tiếng Thu” của Lưu Trọng Lưtrước 1945.  Họ Lưu đã ghi lại những nét tiêu biểu nhất của mùa thu: trăng mờ, cô quạnh, lá rụng, nai vàng.
 
Em không nghe mùa thu
 
Dưới trăng mờ thổn thức
 
Em không nghe rạo rực
 
Hình ảnh kẻ chinh phu
 
Trong lòng người cô phụ
 
 ***
 
Em không nghe rừng thu
 
Lá thu rơi xào xạc
 
Con nai vàng ngơ ngác
 
Ðạp trên lá vàng khô
 
   Ở hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, mùa thu cây lá muôn sắc đổi màu, tuy thiếu gió heo may và nắng hanh vàng, nhưng cũng rất gợi tình, và tôi cũng có bài về thơ viết về thu.  Xin mời quý vị nghe bài:
 
Tình Thu
 
Long lanh đáy nước in trời
 
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng (Nguyễn Du: Kiều)
 
Em thấy chăng ...
 
Kìa Nàng Thu vàng ấm
 
Mịn màng như gấm, như tơ
 
Trải mềm trên thảm cỏ xanh mơ
 
Anh lại thấy Nàng Thơ bừng tỉnh giấc
 
***
 
Em nghe chăng
 
Kìa!  Tiếng Nàng Thơ vi vút
 
Như tiếng than lá trút khóc đổi màu
 
Như thương tiếc những ngày xanh đã mất
 
Hồn trinh nguyên ngây ngất Mộng Hoa Ðời
 
***
 
Em nhìn kia!
 
Kìa!  Nàng Thu nhẹ bước
 
Nương gió tung lả lướt trên lá khô
 
Như vào bản “Tăng Gô Lần Cuối”
 
Anh lại nhớ ngày mình dìu bước bên nhau ...
 
***
 
Em có hay ... hôm nay ...
 
Trời lại chớm vào thu rồi đấy nhé
 
Mùa thu nào, mùa thu nào, đã trở về đây?
 
Mùa thu buồn, ai cũng buồn lây
 
Trời trập trùng, anh cũng thấy ngây ngây
 
***
 
Em nhớ chăng?
 
Những mùa thu trên đất mẹ
 
Hai chúng mình ngồi sưởi nắng vàng hanh
 
Ngắm lá thu vờn bay quanh nhè nhẹ
 
Lắng nghe hồn thu quyện gió heo may
 
***
 
Nhưng em ơi!
 
Nắng thu ở Hoa Kỳ âm ấm
 
Nhưng không ngâm ngấm, ngoai ngoai
 
Bằng nắng hanh vàng quê Ngoại
 
Gió thu ở đây cũng se sắt
 
Nhưng sao không hiu hắt
 
Giăng mắc buồn bằng gió heo may?
 
***
 
Nàng Thu ơi!  Nàng Thu ơi!
 
Sao em đẹp lạ!
 
Ta thấy hồn mình cũng chơi vơi quá
 
Da nắng thu vàng, mượt mà, óng ả
 
Ta mê say và ... muốn hôn em trên má!
 
(Vào Thu, Sep 16, 1998)
 
***
 
   Tuy nhiên, trong thi văn hải ngoại, đậm nét nhất vẫn là tình sầu mất quêhương phản ánh tâm trạng đầy cay đắng, buồn đau của những con người phải lìa quê hương, vượt biển để lánh họa Cộng Sản.  Tâm trạng đó có những điểm tương đổng với tâm trạng của Thúy Kiều trong Ðoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du.
 
   Cha Kiều bị vu oan giá họa.  Kiều phải bán mình chuộc cha, chịu 15 năm luân lạc, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ tới quê xưa, nhớ về cha mẹ, nhớ tới các em, và tất nhiên nhớ người yêu thuở ban đầu.  Xin mời quý vị nghe một đoạn thơ mô tả tâm trạng Kiều để thấy cái tài tình của Tiên Ðiền Nguyễn Du vì hầu như mọi tình huống ở ngoài đời đều có thể tìm thấy qua những câu thơtrong Truyện Kiều.
 
Ðoái thương muôn dặm tử phần  
 
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa
 
Xót thay huyên cỗi, xuân già
 
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi?
 
Chốc đà mười mấy năm trời
 
Còn ra thì cũng da mồi, tóc sương
 
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
 
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
 
Duyên em dầu nối chỉ hồng
 
May ra khi đã tay bồng, tay mang
 
Tấc lòng cố quốc tha hương
 
Ðường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời
 
[Kiều, câu 2235 – 2246]
 
***
 
   Cuộc sống văn minh tốc độ cao ngày nay không cho phép có nhiều thìgiờ dành cho sầu não.  Văn hóa Hoa Kỳ không chấp nhận tính sợ hãi, và tiêu cực.  Con người càng văn minh, văn hóa càng cao, càng phải biết giữ gìn sức khỏe để vui hưởng cuộc sống.  Tôi rất mừng là trong thi văn ngày nay, những bài thơ và văn về tình sầu đã dần dần vắng bóng. 
 
   Châm ngôn Mỹ  có  câu  “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.  Xin quý vị vui lòng nghe bài:
 
Vĩnh Biệt Khóc và Than
 
***
 
Khóc hoặc than đều  tự hạ thấp
 
Chỉ  nên  nín  lặng để  vươn lên
 
***
 
Sao cứ mãi giam mình trong than khóc?
 
Ðã xưa rồi cảnh sầu não ngu ngơ
 
Cứ khóc mãi mối tình đầu tan vỡ?
 
Lại than hoài cho cuộc sống cực cơ!
 
***
 
Sao không biết tự tin và tiến tới
 
Xây lại đời bằng tâm trí và bàn tay
 
Bạn có biết?
 
Năm không dài để than mây khóc gió
 
Ngày không vui khi khắc khoải chờ mong
 
Ðời sẽ như con thuyền lạc dòng
 
Trong ảo ảnh khi hoàng hôn buông xuống
 
Bạn sống như một linh hồn vô hướng
 
Ðời tầm thường, sao gợi được yêu thương?
(Hương Yêu, trang 62)
Mời thưởng thưc bài Suối Mơ của Văn Cao.
Click download rồi chick Open File.
Cám ơn,
BDH


Hải Bằng Hoàng & Bạch Cúc Nguyễn


usaelection gởi