CHẠY TRỐN
Một đoàn ca kịch nước kia
Năm nay trình diễn phải đi xa nhà
Chỉ vì nạn đói xảy ra
Ở trong nước họ thật là nguy tai
Đoàn đành đi ra nước ngoài
Đường đi trắc trở chông gai vô vàn
Phải qua núi thẳm non ngàn
Nghe đồn có quỷ thường ăn thịt người
Quỷ La Sát ẩn lâu đời
Nên đi chót lọt, ngưng thời chớ nên.
Khi đoàn đi tới núi trên
Thời trời đã tối màn đêm buông rồi
Khó mà vượt được kịp thời
Đoàn đành ngủ lại tại nơi hiểm nghèo.
Đêm nay trên núi cheo leo
Càng khuya càng lạnh gió nhiều buốt da
Mọi người nhóm lửa để hơ
Nằm quanh lửa ấm ngủ chờ bình minh,
Một chàng phát bệnh thình lình
Chịu đâu cái lạnh nên đành ngồi lên
Lấy đồ diễn kịch mặc thêm
Tới gần ngọn lửa ngồi bên hơ người
Nào ngờ lại lấy nhầm rồi
Lấy đồ yêu quỷ mặc thời chẳng hay.
Một người khác trong đoàn này
Giật mình chợt thức và quay đầu nhìn
Thấy chàng bệnh ngồi gần bên
Mang đồ quỷ dữ. Hắn liền hoảng kinh
Tưởng Quỷ La Sát ngồi rình
Vội vàng chồm dậy phóng mình chạy mau
Chạy cho nhanh chẳng ngoái đầu,
Cả đoàn nghe tiếng ồn ào vẳng lên
Nửa khuya cũng thức dậy liền
Đầu đuôi nào rõ chuyện trên núi rừng
Thế là cả bọn hãi hùng
Cắm đầu cắm cổ đều vùng chạy theo.
Anh chàng khoác áo quỷ yêu
Lơ mơ bên lửa hồng reo đang ngồi
Thấy người bỏ chạy hết rồi
Cũng co chân chạy theo đuôi tức thì
Dù cho không hiểu chuyện chi.
Bọn người chạy trước đến khi quay nhìn
Thấy Quỷ La Sát cuồng điên
Chạy theo bén gót ngay liền phía sau
Thế là sợ hãi tăng mau
Gắng công cùng chạy theo nhau hãi hùng
Băng sông lạch, vượt suối nguồn
Đầu mình cây đập, tay chân gai cào
Thân người thương tích đớn đau
Tinh thần tán loạn trước sau cả đoàn.
Chạy cho phờ phạc xác thân
Đến khi trời sáng dừng chân ngoái đầu
Thấy ra có quỷ rượt đâu
Chỉ là người bạn chay mau theo mình
Mặc đồ diễn kịch thường tình
Khiến cho cả bọn đêm thanh kinh hoàng.
***
Chúng sinh “ngã kiến” buộc ràng
“Cái ta” cứ chấp, đáng thương vô cùng
Tử sinh lưu chuyển không ngừng
Âu lo, sợ sệt chập chùng bủa vây
Nào đâu giải thoát được đây!
Nếu như có thể phá ngay mê lầm
Hủy tiêu “ngã kiến” trăm phần
Bao nhiêu cuồng vọng trong tâm dứt liền
Chân như, thanh tịnh, an nhiên
Xưa nay sẵn có hiện lên sáng ngời
Thân tâm an lạc tuyệt vời
Vượt cơn kinh hoảng, tới nơi an bình
“Đất trời vô sự thật tình
Người ngu tự quấy nhiễu mình đấy thôi!”
***
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Kinh Bách Dụ)
An Actor Wearing A Demon's Garment
Once upon a time, there was a troupe of actors from Cadhara Kingdom, rambling in different parts of the country giving performances due to a famine. They passed the Pala New Mountain where evil demons and men-eater Raksas had been found. The troupe had to lodge in the mountain where it was windy and cold. They slept with the fire on. One of them who were chilly wore Raksa demon's costume and sat near the fire when another actor awoke and saw him. He ran away without looking closely at him. In general panic, the whole troupe got up and ran away. The one who wore the Raksa garment, not realizing what was happening, followed them.
Seeing he was behind them, all the actors got more frightened to do them harm. They crossed rivers and mountains, and jumped into ditches and gullies. All got wounded in addition to the great fear they suffered. They did not realize that he was not a demon until daybreak.
So are all the common people.
Those who happen to be in the midst of the misfortune of famine, do not spare themselves trouble to go far away to seek for the sublime teaching of the Four Transcendental Realities of Nirvana, namely eternity, bliss, personality and purity. However, they cling to their egos which are nothing more than five components of a human being. Because of this, they are flowing back again and again through transmigration. Pursued by temptation, they are out of sorts in falling into the ditch of the Three Evil Paths. Only when the night of transmigration is ended, does the wisdom appear once again. Also only at this moment can one perceive the five components of a human being have no real ego.
(Trích dẫn “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES”
do Tetcheng Liao, Tiến Sĩ Luật Khoa Viện Đại Học Paris dịch).
_______________________________
Giao Ngo gởi
|
|