Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
CHẾ ĐỘ NÀO BÓC LỘT NHÂN DÂN?

 
 Hôm nay, như thường lệ mình ra Đà Nẵng gặp mặt bạn cũ đầu năm. Xong tiệc, ông bạn cũ lại mời về nhà chơi, bạn nói:
 
- Tôi mới mua căn nhà sát đường Quốc Lộ gần trạm thu phí bắc Quảng Nam. Sẵn trên đường về mời ông ghé nhà chơi cho biết.
 
- Ok! Nếu sát QL thì ghé vào nhà ông cho biết nhà cũng được.
 
 Đến nhà, thằng con trai ông ra chào, ông giới thiệu:
 
- Đây là chú Ngô Trường An,  chú mà ba đưa fb cho con đọc, con nói chú phản động quá đó. Hai chú cháu làm quen đi.
 
 Sau khi nâng ly chúc năm mới với nhau vài lần, thằng cháu hỏi:
 
- Theo con học và các tài liệu con đọc ở nhà trường thì con hiểu rằng, chế độ thực dân Pháp là chế độ bóc lột sức lao động nhân dân. Chế độ Mỹ ngụy thì áp bức, kìm hãm con người...Vậy, cơ sở nào chú lại khen các chế độ kia mà chê chế độ hiện tại? Hồi thuộc Pháp chú chưa sinh, cũng như ba của con, còn thời Mỹ thì chú chưa trưởng thành. Làm sao chú hiểu?
 
 Tôi nâng ly bia cụng với nó rồi nốc cạn xong, trả lời:
 
- Chú không được học hành nhiều, không có bằng đại học, thạc sĩ như con nên không đủ trình nghiên cứu tài liệu. Nhưng những gì chú nói đều là sự thật cả. Ví dụ nè! Trước nhà mình là con đường Quốc Lộ ha. Con đường này do Pháp xây dựng đúng chưa? Người Pháp phải đem sắt thép, xi măng, nhựa đường từ bên nước họ sang xây dựng cầu, cống, đường sá cho ta. Thế nhưng, gần 2.000 km đường từ bắc vô nam họ làm xong để cho dân đi thỏa mái mà chẳng dựng 1 trạm thu phí nào để lấy tiền mãi lộ.
 
 Đến thời Mỹ, họ cũng mở thêm nhiều đường Quốc Lộ khác như: QL14, QL16, QL19, QL21, xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa....Tất nhiên tất cả các nguyên, vật liệu họ cũng chở từ nước Mỹ sang xây dựng cho ta. Và, cũng như Pháp, người Mỹ chẳng lập 1 cái trạm thu phí nào trên các QL họ xây dựng đó để thu hồi vốn cả.
 
 Còn nhà nước ta thì sao? Họ chỉ sửa lại những con đường cũ bằng tiền thuế của nhân dân và tài nguyên trong nước. Thế rồi họ đặt trạm thu phí khắp nơi để lấy tiền của nhân dân 1 lần nữa. Vậy theo con, nhà nước nào bóc lột, nhà nước nào áp bức nhân dân?
 
 Vì không muốn tranh cãi với những người không đáng. Nên nói đến đó tôi đứng lên bắt tay từ biệt. Trước khi lên xe tôi vỗ vai cậu ta và nói:
 
 - Con đã thấy chế độ nào bóc lột dân chưa?
 
Ngo Truong An


tháng 1 26, 2023

 
_____________________________________

 
 
 
Trí thức bánh vẽ
 

Mình nghĩ những thế hệ trí thức đi trước chúng ta, như thế hệ của Ba mình, như thế hệ học trò của Ba, và thế hệ của thầy Nguyễn Kim Sơn, không thể bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trí thức Việt Nam buồn thảm. Họ không được dạy và không được khuyến khích về sự bức phá cần thiết để thay đổi cả xã hội. Cái xã hội súc vật mà họ đã và đang sống trong đấy, lúc nào cũng đầy sự ganh tỵ và chỉ muốn người trí thức sống kiếp con giun con kiến, là một cái xã hội luỹ tre ao làng rất điển hình, mà sống ở Mỹ và biết về thế giới rồi, mình nhìn lại và căm ghét ghê gớm.
 
Mình cho là để đưa văn hoá và sử Việt và ngành giáo dục Việt Nam ra khỏi cảnh ao làng, chúng ta không cần đến các GS TS đểu giả như ông Trần Ngọc Thêm hay Nguyễn Đức Tồn, cũng như không thể dựa vào các nhà Nho giỏi chữ nhưng kém cỏi trong việc quản lý mạnh tay như thầy Nguyễn Kim Sơn. Có lẽ Việt Nam đang chờ các thế hệ trí thức chúng ta, những người đủ kiến thức, tri thức, sống với thế giới, và đang bước dần lên đỉnh cao xã hội với tiền và danh vọng, đưa văn hoá và giáo dục Việt Nam ra khỏi ngõ cụt.
 
Có khi chúng ta cần đạp đổ hết tất cả để xây lại một nền văn hoá và giáo dục Việt Nam nhân văn và tốt hơn, bởi vì dùng lại những con chó già như GS đạo văn Nguyễn Đức Tồn chỉ mang lại thêm sự đau khổ cho dân tộc, tương tự như có khi người ta cần chặt đi một cánh tay để nọc độc không lan ra cả cơ thể vậy.
 
Có khi một con buôn tàn ác như Lã Bất Vi mới gầy dựng nên được một Tần Thủy Hoàng và nước Tần hùng mạnh, chứ các ông nho sĩ như các ông thời Nguyễn thì làm gì được cho đất nước? Có khi đất nước cần bọn người trí thức ác để trị cái ác, chứ không cần những người trí thức sống trong tháp ngà chữ nghĩa, được người ta trao chức con cọp giấy, và để cả nền giáo dục và xã hội tiếp tục lầm than vậy.
 
Ý mình viết bài này là nếu sự việc đúng như thầy Nguyễn Kim Sơn phát biểu, ông nên đưa đơn từ chức thôi. Ông ngồi đó nữa làm gì? Nếu ngay cả việc mướn đuổi giáo viên và ngân sách ngành Giáo Dục lại không nằm trong tay ông, thế thì ông còn chưa lo được lương tháng đầy đủ cho giáo viên, vậy thì những hoài bão về một nền giáo dục nhân văn hơn mà ông nêu ra khi nhậm chức, chỉ là những cái bánh vẽ như người Cộng Sản hứa là giải phóng đất nước để dân giàu nước mạnh vậy. Mạnh đâu không thấy, mà chúng ta thấy rõ là sau gần nửa thế kỷ thống nhất đất nước, người Cộng Sản còn sợ sự thật tới nỗi phải cắt xén sách vở bài báo đó thôi. Một dân tộc độc lập là như vậy thật sao ? Yuck
 
Brian


 
_________________________________________


 
Thăm một người ở Sài Gòn 19 năm chưa về quê ăn Tết
 
 
Saigon
 
Quán nhậu sáng đèn gần tiệm cắt tóc của Ốm Nhom
 
Tôi đã từng gặp rất nhiều người, nhưng chưa thấy ai khổ như Ốm Nhom, biệt danh tôi đặt cho bạn ấy.
 
Đó là người thợ cắt tóc cho tôi 15 năm nay, người đàn ông vừa qua tuổi 50.
 
Đã 19 năm em chưa về quê - Ốm Nhom kể. Vợ em và hai đứa nhỏ chưa biết quê nội là gì! Cả cha và mẹ em đều không có tiền vào Sài Gòn chơi.
 
Lúc em có tiền thì ngày Tết bận làm đẹp cho khách.
 
Còn bây giờ, với em tiền ăn còn không đủ, lấy đâu tiền về quê? Mặt khác, về quê thì “đâm đầu vào đâu”?
 
Vì mẹ em cũng ở trọ, còn cha em đang ở nhà vợ sau.
 
Từ quê ra và đến nay vẫn khổ
 
Cuộc đời đã khổ từ lâu. Ốm Nhom kể tiếp: "Năm em học lớp 2, cha mẹ em ly dị. Từ Đà Nẵng em phải vào Pleiku sống với cô ruột. Sáng sớm em phải nấu cám heo, dọn hàng ngoài chợ cho cô, rồi mới được cô cho 200 đồng ăn xôi."
 
"Nếu học buổi sáng thì em luôn đến lớp trễ. Đến năm lớp 8, khổ quá, em xin về Đà Nẵng ở cùng cha, học được đến năm lớp 10 thì nhà nghèo quá, em nghỉ và quay về Pleiku. Về đó, ngoài giờ phụ giúp cô, em hay qua tiệm tóc gần nhà, ngó người ta làm.
 
"Người chủ tiệm thấy vậy bảo họ sẽ dạy em miễn phí nhưng cô em phải gửi gạo. Em về xin, cô không cho. Thế là em về Đà Nẵng xin người bác 100.000 đồng. Bác em cho 200.000 đồng, em mới nhờ cha dẫn về Pleiku gửi tiền cho người chủ tiệm và xin cho em học. Tới nơi, cha gửi em nhưng không đưa tiền, ông về Đà Nẵng ngay với số tiền mà người bác cho em.
 
"Bà chủ tiệm tóc tội nghiệp, cho em vừa học vừa giúp việc. Đến tối khi hết khách, em dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài tiệm và trải chiếu xuống nền đất ngủ, trời Pleiku rất lạnh. Người ta học 3 năm mới ra nghề, em học một năm đã phụ được chủ tiệm, nên có người bảo em vào Sài Gòn. Thế là em vào Sài Gòn, xin phụ làm tóc ở nhiều nơi, học hỏi từ từ, tay nghề lên dần. Khi công việc đã vững vàng, em quen với bà xã, lúc đó đang bán quán cơm em thường tới ăn.
 
Theo những gì tôi được biết, khi lấy vợ, Ốm Nhom sống luôn ở nhà vợ - ngôi nhà từ đường của dòng họ, vốn là của ông nội để lại cho bốn người con  – và thuê căn nhà ngoài mặt đường làm tiệm. Ốm Nhom cắt tóc, vợ trang điểm, họ thuê bốn nữ nhân viên, học trò lúc nào cũng vài người. Tiệm tóc làm ăn phát đạt, nhân viên mỗi năm một kiểu đồng phục, hai vợ chồng Ốm Nhom dành dụm tiền xây lại căn nhà từ đường của nhà vợ – làm nơi trú ngụ của nhiều gia đình, với ba thế hệ.
 
Lúc Ốm Nhom làm có tiền, tháng nào em cũng dành tiền gửi mẹ, gửi cha, gửi em gái, em trai, rồi khi em gái chết vì bệnh, em còn gửi tiền nuôi đứa con duy nhất của em gái. Với mẹ, em thường gửi số tiền đủ dùng trong 6 tháng, nhưng thường sau 3 tháng, bà lại gọi xin nữa. Giờ em quá chật vật, chẳng cưu mang được ai, nhưng khi mẹ gọi nói cần tiền thì em không đành lòng, phải đi mượn tiền để biếu bà.
 
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
 
TP HCM một dịp Tễt
 
Chặng đường gánh vác 'Thánh Giá'
 
Năm 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1, con trai của Ốm Nhom bị khối u ở bàng quang. Cháu mổ lần đầu tiên ở Bình Dân để cắt bàng quang. Xét nghiệm khối u, bệnh viện nói ổn, không cần làm gì thêm. Một năm sau, cháu thấy khó chịu, đi CT Scan thì bệnh viện nói không ổn phải chuyển qua Ung Bướu. Gần 2 năm theo con đi bệnh viện, Ốm Nhom đóng cửa tiệm nhiều lần, khách vơi dần, cuối cùng chỉ còn một nhân viên.
 
Sau khi con trai kết thúc điều trị, vợ chồng Ốm Nhom phải học làm y tá, lau rửa ống thông tiểu và làm vệ sinh da cho con mỗi ngày vì cháu phải mang ống thông tiểu bên ngoài. Nỗi khát khao của Ốm Nhom là dành dụm đủ tiền chờ ngày con được phép mổ tái tạo bàng quang, bác sĩ tư vấn phải chờ 5 năm, vì sợ khối u sẽ mọc trở lại.
 
Thế mà năm 2017, Ốm Nhom bị chẩn đoán ung thư vòm họng. Khi biết tin, tôi bàng hoàng không thể tin. Ông bà vẫn thường nói: Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, nhưng  cơn bĩ cực của Ốm Nhom quá dài, chưa thấy ngày “thái lai”.
 
Sau trận chữa ung thư kéo dài cả năm, Ốm Nhom giống hệt bộ xương di động. Khi tôi tặng cho Ốm Nhom bộ quần áo size S, Ốm Nhom mặc thùng thình phải đem đi sửa. Điều tệ hơn, khách làm tóc quen của Ốm Nhom đi đâu mất, Ốm Nhom phải trả mặt bằng, về sửa phòng khách của nhà vợ trong hẻm thành tiệm tóc và cho nhân viên cuối cùng nghỉ.
 
Cuối năm 2019, khi 12 tuổi, con trai của Ốm Nhom được phép tái tạo bàng quang, nhưng ca mổ thuộc loại “kỹ thuật cao” phải làm bên khoa dịch vụ bệnh viện Bình Dân tốn hơn 100 triệu đồng. Một Mạnh Thường Quân đã giúp Ốm Nhom số tiền đó. Rủi thay, sau ca mổ, dù có bàng quang giả, cậu bé vẫn không tiểu bình thường được vì niệu đạo bị tắc. Lần nong niệu đạo đầu tiên không thành công, cậu bé phải làm lần thứ hai, với số tiền mỗi lần 20 triệu đồng!
 
Con trai của Ốm Nhom nay đã 16 tuổi, đang học lớp 10, đã biết đi xe gắn máy (một người họ hàng thương tình cho cái xe cũ) và thỉnh thoảng ra ngoài chơi đá banh chút chút với trẻ em (cháu không dám chơi đá banh với bạn cùng lứa vì không chạy nổi). Cháu có gương mặt khôi ngô, cao lớn hơn cha, nhìn vẻ ngoài không ai biết cháu đã từng trải qua những ngày kinh khủng trong bệnh viện. Ốm Nhom bảo con trai hay quên lắm, học được gì thì học, em tùy cháu. 
 
Sau ca mổ tái tạo bàng quang, cậu bé có vẻ tự tin hơn, nhưng Ốm Nhom vẫn âm thầm lo lắng, như có lưỡi gươm “Damocles” treo trên đầu.
 
Cậu ấy nói với tôi:
 
“Thỉnh thoảng thằng bé vẫn bị tắc….hoặc không kiềm được nước tiểu, mỗi lần như vậy, em phải đưa cháu vào bệnh viện, sợ lắm chị.”
 
"Còn em, có đi tái khám định kỳ không?"
 
"Kệ chị ơi, em bỏ tái khám lâu rồi. Em nghĩ có khi chết đi lại là điều sung sướng nhất."
 
Nhìn mặt Ốm Nhom, tôi biết em nói thật. Sau khi xạ trị vòm họng, Ốm Nhom không phân biệt được mùi vị, em ăn uống rất ít. Mặt khác, có chút tiền em lại dồn tiền học cho con. Thỉnh thoảng buổi tối không ngủ được, Ốm Nhom lại rủ vợ “nhậu”.
 
Hai vợ chồng mua hai lon bia, uống với bịch đậu phộng rang, cốt để Ốm Nhom ngủ được, đỡ phải nghĩ ngợi.
 
Ốm Nhom hầu như không ra ngoài cả năm nay vì đôi vợ chồng dành xe gắn máy cho con gái lớn đi học, mặt khác sức khỏe kém, em lái xe không tự tin và rất sợ tiếng ồn.
 
Vì có tuổi thơ sống ở nhà họ hàng, thiếu cha mẹ, Ốm Nhom rất yêu quý vợ và các con.
 
Tôi biết cậu luôn giành phần lo kinh tế gia đình, không để vợ hay con phải bươn chải. Con gái tự hào kể với bạn rằng chưa bao giờ nghe ba mẹ cãi nhau. Tình yêu thương của vợ và hai đứa con có lẽ là điểm sáng duy nhất giúp một người đàn ông như Ốm Nhom tồn tại.
 
Niềm hy vọng cuối cùng đặt vào con gái
 
Giữa năm 2022, khi biết tin con gái lớn dư điểm vào đại học công, Ốm Nhom rất vui mừng. Sau nhiều năm, tôi thấy ánh mắt em ánh lên niềm hy vọng khi nói về con gái. Hôm đó, em bảo: Con em đủ điểm vào được nhiều trường, nhưng trường con em muốn học lấy tiền cao quá, hơn 100 triệu đồng một năm nên con bé chọn trường công, gần 60 triệu đồng/năm. Em tưởng con khai giảng rồi
cmc_01.jpg
 
Những điểm ăn chơi, tiêu thụ ở Sài Gòn thế này nằm ngoài tầm với của không ít dân nghèo
 
Hôm 22 tết, tôi đến tiệm của em cắt tóc. Gần tết thiên hạ rủ nhau đi làm đẹp rần rần mà tiệm tóc của em vắng hoe, thật cám cảnh khi nhớ đến thời hoàng kim của em. Giờ tiệm của em chỉ có một người phụ là vợ em và đã từ rất lâu, Ốm Nhom không còn học trò nữa. Ốm Nhom nuôi hy vọng tết này có nhiều khách, đủ tiền đóng học phí học kỳ 2 cho con gái, nhưng ế ẩm thế này, em không biết xoay tiếp ra sao.
 
Kể từ khi vướng vào căn bệnh ung thư, kiệt quệ tài chánh, gia đình Ốm Nhom không còn đi xem đường hoa Nguyễn Huệ, mơ gì tới du lịch các tỉnh thành khác! Những ngày trước tết, mặc mọi người hối hả mua sắm, ăn nhậu hết tất niên lại tân niên, gia đình Ốm Nhom chỉ còn niềm vui đón những người khách quen cuối cùng đến làm đẹp và nhận từ họ những món quà, góp lại là thành tết.
 
Ngoài việc mất dần khách trong thời gian chữa trị ung thư cho con và cho mình, có lẽ khách quen có tên tuổi giờ cũng ngại đến tiệm tóc nghèo nàn trong hẻm, dù người thợ giỏi và tận tâm. Ngay như người bạn 15 năm trước giới thiệu tôi đến đây làm tóc khi giàu lên cũng đã đổi tiệm khác sang hơn. Mỗi lần đến cắt tóc, nhìn tiệm vắng khách và thấy Ốm Nhom hút thuốc lá trở lại, tôi biết em đang căng thẳng lắm.
 
Sài Gòn mỗi năm lại có một lớp thợ làm tóc mới ra đời, cập nhật nhiều xu hướng mới đến chóng mặt. Vợ chồng em đã “đứng lại” trong nghề 10 năm, từ khi con trai bị bệnh.
 
Với tôi, em vẫn là thợ làm tóc giỏi nhất, để hết tâm huyết vào việc tạo ra mái tóc phù hợp với khuôn mặt và tính cách của khách. Nhìn em say sưa cắt tóc, tôi thấy vui vì mình đã tạo ra những phút giây hạnh phúc hiếm hoi khi em được làm công việc mình yêu thích.
 
Trong suốt 15 năm, tôi xem việc mình gặp em, lắng nghe em trút nỗi lòng là một mối duyên của cuộc đời.
 
Sài Gòn hoa lệ đang luôn có những cảnh đời như thế, mà khi Xuân về, Tết đến là lúc tôi nghĩ đến Ốm Nhom.
 
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của Thanh Thủy từ TP Sài Gòn.


17 tháng 1 2023
 
Thanh Thủy
 
_____________


Đỗ Hứng gởi