Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
CHIẾN TRANH LẠNH KỸ THUẬT MỸ-TRUNG



Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô (1947-1991) liên quan đến công nghệ (vũ khí nguyên tử, hoả tiễn đạn đạo). Kho vũ khí khổng lồ của hai bên có thể san bằng thế giới trong tích tắc. May cho nhân loại, Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước.

Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ-Trung (2017-) đặt nặng về công nghệ dân dụng, nhưng, không kém phần căng thẳng vì tham vọng lãnh đạo hay thống trị thế giới, không che đậy của Bắc Kinh.

Dù khoa trương, nhưng, thực tế, tiềm lực quân sự của Trung Quốc còn thua Hoa Kỳ quá xa dù trên biển hoặc trên không, chưa kể tới Bộ Chỉ huy Không gian mới được Hoa Kỳ thành lập từ cuối năm 2019. Ở vào bất cứ tình huống nào, Hoa Kỳ cũng không tham chiến trên đất liền đầy cạm bẫy ở Hoa Lục nên luôn luôn chiếm ưu thế chiến lược.

Bắc Kinh sử dụng mặt trận công nghệ như một mũi nhọn để thống trị toàn cầu. Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) giúp cho Trung Quốc làm chủ hệ thống tiếp vận toàn cầu, đồng thời, tạo điều kiện cho Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc có các cơ sở quân sự khắp nơi để xuất phát.

Nhiều nhà lãnh đạo Tây Phương bùi tai vì điệp khúc “tự do thương mại”, “toàn-cầu-hoá”, “win-win”, “đa phương”, “chống bế môn toả cảng” nên bị Bắc Kinh “dùng tiếng sáo bắt rắn hổ mang” mà Trung Quốc từ nghèo đói đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Các khẩu hiệu hoa mỹ nêu trên chỉ có hiệu quả nếu mọi quốc gia thành viên đều tuân hành nghiêm chỉnh các quy định đã ký kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy mới gia nhập WTO năm 2001, nhưng, Bắc Kinh bị kiện nhiều nhất tại WTO.

Tổng thống Donald Trump từ khi bước vào Toà Bạch Ốc đã bắt đầu phản công Chủ tịch Tập Cận Bình một cách quyết liệt trên mọi mặt trận, đặc biệt chú ý tới công nghệ.

Hệ thống gián điệp công nghệ của Trung Quốc bị bóc trần ở Hoa Kỳ và một số quốc gia đồng minh làm cho Bắc Kinh mất đà trên các mặt trận ngoại giao, kinh tế, công nghệ, quân sự, văn hoá.

Trong bài “The great US-China tech decoupling: Where are we now?” trên Tạp chí The Nikkei ngày 30/12/2019 đã so sánh cuộc chạy đua về chip điện tử giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giám đốc Điều hành Toshio Nakama cho biết “S2C cung cấp tự-động-hóa thiết kế điện tử, còn được gọi là công cụ thiết kế chip, cho Intel, Samsung và khoảng 400 công ty bán dẫn khác” nên Trung Quốc sẽ không bao giờ phát triển được chuỗi cung ứng của họ nếu thiếu chúng.

Các công ty Mỹ chiếm 90% ngành công nghệ thiết kế chip. Nakama cho biết “Số lượng các công ty thiết kế chip ở Trung Quốc đã tăng vọt lên hơn 1,600 nhưng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các công cụ nước ngoài”.

Thương chiến Mỹ-Trung quyết liệt sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức đã tập trung mọi nổ lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc trổi dậy nhanh chóng trong các công nghệ tiên tiến.

Các công ty chip điện tử của Châu Âu cũng theo gương Hoa Kỳ trong khi các công ty ngoại quốc ở Hoa Lục cũng chuyển sản xuất sang Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan nhằm tránh thuế quan của Mỹ.

Hoa Kỳ chiếm 52% về chế tạo chất bán dẫn so với 3% của Trung Quốc nên mục tiêu không lệ thuộc vào các công ty bán dẫn nước ngoài từ năm 2030 của Bắc Kinh khó thành sự thật.

Bắc Kinh dựa vào Tập đoàn Thiết bị Viễn thông Hoa Vi để thống trị toàn cầu bằng “Thế hệ mạng di động thứ năm, 5G” đang bộc lộ nhiều lổ hổng khi đi vào thực tế.

Các nhà phát minh tin rằng 5G có độ truyền nhanh gấp 100 lần so với 4G hiện nay nên sẽ làm thay đổi mọi sinh hoạt trên quả địa cầu.

Có hai phiên bản 5G liên quan đến vùng phủ sóng: (1) 5G sử dụng băng tần thấp và trung bình (dưới 6GHz) có vùng phủ sóng rộng hơn, có thể chạy trên các công nghệ hiện có, và có thể tăng tốc độ truyền tải. Mạng 5G tốc độ 2,5 GHz của Sprint, đạt tốc độ gần 300-400Mbps vào mùa hè ở Nữu Ước cao hơn 4G rất nhiều. (2) Dải sóng milimet (mmWave) vượt quá 6MHz đòi hỏi nhiều máy phát mới, bị hạn chế khu vực phát sóng, và trở ngại từ nhà phố.

Cuộc đua 5G giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bộc lộ sự khác biệt quan trọng nên sự thành công sẽ được đánh giá theo thời gian.

Các công ty viễn thông của Hoa Kỳ như Verizon, Sprint, AT & T, T-Mobile đều của tư nhân hoạt động vì lợi nhuận. Ngược lại, các Tập đoàn Hoa Vi, ZTE, Datang Telecom trực thuộc Nhà nước Trung Quốc nên được hỗ trợ tuyệt đối, mặc dù Bắc Kinh cực lực bác bỏ.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson (thời TT George W. Bush) cho rằng Hoa Kỳ đi đầu về nghiên cứu công nghệ tiên tiến, kể cả, Trí tuệ Thông minh (AI), nhưng, chậm thương-mại-hoá trái với cách làm của Trung Quốc. Cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng 150,000 trạm gốc (base station) 5G dự trù được dựng lên, gấp 15 lần những gì nước Mỹ sẽ có, và 50 thành phố đã áp dụng 5G. Hoa Kỳ chưa có các nhà sản xuất thiết bị viễn thông mà phải dựa vào Châu Âu hoặc Trung Quốc.

Ngược lại Cố vấn Kinh tế, Larry Kudlow và Hiệp hội Ngành công nghiệp Không dây ở Hoa Thịnh Đốn xác định Hoa Kỳ đã không còn là “kẻ tụt hậu”.

Giấc mộng 5G của Bắc Kinh có thể trở thành ác mộng cho nền an ninh của các quốc gia dựa vào Hoa Vi và chính người dân ở Hoa Lục.

Một số quốc gia như Anh Quốc, Úc Đại Lợi, Đan Mạch … đã ngưng hợp tác với Hoa Vi vì lý do an ninh và sống còn của dân tộc. Thiết bị của Hoa Vi sẽ sao chép mọi tin tức bí mật của quốc gia sử dụng để vạch chiến lược đối phó hữu hiệu.

Tại Hoa Lục, một trạm đơn 5G của Hoa Vi, ZTE, Datang Telecom tiêu thụ 3,500 watt so với 1,300 của 4G. Do sử dụng dải tần số cao (trên 6GHz) nên số trạm gốc của 5G gấp 4 lần 4G. Yang Fengyi, Phó giám đốc Trung tâm Đổi mới Công nghệ Viễn thông Trung Quốc cho biết trong năm 2018 đã tiêu thụ 27 tỉ Kvh điện phải trả 4 tỉ USD sẽ tăng lên 243 tỉ Kwh khi cả hệ thống chính thức vận hành nên phải trả 31 tỉ USD.

Người tiêu thụ phải thay thế mọi công cụ đã có thời 4G với giá cả oằn vai nếu muốn sử dụng được 5G.

Trái lại, người Mỹ linh động và thực tế hơn nên không để 5G bất thần đè nặng lên ngân sách gia đình mà vẫn tuần tự thụ hưởng hợp lý tiến bộ của công nghệ. Ai sẽ thắng trong cuộc đua 5G vẫn chưa rõ.

Chắc chắn Trung Quốc và một số quốc gia độc tài sẽ sử dụng 5G để tăng cường áp bức lên xã hội.

Trong bài “Huawei ‘Safe Cities’ Are Ineffective, According to Crime Figures” trên The Epoch Times hôm 29/11/2019 đã chứng minh sự thất bại của Hoa Vi cam kết khi xây dựng 73 thành phố “an toàn” trên 52 quốc gia. Sau khi chấp nhận thiết bị của Hoa Vi, các quốc gia bị kẹt tài chính do nâng cấp cũng như thay thế và sửa chữa các thiết bị hư hỏng. Tội phạm và băng đảng trên hầu hết các quốc gia tiếp nhận gia tăng chứ không giảm 48% như cam kết của Hoa Vi.

Trong bài “China decouples from US in space with 2020 ‘GPS’ completion” trên The Nikkei hôm 29/12/2019, Bắc Kinh cho biết Hệ thống Định vị Vệ tinh Bắc Đẩu sẽ thay thế cho GPS của Hoa Kỳ và năm 2020 nhằm giảm lệ thuộc viễn thông và quân sự. Không gian từng được coi như khu vực ưu tiên trong Kế hoạch “Made in China 2025” để tự cung tự cấp về các công nghệ sống còn. Năm 2030, Trung Quốc sẽ thành “siêu cường không gian” như Mỹ và Nga.

Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung chưa khét mùi thuốc súng, nhưng, đặt các dân tộc trên thế giới một chọn lựa chính đáng: hoặc chấp nhận thân phận tôi đòi, phiên thuộc cho Trung Quốc, hoặc chọn vị thế độc lập, tự chủ, bảo tồn bản sắc dân tộc, tự do theo đuổi giấc mơ.


Đại-Dương


Tài liệu tham khảo:

- The great US-China tech decoupling: Where are we now? (Nikkei)

- China decouples from US in space with 2020 ‘GPS’ completion (Nikkei)

- Huawei ‘Safe Cities’ Are Ineffective, According to Crime Figures (Epoch Times)

- Huawei’s 5G ambitions under pressure in Britain over Xinjiang (SCMP)

- In China’s Crackdown on Muslims, Children Have Not Been Spared (NYT)


usaelection g
ởi