Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
CHIẾN TRANH Ở BIỂN ĐÔNG ?
 


Trung Hải: những rủi ro gì cho một cuộc chiến giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn?
 
Joris Zylberman

Trước sự dàn bày các chiến hạm Tàu, người Phi Luật Tân thêm một lần nữa đã tố cáo, ngày thứ bảy 29/05, sự «hiện diện và hoạt động phi pháp» ở Nam Trung hải. Mặt khác, trong một cuộc họp thượng đỉnh trên mạng thứ năm 27/05, Nhật Bản và Liên Âu đã kêu gọi «giữ hoà bình và sự ổn định trên eo biển Đài Loan». Những căng thẳng lên cao trên Trung hải và mờ ẩn bên trong, những rủi ro xung đột giữa xứ Tàu và Hiệp Chủng Quốc. Nhưng làm sao ước lượng?

Ngày 12/03/2034. Trong vài giờ, một khu trục hạm Mỹ bị đánh chìm bởi hải quân Tàu ở Trung hải phía Nam và một phi công của Không Lực Mỹ bị bắt bởi Iran. Chuyện gì đã xảy ra? Một tin tặc phối hợp bởi Bắc Kinh và Téhéran. Sự thống trị chiến lược của HIệp Chủng Quốc đã tan nát thành mảnh vụn. Đây là điểm khởi hành từ năm 2034, một chuyện kể về Thế Chiến  bởi Stavridis và Elliot Ackerman, phát hành tháng ba vừa qua« Kịch bản rất có khả năng xảy ra». Stavridis cảnh báo, đô đóc vê hưu và là cựu tư lệnh các lực lượng đồng minh của OTAN (L’Organisation du traité de l'Atlantique nord= Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương= NATO North Atlantic Treaty Organization)

Chuyện  đó có thể tin được không? Hãy trở về thực tế.: đầu tháng tư, khu trục hạm phóng hỏa tiễn Mỹ USS Mustin được «cảnh báo» gần bờ biển xứ Tàu khi có chiến dịch «thám thính gần» của chiến hạm chở phi cơ Liaoning. Giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, cuộc đối thoại đã ở một điểm chết. Mặc cho những yêu cầu đã được lập lại nhiều lần, Tướng Xu Qiliang, phó chủ tịch ủy ban trung ương quân đội đã từ chối gặp Lloyd Austin, tân bộ truởng Quốc phòng Mỹ.

Thứ năm 27/05, Tan Kefei, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Tàu, đã đóng đinh thêm sâu: chiến thuật Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Thịnh Đốn  «kéo vùng này xuống một đường dốc nguy hiểm».

Ngoài chuyện chống khí hậu thay đổi, chẳng có gì đẹp giữa Xứ Tàu và Hiệp Chủng Quốc. Những căng thẳng chồng chất, đặc biệt là tại biển Đông. Hai cường quốc có đang ở bên bờ cuộc chiến trong vùng này của thế giới? Những lo ngại có thật. Sau đây là những điểm xung đột cần theo dõi.

Đài Loan: sự mơ hồ của Mỹ

Từ năm 2019, Xứ Tàu đã gia tăng tột độ áp lực trên không và biển trong eo biển Đài Loan. Tập Cận Bình và Đảng cộng sản  đã thề là sẽ bắt « tỉnh bạo loạn » phải quỳ gối, bằng sự hao mòn hay vũ lực nếu cần. Đối với Tập, sự thống nhất sẽ không đợi thế hệ sắp tới.
Tìm đọc: Đài Loan: sự xâm nhập kỷ lục của 25 phi cơ quân sự Tàu.

Tuy nhiên, «xứ  Tàu chưa có đủ thực lực để chắc chắn thắng cuộc chiến chống Đài Loan », ông Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình Á châu của Viện Montaigne xác định. Ghi chú của người dịch: Viện Montaigne (Institut Montaigne) là một cơ quan tư nhân ỏ Paris (Pháp) chuyên nghiên cứu những vấn đề chính trị cấp quốc gia)

Lý do, cái giá về nhân mạng kinh khủng của một chiến dịch đổ bộ lên các bờ biển Đài Loan. Tuy chắc chắn là những cuộc đổ bộ này sẽ xảy ra trong pha thứ hai sau khi đã phá hũy những trung tâm chỉ huy, căn cứ không quân, và các hải cảng, sau những tấn công vi tính để vô hiệu hóa những phòng thủ của đảo và sau cùng là kiểm soát không phận.

Nhưng lối thoát của chiến dịch vẫn không chắc chắn cho Bắc Kinh vì họ không khống chế được một nguyên tố khổng lồ: phản ứng của Mỹ.«Kịch bản có thể nhất, Mathieu Duchâtel nói tiếp, là hai hay ba thời kỳ khủng hoảng trên 10 năm dẫn xứ Tàu từ từ đến mục tiêu. Mỗi khủng hoảng sẽ mang lại lợi ích. Rất quan trọng đối với Bắc Kinh khi thử sự quyết tâm trong kháng cự của Đài Loan và Mỹ »

Hiệp Chủng Quốc của Biden sẽ định làm gì?

Theo một luật năm 1979, Taïwan Relation Act, họ bị buộc phải cung cấp cho Đài Bắc phương tiện để tự vệ chống Bắc Kinh xâm lăng, trong lúc vẫn chấp nhận «nguyên tắc chỉ có một Xứ Tàu». Nhưng trong trường hợp Tàu tấn công, họ có giải cứu Đài Loan không? Mỹ quốc vẫn luôn mù mờ. Đến độ hệ thống hóa một đường lối chính trị:« chiến lược mù mờ».

Trên chuyện Đài Loan, Joe Biden không cắt đứt với Donald Trump , khi cũng gởi phái viên cao cấp bắt tay Tsai Ing-wen.(bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan) Tháng tư, ông ta còn nâng cao hơn nữa những giới hạn về liên lạc với các nhà chức trách cao cấp Đài Loan. Ông còn luôn cả làm G7 lên án «những hăm dọa của Tàu chống Đài Loan»( Ghi chú G7 là Nhóm 7 quốc gia thuộc Khối Tư Bản: Đức, Gia Nã Đại, Hiệp Chủng Quốc, Pháp, Ý, Nhật, Anh). Có phải là Joe Biden đang làm sáng tỏ đường lối chính trị của ông đối với Đài Loan? Đây là điều đòi hỏi từ ba tháng nay của nhiều nhân vật cao cấp ở Hoa Thịnh Đốn. Trước Thượng nghị viện ngày 9/3, đô đốc Philip Davidson, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn độ- Thái Bình Dương đã phóng một cảnh báo : xứ Tàu «phát triển những hệ thống, những khả năng  và một tư thế chỉ dấu rằng họ đang chuẩn bị xâm lăng  đảo mà họ sẽ có thể điều khiển « trong sáu năm sắp tới ». Đối với cựu đô đốc James Stavridis, sự mù mờ chiến lược «sẽ có thể dẫn đến những sai lầm phán xét của những người Tàu (hay Đài Loan)  và phát động một xung đột rộng lớn hơn».

Đây không phải là ý của chính quyền Biden. Ví dụ như Avril Haines, bà giám đốc sở tình báo quốc gia:  bỏ sự mù mờ chiến lươc sẽ «gây bất ổn lớn cho xứ Tàu, bà nói. Chưyện này củng cố thêm suy nghĩ cho nggười Tàu là Hiệp Chủng Quốc quyết tâm chận sự lớn mạnh của Tàu, ngay cả sức mạnh vũ lực, chắc là sẽ làm Bắc Kinh  gây khó khăn cho những lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới. »  Trên quan điểm của Đài Bắc, bà Avril Haines nói thêm, một sự sáng tỏ của Mỹ có thể khuyến khích hơn nữa những ý thoáng qua về việc tuyên bố dứt khoát độc lập của đảo, một lý do gây chiến tuyệt đối cho  BắC Kinh.

Một vùng rất rộng, Nam Trung hải bằng phân nửa Mỹ châu. Nơi đây đầy tràn cá, những căn cứ nổi khoan dầu,và những tàu chở những thùng chứa. Nơi đón một phần ba thương mãi hàng hải thế giới.  Trên hơn 80% vùng này, Bắc Kinh đòi chủ quyền « lịch sử ». Không thể chấp nhận đối với những quốc gia có quyền trên các đảo: Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruneï và Nam Dương.

Đầu tháng hai, xứ Tàu đã ban hành một luật mới về cảnh sát biển của họ. Họ trang bị lực lượng tuần duyên với « những vũ khí nặng » để trả lời  « những biến cố bạo động  quan trọng » trên những vùng nước mà họ đòi quyền. Toát mồ hôi lạnh!
Tìm đọc: Những láng giềng «nhỏ» của lãnh hải Tàu  «lớn»

Vì những chiến hạm của mọi quốc gia không ngừng băng ngang vùng này. Hạm đội Mỹ, đặc biệt, đã có những chiến dịch « tụ do di chuyển trên biển ». Hoa Thịnh Đốn từ chối để Bắc Kinh bóp nghẹt vùng chiến lược này. Những rủi ro biến cố luôn hiện hữu. Sự đụng nhau trên không vào năm 2001, giữa một khu trục cơ Tàu và một phi cơ thám thính Mỹ, đã làm chết một phi công Tàu. Năm 2018, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Decatur và khu trục hạm Tàu Lanzhou đa thoát một sự va chạm chỉ cách 41 thước.

Giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn,  theo  ông François Xavier Bonnet, nhà nghiên cúư ở Irasec Viện Nghiên Cứu về Đông Nam Á , chuyện rủi là «Nếu một tàu Mỹ bị rọi sáng bởi một máy rađa Tàu và một hỏa tiễn bắn thẳng vào sau tia sáng, có thể sẽ có sự trả đũa của Hiệp Chủng Quốc. Một chiến tranh cục diện có thể trở thành một guồng máy quay răng cưa»

Sự rủi ro khác cho người Mỹ: bị lôi cuốn vào sự đụng độ với Tàu và một trong những đồng minh của họ, xứ đã phản đối những đòi hỏi chủ quyền. Đặc biệt là Phi Luật Tân, sự hoà giải của Toà Án Quốc Tế La Haye tháng 7 2016 đã tuyên bố là không có căn bản pháp lý  « quyền lịch sử » những đòi hỏi của Bắc Kinh trên Biển Đông phía Nam. Đúng vậy, tổng thống đương nhiệm Phi, thích lôi cuốn những nhà đầu tư Tàu trên quần đảo, đã khinh bỉ gạt qua một bên « miếng giấy vụn » chỉ đáng  «bỏ vào thùng rác». Nhưng quân đội Phi trên lịch sử dính liền với Hiệp Chủng Quốc và quốc gia này muốn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ.
Hãy đọc: Thèm muốn bởi BáC Kinh và Manille, chỏm đá ngầm Scarborough, chìa khóa của Nam Trung hải

Những tuần cuối gần đây, một nhóm đảo nhỏ không người ngoài khơi biển Tây Phi Luật Tân làm gây chú ý: đá ngầm Whitsun. Gần 200 tàu đánh cá Tàu đã bỏ neo nơi đây. Loại tàu này từ nay được xem thực thụ như là dân quân trên biển. Vai trò của chúng là: dùng như tuyến đầu cho hải quân Tàu. Nhung Whitsun rất hiểm yếu: đây là phần đông bắc của đảo san hô ngầm Union Banks,  «cơ sở quan trọng nhứt ở Nam Trung hải», François-Xavier Bonnet chỉ rõ. Nơi đó xứ Tàu chiếm đóng hai mõm đá ngầm và nếu họ nắm giữ Whitsun, họ có thể xây dựng một căn cứ hải quân đủ sức để chạm đến đảo Guam của Mỹ.
Người Mỹ cũng rất lo ngại đến một căn cứ không quân đã có của Tàu: Bắc Kinh đã xây trên đảo ngầm Fiery Cross, ỏ quần đảo Spratleys (Trường Sa), một đường bay dài 3000 thước và và sữa soạn mở rộng thêm. Từ nơi này một oanh tạc cơ Tàu với phi cơ tiếp liệu có thể đến tận bờ Úc châu.«Scarborough, Fiery Cross, Union Banks và Mischief, khi đã nối tất cả những nhóm đảo này, Bắc Kinh có thể kiểm soát Nam Trung hải  trên không, trên biển mà luôn cả dưới biển » ông François-Xavier Bonnet tổng kết.

Để hiểu bản đồ toàn diện, phải nhìn chiều sâu lòng biển, Antoine Bondaz nhấn mạnh. «Nam Trung hải là biển duy nhứt bên lề xứ Tàu với những chiều sâu lớn, nơi có thể phân tán các tiềm thủy đỉnh, đây là điều rất quan trọng cho vấn đề răn đe hạt nhân (nguyên tử lực) Hiện giờ, các SNLE (tiềm thủy đỉnh phóng hỏa tiễn) của Tàu chưa có thể bay đến bờ phía tây Hiệp Chủng Quốc. Nhưng xứ Tàu có một mặc cảm bất an ninh: họ cảm thấy bị bao vây bởi hệ thống đồng minh của Mỹ theo một đường cong chữ "J " đi từ Nhật Bổn về huớng Đài Loan, Phi Luật Tân rồi Úc châu. Họ cần phải bẽ gãy vòng xiết này, lấy lại Đài Loan, và cũng để làm Nam Trung hải thành một thánh địa »

Hoa Thịnh Đốn nhứt quyết thuyết phục Manille ký Visiting Forces Agre ement.«Thỏa ước cho phép quân đội Mỹ có một lối vào dễ dàng  các căn cứ quân sự Phi Luật Tân không cần có sự hiện diện thường trực  hiện nay khi họ rút quân khỏi A Phú Hản (Afghanistan), ông François-Xavier Bonnet giải thích. Như vậy, Hiệp Chủng Quốc có thể đương đầu với một cục diện khó khăn trong vùng trong trường hợp xung đột tại Đài Loan.»

Chính ở điểm này mà Rodriguo Dutertre (tổng thống Phi) thêm một lần nữa đã thắng lại bốn chân ngựa: hiện tại, ông ta không muốn ký cái VFA để khỏi khiêu khích Bắc Kinh và bị Tàu xâm lăng phía bắc Phi Luật Tân. Con rắn tự cắn đuôi.

Biển Đông: vùng xám

Cách đây chỉ vài năm, sự căng thẳng giữa Tàu và Nhật ở biển Đông hăm  dọa đi đến một xung đột lớn mới. Năm 2012, chính phủ Nhật mua lại các đảo Senkaku- được đặt  tên Diaoy và đòi hỏi  bởi Bắc Kinh- cách Okinawa 600 cây số. Các đảo không người ở này giàu về nhiên liệu và cá thuộc quyền tư hữu của một gia đình Nhật. Sau khi mua, chính quyền muốn chận Shintaro Ishihara, thị trưởng khuynh hướng quốc gia của Tokyo mua lại và đầu độc những mối lên lạc với Bắc Kinh. Nhưng sự  «quốc hữu hoá » này cũng đã làm người Tàu nổi giận. Nhưng những sự thâm nhập của các tàu trong vùng tăng cao  và dẫn đến những đụng chạm nhưng may thay không hề hấn gì. Điểm cao của những xâm nhập này đã đến vào năm 2013. Ngày nay, dù con số đã giảm nhiều nhưng vẫn còn tiếp diễn.

Nhưng Hiệp Chủng Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi có xung đột? Ở đây, sự việc không sáng tỏ, hơn nữa trong vùng, người Mỹ công nhận những đảo đang bị tranh cãi như là phần hoàn toàn thuộc Nhật Bản. Một cuộc tấn công của người Tàu sẽ tự động làm phục hồi Hiệp ước phòng vệ tương trợ Nhật-Mỹ.

Vì vậy, theo Mathieu Duchâtel,«chính ở Biển Đông rủi ro xảy ra biến cố giữa xứ Tàu và Hiệp Chủng Quốc ngày nay rất nhỏ. Khả năng ngăn chận của Nhật đáng để ý, dù cho những xâm nhập của Tàu trong vòng 12 hải lý của Senkaku/Diaoyu là một "thử thách trong vùng xám" rất khó hiểu được, vì đó chỉ là lính biên phòng chứ không phải là hải quân Tàu. Tư thế ngăn chận của Nhật được củng cố bởi sự sáng tỏ của an ninh Mỹ, đã được áp dụng rõ ở Senkaku. Những chuyến đi ngang qua của hải quân Tàu và những lực lượng không quân trong eo biển Miyako đặc biệt trong tình thế này là một vấn đề song phương Tàu-Nhật »

Theo nhà nghiên cứu ở Viện Montaigne, «trường hợp biển đông , so sánh với Nam Trung hải, cho thấy là nước Tàu ít dám tiến tới khi tương quan lực lượng đã không thuận lợi cho họ. Đây là trường hợp của liên minh Nhật-Mỹ.»

RFI


usaelection gởi