Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Chính quyền ông Biden, chứ không phải Nga hay Trung, đang tạo khủng hoảng giá năng lượng 
 

Ban đầu, lý do của cuộc khủng hoảng giá năng lượng tại Mỹ được đổ lỗi 100% cho đại dịch với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng tồi tệ. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nguyên nhân cuộc khủng hoảng xăng dầu thuộc về Nga. Nhưng dù bất kể truyền thông định hướng theo cách nào, người Mỹ khăng khăng cho rằng Nhà Trắng là người phải chịu trách nhiệm duy nhất cho cuộc khủng hoảng giá năng lượng đang đè nặng lên họ. Có không ít chuyên gia kinh tế cũng đồng tình với quan điểm này...
 
Người Mỹ hiện đang phải vật lộn với gánh nặng của lạm phát, giá xăng dầu, khí đốt tăng phi mã, các hóa đơn hàng tạp hóa cắt cổ...
 
Bất chấp các phát ngôn của Nhà Trắng, của Bộ Tài chính hay Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) rằng lạm phát chỉ là tạm thời và các gói chi tiêu khủng (1,75 tỷ USD) của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ làm giảm lạm phát... không ít người Mỹ thậm chí không còn tin rằng chính quyền Tổng thống Biden có đối sách chống lại lạm phát chứ chưa nói đến đối sách đó có hiệu quả hay không. Đây là nhận định của Hannah Cox là Giám đốc Nội dung và Đại sứ Thương hiệu cho Quỹ Giáo dục Kinh tế, trong một bài viết đăng trên trang www.fee.org vào tháng 5/2022.
 
Giảm giá năng lượng: Nhà Trắng có muốn làm không?
 
Người Mỹ có lý do để đổ lỗi lạm phát cho chính quyền Mỹ nói chung và cá nhân Tổng thống của họ nói riêng.
 
Không ai phủ nhận rằng giá năng lượng và hàng hóa đầu vào tăng vọt do phần đóng góp rất lớn từ đứt gãy chuỗi cung ứng sau 2 năm đại dịch và giờ là phong tỏa đảm bảo 'Không Covid' của Trung Quốc. Cũng không ai không nhìn thấy mối liên hệ giữa khủng hoảng giá năng lượng leo thang cùng chiến sự trên chiến trường Nga - Ukraine. Các đòn trừng phạt cấm giao thương, mua dầu khí từ Nga là cần phải làm dù nó đang làm bùng phát giá năng lượng, thứ đè nặng lên cuộc sống và tương lai của hàng tỷ người dân khắp toàn cầu, trong đó có người Mỹ.
 
Nhưng rõ ràng, các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài có thể 'bớt sốc' nếu Mỹ chuẩn bị một bộ đệm chính sách mạnh hơn. Là quốc gia có năng lực sản xuất hàng đầu về dầu khí nhờ công nghệ khai thác dầu đá phiến và ưu đãi trong tài nguyên thiên nhiên, đáng lẽ Mỹ hoàn toàn có thừa cơ hội để đảm bảo giá năng lượng không trở thành bóng ma ám ảnh túi tiền của người dân Mỹ, biến dầu khí trở thành đòn phản công khiến đối thủ của Mỹ là Nga không thể hung hăng trên chiến trường Ukraine như bây giờ, hoặc ít nhất, không để Nga tận dụng giá dầu leo thang thẳng đứng để kiếm về hàng tỷ EUR mỗi ngày bằng cách bán dầu khí giá rẻ hơn ra khắp toàn cầu.
 
Với lý do ngăn chặn biến đổi khí hậu bất chấp chưa chuẩn bị đủ nguồn cung năng lượng thay thế, bất chấp cuộc khủng hoảng giá năng lượng đang leo thang từng ngày, bất chấp tình hình về nguồn cung và giá năng lượng đang mang lại lợi thế cho đối thủ của Mỹ, bất chấp sự nghèo đi của dân Mỹ và rủi ro khủng hoảng gia tăng khi gia dầu tăng, tất cả những gì ông Biden đang thực thi là thúc đẩy giá năng lượng tăng cao hơn nữa.
 
Đánh sập ngành sản xuất dầu khí ở Mỹ
 
Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Mỹ Tim Stewart cho biết, ngành của ông đã phải đối mặt với sự thù địch chưa từng có từ Washington D.C. dưới chính quyền Tổng thống Biden.
 
Ông Stewart cho hay: "Trong 30 năm làm việc của tôi ở Washington, đây chắc chắn là môi trường chính trị và pháp lý bất lợi nhất cho ngành của chúng tôi mà tôi từng thấy". "Nó bắt đầu vào ngày đầu tiên [của nhiệm kỳ tổng thống Biden], và nó vẫn tiếp diễn".
 
Ông Stewart đề cập đến lời hứa của Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10/2/2022 rằng, Tổng thống sẽ "làm việc như điên" để giảm giá xăng dầu. Ông Stewart cho biết, lời hứa này đi ngược lại với các hành động trước đây của chính quyền ông Biden về dầu và khí đốt, bao gồm việc đóng cửa đường ống Keystone XL, và đóng băng việc thuê đất và vùng biển công cho mục đích khai thác dầu khí.
 
"Lời phản hồi của tôi sẽ là: 'Ông đã làm việc như điên để tăng giá cho đến tuần trước'", ông Stewart nói.
 
Nhà phân tích năng lượng David Blackmon — một biên tập viên của Tạp chí Dầu khí đá phiến — đã lên tiếng đồng tình mạnh mẽ với ông Stewart.
 
"Ở Mỹ, chúng ta có một chính quyền tổng thống đã dành cả một năm để làm mọi thứ theo ý mình, nhằm cản trở sản xuất dầu khí trong nước, cũng như cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đưa nó ra thị trường. Chúng ta có đảng Dân chủ đang chiếm đa số ở cả hai viện của Quốc hội, họ là những người đã đưa các điều khoản mạnh mẽ chống lại nhiên liệu hóa thạch vào dự luật cơ sở hạ tầng của họ, và thậm chí còn muốn hơn thế nữa trong luật Build Back Better thất bại kia", ông Blackmon chia sẻ như vậy với tờ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua email.
 
Ông thêm rằng: "Ngành công nghiệp dầu khí chưa bao giờ phải đối mặt với mức độ thù địch công khai như vậy từ cộng đồng chính trị".
 
Sự thù địch leo thang
 
Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ, Joe Biden, tiếp tục chính sách thù địch với ngành sản xuất dầu khí của Mỹ trong bối cảnh giá dầu thô giao ngay đã tăng gấp 6 lần so với mức giá thấp nhất hồi tháng 4/2020.
 
Tổng thống Mỹ đã hủy bỏ một trong những hợp đồng thuê dầu khí quan trọng nhất của nước Mỹ vào giữa đêm. Hành động này sẽ ngăn chặn tiềm năng khai thác dầu trên diện tích hơn 1 triệu mẫu Anh trên Cook Inlet ở Alaska, đánh dấu một tổn thất nghiêm trọng đối với những người đang cố gắng tăng nguồn cung dầu trong nước.
 
Một quan chức hàng đầu của Viện Dầu khí Mỹ, hiệp hội thương mại dầu khí lớn nhất của nước này, gọi việc hủy bỏ hợp đồng thuê Cook Inlet là "một ví dụ khác về sự thiếu cam kết của chính quyền đối với sự phát triển dầu khí ở Mỹ".
 
Một trạm xăng ở Nashville, tiểu bang Tennessee, có một biển hiệu điện tử châm biếm Hunter Biden và đổ lỗi cho cha của anh ta, Tổng thống Joe Biden, vì đã để giá xăng lên quá "cao". Nguồn: Ảnh chụp từ YouTube
 
Theo The Hill, "việc hủy bán sẽ phù hợp với những lời hứa chính trị mà Tổng thống Joe Biden đã đưa ra trên danh nghĩa ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu".
 
Không chỉ Chính quyền Biden cắt hợp đồng thuê này, họ còn ngừng hai hợp đồng thuê đang chờ xử lý khác ở vịnh Mexico với lý do “các phán quyết của tòa án mâu thuẫn nhau ảnh hưởng đến công việc đối với các doanh số cho thuê được đề xuất này”.
 
Đây là một vấn đề cơ bản của Econ 101. Giá cao chứng tỏ rõ ràng quốc gia này cần thêm dầu và khí đốt. Nhưng thay vì mở cửa chuỗi cung ứng, củng cố nguồn cung từ năng lược sản xuất trong nước, chính quyền tổng thống Joe Biden tiếp tục hạn chế nó theo nhiều các: thúc đẩy chiến tranh ủy nhiệm ở Nga, chiến tranh thương mại và hiện hủy bỏ các hợp đồng cho thuê vốn cho phép nước Mỹ phát triển các nguồn lực của riêng mình.
 
Sự đánh đổi mù quáng, coi nhẹ khó khăn của người dân, an ninh năng lượng quốc gia
 
Lý giải cho quyết sách đi ngược lại lợi ích của nước Mỹ, người Mỹ cũng như tạo thêm hỗn loạn toàn cầu này, bà Hannah Cox, trong bài viết trên Fee.org đăng vào tháng 5/2022 đã viết: "Tại sao họ làm điều này? Không ai có thể nói chắc chắn, nhưng Thuyết lựa chọn công khai gợi ý rằng Biden và cộng sự quan tâm nhiều hơn đến các mục tiêu chính trị của họ và giữ cho các nhóm lợi ích đặc biệt của họ hài lòng (trong trường hợp này là các nhà vận động hành lang khí hậu) hơn là đến đời sống mà các chính sách của họ đang quản trị".
 
Tác giả cũng lưu ý thêm: "đừng nhầm lẫn, giá xăng cao không phải là vấn đề nhỏ khi một số tinh hoa phe cánh hữu (thường là Đảng Cộng hòa) sẽ cố gắng khiếu nại".
 
Vấn đề là, trong chính sách công luôn có sự đánh đổi, điều mà những người theo chủ nghĩa cấp tiến, tự do của Đảng Dân chủ, những người cuồng nhiệt với chủ nghĩa môi trường, dường như không chịu thừa nhận.
 
Bà Cox viết: "Chúng ta có muốn chăm sóc trái đất và bảo tồn tài nguyên của chúng ta không? Tất nhiên rồi. Bất kỳ nhà tư bản giỏi nào cũng nên quan tâm đến sự khan hiếm và bảo tồn những thứ như vậy. Nhưng chúng ta phải cân bằng mục tiêu đó với cuộc sống thực có thể bị tổn hại nếu chúng ta đi quá xa theo hướng này hay hướng khác. Như nhà kinh tế học Thomas Sowell đã nói: “không có giải pháp nào, chỉ có sự đánh đổi”.
 
Vì vậy, thay vì tấn công mù quáng vào việc phát triển nhiên liệu hóa thạch, nước Mỹ cần tìm kiếm các chính sách giúp cân bằng cả hai mục tiêu — mong muốn bảo tồn trái đất và các nguồn tài nguyên của nó và mong muốn làm cho hàng hóa và dịch vụ rẻ và sẵn có để có thể đưa nhiều người ra khỏi nghèo đói và được hưởng mức sống cao hơn.
 
Khi nói đến môi trường, có các chính sách thị trường tự do có thể được theo đuổi đồng thời đảm bảo chúng ta vẫn có nguồn cung cấp để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người hiện đang có. Ví dụ, các nhà khoa học đang tìm cách kéo CO2 ra khỏi bầu khí quyển và biến nó thành hàng hóa có giá trị như ống nano carbon hoặc thậm chí biến nó trở lại thành than. Và thị trường đang nhanh chóng cung cấp những chiếc ô tô và máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn. Ở bất cứ đâu chúng ta nhìn vào, chúng ta có thể tìm thấy cách thị trường đang cung cấp các giải pháp tốt hơn cho biến đổi khí hậu.
 
Bà Cox nhấn mạnh: "Trong khi đó, các chính phủ tiếp tục là những kẻ gây ô nhiễm lớn nhất".
 
Kết thúc bài báo chỉ trích rằng chính chính quyền ông Biden, chứ không phải ai khác, một tay tạo nên cuộc khủng hoảng giá năng lượng tồi tệ này, tác giả Hannah Cox nhận định: "Chính quyền Biden sẵn sàng ném công dân của chúng ta vào gầm xe buýt để họ có thể đạt được một điều không tưởng, không có phát thải ròng. Nhưng thực tế là, chúng ta không cần phải có 5 USD/ gallon khí để cứu hành tinh".
 
Thủy Tiên - Thanh Đoàn

____________________


Đỗ Hứng gởi