Cổ nhân dạy “chịu thiệt là phúc”, bởi họ hiểu Phúc ở thế gian con người đều là đổi từ Đức mà ra, mà chịu thiệt lại có thể tích đức. Ảnh: Fotolia)
Trong câu chuyện ngắn “Sự lựa chọn” của tác giả Trí Chân,
Vào thời Minh, có hai anh em tính tình rất khác nhau. Người anh thì tham lam, lười biếng và hay cằn nhằn. Người em thì siêng năng, có trách nhiệm và thích giúp đỡ mọi người
Một ngày nọ, hai anh em đẩy xe hàng đi bán. Trời mưa lớn, đường sá rất trơn, người anh bị trượt chân và chiếc xe lôi họ rớt xuống vực thẳm.
Họ đến một thế giới khác, một lính canh đang chờ họ bên ngoài tòa án và đưa họ đến trước Diêm vương.
Diêm vương nói: “Vì cả hai người đều không làm điều gì quá tốt hay quá xấu nên đều sẽ đầu thai làm người lại. Phán quan! Kiểm tra xem có gia đình nào sắp sinh không?”
Phán quan liền xem xét sách sinh tử cẩn thận và nói: “Thưa đại vương, hai gia đình họ Triệu và họ Tạ đang chờ ngày sinh. Con trai nhà họ Triệu sẽ bố thí và giúp đỡ người khác khi lớn lên, nhưng con trai nhà họ Tạ sẽ nhận sự giúp đỡ từ người khác.”
Diêm vương nói: “Nếu đúng như vậy thì cho hai anh em đầu thai vào hai gia đình đó.”
Sau khi nghe quyết định của Diêm vương, người anh trai nghĩ: Nếu mình sinh vào nhà họ Triệu mình sẽ phải làm nhiều việc và giúp đỡ người khác. Mình sẽ rất bận rộn chạy ngược chạy xuôi để giúp người. Nếu mà nhận sự giúp đỡ của người khác thì mình sẽ thoải mái và rảnh rỗi hơn.
Sau đó người anh quỳ xuống trước mặt Diêm vương: “Tâu đại vương, nếu việc làm suốt đời của tôi là giúp đỡ người khác thì khó khăn quá. Cầu xin đại vương cho tôi sinh vào nhà họ Tạ để tôi có thể nhận lấy sự giúp đỡ từ người khác”.
Diêm vương liền nói: “Ai sinh và nhà họ Triệu đây?”.
Người em trai trả lời: “Tâu đại vương, hãy cho anh trai của tôi sinh vào nhà họ Tạ. Tôi tình nguyện sinh vào nhà họ Triệu để giúp đỡ những người khó khăn.”
Hai anh em vì thế sinh vào nhà họ Triệu và họ Tạ. Vì lời hứa sẽ giúp đỡ người nghèo khó, người em trai sinh vào nhà họ Triệu giàu có và cao quý. Khi cậu ta lớn lên, là người đôn hậu và luôn sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó. Nhờ tiền của nhà họ Triệu, cậu đã giúp được rất nhiều người.
Còn người anh trai, đã ước là nhận sự giúp đỡ từ người khác. Anh sinh vào nhà họ Tạ, phải đi xin đồ ăn thừa, luôn nhận sự giúp đỡ từ thiện và thương hại từ người khác.
Quả nhiên: “Cho đi thì giàu hơn nhận lại”, lòng nhân từ là rất đáng quý. Người có lòng nhân, trời sẽ giúp.
Con người trong xã hội ngày nay thường thấy càng chiếm được lợi thì càng tốt, còn người chịu thiệt là kẻ hèn yếu, là người xuẩn ngốc. Nhưng người xưa lại dạy rằng: “Chịu thiệt chính là phúc!”, bởi Phúc ở thế gian con người đều là đổi từ Đức mà ra. Phật gia giảng chịu thiệt, chịu khổ có thể tích đức.
Người có thể chịu thiệt ắt có tâm lòng khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục. Vậy nên cổ nhân dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Ngày xưa, có một vị thượng thư tên Lâm Thoái Trai, ông ta phúc đức rất nhiều, con cháu đầy đàn. Lúc ông ta sắp lâm chung, con cháu quỳ gối trước mặt ông xin thỉnh cầu lời giáo huấn. Lâm Thoái Trai nói: “Ta không có lời nào khác, chỉ khuyên bảo các con học “chịu thiệt” là được rồi”.
Vậy nên cho đi thì giàu hơn là nhận, chịu thiệt không phải là ngốc ngếch mà bởi quảng đại bao dung.
Đan Thanh