Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Chó  mà không ……MÁ
 Chó - Men Best Friend !
 
 
Bảy Chà trở thành độc thân tại chỗ sau khi vợ chết vào mùa đông 4 năm trước. Vơ chồng Bảy Chà có 2 đứa con gái lớn. Cả hai đi làm ở xa, chưa đứa nào có gia đình nên Xuân, Hạ, Thu, Đông tụi nó mới về thăm Bảy một lần vì còn bận bịu lo cho… đời sống riêng.
 
Vợ chết, căn nhà 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm rưỡi trở thành rộng quá mức cần thiết cho Bảy Chà, người vốn sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính …chỉ thua bác… một sợi tóc.
 
Lúc mua nhà hơn 30 năm trước, Bảy Chà hoàn toàn không hề nghĩ sâu, xa, chuyện hai đứa con gái học thành tài, đi làm xa, vợ chết…Lại nữa lúc đó nhà ở San José quá rẻ, căn nhà Bảy Chà mua với 2.500 sq feet đất (thước vuông của Mỹ) chỉ có hơn 70.000 đô la Mỹ, không mua uổng sao?.
 
Với mức lương nhân viên phát thư ở bưu điện và lương trợ giáo của vợ, hai vợ chồng trả tiền mortgage (nợ nhà băng), nuôi hai đứa con gái (khỏe re như bò kéo xe) ăn học thành tài một cách (rất ư) thoải mái.
 
Nhưng tiếc thay, cuộc đời không đứng yên một chỗ mà thay đổi liên tục, thay đổi nhiều, thay đổi dài dài, thay đổi lớn, thay đổi đột ngột…. Từ ngày 2 đứa con gái lần lượt dọn ra ở riêng, Bảy Chà đã thấy căn nhà càng trống vắng, nhất là những lúc đi làm về sớm, vợ chưa về. Đến lúc vợ chết, căn nhà càng trở nên vắng vẻ ghê gớm.
 
 Ra vào, ngó trước, nhìn sau, xoay tới, xoay lui, lật xuôi, lật ngược... cũng chỉ thấy có một mình, Bảy Chà buồn quá, nghe lời một người bạn, tìm cách tham gia các sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở San José, đi nhà thờ, chùa…để nghe kinh kệ, giảng đạo thì ít mà.. ngó đít thì nhiều, đi khiêu vũ, ca hát văn nghệ, làm công việc từ thiện… mong làm quen, kiếm được một người bạn gái cùng cảnh ngộ (cô đơn) như minh để tâm tình, sáng tối hủ hỉ, có nơi… trút bầu tâm sự
 
 Nhưng trời ít khi chiều lòng người, sau mấy lần thử lửa với 3-4 bà, Bảy Chà không tìm được người nào (ưng ý) nên quyết định (thề) sống độc thân vậy cho tới chết.
 
 Nhiều lúc lui cui một mình trong căn nhà rộng, Bảy Chà cũng định bán đi, mua một cái mobile home 1 phòng ngủ ở khu dành cho người già (trên 55 tuổi) gần Capitol Express Way, nhưng rồi lại tiếc, sợ lúc 2 đứa con gái về thăm không có chỗ ở nên lại thôi.
 Cuối cùng, không chịu nổi sự cô đơn, nghe lời cố vấn của Franco, một người hàng xóm Mễ, Bảy Chà quyết định tìm nuôi chó cho bớt trống trải, dù đã được biết trước sẽ phiền phức, tốn đủ thứ tiền như chích ngừa, tỉa lông, cắt móng, thức ăn, đăng ký gắn chip nơi cổ…chứ không đơn giản như nuôi ở Việt Nam.
 
 Sau nhiều thủ tục nhiêu khê, vừa mất thời gian, vừa tốn tiền như phải chứng minh có nhà riêng, có sân, đủ chỗ cho chó chạy, nhẩy, xin giấy chứng nhận là người thương yêu súc vật, có thu nhập vững chắc…Bảy Chà rinh ở Humane Society được một con chó loại Labrador đực, 2 tuổi rưỡi về nhà.
 
 Theo lời dặn của nhân viên ở Humane Society, Bảy Chà ra tiệm mua đủ sách nói về đặc tính các loài chó, cách chăm sóc, dậy dỗ, huấn luyện…nhất là sách nói về loại Labrador, dù con chó xin đã được các nhân viên chăm sóc, dạy dỗ căn bản.
 
 Bảy Chà đặt tên con Labrador xin được là Manu (gọi tắt từ chữ Manuell) thay cho cái tên Mina mà các nhân viên ở Humane Society đặt cho nó. Nuôi được mấy tháng, Bảy Chà thấy con Manu khôn dàn trời nên gửi nó đi huấn luyện thêm 2 lần, mỗi lần kéo dài một tuần lễ, tốn cũng bộn bạc.
 
 Sau 2 đợt huấn luyện bổ túc đó, ngày hai bận Bảy Chà dẫn nó đi dạo, chơi đùa, lo lắng, chăm sóc nó như đã từng làm với 2 đứa con gái khi tụi nó còn nhỏ, ngược lại Manu trở thành một kẻ vừa là bạn, vừa là bảo vệ cho Bảy Chà.
 
 Đi đâu Bảy Chà cũng dẫn con Manu theo, trừ trường hợp bắt buộc phải để nó ở nhà như những lúc đi làm. Đang chạy chiếc BMW 325i còn mới , Bảy Chà bán đi, mua chiếc Daihatsu 5 cửa, lót ổ, lấy chỗ cho Manu nằm mỗi khi phải dùng xe.
 Chiều thứ sáu, đến chơi tại nhà một người bạn, Bảy Chà đem Manu theo. Lúc mở cửa xe, bắt tay Hùng Sùi, một tên bạn học cũ cũng là khách, không hiểu vì lý do gì, Manu kêu lên gừ gừ trong miệng, nhìn Hùng Sùi đăm đăm khiến hắn hơi hoảng.
 
 Bảy Chà phải nạt một tiếng, Manu mới im nhưng vẫn nhìn Hùng Sùi gườm gườm.  Biết Tuấn Dế (gọi là Tuấn Dế vì hắn có cái tật...hay gáy), chủ nhà ghét chó nên Bảy Chà phải để Manu nằm trong xe.
 Bữa họp bạn diễn ra khá nhộn nhịp dù chỉ có cà phê, bia , mấy món nhậu sương sương như nem, chả lụa, gỏi, nước ngọt, bánh ngọt..., những người bạn bàn đủ thứ chuyện từ chuyện đồng chí X ở trong bộ chính trị của VN không bị kỷ luật đến chuyện phi cơ J-15 của Tầu cộng đã cất, hạ cánh thành công trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh..
 
 Không biết câu chuyện đưa đẩy thế nào mà Tuấn Dế, chủ nhà bất chợt buông một câu làm Bẩy Chà nóng mặt:
 - Mấy thằng Cộng sản VN là bọn hèn hạ như chó, chỉ giỏi làm tay sai Tàu cộng, đàn áp, bắt giữ, đánh đập dân chúng đi biểu tình yêu nước đòi Tầu cộng rút giàn khoan HY 981 khỏi thềm lục địa Việt nam.
 
 Mọi người trong bàn bật cười trong khi Bảy Chà tức tối vì thấy hai thằng bạn sỉ nhục loài chó, trong đó có cả con Manu nên bực mình lên tiếng:
 - Tụi mày so sánh như vậy là chẳng biết gì hết. Chó là loài vật thông minh, khôn ngoan, là người bạn trung thành nhất của con người. So sánh bọn CSVN với loài cho là một sự hạ nhục, làm mất danh dự loài chó không thể tha thứ được. Loài chó mà nghe, hiểu được, tụi nó sẽ táp hai thằng mày ngay.
 
 Hùng Sùi cười ha hả, cầm lon bia uống một hơi dài rối mới nói:
 - Mày mới nuôi chó đây. Nhà tao ở VN trên khu Xóm Mới, Gò Vấp đã từng nuôi bao nhiêu loại chó, tao thấy tụi nó có khôn ngoan chỗ nào đâu? Mja! Bạn bè, người quen đến nhà thì sủa ầm ĩ, còn bọn lái buôn đến mua chó thì con nào con nấy xếp re. Tao cũng đã thử dạy dỗ vài con nhưng không có kết quả. Không thấy con nào có vẻ khôn ngoan hết.
 
 Bảy Chà lắc đầu: - Nhà mày nuôi chó để kinh doanh. Khi dạy hay huấn luyện chó, mày vừa thiếu cái tâm, vừa không biết cách, làm sao có kết quả? Tao nuôi chó để làm bạn, giữ nhà. Hai chuyện khác nhau.
 
 Tuấn Dế chen vào:  - Bảy à! Mày nói loài chó khôn. Kể tao nghe thử xem con chó của mày khôn ra sao?
 
 Bẩy Chà gật đầu: - Để tao giải thích tại sao tao nói loài chó khôn ngoan, trung thành. Khi dạy, huấn luyện một con chó cũng giống như dạy một học trò.
 Mày đã từng là học trò chắc mày hiểu. Với những thầy, cô thật lòng thương yêu học trò, lúc nào cũng lo lắng, tận tình hướng dẫn, chăm sóc giáo dục, truyền bá kiến thức cho tụi mình thì mày có thương yêu thầy, cô đó và nghe lời họ không?  Loài chó cũng thế. Ở Việt Nam chúng ta ít thấy những con chó đặc biệt khôn, không phải vì chó VN ngu hơn các giống chó phương Tây. Chẳng qua chúng ta ít quan tâm và thiếu hiểu biết về loài chó nên không nhận thấy sự quan trọng trong cách nuôi và dạy thú vật.
 
 Đầu bàn kia đang nói chuyện ca sĩ Khánh Ly về VN hát trong đêm 9/5 lủm bộn bạc, thấy đề tài nuôi, dạy chó có vẻ hấp dẫn hơn nên ngừng chuyện Khánh Ly quay qua nghe Bảy Chà nói.
 
 Thấy mọi người có vẻ lắng nghe, Bảy Chà chậm rãi tiếp:
 - Muốn dạy một con chó thành công, đầu tiên là phải chăm sóc nó như một đứa con, cư xử với nó như một người bạn, tạo sự thông cảm giữa người và vật. Chó cũng biết biểu lộ tình cảm y như con người, biết lắng nghe, vui mừng, buồn giận…nhưng tuyệt đối không bao giờ oán trách, hận thù hay ghét bỏ người chủ cho dù họ có sa cơ, thất thế, nghèo đói cỡ nào đi nữa.
 
 Bảy Chà ngừng lại, uống một ngụm cà phê rồi tiếp: - Để tao đem con Manu vào biểu diễn cho tụi mày coi.
 
 Nói xong, Bảy Chà đứng lên ra ngoài xe đem con Manu vào. Thấy đông người nhưng Manu vẫn bình thường, nó đứng yên lặng nhìn mọi người khi Bảy Chà cột dây giữ cổ vào chiếc ghế đang ngồi.
 
 Khi Bảy Chà nói nhỏ:
 - Manu! ngồi xuống!
 
 Con chó lập tức ngồi xuống hai chân sau. Bảy Chà rút trong cái túi da để dưới chân ra một bao thực phẩm dành cho chó có hình những khúc xương nhỏ.
 Lấy ra một miếng, kín đáo trao cho Tuấn Dế, không để con Manu thấy, Bảy Chà nói: - Mày thẩy cho nó, xem nó có ăn không?
 
 Tuấn Dế làm theo lời Bảy. Miếng bánh hình khúc xương rớt xuống trước mặt Manu, nhưng con chó chỉ nhìn miếng bánh rồi ngước lên nhìn Tuấn Dế có vẻ dò hỏi.
 
 Bảy Chà nói: - Con Manu này không bao giờ ăn thực phẩm của người lạ khi chưa có lệnh của tao, cho dù có đói hay thèm cách mấy. Nó khôn hơn nhiều người, thấy cái gì của Tàu cộng rẻ cũng ham, từ thực phẩm đến hàng hóa…khuân tới tấp về nhà.
 
 Thấy mọi người bàn tán và nhìn mình, Manu quay sang nhìn Bảy Chà.
 
 Bảy Chà lượm miếng bánh lên, búng tay chóc một cái.
 Manu đứng dậy, Bảy nói nhỏ:
 - Đứng yên nghe!
 
 Nói xong Bảy đặt miếng bánh lên mõm con chó, nó vẫn đứng yên. Chờ chừng khoảng chục giây, Bảy Chà vỗ tay một cái, con Manu hất mõm tung miếng bánh lên rồi há miệng cho miếng bánh rớt vào miệng. 
 
 Bảy Chà ra lệnh: - Nằm xuống!
 
 Manu vừa nhai bánh vừa ngoan ngoãn nằm xuống. Mọi người vỗ tay khen ngợi. Bảy Chà ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi mới nói: - Bây giờ coi tao ra lệnh cho nó đi bắt tay từng người nghe.
 
 Bảy chà nói xong, đứng dậy tháo dây cột cổ con Manu ra lệnh: - Manu đi chào, bắt tay từng người coi!
 
 Manu đứng dậy, đi tới người ngồi cạnh Bảy Chà là Tâm Ve, ngồi xuống chìa chân trước, bên phải về phía Tâm Ve chờ đợi.
 
 Tâm Ve cười ha hả nắm bàn chân con chắc lắc lắc mấy cái rồi buông ra. Manu đứng lên đi tiếp đến người bên cạnh và lập lại cử chỉ đó.
 
 Cứ thế con chó lần lượt đi vòng quanh bàn bắt tay từng người một, nhưng khi tới trước mặt Hùng Sùi, con Manu đứng yên nhìn Hùng Sùi rồi quay lại nhìn Bảy Chà, có vẻ không muốn bắt tay.
 
 Bảy Chà tới bên cạnh, xoa đầu con Manu rồi chỉ tay về phía Hùng:
 - Manu! Bắt tay!
 
 Con chó ngần ngừ hai ba giây rồi đưa chân trước ra, có vẻ miễn cưỡng.
 Hùng Sùi nắm lấy chân nó lắc nhẹ một cái rồi buông ra. Mọi người ngạc nhiên nhìn Bảy Chà có ý hỏi.
 
 Bảy Chà giải thích: - Loài chó có linh tính như người vậy. Thằng Hùng hay đánh đập những con chó nó nuôi nên con Manu không ưa. Nó cảm thấy một sự nguy hiểm nào đó trên người thằng Hùng, nên lúc nãy ở ngoài xe nó, đã gườm thằng Hùng rồi. Nó không bắt tay thằng Hùng nhưng vì nghe lời tao nên nó miễn cưỡng làm thôi.
 
 Bảy Chà ngừng lại một lúc rồi tiếp:
 - Con Manu này thuộc loại Labrador, là giống chó săn. Có thể đánh hơi người, thú vật… từ xa hằng 3-4 dặm. Một lần vào dịp Christmas năm ngoái, con gái lớn tao lái xe về thăm. Còn cách nhà khoảng hơn một cây số thì xe hư. Lúc đó đã 9 giờ tối, đường xá vắng vẻ, tối thui, trời thì lạnh, con bé gọi điện thoại cho tao, điện thoại lại hết battery.
 
 Tao đang ngồi coi TV thì con Manu chợt sủa vang khiến tao ngạc nhiên vô cùng, bình thường con Manu rất hiếm khi sủa, kể cả khi có người lạ hay có chuyện gì ồn ào. Tưởng có chuyện gì đó ngoài đường, tao mở cửa bước ra ngoài nhìn quanh, thấy không có ai, quay vào thì con Manu lại chạy ra cửa, sủa tiếp.
 Tao la nó mà nó không im.
 
 Nhớ lại đứa con gái lớn có gọi điện thoại là tối hôm đó sẽ về tới nhà, tao linh cảm có chuyện gì đó xẩy ra cho con bé nên thay quần áo, dắt Manu theo, lấy xe chạy theo đường dẫn ra xa lộ kiếm. Ra tới chỗ đường Branham gần khúc Almaden Expressway thì thấy con bé đang đứng với chiếc xe hư ở hướng ngược lại, chưa bìết giải quyết ra sao, có nên bỏ xe ở đó đi bộ về nhà không?
 
 Tao nói cho con gái tao nghe là nhờ Manu sủa, tao mới lấy xe đi kiếm, nếu không thì không biết. Trước đó con gái tao ít để ý đến Manu, chỉ thỉnh thoảng vuốt ve nó thôi, nhưng từ chuyện đó nó thương con Manu ghê lắm, mỗi lần về nhà hay mua cho con Manu những bao gân bò cho nó gặm.
 
 Hùng Sùi chợt ngắt ngang lời Bảy Chà:
 - Mày mới nuôi chó mấy năm nay, sau ngày bà xã chết, sao rành dữ vậy?
 
 Bảy Chà nhìn Hùng, trả lời:
 - Đúng! Tao chỉ mới nuôi chó lần đầu tiên, có con Manu được gần 3 năm thôi, nhưng nhờ có thằng Mễ Franco gần nhà chỉ dẫn, lại mua thêm sách đọc nên cũng có một ít kiến thức về chó. Thằng Franco láng giềng của tao nuôi chó từ hồi nhỏ nên rất rành sáu câu.
 
 Bảy Chà ngừng lại làm một ngụm cà phê rồi mới tiếp: - Sau ngày vợ tao chết, cách đây khoảng 3 năm, một buổi chiều tao buồn quá, đi lang thang trong khu neighborhood thì gặp thằng Franco ở đối diện nhà tao dẫn chó đi dạo. Franco biết vợ tao chết đã hơn 2 năm trước, thấy tao buồn, nó mới khuyên nên kiếm con chó làm bạn. Hồi nào tới giờ là láng giềng, hơn chục năm gặp nhau chỉ chào hỏi, nói chuyện nắng mưa vài ba câu xã giao thôi chứ không hơn. Bữa đó, tự nhiên nó rủ tao về nhà nó uống bia, tao đi theo nó.
 
 Về nhà Franco, sương sương vài ba chai bia, nó mới moi ra một mớ sách nói về chó cho tao coi rồi nói tao nên có một con làm bạn. Nó nói chó là người bạn chí tình nhất, trung thành nhất, sẵn sàng hi sinh mạng sống để bảo vệ cho mình trong bất cứ lúc nào, khi giàu sang cũng như khi cơ hàn, nghèo đói…
 Khi chúng ta thành công, giàu có, sang trọng.. chúng ta dễ có nhiều bạn bè ân cần, thân thiết, nhưng khi ta sa cơ, lỡ vận, trở nên nghèo khổ… có thể chính những người bạn thân thiết đó của ta sẽ quay lưng lại với chúng ta, thậm chí hãm hại chúng ta nữa. Ngay cả vợ chồng, con cái những người chúng ta hết lòng thương yêu thì cũng có thể một lúc nào đó trở thành kẻ vô ơn, phụ bạc…Nhưng loài chó thì không bao giờ. Dù chúng ta là tổng thống, bộ trưởng, giám đốc nhà băng… hay là kẻ ăn mày, vô gia cư, nghề nghiệp… khi đã nuôi một con chó thì nó luôn là bạn, là kẻ đồng hành với chúng ta cho đến khi chết.
 
 Để tao kể tụi mày nghe về con Berger Đức tên Berti mà Franco nuôi trước khi dọn về khu nhà tao ở. Vì câu chuyện nó kể mà tao quyết định nuôi chó.
 
 Đầu thập niên 80, San Jose còn vắng vẻ, thưa thớt, thung lũng điện tử chưa phát triển như hiện nay. Một buổi chiều cuối năm, trên đường đi làm về nhà, Franco ghé vào một cây xăng mua vài thứ lặt vặt thì thấy một con berger nhỏ, chừng 7-8 tháng đứng run rẩy ở hàng rào như chó không chủ vì không thấy cái khuyên đeo cổ register ( thời gian đó chưa có chip cho chó như sau này ).
 
 Nhà Franco nuôi chó từ nhỏ nên Franco hiểu biết tính khí nhiều loài chó cũng như luật lệ. Nó lại gần con chó ngoắc ngoắc ngón tay, con Berger có vẻ mừng rỡ chạy về phía nó.
 Thấy con chó dường như đang bị lạnh và đói, Franco vuốt ve, xoa đầu nó vài cái, nói nó đứng yên rồi vào bên trong quầy trả tiền, mua những thứ cần thiết,bình sữa ½ Gallon, bao snack cho chó, xin một cái ly giấy.
 
 Trở ra, Franco thấy con chó có vẻ đang chờ, nên khui hộp sữa rót vào ly, đặt xuống đất. Con Berger chạy tới liếm thật nhanh, có lẽ quá vội nên làm đổ ly sữa. Franco lượm lên rót ly khác. Lần này con Berger biết nên liếm từ tốn hơn nhưng chưa đầy một phút cũng đã hết ly sữa. Franco xé bao snack, trút ra tay vài miếng, đưa ra trước mặt, nó liền há miệng táp ngay nhưng hoàn toàn không chạm vào tay Franco.
 
 Franco trút hết bao snack xuống đường rồi trở lại xe. Nó không có ý định đem con berger về nuôi vì hai vợ chồng đang có con nhỏ, bận bịu suốt ngày.
 
 Không ngờ vừa mở cửa, chưa bước lên xe đã thấy con berger đứng bên cạnh, Franco suy nghĩ, do dự một lúc rồi nói:
 - Get in! (Vào đi)
 Thật lạ. Con berger như hiểu ý, nhẩy ngay lên xe, phóng qua ghế bên phải. Thế là từ lúc đó Franco nuôi con berger, đặt tên nó là Berti sau khi đưa đi khám bệnh, chích ngừa, gắn chip register….
 
 Lúc Berti được khoảng 2 tuổi, Franco gửi nó đi huấn luyện 2 tuần lễ ở trung tâm nuôi dạy chó. Berti rất khôn và dễ dạy, trở về biết làm nhiều trò, rất ngoan ngoãn, nghe lời, nên vợ chồng Franco và thằng con trai 8 tuổi rất thương nó.
 Berti cũng trở thành cận vệ của thằng Martin, con trai Franco.
 
 Mỗi khi đi ra đường có thằng bé, nó luôn đi bên cạnh chứ không sục sạo vào các bụi cây hay chạy loanh quanh như khi chỉ có 2 vợ chồng Franco và đứa con nhỏ. Tuy nhiên, hễ có người lạ lại gần hai vợ chồng Franco là lập tức nó quay trở lại đứng gần Franco ngay.
 
 Berti ở với Franco được hơn 14 năm thì chết. Lúc biết mình sắp chết, Berti bỏ nhà đi tìm một bụi cây rậm rạp trong khu đất cách nhà hơn 300 thước, gần con đường đất mà Franco cùng gia đình hay đi dạo, nằm chờ chết.
 
 Buổi chiều đi làm về không thấy Berti đâu, Franco hỏi vợ và 2 đứa con, không ai biết. Tìm khắp nhà không thấy, Franco ngạc nhiên vô cùng. Thấy trời còn sáng, Franco và 2 đứa con trai vội vã đi lòng vòng các khu chung quanh, vừa đi vừa gọi tên Berti.
 Sau gần ½ tiếng đồng hồ thì thấy Berti đang nằm trong bụi cây, dương cặp mắt buồn rầu nhìn họ.
 
 Martin, con trai lớn của Franco giờ đã thành một thanh niên cao lớn, gọi nó ra rồi vác nó lên vai đem về nhà. Hai ngày sau Berti chết, trước lúc chết nó nằm dưới chân Franco khóc sướt mướt, nước mắt chẩy ra ướt cả cái sàn gỗ.
 
 Đã có nhiều kinh nghiệm nuôi chó, Franco vuốt ve con Berti rồi nói với nó:
 
 -Thôi Berti! Nhiệm vụ bảo vệ tao và gia đình đã hoàn thành. Giờ mày được tự do và có thể ra đi.
 
 Lúc đó Berti mới ngưng khóc. Chừng nửa giờ sau nó ho lên mấy tiếng nho nhỏ rồi nắm im.
 
 Cả đám bạn ngồi yên lặng nghe câu chuyện con Berti từ đầu tới cuối, không ai nói tiếng nào.
 
 Bảy Chà nói tiếp:  - Loài chó, ngoài đặc tình trung thành còn có khả năng đánh hơi, phân biệt được từ 300-600 mùi khác nhau tùy theo chủng, loại.
 Chính vì thế mà ở nhiều nước, người ta huấn luyện chó tìm cocain, chất nổ…hay dùng vào việc tìm nấm Truffle, loại nấm đắt tiền nhất trên thế giới với giá khoảng từ 800 đến 4.000 USD một kg. Tìm nấm Truffle là đặc điểm của loài chó Lagotto Romagnolo.
 
 Thấy cả bàn yên lặng, Tâm Ve chợt hỏi:- Bảy! Chó có bị bệnh lú lẩn Alzheimer không?
 
 Bảy Chà gật đầu: - Có chứ! Y chang như người vậy. Trung bình tuổi thọ của chó khoảng 13-16 năm. Cũng có con sống lâu hơn. Khi đó nó cũng bị quên như người vậy.
 Tâm Ve hỏi thêm:  - Làm sao nhận ra nó bị Alzheimer? Khi bị lú lẩn nó có trở nên nguy hiểm, cắn, sủa bậy không?
 
 Bảy Chà cười: - Người bị Alzheimer sinh hoạt như thế nào thì chó cũng vậy. Khi bị Alzheimer nó không còn nhận ra chủ nữa. Những con chó được dạy dỗ, huấn luyện thuần thục thì ngay cả khi bị lú lẩn, lúc nào cũng hiền hòa, chỉ phản ứng khi bị tấn công hay cảm thấy nguy hiểm gần kề.
 
 Theo lời Franco, con Berti của hắn nuôi vừa chớm bị Alzheimer thì chết nên vẫn còn nhớ chủ là ai.
 
 Triệu chứng của nó là thỉnh thoảng khi Franco nằm trên ghế sa lông ngủ, nó nằm dưới chân không thấy, tự nhiên chạy lục xục khắp nhà tìm, làm Franco giật mình tỉnh giấc.
 
 Ngồi dậy, lên tiếng gọi nó. Thấy chủ, thế là nó mừng rỡ chạy tới, ngoan ngoãn nằm xuống dưới chân.
 
 Bảy Chà ngừng lại, uống hết lon nước ngọt rồi nói tiếp:  - Loài chó trung thành, khôn ngoan, can đảm… như vậy mà đem so sánh với những con người gian ác, phản bội, đê hèn, tham lam.. như bọn cộng sản Viêt Nam thì hóa ra sỉ nhục danh dự loài chó quá thể.
 
Thạch đạt Lang

______________


Đỗ Hứng gởi