Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




Chú Đại Bi tiếng Phạn


BA NGƯỜI PHỤ NỮ GẶP PHẬT - HỮU DUYÊN VÀ VÔ DUYÊN VỚI CHÁNH PHÁP
 

Sau khi thấy khát ái,
Bất lạc và tham đắm,
Không thể có ưa muốn,
Ðối với sự dâm dục.
Sao, với bao đầy tràn,
Nước tiểu, phân uế này,
Ta không có ước muốn,
Với chân động chạm nó.

Màgandiya: 836. Nếu Ngài không ước muốn:

Ngọc báu như thế này,
Nữ nhân được mong cầu,
Bởi rất nhiều đế vương,
Hãy nói như thế nào,
Là tri kiến của Ngài,
Giới cấm và sinh mạng,
Cùng sự hữu phát sanh.

Thế Tôn: 837. Thế Tôn liền trả lời, Cho Màgandiya,

Với Ta không có nói,
Ta nói như thế này,
Sau khi quán sát kỹ
Sự chấp thủ trong pháp,
Trong tất cả tri kiến,
Ta không có chấp trước,
Ta thấy sự cất chứa,
Tịch tịnh trong nội tâm.

Màgandiya: 838. Màgandiya nói:

Các lý thuyết quyết định,
Ngài nói vị ẩn sĩ,
Không nắm giữ thuyết nào.
Còn về ý nghĩa này,
Của hai chữ nội tịnh,
Thế nào là bậc Hiền trí,
Hiểu biết hai chữ ấy?

Thế Tôn: 839. Thế Tôn nói như sau:

Này Màgandiya,
Không phải từ tri kiến,
Từ truyền thống, từ trí,
Không phải từ giới cấm,
Thanh tịnh được đem đến.
Người ta nói như vậy,
Nhưng cũng không phải là
Không kiến, không truyền thống,
Không trí, không giới cấm,
Từ bỏ tất cả chúng,
Không chấp thủ sự gì,
Bậc thiện không y chỉ,
Không ước muốn sanh hữu.

Màgandiya:840. Màgandiya nói:

Nếu không từ tri kiến,
Từ truyền thống, từ trí,
Không phải từ giới cấm,
Thanh tịnh được đưa đến.
Người ta nói như vậy,
Cũng không phải không kiến,
Không truyền thống, không trí,
Không giới luật giới cấm,
Thanh tịnh được đem đến
Con nghĩ rằng pháp vậy,
Là pháp kẻ ngu si,
Vì rằng thật có người,
Nhờ kiến đến thanh tịnh.

Thế Tôn: 841. Thế Tôn nói như sau:

Này Màgandiya,
Nếu y vẫn tri kiến,
Ông còn tiếp tục hỏi,
Chính do những chấp thủ,
Ði đến sự ngu si,
Từ đó, Ông không thấy,
Một chút gì về tưởng,
Do vậy, Ông chớ thấy,
Tất cả là ngu si.

842. Bằng ta thắng hơn ta,
Hay thấp kém hơn ta,
Ai suy nghĩ như vậy,
Do vậy đấu tranh khởi,
Ai không bị dao động
Bởi ba vấn đề ấy,
Như vậy, đối vị ấy,
Không bằng, không thù thắng.

843. Sao Bà-la-môn ấy
Lại nói: "Ðây sự thật ",
Ðây chính là nói láo,
Ðể gây nên tranh luận,
Với ai không hề có,
Bằng nhau, không bằng nhau.
Do đâu nó có thể,
Mắc vào tranh luận được.

844. Ðoạn tận mọi nhà cửa,
Sống là kẻ không nhà,
Ẩn sĩ không thân thiết,
Với một ai ở làng,
Trống không các dục vọng,
Không xem trọng sự gì,
Không nói chuyện tranh luận,
Với một ai ở đời.

845. Vị ấy sống viễn ly,
Mọi sự việc ở đời,
Bậc Long tượng không chấp,
Và không nói đến họ.
Như hoa sen có gai,
Sanh ra ở trong nước,
Không bị nước và bùn
Mắc dính và thấm ướt.
Như vậy bậc ẩn sĩ,
Nói an tịnh, không tham,
Không bị dục và đời,
Mắc dính và thấm ướt.

846. Bậc trí, không do kiến,
Cũng không do thọ tưởng,
Ði đến sự kiêu mạn,
Không có tham dự vào,
Không để cho hành động,
Cho truyền thống dắt dẫn,
Không để bị chi phối,
Trong trú xứ của ý.

847. Người không ưa thích tưởng,
Không có bị trói buộc,
Vị được tuệ giải thoát,
Không có sự si mê,
Và những ai chấp thủ,
Tư tưởng và tri kiến,
Người ấy sống xung đột,
Với mọi người ở đời.”


Khi bài pháp thâm diệu này kết thúc, cả hai vợ chồng Bà-la-môn Magandiyaa đã thấy pháp, liễu ngộ chánh pháp và phát sinh trí tuệ khiến họ buông bỏ những chấp thủ trong thế gian. Tuy nhiên, cô con gái 16 tuổi mỹ miều của họ lại có tâm thức còn rất sơ khai, đầy chấp thủ vào thân tướng của nàng. Chỉ nghe những câu đầu tiên, cô gái ngay lập tức nghĩ rằng vị Sa môn trẻ tuổi và đẹp trai kia chê bai cô là “túi da chứa đầy đồ bất tịnh”. Điều này khiến cho tâm thức của cô Magandiyaa kiêu hãnh cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Cô cho đó là sự xúc phạm đối với cá nhân cô, con người cô, vv và không thể nào nghe và hiểu phần tiếp theo của toàn bộ cuộc hội thoại. Cũng từ đó nàng có ác cảm đặc biệt với Đức Phật, trong khi đó thiện cảm của cha mẹ nàng đối với vị Sa môn có dung mạo khác người kia càng ngày càng tăng trưởng.

Sau cuộc gặp gỡ lịch sử này, cha mẹ của Magandiya đã phát tâm xuất gia, từ bỏ gia đình và những thủ chấp liên hệ đến thân kiến, tài sản, giai cấp ,địa vị, vv. Vì con gái chưa thành gia thất nên họ đã gửi nàng dưới sự bảo trợ của người chú tên là Cula-Magandiya cùng với tất cả tài sản mà họ đang có. Người chú đầy tham vọng của Magandiya nhân cơ hội này đã tiến dẫn cô cháu gái sắc nước hương trời vào cung cho vua Udena của xứ Kosambi. Không bao lâu sau, Magandiya đã được đưa lên vị trí hoàng hậu thứ hai (vì vua Udena đã có chánh cung hoàng hậu). Thật không may cho nàng, với địa vị và quyền lực mới có, Magandiya đã dùng nó để làm nhiều việc không tốt đẹp.

Vốn có ác cảm với Đức Phật và các đệ tử của ngài, khi nghe tin Đức Phật và đệ tử của ngài là Ananda đến Kosambi hoằng pháp, thứ hậu Magandiya đã thuê người đến lăng mạ và phỉ báng đức Phật khi ngài và tôn giả Ananda đi khất thực. Mấy hôm liền đức Phật và ngài Ananda đi khất thực trong thành Kosambi nhưng chỉ nhận được những lời phỉ báng, lăng mạ vô cớ. Thậm chí có những tên du đảng còn ném vỏ chuối hay đồ dơ về phía có Phật và Ananda trên đường. một hôm, không kham nhẫn nổi với cách đối xử thù nghịch, hạ tiện của đám người không rõ từ đâu cứ đi theo gây khó dễ và chọc giận, tôn giả Ananda đã bạch Phật rằng:

-- Bạch Đức Thế Tôn, dân chúng thành Kosambi chưa đủ nhân duyên để gặp chánh pháp… họ thấy bậc Đạo sư mà tỏ ra bất kính và cư xử rất côn đồ như thế này thật tội nghiệp…Hay là chúng ta hãy đi đến một nơi khác để giáo hóa…

Đức Phật điềm nhiên hỏi Ananda:
_ Ananda định đi đâu?
_ Bạch Thế Tôn chúng ta có thể du hành đến một thị trấn khác…
_ Ananda nếu ở đó cũng có người lăng mạ, quấy rối chúng ta thì sao?
_ Thưa, thì chúng ta đi nữa. Cõi Diêm phù đề vốn rộng lớn. Trong nhiều vùng có những người có tín tâm và cư xử tốt đẹp với Thế Tôn và các hàng Sa môn đi khất thực như chúng ta.
_ Ananda Như Lai sẽ không vì những chuyện như thế này mà bỏ đi. Ananda nghĩ sao: nếu một vị lương y treo tấm biển trước cửa tiệm như thế này: “Tôi chỉ chữa bệnh cho các bệnh nhân bị bệnh nhẹ hay vừa mà thôi”. Vị lương y đó có phải là một thầy thuốc giỏi không?

_ Chắc chắn người như vậy thì không phải là thầy thuốc giỏi. Một lương y giỏi thì sẽ chữa bệnh cho tất cả mọi ca, dù bệnh nặng hay nhẹ, ngay cả những ca khó chữa trị nhất cũng có thể đảm nhiệm.

_ Này Ananda, Như Lai là một lương y giỏi. Dân chúng trong thành có bệnh tà kiến rất nặng. Như Lai cần phải có mặt ở đây một thời gian để đem chánh kiến đến với họ. Hơn nữa, những chuyện mạ lỵ cản trở như thế này với một bậc Toàn Giác (Sammasambuddha) không thể kéo dài quá bảy ngày…

Đúng như lời Thế Tôn đã tuyên bố, sau một tuần sự việc đã được dàn xếp ổn thỏa. Và không lâu sau, tại thành Kosambi đã có một tu viện nổi tiếng để mỗi lần Đức Phật và chư Tăng ngự đến có nơi để nghỉ ngơi và hoằng pháp. Đó là tu viện Ghosikarama, được cúng dường bởi quan đại thần triệu phú Ghosika.


HOÀNG HẬU Sāmāvati - ĐỆ NHẤT TÂM TỪ VÀ DIỆU NĂNG CỦA LÒNG TỪ

Sāmāvati là con gái của một vị thương buôn giàu có ở thành Sekata. Khi nàng còn là một đứa bé, có một trận dịch hạch xẩy ra nơi thành phố mà gia đình nàng cư ngụ. Cha mẹ nàng dẫn con gái chạy trốn khỏi vùng dịch hạch. Cha nàng có một người bạn thời trẻ tuổi, nay là một người thành đạt tại thành Kosambi. Vì vậy họ quyết định đi đến thành Kosambi để cầu cứu giúp đỡ. Thật không may, trên đường đi khó khăn họ đã phải từ bỏ tất cả tài sản mang theo. Khi họ đến gần thành Kosambi thì cả cha và mẹ nàng đều đã kiệt sức.

Sāmāvati đến chỗ cấp thức ăn cho người chạy nạn và cơ nhỡ. Cô bé xin ba phần ăn. Thật không may, đêm hôm đó cha nàng đã qua đời vì thấm bệnh. Hôm sau, cô bé lại đến chỗ phát chẩn và xin hai phần ăn. Nhưng tai họa vẫn không tha gia đình nàng. Đêm đó vì đau buồn và cũng thấm mệt, mẹ nàng lại qua đời. Hết sức buồn đau, hôm đó Samavati lê bước đến nơi phát chẩn và chỉ yêu cầu một phần ăn mà thôi. Người phát thức ăn lấy làm ngạc nhiên và hỏi cô bé với giọng điệu châm biếm:

_Sao, cô gái trẻ. Hôm nay cô ăn đủ no rồi nên chỉ xin một phần ăn thôi phải không?
Trong nước mắt chan hòa, Sāmāvati giải thích cho ông ta biết hôm đầu tiên cô xin cho cả cha và mẹ. Nhưng cha cô đã qua đời đêm hôm trước, nên hôm qua cô chỉ xin hai phần, cho mẹ và cô. Nhưng thực đau buồn, đêm qua mẹ cô cũng theo cha đến thế giới khác.Chỉ còn lại mình cô côi cút trên đời… nên hôm nay cô chỉ lấy một phần ăn mà thôi.


Nghe câu chuyên thương tâm của cô bé, lại thấy cô xinh đẹp, thông minh và rất tự chủ, người phụ trách phân phối thức ăn đem lòng cảm mến và nhận cô bé làm con nuôi. Vốn thông minh và lanh lợi, Sāmāvati đã nhanh chóng đứng vào vị trí người cố vấn và phụ tá cho cha nuôi trong việc phân phát thức ăn cho người bần cùng, cơ nhỡ. Nhận thấy nơi phát chẩn người vào và ra chen lấn lẫn nhau rất không qui cũ, Samavati đề nghị với cha nuôi cho cô làm hàng rào ngăn cách người đi vào và người đi ra sau khi lấy thức ăn. Với sự trợ giúp của cô gái trẻ, nơi phát chẩn không bao lâu đã có qui củ và bớt ồn ào, bớt chen lấn náo động đi rất nhiều. Người thí chủ thực sự của nơi phát chẩn này là quan đại thần Ghosika, một tín đồ thực hành theo lời Phật dạy về bố thí và nhân hậu.


Một hôm đại nhân Ghosaka đi thăm nơi phát chẩn và ngạc nhiên nhận ra sự khác biệt của không khí nơi này. Rất hài lòng, ông cho gọi người quản lý phát chẩn đến và hỏi vì sao nơi đây nay sạch sẽ và qui củ hơn trước như vậy. Vị quản lý này không dấu được niềm tự hào đã kể cho ông chủ nghe về người con gái nuôi mà mình mới nhận không bao lâu, và ông đã may mắn như thế nào vì có sự trợ giúp rất có tổ chức của cô bé.


Đại nhân Ghosaka rất tò mò muốn gặp cô bé Sāmāvati. Khi diện kiến, Ghosika hỏi tên tuổi và quê quán của cô. Samavati nói cho ông biết tên cha mẹ và quê quán. Đầy xúc động, Ghosaka nhận ra cha cô bé chính là người bạn thủa trai trẻ năm xưa của mình. Ông điều đình với người quản lý để nhận Samavati làm con nuôi và đưa cô về dinh thự của ông – một đại phú là quan thủ kho của vua Udena xứ Kosambi. Trong nhà cha nuôi mới, Sāmāvati được đối xử như tiểu thư lá ngọc cành vàng. Nàng được cấp cho một đoàn tùy tùng bao gồm các cô gái hầu và làm bạn với các tiểu thư con nhà danh giá khác trong thành.

Một hôm Sāmāvati cùng 500 trăm thiếu nữ tùy tùng đến tham dự một lễ hội do vua Udena tổ chức. Dáng vẻ thuần khiết và yểu điệu nhưng vẫn rất tự tin đoan chính của tiểu thư Sāmāvati đã làm trái tim vị quân vương rung động dữ dội. Nàng đã bị đức vua Udena của xứ Kosambi trông thấy và đem lòng si mê.


Triệu phú Ghosaka, cũng là một vị quan đại thần gần gũi vua đã nhiều năm, biết vua là người có bản ngã rất lớn, tính cách hung bạo, háo sắc, vv, nên không muốn cô nghĩa nữ yêu quí trở thành một trong những phu nhân của vua. Tuy nhiên vua Udena đã tìm mọi biện pháp bắt ép cha nuôi nàng phải để cho Sāmāvati vào cung làm phi tần. Đại nhân Ghosaka tìm mọi lý do để từ chối yêu cầu của ông vua bạo ngược. Kết quả là ông bị cách chức và tịch biên tài sản, cùng với cái án phải bị đày ra nơi biên địa. Khi biết nghĩa phụ vì mình mà phải chịu nhiều thiệt thòi và oan ức cho cả gia đình ông, Sāmāvati đã tự nguyện tiến cung và với điều kiện là vua Udena phải phục hồi tài sản và địa vị cho nghĩa phụ của nàng, triệu phú quan thủ khố Ghosika.

Được nạp cung, Sāmāvati vẫn giữ bản chất thuần hậu và trung trinh của nàng. Khi đã trở thành ái phi của vua Udena, trẻ -đẹp và quyến rũ cùng với nhiều phẩm chất tốt khác nên Sāmāvati rất được vua yêu. Udena đã đưa bà lên vị trí hoàng hậu thứ ba của ông. Điều đó cũng khiến cho một bà phi khác trong hậu cung, Magandiya, một phụ nữ Bà la môn xinh đẹp tuyệt trần nhưng kiêu kỳ, ngạo mạn, nhiều mưu chước và hay ghanh tỵ, trở nên rất tức tối với ân sủng của Sāmāvati. Khi được biết Sāmāvati là một đệ tử thuần thành của Phật, thường thực hành tâm từ, dạy các cung nữ thực hành tâm từ và các tâm bác ái khác, Magandiya càng thêm đố kỵ. Bà phi này vốn thù Phật vì một sự cố trong quá khứ, khi cha mẹ Magandiya muốn Phật (lúc đó mới mới ngoài ba mươi, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp vv) lấy cô con gái mỹ miều có một không hai của họ. Đức Phật đã từ chối thẳng thừng bằng một bài pháp (đã trích dẫn) , sự nguy hiểm và ràng buộc thấp hèn của nhục dục, về sự nhàm chán thế gian, vv. Tiểu thư Magandiya chỉ nghe được một phần của bài pháp về sự nhơ nhớp của thân xác, vv, nàng liền nổi giận cho rằng ông sa môn đẹp trai đang khinh khi phỉ báng riêng nàng chỉ vì nàng đẹp! (Bao nhiêu trong chúng ta thỉnh thoảng cũng khởi bất thiện tâm, làm bất thiện nghiệp như cô gái ngu ngốc này.) Khi đã trở thành hoàng hậu của xứ Kosambi, dưới sự bảo kê của vua Udena, bà phi này không từ một cơ hội nào để trả thù Phật và các đệ tử của ngài. Và bây giờ, nàng xem Sāmāvati là tình địch và kẻ thù không đội trời chung của nàng.

Một đêm, khi đến thời điểm vua Udena sẽ vào giải trí và ngủ trong cung của hoàng hậu Sāmāvati, Magandiya liền bắt một con rắn độc nhỏ bỏ vào trong hộp đàn của vua mà bà biết vua sẽ chơi cây đàn đó khi vui vẻ với Sāmāvati. Đúng như tiên liệu của Magandiya, khi vào cung của Sāmāvati, vua Udena đem cây đàn ra chơi trong lúc các cung nữ đang sửa soạn cho một dạ tiệc. Con rắn bị nhốt trong thùng đàn bò ra khi nắp đàn được mở ra. Nó giận dữ lao vào tấn công nhà vua. Vua kinh hãi và tức giận né trách được con rắn, nhưng trong cơn tức giận, lại có người của Magandiyaa phụ họa rằng con rắn là do hoàng hậu Sāmāvati bỏ vào với mục đích làm hại vua. Vua Udena liền rút cung tên ra và nhắm vào hoàng hậu Sāmāvati kéo cung bật tên. Kỳ lạ thay, mũi tên không cắm vào người hoàng hậu mà mất lực và rơi xuống đất dưới chân nàng.

Vua Udena rất đỗi ngạc nhiên. Ông vốn là một xạ thủ nổi tiếng, lẽ nào chỉ trong một căn phòng, mục đích lại ngay trước mắt mà mũi tên của ông không thể hại được đối tượng? Chắc phải có duyên cớ gì đây… Vua tìm hiểu và được biết trong khi vua nổi giận đùng đùng, trong khi Magandiya và người của bà ta vu oan giá họa cho Sāmāvati, vị hoàng hậu đặc biệt này chỉ lặng thing phát triển tâm từ đến tất cả các đối tượng đang có mặt trong phòng. Nội lực tâm từ của nàng đã đi đến chỗ thiện xảo và thâm diệu, mạnh mẽ đến mức tạo ra một từ trường khiến mũi tên không thể xuyên thấu vào. Những mũi tên lao đi trong cơn giận của vua đã rơi xuống đất dưới chân nàng.

Với mọi mưu chước của Magandiya, Sāmāvati vẫn chỉ trải tâm từ đến nàng và đến ông vua nóng nảy Udena, người bị Magandiya ton hót xúi bậy. Sāmāvati khôn khéo dạy các cung nhân dưới trướng bà cùng thực hành tâm từ, cùng học hỏi giáo pháp từ một nữ thiện tín (Khujjutarā) người được ra ngoài nghe pháp từ kim khẩu Đức Phật. Họ đã cùng nhau phát triển tâm từ vững mạnh đến độ mũi tên của ông vua bạo ngược không thể hại họ. 

Nhưng một ngày, khi vua đang đi dẹp loạn ở vùng biên ải, Magandiya đã cho quyến thuộc của nàng đến lập mưu chước và đốt cháy cung điện có Sāmāvati và 500 cung nữ dưới trướng bà. Tất cả thân xác họ đều bị chết cháy nhưng tâm hồn cao thượng của hoàng hậu Sāmāvati và các cung nữ dưới sự hướng dẫn của bà đều đã giải thoát khỏi bốn đường ác đạo (địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh và quỉ thần Atula). Một số cung nữ đã nhập quả thánh thứ hai, và hoàng hậu Sāmāvati đã đắc quả bất lai, tái sinh vào cõi Tịnh cư Thiên. 

Như vậy trong những trường hợp hiểm nguy không lối thoát, những người thực hành tâm từ, có tâm đã phát triển tốt, vẫn đủ khả năng làm chủ tâm mình và luôn hướng thiện. 

Khi được tường thuật về cái chết của thánh nữ Sāmāvati, Đức Phật đã cảm thán nói lên bài kệ: 

Tinh cần (trong thiện pháp) là con đường đến bất tử
Thất niệm (khiến ác tâm lộng hành) là con đường đến tai ương.
Người tinh cần sống trong bất tử
Kẻ thất niệm sống như đã chết.

Câu chuyện cảm động về hoàng hậu Sāmāvati, người có nghị lực vươn lên trong những tình huống éo le nhất của cuộc đời (mất cha mẹ từ nhỏ, phải đi xin ăn, nhưng nhờ sự chân thực và tài tổ chức, cô bé đã được một triệu phú để ý và nhận làm con nuôi). Dù đã từng gặp rất nhiều nghịch cảnh trong đời, nàng vẫn luôn can đảm, nhân hậu và từ bi. Đức hạnh của nàng được Đức Phật tuyên bố là nữ đệ tử cao thượng nhất trong hạnh tâm từ (aggam mettāvihārinam) (A.i.26). 

Tấn bi kịch trong hậu cung vua Udena không dừng lại ở đó. Nhân quả nghiệp báo của quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau tạo ra tấm thảm kịch khi quyền lực và vô minh cùng đồng hành. Vương phi Magandiya sau khi hãm hại tàn khốc người mà nàng cho là “địch thủ”, rất đắc ý, thỏa mãn, chờ thời cơ để được tấn phong làm chánh cung hoàng hậu. 

Vua Udena trở về hoàng cung, được biết những gì đã xẩy ra thì rất đau xót. Ông thương tiếc hoàng hậu Sāmāvati bao nhiêu thì càng căm thù người đã hại hoàng hậu bấy nhiêu. Là một đấng quân vương, ông cũng có những mưu kế của mình khiến cho kẻ thủ ác phải sập bẫy. Ông đóng kịch ra vẻ vui thích khi nghe tin hoàng hậu Samavati và đoàn tùy tùng của nàng đã bị thiêu chết trong một vụ hỏa hoạn. Khi trò chuyện cùng Magandiya, ông nói rằng trẫm vốn nghi ngờ Samavati và người của cô ta từ lâu muốn hãm hại trẫm, tuy nhiên trẫm chưa có cơ hội để ra tay với cô ta, nay đã có người vì trẫm mà làm công việc đó. Người nào làm được việc lớn này quả là đáng được trọng thưởng. Thứ phi Magandiya như mở cờ trong bụng, không nghi ngờ gì, bà ta hí hửng khoe “công trạng” và khai luôn những người bà con tiếp tay cùng bà ta trong vụ hỏa hoạn giết người này. Vua Udena cho triệu những người bà con tòng phạm của Magandiya tới cung điện với chiếu chỉ là đến để nhận thưởng. Tuy nhiên, khi họ đã tập trung đầy đủ, vua Udena bắt họ chịu phạt tàn khốc cùng thứ phi Magandiya. Họ bị trói vào cọc sắt nung đỏ cho da thịt cháy xèo xèo, bị cưỡng bức ăn thịt nướng của chính mình. Và cuối cùng thì họ bị cày xới khi đang nửa sống nửa chết khi bị chôn nửa người. Hình phạt thật ghê rợn chưa từng có trong lịch sử.

Tuy nhiên việc trả thù này của vua Udena cho vị ái phi là hoàng hậu Samavati không làm hài lòng những người đệ tử Đức Phật. Những người có lương tâm và có học đạo tu tập tuy buồn cho những hành động ngu si của vương phi Magandiya, nhưng họ có lòng từ bi nên không nỡ thấy hình phạt tàn khốc của vua Udena lên những kẻ thủ ác. Sau hình phạt vua cũng không vì vậy mà cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Ông càng ngày càng rơi vào trầm cảm, cảm thấy như có sự trách móc của hoàng hậu Sāmāvati vì hành động tàn bạo của ông để trả thù cho nàng. Tự trong sâu thẳm, vua Udena biết hoàng hậu Sāmāvati không đồng tình với hình phạt mà ông đã giáng xuống kẻ thù của nàng. Trong trạng thái đó, vua đã chết trong cô đơn, sầu muộn cho những gì đã xẩy ra.


KHUJJUTARĀ - KHI NGƯỜI BẤT THIỆN HOÀN LƯƠNG

Khujjutara là người hầu của hoàng hậu Sāmāvati . Bà có tên như vậy vì lưng gù. Tuy gù lưng và xấu xí nhưng Khujjutara rất thông minh và linh lợi khác thường. Bà ta được hoàng hậu tin cẩn giao cho việc mua hoa và hương liệu để dùng trong cung mỗi ngày. Vì mục đích này, mỗi ngày bà ta được cấp cho một ngàn Masaka (đồng tiền vàng) để mua hương hoa. Nhưng Khujjutara chỉ dùng 500 để mau các thứ mà hoàng hậu dặn, còn lại 500 bà ta biển thủ. Có vẻ như hoàng hậu có biết việc làm ăn không minh bạch của bà, tuy nhiên vì bản tính nhân hậu, lại trọng vì những tài lẻ khác của người đàn bà gù này, nên hoàng hậu bỏ qua.

Một hôm Khujjutara trên đường ra chợ mua hương hoa cho hoàng cung như thường lệ, bà ta nghe dân chúng kháo nhau có bậc Đạo sư là Phật Cồ Đàm với những lời đồn tốt đẹp như đó là “Bậc Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng điều ngự trượng phu, Thiên Nhân Sư, Thế Tôn” đến viếng thăm thành Kosambi. Người ta rủ bà đi nghe pháp. Chưa vội về cung, còn thời gian rảnh rỗi Khujjutara đã đến giảng đường nghe pháp. Từng lời pháp nhũ thấm dần vào tâm hồn của bà khiến cho Khujjutara vô cùng xúc động trước lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật cùng sự hiện diện thanh tịnh của tăng chúng vây quanh ngài. Cuối thời pháp Khujjutara đã xin quy y Tam bảo. Cũng từ đó Khujjutara cảm thấy hối hận vì những hành động lừa dối trước đây của mình. Hôm đó bà dung tất cả số tiền mà hoàng hậu Samavati đưa cho để mua hương hoa cho nội cung.

Khi trở về, không chỉ hoàng hậu mà mọi người trong cung cấm đều ngạc nhiên trước số lượng và chất lượng của hương hoa được mua bởi Khujjutara. Khi được hỏi duyên cớ, Khujjutara đã quỳ gối trước hoàng hậu Samavati cầu xin sự khoan dung tha thứ của bà cho lỗi lầm ăn bớt tiền mua hương hoa trước đây. Khujjutara cũng nói cho hoàng hậu biết nay bà đã quy y, không thể tiếp tục sống không ngay thẳng như trước. Cách bà cư xử với mọi người xung quanh cũng thay đổi hẳn tốt đẹp hơn, điều đó làm cho hoàng hậu Samavati rất vui. Kể từ đó Samavati rất muốn được nghe pháp, học đạo và tu tập dưới sự chỉ dạy của Bậc Đạo sư. Tuy nhiên thân phận của các nương tử trong cung cấm không được phép ra ngoài. Vì điều ngăn cấm này, hoàng hậu Samavati đa sai Khujjutara đi nghe pháp thay mình.

Thật may mắn cho họ, Khujjutara có một trí nhớ rất tuyệt vời hơn người. Sau mỗi thời pháp, bà ghi nhớ thuộc lòng tất cả các chi pháp đã được thuyết giảng bởi Đức Phật. Khi trở về cung, hoàng hậu Samavati vì tôn kính Pháp nên đã làm sàng tọa cao quý cho Khujjutara ngồi lên thuyết lại những gì bà đã học được từ Đức Phật. Không chỉ thuyết pháp, bà còn học và hành tâm từ để truyền lại cho hoàng hậu và 500 cung nữ dưới trướng cảu Samavati. Họ cùng nhau thực hành phát triển tâm từ trong hậu cung. Sự thực hành của họ, nhất là của hoàng hậu Samavati đã đi đến chỗ thâm hậu và có diệu năng hóa giải hận thù như đa kể trong câu chuyện của Hh Samavati. 

4.9 Māgandiya Learns the Muni’s Life.
Buddha

As Craving with Longing and Lust had been Seen
no spark of desire existed for sex,
What then about this filled with piss and with shit—
That even with foot I’d not wish to touch!
māgandiya

If you don’t wish for a jewel such as this,
a woman desired by many lords of men,
what view do you hold, living by what rite,
by what vows to arise in what kind of life?
buddha

As nothing is grasped among various Dharmas,
so for me there is not any “This I proclaim”,
having seen but not grasped among many views,
through discernment among them I saw inner peace.
māgandiya

Among what’s constructed thoroughly knowing,
Ungrasping, O Sage, do you speak upon these,
“inward peacefulness”—what meaning has that,
how will the wise declare it to be?
buddha

Neither from views, not from learning or knowledge,
not from rites, or from vows, does purity come I say;
nor from no views, no learning, no knowledge acquired,
no rites and no vows—none of them at all,
Neither by grasping nor giving them up
is their peace unsupported, and no hunger “to be”.
māgandiya

If you speak then not of purity by views,
not by learning, not by knowledge, not rites and not vows;
nor from no views, no learning, no knowledge acquired,
by no rites and no vows—none of them at all,
then I think that this is very deluded Dharma,
for some depend on views as the source of purity.
buddha

Questioning repeatedly dependent on views,
grasped at again, you’ve arrived at delusion,
not having experienced even a tiny perception of peace,
so therefore you see this as very deluded.
Who as “equal” considers, “greater” or “less”,
conceiving others thus would dispute because of this;
but who by these three never is swayed,
“equal”, “superior” does not exist.
Why would this Brahmin declare “this is the true”,
with whom would he argue that “this is false”,
in whom there is not “equal”, “unequal”,
with whom would he join another in dispute?
With home let go, faring on in homelessness,
in villages the Sage having no intimates,
rid of sensual desires, having no preference,
would not with any arguments people engage.
Unattached, one wanders forth in the world,
a Nāga, ungrasping, would not dispute those,
just as the water lily, thorny-stemmed species,
sullied is not by water or mud,
even so is the ungreedy Sage proclaiming Peace,
unsullied by desires and pleasures in the world.
The Wise One’s not conceited by view or by intelligence,
for that one there is no “making-it-mine”;
and cannot be led by good works or by learning,
cannot be led away by mind-shelters of view.
For one detached from perception, there exist no ties,
for one by wisdom freed, no delusions are there,
but those who have grasped perceptions and views,
they wander the world stirring up strife.

  
 
On Mon, Oct 29, 2018 at 10:21 AM Hoa Thuong Thich Tue Minh <ttueminh@gmail.com> wrote:
 
---------- Forwarded message ---------
From: Hien Do <hienvando45@gmail.com>
Date: Mon, Oct 29, 2018 at 9:21 AM
Subject: Chú Đại Bi tiếng Phạn
To:
 
Ngày 19/9 Âm lịch hằng năm là ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát, mời nghe 3 biến Chú Đại Bi tiếng Phạn. 7 Hiền
 
Zone contenant les pièces jointes