Chữ Việt mất, nước Nam… vong
Bảo Giang
Ngày xưa cụ Phạm Quỳnh, một nhà văn học cổ võ cho chữ quốc ngữ từng nhắc: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn.” chỉ mấy hôm sau, Ông đã bị Hồ chí Minh làm thịt và vùi lấp xuống đầm bùn cùng với Tổng Đốc Quảng Nam là Ngô đình Khôi. Lý do, chúng bảo ông theo Pháp, nhưng đến hôm nay xem lại, rõ ràng Phạm Qùynh đã chủi trước cái thứ tiếng pha lộn với những mẫu tự F, Z… trong di chúc của Hồ chí Minh. Nói trắng ra, ông cổ súy cho ngôn ngữ và tinh thần thuần Việt mà bị Việt Minh thủ tiêu. Bởi lẽ, sau đó Đặng xuân Khu, rải truyền đơn kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ mà học lấy chữ Tàu, để theo Tàu.
Ai cũng biết, nước Nam ta từ xưa không hề có chữ viết riêng. Trước kia thì lệ thuộc vào chữ Tàu (chữ Nho). Sau này các cụ thêm vào những nét riêng để chế biến chữ Tàu thành chữ Nôm, ( gọi là chữ viết của riêng ta). Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, nhưng chữ Hán hầu như vẫn tiếp tục là một phương tiện chính trong việc ghi chép và trước tác.
Mãi cho đến khi các nhà truyền giáo tây phương đến Việt Nam. Mục đính là truyền đạo, nhưng vì tính canh tân của thời đại, các nhà truyền giáo, sau này là Cụ Alexandre de Rhodes (A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, thường gọi là Cha Đắc Lộ) (sinh 15- 3- 1591. Biệt 5-11-1660) thuộc dòng Tên, gốc thành Avignon. Là một nhà ngôn ngữ học, ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La. Ở đó, ông đã hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Nhờ công cuộc phát triển này, nền khoa bảng tựa lưng chữ Hán ở Việt Nam đã chấm dứt sau kỳ thi năm 1919. Từ đây, chữ Quốc Ngữ đã trở thành cuộc sống của người Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại, phần tên gọi chữ quốc ngữ được dùng để chỉ chữ quốc ngữ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định báo. Dạng chữ này, trên căn bản được xác định như sau:
– A Â Ă B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.
– a â ă b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y.
Ai cũng biết, mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết lớn và nhỏ. Kiểu viết lớn gọi là “chữ hoa” (chữ in hoa, chữ viết hoa). Kiểu viết nhỏ gọi là “chữ thường” (chữ in thường, chữ viết thường). Ngoài những nguyên và phụ âm này, chữ quốc ngữ còn có 11 chữ ghép với hai phụ âm gồm: ( wikipedia)
· 10 chữ ghép đôi: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr.
· 1 chữ ghép ba: ngh.
Có thể nói, từ thời điểm này chẳng còn một ai nhắc đến vấn đề thay đổi chữ Quốc Ngữ ngoại trừ phần vụ tô bồi cho dạng tự này thêm tốt đẹp, trong sáng hơn. Tuy thế, ngay từ khi khởi đầu cuộc chiến và những lúc gần đây, sau khi CS thắng thế, nhiều kẻ theo hệ CS theo Tàu, tự mặc cảm cho rằng chữ Quốc Ngữ là chữ muợn từ mẫu tự La Tinh và do người ngoại quốc biên soạn, nên chả có lý do gì phải dùng nó nữa! Họ có ý kiến hay đấy! Chê chữ Việt mẫu tự La tinh, nhưng nhất định lại hô hào bỏ chữ Quốc ngữ mà học lấy chữ Hán để được làm thân nô lệ mới là đỉnh cao qúy ư? Nay thấy việc bỏ không được thì mắt trước mắt sau đưa chữ Hán vào trường Việt, trẻ em vừa bắt đầu A, B, C… thì đã phải học viết dạng chữ vuông! Kế đến, chúng còn toan tính sửa chữ “Quốc Ngữ” cho nó giống chữ… đại ngu! Tôi gọi nó là loại đại ngu (nghĩa thường) vì nếu bảo chữ Quốc Ngữ là chữ đi “mượn”. Vậy hỏi xem, chữ Hán có phải là chữ của mình hay không?
Ở chiều ngược lại, hầu như chẳng có văn bản nào lên tiếng đòi bỏ hán tự, chữ nôm mà học lấy chữ Quốc Ngữ. Tuy thế, từ đầu thế kỷ 20, chữ Quốc Ngữ đã khởi sắc trên khắp cả ba miền, dần trở thành chữ viết chính thức của dân ta. Hơn thế, chính thức góp phần xây dựng nền văn học hiện đại nước nhà. Hành trình này còn ghi lại bài thơ của cụ tú Vị Xuyên như một dấu chấm hết cho nền văn học chữ Hán và chữ nôm!
Cái học nhà Nho đã hỏng rồi,
Mười người đi học chín ngươi thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi…
Hoặc gỉa:
Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghè, ông Cống cũng nằm co…
Có thể nói, từ đây, chẳng còn một ai muốn nhìn lại hay cổ võ cho việc dùng loại chữ viết gọi là Nôm – Hán tự nữa. Tuy nhiên, những kẻ ăn ở, thờ Tàu thì lại khác. Chuyện Hồ xuất phát từ lý lịch Tàu (HồO Quang) thì ngay từ thời chưa mấy người ở Việt Nam biết đến, Đặng xuân Khu, trong vai tổng thư ký đảng CS do Hồ Quang lãnh đạo đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam bỏ chữ Quốc Ngữ mà học lấy cái chữ Tàu. Hỏi xem, đây có phải là chủ trương của cộng sản không muốn cho người Việt Nam ghi chú gì về lý lịch đáng ngờ của Hồ chí Minh, nên VC phát động sách lược học chữ Tàu bỏ chữ quốc ngữ hay không? Bởi lẽ, một khi người Việt Nam đều ngu, đi theo cái kế “học lấy chữ Tàu” của Khu, cả nước viết chữ Tàu thì còn ai dám moi móc đến lý lịch của Hồ Quang và những tội ác của tập đoàn này với dân ta nữa?
Kết qủa, cuộc kêu gọi của Y hoàn toàn thất bại, nếu như không muốn nói là bị khinh khi. Tuy thế, tập đoàn cộng sản này không ngừng tìm cách đưa chữ Tàu vào học đường Việt Nam. Đến nay, chúng đã thoả mãn được một phần khát vọng khi Phạm vũ Luận đưa chữ Tàu vào học đường. Tưởng thế là thỏa mãn. Không, câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Lũ đầy tớ Hán bang vì thấy trong di chúc của Hồ chí Minh có những chữ không nằm trong mẫu tự Việt Nam như z, f… chúng lại muốn tìm cách hợp thức hóa, tâng công, kiếm ăn khác. Đứng đầu nhóm này là B. Hiền, một du sinh VN ở TC đã đưa về bản đề nghị thay đổi chữ Việt với mẫu tự và lối viết như sau:
Những chữ D, GI, R thay bằng Z; CH, TR= C; C,Q,K= K; Kh= X; Th= W; NH= N; PH= F; NG, NGH= Q…. Từ đó cho ra thứ tiếng kiểu cộng sản Tàu như: “giáo dục” sẽ viết là “záo zụk”, “ngôn ngữ” viết là “qôn qữ”, “nhà nước” viết là “nà nướk”. Hoặc gỉa: Cù Quang Nghiêu = Trù kuaq Qiêu? “Nó thì nhỏ” giờ thành “nó wì nỏ”. Xin nhớ, chữ “nỏ” còn có nghĩa là khô. Củi nỏ = củi khô. Và Nhà nho = nà no.
Cũng theo cách viết của y, (trích) “ thì cần thêm các chữ F, W, J, và chữ ? (dấu hỏi), định thay cho chữ NH). Sự biểu đạt nhiều chữ cho một âm vị, ông cũng đã nhầm về ý nghĩa của tiếng Việt. Phát âm thì giống nhau nhưng nghĩa của những âm, tiếng được hình thành lại rất khác nhau (ví dụ: TRE – CHE, CHÂU – TRÂU…). Hơn nữa sự phát âm giống nhau này là tự ông cho rằng giống nhau, thực chất là rất khác nhau. (Nguyễn Châu).
Ai cũng biết, ngoài ý nghĩa, đôi khi chữ viết còn lệ thuộc lối phát âm theo địa phương, vùng, miền, đôi khi có thanh, âm, gần giống nhau. Nhưng thực tế, nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Đã thế còn cần phải có một mạo từ đi kèm như : Tre – Che ( cây tre – che dù) Châu ( trân châu) – Trâu (con trâu) để xác định điều người ta muốn nói đến, hay để hoàn chỉnh ý nghĩa.
Theo đó, không thể bảo những phát âm này giống nhau nên phải thay đổi, bởi người bình thường đều có sự phát âm rất rành mạch về chữ và nghĩa. Dĩ nhiên, vùng miền có những khó khăn, nhưng không thể vì thế để có cái nhìn thiển cận cho một vùng miền, rồi lại muốn lấy đó làm chuẩn cho ngôn ngữ thì hoàn toàn sai trái, kém hiểu biết, nếu như không muốn nói là điên dại, ngu muội. Ấy là chưa kể đến những mẫu tự và cách dùng chữ X thay cho KH. Q thay cho TH, W thay NG, Ngh. Và hai ký hiệu -? thay cho chữ NH (chưa tính đến việc phát âm). Xem ra, đây chính là những dấu hiệu của thời tiến hoá từ người ra khỉ đột của chủ nghĩa CS mà B.H là một “lý wuyết” vậy! Quả cụ Tú Vị Xuyên có cái nhìn hơn đời. Cụ đã thấy những kẻ thuộc loại “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi” này từ trăm năm về trước!
Nhìn lại, Lịch sử cho thấy để sáng tạo hệ thống chữ quốc ngữ, tuy khởi đầu chỉ là mục đích truyền giáo, đem chân lý đến cho mọi người của những nhà truyền giáo. Nhưng sau hơn ba trăm năm, kể từ khi cuốn Từ điển Việt Bồ La (1651) ra đời, hệ thống mẫu tự này đã đưa người Việt Nam vào một thế đứng riêng biệt. Chữ Quốc Ngữ là của Ta, vượt ra khỏi cái ách chữ Tàu. Dầu ai đó không muốn nhận thì đây vẫn là một kỳ tích trong lịch sử Việt, đưa người Việt Nam vào bước đi riêng cho nền văn học và ứng sử của dân tộc mình. Đó có thể là một bước may, không thể là cái rủi. Là sự hãnh diện, không thể là cúi mặt.
Cùng một thế đứng, bước đi ấy.. Hỏi xem, ai đã đưa Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Tàu? Nhắm mắt trẻ con từ 5,7 tuổi ở Việt Nam cũng thuộc lòng những tên tuổi như Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Lê Lợi, Trần hưng Đạo, Quang Trung… dù chưa biết đến công nghiệp của họ.
Nhưng nếu hỏi, ai là kẻ đã rước voi về dày mả tổ Việt Nam? Ai đã bắc những cây cầu “răng môi”, “núi liền núi sông liền sông” cho sự lệ thuộc, cống triều phương Bắc từ những năm 1930?
Trẻ con Việt Nam lại cũng biết trả lời, trước kia là Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc và nay là đồng chí Hồ chí Minh. Sở dĩ, có thêm cái tên Hồ chí Minh là vì theo dấu chân Lịch sử, việc cống triều phương Bắc trong lịch sử Việt Nam đã hoàn toàn bị tuyệt diệt kể từ Hiệp Ước Patenotre với Pháp vào năm 1884. Nhưng nhờ Hồ chí Minh cũng gọi là Hồ Quang, việc cống triều bắc phương chính thức được khôi phục trở lại từ những năm 1930. Và lễ nghi chính thức khởi sự khi chúng nghênh đón Đại thần Trần Canh và đoàn giáp binh Trung cộng nhập đất Việt vào những năm 1940-41.
Chính từ cuộc xuôi nam này, Trần Canh và đoàn quân dưới quyền của Y đã giúp Hồ chí Minh cướp được chính quyền của thủ tướng Trần trọng Kim vào 1945, rồi mở ra cuộc nội chiến ở miền bắc đến 1954. Sau chiến dịch Điện Biên, Hồ chí Minh vào dược thành phố thì quân Tàu trở thành những kẻ lãnh đạo của chế độ từ đây. Rồi ngày nay, không còn một nơi nào trên đất Việt thiếu dấu chân Tàu và các cơ sở của nó. Người Việt Nam từ cấp cao nhất trong chính quyền, cho đến người dân cùng đinh nơi thôn xóm đều phải khoanh tay đứng chờ lệnh. Trời nắng nó bảo mưa có đến mười Hồ chí Minh cũng không dám cãi lạị, nói chi đến những cánh hầu NP Trọng và đám chính trị bộ VC hôm nay. Quả là một sự tủi nhục chưa đời nào có.
Từ đó, việc Hồ Chí Minh thờ Tàu, nhận khí giới của Nga, Tầu để về Việt Nam mở chiến tranh. Dẫu có thống nhất đất nước, cuối cùng Đất Nước cũng rơi vào tay Trung Cộng. Công trạng này hơn gì Lê chiêu Thống! Bởi lẽ, cái công lao thống nhất Đất Nước ấy chỉ là một gáo nước lạnh dội lên đầu người dân Việt, nó không đáng để so sánh với cái tội làm dân ta đổ ra hàng triệu bát máu, mất hàng triệu sinh mạng. Đã thế, với cái đoạn kết dân Việt bị mất nước, bị làm nô lệ ngoại bang phương bắc mới thật là tủi hổ cho cả người chết, lẫn người còn sống! Tủi cho vong linh Tiền Nhân! Hỏi xem, thống nhất mà chi để cả dân nước này rơi vào vòng tay của Tàu cộng?
Việc chính trị là thế, bước qua vấn đề văn hóa dân tộc lại khác nữa. Ai cũng biết, chữ quốc ngữ dù là do công của những nhà Truyền giáo tây phương và hai thầy kẻ giảng người Việt khởi đầu, nhưng đã đưa người Việt Nam nói chung, và đưa dòng văn hóa Việt Nam vào một chỗ đứng riêng, với sự tự chủ của mình. Đây quả là một bước đi định hình cho dân tộc. Nay tập đoàn thờ CS, khởi đầu là Đặng xuân Khu, rồi Phạm vũ Luận đưa tiếng Tàu trở lại học đường Việt Nam (từ bậc tiểu học) đã là điều qúa tủi nhục. Ai ngờ, vẫn còn loại hề mạt như B. H. nâng bi bợ đỡ phương bắc để kiếm miếng ăn. Hỏi xem, người Việt Nam nếu phải sống duới sự lãnh đạo của tập đoàn man di này thì khá lên được không?
Hỏi và ai cũng biết. Khi nhìn lại chuyện cũ, dẫu ngàn năm dưới gót chân Tàu, người Việt Nam vẫn không hề bị lệ thuộc và đồng hóa vào dòng chữ Hán. Sách sử, không hề có một đoạn văn nào ghi lại việc nhà lãnh đạo kêu gọi dân học lấy cái chữ Tàu. Đã thế, dù chưa có mẫu tự riêng, cha ông ta cũng “tạo” ra được hệ chữ Nôm để giữ lấy cái cốt cách của giống nòi. Nhờ đó, Ta không bị đồng hóa. Ta vẫn bước đi trong tinh thần làm người tự chủ của giống Lạc Hồng.
Đến thời Cộng Hòa, Tổng thống Ngô đình Diệm ở miền nam đã mở ra một hướng đi cho dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chữ Quốc ngữ. Nay ông đã mất và miền nam tạm thời không còn là nơi cho người Việt Nam nhân bản vun trồng giấc mơ của dân tộc. Đã thế, nơi đây trở thành bãi đất hoang cho những bàn chân Việt cộng và quan thầy Hán bang dày xéo. Phần nhân phẩm của con người đã bị CS tước đoạt, bị chà đạp thì còn kể chi tới ba dòng chữ Quốc Ngữ? Nay tập đoàn Hồ chí Minh lại đưa chữ Hán vào học đường Việt Nam thì hỏi xem, tương lai Việt Nam về đâu?
Đường văn hóa đã gặp nhiều khó khăn, về chính trị và tuyên truyền, chúng ta còn gặp nhiều bất lợi hơn thế. Trước mắt, những thế hệ trẻ Việt Nam nếu bất hạnh phải học theo mẫu tự do tên Bồi theo Tàu chủ xướng, sẽ không còn khả năng đọc được những dòng sử chính của dân tộc do miền nam ghi chép theo dạng chữ hôm nay. Rồi những bài học chính sử đánh Tống, diệt Nguyên, phá Thanh… triệt Cộng sản sẽ không còn được CS nhắc đến nữa. Nếu có cũng chỉ là những bài lơ láo của những tên hề dối trá. Hỏi xem, văn bản chính thống của đất nước không còn, bị xoá bỏ, sửa chữa, cuộc sống và linh hồn của dân tộc còn không?
Hỏi xem, những thế hệ mai sau chỉ được biết những gì do chúng dàn dựng. Các em chỉ được học hỏi bởi những lừa dối ngay từ khi chưa sinh ra. Để rồi, tất cả đều cúi đầu, phủ phục sách Tàu do Hồ Quang đem về với các hình tượng của Y dựng trên khắp cả nước. Phần bác đảng Việt cộng thì đã được nâng lên hàng Thái thú để bảo vệ lấy quyền lợi cho chúng và cho mẫu quốc. Phận người dân, cuộc sống của một sắc dân nô lệ sẽ ra sao? Họ sẽ chờ đón Hiệp Ước Thành Đô do Nguyễn văn Linh và tập đoàn Việt cộng xin cống hiến mà sống ư?
Trong cuộc sống như thế, hỏi xem, Ta còn gì và Ta phải làm gì trong hoàn cảnh này? Đây là một câu hỏi căn bản, cần chúng ta trả lời thành thật với tất cả ước muốn của mình cho dân tộc. Từ đó chúng ta sẽ con đường để đi:
-Bạn muốn hay không muốn sống dưới những thỏa thuận Thành Đô do VC chủ trương?
-Bạn muốn có hay muốn đập tan ách thống trị từ phương Bắc?
-Bạn muốn giải phóng dân tộc ra khỏi vòng kiềm toả của tập đoàn dép râu Việt cộng , hay muốn tuân phục chúng?
-Bạn muốn cho bạn và con cái của bạn được hưởng Tự Do, Công Lý trong một đất nước có Độc Lập, Tự Chủ và Hoà Bình ư?
Sẽ còn nhiều câu hỏi tương tự như thế. Nhưng xem ra chỉ có một câu trả lời duy nhất khả dĩ đáp ứng được nhu cầu của dân tộc chúng ta hôm nay là:
Bạn yêu Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam, bạn hãy đứng dậy mà đi. Bạn hãy nắm lấy tay anh, tay chị, tay em. Bạn hãy nắm lấy tay bằng hữu. Chúng ta nắm lấy tay nhau và cùng bước tới! Dẫu trước muôn ngàn khó khăn, Đường Tự Do sẽ mở ra. Công Lý sẽ tới và Độc Lập, Hạnh Phúc sẽ cùng đến với dân tộc Việt Nam chúng ta. Ngoài ra, là sự nô lệ chờ đón!
Bạn trả lời đi và chờ đón ngày mai sẽ đến theo câu trả lời của bạn.
Cậu Đỗ Hứng gởi